Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Tình hình hoạt động của các hệ thông xuất nhập khẩu tiêu biểu ở ba tỉnh vĩnh long – an giang – tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 110 trang )

Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
1.1.1.Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng
đầu thế giới. Nông nghiệp đóng góp bình quân 80% tỉ trọng GDP
cả nước hằng năm. Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn
với cải thiện đời sống của người nông dân là vấn đề trọng tâm,
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên. Sự nghiệp CNH HĐH đất nước sẽ không thành công nếu chúng ta không chú trọng
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Cho đến
hiện tại, sản xuất nông nghiệp vẫn đang là thế mạnh hàng đầu của
nước ta. Vì vậy đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững đang là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong công cuộc
xây dựng và đổi mới đất nước.
ĐBSCL là một trong hai vùng trọng điểm nông nghiệp của
cả nước. Cho đến nay, kinh tế nông nghiệp nơi đây vẫn chưa phát
triển đúng tiềm năng của nó. Là vựa lúa của cả nước nhưng đời
sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn do sản xuất manh múng,
tự phát, thiếu chất lượng. Bên cạnh đó, khả năng ứng dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn thấp.
Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập nền kinh tế toàn cầu, sự
cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Để có thể cạnh tranh được
với nông sản của các nước khác, bản thân những người nông dân
phải hợp tác với nhau để sản suất ra sản phẩm đồng nhất, chất


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang



lượng cao, sản lượng lớn, giá thành hạ. Vì vậy, sự ra đời của các
HTXNN là điều tất yếu.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật HTX sửa đổi đã được
Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2004. Luật đã có nhiều thay đổi tích
cực so với Luật của năm 1996, tạo ra nhiều thuận lợi và thông
thoáng hơn cho các HTX phát triển. Theo Luật, HTX có được
khung khổ pháp lý hoàn chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường
và các chuẩn mực quốc tế.
Sự ra đời và đi vào hoạt động của các HTXNN mang lại
nhiều lợi ích cho nông dân và nền kinh tế. Tuy nhiên các HTXNN
Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế do
quy mô nhỏ, vốn nghèo, cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nhiều yếu
kém. Ngoài ra, năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo chưa cao. Vì
vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để hoàn thiện và phát
triển hơn nữa các mô hình HTXNN Việt Nam nói chung, ĐBSCL
nói riêng. Nằm trong mục tiêu phát triển bền vững kinh tế nông
nghiệp vùng trọng điểm ĐBSCL, với trình độ và thời gian có hạn,
đề tài “Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang” mong muốn phát hiện
những yếu tố tích cực, đồng thời tìm ra những hướng đi mới, cơ
bản cho sự phát triển của các HTXNN.
1.1.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài.
HTXNN là một thành phần không thể thiếu cho sự phát
triển nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, cho đến nay mô hình


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang


HTXNN kiểu mới ở ĐBSCL nói chung và ở ba tỉnh Vĩnh Long,
An Giang và Tiền Giang nói riêng được hình thành không lâu nên
việc tìm ra và khắc phục những hạn chế, hoàn thiện hơn nữa mô
hình HTXNN là vấn đề quan trọng.
HTXNN là đại diện cho nông dân, tập hợp những nông dân
sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau để có thể sản xuất sản phẩm theo tiêu
chuẩn chất lượng đồng nhất. Tuy nhiên việc phát triển hơn nữa
quy mô cũng như thu hút xã viên cùng tham gia sản xuất vẫn còn
hạn chế và cần tìm biện pháp cải thiện.
Việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho sản phẩm
để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cũng đang được các HTXNN và
Nhà nước quan tâm. Thực tiễn đạt ra một vấn đề là làm thế nào để
nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thương hiệu
riêng cho HTXNN hoặc liên minh HTXNN.
Nước ta đang hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới. Để phát triển nông nghiệp nói chung và HTXNN cần có
các chiến lược và kế hoạch cụ thể. Con người là cốt lõi cho sự
thành bại của một doanh nghiệp. HTXNN cũng là một loại hình
doanh nghiệp nên vấn đề đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực
cũng là một vấn đề cần đặt ra để tìm hướng giải quyết.
Tất cả các vấn đề thực tiễn nêu trên sẽ được lần lượt phân
tích trong nội dung của đề tài.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu tổng quan.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh

Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Đánh giá thực trạng, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình hoạt động của các HTXNN ở ba tỉnh Vĩnh
Long – An Giang – Tiền Giang trong thời gian qua, từ đó tìm ra
các hướng đi mới với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển mô hình
hoạt động HTX trong thời đại mới.
1.2.2 Mục tiêu chi tiết.
 Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động của các
HTXNN trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang
trong thời gian qua.
 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh
Long – An Giang – Tiền Giang trong thời gian qua.
 Mục tiêu 3: Tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự
phát triển các mô hình HTXNN trong giai đoạn mới hướng đến
năm 2020.
1.3 Các giả thuyết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu.
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định.
 Giả thuyết 1: Các mô hình HTXNN hiện nay vẫn chưa
hoạt động thật sư hiệu quả.
 Giả thuyết 2: Chưa có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu
hoạt động của các HTXNN kể từ khi Luật HTX được sữa đổi bổ
sung năm 2003 và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.
 Giả thuyết 3: Các HTXNN vẫn chưa thu hút được
nhiều nông hộ tham gia vì những lợi ích mà nó mang lại chưa
thiết thực.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh

Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

 Giả thuyết 4: Các cán bộ trong ban lãnh đạo HTX
chưa có trình độ chuyên môn cao đủ để đáp ứng được nhu cầu
hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện tại.
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu.
- Quy mô và tình tình phát triển quy mô của các HTXNN ở
Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang hiện nay như thế nào?
- Tình hình ứng dụng và đổi mới trang thiết bị, máy móc phục
vụ cho hoạt động của các HTXNN trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh
Long, An Giang và Tiền Giang như thế nào?
- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ Quản lý HTX đã
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hiện nay chưa?
- Hiệu quả kinh doanh và lợi ích đạt được ra sao?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu trên
các Huyện có các mô hình HTXNN tiêu biểu trên địa bàn ba tỉnh
Vĩnh Long , An Giang và Tiền Giang.
1.4.2 Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập
trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009. Thời gian thu thập số
liệu thứ cấp được tiến hành vào tháng 05/2009và được hoàn
thành vào tháng 01/2010. Riêng số liệu sơ cấp được tiến hành thu
thập từ 01/01/2010 đến 28/02/2010.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là đánh
giá và tìm ra các mô hình HT mới nhằm thúc đẩy sự phát triển
các mô hình hợp tác. Do giới hạn về kinh phí thực hiện nên chỉ


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang


nghiên cứu trên các HTXNN tiêu biểu trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh
Long, An Giang và Tiền Giang.
1.5

Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu có

liên quan đến tình hình hoạt động của các HTXNN ở ĐBSCL nói
chung và ở ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang nói riêng
có các bài nghiên cứu của các tác giả:
a) Tô Thiện Hiền, Thực trạng và giải pháp hợp tác xã nông
nghiệp ở An Giang – Đại học An Giang, 2006.
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định hình thức nghiên cứu hợp
tác nông nghiệp tại địa bàn tỉnh An Giang, từ khâu vận động nông
dân cho hiểu ý nghĩa của hợp tác xã kiểu mới đến các quy trình
thành lập, đào tạo hợp tác xã, hoạt động sản xuất, tín dụng và tiêu
thụ sản phẩm và rút ra những bất cập, những thiếu xót và những
chỗ mạnh của phong trào hợp tác xã của tỉnh An Giang để đề xuất
những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các hợp tác xã
nông nghiệp An Giang để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế
giới.
b) Nguyễn Công Bình, Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015 Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2007.
Đề tài nghiên cứu phân tích các điều kiện tự nhiên và xã hội
ở Tiền Giang, qua đó đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển
của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1997


