Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá tác dụng của năm động tác dưỡng sinh trên bệnh nhân hen suyễn bằng các chỉ số hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TẤN VŨ

“ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NĂM ĐỘNG
TÁC DƯỢNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN HEN
SUYỄN BẰNG CÁC CHỈ SỐ HÔ HẤP”

LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 2

TP.Hồ Chí Minh - Năm2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TẤN VŨ

“ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NĂM ĐỘNG TÁC
DƯỢNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN HEN SUYỄN
BẰNG CÁC CHỈ SỐ HÔ HẤP”

Chuyên ngành: Y Học Cổ Truyền
Mã số:


LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 2

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ THỊ TUYẾT LAN

TP.Hồ Chí Minh - Năm2006


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

HUỲNH TẤN VŨ


MỤC LỤC
Số trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
Mở đầu

01 - 06

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


07 - 48

Chương 2: ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

49 - 55

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

56 - 86

Chương 4: BÀN LUẬN

87 - 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

92 - 93

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

94 - 100
101 - 106


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
N


=

Số ca (số trường hợp)

%

=

Tỉ lệ phần trăm

Bn

=

Bệnh nhân

YHCT

=

Y học cổ truyền

YHHĐ

=

Y học hiện đại

DS


=

Dưỡng sinh

đt

=

Điều trò

l/ph

=

Lần/phút

ERV

=

Expiratory Reserver Volume

FEV1

=

Forced Expiratory Volume in first Second

FEV1/ VC


=

chỉ số Tiffeneau

FRC

=

Functional Residual Capacity

IC

=

Inspiratory Capacity

IRV

=

Inspiratory Reserver Volume

PEF

=

Peak Expiratory Flow

RV


=

Residual volume

TLC

=

Total Lung Capacity

TV

=

Tidal volume

VC

=

Vital Capacity

FEF 25-75

=

Force expiratory flow 25 – 75%

Tiếng Anh



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại hen theo Rackemann, Pauwels, Holgate và Platt, Mills
cải biên năm 2000
Bảng 1.2: Phân loại hen và tắc nghẽn đường thở theo Rackemann cải biên,
Pauwels và cộng sự, 2001
Bảng 1.3: Phân loại hen theo lâm sàng
Bảng 1.4: Phân bậc hen dựa vào lâm sàng và hô hấp ký
Bảng 1.5: Phác đồ 4 bậc của hen kết hợp với sử dụng thuốc
Bảng 1.6: Mục tiêu kiểm soát hen triệt để và kiểm soát tốt theo GOAL
Bảng 3.7: Chỉ số %VC sau điều trò giữa 2 nhóm hen.
Bảng 3.8: Chỉ số %FEV1 sau điều trò giữa 2 nhóm hen.
Bảng 3.9: Chỉ số %FEV1/VC sau điều trò giữa 2 nhóm hen.
Bảng 3.10: Chỉ số %PEF sau điều trò giữa 2 nhóm hen.
Bảng 3.11: So sánh cải thiện thông số hô hấp sau điều trò giữa 2 nhóm hen


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ , SƠ ĐỒ

HÌNH
Hình 2. 1: Giữ hơi, mở thanh quản
Hình 2. 2: Xem xa xem gần
Hình 2. 3: Co tay rút ra phía sau
Hình 2. 4: Để tay sau gáy
Hình 2. 5: Bắt chéo tay sau lưng
Hình 2. 6: Để tay giữa lưng nghiêng mình

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 2: Phân bố bệnh nhân theo giới nhóm nghiên cứu

Biểu đồ 3. 3: Phân bố bệnh nhân theo tuổi nhóm chứng
Biểu đồ 3. 4: Phân bố bệnh nhân theo tuổi nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 5: Phân bố bệnh nhân theo cân nặng của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 6: Phân bố bệnh nhân theo cân nặng nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 7 : Phân bố bệnh nhân theo chiều cao nhóm chứng
Biểu đồ 3. 8: Phân bố bệnh nhân theo chiều cao nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 9: Phân bố bệnh nhân theo đòa chỉ nhóm chứng
Biểu đồ 3. 10: Phân bố bệnh nhân theo đòa chỉ của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 11: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn ở nhóm chứng
Biểu đồ 3. 12: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn ở nhóm nghiên cứu


