Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TÀI LIỆU cơ CHẾ DI TRUYỀN ở cấp độ PHÂN tử (nđ, PM, DM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.6 KB, 5 trang )

TRỌNG BỘ ĐỀ THI + ĐÁP ÁN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NÂNG CAO
Môn SINH HỌC – Thầy THỊNH NAM (Thành viên HĐ xây dựng ngân hàng đề thi QG)
Nội dung: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ (NĐ, PM, DM)
Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN – pôlimeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN mẹ.
B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của ADN mẹ.
C. lắp ráp các nuclêôtit vào mạch mới của ADN con.
D. đóng xoắn phân tử ADN con
Câu 2: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.
B. ribôxôm di chuyển đến bộ ba AUG trên mARN.
C. ribôxôm tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAA, AUG, UGA.
D. ribôxôm tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAG, UAA, UGA.
Câu 3: Điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
1. Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
2. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có
một điểm.
3. Các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ nhiều hơn đoạn
Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ở sinh vật nhân chuẩn.
4. Mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’ – 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’.
Phương án đúng là
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 4: Có 12 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 360 mạch polinuclêôtit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 3.


Câu 5: Một phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn
E.coli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao
nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 125.
B. 126.
C. 128.
D. 132.
Câu 6: Một phân tử mARN dài 4080 A0 được tách ra từ vi khuẩn E. Coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U, X
lần lượt là 20%, 15%, 40%, 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá
trình tổng hợp đoạn ADN trên là bao nhiêu?
A. G = X = 720, A = T = 480.
B. G = X = 640, A = T = 560.
C. G = X = 480, A = T = 720.
D. G = X = 560, A = T = 640.
Câu 7: Enzim tháo xoắn làm đứt 4050 liên kết hiđrô của một gen để tổng hợp nên hai gen con, đã đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp 3000 nuclêôtit tự do. Gen trên sao mã hai lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp
600 Uraxin và 1200 Xitôzin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit trong mARN là:
A. U = 150 (Nu); A = 75 (Nu); G = 300 (Nu) và X = 225 (Nu).
B. U = 75 (Nu); A = 150 (Nu); G = 225 (Nu) và X = 300 (Nu).
C. U = 300 (Nu); A = 150 (Nu); X = 600 (Nu) và G = 450 (Nu).
D. U = 150 (Nu); A = 300 (Nu); X = 450 (Nu) và G = 600 (Nu).
Câu 8: Trong quá trình nhân đôi của ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp gián đoạn.
Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’
B. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’
C. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
D. mạch mới luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Câu 9: Từ một phân tử ADN mẹ có thể tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ vì:
1. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.

2. ADN được cấu tạo từ hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
3. ADN có khối lượng và kích thước lớn, bền vững tương đối.
4. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn.
Tham gia các khóa luyện thi môn Sinh học tại MOON.VN để có đầy đủ kiến thức dự thi THPT QG

Trang 1


A. 2,3,4.
B. 1,3,4.
C. 1,2,3.
D. 1,2,4.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN?
A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’  3’.
B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’  5’.
C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’  3’ và từ 3’  5’.
D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra.
Câu 11: Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?
A. Bị enzim xúc tác phân giải.
B. Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN.
C. Liên kết với phân tử ARN.
D. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Câu 12: Trong quá trình dịch mã, giai đoạn tạo nên phức hệ axít amin-tARN (aa-tARN) là giai đoạn
A. hoạt hóa axít amin.
B. mở đầu chuỗi pôlipéptít.
C. kéo dài chuỗi pôlipéptít.
D. kết thúc chuỗi pôlipéptít.
Câu 13: Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn được diễn ra theo chiều nào của mARN?
A. 5' đến 3'.
B. 5 đến 3.