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh

Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

đến 2007, từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hoạt
động của các HTXNN tầm nhìn đến 2015.
c) Các báo cáo tình hình hoạt động của HTX hằng năm của Sở
Nông nghiệp ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang
Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động HTX trong tỉnh,
phân tích những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong hoạt động của
các HTX từ đó tìm ra giải pháp cải thiện đồng thời đề ra các mục
tiều cần đạt được cho những năm tiếp theo.
d) Các văn bản pháp quy liên quan đến sự phát triển HTX hiện
nay.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.
2.1

Phương pháp luận.
2.1.1. Tổng quan về Hợp tác xã và HTX nông nghiệp.
2.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của HTXNN.

- Khái niệm:
Theo liên minh HTX quốc tế “HTX là một tổ chức tự trị của
những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa thông

qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”.
Theo Điều 1 Luật HTX sửa đổi bổ sung năm 2003 “HTX là
tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi
chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn,
góp sức lập ra theo quy đinh của Luật để phát huy sức mạnh tập
thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách
pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính
trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác
của HTX theo quy định của pháp luật”.
HTX nông nghiệp là một hình thức của HTX có các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như sản


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

xuất, tiêu thụ nông sản, các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
- Đặc trưng cơ bản của HTXNN:
Một là, HTXNN là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của
những nông hộ, nông trại có chung yêu cầu về những dịch vụ cho
sản xuất kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng nông
hộ không làm được hoặc làm nhưng kém hiệu quả.
Hai là, cơ sở thành lập của HTX là dựa vào việc cùng góp
vốn của các thành viên và quyền làm chủ hoàn toàn bình đẳng
giữa các xã viên theo nguyên tắc mỗi xã viên một phiếu biểu
quyết không phân biệt lượng vốn góp it hay nhiều.

Ba là, mục đích kinh doanh của HTX trước hết là dịch vụ
cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch
vụ, đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản
xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ
thấp hơn giá thị trường.
Bốn là, HTX thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ và cùng có lợi.
Năm là, HTX là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết
những xã viên thật sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thược
vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả
năng quản lý kinh doanh. Như vậy trong một khu cự nhất định có
thể tồn tại nhiều loại hình HTX có nội dung kinh doanh khác
nhau, có số lượng xã viên không giống nhau, trong đó một số


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

nông hộ, trang trại đồng thời là xã viên của nhiều HTX khác
nhau.
Sáu là, xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong HTX, vừa
là cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập. Do vậy, quan
hệ giữa HTX và xã viên vừa là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội bộ,
vừa là quan hệ giữa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân
độc lập.
2.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
HTXNN.
HTX tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện: mọi các nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều
kiện theo quy định của Luật HTX, tán thành Điều lệ HTX đều có

quyền gia nhập HTX; xã viên có quyền ra khỏi HTX theo Điều lệ
HTX.
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia
quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có phương hướng sản xuất,
kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác được quy
định trong Điều lệ HTX.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự
quyết định về phân phối thu nhập.
- HTX và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát
huy tinh thần xây dựng tạp thể và hợp tác với nhau trong HTX,
trong cộng đồng xã hội; hợp tác giữa các HTX trong nước và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Điều 2 Nghị định số 177/2004/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật TX năm 2003.
Các hình thức cơ bản của HTXNN:
-

HTXNN làm dịch vụ: về hình thức, đây là tổ chức

kinh tế trong nông nghiệp tách ra làm chức năng dịch vụ cho nông
nghiệp, bao gồm:
+ Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
+ Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp
+ Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông

nghiệp.
-

HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ

-

HTX sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.3. Đặc trưng cơ bản của HTXNN ở ba tỉnh

Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang.
Tình hình hoạt động của các HTXNN ở ĐBSCL hiện nay
vẫn chưa phát triển mạnh, tỉ lệ giải thể còn cao. Bên cạnh đó có
rất nhiều HTX còn hoạt động mang tính hình thức.
Ngoài các đặc trưng chung cơ bản của HTXNN, HTXNN ở
ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang còn có các đặc trưng
sau:
- Các HTXNN nhìn chung có quy mô nhỏ (vốn điều lệ từ 100
triệu đến 1 tỉ đồng). Do vậy đa số các HTX không có nguồn vốn
đủ để mở rộng quy mô.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

- Loại hình hoạt động chủ yếu của HTXNN là cung cấp dịch
vụ cho xã viên chẳng hạn như dịch vụ thủy lợi, cung ứng giống,
vật tư nông nghiệp, dịch vụ làm đất, xử lý sau thu hoạch, … Hiện
tại nơi đây vẫn chưa phổ biến hình thức HTX sản xuất nông
nghiệp.

- Mỗi tỉnh có liên minh HTX để liên kết các HTX địa phương
lại với nhau, Liên minh HTX làm công tác tập huấn kỹ thuật canh
tác theo tiêu chuẩn chất lượng, nghiên cứu cung ứng giống thuần
chủng, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, …
2.1.2. Vị Trí và vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp
trong nền kinh tế.
2.1.2.1. Vị trí.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác, HTXNN
mang tính đặc thù là sự hợp tác tự nguyện của các thành viên
trong nông nghiệp nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Như vậy
sự ra đời của HTXNN là mang lại những lợi ích thiết thực cho xã
viên.
Khoảng 80% GDP của cả nước là nông nghiệp. Điều đó cho
thấy sự quan trọng của nông nghiệp, và của các HTXNN đối với
nền kinh tế. HTXNN giúp các nông hộ liên kết lại với nhau, tránh
tình trạng sản xuất phân tán nhỏ lẻ đang là vấn đề phổ biến hiện
nay. Bên cạnh đó, HTXNN còn cung cấp các dịch vụ cho xã viên
của mình từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như: giống,
phân bón, thuốc từ sâu,… cho đến dich vụ thuỷ lợi hướng dẫn kỹ


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

thuật canh tác trong quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản
phẩm đầu ra.
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ,
người nông dân không thể tự mình cạnh tranh với các nông sản
của các nước khác mà phải liên kết với nhau thông qua các
HTXNN hay liên minh HTX để cùng sản xuất ra sản phẩm đồng

nhất, đủ tiêu chuẩn chất lượng, hạ thấp chi phí sản xuất, đồng thời
tìm đầu ra cho nông sản. Vấn đề chèn ép giá hiện nay đang diễn
ra rất phổ biến bặc biệt là ở ĐBSCL khi mà nông dân sản xuất
xong không biết bán cho ai, giá bao nhiêu. Phần đông dân số
nước ta là nông dân, đất nước dựa vào nông nghiệp để phát triển
nhưng nông dân lại là những người nghèo nhất. Như vậy muốn
đưa đất nước phát triển đi lên, trước hết phài tìm cách làm giàu
cho chính những người nông dân. Trong mục tiêu phát triển bền
vững nông nghiệp, sự phát triển đúng đắn các mô hình HTXNN là
một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công.
2.1.2.2. Vai trò.
HTXNN là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy
hoạt động của HTXNN có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động
của sản xuất hộ nông dân. Nhờ có hoạt động của HTXNN, các
yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp được cung cấp kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng,
các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản
xuất của hộ nông dân được nâng lên.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Thông qua hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của
HTXNN được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực
hiện theo hướng tập trung chuyên môn hóa.
HTX còn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ
nông dân, vì vậy hoạt động của HTXNN có vai trò cầu nối giữa
Nhà nước với hộ nông dân một cách có hiệu quả. HTXNN ở
những vùng chuyên môn hóa, còn là hình thức thể hiện mối liên

minh công nông, đặc biệt khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến
nông sản.
Trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham gia hoạt
động dịch vụ cho hộ nông dân, hoạt động của HTX là đối trọng
buộc các đối tượng khác phục vụ tốt cho hộ nông dân.
2.2

Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.