Biểu đồ 3. 13: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ở nhóm chứng
Biểu đồ 3. 14: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ở nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 15: Phân bố bệnh nhân theo lý do khám của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 16: Phân bố bệnh nhân theo theo lý do đến khám nhóm nghiên
cứu
Biểu đồ 3. 17: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 18: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 19: Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khơiû phát nhóm chứng
Biểu đồ 3. 20: Phân bố bệnh nhân theo yếu tố khởi phát nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 21: Phân bố bệnh nhân về việc điều trò của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 22: Phân bố bệnh nhân về việc điều trò của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 23: Phân bố bệnh nhân theo tiền căn cá nhân của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 24: Phân bố bệnh nhân theo tiền căn cá nhân nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 25: Phân bố bệnh nhân theo tiền căn gia đình nhóm chứng
Biểu đồ 3. 26 :Phân bố bệnh nhân theo tiền căn gia đình nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 27 :Phân bố bệnh nhân theo test dãn phế quản của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 28: Phân bố bệnh nhân theo test dãn phế quản nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 29 : Phân bố bệnh nhân theo Dung tích sống của nhóm chứng

Biểu đồ 3. 30 : Phân bố bệnh nhân theo Dung tích sống nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 31 : Phân bố bệnh nhân theo FEV1 của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 32 : Phân bố bệnh nhân theo FEV1 của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 33 : Phân bố bệnh nhân theo FEV1/VC của nhóm chứng
Biểu đồ 3. 34 : Phân bố bệnh nhân theo FEV1/VC của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 35 : Phân bố bệnh nhân theo PEF của nhóm chứng


Biểu đồ 3. 36 : Phân bố bệnh nhân theo PEF của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3. 37 : Phân bố của % VC nhóm chứng lần đầu
Biểu đồ 3. 38 : Phân bố của % VC nhóm chứng sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 39 : Phân bố của %FEV1 nhóm chứng lần đầu
Biểu đồ 3. 40 : Phân bố của %FEV1 của nhóm chứng sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 41 : Phân bố của %FEV1/VC nhóm chứng lần đầu
Biểu đồ 3. 42 : Phân bố của %FEV1/VC nhóm chứng sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 43: Phân bố của %PEF nhóm chứng lần đầu
Biểu đồ 3. 44 : Phân bố của %PEF nhóm chứng sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 45: Phân bố của %VC nhóm nghiên cứu lần đầu
Biểu đồ 3. 46 : Phân bố của %VC của nhóm nghiên cứu sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 47 : Phân bố của % FEV1 nhóm nghiên cứu lần đầu
Biểu đồ 3.48 : Phân bố của %FEV1 nhóm nghiên cứu sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 49 : Phân bố của %FEV1/VC nhóm nghiên cứu lần đầu
Biểu đồ 3. 50 : Phân bố của %FEV1/VC nhóm nghiên cứu sau 2 tháng
Biểu đồ 3. 51 : Phân bố của %PEF nhóm nghiên cứu lần đầu
Biểu đồ 3. 52 : Phân bố của %PEF của nhóm nghiên cứu sau 2 tháng


SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ chế hen theo đònh nghóa
Sơ đồ 1.2: Nguyên nhân gây hen

Sơ đồ 1.3: Cơ chế hen atopi (sớm, muộn)
Sơ đồ 1.4 : Cơ chế Cytokin trong hen atopi
Sơ đồ 1.5: Cơ chế ISC&LABA tác dụng hiệp đồng trong điều trò hen cấp
Sơ đồ 1.6: Cơ chế tập Dưỡng sinh và sử dụng thuốc trong điều trò hen


1

MỞ ĐẦU
Hen là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính có ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người

[37]

