Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang “Hồi xuân hoàn”
trên bệnh nhân RLCD (do thận dương hư)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction-ED) là một cụm từ được
hội Nam học thế giới dùng để thay thế cho các từ bất lực, liệt dương, thiểu
năng sinh dục nam giới…từ năm 1997 [trích từ 1].
Rối loạn cương dương nam là tình trạng bệnh lí được biểu hiện dưới dạng:
- Không có ham muốn tình dục nên dương vật không cương cướng để
tiến hành giao hợp.
- Có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ độ cứng để đưa
được vào âm đạo tiến hành giao hợp.
- Dương vật cương cứng không đúng lúc, khi định tiến hành cuộc giao
hợp thì dương vật không thể cương cứng lên được, nhưng trong hoàn cảnh tự
nhiên hoàn toàn không bị kích thích (đang ngồi hợp, đang đi trên đường, nửa
đêm chợt tỉnh giấc. . . thì dương vật lại cương rất cứng).
- Dương vật cương cứng trong thời gian rất ngắn có thể đưa vào âm đạo
nhưng sau đó mền dần và xỉu hẳn, cuộc giao hợp không thực hiện được trọn vẹn.
Theo các Y văn cho biết vào lứa tuổi 40 – 70 có 50% người nam bị rối
loạn cương dương (RLCD), nó có thể xảy ra sớm hơn ở lứa tuổi 20 – 30 [trích
từ 8].
Bệnh mang tính xã hội, tuy không gây tử vong cũng như không cần phải
xử trí cấp cứu, nhưng đã dần dần ảnh hưởng tới cuộc sống tinh thần con
người. Trong tâm tư sâu thẳm của người bệnh luôn bị ám ảnh một mặc cảm
bất lực của một phế nhân hết sức nặng nề. Trạng thái mất cân bằng này sinh
ra chán nản trong công tác, trong các sinh hoạt giao tiếp đời thường, trầm cảm
1
trong suy tư và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh khác về tâm thần
[trích từ 1]. Nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra, nhiều cặp vợ chồng phải sống ly
thân hoặc ly hôn, có những cặp vợ chồng đã cố gắng gượng chung sống thì
hàng loạt các bi kịch khác lại xảy ra [trích từ 2].
Tại Việt Nam số bệnh nhân đến viện để chữa bệnh này ngày càng nhiều
do người bệnh đỡ mặc cảm hơn, đỡ bị chi phối bởi những quan niệm đạo đức
truyền thống, mặc khác do sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội con người
đang chú ý hơn tới bản thân và chất lượng cuộc sống.
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị bệnh tùy theo
nguyên nhân như: tâm lý liệu pháp, nội tiết tố, dùng thuốc, thủ thuật, tiêm
trực tiếp vào vật hang, phẫu thuật… nhưng chi phí đắt so với thu nhập bình
quân của người Việt Nam.
Y học cổ truyền đã mô tả RLCD trong phạm vi chứng “Dương nuy”,
nguyên nhân do cơ thể bị suy nhược, rối loạn thần kinh chức năng, viêm
nhiễm lâu ngày. Về điều trị có nhiều bài thuốc, vị thuốc điều trị bệnh này có
kết quả. Trong vài năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu điều trị
RLCD bằng các phương pháp YHCT, chi phí thấp, bước đầu có kết quả khả
quan [trích từ 3,10].
Bài thuốc Hồi xuân hoàn đã được nghiên cứu điều trị bệnh nhân bị
suy giảm tinh trùng, có kết quả khả quan, để đánh giá trên chức năng cương
dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau:
1. Bước đầu đánh giá tác dụng của viên nang “Hồi xuân hoàn” trên
bệnh nhân RLCD (do thận dương hư).
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN THEO YHHĐ.
1.1.1. Dịch tễ học RLCD.
Từ năm 1990 xuất hiện nhiều công trình khảo sát về dịch tễ học khác
nhau được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá mối liên quan
giữa RLCD với tuổi tác, chủng tộc, địa lí và các tác nhân khác.
Viện sức khỏe quốc gia Mỹ đã tổng kết: RLCD đã ảnh hưởng tới 30
triệu nam giới tại Mỹ, Tây Âu 17,5 triệu, khu vực Thái Bình Dương 10,7
triệu, vùng Đông Nam Á 190 triệu [trích dẫn từ1].
Tại Việt Nam theo báo cáo của Phạm Văn Trịnh và cộng sự năm 1997
công trình điều tra dịch tễ trên 764 nam giới đã có vợ tỷ lệ liệt dương là 15,7%.
Tại Pháp một mẫu nghiên cứu trên 986 nam giới tuổi từ 18 đến 94 cho
tỷ lệ chung bị RLCD là 42 % trong đó 35% từ 18 đến 35 tuổi, 47% từ 36 đến
94 tuổi.
