Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình cáp nước ổn định, an toàn cấp vùng đối với các đô thị khu công nghiệp vùng bán đảo cà mau phù hợp với vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.62 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-------   --------

TRẦN ANH TUẤN

ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH,
AN TOÀN CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU PHÙ HỢP VỚI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT

PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP

1. GS. TS. TRẦN HIẾU NHUỆ

2.

GS. TS. HOÀNG VĂN HUỆ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-------   --------



TRẦN ANH TUẤN
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH,
AN TOÀN CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU PHÙ HỢP VỚI VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHUYÊN NGÀNH: MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 62.85.02.05

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

3. GS. TS. LÂM MINH TRIẾT

4. TS. NGÔ HOÀNG VĂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


i
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Anh Tuấn, Thạc Sỹ - Chuyên viên Chính, hiện là Phó Giám
đốc Phân Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Miền Nam - Bộ Xây dựng. Tôi xin
cam đoan :
Luận án Tiến sỹ với đề tài : “Nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước ổn định, an

toàn cấp vùng đối với các Đô thị - Khu Công nghiệp Vùng bán đảo Cà Mau phù
hợp với Vùng đồng bằng sông Cửu Long” là công trình nghiên cứu của bản thân
tôi. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được tác giả nào công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả

Trần Anh Tuấn

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


ii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn :
-

Giáo sư, Tiến sỹ Lâm Minh Triết và Tiến sỹ Ngô Hoàng Văn, những
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và luôn tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.

-

Ban Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, đã quan tâm, động viên và góp ý chuyên môn
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cúu sinh trong quá trinh
học tập và nghiên cứu luận án.


-

Các Thầy, Cô và các đồng nghiệp đã góp ý, động viên trao đổi giúp
đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu luận án.

-

Các cơ quan, Tổ chức, Các địa phương Vùng ĐBSCL hỗ trợ, cung
cấp các số liệu, tài liệu liên quan.

-

Các chuyên gia, các nhà quản lý,… đã có ý kiến đóng góp, chia xẻ
quan điểm về nội dung nghiên cứu, đề xuất của Luận án.

Tác giả xin cảm ơn và chia sẻ niềm vinh dự này cùng gia đình và bạn bè đã
động viên, khuyến khích NSC thực hiện thành công luận án.

Tác giả

Trần Anh Tuấn

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


iii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN ÁN
Vùng ĐBSCL hiện có 13 tỉnh/thành phố, trong đó có vùng bán đảo Cà Mau

(BĐCM) với 7 tỉnh/thành phố phía Tây Nam sông Hậu. Định hướng tới năm 2030
Vùng luôn đóng góp quan trọng cho kinh tế của đất nước, Vùng sẽ có trên 250 ĐT
và khoảng 40 ngàn ha đất xây dựng khu công nghiệp (KCN). Vùng BĐCM có trên
110 ĐT và 15 ngàn ha đất xây dựng KCN. Nhu cầu cấp nước cho các đô thị - khu
công nghiệp (ĐT-KCN) được dự báo tới năm 2030 là 4,6- 4,7triệu m3/ngày, trong
đó Vùng BĐCM là 2,2-2,3triệu m3/ngày. Tiềm năng các nguồn nước của vùng cho
thấy:
a) Nước dưới đất (NDĐ) có 10 tầng chứa nước phân bố không đều trên toàn vùng,
các ĐT – KCN đang khai thác hơn 320 ngàn m3/ngày và trên 45.000 giếng nhỏ
lẻ ở khu vực nông thôn. NDĐ hiện chưa có đánh giá trữ lượng cho phép khai
thác cụ thể. Vì vậy, cần được quản lý và hạn chế khai thác.
b) Nước mưa khá dồi dào, hàng năm góp vào dòng chảy các sông khoảng 6-7 tỷ
m3, phân bố không đều và tập trung 90% vào mùa mưa. Khả năng thu và chứa
nước mưa với lưu lượng lớn, trên diện rộng làm nguồn cấp nước cho các ĐT –
KCN rất khó khăn (do đất bị nhiễm phèn, mặn). Đây là nguồn nước quan trọng
cho người dân sống phân tán ở vùng ven biển, vùng khó khăn nguồn nước ngọt.
c) Sông Tiền, sông Hậu thuộc hạ lưu sông Mê Kông là nguồn nước có tiềm năng
lớn,duy nhất của vùng và đang được khai thác gần 60% nhu cầu nước cho các
ĐT-KCN. Dự báo trong 20 năm tới việc dùng nguồn sông Tiền, sông Hậu cung
cấp nước sinh hoạt cho các ĐT-KCN cũng chỉ chiếm 0,15% -1,75% lưu lượng
nhỏ nhất của sông. Nhưng trở ngại chính cho điều này là xâm nhập mặn, phèn
và đặc biệt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH – NBD).
Thực tế sau 40-50 năm mặn xâm nhập vào sâu thêm 15-20 km so với những năm
1960 trên sông Tiền, sông Hậu. Hiện nay vào cuối mùa khô, biên mặn (400mg/l, Cl) đã vào sâu 40 – 45 km tính từ cửa sông.
Kịch bản BĐKH – NBD công bố (tháng 9/2009): Mực nước biển dâng thêm đối
với vùng ĐBSCL là khoảng 30cm vào giữa thế kỷ và cuối thế kỷ XXI là 75cm so
với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Ngoài ra, trên dòng chính sông Mê Kông dự
báo có khoảng 25 đập chắn (Trung Quốc 14 đập bậc thềm trên sông Lan
Thương/Mê Kông và địa phận Lào có 11 đập). Đây là yếu tố “nhân tai” có ảnh
hưởng lớn tới các hệ sinh thái, xâm nhập mặn cũng như đời sống của người dân