 Số liệu thứ cấp được thu thập từ:
- Các ấn phẩm là công trình nghiên cứu trước đây của các
tác giả được liệt kê ở phần tài liệu tham khảo về những đề tài có
liên quan.
- Các báo cáo của Sở Nông nghiệp và UBND ba tỉnh Vĩnh
Long – An Giang – Tiền Giang.
- Internet.

 Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực
tiếp Ban Chủ nhiệm các HTX và Lãnh Đạo Chính quyền địa
phương nơi HTX hoạt động.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

- Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả thông qua
các biểu bảng để đánh giá.
Thống kê mô tả là một phương pháp thống kê dựa vào các

số liệu không gian và thời gian để mô tả những đặc tính cơ bản
của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các
cách thức khác nhau.
- Mục tiêu 2: Dùng phương pháp hồi quy tuyến tính để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình hoạt động của HTXNN.
Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định
xem các biến độc lập (biến thuyết minh) quy định các biến phụ
thuộc (biến được thuyết minh) như thế nào.
Phương trình hồi quy:
Y = β1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + … + βkXk + U
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc phản ánh hiệu quả hoạt động của
HTXNN
β: Các hằng số tự do.
X: Biến độc lập phản ánh các nhân tố ảnh hưởng được đưa
vào mô hình hồi quy để kiểm định.
U: Sai số của mô hình.
- Mục tiêu 3: Dùng phương pháp thống kê suy luận để kiểm
định các giả thuyết, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển HTXNN
trong tương lai.
Thống kê suy luận là phương pháp đặt ra giả thuyết và tiến
hành kiểm định giả thuyết dựa trên độ tin cậy cho trước.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Chương 3
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
HTXNN Ở BA TỈNH VĨNH LONG – AN GIANG – TIỀN

GIANG.
3.1

Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở ba

tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Cả ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang đều nằm
trong khu vực ĐBSCL, một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước,
nằm ở cực nam Tổ quốc. Vì thế, cả ba tỉnh đều có đặc điểm chung
là địa hình bằng phẳng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được
bồi đắp một lượng lớn phù sa hằng năm từ hệ thống hạ lưu sông
Mekong, thuận lợi cho giao thông cả thủy lẫn bộ và chủ yếu phát
triển nông nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi tỉnh vẫn có những nét đặc
trưng riêng, cụ thể:


Vĩnh Long: Nằm ở toạ độ địa lý 10,150 vĩ độ Bắc,

105,580 kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.847 km.
Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL. Phía Đông Nam giáp tỉnh
Trà Vinh, phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang
và Bến Tre.
Vĩnh Long cũng nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây của
vận tải quốc tế đường biển và đường sông từ cửa Tiểu và cửa
Định An vận chuyển hàng hoá đi Campuchia và tuyến quốc lộ 54



Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

từ Trà Vinh xuyên qua Vĩnh Long lên Đồng Tháp và biên giới
Campuchia. Về mặt địa chính trị, nó có thể được xem là trung tâm
của ngã sáu đi trực tiếp đến 8 tỉnh, thành phố trong vùng. Đó là
quốc lộ 1A đi qua Tiền Giang, Long An và thành phố Hồ chí
Minh theo hướng bắc và đi Cần Thơ theo hướng Nam, quốc lộ 80
đi Sa Đéc, An Giang, quốc lộ 30 Cao lãnh và vùng Đồng Tháp
Mười, quốc lộ 57 đi Bến Tre và quốc lộ 53 đi Trà Vinh. Nếu lấy
thành phố Vĩnh Long làm tâm thì trong bán kính 100 km, từ Vĩnh
Long có thể đi đến 10 tỉnh, thành của ĐBSCL (ngoại trừ Bạc Liêu
và Cà Mau). Hơn thế nữa, Cầu Mỹ Thuận và cầu Cầu Thơ sẽ biến
Vĩnh Long thành chiếc cầu lớn nối liền các tỉnh phía Bắc sông
Tiền với các tỉnh phía Nam Sông Hậu. Nối liền miền Đông với
Miền Tây Nam bộ, nối liền vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với
vựa lúa ĐBSCL.
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng. Với dạng
địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có
dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ
sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.
Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0m: 29.934,21 ha - chiếm
22,74%. Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven
sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò
cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nông nghiệp chủ yếu cơ cấu
lúa - màu và cây ăn quả.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh

Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm
45,86%. Phân bố chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và
vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ
lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất
hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh.
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm
30,28%. Phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80%
diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất
cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo
sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu
ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất
này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm
1,12% có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông
nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT, lúa HT-Mùa) trong điều
kiện quản lý nước khá tốt. Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A
chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà
Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Cùng với
mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện
nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ
thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước.
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp
phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú,
dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của
Tỉnh.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh

Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang



An Giang: Là một trong bốn tỉnh vùng kinh tế trọng

điểm đồng bằng sông Cửu Long, thuộc tứ giác Long Xuyên, là
tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất ĐBSCL. An Giang có tọa độ địa lý
100 12’ – 100 57’ Vĩ độ bắc, 1040 46’ – 1050 35’ Kinh độ đông.
Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp
tỉnh Kiên Giang (70 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (45
km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (108 km).
Địa bàn tỉnh có đồng bằng cao trình thay đổi từ 1m đến 5m
và đồi núi thấp, được chia thành 02 vùng kinh tế:
+ Vùng cù lao: diện tích 1,032km2 chiếm 330.3% diện tích
toàn tỉnh, gồm 04 huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và An
Phú. Đây là vùng phát triển nông nghiệp với năng suất cây trồng
cao nhất tỉnh.
+ Vùng bờ hữu sông Hậu: Ngoài sản xuất nông nghiệp còn
có khai khoáng, phát triển công nghiệp và du lịch.
An Giang là nơi hội tụ các yếu tố thuận lợi về khí hậu, đất
đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có đồi núi – điểm khác biệt
so với địa hình hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, đồng bằng
mênh mông, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Tiềm năng
to lớn cho sự phát triển kinh tế toàn diện về Nông nghiệp, Thủy
sản, công nghiệp, du lịch. Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự
nhiên 353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp
280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.



Tiền Giang: nằm trải dọc trên bờ Bắc sông MeKong

với chiều dài 120km. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

trung tính, ít chua, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh. Tiền
Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ đông và 10°35’-10°12’
bắc. Tỉnh có phía bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí
Minh, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre
và Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông. Diện tích 2.481,8 km2.
Bờ biển dài 32km với hàng ngàn hecta bãi bồi ven biển,
nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy hải sản (nghêu, tôm, cua,…)
và phát triển kinh tế biển.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với các sông Tiền,
sông Vàm Cỏ Tây, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,... nối
liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí
Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và
Campuchia.
Tiền Giang có 4 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 30,
Quốc lộ 50, Quốc lộ 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên
150 km, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, cầu
Rạch Miễu, cầu Hàm Luông bắc qua sông Tiền nối liền Tiền
Giang với Bến Tre, cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền
Tiền Giang với Long An và thành phố Hố chí Minh tạo cho Tiền
Giang một vị thế cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ
Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những điều
kiện quan trọng để rút ngắn thời gian chi phí vận chuyển hàng hóa

từ Tiền Giang đi thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong
khu vực.
3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn.


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

ĐBSCL nói chung và 03 tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền
Giang nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 28 0C. Chế độ
nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.790 giờ, ít
xảy ra thiên tai. Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.


