Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập SINH học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.41 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 11
I. PHẦN CHUNG
Câu 1. Cấu tạo hệ tuần hoàn của động vật đơn bào, đa bào bậc thấp đa bào bậc cao ?
- Đối với động vật đơn bào, đa bào bậc thấp: chưa có hệ thống tuần hoàn, các chất đước trao đổi qua toàn bộ cơ
thể.
- Đối với động vật đa bào bậc cao: trao đổi chất qua các bộ phận:
+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu-dịch mô.
+ Tim: là cái máy hút và đẩy máu chảy trong hệ mạch.
+ Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
Câu 2. Chức năng chủ yếu của hệ thống tuần hoàn ?
- Chức năng chủ yếu của hệ thống tuần hoàn: vận chuyển các chất từ bộ phận này sang bộ phận khác để đáp ứng
cho hoạt động sống của cơ thể.
Câu 3. Động mạch, tỉnh mạch, mao mạch là gì ?
- Động mạch xuất phát từ tim. Có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tam gia điều hoà lượng máu đến
cơ quan.
- Tĩnh mạch máu từ mao mạc trở về tim. Có chức năng thu hồi máu từ mau mạch đưa về tim.
- Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ, nằm giữa động mạch và tỉnh mạch, là nơi tiến hành trao đổi chất giữa
máu với tế bào.
Câu 4. Phân biệt điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ?
Hệ tuần hoàn hở
Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu
chảy chậm.
Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan
chậm.
Có ở các động vật thân mền (ốc sên, trai,…) và chân khớp
(côn trùng, tôm,…).
Máu có chứa sắc tố hô hấp (hêmôxianin).

Hệ tuần hoàn kín
Máu tiếp xúc gián tiếp với tế bào.


Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu
chảy nhanh.
Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan
nhanh.
Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật
có xương sống.
Máu có chứa sắc tố hô hấp (hêmôglôbin).

Câu 5. Phân biệt điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép ?
Hệ tuần hoàn đơn
Có 1 vòng tuần hoàn
Tim có 2 ngăn
Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
Khi tim co, máu được bơm với áp lực thấp nên vận tốc
máu chảy chậm.






Hệ tuần hoàn kép
Có 2 vòng tuần hoàn
Tim có 3 hoặc 4 ngăn
Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu O2
Khi tim co, máu được bơm với áp lực cao nên vận tốc
máu được chảy nhanh.

Câu 6. Tính tự động của tim là gì ? Nguyên nhân nào gây tính tự động của tim ?
- Tính tự động của tim: là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.

- Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền tim.
Câu 7. Chu kì của tim là gì ?
- Tính tuần tự được lặp lại một cách nhịp nhàng của tim của pha co tâm thất 0,1s; pha co tâm nhĩ 0,3s; pha dãn
chung 0,4s. Tổng thời gian của một chu kì tim là 0,8s.
Câu 8. Hệ dẫn truyền tim là gì bao gồm những bộ phận nào ? Chức năng của từng bộ phận đó ? Tính tự động
của tim có ý nghĩa gì ?
* Hệ dẫn truyền tim và chức năng
Nút xoang nhĩ: tự phát ra xung điện, truyền xung điện đến nút nhĩ thất và cơ tâm nhĩ.
Nút nhĩ thất: nhận xung điện → bó his.
Bó his: truyền xung điện đến mạng puôckin
Mạng puôckin: truyền xung điện đến cơ tâm thất.
* Ý nghĩa
- Cấy ghép tim.
- Cung cấp đầy đủ O2 và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi ta ngủ.
Câu 9. Tim hoạt động như thế nào ? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ?
* Hoạt động của tim