. Hen là một vấn đề lớn trên thế giới, độ lưu hành cao

và ngày càng gia tăng tại nhiều nước từ năm 1960, trung bình 6-12% trẻ
dưới 15 tuổi, 6-8% người lớn.
Những con số này thay đổi theo giới, tuổi, bộ tộc, dân tộc, trình độ
xã hội, môi trường, đặc biệt lứa tuổi học sinh. Tỉ lệ theo giới nam / nữ là
1,5-3,5 [56].3/4 số người mắc bệnh hen có cơn đầu tiên trước tuổi 20.
Độ lưu hành hen cao nhất ở đảo Tristan de Cunha, Nam Đại Tây
Dương: 32% dân số đảo; Độ lưu hành hen thấp nhất 0,3% ở bộ tộc Papous
ở New Zealand.
Ởû Hoa Kỳ, độ lưu hành hen cứ 10 năm tăng 50%, theo số liệu ở
Phần Lan năm 1989, độ lưu hành hen tăng gấp đôi so với 1965.
Độ lưu hành hen thấp nhất ở một số nước: Đông u (3,5%), Hy Lạp
(3,35%), Trung Quốc (4%), n Độ (3,5%) và cao nhất ở Anh (16,13%),
Australia (21,04%), New Zealand (21,39%).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người bò hen, đến năm

2025 con số này tăng lên 400 triệu người.[4], [54].
Đông Nam Á là khu vực có độ lưu hành hen gia tăng với mức độ
nhanh nhất. Việt Nam

(5%), Malaixia

(9,7%), Indonexia

(8,2%),

Philippin (11,6%), Thái Lan (9,23%), Singapore (14,33%).
Tỉ lệ hen trẻ em tăng rất nhanh ở các nước khu vực Đông Nam Á,
trong 10 năm (1984  1995)


2

Nhật

0,7%

(1984)

=>

0,8%

(1995)

Singapore


5,0%

(1984)

=>

20,0%

(1995)

Indonexia

2,3%

(1984)

=>

9,8%

(1995)

Philippin

6,0%

(1984)

=>


18,5%

(1995)

Malaixia

6,1%

(1984)

=>

18,0%

(1995)

Thái Lan

3,1%

(1984)

=>

12,0%

(1995)

Sự gia tăng độ lưu hành hen ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở

khu vực Đông Nam châu Á phụ thuộc một số yếu tố sau đây:
 Tình hình kinh tế xã hội
 Các bệnh nhiễm trùng tuổi nhỏ
 Các dò nguyên
 Chế độ dinh dưỡng và béo phì
 Ô nhiễm môi trường, sống và lao động trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thò hoá.
Gánh nặng do hen còn thể hiện ở mức độ tử vong do hen: trên phạm
vi toàn cầu, tỉ lệ tử vong do hen có xu hướng gia tăng rõ rệt. Mỗi năm có
200.000 trường hợp tử vong do hen [1], [2]
Hoa Kỳ tỉ lệ tử vong do hen tăng khá nhanh. Năm 1977 có 1674
trường hợp tử vong do hen (0,8/10 vạn dân). Năm 1986 tăng lên 3955
(1,6/10 vạn dân). Năm 1988 tăng lên 4.580. Năm 2000 tăng lên 6000.
Tỉ lệ tử vong do hen ở Pháp, Anh, Đức khá cao. Năm 1980, ở Pháp
có 1480 trường hợp tử vong do hen (4/10 vạn dân). Năm 1990 con số này
tăng lên 1900 và năm 2000, có 3000 trường hợp.


3

Những trường hợp tử vong do hen ở Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức xảy ra
chủ yếu ở người da đen và trên 65 tuổi, ngoài ra là trẻ dưới 15 tuổi [50]. Tuy
nhiên 85% trường hợp tử vong do hen có thể loại trừ, nếu chẩn đoán sớm,
điều trò đúng và kòp thời, tiên lượng đúng diễn biến của bệnh. Gánh nặng
toàn cầu do hen phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Yếu tố chủ thể là những yếu tố làm dễ phát bệnh hen, làm bệnh
tiến triển, trong đó có yếu tố di truyền, cơ đòa và thể tạng dò ứng (2001).
Đại hội hen toàn cầu (Chicago, 2001) đã nhấn mạnh yếu tố di truyền trong
cơ chế bệnh sinh của hen.
Yếu tố môi trường sống và lao động bao gồm hàng vạn dò nguyên,