C. 3 đến 5.
D. 3' đến 5'.
Câu 14: Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. G mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào.
B. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về quá trình dịch mã?
A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt
đầu dịch mã.
D. Tất cả các prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao
hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu 16: Ở tế bào nhân thực, mARN sau khi phiên mã xong phải thực hiện quá trình nào để trở thành mARN
trưởng thành
A. cắt bỏ các đoạn intron mã hóa axitamin.
B. cắt bỏ các đoạn exon không mã hóa axitamin.
C. cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon.
D. cắt bỏ các đoạn exon và nối các đoạn intron.
Câu 17: Một gen dài 3060A0, khi gen này tham gia tổng hợp một phân tử prôtêin thì môi trường tế bào đã cung
cấp bao nhiêu axit amin?
A. 299 axit amin.
B. 298 axit amin.
C. 598 axit amin.
D. 599 axit amin.
Câu 18: Một gen có chiều dài bằng 3230 ăngstron, khi gen nhân đôi hai lần đã sử dụng 1140 nucleotit loại
guanin của môi trường. Số nucleotit loại X của gen nói trên bằng
A. 1140.

B. 380.
C. 579.
D. 1900.
Câu 19: Trên 1 mạch đơn của gen có có số nu loại A = 60, G =120, X= 80, T=30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3
lần, môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:
A. A = T = 90, G = X = 200.
B. A = T= 630, G = X = 1400.
C. A= T = 180, G = X = 400.
D. A =T = 270, G = X = 600.
Câu 20: Giả sử một đơn vị nhân đôi ở sinh vật nhân thực có 50 phân đoạn okazaki thì sẽ cần số đoạn mồi cho
việc tái bản 1 lần cho chính đơn vị nhân đôi đó là
A. 50.
B.51.
C. 52.
D. 100.
Câu 21: Một gen có 600A và 900G tự nhân đôi một lần, số liên kết hiđrô được hình thành là
A. 3900.
B. 7800.
C. 1500.
D. 3600.
Câu 22: Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hiđrô. Trong đó số liên
kết hiđrô giữa các cặp G-X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A- T là 1000. Chiều dài của gen là
A. 2550 A0 .
B. 3000 A0.
C. 5100 A0
D. 2250 A0
Câu 23: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 2025 liên kết hiđrô. mARN do gen đó tổng hợp có G – A = 125
nuclêôtit, X – U = 175 nuclêôtit. Được biết tất cả số nuclêôtit loại T của gen đều tập trung trên mạch mã gốc.
Số nuclêôtit mỗi loại trên mARN là
A. A = 225, G = 350, X = 175, U = 0.

C. A = 350, G = 225, X =175, U = 0.
B. A = 175, G = 225, X = 350, U = 0.
D. U = 225, G =350, X =175, A = 0.
Câu 24: Trong một phân tử mARN ở E.coli có tỉ lệ % các loại nuclêôtit là U = 20%, X = 30%, G = 10%. Tỉ
lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên là
A. G = X = 20% ; A = T = 30%.
B. G = X =30% ; A = T = 20%.
Tham gia các khóa luyện thi môn Sinh học tại MOON.VN để có đầy đủ kiến thức dự thi THPT QG

Trang 2


C. G = X =25% ; A = T = 25%.
D. G = X =10% ; A = T = 40%.
Câu 25: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong những quá trình nào sau đây?
1. Tự nhân đôi của ADN;
2. Cắt các intron và nối các exon ; 3. Phiên mã tổng hợp ARN ;
4. Tháo xoắn ADN ;
5. Dịch mã
A. 1,2,3
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 2, 3, 4
Câu 26: ARN polimeraza có thể được di chuyển trên những vùng nào của mạch mã gốc để thực hiện quá trình
phiên mã?
A. Vùng kết thúc.
B. Tất cả các vùng.
C. Vùng điều hoà.
D. Vùng mã hoá.
Câu 27: Loại ARN nào sau đây ở đầu 5’ có một trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm ở gần côdon mở đầu để

ribôxom nhận biết và gắn vào?
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
D. tARN và rARN.
Câu 28 Trong dịch mã, tARN mang axit amin mêtiônin tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã (anticôđôn) là
A. 5’XAU3’.
B. 3’XAU5’.
C. 3’AUG5’.
D. 5’AUG3’.
Câu 29: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5'XGA3' mã hoá axit amin
Acginin; 5'UXG3' và 5'AGX3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5'GXU3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình
tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là
5'GXTTXGXGATXG3'. Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng
với quá trình dịch mã là
A. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin.
B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin.
C. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin.
D. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin.
Câu 30: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15
phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số
phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 31: Mục đích của tái bản ADN là
A. chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
B. chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin.
C. chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào.

D. chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào.
Câu 32: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là
A. A bổ sung với U, G bổ sung với X, U bổ sung với A, X bổ sung với G.
B. A bổ sung với T, G bổ sung với X, T bổ sung với A, X bổ sung với G.
C. A bổ sung với U, G bổ sung với X, T bổ sung với A, X bổ sung với G.
D. A bổ sung với T, G bổ sung với X, U bổ sung với A, X bổ sung với G.
Câu 33: Phân tử ADN có 3000 nuclêôtit có G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 2 lần, cần môi trường nội bào
cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là
A. T = A = 2700; G = X = 1800.
B. A = T = 1800; G = X = 2700.
C. A = T = 1200; G = X = 1800.
D. A = T = 1200; G = X = 1800.
Câu 34: Một gen nhân đôi một số lần, tổng số mạch đơn chứa trong các gen con nhiều gấp 16 lần số mạch đơn
có trong gen lúc đầu. Số lần gen đã nhân đôi là
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
Câu 35:. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim ligaza tác dụng nối các đoạn okazaki
A. ở mạch tổng hợp liên tục.
B. ở mạch được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.
C. ở mạch mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
D. ở mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
Câu 36: Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau
đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
A. ATX, TAG, GXA, GAA.
B. TAG, GAA, ATA, ATG.
C. AAG, GTT, TXX, XAA.
D. AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 37: Trên một chạc chữ Y của đơn vị tái bản có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên

là:
A. 466.
B. 464.
C. 460.
D. 468.
Câu 38: ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn okazaki có 1.000 nu. Cho
rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số ARN mồi cần cho quá trình tái bản :
Tham gia các khóa luyện thi môn Sinh học tại MOON.VN để có đầy đủ kiến thức dự thi THPT QG

Trang 3


A. 315.
B. 360.
C. 165.
D. 180.
Câu 39: Một đoạn pôlipeptit có 6 axitamin gồm 4 loại trong đó có: 2 aa loại Pro , 1 aa loại Cys, 1 aa loại Glu
và 2 aa loại His. Cho biết số loại bộ mã tương ứng để mã hóa các axitamin nói trên lần lượt là : 4, 2, 2 và 2. Có
bao nhiêu trình tự các bộ mã khác nhau để mã hóa cho một trình tự nhất định các axitanin của đoạn pôlipeptit
nói trên?
A. 48.
B. 14.
C. 64.
D. 256.
Câu 40: Một gen có chứa 6 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang
bộ ba kết thúc. Sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối
các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp ráp lại theo các thứ tự
khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau. Tính theo lý thuyết, tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptit
khác nhau được tạo ra từ gen trên?
A. 720 loại.

B. 120 loại
C. 24 loại.
D. 6 loại.
Câu 41: Một đoạn pôlipeptit có 6 axitamin gồm 4 loại trong đó có: 2 aa loại Pro , 1 aa loại Cys, 1 aa loại Glu
và 2 aa loại His. Cho biết số loại bộ mã tương ứng để mã hóa các axitamin nói trên lần lượt là : 4, 2, 2 và 2.
Nếu trình tự các axitamin trong đoạn mạch thay đổi thì có bao nhiêu cách mã hóa khác nhau?
A. 14.400.
B. 57.600.
C. 46.080.
D. 11.520.
Câu 42: Quá trình tổng hợp ARN trong nhân cần thiết cho:
A. Hoạt động phân bào nguyên nhiễm.
B. Hoạt động nhân đôi của ADN.
C. Hoạt động phân bào giảm nhiễm.
D. Hoạt động dịch mã trong tế bào chất.
Câu 43: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3000 nu và 3900 liên kết hiđro.Gen trên có 5 đoạn intron, trung bình
mỗi đoạn intron có 60 cặp nu. Số nu loại T của gen và số axitamin có trong phân tử protein do gen tổng hợp lần
lượt là
A. 600; 498.
B. 900; 498.
C. 900; 398.
D. 600; 398.
Câu 44: Enzim tháo xoắn làm đứt 4050 liên kết hiđrô của một gen để tổng hợp nên hai gen con, đã đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp 3000 nuclêôtit tự do. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mẹ:
A. A = T = 450 Nu; G = X = 1050 Nu.
B. A = T = 600 Nu; G = X = 900 Nu.
C. A = T = 1050 Nu; G = X = 450 Nu.
D. A = T = 900 Nu; G = X = 600 Nu.
Câu 45: Một gen ở vi khuẩn dài 204 nm tự nhân đôi liên tiếp 2 lần,mỗi gen con tạo ra đều phiên mã 1 số lần
bằng nhau và trên mỗi phân tử m ARN tạo ra đều có 8 riboxom trượt qua 1 lần không lặp lại. Toàn bộ số liên