Tại Nhật, năm 1995 mẫu nghiên cứu của Sato trên 3490 nam giới đã có
vợ cho tỷ lệ RLCD: dưới 2,5% lứa tuổi 20-44; 10% lứa tuổi 45-59; 23% lứa tuổi
60-64; 30,4 % lứa tuổi 64-69; trên 44,3% lứa tuổi trên 70 [trích dẫn từ1].
RLCD liên quan đến nghề nghiệp, các bệnh mãn tính như bệnh tim
mạch, đái đường, suy thận mãn tính, suy gan, bệnh Alzheimer.
Ngoài ra RLCD là biến chứng thông thường của chấn thương, xạ trị và
phẫu thuật vùng chậu. RLCD còn liên quan với hóa chất và thuốc sử dụng dài
ngày chất estrogen để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, một số thuốc trực tiếp
điều trị các bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa,
…cũng là những nguyên nhân gây ra RLCD [trích dẫn từ 1].
3
1.1.2. Sinh lý cương.
Cương dương vật chủ yếu là một hiện tượng huyết động tại dương vật,
dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh thực vật. Tuy nhiên cơ chế cương còn bị
chi phối bởi hệ thần kinh não, hệ nội tiết, sinh hóa,…nói một cách khác có
nhiều yếu tố tác động vào cương dương vật [trích từ 8].
* Nhân tố huyết động
- Giai đoạn dương vật sìu: các cơ trơn của động mạch dương vật và nhất
là của thể hang bao bọc xung quanh các xoang co thắt do đó ngăn chặn
máu chảy vào các xoang.
- Giai đoạn cương dương vật: ngược lại, trong giai đoạn cương, các cơ
trơn trên giãn nên giúp máu đổ dồn vào các xoang. Sự tăng dung tích
máu và tăng áp lực trong xoang chèn ép các tĩnh mạch ngăn chặn máu
trở về đại tuần hoàn.
* Nhân tố thần kinh: Sự kích thích cương có thể khởi động bằng hai đường:
đường thần kinh thân thể, trung ương, tại não; đường cảm giác, ngoại biên, tại
dương vật [trích từ 1, 8].
- Đường thần kinh thân thể:
+ Giai đoạn cương dương vật:
Não kích thích sự ham muốn sắc dục qua nhiều cơ chế: cảm xúc, tình
cảm, giác quan (thị giác, thính giác…), gợi nhớ (hình ảnh, dáng dấp…); xung
động thần kinh được chuyển tới trung tâm tủy sống phó giao cảm S2-S4, rồi
từ đó qua dây thần kinh cương, vào thể cương để làm giãn nở các cơ trơn,
giúp máu đổ dồn vào các xoang.
+ Giai đoạn dương vật sìu:
Não ức chế tủy sống phó giao cảm, đồng thời kích thích giao cảm sản
sinh catecholamine, kết quả là các cơ trơn của động mạch dương vật và thể
cương co thắt, ngăn chặn không cho máu đổ vào xoang. Đồng thời với sự co
4
thắt các cơ trơn, các tĩnh mạch không bị chèn ép nữa, nên máu từ dương vật
trở về đại tuần hoàn.
- Đường cảm giác ngoại biên: Sờ mó dương vật, kích thích những
vùng nhạy cảm gây phản xạ cương; xung động từ dương vật được đưa lên tủy
sống cùng S2-S4 qua dây thần kinh thẹn trong, trung tâm này chuyển xung
động vào dương vật và gây cương.
* Nhân tố sinh hóa: dưới tác động của hệ phó giao cảm và qua thụ thể kinin
B2, chất nitric oxid (NO) được tổng hợp tại dương vật, NO kích thích hoạt
tính của men guanylat cyclase (GC), GC làm tăng sản xuất ra guanosin
monophosphat vòng (GMPc) gốc từ guanosin triphosphat (GTP). Chính
GMPc làm giãn cơ thể hang, để máu đổ dồn về vào xoang, trong khi đó các
tĩnh mạch thể hang bị chèn ép và ngăn chặn máu trở về hệ đại tuần hoàn, kết
quả là dương vật cương cứng. GMPc bị thủy phân làm triệt tiêu bởi
phosphodiesterase typ5 (PDE5), làm dương vật mềm xỉu trở lại [trích từ 1, 8].
* Nhân tố hormon:
Androgen có tác dụng duy trì sự ham muốn sắc dục và không có tác
dụng trực tiếp vào sự cương dương vật, androgen có hoạt tính vào vùng dưới
đồi, vùng này đóng vai trò quan hệ vào sự điều chế cương. Ở người nhiều tuổi
nồng độ testosteron huyết tương giảm, nên ham muốn sắc dục cũng kém dần.