yếu tố ô nhiễm trong môi trường sống và các yếu tố nghề nghiệp trong
môi trường lao động[48].
Gánh nặng toàn cầu do hen còn thể hiện ở chi phí do hen ngày một
tăng, tính theo đầu người, bao gồm chi phí trực tiếp (tiền thuốc, xét
nghiệm, viện phí) và chi phí gián tiếp (ngày nghỉ việc, nghỉ học, giảm
năng suất lao động, tàn phế chết sớm). Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới,
bệnh hen gây tổn phí cho nhân loại lớn hơn chi phí cho 2 căn bệnh hiểm
nghèo của thế kỷ là lao và HIV/AIDS cộng lại[3], [54].
Theo báo cáo của hội hen dò ứng và miễn dòch lâm sàng. Ở Việt
Nam có khoảng 4 triệu người mắc bệnh hen, mỗi năm nước ta phải mất tới
hàng chục tỉ USD chi phí trực tiếp cho việc điều trò hen, trung bình phí tổn
cho một bệnh nhân hen là 301USD, chiếm 6-15% thu nhập của gia đình
bệnh nhân. Từ 1961 đến nay, tỉ lệ mắc bệnh tăng từ 2 lên đến 5% dân số,
do quá trình đô thò hoá và sử dụng thuốc bừa bãi, hoá chất[5]. Ts Lê Văn


4

Khang, trưởng khoa dò ứng và miễn dòch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai
cho biết số bệnh nhân hen tại Khoa hiện tăng 2,5 lần so với năm 1990, tỉ lệ
bệnh nhân nặng lên tới 82% [36].
Nhân ngày toàn cầu phòng chống hen (2004), Bộ Y Tế đã yêu cầu
ngành y tế: tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ
biến kiến thức cho người dân biết cách phòng ngừa bệnh hen và tiếp cận
các dòch vụ y tế điều trò căn bệnh này; xây dựng phác đồ điều trò chính
thức để kiểm soát bệnh hen tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế phát
triển mạng lưới phòng chống hen trên toàn quốc, đặc biệt đầu tư cho vùng
khó khăn, người nghèo và dân tộc ít người; nâng cao năng lực chuyên môn
phòng chống hen cho cán bộ y tế.
Ở Việt Nam hơn 90% số người bò hen chưa hiểu biết về cách phòng

ngừa và điều trò bệnh [3].
Có nhiều cách phòng và cắt cơn hen của y học hiện đại cũng như Y
học cổ truyền.
Đã có công trình nghiên cứu cũng như phương pháp điều trò hen
trong Y học cổ truyền như:
Nghiên cứu sự thay đổi của một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
ở người tập Dưỡng sinh theo phương pháp Bs.Nguyễn Văn Hưởng. Ts.
Phạm Huy Hùng đã giải thích sự thuyên giảm ở một số bệnh nhân hen
trong các lớp Dưỡng sinh[16], [18].
Công trình nghiên cứu Dưỡng sinh của Ts.Phạm Huy Hùng: bao gồm
tập 5 động tác (Thở 4 thời, Ưỡn cổ, Chiếc tàu, Xem xa xem gần, Bắt chéo
tay sau lưng) và cứu 9 huyệt (Thái uyên, Túc tam lý, Phong long, Chiên


5

trung, Trung phủ, Đònh suyễn, Phế du, Thận du, Tỳ du) giúp cho người bò
hen giảm thuốc, giảm cơn, giảm mức độ nặng, tăng cảm giác dễ chòu, tăng
lưu lượng đỉnh.[17]
Ngoài ra việc châm cứu (chủ yếu huyệt: Phế du, Thiên đột, Chiên
trung….), xoa bóp (chủ yếu vùng cổ gáy, ngực), khí công (chủ yếu cách
thở), và dược liệu (Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Tô tử,
Quế …) ăn uống tiết chế, cũng góp phần chăm sóc và điều trò hen theo Y
học cổ truyền[7], [13], [20].
Nhằm tìm kiếm một phương pháp tập luyện có cơ sở khoa học, dễ
làm, phù hợp với các đặc điểm của bệnh hen, có thể tập mọi lúc, mọi nơi,
giúp ngừa cơn hen, cải thiện thông khí, giảm bớt chi phí cho bệnh nhân,
cho xã hội, với cơ sở lý luận cơ chế và ứng dụng Dưỡng sinh vào bệnh hen,
các động tác tập luyện trong giáo trình giảng dạy Dưỡng Sinh tại khoa Y
học cổ truyền theo phương pháp Bs. Nguyễn Văn Hưởng. Chúng tôi chọn 5

động tác Dưỡng sinh thở thể dục 4 thời đưa vào nghiên cứu lâm sàng và
thông qua đó đánh giá tác dụng của 5 động tác này bằng các chỉ số hô hấp
đo đạc được với hô hấp ký.