Vĩnh Long:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 – 280C.
- Lượng mưa bình quân: 1,565mm/năm.


An Giang:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27,70C.
- Lượng mưa bình quân: 1,467mm/năm.


Tiền Giang:


- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 – 280C.
- Lượng mưa bình quân: 1,418mm/năm.
3.1.1.3. Dân số và tình hình lao động.
Theo thống kê năm 2008, ba tỉnh Vĩnh long, An Giang và
Tiền Giang có số dân trung bình là 5.069,482 nghìn người, chiếm
28,6% dân số khu vực ĐBSCL (17.717,331 nghìn người), tăng
0,85% so với năm 2007 (5.026,826 nghìn người). Mật độ dân số
trung bình 676 người/km2 gấp 1,55 lần mật độ dân số trung bình
khu vực ĐBSCL (436 người/km2); tăng 0,9% so với năm 2007
(670 người/km2).
Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 69% dân số.
Số lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế là 2.923.567


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

nghìn người, trong đó lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản là 1.887.820 nghìn người, chiếm 64.57% dân số lao động
trong các ngành kinh tế.
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động ở Vĩnh Long, An
Giang và Tiền Giang.
ĐVT: Tổng số dân: người Mật độ dân số: người/km2 Lao
động: người
Chỉ tiêu
I.
Vĩnh Long
- Tổng số dân

Năm

2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

1.053.36 1.056.99 1.062.59
7
2
2
713
715
718

- Mật độ dân số
- Số dân trong độ tuổi
709.568 710.128
lao động
• Lao động trong
NN – LN – TS.
- Lao động thất nghiệp
12.502 10.466
II. An Giang
- Tổng số dân
2.192.72 2.210.95

6
7
- Mật độ dân số
620
625
- Số dân trong độ tuổi 1.350.11 1.387.27
lao động
5
5
• Lao động trong
NN – LN – TS.
- Lao động thất nghiệp
III.
Tiền Giang
- Tổng số dân
1.698.85 1.717.42
1
7
- Mật độ dân số
684
691
- Số dân trong độ tuổi
lao động
• Lao động trong 639.160 637.242

1.068.9
17
723

719.583 733.151

388.157 387.893
10.861

10.872

2.230.35
4
631
1.424.43
0

2.250.7
53
636
1.456.2
12

884.089 878.290
-

-

1.733.88
0
698

1.749.9
92
704


-

-

631.434 621.637


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

NN – LN – TS.
- Lao động thất nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Long, An Giang, Tiền
Giang.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
3.1.2.1. Kinh tế.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn 03 Tỉnh theo giá hiện hành
phân theo khu vực kinh tế năm 2008 là 75.265.344 triệu đồng,
tăng 31,12% so với năm 2007 (57.402.013 triệu đồng). Trong đó
năm 2008:
+ Tổng sản phẩm Khu vực Nông – Lâm nghiệp và Thủy
sản: 33.635.235 triệu đồng, tăng 40% so với năm 2007
(24.023.841 triệu đồng).
+ Tổng sản phẩm khu vực Công nghiệp và Xây dựng:
12.002.123 triệu đồng, tăng 20,86% so với năm 2007 (9.930.335
triệu đồng).
+ Tổng sản phẩm khu vực Dịch vụ: 29.628.986 triệu đồng,
tăng 26,36% so với năm 2007 (23.447.837 triệu đồng). (Bảng 3.2)
Nhìn chung giá trị tổng sản phẩm ở ba tỉnh năm 2008 tăng
nhiều so với năm 2006 và 2007. Tuy nhiên tỉ trọng đóng góp của

ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm ở ba tỉnh nói chung và ở
từng tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang tương đối ổn định
qua các năm từ 2006 đến 2008. Nông nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ
trọng cao trong GDP ở Vĩnh Long và An Giang, trong khi đó ở
Tiền Giang tỉ trọng đóng góp của khu vực I và II gần như tương