1.1.3. Nguyên nhân RLCD.
RLCD bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định được
đúng nguyên nhân gây ra RLCD là một khâu hết sức quan trọng, bởi vì như
vậy phương hướng chỉ đạo cho việc điều trị mới có kết quả.
1.1.3.1. RLCD do hormon:
Những hormon ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh dục ở nam giới
gồm có: LHRH, LH, FSH, prolactin, testosteron.
5
FSH cùng với testosteron tác động lên tế bào sertoli ở tinh hoàn để sản
sinh ra tinh trùng.
Lượng testosteron máu vừa đủ có tác dụng làm tăng sự ham muốn tình
dục gây những kích thích dây chuyền lên vỏ não làm dương vật cương cứng.
Việc định lượng FSH, LH và testosteron cho phép phân biệt được giảm
năng tuyến sinh dục nguyên phát hay thứ phát.
1.1.3.2. RLCD do tâm thần:
- Do stress: cuộc sống quá căng thẳng về tinh thần [1]
- Do bị các chấn động tâm thần đột ngột trong cuộc sống.
- Do một số bệnh về tâm thần như : hysterie, tâm thần phân liệt
1.1.3.3. RLCD do thần kinh:
- Bị nhiễm độc thần kinh, bệnh đái tháo đường, chấn thương tủy sống.
- Sau các phẫu thuật : tiểu khung bàng quang, bẹn bìu, các phẫu thuật
cắt đốt nội soi bàng quang – niệu đạo [1].
- Một số bệnh ở vùng não làm tổn thương huyết mạch não: động kinh,
liệt toàn thân do giang mai, máu tụ dưới màng não, nhũn não, bệnh
parkinson, bệnh Alzheimer…
- Một số thuốc dùng quá nhiều, những thuốc này ảnh hưởng đến hệ
thần kinh trung ương và ngoại vi: các kháng histamine, thuốc chống tăng
huyết áp, thuốc kháng acetylcholine, thuốc chống bệnh tâm thần, thuốc chấn
an thần kinh, thuốc nội tiết, các thuốc gây quên và gây nghiện : rượu, heroin.
1.1.3.4. RLCD do rối loạn vận mạch:
- Do một số bệnh toàn thân làm giảm áp lực tâm thu.
6
- Do hiện tượng chít tắc cơ giới một số động mạch có chức năng tưới
máu vào dương vật.
1.1.3.5. RLCD do các biến dạng :
- Một số bệnh bẩm sinh: dương vật teo nhỏ, dương vật quá ngắn hoặc chẽ đôi.
- Một số bệnh xơ cứng vật hang, hậu quả của một số bệnh như: vỡ vật
hang, cương đau dương vật không được điều trị tốt, máu tưới vào vật hang
khó khăn và không đầy đủ làm dương vật không thể cương lên được
[trích từ 1].
1.1.4. Điều trị RLCD
1.1.4.1. Tâm lý liệu pháp.
Bất cứ phương pháp gì gây được sự tin tưởng và xóa bỏ được những
mặc cảm bất lực của người bệnh đều có thể sử dụng: thôi miên, xem phim
ảnh gợi cảm
1.1.4.2. Điều trị bằng thuốc.
- Thuốc ức chế thụ thể alpha adrenalin: Yohimbin, Phetolamin mexylat
( vasomax uống ) [trích từ1, 8].
- Thuốc kích thích dopamin: Apomorphin, Bromocriptin [trích từ 8].
- Thuốc ức chế thụ thể serotonin: Trazodon, L.arginin, Ức chế PDE5:
sildenafil citatre ( viagra ) [1].
- Hormon: Dùng nhóm LH-Gonadotropin chorionic endo cho RLCD do
suy tuyến yên. Dùng testosteron đường uống hoặc tiêm khi lượng testosteron
trong máu giảm dưới mức trung bình (9,7-35 nanomol/l).
- Thuốc thấm nhiều qua da: minoxidil (beretha); nitroglycerin tỷ lệ
thành công của các thuốc này rất thất thường và không cao.
7
- Thuốc vận mạch tiêm thẳng vào vật hang: papaverin, Alprostadil
(PGE 1), thuốc phối hợp: papaverin 30 mg + phentolamin 10 mg.
- Thuốc vận mạch cho vào niệu đạo: Alprostadil còn có thể cho thẳng
vào niệu đạo.
1.1.4.3. Điều trị bằng phẫu thuật:
- Phẫu thuật trên hệ thống động mạch, hệ thống tĩnh mạch.
- Phẫu thuật tạo hình các bệnh làm biến dạng hình thể giải phẫu dương vật.
1.1.4.4. Điều trị bằng dụng cụ: Máy Vacuum xiết dương vật.