vùng hạ lưu sông Mê Kông .
Viện QH Thủy lợi Miền Nam, dự báo biên mặn (1g/l) năm 2050 sẽ xâm
nhập vào sâu khoảng 60 km trên sông Hậu và 70 km trên sông Tiền có tính đến
chiết giảm lưu lượng thượng nguồn nước đến Kratie – Campuchia (-30%).
Vị trí lấy nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD trong 20-30 năm
tới trên dòng chính sông Hậu, sông Tiền cần cách biển tối thiểu trên 70 km về phía
thượng nguồn tính từ biển Đông.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


iv
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

Khai thác lợi thế nguồn nước của vùng ĐBSCL tạo dựng khung hạ tầng cấp
nước cấp vùng ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD phục vụ phát triển
không gian kinh tế -xã hội (KT-XH) là mục tiêu chiến lược về cấp nước của Vùng.
Mô hình cấp nước đặc thù cho vùng ĐBSCL cũng như vùng BĐCM, ngoài
các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc, mô hình cần có những nhóm tiêu chí đặc thù trong
từng giai đoạn nghiên cứu phù hợp. Luận án đã nghiên cứu đề xuất các nhóm tiêu
chí cho từng giai đoạn nghiên cứu của mô hình. Các kịch bản mô hình cấp nước
được đề xuất tương ứng với bối cảnh, khả năng, ưu thế, hạn chế cũng như cơ hội và
thách thức sẽ có thể diễn ra và không loại trừ các yếu tố ảnh hưởng từ “thiên tai và
nhân tai”. Từ đó luận án đề xuất lựa chọn kịch bản mô hình cấp nước phù hợp, khả
thi nhất trong điều kiện của vùng cho giai đoạn năm 2020 và 2030.
Kịch bản lựa chọn là “Mô hình cấp nước tổng hợp”, khai thác lợi thế của
vùng, không hạn chế trong ranh địa phương với các công trình đầu mối và mạng
lưới cấp vùng trở thành khung hạ tầng cấp vùng đảm bảo ổn định, an toàn và thích
ứng BĐKH – NBD. Theo đó, vùng ĐBSCL sử dụng nguồn cấp nước chính là sông
Hậu, sông Tiền với ba vùng cấp nước đặc thù: (i) Vùng Bắc sông Tiền (BST) lấy
nguồn sông Tiền với lưu lượng Q= 1 - 1,5 triệu m3/ngày; (ii) Vùng BĐCM lấy

nguồn sông Hậu với lưu lượng Q=3-3,5 triệu m3/ngày; (iii) vùng giữa sông Tiền,
sông Hậu (STSH) thuộc vùng ngập lũ sâu (không thuận tiện xây dựng công trình
cấp vùng), có nhu cầu khoảng 0,8 -1 triệu m3/ngày, được cấp nước từ khung hạ tầng
cấp nước của vùng.
Mô hình cấp nước cho các ĐT-KCN vùng BĐCM được triển khai từ mô
hình cấp nước vùng ĐBSCL. Các thành phần chính của mô hình cũng là một phần
của mô hình cấp nước Vùng ĐBSCL được xây dựng phục vụ cho vùng BĐCM :
- Xây dựng 2 Nhà máy nước (NMN) cấp vùng tại khu vực Ô Môn – Cần Thơ
và Châu Thành – An Giang (cách biển 80 và 120 km) có lưu lượng Q1= 0,5
triệu m3/ngày và Q2= 2 triệu m3/ngày cung cấp cho vùng.
- Xây dựng mạng chuyển tải là khung hạ tầng cấp vùng (kết hợp trong hệ
thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng : Giao thông, lưới điện, thông tin, cấp
nước… các theo các hành lang phát triển vùng) kết nối tới các ĐT-KCN của
vùng BĐCM và với các vùng cấp nước đặc thù sau này.
- HTCN tại các đô thị được điều chỉnh phù hợp (theo điều kiện kỹ thuật) kết
nối với khung hạ tầng cấp nước cấp vùng.
Đề xuất hình thành Tổng công ty cấp nước Vùng có các thành viên là các
Công ty cấp nước hiện hữu tại các tỉnh/thành trong vùng được tái cấu trúc phù hợp.
Bước đầu, mô hình thực hiện cho vùng BĐCM có khung quản lý được kết hợp giữa
quản lý lãnh thổ với quản lý ngành, không giới hạn trong ranh hành chính các địa
phương vì sự phát triển chung của vùng.
Mô hình cấp nước cho một vùng lãnh thổ chưa có tiền lệ tại Việt Nam.Vì
vậy, trong giới hạn nghiên cứu của Luận án sẽ có những hạn chế nhất định, khi triển
khai thực tế cần có những nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện mô hình và áp dụng
cho toàn vùng ĐBSCL.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


v
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.


Mô hình cấp nước đối với một vùng lãnh thổ đặc thù trong bối cảnh BĐKH –
NBD cần được cập nhật hiệu chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn khi có các kết quả
nghiên cứu đa ngành từ “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí
hậu” cũng như đàm phán, thỏa thuận của các nước trong lưu vực sông Mê Kông ,
nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Liên kết, khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước với mục tiêu “sống
chung với nước biển dâng” sông Hậu, sông Tiền sẽ mãi là “nguồn” nuôi sống và
bảo vệ người dân “vùng sông nước” ĐBSCL.

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


vi
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

SUMMARY
The area of the Cuu Long River Delta has 13 provinces/cities, including
Camau Peninsula with 7 provinces/cities of Southwest Hau River. According to the
forecast until 2030, the Cuu Long River Delta will be an important region to
national economy. It will have more than 250 towns and covers 40 thousand
hectares of industrial parks, in which Ca Mau Peninsula has more than 110 towns
and 15 thousand hectares of industrial parks. The forecast shows that water demand
of this region in 2030 is about 4.6 – 4.7 million cubic per day, in which water
demand of Ca Mau Peninsula is 2.2 – 2.3 million cubic per day. The existing water
sources indicate the followings:
a) Under ground water source, including 10 levels of water (aquifers) distributed
sparsely in the entire area. It provide water at a capacity of 320 thousand cubic
meters/ day, supplie from 45,000 individual wells of various sizes in the rural
areas. There is not any assessment of reserves for specific exploitation.