- Tim co dãn nhịp dàng theo chu kì. Mỗi chu kì tim diễn ra trong 0,8 s gồm 3 pha: Tâm nhĩ co: 0,1 s; Tâm thất
co: 0,3 s; Dãn chung: 0,4 s.
* Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mõi
- Vì: tim có thời gian nghỉ, đủ để phục hồi. Cụ thể, tâm nhĩ co 0,1s nghỉ ngơi 0,7s, tâm thất co 0,3s nghỉ ngơi
0,4s. Chứng tỏ các cơ tim có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn thời gian hoạt động.
Câu 10. Hệ mạch gồm những bộ phận nào ? Cấu trúc của chúng phù hợp với chức năng ?
Gồm: các động mạch, các tĩnh mạch được nối bởi các mao mạch.
- Máu chảy trong động mạch nhờ sự co bóp của tim và tính đàn hồi của thành mạch.
- Máu chảy trong tĩnh mạch nhờ sự co bóp của cơ quanh thành mạch, các tĩnh mạch chủ dưới tim có các van tổ
chim cho phép dòng máu di chuyển theo một chiều nhất định.
- Mao mạch có màng mỏng, dòng chảy chậm giúp trao đổi chất giữa tế bào với máu.
Câu 11. Huyết áp là gì ? Huyết áp tối đa ? Huyết áp tối thiểu ?

- Huyết áp: là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): ứng với lúc tâm thất co.
- Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): ứng với lúc tâm thất dãn.
Câu 12. Cần phải làm gì để huyết áp ổn định ?
- Lao động, tập thể dục, làm việc, chơi thể thao thường xuyên vừa sức
Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông trong hệ mạch.Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây
tai biến tim mạch
- Tránh thức khuya, không hút thuốc, uống cà phê, uống rượu
- Cần ăn uống đủ chất, không ăn quá no, đặc biệt hạn chế thức ăn giàu Colesteron (thịt và mỡ động vật…).
Câu 13. Cân bằng nội môi là gì ? Ví dụ ? ý nghĩa
- Cân bằng nội môi: là duy trì sự ổn định môi trường trong thể.
- Duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người.
Ý nghĩa của cân bằng nội môi: các tế bào, cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động bình thường khi các điều kiện lí
hoá của môi trường trong thích hợp và ổn định.
Mất cân bằng nội môi khi các điều kiện lí hoá của môi trường trong biến động không duy được sự ổn định → rối
loạn của tế bào, cơ quan, thậm chí gây tử vong.
Câu 14. Vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu?
- Vai trò của thận:
+ Điều hoà lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, hoặc thể tích máu giảm → vùng dưới đồi tăng tiết
ADH, tăng uống nước → giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp
suất thẩm thấu, tăng thể tích máu → tăng bài tiết nước tiểu.
+ Điều hoà muối khoáng: Khi Na + trong máu giảm → tuyến trên thận tăng tiết anđostêron → tăng tái hấp
thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na + → tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát → uống
nước nhiều → muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu.
Câu 15. Cảm ứng là gì? Ví dụ?
* KN: Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường.
* VD:
- Cây mọc hướng về phái ánh sáng.
- Cây để trong tối mọc vống lên, có màu vàng úa.
- Sự ra hoa ở các loài thực

Câu 16. Hướng động là gì? Nguyên nhân? Cơ chế? Các loại hướng động và đặc điểm từng loại hướng động?
* Khái niệm hướng động: Là phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định.
* Nguyên nhân: Là sự sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (thân, rễ, cành,…) đối
với kích thích từ 1 hướng của tác nhân ngoại cảnh.
* Cơ chế: Do hoocmon kích thích sinh trưởng Auxin.
* Các loại: Gồm 2 loại: hướng động dương và hướng động âm.
+ Hướng động dương: hướng tới nguồn kích thích. Do tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng nhanh
hơn các kích thích ở phía kích thích.
+ Hướng động âm: hướng ra xa nguồn kích thích. Do tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng chậm hơn
các tế bào ở phía kích thích.
Câu 17. Ứng động là gì ? Cho ví dụ ? Cơ chế của nó xảy như thế nào ?