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

đương. Điều đó cho thấy Tiền Giang có sự đầu tư phát triển công
nghiệp và xây dựng cao hơn Vĩnh Long và An Giang. Tuy nhiên
nông nghiệp vẫn là thế mạnh của cả 03 tỉnh.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 03 Tỉnh năm
2008: 11.156.011 triệu đồng, tăng 13,86% so với năm 2007
(9.797.603 triệu đồng). Trong khi đó, tổng chi ngân sách địa
phương trên địa bàn 03 Tỉnh năm 2008: 11.039.767 triệu đồng,
tăng 12,02% so với năm 2007 (9.854.870 triệu đồng). Điều này
thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong thu chi ngân sách trên địa
bàn 03 tỉnh. Năm 2008, tổng thu ngân sách cao hơn tổng chi ngân
sách trong khi điều ngược lại xảy ra năm 2007. Nó thể hiện sự
chủ động và khả năng phân bổ tốt, ổn định nguồn ngân sách cho
các hoạt động đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
cuối năm 2008 Vĩnh Long vẫn nằm trong tình trạng thâm hụt
ngân sách. Đến năm 2008 cả Tiền Giang và An Giang đều đạt
tổng thu cao hơn tổng chi ngân sách Nhà nước và địa phương.
Thêm vào đó, so với Tiền Giang và Vĩnh Long thì An Giang
chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng thu, chi ngân sách do sự lớn
hơn khà nhiều về diện tích tự nhiên và dân số. (Biểu đồ 3.1)
Bảng 3.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn 03 tỉnh Vĩnh

Long, An Giang và Tiền Giang theo giá hiện hành.

Chỉ tiêu

Năm 2006
Năm 2007
Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ
(tr
lệ
(tr
lệ
đồng) (% đồng) (%
)
)

Năm 2008
Giá trị Tỉ
(tr
lệ
đồng) (%)


Đề tài: Tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu ở ba tỉnh
Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

Tổng số
-

-


-

-

60.642. 100 57.402.
915
013
Nông nghiệp, 25.505. 42, 24.023.
lâm nghiệp và
418
1
841
thủy sản.
Công nghiệp và 15.612. 25, 9.930.3
xây dựng.
463
7
25
Dịch vụ.
20.804. 34, 23.447.
245
3
837
1. Vĩnh Long
Tổng số
9.508.4 100 11.868.
64
458
Nông nghiệp, 5.080.2 53, 6.359.4
lâm nghiệp và

61
4
72
thủy sản.
Công nghiệp và 1.393.5 14, 1.796.9
xây dựng.
72
7
12
Dịch vụ.
3.034.6 31, 3.712.0
31
9
74
2. An Giang
Tổng số
21.336. 100 27.215.
406
465
Nông nghiệp, 7.373.1 34, 9.604.0
lâm nghiệp và
51
5
73
thủy sản.
Công nghiệp và 2.726.5 12, 3.367.4
xây dựng.
76
8
13

Dịch vụ.
11.236. 52, 14.243.
679
7
479
3. Tiền Giang
Tổng số
29.798. 100 38.003.
045
042
Nông nghiệp, 11.772. 39, 14.261.
lâm nghiệp và
795
5
677
thủy sản.
Công nghiệp và 11.492. 38, 15.819.

100 75.265. 100
344
41, 33.635. 44,7
9
235
17, 12.002. 15,9
3
123
41, 29.628. 40,4
8
986
15.838.

116
53, 8.473.9 53,5
6
80
15, 2.407.8 15,2
1
14
31, 4.956.3 31,3
3
22
100 34.531. 100
757
35, 12.830. 37,1
3
840
12, 3.954.5 11,5
4
68
25, 17.746. 51,4
3
349
100 50.915. 100
560
37, 21.763. 42,7
5
739
41, 19.139. 37,6



×