6

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá tác dụng của năm động tác Dưỡng sinh trên bệnh
nhân hen suyễn bằng các chỉ số hô hấp

Mục tiêu chuyên biệt:
 Đánh giá tác dụng mức độ cải thiện các chỉ số hô hấp trước
và sau 2 tháng dùng thuốc phòng cơn ở bệnh nhân hen không
tập luyện bằng hô hấp ký (nhóm chứng).
 Đánh giá tác dụng mức độ cải thiện các chỉ số hô hấp trước và
sau 2 tháng dùng thuốc phòng cơn ở bệnh nhân hen có tập
năm động tác Dưỡng Sinh bằng hô hấp ký (nhóm nghiên cứu).
 So sánh kết quả mức độ cải thiện các chỉ số hô hấp giữa 2
nhóm chứng và nhóm nghiên cứu sau 2 tháng dùng thuốc và
dùng thuốc có tập luyện bằng hô hấp ký.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. QUAN NIỆM Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ HEN :
Hen là một trong những bệnh lâu đời nhất, phổ biến nhất hiện nay,
độ lưu hành của hen ngày càng gia tăng, nhưng chẩn đoán và điều trò chưa

đạt kết quả mong đợi, hen trở thành gánh nặng toàn cầu.
1.1.1. Lòch sử và đònh nghóa bệnh hen :
1.1.1.1. Lòch sử hen .
Những thông báo đầu tiên về hen xuất hiện từ thời cổ đại Trung Hoa
(thời Tam hoàng Ngũ đế 3000-2500 TCN).
Vua Thần Nông (2700TCL) người đầu tiên dùng Ma hoàng để chữa
hen
Vua Hoàng Đế (2697- 2598 TCL) là người đầu tiên mô tả cơn hen.
Hippocrate ( 460-377 TCL) đã đònh nghóa hen là khó thở theo cơn.
Galien (131-201) nói đến vai trò xuất tiết dòch trong phế quản, làm
tắt nghẽn đường thở trong hen.
Avicene, người thầy thuốc Trung cổ (980-1037) đã nêu vai trò co
thắt và yếu tố thần kinh trong hen.
Maimonide (1135-1204) thông báo về nguyên nhân gây hen là lông
lạc đà và yếu tố di truyền trong gia đình có người mắc bệnh hen.
Ambroise Paré (1509- 1590) thông báo lông mèo có khả năng gây
hen ở người. Và sau đó Mattioli (1501-1577) đã chứng minh nếu nuôi mèo
trong phòng của người bệnh sẽ xuất hiện cơn hen.
Botallo (1530-1571) phát hiện viêm mũi và hen do hoa hồng.
Paracelse (1493-1541) thông báo cơn khó thở ở công nhân mỏ.


8

Nhiều nhà y học các thế kỷ XVII, XVIII, XIX đã góp phần tìm hiểu
nguyên nhân, mô tả, phân loại các cơn hen như Van Helmont (1579-1644),
Floyer (1641-1734), Râmzzini (1633-1703), Borel là người đầu tiên test da
với dò nguyên biểu bì lông súc vật (chó, mèo, ngựa. v.v..) để chứng minh
đó là những nguyên nhân gây hen.
Willis (1621-1675) ở Anh nhấn mạnh vai trò hệ thần kinh trong bệnh