* Khái niệm hướng động: Là phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích không định hướng.
* Ví dụ: Hiện tượng ở hoa của hoá 10 giờ; Hiện tượng mở, cụp lá của cây trinh nữ.
* Cơ chế: Là sự sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (hình dẹp, kiểu khớp phình
nhiều cấp) trước tác nhân kích thích không định hướng.
Câu 18. Ứng động sinh trưởng là gì? Gồm các dạng nào? Lấy ví dụ về loại ứng động sinh trưởng?
* Khái niệm: Liên quan đến sự phân chia tế bào, là do tốc độ sinh trưởng không đồng đều tại 2 phía (mặt trên và
mặt dưới) của các cơ quan (lá, cánh hoa,..).
* Các dạng:
- Quang ứng động: tác nhân là cường độ ánh sáng.
+ Ứng động nở hoa.
+ Ứng động của lá.
- Nhiệt ứng động: tác nhân là nhiệt độ.
+ Ứng động nở hoa.
+ Me, phượng sáng xoè chiều cụp.
Câu 19. Ứng động không sinh trưởng là gì? Gồm có các dạng nào? Ví dụ?
* Khái niệm: Không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào trong cây, mà liên quan đến sự tiếp
xúc, sức trương nước, các phản ứng chuyển hoá hoá học,…

* Các dạng:
- Ứng động tiếp xúc: tác nhân là do sự thay đổi sức trương nước trong một số tế bào chuyển hoá.
+ Ứng động sức trương nhanh.
+ Ứng động sức trương chậm.
+ Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động vận động bắt mồi ở thực vật.
* Ví dụ: Cây hoa trinh nữ; Sự vận động của khí khổng; Cây gọng vó.
Câu 20. Em hãy cho biết điểm giống và khác nhau giữa cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật ?
- Giống nhau: đều nhận và trả lời kích thích của môi trường.
- Khác nhau:
Thực vật
hướng động, ứng động
Tốc độ chậm
Không có thần kinh
Câu 21. Đặc điểm cảm ứng ở động vật?

Động vật
Phản xạ, …
Tốc độ nhanh
Điều khiển bởi thần kinh

- Tốc độ phản ứng nhanh.
- Ở động vật có tổ chức thần kinh, cảm ứng là cung phản xạ. Gồm:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích.
+ Bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thực mức độ phản ứng.
+ Bộ phận thực hiện phản ứng.
Câu 22. Cấu tạo, hình thức và đại diện cảm ứng của động vật có tổ chức thần kinh?
- Cảm ứng động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
+ Đại diện: có ở ngành ruột khoang.
+ Cấu tạo: được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau thành các
sợi thần kinh → mạng lưới thần kinh, đồng thời các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và tế

bào biểu mô.
+ Cảm ứng: co toàn bộ cơ thể trước tác nhân kích thích.
- Cảm ứng động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
+ Đại diện: có ở ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
+ Cấu tao: được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo
chiều dài cơ thể.
+ Cảm ứng: mỗi hoạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể, nên chính xác hơn và ít tiêu tốn
năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.
Câu 23. Não bộ gồm những bộ phận nào ? Phần sau của bộ não là gì ?
− Gồm 5 bộ phận: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.
− Tuỷ sống (nằm trong cột sống), các dây thần kinh (thần kinh ngoại biên).
Câu 24. Cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống ?


