Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Sự thay đổi tỉ lệ sử dụng bao cao su ở phụ nữ mại dâm sau hoạt động thúc đẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THỦY HÀ

SỰ THAY ĐỔI TỈ LỆ SỬ DỤNG
BAO CAO SU Ở PHỤ NỮ MẠI DÂM
SAU HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số
: 62.72.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS TRƯƠNG PHI HÙNG
2. PGS.TS LÊ HOÀNG NINH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2011

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi
thực hiện. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án này là trung thực và chưa
được ai nghiên cứu hay công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2011
Nghiên cứu sinh


Trần Thị Thủy Hà


Lôøi Caûm Ôn

Tôi xin bày tỏ lòng đặc biệt kính trọng và chân thành tri ân đến Quý Thầy, Cô
Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, Bộ Y Tế, Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh
Đạo Đảng, Chính Quyền, Ban Ngành, Đoàn Thể các cấp, Anh Chị Em Bạn bè xa
gần. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn:
1. Ban Giám Hiệu Đại học Y – Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo
Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện tối ưu cho tôi học tập và nghiên cứu.
2. Quý Thầy, Cô Bộ môn Dịch Tễ, Khoa Y tế Công Cộng, Quý Thầy, Cô Hội
đồng chấm luận án cấp cơ sở và cấp Trường đã động viên, thông cảm, giúp đỡ
nhiệt tình.
3. Xin thành kính biết ơn Quý Thầy hướng dẫn đề tài đã tận tình dìu dắt học trò
4. Tỉnh Ủy, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân, các Ban Ngành Đoàn Thể,
các Trường, Bệnh viện, Viện trong nước đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện
thuận lợi.
5. Ban Giám Đốc Sở Y tế, Lãnh đạo và các đồng nghiệp Trung tâm Y tế Dự
phòng, Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh Tiền Giang đã ủng hộ, động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, cần thiết.
6. Gia đình, Bạn bè, những người thân đã khắc phục khó khăn, chia sẻ vui buồn,
động viên tôi phấn đấu học tập tốt, công tác tích cực, không ngừng sáng tạo,
cống hiến hết mình cho nhân dân và đất nước.
Mỹ Tho, ngày 25 tháng 04 năm 2011
Trần Thị Thủy Hà


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
ÑAËT VAÁN ÑEÀ ..............................................................................................................1
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................................4
1.1 Tình hình của đại dịch HIV trên thế giới, Việt Nam và Tiền Giang........................4
1.1.1 Trên thế giới .................................................................................................4
1.1.2 Việt Nam .......................................................................................................6
1.1.3 Tại Tiền Giang...............................................................................................8
1.2 Tình hình HIV ở PNMD các nước Đông Nam Á, Việt Nam và Tiền Giang ..........8
1.2.1 Tại các nước Đông Nam Á ..........................................................................8
1.2.2 Việt Nam .....................................................................................................10
1.2.3 Tại Tiền Giang ............................................................................................11
1.3 Thực tế triển khai Chương trình 100% BCS và sự gia tăng hành vi sử dụng
BCS ở PNMD một số nước trên thế giới và Việt Nam ...............................................12
1.3.1 Trên thế giới ...............................................................................................12
1.3.2 Việt Nam .....................................................................................................15
1.4 Giám sát sự thay đổi hành vi của PNMD trong phòng, chống lây nhiễm
HIV/AIDS ...................................................................................................................17
1.4.1 Tại sao phải giám sát sự thay đổi hành vi ...................................................17
1.4.2 Những yếu tố giúp làm thay đổi hành vi nguy cơ của PNMD....................18
1.4.3 Những tiếp cận góp phần thay đổi hành vi nguy cơ ở PNMD....................20
1.4.4 Lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi của con người ………… …….....22
1.4.5 Thay đổi hành vi nguy cơ trong quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm
HIV/AIDS ............................................................................................................23
1.5 Những hạn chế và những rào cản đối với việc sử dụng BCS................................24
1.5.1 Những hạn chế trong việc sử dụng BCS .....................................................24
1.5.2 Những rào cản đối với việc sử dụng BCS của PNMD................................27

1.5.3 Các biện pháp đã được ứng dụng để vượt qua các rào cản đối với việc
sử dụng BCS ........................................................................................................29
1.6 Các nghiên cứu về hành vi sử dụng BCS của PNMD............................................31
1.6.1 Các nghiên cứu trong nước về tỉ lệ sử dụng BCS của PNMD ...................31
1.6.2 Các nghiên cứu trong nước cho thấy sự gia tăng hành vi sử dụng BCS
của PNMD sau hoạt động can thiệp .............................................................................33
1.6.3 Các nghiên cứu ngoài nước cho thấy tăng tỉ lệ sử dụng BCS của
PNMD sau hoạt động can thiệp....................................................................................36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................39
2.1 Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................39


2.2 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................39
2.3 Dân số chọn mẫu ...................................................................................................39
2.4 Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................................40
2.5 Cỡ mẫu ..................................................................................................................40
2.6 Kỹ thuật chọn mẫu ................................................................................................41
2.7 Tiến hành nghiên cứu ............................................................................................44
2.8 Kiểm soát sai lệch..................................................................................................47
2.9 Liệt kê và định nghĩa biến số, chỉ số .....................................................................48
2.10 Phương pháp và công cụ thu thập dữ kiện ...........................................................56
2.11 Các biện pháp khuyến khích sử dụng bao cao su tại Tiền Giang.........................59
2.12 Xử lý dữ kiện........................................................................................................63
2.13 Vấn đề y đức ........................................................................................................64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................66
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp (08/2005).............................66
3.2 Kiến thức và Thực hành sử dụng bao cao su ở PNMD tỉnh Tiền Giang năm
2005, trước can thiệp ....................................................................................................71
3.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp khuyến khích tăng sử dụng bao cao su ở
PNMD tỉnh Tiền Giang năm 2006, sau can thiệp ........................................................80

Chương 4: BÀN LUẬN .....................................................................................................91
4.1 Đặc điểm cuả đối tượng nghiên cứu trước can thiệp (08/2005) ............................91
4.2 Kiến thức và Thực hành sử dụng bao cao su ở PNMD tỉnh Tiền Giang năm
2005, trước can thiệp ....................................................................................................96
4.3 Đánh giá hiệu quả can thiệp khuyến khích tăng sử dụng bao cao su ở PNMD
tỉnh Tiền Giang năm 2006, sau can thiệp...................................................................104
4.4 Điểm mới và điểm hạn chế của đề tài ..................................................................113
KẾT LUẬN ......................................................................................................................115
KIẾN NGHỊ .....................................................................................................................117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát kiến thức và thực hành phòng chống AIDS/ phụ nữ nguy cơ cao
Danh sách người tham gia nghiên cứu
Bảng thông tin và thỏa thuận tham gia nghiên cứu
Quyết định về việc thành lập Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Y học cấp Trường
Nhận xét luận án của các phản biện
Quyết nghị của Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Y học cấp Trường


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

: Acquired Immuno Deficiency Sydrom
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

