PHẦN MỞ ĐẦU
I.
Lí do chọn đề tài
- Mục đích của nhà trường tiểu học là tạo ra nhhững con người có phẩm
chất đạo đức tốt đẹp, phát triển toàn diện về năng lực. Người giáo viên
bên cạnh công tác giảng dạy thì công tác chủ nhiệm cũng đóng một vai trò
rất quan trọng. Công việc của người giáo viên không chỉ là người dạy chữ
mà còn là người dạy học sinh nhiều điều tốt đẹp khác, người góp phần
không nhỏ trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhân thấy thực trạng vấn đề còn một số bất
cập như sau:
+ Về phía giáo viên:Là một giáo viên trẻ, khi mới ra trường đi làm, dù
biết là việc tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa sẽ có những ảnh hưởng
tích cực tới hứng thú và kết quả học tập của học sinh nhưng do chưa có
kinh nghiệm trong giảng dạy nên tôi chưa sắp xếp được thời gian hợp lí
và cũng chưa xây dựng được những kế hoạch cụ thể, dài hơi. Qua một vài
lần tổ chức các hoạt động như Noel, làm thiệp chúc mừng, …tôi nhận
thấy học sinh vô cùng thích thú, các em tới lớp với một tâm trạng vui vẻ
và những tiết học ngày hôm đó diễn ra rất sôi nổi. Đồng thời, giữa tôi và
học sinh như có sự gắn bó hơn. Tới năm học này, khi rút kinh nghiệm từ
những hoạt động đơn lẻ đã tổ chức, khi đã có thêm kinh nghiệm trong
giảng dạy, tôi đã sắp xếp thời gian và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng
hoạt động để tổ chức xuyên suốt cả năm học. Việc làm đó đã đem lại
những kết quả khả quan
+ Về phía học sinh:Học sinh lớp tôi có khá nhiều em là con của giáo viên,
công chức. Về cơ bản các em rất ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô tuy
nhiên chưa thực sự tự tin và năng động. Mặt khác vì điều kiện gia đình
cũng tương đối khá giả nên nhiều em đã được tiếp xúc với điện thoại,
máy ảnh, máy tính bảng, internet,… các em thường tìm niềm vui ở các trò
chơi điện tử, truyện tranh, những thông tin trên mạng,.. Còn khi đến lớp
các em dường như chỉ xác định công việc chính và duy nhất là học. Vì
vậy, thời gian đầu lớp học rất trầm, các em chỉ làm theo răm rắp những
yêu cầu của giáo viên chứ không có bất kì một sự phản hồi ngược nào.
+ Môi trường sống:Thời gian sinh hoạt của học sinh tiểu học ở trường là
tương đối nhiều. Mỗi một ngày đến lớp, học sinh không chỉ học kiến thức
từ các thầy cô giáo mà còn được học cả cách ứng xử, nói năng từ các thầy
cô và từ chính các bạn của mình thông qua các hoạt động học tập, vui
chơi, ăn trưa, ngủ trưa tại lớp.Vì vậy các hoạt động nội, ngoại khóa nếu
được tổ chức một cách hợp lí sẽ đem lại kết quả giáo dục cao cho học sinh
cả về trí tuệ, đạo đức, kĩ năng sống…
- Là người giáo viên tôi nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí và trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng và hình thành cho các em học sinh phẩm chất,
trình độ tốt và ý thức trách nhiệm với bản thân, với tập thể lớp, trường và
cộng đồng xã hội.
1
- Học sinh lứa tuổi tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng đều rất ưa
hoạt động, ham hiểu biết. Các em không chỉ ước ao được khám phá thế
giới mà còn rất muốn khám phá chính bản thân mình. Các em luôn muốn
hòa mình vào tập thể và cũng luôn muốn tự khẳng định mình trước tập
thể. Trong mỗi học sinh luôn có đồng thời hai mong muốn: mong muốn
mình là một phần của tập thể lớp nhưng là một phần quan trọng, đặc biệt
được thầy cô, bạn bè yêu quý và chú ý. Tuy nhiên không phải em nào
cũng dám thể hiện, dám khẳng định mình bằng lời nói, hành động cụ thể.
Vì vậy sự tác động từ phía giáo viên tới các em là vô cùng quan trọng và
cần thiết. Những hoạt động tôi đưa ra dưới đây sẽ góp phần tạo động lực
thúc đẩy các em dám nói điều mình nghĩ và dám làm điều mình nói. Tôi
thiết nghĩ khi các em đã tin vào bản thân, có ý thức góp sức mình cho tập
thể các em sẽ muốn được đến lớp, muốn gặp bạn bè, thầy cô không chỉ để
học những kiến thức khoa học mà còn để trao đổi và bồi dưỡng thêm
nhiều kĩ năng, kiến thức khác trong cuộc sống. Khi đó mỗi ngày đến
trường sẽ là một ngày vui, học sinh sẽ học tập hăng say hơn và kết quả đạt
được cũng cao hơn. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài Tổ chức các hoạt
động nội, ngoại khóa nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực toàn diện
cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm
(Giáo viên chủ nhiệm với việc tổ chức các hoạt động nội, ngoại
khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh)với
mong muốn đóng góp một số kinh nghiệm của bản thân góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục cho học sinh.
II.
Mục đích nghiên cứu
- Tìm tòi và đổi mới những biện pháp tác động tới học sinh nhằm tạo hứng
thú học tập và tạo sự thân thiện, gần gũi giữa học sinh với học sinh, học
sinh vớithầy giáo, cô giáo.
- Nâng cao chất lượng dạy học, mang lại hiệu quả tích cực có thể trao đổi
với đồng nghiệp và áp dụng với các lớp học khác trong trường, trong
ngành ở bậc tiểu học.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, tôi tập trung nghiên cứu những đặc điểm về nhận
thức, vận động, tâm sinh lí của học sinh lớp tôi đang phụ trách (lớp 4M) để đưa ra
và thực hiện một số biện pháp hợp lí, có hiệu quả và mang tính ứng dụng cao.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, đọc những tài liệu liên quan về sự phát triển tâm sinh lí của
học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh giai đoạn lớp 4; những tài liệu về
các phương pháp dạy học.
- Quan sát các biểu hiện hành vi, cảm xúc của học sinh
- Lập kế hoạch tìm hiểu thông tin và khái quát, tổng hợp các thông tin mình
thu thập được.