- Cấu tạo: được cấu tạo từ hai phần rõ rệt: thần kinh trung ương (não bộ và tuỷ sống) và thần kinh ngoại biên.
- Hoạt động:
+ Phản xạ đơn giản ở động vật có hạch thần kinh ống: là phản xạ không điều kiện có tính di truyền bẩm sinh,
sinh ra đã có. Cung phản xạ được tạo bới số lượng ít tế bào thần kinh và được tuỷ sống điều khiển.
+ Phản xạ phức tạp ở động vật có hạch thần kinh ống: là phản xạ có điều kiện, phải qua học tập, rút kinh
nghiệm mới có. Cung phản xạ được tạo bới số lượng lớn tế bào thần kinh và được bộ não điều khiển. Số
lượng phản xạ ngày càng tăng. Giúp động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
Câu 25. Điện thế nghỉ là gì ? Tại vì sao màng chỉ cho ion K + đi qua mà không cho ion Na+ đi qua và ion K+ đi
qua màng theo cơ chế nào ?
* Khái niệm: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào, khi tế bào không bị kích thích, phía
trong mang điện âm so với phía ngoài mang điện dương.
* Vì
− Do màng có tính thấm chọn lọc.
− Theo cơ chế khuếch tán ion từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Câu 26. Tại sao ion K+ sau khi đi qua màng thì chỉ nằm sát mặt ngoài của màng tế bào mà không khuếch tán
ra xa được ? Làm thế nào để đưa ion K+ trở vào lại bên trong màng tế bào ? Hoạt động của bơm Na – K ?

* Vì: Do bên trong màng tế bào tích điện âm mà ion K + mang điện dương nên hút nhau, làm cho ion K + không
thể khuếch tán ra xa được.
− Nhờ bơm Na-K.
− Bơm Na-K có nhiệm vụ chuyển ion K + từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào, làm cho nồng độ
ion K+ ở bên trong màng tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào. Vì vậy duy trì được điện thế nghỉ.
− Chú ý : hoạt động của bơm Na-K tiêu tốn năng lượng.
Câu 27. Sau khi xung thần kinh xuất hiện, nó sẽ lan truyền như thế nào? Quá trình lan truyền xung thần
kinh diễn ra như thế nào ?
− Điện thế hoạt động khi xuất hiện gọi là xung thần kinh hay xung điện.
− Xung thần kinh xuất hiện ở nơi tế bào bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh.
Câu 28. Nêu những điểm khác nhau giữa sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao
miêlin và sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin ?
So sánh
Đặc điểm lan truyền
xung thần kinh.
Nguyên nhân
Tốc độ

Lan truyền trên sợi
thần kinh không có bao miêlin
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng
này sang vùn khác kề bên.
- Do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực
liên tiếp từ vùng này sang vùng khác.
- Tốc độ lan truyền xung thành kinh nhỏ
(khoảng 1m/s hoặc nhỏ hơn).

Lan truyền trên sợi
thần kinh có bao miêlin
- Xung thần kinh lan truyền theo cách

nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo
Ranvie khác.
- Do bao miêlin bao bọc không liên tục
mà ngắt quảng tạo thành các eo Ranvie.
Màng miêlin có tính chất cách điện.
- Tốc độ lan truyền xung thành kinh
nhanh (khoảng 100m/s hoặc lớn hơn).

Câu 29. Xináp là gì? Có các loại xináp nào? Cấu tạo của các loại xináp đó?


* Khái niệm: Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh , giữa tế bào thần kinh với các té
bào khác như thế bào cơ, tế bào tuyến,…
* Các loại: Xináp điện; Xináp hoá học.
* Cấu tạo : (Xináp hoá học)
+ Chuỳ xináp chứa ti thể và bóng chứa chất trung gian hoá học.
+ Màng trước xináp.
+ Khe xináp.
+ Màng sau xináp có các thụ thể thu nhận chất trung gian hoá học.
Câu 30. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào ?
* Quá trình truyền tin qua xináp : (chất trung gian hoá học là axêtincôlin)
− Xung thần kinh đến chuỳ xináp, làm cho Ca2+ đi vào chùy xináp.
− Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xináp.
− Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
Câu 31. Tại sao, xung thần kinh không truyền trực tiếp từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác
mà phải thông qua xináp ? Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng
sau mà không theo chiều ngược lại ?
* Vì: Giúp truyền tin có hiệu quả hơn. Vì: chỉ cần một lượng nhỏ chất trung gian hoá học đã làm thay đổi màng
nơron; Tại điểm tận cùng của nơron quá nhỏ qua xináp có thể nối nhiều nơron lại với nhau → truyền thông tin.
* Vì:

− Màng trước không có các thụ thể thu nhận chất trung gian hoá học.
− Màng sau thì không có các chất trung gian hoá học.
Câu 32. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu
hết là tập tính bẩm sinh, tại sao ?
* Vì: Hệ thần kinh cấu tạo đơn giản, số lượng tế bào thần kinh không nhiều, chưa có bộ não, hầu hết là các phản xạ
không điều kiện khả năng học tập thấp, việc học tập và rút kinh nghiệm khó khăn; Tuổi thọ ngắn → thời gian học tập
không nhiều.
Câu 33. Em hãy cho biết hệ thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các tập tính của sinh
vật ?
* Khả năng học tập của động vật liên quan đến mức độ tổ chức của hệ thần kinh. Mức độ tổ chức của hệ thần
kinh càng cao, càng phức tạp thì khả năng học tập càng nhanh.
Câu 34. Học tập quen nhờn là gì ? Cho ví dụ ?
* Quen nhờn: hình thức đơn giản nhất. Động vật phất lờ, không trả lời lại kích thích lặp lại nhiều lần nếu kích
thích đó không kèm theo sự nguy hiểm.
Câu 35. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất ?
* Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất :
− Dạy hổ, voi, cá voi,…làm xiếc.
− Dạy chó, chim ưng săn mồi.
− Làm bù nhìn trên nương để đuổi chim.
− Nghe tiếng kẻng trâu, bò về chuồng.
− Sử dụng chó phát hiện ma tuý.
− Tránh dây điện đường bị đứt khi có bảo.
Câu 36. Sinh trưởng ở thực vật diễn ra như thế nào ? Đặc điểm của các mô quy định sự sinh trưởng của thực
vật?
* Sinh trưởng là sự tăng số lượng, khối lượng và kích thước của tế bào làm cây lớn lên.
* Đặc điểm của các mô quy định sự sinh trưởng của thực vật
− Mô phân sinh đỉnh: ở tại chồi đỉnh (chồi tận cùng), ở nách của thân (cành) và tại đỉnh rễ. Là mô phân
sinh sơ cấp. làm tăng chiều dài của cây.
− Mô phân sinh bên (tầng phát sinh): được sinh ra từ mô phân sinh đỉnh và phân bố theo hình trụ, tạo nên
sinh trưởng thứ cấp, làm tăng độ dày của cây.

− Mô phân sinh lóng: ở các mắc của thực vật, làm tăng chiều dài của lóng.
Câu 37. Các cấp độ sinh trưởng của thực vật ? Những vòng tròn đồng tâm của cây thân gỗ thể hiện điều gì ?


* Sinh trưởng sơ cấp: là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân
của mô phân sinh đỉnh.
* Sinh trưởng thứ cấp: sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bên) hoạt
động tạo ra → gỗ lõi, gỗ dác, mạch rây. Làm tăng độ dày của cây.
* Đó là các vòng tròn năm.
Câu 38. Người ta đã phân ra những loại hoocmôn nào ? Đặc điểm của từng loại hoocmôn đó (nguồn gốc, tác
động sinh lý, ứng dụng)?
Phân
loại

Tên
hoocmôn

Hoocmôn kích thích

Auxin
(AIA)

Gibêrelin
(GA)

Hoocmôn ức chế

Xitôkinin

Etilen


Nguồn gốc
sinh ra
- Đỉnh của
thân và cành.
- Auxin nhân
tạo.

Nơi phân bố

Tác động sinh lí

Ứng dụng

- Chồi hạt đang
nảy mầm, lá đang
sinh trưởng, tầng
phát sinh đang
hoạt động, trong
nhị hoa.

