Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 176 trang )

GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI

THUYẾT MINH

VIUP BỘ XÂY DỰNG

VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ NÔNG THÔN QUỐC GIA

Số 10 Hoa Lư- Hai Bà Trưng – Hà Nội
ĐT: 04.22210888 FAX: 04.39764339

ĐỒNG NAI 6/2014


BỘ XÂY DỰNG
***
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
NÔNG THÔN QUỐC GIA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
***

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

THUYẾT MINH
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030



Chủ đầu tƣ:
Sở xây dựng Tỉnh Đồng Nai
Cơ quan thẩm định:
Sở xây dựng Tỉnh Đồng Nai
Cơ quan phê duyệt:
UBND Tỉnh Đồng Nai
Cơ quan tƣ vấn lập quy hoạch:
Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn Quốc gia

Đại diện tƣ vấn

Chủ đầu tƣ

VIỆN QUY HOẠCH

SỞ XÂY DỰNG

ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN QUỐC GIA

TỈNH ĐỒNG NAI


BỘ XÂY DỰNG
***
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
NÔNG THÔN QUỐC GIA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
***

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

THUYẾT MINH
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2030

Chỉ đạo thực hiện:

Viện trƣởng. ThS. KTS. Ngô Trung Hải
Phó viện trƣởng. KTS. Phạm Thị Nhâm

GĐ Trung tâm:

Nguyễn Chí Hùng

Chủ nhiệm:

KTS. Phạm Thị Nhâm
KS. Phan Thị Hà An

Cán bộ tham gia:
Kiến trúc

Kinh tế

TS.KTS.
KTS.

KTS.
Ths.KTS.
KS
KS.

Trần Thị Lan Anh
Phạm Thị Nhâm
Phạm Thành Công
Nguyễn Hồng Diệp
Phan Thị Hà An
Chu Thị Phương Lan

Ths.KS.

Nguyễn Đức Trường

ThS.KTS.
ThS.KS.

Nguyễn Thành Hưng
Trần Văn Nhân

Kỹ thuật

Quản lý kỹ thuật:
Kiến trúc – Kinh tế
Kỹ thuật

2



Mục lục
I. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6
I.1.

Lý do sự cần thiết xây dựng chƣơng trình ............................................................................ 6

I.2.

Cơ sở pháp lý............................................................................................................................ 6

I.3.

Quan điểm, mục tiêu, phạm vi xây dựng chƣơng trình ....................................................... 9
I.3.1.
I.3.2.
I.3.3.

Quan điểm chỉ đạo: ................................................................................................................................. 9
Mục tiêu của chương trình ..................................................................................................................... 9
Phạm vi, thời hạn và nghiên cứu ......................................................................................................... 10

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TOÀN TỈNH ............. 11
II.1. Đánh giá tổng quan thực trạng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai ....................... 11
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển. ......................................................................................... 11
Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên phát triển ........................................................................ 11
Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................................................................ 19
a) Tổng quát chung về thực trạng nền kinh tế. ........................................................................................19
b) Thu chi ngân sách: ..............................................................................................................................20
c) Đầu tư phát triển: ................................................................................................................................21

d) Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp .........................................................................................21
e) Chi ngân sách xây dựng cơ bản...........................................................................................................22
II.1.4. Hiện trạng dân số, đất đai ..................................................................................................................... 22
a) Hiện trạng dân số, lao động: ...............................................................................................................22
b) Hiện trạng đất xây dựng đô thị............................................................................................................24
II.1.5. Thực trạng phát triển hạ tầng kinh tế .................................................................................................. 25
a) Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề ........................................................................25
b) Thương mại dịch vụ ............................................................................................................................27
c) Du lịch - dịch vụ: ................................................................................................................................28
II.1.6. Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội ................................................................................................... 28
a) Hiện trạng nhà ở ..................................................................................................................................28
b) Hiện trạng cơ sở Y tế ..........................................................................................................................29
c) Hiện trạng cơ sở giáo dục....................................................................................................................30
d) Hiện trạng công trình văn hóa, thể dục thể thao: ................................................................................30
e) Đánh giá chung về hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội .......................................................................31
II.1.7. Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị .......................................................................... 31
a) Hiện trạng giao thông ..........................................................................................................................31
b) Hiện trạng chu n bị kỹ thuật: ..............................................................................................................32
c) Hiện trạng cấp điện: ............................................................................................................................33
d) Hiện trạng cấp nước: ...........................................................................................................................34
e) Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang .........................................................36
f) Đánh giá chung về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ....................................................................................39
II.1.8. Thực trạng phát triển đô thị.................................................................................................................. 39
a) Thực trạng về phân loại đô thị và phân cấp quản lý hành chính: ........................................................40
b) Hiện trạng quy mô đô thị: ...................................................................................................................41
d) Thực trạng khả năng cân đối vốn triển khai đầu tư các dự án hạ tầng: ...............................................42
II.1.9. Tổng quan về tình hình quy hoạch xây dựng đô thị, các quy hoạch ngành ....................................... 45
II.1.10. Đánh giá chung ..................................................................................................................................... 49
II.1.1.
II.1.2.

