Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thị trường mỹ phẩm tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.39 KB, 7 trang )

Sơ lược về thị trường Mỹ phẩm
Trước năm 1997, thị trường mỹ phẩm VN chưa được mấy ai chú ý bởi suy nghĩ thu nhập của phụ
nữ còn thấp và ngân sách chi cho mỹ phẩm của họ quá ít ỏi. Các mặt hàng dưỡng da, trang điểm
trên thị trường lúc ấy chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc (các nhãn hiệu rẻ tiền) và hàng
trong nước, số ít là hàng ngoại.
Quan niệm này thay đổi từ khi Công ty Mỹ phẩm DeBon (Hàn Quốc) bắt đầu hoạt động tại VN (1997).
Công ty này làm thay đổi cách nhìn của các nhà kinh doanh mỹ phẩm khác về thị trường VN bởi doanh
số bán hàng liên tục tăng từ 30 - 40%/năm và từ một nhãn hiệu vô danh DeBon đã trở thành sản phẩm
thời thượng.
Thị trường mỹ phẩm chia làm 4 cấp độ chính:
Cấp 1: Dòng quý tộc (lady): Hiện trên thị trường rất hiếm, chưa bán đại trà ở trung tâm thương mại, siêu
thị mà chỉ có ở các spa, beauty saloon. Mặc dù bán ít nhưng doanh thu dòng lady rất cao vì giá ít nhất
cũng từ 18 - 20 triệu đồng/bộ dưỡng da (gồm 3 chai là dưỡng da, nước hoa hồng và sữa rửa mặt), chưa
kể dùng thêm sản phẩm khác. Một số thương hiệu lady là Wigleys, Clinique, Estee Lauder, Lancôm…
Cấp 2: Mỹ phẩm cao cấp (high class): Để nằm được ở cấp này, DN sản xuất phải ở những nơi có viện
nghiên cứu khoa học về mỹ phẩm chứng nhận. Thế giới hiện chỉ có 4 nước có viện này là Pháp, Nhật,
Thụy Sĩ… Một số nhãn hiệu high class trên thị trường là Shiseido, Carita, L’Oreal, Kanebo, Clarins,
Pupa…
Cấp 3: Mỹ phẩm hàng hiệu (grand name): Dòng này hiện đang chiếm lượng lớn tại VN. Vài thương hiệu
grand name điển hình là DeBon, Amore, Maybeline, Nevia…
Cấp 4: Hàng phổ thông như Pond, Hezaline, Essance, Rohto… và các nhãn hiệu VN như Lan Hảo
(Thorakao), Lana, Kao (Biore), Mỹ phẩm Sài gòn…
Ngoài ra, thị trường vẫn còn có một thị phần mỹ phẩm giá rẻ chỉ từ 2.000 - 8.000đ/sản phẩm, loại này
phục vụ cho dân lao động và được bán phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước với các nhãn hiệu Thanh
Hiền, Phong Lan, A-mon, Ac-cer, Top-gel, Top-sin...
Mỹ phẩm cấp thấp này là hàng Trung Quốc nhập lậu, hàng sản xuất tại các DN trong nước hoặc là sản
phẩm do một số tiệm tóc, lang vườn tự pha chế.
Sau DeBon, hàng loạt hãng mỹ phẩm ngoại khác cũng "tấn công" vào VN với nhiều cấp độ từ bình dân
đến cao cấp. Theo Bộ Y tế, đến nay thị trường đã có mặt nhiều sản phẩm của trên 200 hãng mỹ phẩm
ngoại và con số này chưa dừng lại.
Địa bàn qui tụ nhiều gương mặt mỹ phẩm sáng giá nhất có thể kể đến là Diamond Plaza, Saigon Square,


Thương xá Tax (TP.HCM)… Vào tầng trệt và tầng 3 - nơi dành cho mặt hàng mỹ phẩm của Diamond
Plaza, khách hàng như lạc vào thế giới riêng với các loại hương hoa thơm ngát và những hình ảnh sang
trọng, bắt mắt từ các gian hàng mỹ phẩm. Tính sơ qua đã có hơn 15 gian hàng mỹ phẩm ngoại với các
thương hiệu thuộc hàng high class và grand name, tuyệt nhiên không có nhãn hiệu nội nào được bán tại
đây.
Anh Trần Ngọc Trí, đại diện Diamond Plaza cho biết, 1 năm trở lại đây thị trường mỹ phẩm sôi động hẳn
lên, nhiều gương mặt mỹ phẩm cao cấp xuất hiện tại Diamond như Fendi, Lower, Clairins… “Tuy đã có
nhiều gương mặt sáng giá tại đây nhưng chúng tôi vẫn trông chờ các thương hiệu đẳng cấp hơn như
Estee Lauder, Clinique, Guerlan chẳng hạn” - anh Trí nói.