BCS

: Bao cao su


BLTQĐTD

: Bệnh lây qua đường tình dục

CTV

: Cộng tác viên

ĐLC

: Độ lệch chuẩn

GDVĐĐ

: Giáo dục viên đồng đẳng

HIV

: Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễm dịch ở người)

MDĐP

: Mại dâm đường phố

MDNH-KS

: Mại dâm nhà hàng- khách sạn

NY


: Người yêu

PNMD

: Phụ nữ mại dâm

QHTD

: Quan hệ tình dục

STDs

: Sexually Transmitted Diseases (Các bệnh lây truyền qua đường TD)

STIs

: Sexually Transmitted Infections (Các viêm nhiễm qua đường tình dục)

UNAIDS

: The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
(Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS)

UNDP

: United Nations Development Programme
(Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc)

UNESCO


: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc)

UNFPA

: the United Nations Population Fund (Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc)

WB

: World Bank Group (Ngân hàng Thế giới)

WHO

: World Health Organizatio n (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Tóm tắt tình hình dịch AIDS toàn cầu năm 2009 .............................................4
Bảng 2.1 : Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với xác suất tỷ lệ theo cỡ .............................43
Bảng 2.2 : Các chỉ số chính được thu thập trong nghiên cứu...........................................54
Bảng 3.1 : Một số đặc điểm chung của PNMD................................................................66
Bảng 3.2 : Hành vi tình dục của phụ nữ mại dâm ...........................................................69
Bảng 3.3 : Hiểu biết về BLTQĐTD và HIV/AIDS của phụ nữ mại dâm .......................71
Bảng 3.4 : Tiếp cận bao cao su và các hoạt động thúc đẩy sử dụng bao cao su...............73
Bảng 3.5 : Sử dụng bao cao su với khách hàng của phụ nữ mại dâm ..............................76
Bảng 3.6 : Sử dụng bao cao su với chồng, người yêu của phụ nữ mại dâm ....................78
Bảng 3.7 : Tiếp cận bao cao su và các hoạt động thúc đẩy sử dụng bao cao su...............80
Bảng 3.8 : Sử dụng bao cao su với khách hàng của phụ nữ mại dâm .............................83
Bảng 3.9 : Sử dụng bao cao su với chồng, người yêu của phụ nữ mại dâm ....................86

Bảng 3.10 : Hiệu quả can thiệp khuyến khích sử dụng BCS ở PNMD Tiền Giang...........89

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quá trình thay đổi hành vi và các tác động tương ứng cần thiết.......................22
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu..................................................................................39

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Sử dụng BCS/ lần QHTD gần nhất với khách hàng sau can thiệp .................84
Biểu đồ 3.2 Sử dụng BCS với khách hàng/ tháng qua sau can thiệp .................................85
Biểu đồ 3.3 Sử dụng BCS/ lần QHTD gần nhất với chồng, NY sau can thiệp ..................87
Biểu đồ 3.4 Sử dụng BCS với chồng, NY / 12 tháng qua sau can thiệp ............................88

ĐẶT VẤN ĐỀ


Đã hơn hai thập niên trôi qua kể từ khi HIV được xác định là nguyên nhân
của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS). Theo Chương trình
phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), trong năm 2009 trên thế
giới có 2,6 triệu (2,3 triệu – 2,8 triệu) ca mới nhiễm HIV, nâng tổng số người
nhiễm HIV trên toàn thế giới là hơn 33,3 triệu người. Dịch bệnh ở châu Á vẫn tập
trung

phần

lớn

trong

số


những

người

tiêm

chích

ma

túy,

mại dâm và khách hàng của họ, và những người nam có quan hệ tình dục với nam
giới. Dịch thay đổi đáng kể ở các nước lớn như Ấn Độ. Khoảng 90%
người mới nhiễm HIV ở Ấn Độ được cho là do quan hệ tình dục không bảo vệ,
nhưng việc sử dụng chung bơm kim tiêm là nguyên nhân chính gây lây nhiễm
HIV ở các tiểu bang đông bắc Ấn Độ [95].
Ở Việt Nam, tính đến ngày 30/09/2010, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV
hiện còn sống được báo cáo trên toàn quốc là 180.312 người, trong đó có 42.339
trường hợp chuyển sang AIDS hiện còn sống và 48.368 người nhiễm HIV đã tử
vong [7]. Theo ước tính, tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở Việt Nam trong năm 2003 là
0,23% dân số [62], trong năm 2007 là 0,27%, dự báo tỉ lệ hiện nhiễm vào khoảng
0,29% năm 2010 và 0,31% vào năm 2012 [23].
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung, tỉ lệ
hiện nhiễm HIV cao trên những người có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ mại
dâm, đặc biệt là người nghiện chích ma túy [35]. Dịch HIV có xu hướng chững lại
và không tăng nhanh như những năm trước đây, nhưng về cơ bản dịch HIV ở Việt
Nam chưa được khống chế. Tuy diễn tiến dịch có chiều hướng chậm lại nhưng
vẫn chứa đựng các yếu tố nguy cơ làm bùng nổ dịch nếu không triển khai các biện
pháp can thiệp một cách hiệu quả [16].

Các năm gần đây, tỉ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ đã có sự thay đổi với tỉ lệ
nữ giới nhiễm HIV có xu hướng tăng, từ 16% năm 2006 lên tới 26% năm 2009.
Phân bố người nhiễm HIV có sự chuyển dịch từ nam sang nữ, nguy cơ lây nhiễm
HIV cho nữ giới qua quan hệ tình dục không an toàn đang có dấu hiệu gia tăng
[8]. Mặc dù vậy, tỉ lệ phụ nữ trả lời có sử dụng bao cao su trong lần QHTD gần
nhất với chồng (bạn tình) là 13-16% và tỉ lệ luôn sử dụng bao cao su với chồng
(bạn tình) trong 12 tháng qua chỉ có 9,5- 11,7% [54].


Phụ nữ mại dâm là nhóm có nguy cơ lây nhiễm HIV cao xếp thứ hai sau
nghiện chích ma túy, theo ước tính, tỉ lệ nhiễm HIV tính chung trên toàn quốc sẽ
tăng nhẹ từ 9% năm 2007 lên 9,3% năm 2012 [17]. Nguy cơ lây truyền HIV từ
PNMD sang quần thể khác là khá cao do PNMD không thường xuyên sử dụng
bao cao su và sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy. Nhiều nghiên
cứu cho thấy khi tỉ lệ sử dụng bao cao su tăng lên trong các nhóm nam giới và
nhóm hành nhề mại dâm, thì tỉ lệ nhiễm HIV giảm đi. Các chương trình khuyến
khích sử dụng bao cao su khi QHTD với mại dâm sẽ có hiệu quả hơn bất kỳ biện
pháp can thiệp nào, nhằm kiểm soát sự lây lan HIV ở Châu Á [83].
Từ năm 2000, Bộ Y tế đã bắt đầu thực hiện các cuộc điều tra các hành vi
nguy cơ liên quan tới lây nhiễm HIV/AIDS trong đó có hành vi sử dụng bao cao
su của PNMD. Kết quả cuộc điều tra giai đoạn 2005-2006 tại 7 tỉnh, thành phố
lớn đã có triển khai hoạt động khuyến khích sử dụng bao cao su, có sự khác biệt
khá lớn về tỉ lệ PNMD thường xuyên sử dụng bao cao su, ví dụ như Thành phố
Cần Thơ có tỉ lệ khá cao 86-89% hoặc Quảng Ninh với tỉ lệ thấp hơn 36-37% [2],
[6].
Tiền Giang, một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tính đến
12/2004, đã phát hiện 1.339 trường hợp nhiễm HIV, trong đó, PNMD chiếm
2,02% tổng số trường hợp nhiễm [55]. Vì không nằm trong số tỉnh thực hiện công
tác giám sát trọng điểm HIV, do đó không có số liệu về tỉ lệ hiện nhiễm HIV trên
PNMD. Tuy nhiên, với tình hình và nguy cơ nhiễm HIV trong cả nước như trên,