II.1.3.

II.2. Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển các đô thị của tỉnh theo quy định về phân
loại đô thị (Nghị định 42/2009/NĐ-CP và Thông tƣ 34/2009TT-BXD) ............................. 49
II.2.1.

Đối với các đô thị hiện có ...................................................................................................................... 49
(1) Thành phố Biên Hòa ..........................................................................................................................49
(2) Thị xã Long Khánh ............................................................................................................................54
(3) Thị trấn Định Quán ............................................................................................................................57
(4) Thị trấn Long Thành ..........................................................................................................................59
(5) Đô thị mới Nhơn Trạch .....................................................................................................................62
(6) Thị trấn Tân Phú ................................................................................................................................71
(7) Đô thị Dầu Giây.................................................................................................................................73
(8) Thị trấn Vĩnh An ...............................................................................................................................75
(9) Thị trấn Gia Ray ................................................................................................................................77
(10) Đô thị Long Giao: ............................................................................................................................79
3


II.2.2.

Đánh giá tổng hợp các yêu cầu đầu tư xây dựng để khắc phục các tiêu chuẩn tiêu chí còn
yêu, tập trung đầu tư phát triển đô thị theo tiêu chuẩn quy định tại Nghị định 42/NĐ-CP của
Chính phủ về phân loai đô thị .............................................................................................................. 85

III. CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ ........................................................... 86
III.1. Bối cảnh vùng và quốc gia về nâng cấp và phát triển đô thị ............................................. 86
III.2. Dự báo phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 .................................................................. 88
III.2.1. Các chỉ số phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 .............................................................................. 88

III.2.2. Dự báo nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ....................................................................... 90

III.3. Tóm tắt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2050 ................................................................................................................................. 93
III.3.1. Dự báo dân số - đất đất xây dựng đô thị............................................................................................... 93
a) Dự báo dân số .....................................................................................................................................93
b) Dự báo nhu cầu đất xây dựng đô thị ...................................................................................................93
III.3.2. Phân vùng phát triển............................................................................................................................. 95
a) Tiểu vùng I – trung tâm vùng tỉnh......................................................................................................95
b) Tiểu vùng II (Vùng kinh tế phía Đông.) .............................................................................................95
c) Tiểu vùng III (Vùng đô thị - công nghiệp hành lang Quốc lộ 20) .......................................................96
d) Phát triển các hành lang kinh tế - đô thị ..............................................................................................96
III.3.3. Phát triển các hạ tầng đô thị cấp vùng và quốc gia ............................................................................. 96
a) Phát triển các KCN và cụm CN ..........................................................................................................96
b) Phát triển ngành dịch vụ: ..................................................................................................................100
c) Phát triển du lịch ...............................................................................................................................101
d) Phát triển giao thông .........................................................................................................................101
e) Cấp nước ...........................................................................................................................................104
f) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường ..............................................................................................105
g) Qui hoạch cấp điện ...........................................................................................................................106
III.3.4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050 ............................................................................................................................................. 106
Dự báo phát triển đô thị.........................................................................................................................106
(1). Thành phố Biên Hòa: ......................................................................................................................109
(2). Thị xã Long Khánh: ........................................................................................................................109
(3). Thị trấn Định Quán .........................................................................................................................110
(4). Thị trấn Long Thành .......................................................................................................................110
(5). Đô thị mới Nhơn Trạch ..................................................................................................................111
(6). Thị trấn Tân Phú .............................................................................................................................111
(7). Đô thị Dầu Giây..............................................................................................................................112

(8). Thị trấn Vĩnh An ............................................................................................................................112
(9). Thị trấn Gia Ray .............................................................................................................................112
(10). Đô thị Long Giao ..........................................................................................................................113
(11). Thị trấn Trảng Bom ......................................................................................................................113
(12). Các đô thị mới- chuyên ngành: .....................................................................................................114

IV. CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH ĐỒNG NAI ......................................... 115
IV.1. Nhóm chƣơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng diện rộng ................................................ 116
IV.1.1. Mục tiêu ............................................................................................................................................... 116
IV.1.2. Nhóm chương trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật diện rộng giai đoạn đến năm 2015, giai đoạn
2016-2020, giai đoạn 2021-2030 ......................................................................................................... 116