Vì sao trong thời gian ngắn thị trường mỹ phẩm VN được các “đại gia” mỹ phẩm trên thế giới chú
ý nhiều như vậy?
Tờ Far Eastern Economic Review cho rằng, các hãng mỹ phẩm bị thu hút bởi VN có mức thu nhập khả
dụng tăng nhanh cùng nhịp độ tăng trưởng GDP hằng năm là 7,24%.
Cụ thể hơn, bà Kelley Harte, Tổng Giám đốc Công ty mỹ phẩm Avon VN cho biết, lý do chọn VN đầu tư vì
đây là thị trường rất tiềm năng đối với ngành mỹ phẩm. Minh chứng là gần đây trên thị trường chứng
khoán Hoa Kỳ có nhắc đến tên 3 thị trường mỹ phẩm đáng chú ý là VN, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoặc theo như nhận định của nhiều DN khác, người VN chi tiền cho mỹ phẩm bình quân 4
USD/người/năm, quá ít so với Thái Lan: 20 USD/người. Đây là điểm yếu, nhưng cũng là cơ hội để phát
triển mạnh thị trường mỹ phẩm VN.
Sôi động mỹ phẩm ngoại
Chỉ trong một thời gian ngắn là đầu quí II/2004, thị trường có mặt thêm nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm nổi
tiếng đến từ nhiều nước như Christian Breton, Clarin, Feraud, Avon…
Thương hiệu làm xôn xao thị trường mỹ phẩm nhiều nhất trong năm 2004 vừa qua có thể kể đến là Avon.
Trước đây, người tiêu dùng chỉ có được mỹ phẩm Avon thông qua người thân ở nước ngoài gởi về hoặc
hàng nhập khẩu (giá bán khá cao, trên 300.000đ/sản phẩm). Từ tháng 4/04 khi Avon có nhà máy sản
xuất tại VN công ty này tung ra nhiều sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, nước hoa với mức giá làm
người tiêu dùng ngạc nhiên: từ vài chục nghìn đến dưới 200 nghìn đồng/sản phẩm.
Và chỉ hơn 6 tháng hoạt động Avon đã có trong tay một mạng lưới bán hàng trực tiếp khá lớn - hơn 8.000

người, con số mà nhiều DN bán hàng trực tiếp khác phải mơ ước!
Mới đầu tháng 01/05 này thị trường lại xuất hiện thêm dòng sản phẩm chăm sóc da đặc trị (trị nám, tàn
nhang, các vết thâm đen…) nhãn hiệu La Pearle (Hãng Porn-Ploy) đến từ Thái Lan.
Ngoài ra, hãng mỹ phẩm Mary Kay Cosmatis (Hoa Kỳ) hiện cũng đang xem xét khả năng tiến vào VN.
Èo uột hàng nội
Trong khi mỹ phẩm ngoại tích cực cho mọi người biết “mình là ai” thì mỹ phẩm nội cứ lặng lẽ sau cánh
gà.
Nói về công nghiệp mỹ phẩm, một chuyên gia trong ngành cho biết, hầu hết các hãng mỹ phẩm đều phải
mua nguyên liệu từ một số nơi cơ bản, VN cũng không ngoại lệ (Đức: nguyên liệu hóa chất, Pháp: tinh
dầu thảo mộc, Ấn Độ, Philipines: nguyên liệu cây, cỏ, hoa…), phần còn lại là do cách pha chế, bí quyết,
công thức riêng của mỗi DN.
VN có khả năng sản xuất được các sản phẩm không thua gì các nước song cái khó lớn là không có
thương hiệu trong lúc người tiêu dùng luôn có “bệnh hàng hiệu”. Như DeBon chẳng hạn, công ty này
thành công là nhờ có chiến lược tiếp thị khôn ngoan. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen
có đến 99% người tiêu dùng biết đến DeBon thông qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
Tại Malyasia một thỏi son Lactver (DeBon) chỉ từ 1-2 USD, trong khi đó tại VN loại này có giá trên
180.000đ/thỏi. Điều này cũng dễ hiểu vì DeBon chỉ là hàng hiệu tại VN, giá thành của sản phẩm không
đơn giản là giá trị hàng mà bao gồm cả nhiều chi phí khác như phí dịch vụ, phí quảng cáo và giá trị
cộng thêm…