sinh của hen. Và đến Cullen (1710-1790) xác nhận hen do co thắt phế
quản có nguồn gốc thần kinh.
Boisier de Sauvage ở Pháp (1706-1777) phân biệt 20 loại hen.
Thế kỷ XVIII là thời kỳ mở đầu của miễn dòch học với công trình
tiêm chủng của Jenner.
Thế kỷ XIX, ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu về hen.
Laennec (1782- 1826) sử dụng ống nghe để nghe phổi, phát hiện ở
ngực người có ran rít, ran ngáy. Và năm 1819 đã mô tả đờm “hạt trai” và gọi
“Hen phế quản” để phân biệt với các bệnh khác của phế quản cũng gây khó
thở.
Salter (1823-1871) nhận xét tính gia tăng đáp ứng phế quản ở người
hen.
Erhlich (1854-1915) phát hiện mastocyte và eosinophile và các tế
bào chủ yếu trong các phản ứng dò ứng và viêm trong hen; phát hiện vòng
xoắn Curschmann và tinh thể Charcot Leyden trong đờm người hen
Turner (1795-1833) đã công bố chuyên khảo về bệnh hen nghề
nghiệp.


9

Năm 1851 Hecht ở Strasbourg bảo vệ luận án về hô hấp ký trong
chẩn đoán hen.[10], [14], [55], [56].
Thế kỷ XX đã ghi nhận những tiến bộ vượt bậc nghiên cứu cơ chế,
chẩn đoán và điều trò hen.
Công trình sốc phản vệ của Riche và Portier năm 1902 đã mở đầu
nghiên cứu về cơ chế hen và bệnh dò ứng. Pirquet đề xuất thuật ngữ atopi
và dò ứng vào năm 1906, nhấn mạnh yếu tố dò ứng trong hen. Năm 1921,
Prausnitz chứng minh các kháng thể dò ứng trong hen. Năm 1935
Landsteiner đã giải thích bằng cách nào formaldehyde đã trở thành kháng

nguyên. Cooke và các tác giả Hoa Kỳ thông báo khả năng sử dụng các test
da để chẩn đoán các yếu tố gây hen. Phát hiện IgE của Ishizaka và
Johansson năm 1966 đã mở ra thời kỳ mới nghiên cứu cơ chế hen.
Năm 1910, Dale phát hiện Histamin là chất trung gian đầu tiên gây
co thắt phế quản, tiếp sau đó Staub (1937), Halpern (1942), Bovet (1946)
đã tìm ra nhiều đối kháng anti H1 (kháng Histamin) thế hệ đầu tiên như:
Néoantergan, Prometazin ..v..v…
Nhờ Cohen (1900) lòch sử các thuốc chữa hen bắt đầu với Adrenalin,
Kossel (1937) với Theophyllin, Caryerr (1950) với Cortison, Gelfand
(1951) đề xuất Corticoid khí dung
Cox và Altounyan (1967) phát hiện Cromone đầu tiên chữa hen là
Cromoglycate de solium. Từ năm 1969 xuất hiện nhiều loại thuốc điều trò
hen có hiệu quả như Salbutamol khí dung đầu tiên là Ventoline (1969),
Terbutalin (Bricanyl) năm 1971, Corticoid khí dung Beclometason
(Becotide), Budesonide (Pulmicort) và năm 1993 xuất hiện Corticoide khí


10

dung loại mới Fluticason (Flixotide). Các thuốc cường  tác dụng dài được
ứng dụng năm 1988 như Salmeterol (Serevent) Formoterol (Foradil) dẫn
đến hình thành thuốc phối hợp LABA + ISC như Seretide, Symbicort là
những thuốc hiệu quả trong điều trò dự phòng hen.
Những năm cuối thế kỷ XX, bắt đầu từ năm 1992, đã mở đầu thời kỳ
thay đổi với những tiến bộ to lớn trong phòng chống hen toàn cầu với công
ước quốc tế chẩn đoán và quản lý hen (1993), chương trình toàn cầu kiểm
soát hen (Global Intiative for Asthma : GINA) năm 1998, hoàn chỉnh năm
2002.
Chương trình kiểm soát hen triệt để (Gaining Optmal Asthma
Control- GOAL) được công bố tháng 2/ 2004 [4],[5],[54].