2
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động nội, ngoại
khóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò, vị trí và chức năng của giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lí và tổ chức
học sinh lớp mình học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, là người chủ
chốt của nhà trường làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
lớp mình chủ nhiệm. Giáo viên cũng là cầu nối giữa lớp với các giáo viên
bộ môn, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và hội cha mẹ học sinh.
- Giáo viên có chức năng phát hiện, bồi dưỡng , cử đội ngũ cán bộ lớp và
phân công nhiệm vụ nhằm giúp các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt
động của lớp, trường.
1.1.2. Sự phát triển của quá trình nhận thức ở học sinh tiểu học
- Nhận thức cảm tính: Ở đầu tiểu học, tri giác thường gắn với hành động
trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính cảm xúc, mang
tính mục đích, có phương hướng rõ ràng- tri giác có chủ định (trẻ biết lập
kế hoạch, biết sắp xếp công việc…)
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động
mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó
sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
- Nhận thức lí tính: Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn
giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái
tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo thành những
hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối
tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh…
Đặc biệt tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh
mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc hiện tượng đều
gắn với các rung động tình cảm của các em.
Qua đây chúng ta phải phát triển tư duy và tưởng tượng cho các em
bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc,
thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có
cơ hội phát triển một cách toàn diện.
1.1.3. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
- Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền
với các sự vật hiện tượng sinh động rực rỡ…. Lúc này khả năng kiềm chế
cảm xúc của trẻ còn non nớt, dễ xúc động và cũng rất dễ nổi giận, biểu
hiện của trẻ là dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên, vô tư…
- Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: thơ ca, hội họa, khoa học…
3
Khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo
kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở người giáo viên sự
khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em. Nên dẫn dắt các em đi từ hình
ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và phải luôn chú ý củng cố tình cảm
cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, diễn
kịch, các hoạt động tập thể ở trường, lớp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những thuận lợi
- Trường học được xây mới khang trang, lớp học rộng rãi, có đủ các trang
thiết bị hiện đại phục vụ rất hữu hiệu không chỉ cho việc giảng dạy của
giáo viên mà cho cả việc tổ chức các hoạt động khác trong lớp.
- Học sinh sớm biểu hiện nhiều năng khiếu, nhiều em có những khả năng
nổi trội, tự tin và bản lĩnh
- Phụ huynh đã có cái nhìn thoáng hơn về việc học tập của con em mình:
không phải chỉ chú trọng học văn hóa: toán, Tiếng Việt mà còn phải tạo
điều kiện cho con em được phát triển ở các khía cạnh khác nữa.
1.2.2. Những khó khăn
Vai trò của công tác chủ nhiệm, đặc biệt là tạo được sự hứng thú và gắn
kết trong một tập thể lớp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế còn tồn
tại một số vấn đề sau:
- Trên thực tế, công tác giảng dạy giáo viên hoàn thành tốt nhưng việc làm
thế nào để học sinh yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè hơn, mong
muốn được đến trường thì chưa thực sự được chú ý.Giáo viên thường
nghĩ rằng, học sinh giai đoạn lớp 1, 2, 3 mới cần tổ chức nhiều hoạt động
có tính vui chơi còn học sinh lớp 4, 5 do các em đã lớn hơn và lượng kiến
thức cần lĩnh hội khó hơn, nhiều hơn nên việc tổ chức những hoạt động
đó không cần thiết. Điều đó dẫn đến thực trạng là học sinh tới trường với
một tâm lí không mấy hứng thú.
- Thời gian dành cho các hoạt động này không nhiều vì vậy ngoài thời gian
làm rất nhiều các công việc giảng dạy khác, giáo viên cần đầu tư thêm
thời gian và công sức để lên kế hoạch chuẩn bị và tổ chức thực hiện từng
công việc một. Mặt khác những hoạt động này lại không đem lại kết quả
hiện hữu ngay tức thời cũng không trực tiếp tác động đến kết quả, thành
tích giảng dạy của giáo viên. Chính vì thế giáo viên thường “ngại làm”.
- Để tổ chức được các hoạt động đó cần có một nguồn kinh phí nhất định
dù không lớn nhưng cũng ảnh hưởng tới đồng lương vốn đã eo hẹp của
giáo viên.
- Khi tổ chức những hoạt động này nếu không hợp lí, khéo léo sẽ làm ảnh
hưởng đến công việc học tập và các sinh hoạt khác của học sinh ở trường.
4
II. Tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh
II.1. Các biện pháp thực hiện
II.1.1.Tìm hiểu thông tin cơ bản về học sinh
Trước khi xây dựng các kế hoạch thì việc tìm hiểu thông tin về học
sinh lớp mình phụ trách là vô cùng quan trọng. Nó giúp giáo viên có
những hiểu biết ban đầu về hoàn cảnh gia đình, lực học cũng như những
đặc điểm về tính cách, năng khiếu, sở thích của từng em. Trên cơ sở đó,
giáo viên có những tác động và những biện pháp phù hợp với cả tập thể
lớp cũng như với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Qua việc tìm hiểu thông tin này, tôi biết được các học sinh trong
lớp có nhiều năng khiếu và khả năng khác nhau: hát, múa, vẽ, nhảy dance
sport, dẫn chương trình…. Từ đó, tôi xây dựng những hoạt động như làm
thiệp chúc mừng, thi làm Bích báo chào mừng ngày 20/11, thi bày mâm
cỗ trung thu,… để phát huy khả năng và sự sáng tạo của các em.
- Mẫu tìm hiểu thông tin về học sinh của tôi thường có những nội dung sau:
1. Phần học sinh điền thông tin:
Họ và tên học sinh: ………………………….
Ngày tháng năm sinh: ………………………..
Hạnh kiểm và học lực năm học trước:
Hạnh kiểm:…………………………….. Học lực……………………..
Sởthích: ……………………………………………………………….
Năng khiếu: ……………………………………………………………
2. Phần phụ huynh điền thông tin:
Họ và tên bố: ……………………Nghề nghiệp: ………………………
ĐT : di động: ………Nhà riêng: …………….Cơ quan: ………………
Họ và tên mẹ: ………………………Nghề nghiệp: …………………….
ĐT : di động: ………Nhà riêng: ……………Cơ quan: ……………….
Những kĩ năng phụ huynh mong muốn con được rèn luyện thêm:
…………………………………………………………………………..