Hoặc nhãn hiệu Essance (LG Vina) chẳng hạn, cũng chỉ ở mức hàng phổ thông nhưng được LG “đẩy”
lên như một sản phẩm hàng hiệu đáng chú ý bằng các mẫu quảng cáo hấp dẫn và công phu được phát
sóng liên tục trên tivi hằng ngày.
Không quảng bá, không đầu tư, mỹ phẩm nội chỉ loanh quanh ở vài sản phẩm thuộc nhóm skin care
(chăm sóc da) như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da. Năm 2002 Lan Hảo tiên phong sản xuất dòng
mỹ phẩm make-up (trang điểm) với phấn trang điểm Thorakao giá 49.500đ/hộp. Được biết, sản phẩm
này có chất lượng rất tốt, không thua gì hàng ngoại nhưng Lan Hảo vẫn không thành công. Hoặc như với
Công ty Mỹ phẩm Sài gòn, người tiêu dùng cũng không biết đến sản phẩm nào khác ngoài nước hoa
Miss Saigon.


Theo thống kê, mỗi năm người VN bỏ ra gần 35 tỷ đồng mua các loại mỹ phẩm nhưng khoảng 60-70% chi
phí này lại rơi vào túi các hãng sản xuất mỹ phẩm nước ngoài, trong đó Hàn Quốc 34%, Nhật 20%, riêng
công ty Unilever chiếm 19% còn lại mỹ phẩm VN khiêm tốn với thị phần là 27%.
Như vậy, DN VN đã nhường hẳn thị phần mỹ phẩm make-up cho DN nước ngoài. Dường như hiểu rõ
đây là cuộc chiến không cân sức, dần dà DN nội chấp nhận một thị trường xương xẩu, khó ăn hơn là
hoạt động ở các tỉnh thành xa xôi trong cả nước - nơi mà người dân còn chưa đủ điều kiện để mơ về
thương hiệu.

Các tác nhân ảnh hưởng tới kinh doanh Mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam
1. Kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà
nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1986 – 1990: GDP tăng 4,4%/năm. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế
quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất.
1991 – 1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng
tương đối cao liên tục và toàn diện. GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng
hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.

Từ năm 1996 - 2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt
nền kinh tế nước ta trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm.

Năm 2000 - 2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt
7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình
quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải

nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về
hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.


Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành đều tăng và đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá với
mức tăng trưởng bình quân trong cả thời kì 2006 – 2010 khoảng 7%. GDP (tính theo giá trị so
sánh) năm 2010 gấp 2 lần so với năm 2000; (tính theo giá trị thực tế tính bằng đồng đô la Mỹ) ước
đạt trên 101 tỉ USD, gấp hơn 3,2 lần năm 2000 (31,2 tỉ USD); (theo giá thực tế bình quân đầu
người) ước khoảng 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 1.050 – 1.100 USD, vượt qua
ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và trở thành nước có mức thu nhâ âp trung bình.
Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. ADB: Dự báo năm

2011, GDP Việt Nam sẽ chỉ tăng trưởng 5,8% do những tác động sụt giảm tăng trưởng

do lạm phát cao hơn dự kiến và tăng trưởng yếu hơn mong đợi của một số nền kinh
tế công nghiệp lớn.
Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/ tháng của cả nước đạt 657.800
đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông
thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng.
Sự gia tăng khả năng chi tiêu của người dân, chênh lệch chi tiêu giữa các vùng, miền là những
căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh theo chiến thuật phân
đoạn thị trường, bố trí và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với sức mua. Xu
hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu, chạy theo model mới đang xuất hiện ở giới trẻ
thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, do thu nhập được nâng cao, đời sống được cải thiện nên các nhu cầu tinh thần
ngày càng được người dân chú ý. Xét về cơ cấu, xu hướng chi tiêu cho nhà ở, dịch vụ khám
chữa bệnh, dược phẩm, đi lại, thông tin và giáo dục sẽ có tốc độ phát triển cao hơn các chi tiêu
khác. Cụ thể thì xu hướng mua hàng mỹ phẩm và dược phẩm tại các cửa hàng chuyên doanh
vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao, do vậy loại hình này có tốc độ bán hàng tăng bình quân hàng