Therefore, ground water is one of the water reserve sources and needs to be
managed well and exploitation needs to be limited.
b) Raining water source is plentiful, which contributed to the rivers about 6- 7
billion cubic per day of water. Raining water is unevenly distributed, with 90%
concentrating in the rainy season. It is difficult to collect rain water in the large
area and quantity, creating challenges for water supply in towns and industrial
parks (because land is affected by acidy and salinity). This is an important
source of water for people residing in coastal areas and area with fresh water
problems.
c) Surface water of Tien and Hau rivers belonging to the Lower Mê Kông delta is
the source of the greatest potential of water. It currently provides almost 60% of
water supply needs for the Cities – Industrial Park of this area. In the next 20
years, the water demand of this area accounts for only 0.15 – 1.75% of
minimum dischange of the Hau River. However, the main obstacle is flooding,
salinity, acidity and response to the climate changes and rising sea water level.
In fact, the salinity penetrated deep into 15 – 20 km after 40 – 50 years since
1960s. Today, at the end of dry season, the salinity (1g/l) was 40 – 50 km in the
Tien and Hau Rivers’s area.
The scenarios of the climate changes – rising sea on “The National Target
Program to respond to climate changes” were published: Sea level rise is about
30cm in the Cuu Long River Delta in the middle of XXI century and about 75 cm at
the end of XXI century compared to the average of the period 1980 - 1999. Also,
according to the forecast, there will be 25 dams (14 Chinese dams on the Lan
Thuong River / Mê Kông and 11 dams on the territory of Laos) on the Mê Kông
mainstream. This is the factor of "human disaster", which has a large impact on
ecosystems, saltwater intrusion, as well as the lives of people in the lower Mê
Kông.
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước



vii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

Institute of Water Resource Planning in Southern area forecast that the salinity
(1g/l) will penetrate deep in to about 60 km in the Hau River and 70 km in the Tien
River, including the reductions in water flow upstream to Kratie – Campuchia (30%) in the middle of XXI century.
Thus, the proposed stable and safe water intake locations which are suitable
with climate change and sea level rise scenarios in the next 20-30 years from
mainstream of Hau and Tien Rivers system are located at least over 70 km from the
upstream calculated from Eastern Sea.
Exploring water advantages of Mê Kông Delta Region, creating stable and
safe water supply infrastructure that is suitable with climate change sea level rise
scenarios to serve the economic-socio development is the strategic objective of this
region’s water supply.
A water supply model for a special region like Cuu Long River Delta and Ca
Mau Peninsula, apart from compulsory technical requirements of a water supply
model, needs specific groups of criteria for each period of time. This thesis
researched and proposed sets of criteria for each phase of research for the model.
Different scenarios are proposed to fit with each of the region’s conditions,
capabilities, advantages, disadvantages as well as opportunities and challenges, and
including impact factors from “nature and people”. Thereby thesis selects the most
suitable model for the region in the period of 2020-2030.
The selected model is called “Integrated Water Supply Model", which
leverages on the region’s advantages and does not limit to small town’s territory
with key infrastructure and regional network built up into framework infrastructure
to ensure stability, safety and suitability with climate change and sea level rise.
According to which, Cuu Long River Delta uses main sources from Hau River and
Tien River with 3 specialized water supply region: i) North Tien River with intake
from Tien River and flow Q = 1-1.5 mil m3/day; ii) Camau Peninsula with intake
from Hau River and flow Q = 3-3.5 mil m3/day, iii) Areas in between Tien and Hau

river belonging to a heavily flooded area (inconvenient for regional level structure
development), with demand of 0.8-1 mil m3/day, supplied by the region’s
framework water supply infrastructure.
The model of water supply for Cities and Industrial park in the Ca Mau
Peninsula is a model implemented from the model for water supply in the Cuu Long
River Delta. Components of the model is also a part of the Cuu Long River water
supply model, developed to serve Ca Mau Peninsula region:
1) Build a water supply plant in the area O Mon district - Can Tho and Chau Thanh
district - An Giang Province (80 and 120 km from the sea) with a flow of Q =
0.5+2 mil m3/day.

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


viii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

2) Build a supply network which serves as regional level framework infrastructure
(combined with the regional infrastructure network: transport, power grid, water
supply… according to regional development corridor) which connects to the
Cities – Industrial Park and specialized water supply region in the future.
Water supply model is proposed to be in the format of a General Corporation of
Water supply for the region, with subsidiaries being existing companies of cities
and provinces in the region, after being appropriately re-structured. As the first step,
implementation model in Ca Mau Peninsula is combined between territorial
management with industry management beyond borders of administrative towns for
the common development of the region.
The model of water supply for single area is unprecedented in Vietnam.
Therefore, thesis will have certain limitations and require adjustment and further
research when putting into practice to perfect the model and make it applicable to

the entire Cuu Long River Delta Region.
Water supply model for a special territorial regional in the context of climate
change and sea level rise is a process that needs to be updated from time to tiem to
ensure compatibility with research results from multi-industry research of “National
strategic program to deal with climate change” as well as negotiations and
agreements with neighboring countries in the Lower Mê Kông Delta, to implement
the strategic objectives set forth.
Rational connection, exploitation and protection of water resources in the Hau
River basin will be forever source of live and protection the people of “wetland”
Cuu Long River Delta.