5
2.1.2. Xây dựng kế hoạch cho cả năm học
• Các hoạt dộng nội khóa
a. Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp
b. Các hoạt động trong tiết hoạt động tập thể
• Các hoạt động ngoại khóa
a. Các hoạt động theo chủ điểm
- Trung thu: Thi bày mâm cỗ trung thu
- 20/10/2012
: Phong trào Trang vở thơm tặng mẹ , Thiệp hồng tặng cô
- 20/11/2012
: Thi làm Bích báo, thiệp chúc mừng
- 24/12/2012
: Đón Noel
- 8/3/2013
:Thi Miss 4M, tổ chức các bạn nam trao quà, chúc các bạn
nữ trong lớp
b. Thăm quan, dã ngoại, các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo
kế hoạch của trường
c. Một số hoạt động khác
-
Bảng hoa
Gương mặt của tuần
Cây táo đoàn kết
Hồ sơ lạ - quen
2.1.3. Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp,
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thết kế giáo án, chương
trình cho từng hoạt động cụ thể
Việc thiết kế được các giáo án, xây dựng chương trình cho từng hoạt
động cụ thể đóng một vai trò rất quan trọng vì nó là nhân tố quyết định cho sự
thành công khi tổ chức mỗi hoạt động.Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ
thông tin, phối hợp sử dụng các đồ dùng dạy học không chỉ giúp cho giáo viên
thuận lợi hơn khi tổ chức mà còn nâng cao hiệu quả tác động tới học sinh. Ví dụ
cùng là chương trình đón Noel, nếu giáo viên chỉ không lập trước kế hoạch cụ
thể mà chỉ chuẩn bị thông tin về ngày Noel rồi lên đọc cho học sinh nghe thì các
em sẽ không mấy hứng thú. Những học sinh đã tìm hiểu rồi thì các em sẽ không
nghe nữa. Những học sinh chưa tìm hiểu thì cũng không thể nhớ nổi hết những
thông tin mà giáo viên đưa ra và chương trình hôm đó diễn ra thật nhạt nhẽo,
không đọng lại gì trong đầu học sinh. Nhưng nếu giáo viên có sự chuẩn bị kĩ
càng, chi tiết, xây dựng từng hoạt động rõ ràng và tổ chức dưới nhiều hình thức
thì chương trình chắc chắn sẽ thành công hơn. Đặc biệt, nếu giáo viên biết ứng
dụng công nghệ thông tin, sử dụng hợp lí các thiết bị dạy học hiện đại như máy
chiếu, máy tính, loa, … tạo ra các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sinh động thì học
sinh sẽ vô cùng thích thú, chương trình chào Noel sẽ trở thành một kỉ niệm vui
khó quên của học sinh.
6
2.1.4. Phối hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các
hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh các hoạt động nội khóa thì những hoạt động ngoại khóa cũng
đóng vai trò rất lớn trong việc rèn luyện hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là
rèn kĩ năng sống. Như lớp tôi học sinh Lã Triều Dương trong giờ học rất hăng
hái phát biểu, học tập sôi nổi nhưng khi tham các hoạt động cùng với những bạn
khác thì em tỏ ra khá lúng túng và nhút nhát, thậm chí khi nói chuyện với cô
giáo em vẫn còn đỏ mặt và nói nhỏ, ấp úng. Vấn đề đặt ra ở đây là kĩ năng giao
tiếp, tham gia các hoạt động xã hội của em còn chưa tốt. Nhận thấy điều đó, bất
cứ lúc nào hợp lí: giờ ra chơi, giờ sinh hoạt, thăm quan, dã ngoại, tôi đều cố
gắng tiếp cận em, khuyến khích em tham gia và “lôi kéo” em vào các hoạt động
cùng các bạn. Dần dần em đã mạnh dạn dạn hơn và trong đợt thăm quan đền Sóc
vừa rồi, tôi đã tin tưởng giao cho em làm nhóm trưởng của 5 bạn khác. Ngược
lại với Triều Dương là trường hợp của Nguyễn Hà Anh. Em là một học sinh có
lực học bình thường, trên lớp hầu như em ít phát biểu và không thể hiện khả
năng gì nổi trội nhưng khi tham gia các hoạt động ngoại khóa thì em như một
con người khác: cởi mở, mạnh mẽ, tự tin và khá cá tính. Em có thể thoải mái
nhảy dance sport trước đám đông. Nắm được điều đó, trong các tiết sinh hoạt
lớp, tiết Hoạt động tập thể tôi thường để dành một khoảng thời gian cho chương
trình văn nghệ giải trí và tôi không quên “hô hào” các thành viên trong lớp cổ vũ
để Hà Anh lên thể hiện tài năng của mình. Kết quả trong cuộc thi Miss 4M lớp
tôi tổ chức, em cũng đã lọt vào tóp 7 bạn nữ xuất sắc nhất.
2.1.5. Kịp thời động viên khích lệ tinh thần của học sinh bằng
nhiều hình thức
Sự động viên khích lệ vào những thời điểm thích hợp là vô cùng cần thiết và có
tác dụng to lớn tới tinh thần, ý thức của mỗi người. Với học sinh tiểu học, điều
đó càng được thể hiện rõ nét. Khi học sinh làm được một việc tốt, trả lời được
một câu hỏi, viết được một câu văn hay, có hình ảnh,… sự động viên khích lệ sẽ
thúc đẩy các em tiếp tục cố gắng làm nhiều việc tốt, cố gắng học tập để trả lời
được nhiều câu hỏi hơn, viết được nhiều câu văn hay hơn… Ngay cả khi học
sinh làm sai, các em cũng cần được động viên khích lệ kịp thời dưới hình thức
những lời nhắc nhở để các em hiểu và sẽ không mắc lại lỗi sai đó. Nếu ngay lúc
đó, học sinh không nhận được sự động viên một cách khéo léo của giáo viên,
các em rất dễ lâm vào trạng thái xấu hổ, hổ thẹn và dần dần sẽ, sống thu mình,xa
lánh bạn bè. Sự động viên, khích lệ ở đây được thể hiện bằng nhiều hình thức:
đơn giản chỉ là cái gật đầu,sự mỉm cười, hay cái nhìn hài lòng của giáo viên với
học sinh. Cao hơn là những tràng pháo tay, những lời nói, những phần thưởng…
Dù là gì thì chúng đều có sự tác động tích cực tới suy nghĩ, hành động của các
em. Sự động viên, khích lệ có thể xuất phát từ nhiều đối tượng. Có khi giáo viên
là người động viên học sinh có khi giáo viên chỉ là người dẫn dắt, định hướng để
học sinh tự biết động viên bạn mình và biết động viên chính mình.