1.2. TỔNG QUAN THEO YHCT
1.2.1. Những cơ sở lý luận về sinh lý sinh dục của YHCT.
1.2.1.1. Học thuyết tạng phủ.
YHCT cho rằng cơ thể người gồm lục phủ, ngũ tạng và phủ kỳ hằng.
Tạng thận: trong ngũ hành thuộc thủy , vị trí ở hạ tiêu, vùng thắt lưng.
Tạng thận có nhiều chức năng, trong đó có chức năng quan trọng là :
thận tàng tinh, chủ về sinh trưởng và phát dục của cơ thể. [trích từ 4].
- Tinh là vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ thể
- Tinh có thể hóa thành khí, tinh của thận hóa thành khí gọi là thận khí.
- Nội kinh đặc biệt coi trọng sinh hoạt phòng sự đối với sinh mệnh con
người và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm sinh lý của cơ thể.
1.2.1.2. Thuyết mệnh môn.
Trong Nạn kinh mệnh môn là “trong hai thận thì thận bên phải là mệnh
môn, bên trái là thận”. “mệnh môn là nguyên khí tinh thần, cho nên nam giới
lấy đó để tàng tinh, nữ giới lấy đó để sinh con”.
8
Theo Hải Thượng Lãn Ông: “ mệnh môn ở giữa hai thận tên riêng của
nó là nguyên dương, chân dương, long hỏa, mệnh môn hỏa, là thiếu hỏa ở
trong thủy ” [trích từ 6].
1.2.1.3. Tinh.
Nguồn gốc của tinh.
- Tinh tiên thiên
Đó là vật chất đầu tiên cấu tạo nên thân thể con người và được cha mẹ
truyền cho. tinh sinh ra sự sống, sự phối hợp tinh của cha và tinh của mẹ để
tạo thành hình. Tinh này về mặt chức năng gọi là tinh sinh dục [trích từ 4].
- Tinh hậu thiên
Đó là vật chất do tỳ vị sinh hóa các chất tinh vi của thức ăn (các chất dinh
dưỡng) được hấp thu vào huyết dịch, được vận chuyển đi toàn thân thể để
nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, nhằm bảo đảm sự phát dục của thân thể và duy
trì sự sống. Vì tinh hậu thiên là cơ sở vật chất của mọi hoạt động của tất cả
tạng phủ, cho nên nó còn có tên là: “tinh của tạng phủ” hay “tinh của lục phủ
ngũ tạng” [trích từ 4].
- Cả tinh tiên thiên và tinh hậu thiên đều tàng ở thận.
1.2.2. RLCD theo YHCT .
Bệnh danh: Dương nuy
1.2.2.1. Nguyên nhân.
- Tâm tỳ bị tổn thương: do cơ thể bị suy nhược làm tinh khí hao kiệt,
khí hư không nuôi dưỡng được cân sinh ra dương nuy [trích từ 3, 10].
- Thận hư gây bại tinh huyết: do sắc dục quá độ hoặc do thủ dâm
nhiều gây tổn thương thận khí, thận khí chỉ huy hoạt động của nhị âm nên
9
cơ quan sinh dục cụ thể là dương vật không thể cương được sinh ra liệt dương
hoặc do khiếp sợ làm tổn thương thận [trích từ 4].
- Do thấp nhiệt tích trệ: do viêm nhiễm lâu ngày, sỏi niệu quản [trích từ 4].
1.2.2.2. Các thể lâm sàng và điều trị.
* Tâm tỳ hư
- Triệu chứng: da xanh, mát vàng, ăn kém, ngủ ít, di tinh , liệt dương,
rêu lưỡi trắng, sắc lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
- Phương pháp chữa: Ôn bổ tâm tỳ.
- Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm.
* Thận hư
- Triệu chứng: sắc mặt trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối, mờ mắt , ăn kém,
sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng lạnh, ngủ ít, hồi hộp, liệt dương, di tinh,
mạch trầm nhược [5],[8].
- Phương pháp chữa: ôn bổ hạ nguyên, an thần
- Bài thuốc: đại bổ nguyên tiễn gia giảm, Hữu quy hoàn, ban long hoàn,
bát vị quế phụ gia giảm [5], [11], [12].
* Thấp nhiệt
- Triệu chứng: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng dày,
mạch nhu sác.
- Phương pháp điều trị: tư tâm, thanh nhiệt.
- Bài thuốc: bát vị tri bá gia giảm.
10
1.2.3. Tổng quan về thuốc trong nghiên cứu.
1.2.3.1. Tổng quan về viên nang “ Hồi Xuân Hoàn”.
- Viên nang Hồi xuân hoàn được lấy từ công thức bài thuốc “ Hữu Quy
Ẩm” là bài thuốc cổ phương trích từ Cảnh Nhạc Toàn Thư của Trương Cảnh
Nhạc.