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


ix
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Tóm tắt nội dung luận án ...................................................................................... iii
Mục lục..................................................................................................................... ix
Danh mục các từ viết tắt ...................................................................................... xv
Danh mục các bảng, biểu ................................................................................... xvii
Danh mục các hình .............................................................................................. xix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1

1. Sự cần thiết nghiên cứu luận án. ..................................................................... 1

2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. ........................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................ 4
4. Giới hạn nghiên cứu. ........................................................................................ 4
5. Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................ 6
6. Phương pháp luận nghiên cứu. ........................................................................ 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. ...................................................................... 11
8. Ý nghĩa kinh tế xã hội. .................................................................................... 12
9. Tính mới của luận án. ..................................................................................... 13
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC CẤP
VÙNG

............................................................................................................................... 14

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ........14

1.1.1.Vị trí, vai trò. .................................................................................................. 14
1.1.2. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................ 16
1.1.3. Kinh tế - xã hội. ............................................................................................. 21
1.1.4. Hạ tầng kỹ thuật vùng. ................................................................................... 22
1.2.TỔNG QUAN VỀ HTCN MỘT SỐ VÙNG ĐÔ THỊ CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT
NAM.

............................................................................................................................... 23

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


x
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.


1.2.1. Hệ thống cấp nước một số vùng đô thị lớn trên thế giới. .............................. 24
1.2.2. Các vấn đề tham khảo rút kinh nghiệm: ........................................................ 27
1.2.3. Tổng quan về cấp nước các đô thị ở Việt Nam. ............................................ 28
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC CỦA VÙNG BĐCM và ĐBSCL. .......................... 32

1.3.1. Vấn đề cấp nước quy mô vùng: ..................................................................... 32
1.3.2. Hệ thống cấp nước các đô thị với mô hình cấp nước “truyền thống”: .......... 32
1.3.3. Quản lý và thực hiện cấp nước tại các địa phương trong Vùng. ................... 33
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP NƯỚC TẠI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. .............34
2.1. THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG NGUỒN CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL VÀ
VÙNG BĐCM. ....................................................................................................................34

2.1.1. Thực trạng nguồn cấp nước đang khai thác. .................................................. 34
2.1.2. Tiềm năng nguồn cấp nước của vùng. ........................................................... 35
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL. ...................................47

2.2.1. Thực trạng cấp nước toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. ........................ 47
2.2.2. Thực trạng hệ thống cấp nước tại các tỉnh trong vùng ĐBSCL .................... 49
2.3. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. .............52

2.3.1. Thực trạng hệ thống cấp nước toàn vùng BĐCM. ........................................ 52
2.3.2. Thực trạng cấp nước các tỉnh vùng BĐCM. .................................................. 54
2.3.3. Thực trạng cấp nước các đô thị - khu công nghiệp Vùng BĐCM. ................ 56
2.4. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC VÀ CÁC QUY HOẠCH LIÊN QUAN TỚI CẤP
NƯỚC TẠI VÙNG ĐBSCL. .............................................................................................. 61

2.4.1. Quy hoạch thủy lợi. ....................................................................................... 61
2.4.2. Quy hoạch cấp nước các đô thị vùng ĐBSCL giai đoạn trước 1975. ........... 62
2.4.3. Quy hoạch cấp nước tại các tỉnh giai đoạn sau năm 1975. ............................ 63

2.4.4. Thực trạng quản lý hệ thống cấp nước tại các đô thị. .................................... 64
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUY HOẠCH CẤP NƯỚC ĐÃ VÀ
ĐANG THỰC THI. ............................................................................................................68

2.5.1. Vấn đề cấp nước quy mô vùng: ..................................................................... 68
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xi
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

2.5.2. Mô hình cấp nước “truyền thống” tại các ĐT – KCN. .................................. 69
Chương 3. DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC, ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ PHÂN
VÙNG CẤP NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VÙNG CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU
CỦA VÙNG ĐBSCL ...........................................................................................................72
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. ........72

3.1.1. Dân số ............................................................................................................ 72
3.1.2. Đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp ....................................................... 72
3.1.3. Định hướng phát triển không gian ................................................................. 72
3.1.4. Phân bố mạng lưới đô thị theo tính chất và chức năng. ................................ 73
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ................................ 73

3.2.1. Dân số: ........................................................................................................... 73
3.2.2. Đất xây dựng đô thị và khu công nghiệp ....................................................... 73
3.2.3. Định hướng phát triển không gian ................................................................. 74
3.2.4. Phân bố mạng lưới đô thị vùng BĐCM. ........................................................ 74
3.3. DỰ BÁO NHU CẦU CẤP NƯỚC CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG
ĐBSCL VÀ VÙNG BĐCM. ............................................................................................... 76


3.3.1. Các tiền đề và đối tượng cấp nước. ............................................................... 76
3.3.2. Tiêu chuẩn cấp nước: ..................................................................................... 76
3.3.3. Dự báo nhu cầu cấp nước vùng ĐBSCL theo các giai đoạn phát triển. ........ 78
3.3.4. Dự báo nhu cầu cấp nước các ĐT - KCN vùng BĐCM tới 2020 và 2030. ... 79
3.4. ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ VÀ PHÂN VÙNG CẦP NƯỚC. ............................. 80

3.4.1. Cơ sở thiết lập nhóm tiêu chí. ........................................................................ 80
3.4.2. Đề xuất nhóm tiêu chí phân vùng cấp nước đặc thù. ..................................... 80
3.5. PHÂN VÙNG CẤP NƯỚC. ........................................................................................82

3.5.1. Phân vùng cấp nước theo nguồn nước:.......................................................... 82
3.5.2. Phân vùng cấp nước tổng hợp theo tiềm năng của các nguồn nước: ............ 86
3.5.3. Phân vùng cấp nước theo nhu cầu phát triển ĐT - KCN: .............................. 89
3.6. VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU LÀ VÙNG ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU CỦA VÙNG
ĐBSCL. ............................................................................................................................... 90
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