7
2.1.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh, xây dựng mối quan hệ
giữa gia đình–nhà trường-xã hội
Trong việc giáo dục học sinh thì vai trò của nhà trường là rất quan trọng nhưng
không phải là tất cả. Bên cạnh nhà trường cần có sự phối hợp của gia đình và xã
hội. Gần nhất là sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Khi nhận
được sự phối hợp, ủng hộ của phụ huynh thì công tác chủ nhiệm của giáo viên
sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Như ở lớp tôi đang phụ trách, để tổ chức các hoạt
động được thành công như vậy, tôi luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của
bản thân học sinh và phụ huynh.
II.2. Tổ chức các hoạt động
Vì giới hạn của đề tài, tôi chỉ đưa ra kế hoạch chi tiết cho một số hoạt
động tiêu biểu, còn các hoạt động khác tôi chỉ nêu các bước chính trong phần
cách tiến hành.
II.2.1.Các hoạt dộng nội khóa
a. Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp
Trong từng tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn
nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với chủ điểm
trong tháng, với tình hình thực tế của lớp học, của nhà trường, của địa phương.
Ví dụ:
Các tiết sinh hoạt lớp của tháng 9 cần lồng ghép nội dung dạy học sinh về An
toàn giao thông, qua đó học sinh có những hiểu biết cơ bản nhất về giao thông,
có ý thức và tự giác tham gia giao thông đúng luật, an toàn.
Các tiết sinh hoạt lớp của tháng 10, 11, đầu tháng 12 cần lồng ghép các hoạt
động phù hợp với từng chủ điểm: Vòng tay bè bạn, Biết ơn thầy giáo, cô giáo,
Uống nước nhớ nguồn, qua đó học sinh có ý thức, thái độ đúng khi giao tiếp,
ứng xử với bạn bè, thầy cô….
Giáo viên cũng cần cập nhật thông tin về y tế, sức khỏe cộng đồng để đưa vào
trong tiết sinh hoạt lớp, tuyên truyền đến học sinh để các em có kiến thức cơ bản
để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người
Ví dụ: Kế hoạch dạy học tiết Sinh hoạt lớp tuần 30 (12/4/2013)
8
KẾ HOẠCH DẠY HỌC SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận rõ những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần để khắc phục
những nhược điểm, phát huy ưu điểm trong tuần tới
- Phát động thi đua tuần 31
- Hs có những hiểu biết cơ bản về dịch cúm A/H5N1 để từ đó có ý thức và những
hành động cụ thể phòng tránh dịch cúm này
II. Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Sổ thi đua của các tổ
- Tài liệu phòng chống dịch cúm A/H5N1 lây sang người của sở y tế Hà Nội
(nhà trường đã đưa xuống các lớp -xem phụ lục 1)
- Máy chiếu
III.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Trong những tiết sinh hoạt có thêm nội dung C, tôi sẽ đẩy nhanh tiến độ của
các phần trước. Trong phạm vi đề tài, tôi xin tập trung làm rõ những hoạt động
ở phần C: Góc nhìn học sinh.
Thời
gian
1’
15’
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học tương ứng
A. Ổn định tổ chức
B. Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét thi đua tuần 30
- Lớp trưởng lên báo cáo,
dưới lớp nghe bổ sung
- Tình hình của lớp
+ Những ưu điểm về nề nếp, học tập
+Những hạn chế về nề nếp, học tập
- Tình hình thực hiện nề nếp của các tổ, điểm
thi đua, xếp thứ trong tuần
- 4 tổ trưởng báo cáo, dưới
lớp nghe và ghi lại điểm, thứ
hạng của mình
- Nhận xét chung
+ Về nề nếp: Giờ vào lớp, nếp truy bải, giờ ăn
9
- Giáo viên nhận xét
trưa, ngủ trưa…
+ Nếp sống văn minh: Vệ sinh lớp học, trang
phục, đầu tóc khi đến lớp, ứng xử với bạn bè
thầy cô,…
- Tuyên dương những học
sinh thực hiện tốt, nhắc nhở
những học sinh thực hiện
chưa tốt
2. Phát động thi đua tuần 31
15’
C. Góc nhìn học sinh
1’
HĐ 1: Giới thiệu:
Việc giết mổ, sử dụng gia cầm không đúng
cách, không hợp vệ sinh như không đeo bao
tay, khẩu trang khi giết mổ, ăn trứng, thịt gia
cầm không rõ nguồn gốc, giết mổ xong không
dọn vệ sinh sạch sẽ,… đã dẫn đến lây nhiễm
cúm gia cầm rất nguy hiểm. Và trong thời điểm
này, cúm A/H5N1 đang có nguy cơ bùng phát
trở lại. Trong phần Góc nhìn học sinh hôm nay,
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và chia sẻ
những thông tin cơ bản về cúm A/H5N1 để từ
đó biết cách để tự phòng tránh lây nhiễm cúm.
3’
HĐ 2: Tìm hiểu tài liệu
Học sinh đọc tài liệu để nắm được
-Giáo viên giới thiệu
-Giáo viên phát cho mỗi học
sinh một tờ thông tin , học
sinh đọc tài liệu theo hình
thức cá nhân
-Cúm A/H5N1 nguy hiểm như thế nào?
- Biểu hiện của bệnh là gì?
- Con cần làm gì để phòng chống bệnh?
7’
HĐ 3:Trò chơi : Thử làm bác sĩ
*Mục đích:
- Rèn phản ứng nhanh nhẹn, rèn kĩ năng giao
tiếp
- Học sinh nắm được các thông tin cơ bản về
cúm, trao đổi với bạn
*Hình thức chơi:
-Phần 1: 2 học sinh lên làm bác sĩ, những học
sinh khác sẽ hỏi những câu hỏi có liên quan
đến dịch cúm A/H5N1 . Nếu bác sĩ thứ nhất
không trả lời được thì có thể nhờ “đồng nghiệp
10
-Giáo viên phổ biến cách chơi
” của mình giúp đỡ.
- Phần 2: 2 bác sĩ sẽ hỏi lại, những học sinh bên
dưới sẽ trả lời
*Học sinh lên chơi
-Phần 1: Học sinh có thể hỏi
-2 học sinh lên làm bác sĩ, hỏi
học sinh dưới lớp, học sinh
dưới lớp trả lời
+Cúm A/H5N1 là gì?
+ Nó nguy hiểm như thế nào?
+Vì sao chúng ta lại bị nhiễm cúm?
+Biểu hiện của bệnh là gì?
...