kết peptit có trong tất cả các phân tử protein hoàn chỉnh được tạo thành sau quá trình dịch mã nói trên được xác
định là 31520. Số lần phiên mã của mỗi gen con là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 46: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 510 nm tiến hành phiên mã 4 lần tạo các phân tử m ARN.Trên
mỗi phân tử m ARN được tạo ra có 6 riboxom trượt qua 1 lần không trở lại để tổng hợp các chuỗi polipeptit.
Tính tổng số lượt phân tử t ARN tham gia vào quá trình dịch mã là
A. 499.
B. 11952.
C. 11976.
D. 24.
Câu 47: Ở SV nhân thực xét 1 gen gồm các đoạn exon và intron xen kẽ nhau theo tỉ lệ :1:3:5:7:9:11.Gen này có
số nu của đoạn intron 1 dài nhất là 825 cặp nu.Khối lượng phân tử m ARN được tổng hợp từ 2 đoạn exon 1 và
exon 3 là bao nhiêu
A. 135000 (đ.v.C). B. 225000 (đ.v.C).
C. 27000 (đ.v.C).
D. 450000(đ.v.C).
Câu 48: Ở sinh vật nhân thực xét 1 gen gồm các đoạn exon và intron xen kẽ nhau theo tỉ lệ: 1:3:5:7:9:11. Gen
này có số nu của đoạn intron 1 là 450. Số liên kết hóa trị trên 1 mạch của gen là bao nhiêu
A. 2699.
B. 2698.
C. 5399.
D. 5398.
Câu 49: Một đoạn ADN ở sinh vật nhân chuẩn có chiều dài 8160 nm thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị
tái bản như nhau, biết chiều dài mỗi đoạn okazaki là 1000nu. Số đoạn ARN mồi tham gia quá trình tái bản là
A. 48.
B. 46.
C. 36.

D. 24.
Câu 50: Ở sv nhân thực xét 1 gen gồm các đoạn exon và intron xen kẽ nhau theo tỉ lệ 1:3:5:7:9:11.Gen này có
tổng số nu giữa đoạn exon 1 và intron 1 là 600.Số liên kết peptit trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh tổng hợp do
phân tử m ARN được phiên mã từ các đoạn exon 1 và exon 3 của gen là :
A. 147.
B. 247.
C. 447.
D.897.

Tham gia các khóa luyện thi môn Sinh học tại MOON.VN để có đầy đủ kiến thức dự thi THPT QG

Trang 4


Câu
ĐA
đúng
Câu
ĐA
đúng
Câu
ĐA
đúng
Câu
ĐA
đúng
Câu
ĐA
đúng


1

ĐÁP ÁN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
2
3
4
5
6
7
8

9

10

C

D

A

A

B

C

C

B


D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

A


C

A

C

A

B

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28


29

30

B

A

A

A

C

B

A

A

D

A

31

32

33


34

35

36

37

38

39

40

A

A

A

C

D

B

A

D


D

B

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

C

D

D


A

B

C

A

C

C

B

Tham gia các khóa luyện thi môn Sinh học tại MOON.VN để có đầy đủ kiến thức dự thi THPT QG

Trang 5



×