3.6.1. Vùng BĐCM có các yếu tố tự nhiên đặc thù cho Vùng ĐBSCL. ................. 90
3.6.2. Vùng BĐCM có đặc thù cấp nước tiêu biển cho vùng ĐBSCL. ................... 90
Chương 4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN
TOÀN VÀ THÍCH ỨNG BĐKH – NBD TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL. ........93
4.1. MÔ HÌNH CẤP NƯỚC............................................................................................... 93

4.1.1. Mô hình cấp nước . ........................................................................................ 93
4.1.2. Phân loại mô hình cấp nước: ......................................................................... 94
4.1.3. Mô hình cấp nước với điều kiện đặc thù Vùng ĐBSCL: .............................. 94

4.2. ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP
NƯỚC CỦA VÙNG ĐBSCL.............................................................................................. 97

4.2.1. Cơ sở lập tiêu chí đặc thù. ............................................................................. 97
4.2.2.Đề xuất nhóm tiêu chí đặc thù xây dựng mô hình cấp nước ổn định, an toàn và
thích ứng BĐKH - NBD trong điều kiện của vùng ĐBSCL. .................................. 98
4.3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI VÙNG ĐBSCL ..........100

4.3.1. Các kịch bản mô hình cấp nước đối với vùng ĐBSCL. .............................. 100
4.3.2. Mô hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD phù hợp đặc
thù Vùng ĐBSCL. ................................................................................................. 103
4.4. KỊCH BẢN BĐKH – NBD VÀ NGUỒN NƯỚC ỔN ĐỊNH, AN TOÀN, THÍCH
ỨNG TRONG ĐIỀU KIỆN VÙNG ĐBSCL. .................................................................108

4.4.1. Xâm nhập mặn với nguồn nước sông Tiền sông Hậu ................................. 108
4.4.2. BĐKH - NBD và Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH ........... 112
4.4.3. Dự báo xâm nhập mặt theo kịch bản BĐKH-NBD đối với vùng ĐBSCL:. 115
4.4.4. Nguồn cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH trong điều kiện vùng
ĐBSCL................................................................................................................... 118
4.5. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÙNG ĐBSCL. ............................................................. 122

4.5.1. Nguồn nước sông Tiền, sông Hậu ............................................................... 122
4.5.2. Nguồn nước dưới đất ................................................................................... 123
4.6. ĐỀ XUẤT NHÓM TIÊU CHÍ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CẤP NƯỚC ĐẶC THÙ
VÙNG ĐBSCL. .................................................................................................................123
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xiii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.


Chương 5. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ĐỐI
VỚI CÁC ĐÔ THỊ - KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ...............125
5.1. CÁC kỊCH BẢN MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG ĐỐI VỚI CÁC ĐT - KCN
VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU. ........................................................................................... 125

5.1.1. Các tiền đề xây dựng kịch bản mô hình cấp nước vùng BĐCM. ................ 125
5.1.2. Các kịch bản mô hình cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. ............................. 125
5.1.3. Đánh giá các kịch bản mô hình cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. .............. 130
5.1.4. So sánh kinh phí đầu tư các kịch bản mô hình cấp nước. ........................... 133
5.2. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤP NƯỚC CẤP VÙNG CHO CÁC ĐT – KCN VÙNG
BĐCM. ............................................................................................................................. 134

5.2.1. Mô hình CN có các thành phần ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH-NBD.134
5.2.2.Cấu trúc cơ bản của MHCN cấp vùng đối với các ĐT - KCN vùng BĐCM 135
5.3. ĐỀ XUẤT CÁC KHU VỰC XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC CẤP VÙNG .......137

5.3.1. Đề xuất nhóm tiêu chí lựa chọn khu vực xây dựng NMN vùng.................. 137
5.3.2. Đề xuất các khu vực xây dựng nhà máy nước của vùng BĐCM ................ 138
5.4. ĐỀ XUẤT MẠNG LƯỚI CHUYỂN TẢI NƯỚC CẤP VÙNG ............................ 143

5.4.1. Các khái niệm: ............................................................................................. 143
5.4.2. Đề xuất mạng lưới cấp A (khung hạ tầng cấp nước cấp vùng): .................. 144
5.4.3. Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước vùng (mạng lưới cấp A): ............. 145
5.5. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHUNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN. .......149

5.5.1. Mô hình quản lý theo ranh hành chính - Mô hình 1: ................................... 149
5.5.3. Mô hình kết thừa, tái cấu trúc và hoàn chỉnh- Mô hình 3 : ......................... 151
5.5.4 Đề xuất mô hình khung quản lý thực hiện. .................................................. 153
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................................................... 155

1. KẾT LUẬN ..................................................................................................................155

1.1 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long .................................................................. 155
1.2 Vùng bán đảo Cà Mau .................................................................................... 156
2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................157

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xiv
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO VÀ CÔNG TRÌNH ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. ........................................................................................ 159
TÁI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 161
PHỤ LỤC

.......................................................................................................................166

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xv
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐCM

Bán đảo Cà Mau


BST

Bắc sông Tiền

BĐKH - NBD Biến đổi khí hậu, nước biển dâng
BKH-ĐT

Bộ Kế hoạch đầu tư

BXD

Bộ Xây dựng

BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTN

Cấp thoát nước

Cty

Công ty

CTĐM

Công trình đầu mối


ĐBNB

Đồng bằng Nam Bộ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐNA

Đông Nam Á

ĐNB

Đông Nam Bộ

ĐTH

Đô thị hóa

ĐTM

Đồng Tháp Mười

ĐT-KCN


Đô thị - Khu công nghiệp

HT - KT

Hệ thống kỹ thuật

HTCN

Hệ thống cấp nước

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KT-ĐT-KCN

Kinh tế - Đô thị - Khu công nghiệp

NDĐ

Nước dưới đất (nước ngầm)