- Ở mức độ tế bào: kích thích quá
trình nguyên phân và sinh trưởng kéo
dài của tế bào.
- Ở mức độ cơ thể: tham gia vào hoạt
động sống của cây như: hướng động,
ứng động, kích thích nảy mầm của
hạt, của chồi, kích thích ra rễ.
- Ở mức độ tế bào: tăng số lần nguyên
phân và tăng sinh trưởng kéo dài của

mỗi tế bào.
- Ở mức độ tế bào: kích thích chiều
cao của cây
- Ở mức độ tế bào: kích thích phân
chia tế bào, làm chậm quá trình già của
tế bào.
- Ở mức độ cơ thể: hoạt hoá sự phân
hoá phát sinh chồi thân trong nuôi cấy
mô callus.
- Ức chế sinh trưởng chiều dài nhưng
lại tăng bề ngang của thân cây.
- Khởi động tạo rễ lông hút, cảm ứng
ra hoa (cây dừa), gây ra sự ứng động
(lá cà chua).
- Kích thích sự rụng lá, sự ngủ của
hạt, chồi cây.

- Kích thích sự ra rễ
ở cành giâm, chiết,
tăng tỉ lệ thụ quả (cà
chua), tạo quả
không hạt, nuôi cấy
mô và tế bào thực
vật diệt cỏ.
- kích thích chiều
cao của cây, tạo quả
không hạt, sản xuất
mạch nha, công
nghiệp đồ uống.
- Giúp tạo rễ, kích

thích các chồi khi có
mặt auxin, bảo tồn
giống cây quý.

- Trong lá,
trong rễ.

- Trong lá, hạt, củ,
chồi đang nảy
mầm,…

- Zeatin tự
nhiên.
- Kinetin nhân
tạo.

- Rễ, hạt, cành,...

- Sinh ra nhiều
trong thời gian
rụng lá, mô bị
tổn thương

- Lá, quả, củ chín,


- Là chất ức
chế tự nhiên.

- Lá, hạt, chồi cây,

mô, chóp rễ, hoa,


- Thúc quả chóng
chín.

- AAB/GA điều tiết
trạng thái ngủ và
hoạt động của hạt,
chồi.
Câu 39. Dựa vào quang chu kì người ta chia thực vật ra mấy nhóm ? Cho ví dụ ? Chỉ ra điểm khác nhau giữa: cây ngày ngắn (dài)
với cây ngắn (dài) ngày ? Phitôcrôm và Hoocmôn ra hoa là gì ?
Axít
Abxixic
(AAB)

* Chia làm 3 nhóm:
− Cây trung tính: cây bóng nước, đậu cô ve, cà chua, dưa chuột.
− Cây ngày ngắn: cúc, cà phê, đậu tương, thuốc lá.
− Cây ngày dài: cỏ ba lá.
* Điểm khác nhau giữa: cây ngày ngắn (dài) với cây ngắn (dài) ngày
− Cây ngày ngắn (dài): tương quan giữa ngày và đêm.
− Cây ngắn (dài) ngày: chỉ thời gian sống của cây.
* Phitôcrôm và Hoocmôn ra hoa
− Phitôcrôm: là sắc tố cảm nhận chu kì quang của thực vật và là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại
hạt cần ánh sáng để nẩy mầm.
− Hoocmôn ra hoa (florigen): là hợp chất kích thích sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào quang chu kì.
Câu 40. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển?
* Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng:
+ Trong nông nghiệp: thúc củ, hạt nẩy mầm sớm khi ở trạng thái nghỉ.

+ Trong lâm nghiệp: điều chỉnh mật độ rừng.
+ Trong công nghiệp rượu bia:
* Ứng dụng kiến thức về phát triển: tác động nhiệt, chu kì quang được sử dụng trong công tác chọn giống cây
trồng theo vùng địa lí, theo mùa, xen canh, chuyển, gối vụ cây nông nghiệp, trồng cây hỗn loài.