-Phần 2: Học sinh có thể hỏi:
+Chúng ta tuyệt đối không ăn thịt gà, vịt, đúng
hay sai? Vì sao?
-Học sinh dưới lớp hỏi, 2 bác
sĩ trả lời
+Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh?
....
4’
HĐ 4: Chia sẻ thông tin
-Dịch cúm đang bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh
trong nước
-một em bé 4 tuổi ở Đồng Tháp đã tử vong do -Học sinh chia sẻ thông tin
nhiễm cúm A/H5N1.
mà mình biết qua sách, báo, ti
vi,… cho các bạn nghe
-Ít ngày sau khi làm thịt và cùng gia đình ăn hai
con vịt ốm, một người ở Long An cũng bị
nhiễm cúm
-Một số thông tin mới nếu
- Nước láng giềng Trung Quốc đã có hơn 100 học sinh chưa biết, giáo viên
người mắc, 24 người chết vì nhiễm cúm gia sẽ chia sẻ với học sinh
cầm H7N9- một chủng mới có độc lực rất cao.
- Trứng gà nhập lậu từ Trung Quốc, không có
giấy kiểm dịch với giá siêu rẻ, chỉ 476
đồng/quả đang gây hoang mang cho người dân
-Tình trạng nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc đã
khiến người chăn nuôi trong nước lao đao, giá
gà công nghiệp thịt ở khu vực Đông Nam Bộ
chỉ 19.000 đồng/kg
11
D. Củng cố dặn dò
1’
-Giáo viên nhận xét
-Nhận xét chung tiết học
Như vậy với khoảng thời gian là 15 phút, tôi cùng học sinh đã tìm hiểu
những thông tin cơ bản về dịch cúm A/H5N1. Thông tin từ phía tôi cung cấp
cũng như từ sự trao đổi giữa học sinh với nhau được đưa tới các em dưới hình
thức trò chơi. Vì vậy thông tin được các em tiếp nhận một cách tự nhiên và rất
hào hứng.Thông qua đó học sinh có những kĩ năng cơ bản nhất để phòng tránh
dịch cúm, biết tự giữ vệ sinh cá nhân, tuyên truyền, nhắc nhở những thành viên
khác trong gia đình cùng thực hiện
b. Các hoạt động trong tiết hoạt động tập thể
Kì nghỉ hè sắp đến, nhiều gia đình, cơ quan thường tổ chức cho con em
đi nghỉ mát, tắm biển, nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Vì vậy trong
tiết HĐTT tuần 35, tôi đã xây dựng buổi sinh hoạt: Chúng em làm bạn với nước.
Vì phần này các em đã được tìm hiểu trong tiết HĐTT tuần 27 (dạy theo tài liệu
Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học) nên ở tuần này
tôi chỉ tập trung vào việc hình thành ở các em ý thức tự phòng tránh, bảo vệ
mình và cách xử trí khi gặp tai nạn đuối nước.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
(TUẦN 35)
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách và có những hành động cụ thể để phòng tránh tai nạn đuối
nước khi đi bơi, đi tắm biển.
- Biết cách xử trí cơ bản khi mình hoặc bạn gặp tai nạn đuối nước
- Học sinh được giới thiệu về cách sơ cứu người bị đuối nước
II. Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan (xem phụ lục 2,3,4)
- Máy chiếu
III.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
12
Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
2’
A. Giới thiệu
- Kì nghỉ hè sắp tới rồi. Với thời tiết nóng
-Giáo viên giới thiệu
bức thế này mà được ngâm mình trong làn
nước mát thì còn gì vui thích bằng. Hè
này, những bạn nào đã có kế hoạch đi du
-Giáo viên hỏi, học sinh giơ tay
lịch biển hay thường xuyên đi bơi ở các bể
bơi chưa? Để kì nghỉ diễn ra thật vui vẻ và
an toàn, hôm nay cô cùng các con sẽ đến
với buổi sinh hoạt: Chúng em làm bạn với
nước
28’
5’
Phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học tương ứng
B. Các hoạt động chính
1. Hoạt động 1: Nhắc lại những kiến thức
liên quan đến tai nạn đuối nước
- Ở nước ta, mỗi ngày có khoảng 10 trẻ em -Giáo viên đưa số liệu
tử vong do đuối nước, trong đó Hà Nội là
một trong những thành phố có tỉ lệ trẻ tử
vong do đuối nước cao nhất.
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước?
(Chơi gần sông nước, không có người lớn
đi kèm, không biết bơi, bị nước cuốn,…)
-Giáo viên hỏi, học sinh trả lời
cá nhân
-Cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối
nước?
(cần có người lớn đi cùng khi đi bơi, rèn
luyện thể lực, tập bơi, tuân thủ các nguyên
tắc an toàn khi đi bơi….)
10’
2. Hoạt động 2:Cần làm gì để đi bơi
an toàn
Trò chơi: Bạn là ai?
*Mục đích: Học sinh biết được những việc
cần làm khi đi bơi ở bể bơi hoặc tắm biển
được an toàn.
* Cách chơi:
-Giáo viên phát cho mỗi học
sinh một tờ thông tin , học sinh
đọc tài liệu theo hình thức cá
nhân
-Giáo viên kích chuột hiện ảnh
Giáo viên chọn 2 ảnh của 2 học sinh: 1
13
ảnh tắm biển, 1 ảnh đi bơi ở hồ bơi và che 1, 2 và nêu, học sinh nghe
mặt của học sinh đó đi. Học sinh dưới lớp
muốn biết đó là ai thì phải nêu ra được các
lưu ý, những việc cần làm để bảo đảm an
toàn khi bơi. Học sinh nói đúng được ý sẽ
có quyền gọi người tiếp theo. Khi thấy học
sinh đã nêu được đủ các ý thì giáo viên
kích chuột hiện hình ảnh của học sinh đó
ra.
* Học sinh chơi
Học sinh có thể nêu được:
+Khi đi bơi cần khởi động
-Từng học sinh nêu ý của mình,
những ý học sinh không đề cập
tới thì giáo viên gợi ý để học
sinh nói được
+ Phải có người lớn đi cùng
+ Nên sử dụng kính, mũ bơi
+Nnếu chưa biết bơi cần mặc áo bơi hoặc
có phao bơi
+ Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi người
có nhiều mồ hôi vì dễ gây cảm
+Khi xuống nước nếu thấy có hiện tượng
bất thường như lạnh, chóng mặt thì cần lên
bờ ngay.