1.1.1.2. Đònh nghóa hen
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của bệnh hen: có người
xếp hen vào các loại bệnh thần kinh, có người xếp hen vào nhóm bệnh nội
tạng, cuối cùng quan niệm hen là một bệnh dò ứng ngày càng được công
nhận rộng rãi. Chính vì vậy, có nhiều đònh nghóa về hen. Nếu chỉ tính từ 3
thập kỷ vừa qua, y học ghi nhận mấy đònh nghóa sau:
Đònh nghóa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (1974): Hen là một bệnh với
những cơn khó thở do nhiều chất kích thích hoặc do gắng sức gây ra, dẫn
đến các biểu hiện tắc nghẽn đường thở (tắc nghẽn hoàn toàn hoặc từng
phần) do các cơ chế miễn dòch hoặc không miễn dòch tạo nên.
Đònh nghóa của Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (1975): Hen là một bệnh với
đặc điểm gia tăng đáp ứng đường thở với nhiều chất kích thích, dẫn đến
khó thở và tự hồi phục hoặc do điều trò.


11

Đònh nghóa của Hội Phổi Hoa Kỳ (1987): Hen là hội chứng lâm sàng
có sự gia tăng đáp ứng đường thở với nhiều chất kích thích, dẫn đến các
triệu chứng: khó thở, khò khè, ho, các biểu hiện này có thể thay đổi mức
độ nặng nhẹ do điều trò hoặc tự hồi phục.
Ba đònh nghóa trên đây nhấn mạnh sự thay đổi đáp ứng đường thở,
nhưng chưa giải đáp nhiều vấn đề trong chẩn đoán và điều trò hen. Vì sao
càng dùng nhiều loại thuốc giãn phế quản để cắt cơn hen, bệnh ngày càng
nặng? Do vậy nhiều người cho rằng hen là một bệnh không điều trò được?
Năm 1992, 18 nhà y học thế giới đã họp tại viện quốc gia Tim, Phổi,
Huyết học Hoa kỳ tại Bethesda, bang Maryland Hoa kỳ đã thống nhất
quan niệm “Hen là viêm mạn tính đường thở”. Quan niệm mới này đã tạo
nên những thay đổi to lớn trong chẩn đoán và điều trò hen, trên cơ sở
những đònh nghóa mới về hen: “Hen là một bệnh viêm mạn tính đường thở,

với sự tham gia của nhiều tế bào và yếu tố tế bào”. Tình trạng viêm mạn
tính nói trên dẫn đến sự gia tăng đáp ứng đường thở với các đợt khò khè,
ho và khó thở lặp đi lặp lại. Giới hạn đường thở lan toả, thay đổi và thường
có hồi phục hoàn toàn.
Đònh nghóa trên này do 18 chuyên gia đề xuất và được công bố với
sự bảo trợ của Bộ y tế Hoa kỳ năm 1992, trong đònh nghóa này đáng lưu ý:
Lâm sàng là cơ sở của đònh nghóa khó thở là triệu chứng chính, xuất
hiện từng cơn vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các triệu chứng khác của hen
(khò khè, ho) đều có thể biến đổi, đảo ngược. Tự hồi phục hoặc do điều trò.


12

Chức năng hô hấp, tình trạng tắc nghẽn phế quản cũng có thể biến
đổi, đảo ngược. Đó cũng là cơ sở nữa của chẩn đoán hen thông qua hô hấp
ký, FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên)
Sự phục hồi được xác nhận khi FEV1 tăng 12-15% sau khí dung
200µg-400 µg phế quản tác dụng nhanh (salbutamol)
Tính gia tăng đáp ứng phế quản cũng là một đặc điểm của hen.
Về phương diện sinh lý bệnh, tình trạng viêm đường thở là quá trình
bệnh lý chủ yếu của hen. Có tác giả xác đònh thêm: hen là viêm đường thở
có nhiều eosinophil chính viêm mạn tính đường thở với nhiều tế bào ái
toan là nét phân biệt tình trạng viêm trong hen với tình trạng viêm trong
bệnh lý khác của hệ hô hấp. Hiện tượng viêm này là nền tảng của tất cả
biểu hiện lâm sàng của hen: nó gây ra những bất thường quan trọng về
mặt sinh lý, đó là hiện tượng quá mẫn đường thở. Sự nhạy cảm quá mức
của đường thở đối với các dò nguyên trong môi trường dẫn đến hậu quả là
hẹp đường thở, khò khè và khó thở.
Tình trạng viêm cũng gây nên những triệu chứng quan trọng khác
như ho, nặng ngực. Các chất trung gian gây viêm trong hen được sinh ra với

số lượng nhiều hơn bình thường trên những bệnh nhân hen, tạo nên nét sinh
lý bệnh học điển hình trong bệnh hen. Co thắt cơ trơn phế quản thoát huyết
tương và phù nề, giãn mạch, tăng tiết chất nhày và hoạt hoá đầu tận cùng
thần kinh cảm ứng.
1.1.2. Hiểu biết mới về cơ chế của hen
Phát minh sốc phản vệ của Richet và Portier này 14/2/1902- giải Nobel
1913 đã mở đầu thời kỳ nghiên cứu cơ chế của hen và các bệnh dò ứng.