Câu 41. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật? Biến thái là gì ? Cho ví dụ ?
* Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Sinh trưởng: là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển: bao gồm: sinh trưởng, phân hoá, phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
* Biến thái: là sự thai đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ
trứng.
Ví dụ: Con sâu → con bướm
Câu 42. Điển khác nhau cơ bản giữa phát triển qua biến thái và phát triển không qua biến thái ? Điển khác
nhau cơ bản giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ?
Phát triển qua biến thái
- Con non có hình dạng, cấu tạo khác con trưởng thành.
- Phải trải qua nhiều lần xác mới → trưởng thành
Hoàn toàn
Con non khác con trưởng thành

Không qua biến thái
- Con non giống con trưởng thành
- Không trải qua quá trình lột xác.
Không hoàn toàn
Con non gần giống con trưởng thành

Câu 43. Các hoocmôn này do tuyến nội tiết nào tiết ra ? Vai trò của từng loại hoocmôn này ?
* Các hoocmôn này do tuyến nội tiết nào tiết ra
− Hoocmôn sinh trưởng do tuyến yên tiết ra kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua

tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương.
− Tirôxin do tuyến giáp tiết ra. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát
triển bình thường của cơ thể. (Đối với lưỡng cư có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc → ếch)
− Hoocmôn sinh dục: ơstrôgen ở nữ do buồng trứng tiết ra; testosterôn ở nam do tinh hoàn tiết ra. Có tác
dụng kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì:
+ Tăng phát triển của xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành nên các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
+ Riêng testosterôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp.
Câu 44. Tại sao, ở trẻ em nếu ăn uống mà thiếu iốt thì sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ
thấp ?
* Ta đã biết iốt là thành phần tham gia cấu tạo nên tirôxin. Nếu thiếu iốt → thiếu tirôxin → giảm quá trình chuyển hoá và
giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra không bình
thường, sự phân chia tế bào giảm → chậm lớn, số lượng tế bào não giảm → trí tuệ thấp.
Câu 45. Đối với động vật không có xương sống thì chịu ảnh hưởng của những hoocmôn nào ?
− Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng, bướm.
− Juvenin: kết hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu, ức chế quá trình sâu biến thành nhộng, bướm.
Câu 46. Tại sao, cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu ) sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của chúng ?
* Các tia tử ngoại các tác dụng lên da biến tiền vitamin D → vitamin D, giúp chuyển hoá canxi → xương, qua đó
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.
Câu 47. Sinh sản là gì ? Có những hình thức sinh sản nào ? Cho ví dụ ?
− Là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
− Có 2 hình thức:
+ Sinh sản hữu tính (SSHT). Ví dụ: người sinh con, cây ra hoa tạo quả (cam, mít,…).
+ Sinh sản vô tính (SSVT). Ví dụ: sự mộc mầm của cây sắn, cây mía.
Câu 48. Ở thực vật có những hình thức sinh sản vô tính nào ? Điểm khác nhau về các hình thức sinh sản
đó?
Chỉ tiêu so sánh
Ví dụ
Nguồn gốc

Diễn biến

Sinh sản bằng bào tử
- Cây rêu, cây dương xỉ,…
- Từ bào tử
- Thể giao tử → thể bào tử → bào tử → cây
mới.

Sinh sản sinh dưỡng
- Cây sắn, khoai tây,…
- Từ cơ quan sinh dưỡng
- Từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể
mẹ → cây mới.


Số lượng cá thể con
- Số lượng cá thể nhiều.
- Số lượng cá thể ít.
Đặc điểm
- Có sự xen kẻ thế hệ (thể giao tử, thể bào tử
- Không có sự xen kẻ thế hệ.
Phát tán
- Nhanh rộng, phát tán nhờ gió, nước
- Chậm hẹp
50. Cách tiến hành của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ? Cơ sở khoa học của việc nuôi cấy tế bào và mô thực vật ? Ý nghĩa của việc
nuôi cấy tế bào và mô thực vật ?