8’
3. Hoạt động 3: Xử trí khi gặp tai nạn
đuối nước
- Con làm gì khi bị ngã xuống nước
mà mình không biết bơi?
(kêu cứu, bình tĩnh không giẫy đạp sẽ
mất sức, hít một hơi dài rồi thả lỏng
người)
- Con làm gì khi thấy bạn mình bị ngã
xuống nước
-Giáo viên kích chuột hiện hình
3
(kêu cứu, gọi cấp cứu 115 , không nên tự
nhảy xuống cứu bạn, ném ngay thùng xốp, -Học sinh thảo luận nhóm 4
cái can hoặc bất kì vật nào nổi ở gần đó ra trong 3 phút rồi trả lời
cho bạn, có thể dùng quăng dây hoặc cành
cây để bạn bám vào nếu bạn bị ngã gần
mép ao, hồ.)
14
-Tổng kết
5’
4. Hoạt động 4: Giới thiệu cách sơ
cứu người bị đuối nước
-Giáo viên
- Cách hô hấp nhân tạo
Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới
rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới
cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo
đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị
vật trong miệng nạn nhân nếu có. Sau đó
tiến hành hô hấp nhân tạo theo 3 bước cơ
bản (xem phụ lục 3). Cần kiên trì sơ cứu,
không từ bỏ hi vọng. Khi nạn nhân thở
được thì nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế
gần nhất.
5’
-Giáo viên kích chuột hiện hình
ảnh (hình 4)và giới thiệu
D. Củng cố dặn dò
- Giới thiệu một số địa chỉ dạy bơi cho trẻ
em hiệu quả: đăng kí ở bể bơi Học viện kĩ
thuật quân sự, bể bơi khách sạn Kim Liên,
bể bơi Keangnam, Trung tâm E bơi với kĩ
thuật dạy bơi tự cứu
-Bài thơ vui về an toàn khi bơi (xem phụ
lục 4)
-Nhận xét tiết học
-Giáo viên giới thiệu
-Giáo viên kích chuột hiện bài
thơ, cả lớp cùng đọc
-Giáo viên nhận xét
Qua những hoạt động trên tôi muốn các em có những kiến thức và kĩ năng
“thô sơ” nhất để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người trước tai nạn đuối nước- nguyên
nhân gây tử vong cao ở trẻ em. Một chút kiến thức, kĩ năng ấy một lúc nào đó có
thể góp phần cứu được mạng sống của một con người. Đó là điều thật lớn lao.
2.2.2. Các hoạt động ngoại khóa
a. Các hoạt động theo chủ điểm
Trung thu: Thi bày mâm cỗ
• Mục đích: Tạo không khí vui vẻ trong ngày tết Trung thu, qua đó tạo
điều kiện để các em thể hiện sự khéo léo, sáng tạo cũng như tinh thần
đồng đội, rèn luyện kĩ năng sắp xếp công việc
• Cách tiến hành:
15
- Giáo viên phát động từ đầu tháng 9/2012, tổ chức vào thứ 6 (28/9 tức 13
tháng 8 âm lịch)
- Giáo viên yêu cầu tổ trưởng và các thành viên mỗi tổ tự phân công, sắp
xếp người mang các loại hoa quả, đèn trang trí, mâm bày để tự trang trí
cho mâm cỗ của tổ mình.
• Kết quả: Các thành viên trong cả 4 tổ đều rất có ý thức trong việc
chuẩn bị và tiến hành bày mâm cỗ rất sáng tạo, hấp dẫn. Có tổ còn biết
mang những loại bánh trái thường bày ngày trung thu như bánh dẻo,
bánh nướng, bưởi,… thậm chí còn trình bày cả ý tưởng về mâm cỗ của
tổ mình. Dưới đây là mâm cỗ của các tổ tham gia thi
16
20/10: Phong trào Trang vở thơm tặng mẹ, Thiệp hồng tặng cô
• Mục đích:
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn, kính trọng mẹ ,cô giáo và biết thể hiện
thành việc làm, hành động cụ thể
- Rèn nét chữ, tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh
• Cách tiến hành: phát động từ tuần đầu tháng 10. Mỗi học sinh sẽ tự
viết nắn nót một bài văn, thơ, truyện do mình tự sáng tác hoặc sưu tầm
được về mẹ vào giấy ô li. Học sinh nộp bài viết vào thứ hai (15/10),
giáo viên sẽ lựa chọn những bài viết tốt để trưng bày và trao phần
thưởng vào ngày thứ tư (17/10)
• Kết quả: 100 % học sinh tham gia, các bài viết đảm bảo về nội dung,
trong đó tôi đã chọn được ra một số bài viết, thiệp chúc mừng đẹp và
có nội dung hay để trưng bày và trao phần thưởng động viên các em.
Sau đó, thứ sáu tôi sẽ gửi lại cho học sinh để các em mang về nhà tự
tay đọc bài viết và tặng mẹ món quà nhỏ ấy. Có những học sinh còn
viết rất nhiều bài khác nhau để tặng mẹ, tặng chị và không quên tặng
cả cô giáo.
17
Một số tấm thiệp và bài viết được trưng bày
Cô và trò cùng chụp ảnh ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
20/11: Thi làm Bích báo chúc mừng các thầy giáo, cô giáo.
• Mục đích:
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo
- Phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của học sinh
• Cách tiến hành:
18
- Phát động tới học sinh từ tuần đầu tháng 11, ngày 15/11 thu để lựa chọn
trao giải và trưng bày
- Yêu cầu mỗi học sinh tham gia sẽ trang trí 1 Bích báo với nội dung về
thầy cô, mái trường trên giấy ô li
• Kết quả
- 100% học sinh tham gia, nhiều Bích báo đảm bảo đúng nội dung và có
hình thức trang trí đẹp, sáng tạo, phong phú
- Giải thưởng:
+ 1 giải Đặc biệt: Hà Dương Hương Linh
+ 1 giải sáng tạo: Lê Tiến Đạt
+ 1 giải có nội dung hay nhất: Nguyễn Lâm Tuệ
+ 10 giải khuyến khích
24/12: Đón Noel
• Mục đích:
- Tạo không khí vui vẻ ngày Noel
- Giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu thêm về ngày Noel
• Cách tiến hành:
19
- Ban cán bộ lớp nêu ý tưởng, giáo viên góp ý để lên kịch bản
- Kết hợp với phụ huynh chuẩn bị quà cho từng học sinh
- Giáo viên sưu tầm các câu hỏi liên quan đến ngày Noel để học sinh tham
gia phần tìm hiểu về ngày này
Hình thức: Giáo viên trình chiếu nội dung các câu hỏi, thời gian suy nghĩ
là 10 giây, học sinh sẽ viết đáp án ra bảng con và giơ lên. Sau mỗi câu
hỏi, bạn nào trả lời sai phải dừng cuộc chơi ngay.