- Thành phần các vị thuốc có trong viên nang hồi xuân hoàn:
Thục địa 80g Hoài sơn 40g
Kỷ tử 40g Sơn thù 40g
Đỗ trọng 40g Phụ tử chế 20g
Nhục quế 20g. Cam thảo 20g
- Công dụng: ôn bổ thận dương, bổ tinh huyết.
- Điều trị: thận dương không đủ, mệnh môn hỏa suy, bệnh lâu năm khí
suy thần mệt, sợ lạnh, tay chân lạnh, hoặc dương nuy, di tinh, không có con,
hoặc phân lỏng không thành khuôn, hoặc đái són, hoặc lưng mỏi gối đau, chi
dưới phù.
- Phân tích bài thuốc: nhục quế, phụ tử chế để ôn bổ thận dương, bổ
tinh tủy; thục địa , hoài sơn, sơn thù, đỗ trọng để tư âm, ích thận dưỡng can
bổ tỳ. Cam thảo để bổ khí và điều hòa các tính thuốc.
11
1.2.3.2. Tổng quan về các vị thuốc có trong viên nang “ Hồi Xuân Hoàn”
Bảng 1.1. Các vị thuốc trong “ Hồi Xuân Hoàn”
Tên khoa học
và bộ phận dùng
Tính vị Tác dụng
Thục địa (Rehmannia glutinosa
(Gaertn), Libososch (Digitalis glutinosa
Gaertn).
Họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
Thân rễ chế theo phương pháp riêng
Ngọt, hơi ôn Bổ can, thận, bổ
huyết, dưỡng âm
Sơn thù (Cornus officinalis Sieb et Zuc)
Họ sơn thù du (Cornaceae)
Quả đã bỏ hạt
Chua, sáp,
ấm
Bổ can, thận
Hoài sơn (Dioscorea persimilis Prain et
Burk. Hoặc Dioscorea oppositifolia
Lour).
Họ củ nâu (Dioscoreaceae)
Thân, rễ
Ngọt bình Bổ tâm, tỳ, thận
Kỷ tử (Lycium sinense Mill)
Họ Cà (Solanaceae)
Quả
Ngọt hàn Bổ phế, can, thận
Nhục quế (Cinnamomum cassia Blume)
Họ Long não (Lauraceae)
Vỏ cây quế
Cay ngọt Bổ can, thận, kích
thích tiêu hóa, tăng
cường hô hấp và
tuần hoàn
Phụ tử chế (Aconitum sinense Paxt)
Họ mao lương (Ranunculaceae)
Là rễ củ con của cây ô đầu
Rất cay,
nóng, hơi
ngọt và đắng
Ôn bổ mệnh môn,
bổ tỳ thận
Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv)
Họ Đỗ trọng (Eucommiaceae)
Vỏ cây
Ngọt hơi
cay tính ôn
Bổ can, thận
Cam thảo (Glycyrhizae uralensis Fish,
Fabaceae)
Họ cánh bướm
Thân cây
Ngọt, bình Bổ khí
12
CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU.
Viên nang HXH 500mg được nghiên cứu chiết xuất tại Viện dược liệu
trung ương và đóng nang tại Công ty cổ phần Dược liệu Mediplantex. Thuốc
đạt tiêu chuẩn cơ sở, theo tiêu chuẩn cao thuốc của Dược điển Việt Nam III.
2.2 ĐỐI TƯỢNG.
32 bệnh nhân RLCD đến khám và điều trị tại khoa Ngoại – Nam học,
bệnh viện Tuệ Tĩnh, từ tháng 1/2008 đến tháng 4/2010.
* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân điều trị:
2.2.1. YHHĐ.
- Bệnh nhân tuổi ≥18.
- Bệnh nhân được chẩn đoán RLCD theo thang điểm quốc tế về chỉ số chức
năng cương dương vật IIEF (Intenational Index Erectile Function.), năm 1997
[Trích 14].
13
IIEF từ 59 điểm trở xuống: có RLCD
Mức độ RLCD được đánh giá chung như sau:
Bảng 2.1. Mức độ RLCD
Điểm Mức độ RLCD
5 - 20 Nặng
21 - 30 Trung bình
31 - 59 Nhẹ
60 - 75 Không có RLCD
- Đánh giá chức năng cương cứng bằng hai phương pháp:
+ Sử dụng 6 câu hỏi đầu của IIEF(1997) với các mức độ như sau:
Bảng 2.2. Mức độ RLCNC
Điểm Mức độ RLCNC
1 - 10 Nặng
11 - 16 Trung bình
17 - 25 Nhẹ
25 - 30 Không có RLCNC
+ Đánh giá theo cách phân loại độ cương cứng dương vật của Benkert
[trích từ 1, 14].