phụ nữ nói chung và phụ nữ mại dâm Tiền Giang nói riêng đang đứng trước nguy
cơ nhiễm HIV rất cao. Năm 1999, tỉnh đã thực hiện một nghiên cứu về thực hành
sử dụng bao cao su ở PNMD, kết quả, tỉ lệ thường xuyên sử dụng bao cao su của
PNMD với khách hàng là 40% [28]. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện, Chương
trình phòng, chống HIV/AIDS quốc gia được triển khai ở địa phương từ năm
1992 đến năm 2005 chưa triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại, cụ thể chưa
triển khai chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su trên đối tượng PNMD
[56]. Đứng trước nguy cơ tỉ lệ nhiễm HIV trên PNMD có chiều hướng gia tăng ở
Việt Nam, tỉ lệ sử dụng bao cao su của PNMD tại Tiền Giang hiện còn thấp,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Sự thay đổi tỉ lệ sử dụng bao cao su ở phụ nữ mại


dâm sau hoạt động thúc đẩy” nhằm trả lời câu hỏi: Hoạt động khuyến khích sử
dụng bao cao su có làm tăng tỉ lệ sử dụng bao cao su của phụ nữ mại dâm ở tỉnh
Tiền Giang? Đề tài có các mục tiêu như sau:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự gia tăng tỉ lệ sử dụng bao cao su ở phụ nữ mại dâm sau 12
tháng triển khai hoạt động khuyến khích sử dụng bao cao su tại Tiền Giang.
Mục tiêu chuyên biệt:
1. Mô tả kiến thức và thực hành sử dụng bao cao su ở phụ nữ mại dâm tỉnh Tiền
Giang năm 2005 (trước can thiệp).
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp khuyến khích làm tăng sử dụng bao cao su ở phụ
nữ mại dâm tỉnh Tiền Giang năm 2006 (sau can thiệp).


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1 Tình hình của đại dịch HIV trên thế giới, Việt Nam và Tiền Giang:
1.1.1 Trên thế giới:

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) đã lấy đi sinh
mạng của hơn 28 triệu người kể từ lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1981, và
trở thành một trong những vụ dịch tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử. Số
người nhiễm HIV vào cuối năm 2009 ước tính khoảng 33,3 triệu người (31,435,3 triệu), tăng 27% so với 26,2 triệu người nhiễm HIV năm 1999 [95].
Bảng 1.1 Tóm tắt tình hình dịch AIDS toàn cầu năm 2009

Số người nhiễm HIV năm 2009

33,3 triệu (31,4- 35,3 triệu)

Số mới nhiễm HIV trong năm 2009

2,6 triệu (2,3- 2,8 triệu)

Tử vong do AIDS năm 2009

1,8 triệu (1,6- 2,1 triệu)

Châu Phi:
Châu Phi hiện vẫn là châu lục có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất và
Cận Sahara là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch AIDS toàn cầu.
Ước tính 11,3 triệu (10,6- 11,9 triệu) người nhiễm HIV đang sống ở miền Nam
Châu Phi và có hơn 34% người nhiễm trên toàn thế giới sống ở 10 quốc gia miền
nam châu Phi. Có 31% người mới bị nhiễm HIV trong năm 2009 đang sống ở khu
vực này và 40% phụ nữ trưởng thành nhiễm HIV trên toàn thế giới hiện đang sinh
sống tại 10 quốc gia miền Nam châu Phi.
Châu Á:
Tại châu Á, ước tính có 4,9 triệu (4,5 - 5,5 triệu) người đang sống
với HIV trong năm 2009, tương đương 5 năm trước đó. Hầu hết các quốc gia ở



Châu Á dịch HIV dường như đã ổn định. Thái Lan là nước duy nhất trong khu
vực có tỷ lệ nhiễm HIV khoảng 1% dân số và tình hình dịch ổn định trong nhiều
năm. Ở Campuchia, tỉ lệ người lớn nhiễm HIV giảm xuống 0,5% trong năm 2009,
so

với

1,2%

vào

năm

2001.

Tuy

nhiên,

tỉ

lệ

nhiễm

HIV

đang gia tăng ở các nước có tỉ lệ nhiễm HIV thấp như Bangladesh, Pakistan và
Philippines những nơi tiêm chích ma túy đang là nguồn lây nhiễm chính [96].

Có 360 000 người mới nhiễm HIV trong năm 2009, thấp hơn 20% so với
năm 2001. Tỉ lệ giảm hơn 25% ở Ấn Độ, Nepal, và Thailand từ năm 2001 đến
năm 2009. Tình hình dịch vẫn ổn định ở Malaysia và Sri Lanka trong khoảng thời
gian này.
Ở nhiều nước Châu Á, dịch bệnh tập trung ở một số tỉnh tương đối nhỏ. Tại
Trung Quốc, chỉ 5 tỉnh đã chỉ chiếm hơn 53% tổng số người nhiễm HIV trong cả
nước và mức độ lây nhiễm HIV ở tỉnh Papua của Indonesia cao hơn 15 lần tỉ lệ
nhiễm trung bình của quốc gia.
Dịch bệnh ở châu Á vẫn tập trung phần lớn trong số những người tiêm chích
ma túy, mại dâm, khách hàng của họ và những người nam có quan hệ tình dục với
nam giới [59]. Tỉ lệ nhiễm thay đổi đáng kể ở các nước lớn như Ấn Độ. Khoảng
90% người mới nhiễm HIV ở Ấn Độ được cho là do quan hệ tình dục không bảo
vệ,

nhưng

việc

sử

dụng

phổ

biến

dụng

cụ


bị

tiêm

nhiễm

lại là nguyên do chính lây nhiễm HIV ở các tiểu bang đông bắc Ấn Độ.
Theo nhận định trong báo cáo của Ủy ban về AIDS ở Châu Á: Mại dâm là
nguyên nhân chính của sự gia tăng HIV. Ở Châu Á, số nam giới mua dâm nhiều
hơn rất nhiều lần số người nghiện chích và số nam quan hệ đồng giới. Vì thế
nhóm này có thể sẽ là “yếu tố” chính quyết định tỉ lệ nhiễm HIV trong tương lai.
Một lượng lớn đàn ông Châu Á mua dâm, trung bình cứ một PNMD thì có mười
khách hàng nam giới và cứ thế tạo ra sự lây nhiễm hàng loạt, châm ngòi cho sự
lan tràn HIV cho những người liên quan đến nhóm này [82], [83].
1.1.2 Việt Nam:
Dựa trên số trường hợp HIV được phát hiện ở Việt Nam có thể phân chia
dịch HIV ở Việt Nam thành 3 giai đoạn [43]:


1990- 1993
Năm 1990 ca đầu tiên nhiễm HIV ở Việt Nam được phát hiện trên một phụ
nữ sống ở TP. Hồ Chí Minh xin cư trú sang Úc có quan hệ tình dục với người
nước ngoài. Giai đoạn này hầu hết các trường hợp phát hiện HIV tập trung vào
nhóm người tiêm chích ma túy, nhưng số phát hiện hàng năm dưới 1.500 ca/ năm.
1994- 1998
Giai đoạn dịch lan ra phạm vi toàn quốc nhưng vẫn tập trung vào nhóm tiêm
chích ma túy và có tỉ lệ tăng dần trong nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm, nhưng
số phát hiện hàng năm dưới 5.000 ca/ năm.
Từ sau 1998
Dịch phát triển nhanh với số phát hiện trên 10.000 ca/ năm và tất cả tỉnh,

thành phố đều phát hiện có trường hợp nhiễm HIV.
Theo nhận định của Cục phòng, chống HIV/AIDS-Bộ Y tế, đặc điểm dịch
HIV/AIDS ở Việt Nam có thể tóm tắt như sau [16]:
 Hình thái dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn dịch tập trung,
các trường hợp nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ
cao như tiêm chích ma túy, mại dâm.
 Tỉ lệ nhiễm HIV rất cao ở nhóm nghiện chích ma túy. Tỉ lệ nhiễm trung
bình trong toàn quốc là 28,6%.


Tỉ lệ nhiễm trung bình ở nhóm phụ nữ mại dâm trong toàn quốc là 4,4%
và khác nhau theo từng địa phương.

 Tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm phụ nữ trước sinh và thanh niên khám tuyển
nghĩa vụ quân sự liên tục được quan sát thấy ở mức thấp, 0,37% và 0,16%
theo điều tra giám sát trọng điểm.
 Tỉ lệ dùng chung bơm kim tiêm ở nhóm nghiện chích ma túy trong thời
gian 6 tháng trước điều tra là khá cao, đặc biệt ở TPHCM, An Giang và
Đà Nẳng với tỉ lệ dùng chung bơm kim tiêm lần lượt là 36,8%; 33% và
29,3%.


 Tỉ lệ PNMD sử dụng bao cao su thường xuyên với khách hàng trong
tháng trước đó tương đối thấp 37- 62%. Tỉ lệ PNMD tiêm chích ma túy
khá cao, 18,52% ở Cần Thơ và 24,36% ở Hà Nội.
Bộ Y tế phối hợp với Chương trình phối hợp về HIV/AIDS của Liên Hiệp
Quốc (UNAIDS), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức quốc tế khác đã
thực hiện nhiều ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam qua các năm.
Các số liệu được công bố cho thấy, nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đang có chiều
hướng giảm. Theo ước tính dự báo năm 2005, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong dân cư

nói chung vào khoảng 0,53% và có khoảng 293.000 người nhiễm HIV trong năm
2007 [81]. Tuy nhiên, theo ước tính dự báo năm 2007, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong
dân cư nói chung vào khoảng 0,39% và có khoảng 220.000 người nhiễm HIV
trong năm 2007. Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam dự kiến sẽ tăng lên
254.000 người (tỉ lệ nhiễm 0,29%) vào năm 2010 và 280.000 người (tỉ lệ nhiễm
0,31%) vào năm 2012 [17]. Năm 1997, các chuyên gia ước tính 77% lây nhiễm
HIV tại Việt Nam qua quan hệ tình dục, 20% do tiêm chích ma túy và 3% do
nguyên nhân khác [97]. Nhưng theo tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay, các
chuyên gia trong và ngoài nước đã tỏ ra lo ngại việc giao thoa giữa tiêm chích ma
túy và mại dâm có thể là nguyên nhân làm cho dịch HIV/AIDS xảy ra nặng nề
hơn ở Việt Nam.
1.1.3 Tại Tiền giang:
Số trường hợp phát hiện nhiễm HIV dao động theo từng năm trong giai đoạn
(2001 – 2005), với cao điểm 387 trường hợp được phát hiện trong năm 2002 và
290 trường hợp trong năm 2003. Bình quân, mỗi năm tỉnh Tiền giang phát hiện
220 trường hợp mới nhiễm HIV.
Bên cạnh đó, số trường hợp chuyển AIDS không ngừng tăng lên trong giai
đoạn (2001 – 2005), với số trường hợp chuyển AIDS trong năm 2001 là 23 trường
hợp và số trường hợp chuyển AIDS trong năm 2005 là 41 trường hợp.
Tương tự, số trường hợp tử vong do AIDS không ngừng tăng lên với 17
trường hợp trong năm 2001 tăng lên 46 trường hợp tử vong năm 2004 [64].


1. 2 Tình hình nhiễm HIV ở PNMD các nước Đông Nam Á, Việt Nam và Tiền
Giang:
Sau Châu Phi, Châu Á là nơi có tốc độ lây nhiễm HIV rất nhanh, đặc biệt là
khu vực Đông Nam Á. Theo nhận định của các chuyên gia, mại dâm sẽ là nguyên
nhân chính trong tương lai dịch HIV ở Châu Á [12].
1.2.1 Tại các nước Đông Nam Á [58]:
- Indonesia: Theo điều tra của Trung tâm nghiên cứu Sức khoẻ và Bộ Y tế

Indonesia khoảng một phần năm số người tiêm chích ma túy đã từng mua, bán
dâm và ba phần tư số người này không sử dụng bao cao su. Đồng thời, tỉ lệ tiêm
chích trong nhóm mại dâm cao hơn trong nhóm khác, phần đông trong số họ bán
dâm để lấy tiền mua ma túy. Ở Jakarta, tỉ lệ sử dụng bao cao su ở PNMD giai
đoạn 1996-2000 hầu như không thay đổi. Đến năm 2004, ba phần tư số người mại
dâm bên ngoài các cơ sở mát-xa hay câu lạc bộ đã cho biết họ không hề sử dụng
bao cao su với khách hàng của mình trong tuần trước đó. Ở các khu vực nhà chứa
trong thành phố, những người mại dâm và khách mua dâm thậm chí còn ít sử
dụng bao cao su hơn. Trong tình hình đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở những người mại
dâm ở Sorong lên đến 17% năm 2003.
- Malaysia: Theo Bộ Y tế Malaysia và WHO, tỉ lệ các ca nhiễm HIV do lây
truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng (17% năm 2002 so với 7% năm
1995) cho thấy rằng HIV đang lây lan ra cộng đồng. Tại nhiều khu vực của Kuala
Lampur, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm mại dâm đã lên đến 10%.
- Thái Lan: Thái Lan từng được đánh giá là một quốc gia rất thành công
trong việc phòng chống lây nhiễm HIV bằng chương trình can thiệp 100% bao
cao su trong giới mại dâm tại các nhà chứa [72]. Tuy nhiên, hiện nay hình thái
mại dâm đã thay đổi đòi hỏi phải chỉnh sửa lại các chiến dịch về an toàn tình dục.
Đang có sự gia tăng ào ạt con số các dịch vụ tình dục "gián tiếp" như các phòng
mát-xa (từ khoảng 8.000 cơ sở năm 1998 lên đến 12.200 năm 2003). Chỉ tính
riêng ở Bangkok, ước tính khoảng 34.000 phụ nữ đang bán dâm ở những cơ sở