năm khoảng 12%. Nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều
lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%) chứng tỏ tiêu dùng bình quân đầu người và
mức sống của dân cư đã được nâng lên đáng kể thì các chuyên gia kinh tế dự báo tỷ lệ quỹ
tiêu dùng cuối cùng so với GDP sẽ tiếp tục giữ khoảng 70% cho thời kỳ chiến lược 2006 - 2020
do Việt Nam ưu tiên cho đầu tư phát triển và xuất khẩu.
Đến năm 2010, quỹ tiêu dùng cuối cùng sẽ có quy mô khoảng 840.000 - 860.000 tỷ đồng trong
đó 12% là dành cho mặt hàng mỹ phẩm.
Phân cấp thu nhập:

Với người có thu nhập thấp:
"Người thu nhập thấp Việt Nam thích dùng hàng nhái, hàng giả" là kết quả khảo sát của Công ty
nghiên cứu thị trường Nielsen tại Việt Nam, được công bố sáng 16/9 tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy thị trường mỹ phẩm ngoài các cty trong và ngoài nước sản xuất mỹ phẩm chú
trọng tới chất lượng thì vẫn tồn tại thị trường mỹ phẩm giả, nhập chủ yếu từ Trung Quốc sang
hoặc tự chế rồi đóng nhãn mác đem bán.Khảo sát của TS cho thấy, tại các chợ sỉ trên địa bàn TP
HCM, nơi có tỷ lệ mỹ phẩm ngoại nhập về nhiều như An Đông, Bình Tây, Bến Thành, nguồn
hàng chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia... cùng với nhiều nhãn hiệu sản xuất
tại VN. Các loại mỹ phẩm được tiểu thương chào mời rất phong phú về chủng loại, chất liệu và


giá bán. Phần lớn các loại mỹ phẩm ngoại đều không ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt, một quy định
bắt buộc đối với hàng nhập khẩu chính ngạch.

Năm 2005, Chi cục quản lý thị trường phát hiện và thu giữ gần 362.000 đơn vị sản phẩm vi
phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh: T.V.
Đây cũng là chiêu thức để tiểu thương đánh lừa khách hàng khi chọn mỹ phẩm ở chợ. Bà Tín,
một tiểu thương kinh doanh mỹ phẩm ở chợ Bình Tây giải thích: "Hàng ngoại thì làm gì có chữ
Việt trong đó. Ở chợ này hàng ngoại nhập nhiều hơn hàng nội nhưng do quen mối nên lấy được
hàng giá rẻ nên mới bán mềm thế thôi".
Tại chợ Bến Thành, quận 1, mỹ phẩm ngoại được bày bán tràn lan nhưng hơn 90% không có

nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều loại son, phấn, nước hoa, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, kem dưỡng
tóc... của các hãng sản xuất trong và ngoài nước như Debon, Amore, Lancom, Revlon, Olay"s,
Esteelauder được tiểu thương chào mời với giá rất hấp dẫn. Khách hàng có nguy cơ mua phải
hàng giả bất cứ lúc nào, cho dù đã được cảnh báo trước. Chị Tiên, một khách hàng cho biết: "Vì
sợ mua nhầm mỹ phẩm giả tại các chợ nhỏ nên mới vào chợ Bến Thành. Nào ngờ lại mua phải
một hộp Olay thoa mặt của Trung Quốc".
Với người có thu nhập trung bình:??
Với người có thu nhập cao??

2.

Chính trị

Chính trị là điều kiện tiên quyết và quan trọng của 1 nước để được các nhà đầu tư coi trọng và
có quyết định nên đầu tư hay không. May mắn, Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định nên
rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm lại phải
cần 1 nền chính trị ổn định như Việt Nam. Vì vậy, có hơn … hãng mỹ phẩm từ trong nước cho tới
nước ngoài tồn tại và kinh doanh tại Việt Nam.