Độ 1: mền xỉu
Độ 2: dương vật nở to
Độ 3: cương đủ để giao hợp được
Độ 4: cương cứng hoàn toàn
2.2.2. YHCT : Bệnh nhân dương nuy do thận dương hư.
- Vọng: hình thái bệu, sắc nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu trắng.
14
- Văn: tiếng nói nhỏ, hơi thở nhỏ.
- Vấn: đau lưng, người lạnh, chân tay lạnh; ăn uống đồ ấm nóng; liệt
dương; ngũ canh tả, tiểu đêm.
- Thiết: mạch:trầm nhược, chân tay lạnh. [trích từ 3, 10].
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
* YHHĐ :
- RLCD do tăng prolactin và estradiol.
- Bệnh nhân bị bệnh: tăng huyết áp, bệnh tim - mạch, bệnh hô hấp, gan
thận, bệnh tâm thần.
- Bệnh nhân tổn thương thực thể tại dương vật, tinh hoàn.
- Bệnh nhân bỏ thuốc 7 ngày trong đợt điều trị hoặc bỏ điều trị, bệnh
nhân không kiểm tra được.
* YHCT:
Bệnh nhân RLCD do:
- Thận âm hư: hình thể gầy, sắc đỏ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, nhức trong
xương, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô khát nước, ăn uống đồ mát, đổ mồ hôi
trộm, táo bón, tiểu vàng, trằn trọc khó ngủ, đau lưng, di tinh, liệt dương,
mạch trầm tế sác [trích từ 3, 10].
- Tâm tỳ hư: mệt mỏi, da xanh, mặt vàng, bụng chướng, ăn kém, ngủ ít,
tim đập hồi hộp, liệt dương, sắc lưỡi nhợt, mạch trầm tế [trích từ 3, 10].
- Thấp nhiệt: liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng nhợt,
mạch: nhu sác [trích từ 3, 10].
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.
- Khoa Ngoại Nam học - Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
15
- Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Thử nghiệm lâm sàng hồi cứu, so sánh sự khác biệt trước và sau điều trị.
Các chỉ số nghiên cứu
● Các chỉ số về tác dụng điều trị của thuốc:
* YHHĐ:
- Đánh giá qua thang điểm IIEF: chức năng cương, sự ham muốn tình dục,
sự thõa mãn trong giao hợp (gồm thõa mãn giao hợp, tột đỉnh khoái cảm,
thõa mãn toàn diện), đánh giá chung qua toàn bộ 15 câu hỏi.
- Các xét nghiệm nội tiết tố huyết thanh: LH, testosteron.
* YHCT: Các dấu hiệu lâm sàng do thận dương hư:
- Hình thái bệu, sắc nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng.
- Đau lưng, sợ lạnh, chân tay lạnh.
- Ăn uống đồ ấm nóng, ngũ canh tả, tiểu đêm.
- Mạch trầm nhược
● Các chỉ tiêu đánh giá tác dụng phụ của thuốc:
. Lâm sàng: nôn, mẩn ngứa, đại tiện (táo/lỏng), các dấu hiệu khác.
. Cận lâm sàng: SGOT, SGPT, ure, creatinin huyết thanh
2.4.1. Nghiên cứu lâm sàng.
Lập hồ sơ bệnh án cho từng bệnh nhân theo mẫu thống nhất của bệnh
viện Tuệ Tĩnh đã được Bộ Y tế quy định, có phiếu theo dõi kèm theo, khám
và ghi đủ các chỉ tiêu nghiên cứu.
* YHHĐ :
16
- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng dựa vào 15 câu hỏi của thang điểm
IIEF: bệnh nhân được bác sỹ chuyên khoa hỏi và được hướng dẫn trả
lời, câu trả lời của bệnh nhân được đánh dấu vào bảng điểm.
- Khám lâm sàng toàn diện để loại trừ các bệnh về tâm thần, tim mạch,
gan, thận, đái tháo đường…
- Khám bộ phận sinh dục ngoài và tuyến tiền liệt để loại trừ các tổn
thương thực thể tại dương vật, tinh hoàn, phì đại tuyến tiền liệt.
* YHCT :
- Khám lâm sàng theo vọng, văn, vấn, thiết, quy nạp các hội chứng bệnh
theo bát cương, tạng phủ để xác định bệnh nhân RLCD do thận dương hư.
- Loại trừ các bệnh nhân RLCD do thận âm hư, tâm tỳ hư, thấp nhiệt.
2.4.2. Nghiên cứu cận lâm sàng.
* Xét nghiệm hormon:
- Định lượng LH và testosteron huyết thanh trước và sau điều trị.
* Các xét nghiệm:
- Thử phản ứng HIV
- Xét nghiệm: AST, ALT, Ure, Creatinin trước và sau điều trị.