Một số câu hỏi tôi đã lựa chọn:
1. Trên đỉnh cây noel , người ta thường hay treo thứ gì? (ngôi sao)
2.Ông già Noel tên thật là gì ? (Santa Claus)
3.Cỗ xe của ông già Noel gồm mấy con tuần lộc? (9 con)
4.Con tuần lộc đầu tiên tên là gì? (Rudolph)
5. Tấm thiệp giáng sinh đầu tiên trên thế giới xuất xứ từ đâu? (Anh)
6. Theo quan niệm của những người theo đạo thiên chúa, những con tuần
lộc ăn gì? (cà rốt và rau diếp)
7. Loài hoa nào tượng trưng cho Lễ giáng sinh? (hoa trạng nguyên)
8. Mũi của mô hình người tuyết thường làm bằng gì? (củ cà rốt)
- Chuẩn bị quần áo, quà cho học sinh
- Tổ chức vào tiết sinh hoạt lớp thứ sáu (21/12)
• Kết quả:
- Học sinh đưa ra ý tưởng thú vị: có thêm 1 ông già Noel do bạn Quang
Huy sẽ bí mật đóng vai để phát quà cho các bạn. Học sinh vô cùng bất
ngờ và thích thú nhận những món quà và chăm chú nghe ông già Noel dặn
dò
- Phần thi tìm hiểu về ngày Noel, học sinh hào hứng và trả lời được nhiều
câu hỏi, có học sinh tìm hiểu rất kĩ nên trả lời được 100% các câu hỏi.
Ông già Noel (Quang Huy) đang dặn dò các bạn học sinh chăm ngoan học giỏi
20
Những món quà được phụ
huynh bí mật chuẩn bị kèm theo
thư của ông già Noel
Các bạn thích thú với món quà
của ông già Noel Quang Huy tặng
8/3: Thi Miss 4M, tổ chức bốc thăm để các bạn nam trao quà cho các bạn
nữ
-
• Mục đích:
Tạo không khí vui vẻ cho các bạn nữ vào ngày 8/3
Tạo điều kiện cho các bạn nữ trong lớp thể hiện được năng khiếu và cá
tính của mình
Tạo điều kiện cho các bạn nam thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ các bạn nữ.
• Cách tiến hành:
Phát động từ đầu tháng 2. Ngày thứ sáu (16/2) thi sơ loại lần 1. Thứ sáu
(23/2) sơ loại lần 2, chọn ra 7 thí sinh xuất sắc nhất thi tài vào ngày thứ
sáu (8/3)
Phân công nhiệm vụ: Viết kịch bản (Thăng Long, Minh Thắng), dẫn
chương trình (Thăng Long) trang trí lớp (các bạn nam), ban kiểm phiếu
(Phụ huynh em Dương Phương Anh)
Yêu cầu từng vòng thi:
* Sơ tuyển: Mỗi em sẽ thể hiện năng khiếu của mình, giáo viên chọn ra
những em nổi trội hơn, có hướng giúp đỡ để các em hoàn thiện phần trình
diễn của mình.
* Chung kết: Mỗi thí sinh cần trải qua 4 vòng thi:
+ Tự giới thiệu: Học sinh tự chuẩn bị sao cho phần giới thiệu của mình
đầy đủ, ngắn gọn và độc đáo.
+ Thời trang: Mỗi thí sinh sẽ được phép lựa chọn một bạn diễn chung
với mình và từng cặp sẽ tự xây dựng ý tưởng cho phần thi
+ Tài năng: Học sinh tự lựa chọn nội dung dự thi, cho phép sự trợ giúp
từ các bạn trong lớp
+ Ứng xử: Mỗi học sinh bốc thăm một câu hỏi và trả lời
Tất cả các công việc học sinh đều chủ động thực hiện trên cơ sở những
định hướng ban đầu của giáo viên. Tôi chỉ hỗ trợ các em trong việc góp ý
hoặc tư vấn trang phục, cách thể hiện cho phần thi của các em hoàn thiện
hơn.
21
- Sau phần thi sẽ là phần bốc thăm trao quà của các bạn nam cho các bạn
nữ: Mỗi bạn nữ sẽ lên bốc tên một bạn nam trong lớp, bạn nam đó sẽ
mang theo món quà nhỏ mình đã chuẩn bị, chúc mừng và tặng quà cho
bạn nữ.
• Kết quả:
- 18/24 học sinh đăng kí
- Sơ loại lần 1: chọn ra 10 học sinh
- Sơ loại lần 2: Chọn ra 7 học sinh vào chung kết
- Các em học sinh đã thể hiện mình rất tự tin và không kém phần dí dỏm,
chuyên nghiệp trong phần tự giới thiệu. Phần thi thời trang sôi động, hấp
dẫn với những ý tưởng độc đáo: cuộc dạo chơi của nàng phù thủy (cặp
Ngọc Anh- Tiến Đạt), đi chơi Noel cùng công chúa tuyết (cặp Hương
Linh- Đức Huy); dạo phố ngày hè (cặp Dương Phương Anh – Minh
Thắng), thăm đảo Trường Sa (cặp Thảo My – Tiến Mạnh)….Phần thi
năng khiếu rất phong phú: nhảy dance sport, diễn kịch, múa, hát, khéo tay
làm thiệp….Phần thi ứng xử phần nào đã cho thấy sự ứng biến nhanh
nhẹn, bản lĩnh và sự tự tin của các em khi nói trước đám đông.
Ví dụ khi Hương Linh bốc thăm được câu hỏi có nội dung là : Nếu được
nói điều gì đó với mẹ, bạn sẽ nói gì ? Hương Linh đã trả lời: Nếu được
nói điều gì đó với mẹ, tôi sẽ nói: Con cảm ơn mẹ vì sáng nào ngủ dậy con
cũng thấy mẹ mỉm cười với con, con cảm ơn mẹ vì hôm nào con cũng
được ôm mẹ, con cảm ơn mẹ vì con được là con của mẹ. Con yêu mẹ
nhiều lắm. Câu trả lời của Hương Linh khiến mọi người đều bất ngờ,
riêng tôi và những phụ huynh có mặt hôm đó thực sự xúc động.