Từ 1/6, các mặt hàng điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu
ngoại chỉ được phép nhập khẩu về 3 cảng biển lớn là Hải


Phòng, Đà Nẵng và TP HCM thay vì qua cả đường hàng
không và đường bộ như hiện tại.
Các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu đối với 3 nhóm mặt hàng gồm điện thoại di động,
mỹ phẩm và rượu sẽ phải xuất trình thêm giấy chỉ định, hoặc ủy quyền của nhà phân phối, hãng
sản xuất... Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài
hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các mặt hàng này chỉ được phép nhập khẩu, làm thủ tục và thông quan tại 3 cảng biển

quốc tế lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và TP HCM. Bộ Công Thương yêu cầu các cơ quan chức
năng tăng cường kiểm tra giáp sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo các nhà nhập khẩu, hiện nay các mặt hàng trên chủ yếu được đưa về Việt Nam bằng đường
hàng không. Các thủ tục nhập khẩu tương đối dễ dàng và hàng về cũng nhau hơn so với việc đi
bằng đường biển. Do vậy, quy định của Bộ Công Thương sẽ là một trong những rào cản rất lớn
khiến những dòng sản phẩm trên càng khó có cơ hội về thị trường.” Vận chuyển bằng đường
biển vừa tốn kém mà mất thời gian. Chưa kể, độ rủi ro khá lớn vì rất có thể hàng đang trên
đường về thì gặp bão biển..."Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu các dòng sản
phẩm smartphone nhận định.

3.

Văn hóa-xã hội
Kết quả thật là khả quan, phụ nữ các nước kinh tế phát triển của châu Á như Nhật –
Singapore nói chung dành chỉ 2% thu nhập cho mỹ phẩm, và rất trung thành với nhãn
hiệu mỹ phẩm nào đó. Phụ nữ Việt lương chỉ ba triệu cũng sẵn sàng mua ngay một bộ
mỹ phẩm liên doanh giá triệu rưỡi, nếu nàng ưng cái quảng cáo khéo mồm!
Rất nhiều phụ nữ Việt đã lầm lẫn rằng, đắt tiền là tốt nhất
Thời đại ngày nay nam nữ bình đẳng. Nữ có thể ra ngoài, làm việc và được đối xử coi
trọng như nam giới. Nam cũng đã quan tâm tới vẻ bề ngoài nhiều hơn. Việc làm đẹp
bây giờ không chỉ độc quyền về nữ giới. Theo thống kê của một số cửa hàng, siêu thị ở Hà
Nội thì lượng tiêu thụ nước hoa của nam giới trong hai năm gần đây tăng khoảng 70%. Nước
hoa nam giới tuy có giá cao nhưng vẫn tiêu thụ mạnh, đặc biệt là đối với thanh niên tuổi từ 2535. Mỹ phẩm của nam giới có rất nhiều loại thuộc các hãng như LG, Paris Prance, Shiseido,
Amore...
Tại các cửa hàng, siêu thị, các loại kem dưỡng da, chống nắng, chống lão hóa tóc và khuôn
mặt... bày bán nhiều. Chỉ riêng sản phẩm dành cho tóc như dầu gội, keo vuốt tóc, keo tạo nếp
tóc... ước tính gần 50 chủng loại, trong đó có nhiều sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng như:
Romano, X-men, Schwarkoft, Ryjzy, Double Rich... với giá từ 10.000 đồng - 88.000 đồng/sản
phẩm. Hãng Bigen lần đầu tiên tung ra sản phẩm nhuộm tóc dành riêng cho đàn ông với 3 màu,
giá 80.000 đồng/hộp. Các sản phẩm chăm sóc da mặt có: giấy lau mặt chống nhờn và kem trị

mụn Rohto, sữa rửa mặt Bioré, son dưỡng ẩm Nivea... và hơn 20 sản phẩm lăn khử mùi.
Hãng mỹ phẩm Oriflame cũng đã tung ra 28 sản phẩm hóa mỹ phẩm và mỹ phẩm phục vụ từ đầu


đến chân dành cho lứa tuổi thanh niên đến trung niên với giá từ 45.000 đồng đến 349.000
đồng/sản phẩm. Một số sản phẩm chính là sữa rửa mặt, sữa tẩy tế bào chết, sáp thơm dưỡng
da vùng mặt, sữa dưỡng ẩm toàn thân, chai lăn - xịt khử mùi toàn thân, dầu thơm, bàn chải kèm
đá bọt chà chân...



×