2.4.3. Cách dùng thuốc trong nghiên cứu.
Dùng viên nang Hồi xuân hoàn, mỗi ngày 30 viên chia làm 02 lần
sáng, chiều, uống sau bữa ăn 1 giờ, liên tục trong 60 ngày.
2.4.4 Cách theo dõi.
- Thời gian nghiên cứu kéo dài khoảng 60 ngày.
- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị và sau điều trị.
- Đánh giá các triệu chứng cận lâm sàng trước điều trị và sau điều trị.
- Ngoài ra sau đợt điều trị, bệnh nhân vẫn được theo dõi tiếp (chủ yếu
bằng điện thoại) để xác định sau khi dừng thuốc, tác dụng điều trị của thuốc
có duy trì tốt hoặc không.
2.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
17
Ba mức độ: tốt, trung bình, không kết quả, dựa vào thang điểm quốc tế
về chức năng cương dương vật IIEF.
+ Loại tốt:
- Bệnh nhân giao hợp tốt: IIEF ≥ 60 điểm hoặc điểm số trong bảng điểm
IIEF tăng rõ rệt: từ mức độ nặng lên mức độ nhẹ, bệnh nhân tự tin, thoải
mái hơn.
- Không có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và xét nghiệm.
+ Trung bình
- Điểm số trong bảng điểm IIEF tăng từ mức nặng lên mức trung bình
hoặc từ trung bình lên mức nhẹ, tinh thần còn lo lắng.
Hoặc IIEF ≥ 60 điểm nhưng có tác dụng không muốn.
+ Không kết quả:
- Điểm số IIEF vẫn thấp như trước khi điều trị.
- Có hoặc không có biểu hiện tác dụng không mong muốn.
18
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Xử lý theo phương pháp toán thống kê y học trên phần mềm
Microsoft office Excell và Epi info 6.04.
19
Bệnh nhân đến phòng khám bệnh
YHHĐ YHCT
Điểm IIEF ≤59điểm
Dương nuy do thận
dương hư
Nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu lâm sàng &
Cận lâm sàng
Đánh giá kết quả
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 4 năm 2010 có
103 bệnh nhân RLCD đến khám và điều trị tại Khoa Ngoại nam học - Bệnh
viện Tuệ Tĩnh có tổng số 32 bệnh nhân được chọn vào nhóm nghiên cứu.
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU.
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi(n=32)
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
24 – 32 (1) 22 68.75 p
1-2
< 0.05
p
1-3
< 0.05
p
1-4
< 0.05
33 – 40 (2) 5 15.63
41 - 48 (3) 3 9.38
49 - 56 (4) 2 6.24
Tổng 32 100
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 32.28 + 7.35. Độ tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất là 24 – 32 tuổi, chiếm 68.75%. Số bệnh nhân giữa các nhóm tuổi
khác gần tương đương nhau.
Bảng 3.2. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu (n=32)
Nghề nghiệp và trình độ học vấn Số bệnh
nhân
Tỷ lệ
(%)
p
Cán bộ đại học và sau đại học (kỹ sư, bác
sỹ, nhà báo, nhà văn, nghiên cứu khoa
học) (1)
14 43.75
p
1-2
< 0.05
p
1-3
< 0.05
p
2-3
> 0.05
Doanh nghiệp (2) 9 28.125
Công nhân, làm ruộng, lao động khác (3) 9 28.125
Tổng 32 100
Số bệnh nhân làm việc trí óc, cường độ lao động cấp tập gồm các bệnh
nhân có trình độ đại học và sau đại học, doanh nghiệp chiếm tỷ lệ chủ yếu
43.75%.
20
Bảng 3.3. Trạng thái tâm lý của nhóm nghiên cứu (n=32).
Trạng thái tâm lý Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
Dấu bệnh (1) 32 100
p
1-2
< 0.05
Không dấu bệnh (2) 0 Bệnh nhân
Lo lắng, hoang mang, chán
nản, tự ti (3)
26 81.2
p
3-4
< 0.05
Không lo lắng (4) 6 18.8
- Cả 32 bệnh nhân (100%) đều có tâm lý muốn dấu bệnh, ngoài bác sỹ
điều trị ra, bệnh nhân không muốn cho ai khác biết là mình bị bệnh.
- 81,2% (26 bệnh nhân ) rơi vào tình trạng lo lắng, chán nản, thậm chí
hoang mang, tự ti.
- 18,8% (6 bệnh nhân ) có tâm lý ổn định hơn nhưng vẫn tha thiết muốn
được chữa bệnh.