- Giải thưởng:
+ Miss 4M: Dương Phương Anh
+ Miss phong cách: Nguyễn Thị Ngọc Anh
+ Miss tài năng: Phùng Thảo My
+ Miss được yêu thích nhất: Hà Dương Hương Linh
- Cuộc thi thành công có sự đóng góp rất lớn của chính các học sinh nam
trong lớp khi chính các em là người trang trí, chuẩn bị quà, và luôn cổ vũ
nhiệt tình hết mình cho các bạn nữ.
- Phần trao quà rất sôi nổi. Bạn nữ nào cũng rất hồi hộp và mong đến lượt
mình được bốc tên các bạn nam để nhận được những lời chúc tốt đẹp và
những món quà nhỏ.
22
7 gương mặt xuất sắc nhất- những bạn nữ tự tin, xinh đẹp, tài năng
Dương Phương Anh sôi động và cuốn hút với vũ điệu Cha cha cha
23
Ngọc Anh đầy cá tính với bài Ba chú gấu
Bích Ngọc tự tin giới thiệu sản phẩm mà
bạn vừa làm xong
Thục Quyên làm lắng đọng sân khấu
với một ca khúc Tiếng Anh
b. Thăm quan, dã ngoại
Năm học này, lớp tôi tham gia 2 buổi thăm quan dã ngoại do nhà trường
tổ chức. Thông qua những buổi thăm quan này, tôi cũng đã tổ chức một số hoạt
động nhằm rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh khi các em ra khỏi phạm
vi gia đình, nhà trường, biết tự mình xử trí các tình huống mà mình gặp phải khi
ở nơi thăm quan cũng như ở những nơi công cộng.
Tôi lấy ví dụ về buổi thăm Đền Sóc ở Sóc Sơn, Hà Nội. Để buổi thăm quan diễn
ra an toàn, vui và bổ ích tôi tiến hành thực hiện một số việc sau:
- Lên danh sách những điều cần nhắc nhở, lưu ý cho học sinh: mặc áo đồng
phục của trường, đeo thẻ, mặt sau thẻ tôi yêu cầu học sinh ghi họ tên bố
mẹ, số điện thoại, địa chỉ nhà và số điện thoại của tôi để tiện liên lạc;
mang theo mũ mềm để chống nắng; luôn đi theo hàng, không tự ý tách
nhóm nếu chưa được sự đồng ý; không nhận đồ và đi theo những người
lạ; không tham gia các trò chơi lạ tại khu vực thăm quan…
- Lập danh sách các nhóm học sinh, phân công nhóm trưởng, nhóm phó để
các em tự quản lẫn nhau. Tôi chia lớp thành 7 nhóm, nhóm trưởng và
nhóm phó nhận danh sách nhóm và có nhiệm vụ thường xuyên điểm danh
các thành viên, nhắc nhở các thành viên trong việc thực hiện các quy
định. Bên cạnh đó mỗi nhóm sẽ có một bản thu hoạch về chuyến đi: Các
em sẽ ghi lại tất cả những thông tin thu nhận được cũng như những cảm
xúc sau chuyến đi. Nhóm nào thực hiện tốt, mọi thành viên trong nhóm
đều được thưởng hoa.
- Tổ chức một số hoạt động vui chơi cho học sinh thông qua các trò chơi:
24
+ Chuyền mũ: lớp ngồi thành vòng tròn, mỗi lần chuyền mũ kéo dài bằng
thời gian hát một bài hát. Khi bài hát kết thúc, ai đang đội mũ thì sẽ đứng
ra giữa vòng, thực hiện chuyền mũ 3 lần để tìm ra nhóm 3 người sẽ thi
hành các hình phạt do học sinh nghĩ ra.
+ Tôi bảo, tôi bảo: Lớp vẫn xếp thành vòng tròn, cả lớp hát một bài ngắn,
quản trò có thể dừng bất cứ lúc nào và nói Tôi bảo, tôi bảo, các bạn khác
đáp: Bảo gì, bảo gì? người quản trò có thể bảo : Tôi bảo các bạn ghép
nhóm 3 , tôi bảo các bạn sờ vào tai một bạn nam, tôi bảo các bạn giơ chân
phải và tay trái…. các bạn khác sẽ phải thực hiện theo đúng lời của quản
trò. Những bạn không thực hiện đúng sẽ hát hoặc múa tặng cả lớp.
+ Trời, đất,biển: Người chơi ngồi thành vòng tròn. Người quản trò bất
chợt chỉ tay vào một người nào đó và nói to: Trời ! hoặc Đất! hoặc Biển!
Nghe thấy tiếng Trời người chơi phải nói ngay tên 1 loài vật biết bay.
Nghe thấy tiếng Đất người chơi phải nói ngay tên 1 con vật sống trên mặt
đất. Nghe thấy tiếng Biển người chơi phải nói ngay tên 1 con vật sống
dưới nước. Nếu trong vòng 5 giây người đó không nói được tên con vật
phù hợp hay nói tên con vật đã trùng với người nói trước thì sẽ bị loại
khỏi cuộc chơi. Khoảng 10-15 người trụ lại cuối cùng là người thắng
cuộc.
Qua cách tổ chức như trên, buổi thăm quan của lớp tôi rất vui và sôi động.
Điều đáng mừng là các nhóm phối hợp với nhau rất ăn ý, những trưởng nhóm đã
thể hiện rất tốt khả năng bao quát và lãnh đạo của mình. Các em không chỉ nhắc
nhở nhau về việc tổ chức hàng lối mà còn biết bảo ban nhau trong việc ăn trưa,
việc giữ vệ sinh công cộng. Đặc biệt có những nhóm rất say sưa tìm hiểu về đền
Gióng, sự tích Thánh Gióng,… qua lời giới thiệu của cô giáo và chị hướng dẫn
viên. Thông qua những những hoạt động vui chơi, các em còn được rèn luyện sự
nhanh nhẹn, nhanh trí và tinh thần đoàn kết tập thể cao. Mối quan hệ bạn bè như
gắn bó thân thiết hơn, quan hệ cô –trò cũng gần gũi hơn vì tôi cũng cùng chơi
với các em, cũng phải thực hiện những hình thức “phạt” của các em. Phần vui
chơi do công ty du lịch tổ chức, lớp tôi đã “lấy hết cả phần thưởng” của chương
trình khi gần như cả lớp đã lên tham gia màn nhảy đồng đội Gangnam style và
Chicken dance trước sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ của các bạn lớp khác.
25