NCS

Nghiên cứu sinh

NMN

Nhà máy nước

QH XD

Quy hoạch xây dựng
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xvi
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

QL

Quốc lộ

SWOT

(Strength, Weakness, Oppotunity, Threat)
Thuận lợi, Khó khăn, Cơ hội, thách thức

STSH

Sông Tiền, sông Hậu


TDTT

Thể dục thể thao

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TGLX

Tứ giác Long xuyên

TSH

Tây sông Hậu

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

TX

Thị xã

UBND


y Ban Nhân Dân

VĐTTT

Vùng đô thị trung tâm

VN

Việt Nam

XD

Xây dựng

QH

Quy hoạch

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xvii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Số lượng sông chính và phụ lưu các cấp .............................................................. 29
Bảng 1.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất ......................................................................30
Bảng 1.3. Kết quả “Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn” ....31

Bảng 1.4. Sử dụng nước trong công nghiệp cả nước ............................................................ 31
Bảng 2.1. Lưu lượng nước sông Hậu. .................................................................................. 38
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước mặt tại TP. Cần Thơ ............................ 40
Bảng 2.4. Kết quả tính trữ lượng tiềm năng NDĐ ĐBNB ..................................................44
Bảng 2.5. Kết quả tính trữ lượng động tiềm năng NDĐ ĐBNB .........................................44
Bảng 2.6. Tổng hợp lưu lượng khai thác và dự báo trữ lượng NDĐ vùng ĐBSCL……….45
Bảng 2.7. Thống kê công suất cấp nước đô thị các tỉnh vùng ĐBSCL ................................ 49
Bảng 2.8. Danh mục các dự án cấp nước nguồn vốn nước ngoài tại vùng ĐBSCL. ............51
Bảng 2.9. Thống kê công suất các NMN và trạm CN tại các tỉnh vùng BĐCM ..................53
Bảng 2.10. Tổng hợp nội dung chính QH cấp nước các tỉnh vùng ĐBSCL tới năm 2020
(thực hiện giai đoạn 2000 -2005). .........................................................................................66
Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu dùng nước sinh hoạt và KCN vùng ĐBSCL (2020 - 2030) ...78
Bảng 3.2.Tổng hợp nhu cầu dùng nước sinh hoạt và KCN vùng BĐCM (2020 - 2030). ....89
Bảng 3.3. Tổng hợp các điều kiện đặc thù của ba vùng thuộc ĐBSCL................................ 90
Bảng 3.4. Tổng hợp, đánh giá thuận lợi, khó khăn của ba vùng cấp nước đặc thù BST,
STSH, BĐCM thuộc Vùng ĐBSCL. ....................................................................................91
Bảng 4.1. Tổng hợp các kịch bản mô hình cấp nước của Vùng ĐBSCL. .......................... 103
Bảng 4.2. Kết quả nồng độ Cl- tại trạm bơm cấp I, các NMN-Cần thơ ............................. 111
Bảng 4.3. Tổng hợp (và dự báo diện) tích xâm nhập mặn (Max)......................................117
Bảng 4.4. So sánh khả năng khai thác các nguồn nước trong vùng ĐBSCL......................119
Bảng 5.1.Tổng hợp kinh phí đầu tư các kịch bản mô hình cấp nước vùng BĐCM. ..........133
Bảng 5.2. Lưu lượng nước sông Hậu. ...............................................................................139
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xviii
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

Bảng 5.3. Kết quả phân tích nước (thô) sông Hậu tại Trà Nóc – Cần Thơ ........................ 139
Bảng 5.4. Các chỉ tiêu Vi sinh ............................................................................................ 140

Bảng 5.5. Các chỉ tiêu Lý hoá ............................................................................................. 140
Bảng 5.6. Kết quả nồng độ (Cl-) tại trạm bơm cấp I, NMN-Cần Thơ ................................ 142
Bảng 5.7. So sánh các mô hình quản lý, thực hiên mô hình cấp nước vùng BĐCM. ........153

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xix
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

DANH SÁCH CÁC HÌNH.
Trang
Hình 1.1. Vị trí vùng ĐBSCLvà vùng BĐCM .....................................................................14
Hình 1.1a. Biển đồ dạng triều biển Tây và biển Đông vùng BĐCM. ..................................17
Hình 1.2. Bản đồ mức độ ngập lũ vùng ĐBSCL và BĐCM – 2000.....................................20
Hình 1.3. Vòi nước công cộng ở Roma-Italia.......................................................................24
Hình 1.4. Sơ đồ CN thành phố New York ............................................................................25
Hình 1.5. Kênh (sông ) Mahasawat nguồn cấp nước cho Bangkok – Thái Lan. ..................26
Hình 1.6. Sông Tonegawa nguồn cấp nước chính cho Tokyo - Nhật Bản. .........................27
Hình 2.1. Lu chứa nước mưa dân cư nông thôn ...................................................................34
Hình 2.2. Phân bố mưa vùng ĐBSCL ..................................................................................41
Hình 2.3. Trạm bơm giếng - Cà Mau....................................................................................45
Hình 2.4. Giếng khai thác NDĐ – Cà Mau ...........................................................................46
Hình 2.5. Bản đồ địa chất thủy văn ĐBNB. .........................................................................46
Hình 2.6. Mặt cắt địa chất thủy văn ĐBNB (từ Cà Mau – tới Đồng Nai ). .........................47
Hình 2.7. Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng ĐBSCL. .......................................................... 48
Hình 2.8. Cấp nước khu vực nông thôn. ...............................................................................54
Hình 2.9. Công ty CTN TP. Cần Thơ ...................................................................................55
Hình 2.10. NMN Bình Đức-An Giang .................................................................................57
Hình 2.11. Nhà máy nước nằm trong TP. Long Xuyên ........................................................57