Bảng 3.4. Tình trạng gia đình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=32)
Tình trạng gia đình Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) p
Ổn định 20 62.5
p < 0.05
Không ổn định 12 37.5
Tổng 32 100
37,5% (12 bệnh nhân ) có tình trạng gia đình không ổn định (bất hòa
hôn nhân ). RLCD là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất hòa hôn nhân,
mâu thuẫn giữa vợ và chồng càng làm RLCD kéo dài.
3.2. KẾT QUẢ THEO YHHĐ.
Bảng 3.5. Kết quả điều trị qua bảng điểm IIEF (n=26)
Các chỉ số Trước điều trị Sau điều trị p
IIEF 26.54 + 15.81 54.31 + 16.34 < 0,001
Chức năng cương 11.27 + 5.80 21.54 + 6.02 < 0,001
21
Ham muốn tình dục 3.54 + 2.34 7.35 + 2.35 < 0,001
Thỏa mãn giao hợp 4.54+ 3.54 10.54 + 3.89 < 0,001
- Trước điều trị tổng số điểm IIEF trung bình 26.54 ± 15.81. Sau đợt điều
trị, tổng số điểm IIEF tăng rõ rệt với trước điều trị là 54.31 + 16.34, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
- Sau đợt điều trị điểm của lĩnh vực chức năng cương, ham muốn tình
dục, thỏa mãn giao hợp đều tăng so với trước điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở mức p < 0,001.
Biểu đồ 3.1. Kết quả điều trị qua bảng điểm IIEF
Bảng 3.6. Sự thay đổi độ cương cứng dương vật theo phân loại của
Benkert (n=26)
Độ cương
Trước điều trị Sau điều trị
p
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Độ 1 6 23.08 0 0 p < 0.05
Độ 2 5 19.23 0 0 p < 0.05
Độ 3 9 34.61 6 23.08 p > 0.05
Độ 4 6 23.08 12 76.92 p < 0.05
Tổng 26 100 26 100
22
Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi độ cương cứng dương vật theo phân loại của
Benkert
- Số lượng bệnh nhân cương cứng dương vật độ 1 và độ 2 sau điều trị
giảm rõ rệt so với trước điều trị (p < 0.05), sau điều trị không có bệnh nhân
RLCNC độ 1 và độ 2.
- Số bệnh nhân cương cứng dương vật độ 3 có giảm sau điều trị nhưng
chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
- Số lượng bệnh nhân cương cứng dương vật độ 4 sau điều trị tăng rõ rệt
so với trước điều trị (p < 0.05).
Bảng 3.7. Sự thay đổi mức độ chức năng cương của nhóm bệnh nhân
nghiên cứu (n=26)
Mức độ RLCNC
Trước điều trị Sau điều trị
P
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Nặng 12 46.15 0 0 p < 0.05
23
Trung bình 9 34.62 7 26.92 p > 0.05
Nhẹ 5 19.23 11 42.31 p < 0.05
Không còn RLCNC 0 0 8 30.77 p < 0.05
Tổng 26 100 26 100
- Số lượng bệnh nhân có RLCNC mức độ nặng và nhẹ sau điều trị 60
ngày giảm rõ rệt so với trước điều trị (p < 0.05), sau điều trị không có bệnh
nhân RLCNC mức độ nặng.
- Số bệnh nhân RLCNC mức độ trung bình có giảm sau điều trị nhưng
chưa có ý nghĩa thống kê.
- Sau điều trị có 30.77% bệnh nhân không còn RLCNC.
24
Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ RLCD của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
(n = 26)
Mức độ RLCD
Trước điều trị Sau điều trị
P
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Nặng 12 46.15 0 0 p < 0.05
Trung bình 7 26.92 6 23.08 p > 0.05
Nhẹ 7 26.93 8 30.77 p > 0.05
Không còn RLCD 0 0 12 46.15 p < 0.05
Tổng 26 100 26 100
- Số bệnh nhân RLCD mức độ nặng sau điều trị 60 ngày giảm rõ rệt so
với trước điều trị, không còn bệnh nhân nào RLCD mức độ nặng.
- Số bệnh nhân RLCD mức độ nhẹ và trung bình sau điều trị 60 ngày
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị.
- Sau 60 ngày điều trị có 46.15% bệnh nhân không còn RLCD, tăng rõ rệt,
có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p > 0.05).
Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ của nồng độ testosteron huyết thanh trước và
sau điều trị (n =11).
Nồng độ testosteron
huyết thanh (nmol/l)
Trước điều trị Sau điều trị
p
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
< 9,8 1 9.1 0 0 p > 0.05
9,8 – 35 10 90.9 11 100 p > 0.05
Tổng 11 100 11 100
Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ mới kiểm tra được nồng độ
testosteron huyết thanh của 11 bệnh nhân sau điều trị.
Sau điều trị không có bệnh nhân nào rối loạn testosteron huyết thanh
(testosteron < 9.8 nmol/l), sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0.05).
25