không phải là nhà chứa tại thời điểm năm 2003 và áp dụng chương trình 100%
bao cao su vào những hình thức mại dâm này là rất khó khăn.
- Myanmar: Tỉ lệ hiện nhiễm HIV liên tục ở mức độ cao trong nhóm người
bán dâm đã làm trầm trọng hơn dịch AIDS ở Myanma. Khi được xét nghiệm, 27%
người mại dâm đã phát hiện HIV dương tính tại thời điểm năm 2004, và tỉ lệ hiện
nhiễm HIV ở nhóm mại dâm chưa bao giờ xuống thấp hơn 25% kể từ năm 1997.
Mặc dù tồn tại tỉ lệ đáng kể nam thanh niên có quan hệ thường xuyên với người

mại dâm, nhưng thiếu các số liệu quốc gia về tỉ lệ sử dụng bao cao su trong mua
bán dâm.
- Philipine: Theo UNAIDS và WHO, không thường xuyên sử dụng bao cao
su trong mại dâm, đặc biệt là ở nhóm người mại dâm hành nghề ngoài các nhà
chứa là tình trạng phổ biến hiện nay ở Philippine. Tuy nhiên, thiếu những số liệu
quốc gia về tình trạng nhiễm HIV trong nhóm người mại dâm ở quốc gia này.
- Lào: Tỉ lệ hiện nhiễm HIV nói chung vẫn ở mức thấp nhưng đã có một số
dấu hiệu nguy hiểm. Trong số những phụ nữ làm việc ở những nơi có dịch vụ tình
dục, tỉ lệ mắc bệnh Lậu rất cao (13-14%) và tại Vientiane và Savannakhet, khoảng
1% phụ nữ ở nhóm này có kết quả xét nghiệm HIV dương tính (Phimphachanh và
Sayabounthavong, 2004).
- Cam-pu-chia: Cam-pu-chia từng có vụ dịch nghiêm trọng trong những
năm 90 tập trung ở ngành công nghiệp tình dục [94]. Sau đó, liên tục các nỗ lực
dự phòng ở quốc gia này đã thành công trong việc kiểm soát dịch. Vào đầu những
năm 2000, số nam giới mua dâm có giảm đi và ti lệ sử dụng bao cao su tăng lên.
Một nghiên cứu về tỉ lệ mới nhiễm HIV ở những người mại dâm cho thấy tỉ lệ các
ca nhiễm mới ở những người mại dâm trong và ngoài nhà chứa đã giảm một nửa
trong khoảng thời gian 1999-2002; và tỉ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm mại dâm
trong các nhà chứa đã giảm từ 43% năm 1998 xuống còn 21% năm 2003
(Saphonn và cộng sự, 2005).
1.2.2 Việt Nam:


Theo Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy,
mại dâm, tỉ lệ phụ nữ mại dâm nhiễm HIV ngày càng gia tăng, hơn nữa tệ nạn mại
dâm chưa có dấu hiệu thuyên giảm, diễn biến phức tạp, chứa đựng các yếu tố
nguy cơ lan truyền HIV ra cộng đồng.
Tại Việt Nam lây nhiễm HIV qua đường máu, đặc biệt do tiêm chích ma túy
và nhiễm HIV qua quan hệ tình dục đặc biệt do lây nhiễm từ mại dâm là hai
phương thức lây nhiễm HIV phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa

tiêm chích ma túy và mại dâm đang châm ngòi cho một vụ dịch nghiêm trọng ở
Việt Nam [46], [51], [52].
Theo số liệu giám sát trọng điểm cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trên các
nhóm có hành vi nguy cơ cao qua quan hệ tình dục thay đổi khác nhau tùy nơi.
Năm 2002, tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mại dâm trên toàn quốc rất cao là 5,9% thì tỉ
lệ này cũng rất dao động theo địa phương. Miền Bắc 0% ở Lạng Sơn, 7,75% ở
Hải Phòng, 14,5% ở Hà Nội; miền Trung 1,24% ở Bình Định, 0,61% ở Khánh
Hòa; miền Nam 14,27% ở TP. Hồ Chí Minh, 10,99% ở Cần Thơ và cao nhất
14,51% ở An Giang, một tỉnh giáp ranh với biên giới Campuchia [10]. Tỉ lệ này
vẫn thấp so với tỉ lệ nhiễm trên nhóm mại dâm nữ là 45% theo báo cáo của Bộ Y
tế Campuchia và của Tổ chức Y tế Thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương hay
trên nhóm mại dâm trực tiếp tại Thái Lan là 33%, theo số liệu của Bộ Y tế công
cộng Thái Lan [84], [91].
- Trong nghiên cứu của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 2002 cho thấy
tỉ lệ nhiễm HIV trên nhóm mại dâm là 16,3%.
- Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2007 cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV ở
nhóm phụ nữ mại dâm được tính chung trong toàn quốc là 3,86% nhưng dao động
rất lớn (từ 0% đến 16,83% ) tùy theo từng tỉnh [11].
1.2.3 Tại Tiền Giang [64]:
Tiền Giang không thuộc 40 tỉnh có triển khai chương trình giám sát trọng
điểm HIV, số liệu nhiễm HIV trên PNMD phần lớn từ giám sát phát hiện tầm soát
HIV trên PNMD tại các trường trại. Tỉ lệ nhiễm HIV trên PNMD thay đổi theo


từng năm trong giai đoạn (2001 – 2005) với tỉ lệ nhiễm HIV là 0% năm 2001,
6,9% năm 2002, 7,2% năm 2003, 1,6% năm 2004 và 4,2% năm 2005.
Tỉ lệ PNMD nhiễm HIV trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát
hiện tại tỉnh cũng dao động theo từng năm, bình quân tỉ lệ này là hơn 3%.
1.3 Thực tế triển khai Chương trình 100% BCS và sự gia tăng hành vi sử
dụng BCS ở phụ nữ mại dâm một số nước trên thế giới và Việt Nam:

1.3.1 Trên thế giới
Tùy theo đặc điểm, tình hình dịch HIV/AIDS, quan điểm và điều kiện thực tế
của mỗi nước mà việc triển khai các hoạt động chương trình bao cao su tại mỗi
nước khác nhau. Có 2 quốc gia trong khu vực từng gặt hái thành công trong thực
hiện Chương trình 100% bao cao su là Thái Lan và Cam-pu-chia qua việc làm
thay đổi hành vi sử dụng bao cao su của người phụ nữ mại dâm.
Thái Lan
Chương trình 100% bao cao su được thực hiện đầu tiên ở tỉnh Ratchaburi vào
tháng 11 năm 1989 và sau đó triển khai ra 13 tỉnh khác từ 1989 đến 1990. Tháng
08 năm 1991 Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS của Thái Lan thông qua một
nghị quyết thực hiện chương trình trên toàn quốc. Đến tháng 4 năm 1992 tất cả
các tỉnh đã thực hiện xong việc triển khai chương trình [72].
Các chủ chứa được giáo dục về mức độ trầm trọng của dịch AIDS, về hoạt
động của Chương trình 100% bao cao su, việc đáp ứng Chương trình sẽ được
giám sát ra sao và hình thức phạt với những nơi không đáp ứng (đóng cửa cơ sở
tạm thời hay vĩnh viễn). Các chủ chứa cũng được cho biết về lợi ích của chương
trình là hạn chế sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
nhằm bảo vệ phụ nữ mại dâm và khách hàng nhưng vẫn duy trì được lợi tức thu
nhập trước đó.
Sau 5 năm triển khai chương trình các số liệu cho thấy có giảm bệnh nhân
BLTQĐTD. Lúc bắt đầu dịch, 96% bệnh nhân nam mắc BLTQĐTD đều do có
tiếp xúc với mại dâm. Trong khoảng thời gian 1989-1994, tỉ lệ sử dụng bao cao su
trong mại dâm tăng từ 14% đến 90%, và cùng lúc, BLTQĐTD giảm trên 85%, số


ca mắc các bệnh LTQĐTD trên phạm vi toàn quốc giảm mạnh từ 410.406 ca năm
1987 xuống còn 27.362 ca năm 1994. Tỉ lệ nhiễm HIV giảm trong hầu hết các
nhóm, ví dụ như nhóm thai phụ từ 2,35% trong năm 1995 xuống còn 1,18% năm
2003.
Sự gia tăng sử dụng bao cao su và giảm BLTQĐTD có liên quan chặt chẽ về

thời gian và tầm cỡ cho thấy rõ ràng là việc sử dụng bao cao su đã tác động thực
sự tới việc giảm các bệnh này.
Mặc dù còn có sự góp phần của nhiều yếu tố khác nữa, nhưng tăng sử dụng
bao cao su là nguyên nhân chính của việc giảm các BLTQĐTD, và cũng dẫn tới
việc giảm số mới phát hiện nhiễm HIV. Điều này được chứng minh qua chỉ số tỉ lệ
tân binh mới nhiễm HIV. Việc đo lường trực tiếp tỉ lệ mới nhiễm trên tân binh tại
miền Bắc Thái Lan cho thấy tỉ lệ này giảm rất rõ. Hai quần thể tân binh nhập ngũ
tháng 5 và tháng 11 năm 1991 có tỉ lệ mới nhiễm lần lượt là 3,2% và 3,6% trên
100 người-năm; trong khi hai quần thể tương tự nhập ngũ năm 1993 có tỉ lệ mới
nhiễm 0,9% và 2% trên 100 người-năm.
Mặc dù giảm số mới nhiễm HIV trong mại dâm có nguyên nhân do tăng
sử dụng bao cao su, người ta chưa thể xác định việc sử dụng bao cao su tăng bao
nhiêu nhờ có Chương trình 100% bao cao su so với yếu tố khác có tác động đến
việc dùng bao cao su như là chiến dịch truyền thông đại chúng. Một lý do cho
thành công của Chương trình 100% bao cao su là sự tập trung vào một mục tiêu
xác định, đó là sử dụng bao cao su trong mại dâm, loại ra các mục tiêu khác như
cải thiện tình trạng đạo đức, loại trừ nạn mại dâm. Yếu tố hầu như không có mại
dâm tự do vào thời điểm khởi đầu Chương trình 100% bao cao su, đã giúp chính
quyền Thái Lan dễ dàng giám sát hầu hết công nghiệp tình dục thương mại, đặc
biệt đối với mại dâm trực tiếp, là đối tượng có vai trò chính trong việc lan truyền
HIV giai đoạn đầu.
Cam-pu-chia
Cam-pu-chia là quốc gia có tỉ lệ nhiễm HIV cao đứng hàng thứ hai ở Châu Á.
Với dân số khoảng 14,2 triệu người, ước tính có 75.000 trường hợp nhiễm HIV,
trong đó 30% là phụ nữ. Năm 2007, khoảng 7.000 trường hợp nhiễm mới. Trường


hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Cam-pu-chia năm 1991, từ đó đến nay dịch ngày càng
nghiêm trọng đặc biệt trong nhóm phụ nữ mại dâm.
Trước đây, Cam-pu-chia đã thành công với chương trình 100% bao cao su

trên những người bán dâm. Từ năm 1998 đến năm 2002, tỉ lệ nhiễm HIV trong
nhóm đối tượng này đã giảm từ 43% còn 29%. Tuy nhiên, theo Ủy ban phòng,
chống AIDS Cam-pu-chia, Chương trình 100% bao cao su đang đối mặt với
những vấn đề khó khăn do thiếu ngân sách và do các luật mới ban hành liên quan
đến phòng, chống mại dâm. Vì vậy, nhiều người tỏ ra lo ngại điều này làm trở
ngại chương trình bao cao su.
Khi Luật phòng, chống mại dâm vừa được ban hành, cảnh sát Cam-pu-chia
đã nhanh chóng đàn áp thẳng tay các khu nhà thổ. Theo một vài báo cáo, khi
người mại dâm bị đẩy ra khỏi nhà chứa, họ vứt bỏ bao cao su và các thuốc tránh
thai lại phía sau Một hội nghị được tổ chức ở Phnom Penh với chủ đề "Việc thi
hành Luật phòng, chống mại dâm đã gây tác động xấu đến Chương trình 100%
bao cao su tại các nhà thổ". Điều này được thể hiện qua tỉ lệ sử dụng bao cao su
thường xuyên với khách hàng của người mại dâm đã giảm từ 96% năm 2003
xuống còn 94% trong năm 2007.
Ủy ban phòng, chống AIDS Cam-pu-chia nhận định: "Nguy cơ chủ yếu của
làn sóng nhiễm HIV thứ phát ở Cambodia xảy ra từ những người mại dâm, khách
hàng và bạn tình của họ". Trước khi có Chương trình 100% bao cao su Cam-puchia là nước có tỉ lệ nhiễm HIV được xếp vào loại cao nhất so với các nước khác
trong khu vực. Hơn 10 năm trước (năm 1977) tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng
khoảng 3,7% và tỉ lệ nhiễm của mại dâm khoảng 40%. Từ khi có Chương trình
100% bao cao su tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng của Cam-pu-chia chưa đầy
1%.
Ngoài những hoạt động cung cấp bao cao su thường xuyên cho PNMD trong
phạm vi chương trình bao cao su [14], [39], nhiều quốc gia trên thế giới đã có
những sáng kiến tổ chức ngày bao cao su [13] hay tăng cường quảng bá, tiếp thị
bao cao su cho cộng đồng trong những lễ hội truyền thống [15].
1.3.2 Việt Nam:


Tại Việt Nam, tệ nạn mại dâm đang diễn biến ngày càng phức tạp. Theo số
liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội qua khảo sát tại một số tỉnh thành

cho thấy người mại dâm ngày càng trẻ hoá: độ tuổi 18-35 chiếm trên 80% (trong
đó 18-25 tuổi chiếm 42,4%) đặc biệt dưới 18 tuổi chiếm 13,4% (gấp 5 lần so với
năm 2000). Có 20-25% người mại dâm nghiện ma tuý. Đa số người mại dâm đều
có trình độ thấp, chủ yếu tập trung ở nhóm không biết chữ hoặc chỉ học hết cấp I,
II chiếm tới 90%. Tỉ lệ sử dụng bao cao su thường xuyên với bạn tình trong nhóm
người mại dâm tuy đã có cải thiện nhưng vẫn chỉ dừng ở mức từ 12-51%. Đặc biệt
đáng lo ngại hơn là tỉ lệ sử dụng bao cao su không thường xuyên trong người mại
dâm nhiễm HIV rất cao. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tỉ
lệ này chiếm 72,7%. Các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người mại
dâm được thể hiện trong tỉ lệ người mại dâm bị nhiễm HIV năm 2006 là 3,95%.
Với những đặc điểm tình hình như trên cho thấy nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nhóm phụ nữ mại dâm là rất cao [4].
Năm 1993 mô hình can thiệp đầu tiên đã được thực hiện thí điểm tại Quận
Đống Đa, Hà Nội và Quận 1, TP. Hồ Chí Minh với hoạt động chính là giáo dục
đồng đẳng, khuyến khích sử dụng bao cao su và truyền thông thay đổi hành vi.
Đến nay, một số mô hình can thiệp cho phụ nữ mại dâm đã được triển khai tại một
số tỉnh thành trong cả nước và đã thu được một số kết quả nhất định.
Theo báo cáo tổng kết các hoạt động can thiệp giảm tác hại giai đoạn 20002005, 37 tỉnh thành có chương trình, dự án triển khai hoạt động can thiệp trên
người mại dâm. Nhiệm vụ này được thực hiện chủ yếu qua mạng lưới Giáo dục
viên đồng đẳng với sự tham gia của 1.250 người và đã tiếp cận được với 44.234
người mại dâm. Thống kê qua 5 năm đã có 5.948.356 bao cao su được phát miễn
phí, đồng đẳng viên và các cơ sở y tế là những nơi phân phát chủ yếu với số lượng
bao cao su được phân phát ra chiếm 45,5% và 27,3% tổng số bao cao su đã phát
[63]. Các hoạt động can thiệp được triển khai chủ yếu là truyền thông thay đổi
hành vi thông qua công tác tiếp cận cộng đồng và hoạt động giáo dục đồng đẳng,
phân phát bao cao su, bơm kim tiêm, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, khám và điều
trị STIs…[41].


Dự án "Cộng đồng hành động phòng chống AIDS" do Ngân hàng phát triển

Châu Á (ADB) tài trợ triển khai tại 05 tỉnh với các hoạt động khám và điều trị
STIs và khuyến khích sử dụng bao cao su đã góp phần làm giảm tỉ lệ mắc các
bệnh STIs trong nhóm người mại dâm (ví dụ: tỉ lệ mắc bệnh Lậu trong người mại
dâm tại Quảng Trị giảm từ 24,8% xuống 2%).
Nhiều chuyên gia của UNAIDS và WHO đã đưa ra khuyến cáo: việc thực
hiện trọn gói 12 hoạt động can thiệp cơ bản

(1)

làm giảm lây nhiễm HIV có thể

phòng chống lây nhiễm HIV cho khoảng 29 triệu người lớn mới nhiễm HIV vào
năm 2010 [77].
Tuy nhiên, Chương trình bao cao su còn chưa phổ biến rộng rãi đến mỗi
người dân nói chung và người mại dâm nói riêng. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử
với người mại dâm, người nhiễm HIV, người tái hoà nhập cộng đồng từ các Trung
tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội và cả đối với Giáo dục viên đồng đẳng
thực hiện các hoạt động can thiệp tại cộng đồng làm cho hoạt động gặp nhiều khó
khăn. Khi triển khai các hoạt động can thiệp, sự phối hợp giữa các ban, ngành,
đoàn thể có liên quan chưa chặt chẽ, triển khai thiếu đồng bộ gây hiểu lầm về mục
đích của chương trình can thiệp. Mặt khác kinh phí dành cho hoạt động can thiệp
còn hạn chế [40]. Hiện nay các hoạt động được triển khai tại cộng đồng dựa vào
nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế là chủ yếu. Chính vì vậy, phạm vi can thiệp
vẫn còn hạn chế và mang tính chất nhỏ lẻ, mô hình can thiệp mang tính thí điểm
và chưa có tính thống nhất vì vậy hiệu quả dự phòng chưa cao. Giáo dục viên
đồng đẳng tham gia chương trình vì lý do sức khoẻ phải thay đổi hoặc bị buộc
quay trở lại các Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục-Lao động xã hội vì vẫn hành
nghề mại dâm.
1.4 Giám sát sự thay đổi hành vi của PNMD trong phòng, chống lây nhiễm
HIV/AIDS:

1.4.1. Tại sao phải giám sát sự thay đổi hành vi:

12 hoạt động can thiệp cơ bản: các chiến dịch thông tin đại chúng; khuyến khích và phân phát bao cao su; tiếp
thị bao cao su; tư vấn xét nghiệm tự nguyện; dự phòng lây truyền mẹ con; giáo dục HIV trong nhà trường; giáo dục
thanh niên ngoài trường học; giáo dục HIV tại công sở; điều trị BLTQĐTD; GDĐĐ cho mại dâm; tiếp cận người
đồng tính nam; giảm tác hại cho người nghiện chích ma túy.