1. Cách tiến hành: Lấy tế bào bất kì bộ phận nào của thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng,
bao phấn, hạt phấn,…). Đem nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (in vitro) → cây mới.
2. Cơ sở khoa học: Là tính toàn năng của tế bào (khả năng di truyền của tế bào)

3. Ý nghĩa:
a. Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn.
b. Giá trị kinh tế cao (số lượng lớn, nhanh, tạo cây quý, giá thành rẻ,…)
51. Sinh sản hữu tính là gì ? Nét đặc trưng của sinh sản hữu tính ở thức vật ? Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở
thực vật ?
− Khái niệm: là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giai tử đực và giai tử cái → hợp tử → cơ thể mới.
− Đặc Trưng:
+ Có sự hợp nhất giữa giao tử đực với giao tử cái.
+ Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.
+ Gắn liền với quá trình giảm phân.
− Ưu điểm:
+ Tăng khả năng thích nghi cho các thế hệ sau.
+ Tạo sự đa dang di truyền cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
52. Hạt phấn, túi phôi được hình thành như thế nào ?
− Tế bào mẹ (2n) giảm phân → 4 tế bào con nguyên phân → thể giao tử đực (hạt phấn).
− Hạt phấn có hai tế bào (nhân):
+ Tế bào sinh sản.
+ Nhân lớn của tế bào ống phấn.
− Túi phấn: noãn (tế bào mẹ) giảm phân → 4 tế bào con xếp chồng lên nhau, 3 tế bào tử tiêu biến còn lại
1 tế bào (đại bào tử) nguyên phân → thể giao tử cái (túi phân).
53. Thụ tinh, thụ tinh kép diễn ra như thế nào ?
− Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi → hợp tử → cơ thể mới.
− Ống phấn xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi và túi phôi → giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân
hợp nhất với tb trứng → hợp tử, nhân còn lại hợp nhất với tb cực → tế bào tam bội → nội nhũ.
54. So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật ?
So sánh

Phân đôi
Nảy chồi
Phân mảnh

Trinh sinh
-Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ NST giống cá thể mẹ, không có sự kết hợp
Giống nhau giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.
- Dựa trên phân chia
- Dựa trên nguyên phân - Dựa trên phân mảnh
- Dựa trên phân chia
đơn giản tế bào chất và
nhiều lần để tạo thành
vụn vỡ của cơ thể, qua tế bào trứng (không
Khác nhau
nhân.
thụ tinh) theo kiểu
chồi con → cá thể mới. nguyên phân tạo ra cơ
thể mới.
nguyên phân nhiều
tạo ra cá thể mới (n).
55. Những ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ?

− Ưu điểm :
+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể
thấp.
+ Tạo ra các thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền trong thời gian ngắn.
+ Tạo ra các thể thích nghi tốt với môi trường ổn định, ít biến động.
− Hạn chế: tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể
dẫn tới hạn loạt cá thể chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
56. Những ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật ?
− Nuôi cấy mô :
+ Ở động vật có tổ chức thấp có thể nuôi cấy mô để tạo ra cá thể mới.
+ Ở động vật có tổ chức cao có thể nuôi cấy mô để thay thế, chữa bệnh. (ví dụ: thay vùng da bị bỏng)



− Nhân bản vô tính :
+ Là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào
trứ đó phát triển thành phôi → cá thể mới.
+ Thành tựu: Cừu Đôly là sản phẩm đầu tiên, đến nay đã thành công ở rất nhiều động vật khác: chuột
lợn, bò,…
+ Ý nghĩa: đối với động vật có tổ chức cao tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc (tế bào
xôma). Đối với con người, tạo ra các cơ quan thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng.



×