Hình 2.12. Trạm bơm I NMN Châu Đốc ..............................................................................58
Hình 2.13. NMN TP. Rạch Gía ............................................................................................ 58
Hình 2.14. NMN TP. Vị Thanh. ........................................................................................... 59
Hình 2.15. NMN TP. Sóc Trăng ........................................................................................... 59
Hình 2.16. Công ty CTN Bạc Liêu .......................................................................................59
Hình 2.18. Bản đồ hiện trạng cấp nước vùng bán đảo Cà Mau. ...........................................61
Hình 2.19. QH CN các ĐT vùng ĐBSCL.............................................................................63
Hình 3.1. Bản đồ phân bố HT đô thị vùng ĐBSL và vùng BĐCM. .....................................75
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


xx
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

Hình 3.2. Khung hành lang hạ tầng kỹ thuật cấp vùng .........................................................82
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng khả năng nguồn nước mặt.......................................................83
Hình 3.4. Bản đồ phân chia các khu vực có NDĐ vùng ĐBSCL. ........................................85
Hình 3.5. Bản đồ phân vùng theo khả năng nguồn nước ......................................................87
Hình 3.6. Bản đồ phân vùng cấp nước theo đặc thù nhu cầu sử dụng nước. .......................89
Hình 4.1. Sơ đồ mô hình cấp nước đặc thù theo từng khu vực vùng ĐBSCL...................102
Hình 4.2. Sơ đồ mô hình cấp nước ba vùng đặc thù của vùng ĐBSCL. ............................ 104
Hình 4.3. Sơ đồ Mô hình cấp nước vùng ĐBSCL .............................................................. 107
Hình 4.4. Sơ đồ phân vùng nhiễm mặn sông Tiền, sông Hậu. ..........................................110
Hình 4.5. Biểu đồ cao độ các đô thị chính dọc sông Hậu, sông Tiền. .............................. 110
Hình 4.6. Khu vực ngập ĐBSCL theo kịch bản NBD 75 cm đến cuối thế kỷ XXI. ..........114
Hình 4.7. Đập Tiểu Loan Trung Quốc ................................................................................114
Hình 4.8. Vị trí các đập trên sông Mê Kông .....................................................................115
Hình 4.9. Xâm nhập mặn ở ĐBSCL theo kịch bản BĐKH-NBD tới năm 2050. ..............117
Hình 5.1. Mạng chuyển tải nước trong khung hạ tầng cấp vùng (mạng cấp A) ................136
Hình 5.2. Khung hạ tầng cấp vùng kết nối với ĐT - KCN (mạng cấp A+B) ....................137

Hình 5.3. Vị trí tuyến chuyển tải trong hành lang khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng. ........145
Hình 5.4. Sơ đồ tính toán thủy lực MLCN Vùng BĐCM và vùng ĐBSCL .......................147
Hình 5.5. Sơ đồ Mô hình Cấp nước cấp vùng cho các ĐT – KCN Vùng BĐCM. ............148
Hình 5.6. Sơ đồ quản lý công ty CN được tái cấu trúc tại các địa phương - Mô hình 1. ...150
Hình 5.7. Sơ đồ Mô hình quản lý thực hiện mô hình cấp nước vùng BĐCM - Mô hình 2.151
Hình 5.8. Sơ đồ Mô hình quản lý CN vùng BĐCM - Kế thừa và tái cấu trúc-Mô hình 3..153

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


1
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu luận án.
1) “Vùng sông nước” ĐBSCL nói chung và vùng BĐCM nói riêng thuộc
hạ lưu sông Mê Kông nhưng đang thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
a “Vùng sông nước” đồng b ng sông C u Long Gồm 13 tỉnh/thành phố là
Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Long An có diện tích tự nhiên
khoảng 40.604,7 km2 với trên 17,5 triệu dân. Trải qua hơn 300 khai phá và xây
dựng đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp và hệ thống dân cư với trên 131
đô thị. Vùng có mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chịt chịu ảnh hưởng của chế độ
thủy văn sông Mê Kông và thủy triều biển Đông, biển Tây. Hàng năm, có 5 tháng
mùa lũ (tháng 8-12) với diện tích ngập lũ trên
50% . Tổng công suất các nhà máy nước của
vùng khoảng 750-800 ngàn m3/ngày. Tỷ lệ dân
số đô thị được cấp nước khoảng 60%, hiện đang
thiếu khoảng 30% nhu cầu cấp nước các đô thị khu công nghiệp (ĐT - KCN).
b


Vùng bán đảo Cà Mau

Gổm 7/13

tỉnh/TP của Vùng ĐBSCL (là Cần Thơ, An
Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc
Trăng và Cà Mau) nằm ở phía Tây Nam sông
Hậu

Vùng BĐCM

Bản đồ ngập lũ ĐBSCL và vùng BĐCM
*Nguồn Quy hoạch XD vùng ĐBSCL

Vùng BĐCM có diện tích khoảng 23.800 km2, dân số khoảng 9,2 triệu dân với
trên 51 đô thị và các khu công nghiệp lớn của vùng ĐBSCL. Vùng có mật độ kênh,
rạch lớn nhất cả nước với chiều dài (hơn 10m/1 ha), chịu ảnh hưởng chế độ thủy
văn sông Mê Kông , nhật triều biển Tây và bán nhật triều Đông với biên độ lớn. Do
là vùng đất thấp và ba mặt giáp biển nên trên 70% diện tích tự nhiên của Vùng
thường xuyên bị nhiễm mặn, có những tỉnh các sông, kênh, rạch nhiễm mặn quanh
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