(1)


1.4.1.1 Hành vi được coi là một hệ thống cảnh báo sớm:
Tại sao phải theo dõi sự thay đổi hành vi của nhóm phụ nữ mại dâm? Các
công trình nghiên cứu dịch tễ học phân tử HIV của Viện Pasteur Thành phố Hồ
Chí Minh, Viện Pasteur Paris, Bệnh viện Lao Phạm Ngọc Thạch đã khẳng định
HIV típ E chiếm đại đa số các trường hợp dương tính tại Việt Nam, mà típ E này
có liên quan về cấu trúc với típ E của Thái Lan. Ðiều này củng cố giả thuyết Việt
Nam du nhập HIV típ E từ Thái Lan trực tiếp hoặc thông qua Campuchia rồi vào
Việt Nam một cách "đại trà", và típ này có khuynh hướng lây truyền nhanh chóng
qua đường tình dục [47].
Phần lớn các chương trình dự phòng ở các nước tập trung chủ yếu vào việc
khuyến khích mọi người tiếp nhận hành vi an toàn hơn, vì vậy, phụ nữ mại dâm là
nhóm đối tượng cần được thường xuyên theo dõi về xu hướng tình dục và mức độ
của các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV (dùng chung bơm kim tiêm, không sử
dụng bao cao su…) để có thể thiết kế và triển khai một chương trình dự phòng
hiệu quả trong nhóm quần thể này.
1.4.1.2 Số liệu hành vi cho biết việc thiết kế và triển khai một chương trình
dự phòng là có hiệu quả: [6], [21]
Một chương trình dự phòng có hiệu quả giúp mọi người có thể chấp nhận
những hành vi an toàn hơn để tự bảo vệ tránh các hành vi nguy cơ. Các số liệu
hành vi có chất lượng sẽ làm nổi bật và làm sáng tỏ các yếu tố nguy cơ của từng

nhóm quần thể trong những điều kiện nhất định. Từ đó, số liệu hành vi giúp cộng
đồng và các nhà hoạch định chính sách tập trung vào phá vỡ các khâu của các mắc
xích lây truyền trong một nước, một khu vực hay một nhóm quần thể cụ thể.
1.4.1.3 Những thay đổi hành vi giúp giải thích những thay đổi trong tỉ lệ
hiện nhiễm HIV [89]:
Thay đổi hành vi dẫn đến giảm số mới nhiễm HIV và rất dễ nhận thấy sẽ
giảm tỉ lệ hiện nhiễm HIV. Nhưng nếu không có các số liệu thu thập chỉ ra xu
hướng hành vi qua thời gian, chúng ta rất khó khẳng định thay đổi hành vi có
tham gia vào thay đổi số hiện nhiễm HIV hay không. Khi phát hiện các số liệu
hành vi nguy cơ cao không có sự thay đổi, chúng ta phải hết sức lưu ý, thậm chí


khi số hiện nhiễm dường như ổn định. Ví dụ trong giai đoạn đỉnh của các vụ dịch,
số ca tử vong cao, tỉ lệ nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng dù rằng số hiện nhiễm dường
như ổn định.
1.4.2 Những yếu tố giúp làm thay đổi hành vi nguy cơ của PNMD:
Con người nói chung và quần thể phụ nữ mại dâm nói riêng có những hành
vi nguy cơ là do thiếu hiểu biết, thiếu niềm tin hoặc thái độ nhất định về một hành
vi hoặc thiếu kỹ năng cần để có thể hành động ít nguy cơ hơn, hoặc do những cản
trở mang tính cá nhân...Để có thể giúp phụ nữ mại dâm thay đổi những hành vi
nguy cơ của họ cần lưu ý đến những yếu tố sau:
1.4.2.1 Kiến thức:
Kiến thức về HIV và các biện pháp phòng lây truyền HIV sẽ giúp cho phụ
nữ mại dâm thay đổi những hành vi nguy cơ và có thể tự phòng lây nhiễm cho
bản thân mình. Tuy nhiên, ngay cả khi người phụ nữ mại dâm có nhận thức về
nguy cơ nhiễm HIV họ vẫn có thể có những hành vi nguy cơ như không sử dụng
bao cao su. Do đó, cần phải có những chương trình giúp họ giảm nguy cơ bị
nhiễm HIV có liên quan đến hành vi nguy cơ.
1.4.2.2. Những yếu tố thay đổi khuynh hướng:
Đó là những yếu tố hướng dẫn hoặc khuyến khích người phụ nữ mại dâm

thay đổi hành vi có liên quan đến sức khỏe như :
- Kiến thức: biết hậu quả trước mắt và lâu dài của bệnh AIDS, biết tác hại
sâu sắc của các hành vi nguy cơ.
- Thái độ: thấy mình có trách nhiệm phải thuyết phục khách hàng, vận động
các mại dâm khác.
- Tự lực: tin rằng với sự giúp đỡ của chị em có kinh nghiệm, mình sẽ có khả
năng thuyết phục khách hàng.
- Lòng tin: tin BCS có thể phòng lây nhiễm HIV được và mình có quyền
được bảo vệ chống lại bệnh AIDS.
1.4.2.3. Những yếu tố khả năng:


Đó là những khả năng cho phép thúc đẩy hay tạo môi trường thuận lợi giúp
người phụ nữ mại dâm thay đổi những hành vi nguy cơ như:
- Kỹ năng cá nhân: biết cách thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su,
chống lại sức ép của những khách hàng không đồng ý sử dụng bao cao su.
- Thời gian: có đủ thời gian để thuyết phục khách hàng sử dụng bao cao su,
có thời gian để vận động các chị em khác cùng thực hiện...
- Tiền bạc: có tiền mua bao cao su, có vốn ban đầu để làm nghề khác...
- Hỗ trợ: Tình thương của nhân viên y tế, nhân viên xã hội, của chị em
tuyên truyền viên, giáo dục viên đồng đẳng để giúp phụ nữ mại dâm thay đổi hành
vi nguy cơ và tốt nhất là trở về cuộc sống lương thiện.
1.4.2.4. Những yếu tố củng cố:
Đó là những yếu tố nhằm tiếp tục khích lệ, động viên để duy trì một hành vi
có lợi hoặc trừng phạt nhằm xóa bỏ một hành vi có hại.
- Những yếu tố nhằm tiếp tục khích lệ, động viên để duy trì hành vi có lợi là
các biện pháp tiếp tục giáo dục phụ nữ mại dâm dựa vào các tuyên truyền viên,
giáo dục viên đồng đẳng, gia đình, người thân và bạn bè...
- Những yếu tố trừng phạt nhằm xóa bỏ một hành vi có hại ví dụ như các
biện pháp hành chính: phạt tiền, cảnh cáo, phạt giam...

1.4.3 Những tiếp cận góp phần thay đổi hành vi nguy cơ ở phụ nữ mại dâm:
1.4.3.1 Tiếp cận qua các phương tiện truyền thông:
Đây là cách tiếp cận gián tiếp dựa vào các thông điệp được truyền tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài phát thanh hoặc dưới
dạng tài liệu truyền thông như sách mỏng, áp phích, tờ rơi...Tuy nhiên, cách tiếp
cận này có những thuộc tính tích cực và tiêu cực riêng.
1.4.3.2 Tiếp cận giữa các cá nhân:
Đây là những cách truyền thông trao đổi thông tin dựa vào giao tiếp trực diện
hoặc là một người với nhiều người. Nhà truyền thông có thể cùng địa vị như
người được truyền thông ví dụ một người đồng đẳng, hoặc ở địa vị cao hơn, ví dụ
như một nhà giáo dục hoặc một nhà tư vấn. Để giúp phụ nữ mại dâm thay đổi


×