13

Năm 1910 Dale tìm ra histamin là chất trung gian gây co thắt cơ trơn
(phế quản, ruột v.v…), đây là cơ sở của thuyết vạn năng của histamin trong
cơ chế dò ứng, trong đó có bệnh hen, dẫn đến hình thành thế hệ 1 các
kháng histamin (1937) mà các tác giả đầu tiên là Staub, Bovet và Halpern
(1942). Từ năm 1956, phát hiện hàng loạt chất trung gian mới trong cơ chế
hen và dò ứng (Serotonin, Bradykinin, SRS-A (Slow Reacting Substance of
Anaphylaxis), Acetylcholin v.v… ) cho đến những năm 70 của thế kỷ trước.
Với quan niệm về cơ chế của hen có nguyên nhân co thắt cơ trơn, nên
đã có nhiều thuốc giãn phế quản cắt cơn hen (adrenaline, ocriprenalin,
salbutamol, terbutalin, fenoterol.v.v….) đưa vào sản xuất. Sự lạm dụng
thuốc giãn phế quản đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho người
bệnh, điển hình là các vụ dòch hen ở New Zeland và Australia những năm
60 và 70 của thế kỷ 20. Vào đầu những năm 90 đã tích luỹ được nhiều sự
kiện trên thực nghiệm và lâm sàng về vai trò chủ đạo của bệnh lý viêm
mạn tính đường thở trong bệnh hen nên cuối năm 1992 hội nghò chuyên đề
về hen tại Viện Quốc Gia Tim, Phổi, Huyết học (Hoa Kỳ) tại bang
Maryland, các nhà y học đã thống nhất đề xuất thuyết mới về cơ chế của
hen là viêm mạn tính đường thở.
Những nghiên cứu mới nhất về hen cho thấy cơ chế phát sinh bệnh này

rất phức tạp, có sự tham gia của :
Nhiều quá trình bệnh lý: Viêm mạn tính đường thở
Co thắt cơ trơn đường thở
Gia tăng đáp ứng đường thở


14

Nhiều tế bào viêm: đại thực bào, Th0 . Th2 , tế bào mast, eosinophils,
basophils, lymphocytes, tế bào biểu mô, tế bào nội mô.
Nhiều yếu tố thể dòch: các chất trung gian

tiên phát (histamin,

serotonin, bradikinin, PAF, ECF, v.v..); các chất trung gian thứ phát
(leucotrien, prostaglandin, các neutropeptids); các cytokines (interleukin từ
1 đến 18); GMCSF, TNF, TGF, IFN.
Các phân tử kết dính (Adhesion molecules): ICAM1, ICAM2,
VCAM1.v.v.
Nhiều enzymes (histaminase, trytase, chymase.v.v….)[4], [42], [44]
1.1.2.1. Cơ chế trong đònh nghóa hen
Yếu tố nguy cơ
(làm phát sinh bệnh hen)

Tăng đáp ứng
đường thở

Viêm
Tắc nghẽn
luồng khí

Yếu tố nguy cơ
(gây cơn hen cấp)

Triệu chứng

Sơ đồ 1.1: Cơ chế hen theo đònh nghóa


15

1.1.2.2. Những nguyên nhân gây hen
Gen, cơ đòa

Đáp ứng miễn dòch
Th2, IgE, IgG4, IgG1.
Rhinovirus
ozone 2

Thuốc chống
viêm
Viêm
Th2, mast cell , eosinophis

Gắng sức
Không khí lạnh
Histamin/methacholin

Thụ thể 2

Khò khè

Sơ đồ 1.2: Nguyên nhân gây hen


×