2
Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

năm (Cà Mau, Bạc Liêu). Tổng công suất các nhà máy cấp nước tại các ĐT – KCN
của Vùng khoảng 455.480 m3/ngày (chiếm 56,8% vùng ĐBSCL), lượng thất thoát
HTCN là 25-35%, tỉ lệ cấp nước đô thị đạt trên 60% và chỉ còn 40% nếu chưa tính

TP. Cần Thơ. Nhu cầu cấp nước cho các ĐT – KCN hiện đang thiếu khoảng 45%.
2) Mô hình cấp nước hiện hữu tại các ĐT – KCN của vùng BĐCM và vùng
ĐBSCL thiếu tính ổn định và an toàn.
Vùng BĐCM cũng như vùng ĐBSCL hiện chưa có mô hình cấp nước cho toàn
vùng, hệ thống cấp nước (HTCN) các ĐT – KCN đều được xây dựng độc lập, riêng
lẻ cho từng đô thị. Tỷ lệ HTCN tại các ĐT - KCN vùng BĐCM so với cả vùng
ĐBSCL là 65/150 HTCN, nếu không tính HTCN của TP. Cần Thơ thì vùng BĐCM
có trên 80% HTCN không đạt tiêu chuẩn, luôn thiếu ổn định và không đáp ứng nhu
cầu các đô thị trong vùng.
Nguồn cấp nước cho các ĐT - KCN vùng BĐCM là nguồn nước mặt chiếm
74% tập trung chủ yếu tại các ĐT – KCN ở Cần Thơ và An Giang. Nguồn nước
dưới đất (NDĐ) khai thác chiếm 26% tập trung tại các ĐT – KCN ở Cà Mau, Bạc
Liêu. Các nguồn nước được khai thác cục bộ tùy theo điều kiện của từng địa
phương và giới hạn trong ranh giới hành chính. Đây là nguyên nhân mà nguồn cấp
nước các ĐT – KCN luôn thiếu ổn định, an toàn và đặc biệt trong bối cảnh biến đổi
khí hậu, nước biển dâng (BĐKH - NBD).
Hệ thống cấp nước mới chỉ phục vụ cho từng đô thị chưa có sự liên kết giữa
các đô thị trong nội tỉnh và liên tỉnh, chỉ lan tỏa dần cho một số khu vực nhỏ quanh
các đô thị. Trong thời gian qua, HTCN được nâng cấp, mở rộng chủ yếu bằng cách
xây dựng thêm NMN nhằm đáp ứng một phần quy mô đô thị. “Mô hình” này được
áp dụng cho tất cả các đô thị trong Vùng và có tính “truyền thống”.
Đối với “mô hình” cấp nước “truyền thống” phụ thuộc nhiều vào đặc thù tự
nhiên và nguồn vốn của từng địa phương, khả năng thích ứng khi nhu cầu cấp nước
tăng luôn gặp khó khăn do thiếu ổn định, an toàn và đặc biệt là ảnh hưởng BĐKH –
NBD đang diễn ra.

Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


3

Nghiên cứu mô hình cấp nước ổn định, an toàn cho các ĐT-KCN Vùng BĐCM phù hợp với Vùng ĐBSCL.

3) “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” đặt ra nhu cầu cấp bách cần có mô
hình cấp nước ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD đối với Vùng
BĐCM nói riêng và Vùng ĐBSCL nói chung.
Từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối đồng
bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nước ta cơ bản đạt được quy mô và trình độ của nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, hệ thống ĐT - KCN phát triển, thu
hút đầu tư trong và ngoài nước. Sự thay đổi có tính quy luật này và nhu cầu nâng
cao chất lượng sống là xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của vùng
BĐCM và ĐBSCL là khung hạ tầng kỹ thuật cấp vùng còn thiếu, yếu, không đồng
bộ và đặc biệt khung hạ tầng cấp nước chưa được nghiên cứu. Xây dựng khung hạ
tầng kỹ thuật cấp vùng thống nhất quản lý và các điều kiện kinh tế - kỹ thuật đảm
bảo ổn định, an toàn, thích ứng BĐKH–NBD là cơ sở phát triển vùng.
Dự báo nhu cầu cấp nước cho các ĐT - KCN, trong 20 năm tới sẽ tăng khoảng
4-5 lần hiện nay. Mô hình cấp nước vùng BĐCM có tính “truyền thống” không đảm
bảo tính ổn định, an toàn và thích ứng BĐKH – NBD. Do vậy nghiên cứu đề xuất
mô hình cấp nước đảm bảo tính ổn định, an toàn cho vùng BĐCM và phù hợp với
ĐBSCL là cấp thiết.
4) Nghiên cứu, đề xuất mô hình cấp nước cấp vùng cho Vùng ĐBSCL và
BĐCM là đề tài có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Trên thế giới, một số vùng đô thị lớn như New York (Mỹ), Tokyo, (Nhật),
Bangkok (Thái Lan)… Đã có mô hình cấp nước tập trung được hình thành, phát
triển qua nhiều thập kỷ và theo những điều kiện đặc thù riêng có những giải pháp
khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là nhằm liên kết HTCN theo điều kiện
đặc thù từng vùng, tập trung khai thác lợi thế của vùng với hệ thống điều hành
chung đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả trong phát triển.
Ở Việt Nam và đặc biệt vùng BĐCM và ĐBSCL luôn khó khăn do thiếu hạ
tầng khung cấp vùng, trong đó khung hạ tầng cấp nước cấp vùng chưa được xây
dựng. Một số đô thị lớn cấp quốc gia (TP. Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải Phòng…)

nguồn cấp nước cũng đã được nghiên cứu từ vùng lân cận nhưng vẫn chỉ phục vụ
Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Môi trường Đất và Nước


×