IV.2. Nhóm chƣơng trình xây dựng mạng lƣới đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ................ 118
IV.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................................................... 118
IV.2.2. Nguyên tắc:.......................................................................................................................................... 119
IV.2.3. Chương trình dự án đầu tư xây dựng mạng lưới đô thị giai đoạn đến năm 2015, giai đoạn
2016-2020, giai đoạn năm 2021-2030................................................................................................. 119
a) Đô thị Biên Hòa năm 2015 đạt đô thị loại I: .....................................................................................120
b) Đô thị Long Khánh năm 2015 đạt đô thị loại III; năm 2030 đạt đô thị loại II ..................................124
c) Đô thị Nhơn Trạch năm 2015 đạt đô thị loại III, năm 2020 đạt đô thị loại II ...................................127
d) Đô thị Long Thành năm 2020 đạt đô thị loại IV, năm 2025 đạt đô thị loại III. ................................130
f) Đô thị Dầu Giây giai đoạn 2021 - 2030 là đô thị loại IV...................................................................134
g) Đô thị Gia Ray giai đoạn 2021-2030 đạt đô thị loại IV ....................................................................136
4


h) Đô thị Long Giao: giai đoạn 2021 - 2030 đạt đô thị loại IV .............................................................138
i) Đô thị Vĩnh An giai đoạn 2021 - 2030 đạt đô thị loại IV: .................................................................140
k) Đô thị Định Quán giai đoạn 2021-2030 đạt đô thị loại IV. ...............................................................142
l) Đô thị Tân Phú giai đoạn 2021 - 2030 đạt đô thị loại IV. ..................................................................144

m) Các đô thị phát triển mới (đô thị Bình Sơn-Long Thành, đô thị Phước Thái-Long Thành, đô thị du
lịch Phú Lý-Vĩnh Cửu, đô thị công nghiệp Thạnh Phú-Vĩnh Cửu, đô thị Phú Túc- Định Quán, đô thị La NgàĐịnh Quán),
146

IV.3. Kế hoạch thực hiện .............................................................................................................. 149
V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN ............................................................... 152
V.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ............................................................... 152
a) Tổng hợp vốn đầu tư .........................................................................................................................152
b) Tổng nhu cầu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng .......................................................154
c) Tổng nhu cầu vốn xây dựng mạng lưới đô thị ..................................................................................155
e) Xác định suất vốn đầu tư trung bình .................................................................................................157

V.2. Xác định nguồn vốn đầu tƣ ................................................................................................. 157
a) Cơ cấu nguồn vốn .............................................................................................................................157
b) Nguồn vốn trong nước ......................................................................................................................157
c) Nguồn vốn từ bên ngoài ....................................................................................................................158

V.3. Các giải pháp thực hiện vốn ............................................................................................... 158
a) Quan điểm sử dụng vốn ....................................................................................................................158
b) Nguyên tắc sử dụng các nguồn vốn ..................................................................................................159
c) Nguyên tắc xác định khu vực ưu tiên đầu tư: ....................................................................................159
d) Các chương trình, dự án ưu tiên cho các đô thị. ...............................................................................160
e) Nội dung và khu vực ưu tiên đầu tư ..................................................................................................162

VI. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN ......................................................................... 163
VI.1. Giải pháp về thu hút đầu tƣ ................................................................................................ 163
a) Lựa chọn dự án đầu tư thí điểm theo hình thức đối tác công tư (PPP) ..............................................164
b) Chuyển nhượng quyền khai thác công trình hạ tầng .........................................................................166
c) Giải pháp Nhà nước và nhân dân cùng làm ......................................................................................167
d) Sử dụng vốn ODA ............................................................................................................................167


VI.2. Giải pháp về chính sách ...................................................................................................... 170
VI.3. Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................................................. 171
VI.4. Đề xuất phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện ........................................................... 171
VII.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 173

5


I.

PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. Lý do sự cần thiết xây dựng chƣơng trình
Tỉnh Đồng Nai là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng,
có vị trí quan trọng trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, vùng Đông Nam bộ, được xem là một khu vực bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa
trung du và đồng bằng, Nam cao nguyên và duyên hải và là cửa ngõ của trục động lực
phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà- Vũng Tàu. Thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, tỉnh đã có nhiều thành tựu to lớn trong việc thu hút đầu tư, phát
triển công nghiệp và đô thị mới trên địa bàn toàn tỉnh. Hội tụ tương đối đầy đủ các yếu
tố và nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, trong những năm qua, Đồng Nai đã có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với tỉ trọng công nghiệp và tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng.
Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.907,236 km2 chiếm khoảng 1,8% diện tích
của cả nước và 19,43% diện tích của vùng thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Đồng Nai
có11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và
các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, C m

Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch; Trong đó thành phố Biên Hòa là trung tâm chính trị kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh.
Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đã và đang được thực hiện,
chu n bị trình các cấp th m quyền phê duyệt. Để thực hiện theo quy hoạch và kế
hoạch, cần xây dựng Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và không gian hệ thống đô
thị của tỉnh cho các giai đoạn 5 năm đến 2015, 2020 và 10 năm đến 2030. Nhằm đảm
bảo phát triển trọng tâm, trọng điểm, bền vững, có liên kết và thống nhất giữa các quy
hoạch ngành, giữa đô thị với nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh.
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính Phủ quy định về việc
phân loại đô thị, quy định “Điều 8. Chương trình phát triển đô thị: Để làm cơ sở cho
việc đề nghị phân loại đô thị, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ các tiêu chu n phân loại
đô thị được quy định tại Nghị định này lập Chương trình phát triển đô thị, huy động
các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Chương trình phát triển đô thị phải
bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị
theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn
hóa của mỗi đô thị.”
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2020 và giai
đoạn 2021 – 2030 nhằm xem xét đánh giá thực trạng phát triển đô thị toàn tỉnh với các
tiêu chu n theo quy định của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP, để đối chiếu riêng với tiêu
chu n của từng đô thị. Từ đó, xây dựng các chương trình dự án, hạng mục đầu tư và đề
xuất các cơ chế chính sách phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng
Nai, đảm bảo công tác nâng loại và đầu tư xây dựng đô thị trên phạm vi toàn tỉnh phù
hợp với các chương trình phát triển chung của quốc gia.
I.2. Cơ sở pháp lý
a) Văn bản hướng dẫn lập đề án:
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
6


Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân

loại đô thị;
Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về Quy
định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của
Chính phủ về phân loại đô thị.
b) Chủ trương của Nhà nước:
- Quyết định 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch Vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;
- Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008.
- Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến 2050;
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 về việc phê duyệt Chương trình
phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính Phủ về quản lý đầu
tư phát triển đô thị;
- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2012 (Bộ Xây dựng);
c) Chủ trương của tỉnh Đồng Nai:
- Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX về việc thực hiện các
mục tiêu phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2015 nhiệm kỳ 2010-2015;
- Quyết định số 219/TTg ngày 10/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ công nhận đô
thị Biên Hòa là đô thị loại II;
- Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính Phủ công nhận thị xã
Long Khánh là đô thị loại IV;
- Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 08/04/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai
công nhận đô thị xã Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch) là đô thị loại V;
- Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 02/04/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai

công nhận đô thị Dầu Giây (huyện Thống Nhất) là đô thị loại V;
- Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 02/04/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai
công nhận đô thị Long Giao (huyện C m Mỹ) là đô thị loại V;
- Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Long Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Biên
Hòa, gộp 04 xã của Long Thành về thành phố Biên Hòa gồm các xã An Hòa, xã Long
Hưng, xã Phước Tân, xã Tam Phước với quy mô khoảng 10.899,27 ha;
- Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Chương trình, kế hoạch phát triển và

7


nâng cấp hệ thống đô thị trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn
2016-2025;
- Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 08/12/2011 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009 và phê chu n quyết toán ngân
sách nhà nước năm 2010 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 08/12/2011 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
điều chỉnh, bổ sung dự toán thu – chi ngân sách địa phương tỉnh Đồng Nai năm 2011
(đợt 2);
- Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 08/12/2011 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
giao dự toán thu ngân sách – chi ngân sách địa phương, phân bổ chi ngân sách tỉnh và
mức bổ sung ngân sách cấp dưới của tỉnh Đồng Nai năm 2012;
- Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
xây dựng dự toán thu ngân sách – chi ngân sách địa phương, phân bổ chi ngân sách
tỉnh và mức bổ sung ngân sách cấp dưới của tỉnh Đồng Nai năm 2013;
- Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 08/12/2012 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010 và phê chu n quyết toán ngân
sách nhà nước năm 2011 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2013;
- Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của địa
phương do Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai thực hiện đầu tư trực tiếp và cho vay giai
đoạn 2013-2015;
- Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai
về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2025;
- Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày 18/9/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2050;
- Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Nghị quyết số 95/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai về bổ
sung dự toán thu ngân sách cấp tỉnh; điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách địa
phương tỉnh Đồng Nai năm 2013 (đợt 2);
- Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
giao dự toán thu ngân sách – chi ngân sách địa phương, phân bổ chi ngân sách tỉnh và
mức bổ sung ngân sách cấp dưới của tỉnh Đồng Nai năm 2014;
- Nghị quyết số 98/NQ-HĐND ngày 06/12/2013 của HĐND tỉnh Đồng Nai về
giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2014;
- Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050.
d) Các tài liệu có liên quan:
8


- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,

tầm nhìn năm 2025;
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Dự thảo Quy hoạch phát triển các ngành và các thành phố, thị xã, huyện trên
địa bàn toàn tỉnh;
- Các quy hoạch và báo cáo phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 của các
Sở, ngành và kế hoạch 05 năm phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 của các huyện,
thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh;
- Quy hoạch xây dựng các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Các tài liệu, số liệu, dự án có liên quan.
I.3. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi xây dựng chƣơng trình
I.3.1. Quan điểm chỉ đạo:
a) Bám sát chủ trương đường lối của Đảng, phát triển đô thị trong thời kỳ đ y
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; cụ thể hóa được các
yêu cầu nhiệm vụ về phát triển đô thị đã được Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt;
b) Sắp xếp, hình thành và phát triển mạng lưới đô thị đồng bộ trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng như: giao
thông, công nghiệp – thương mại – dịch vụ, sử dụng đất… của từng đơn vị hành chính
lãnh thổ trên địa bàn tỉnh đồng thời đảm bảo sự ổn định, tính trường tồn của hệ thống
đô thị đã được hình thành và phát triển theo các giai đoạn lịch sử của tỉnh;
c) Đảm bảo tính đồng bộ thống nhất về xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai
thực hiện Chương trình từ Tỉnh, phân cấp đến từng địa phương. Nâng cao nhận thức
về quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với chính quyền đô thị, các cơ quan
chuyên môn cũng như đối với cộng đồng dân cư, đ y mạnh quản lý khai thác, sử dụng
một cách hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, nước…
và bảo vệ môi trường đô thị, phù hợp với các nội dung định hướng chiến lược phát
triển đô thị bền vững của tỉnh và toàn quốc;
d) Lồng ghép và phối hợp hiệu quả với các chương trình, kế hoạch, dự án, đang
hoạt động hoặc đã được phê duyệt liên quan đến phát triển đô thị trên phạm vi tỉnh
Đồng Nai. Tích hợp các yêu cầu phát triển bền vững, phát triển đô thị xanh, tiết kiệm

năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Huy động nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và
cộng đồng xã hội tham gia vào công tác phát triển đô thị. Kết hợp hiệu quả nguồn lực
của nhà nước với thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các
hoạt động xây dựng, phát triển đô thị;
f) Phát huy thế mạnh của khoa học công nghệ trong nghiên cứu ứng dụng phục
vụ quản lý và phát triển đô thị.
I.3.2. Mục tiêu của chƣơng trình
a) Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại. Rà soát,
bổ sung và nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển đô thị, từng bước hình thành hệ
9


thống đô thị phù hợp trên địa bàn tỉnh, chú trọng phát triển đô thị xanh động lực tạo đà
phát triển kinh tế xã hội;
- Rà soát, đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị của
tỉnh Đồng Nai;
- Làm cơ sở chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền lập quy hoạch, quy chế quản
lý kiến trúc về đô thị, soạn thảo các chương trình đầu tư, hoạch định các chính sách
phát triển, quản lý đô thị và các điểm dân cư nông thôn;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, diện mạo kiến trúc cảnh quan các đô thị
theo hướng văn minh hiện đại và giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa của
đô thị.
b) Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng hệ thống đô thị theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng
Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và đảm bảo theo 49 tiêu chí quy định tại
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân loại đô thị:
- Năm 2015: Có 11 đô thị, trong đó có 01 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị
loại I (Biên Hòa), 02 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại III (Long Khánh,

Nhơn Trạch(1)), 01 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại IV (Trảng Bom) và 07
đô thị loại V (đô thị Long Thành, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định
Quán, Tân Phú). Tỷ lệ đô thị hóa đạt là 40 - 45%;
- Năm 2020: Có 11 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 01
đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại II (Nhơn Trạch), 01 đô thị III (thị xã Long
Khánh), 02 đô thị loại IV (đô thị Long Thành, Trảng Bom) và 6 đô thị loại V (đô thị
Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Vĩnh An). Tỷ lệ đô thị hóa đạt là
50-60%;
- Năm 2030: Có 17 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (thành phố Biên Hòa), 02
đô thị loại II (Long Khánh, Nhơn Trạch), 02 đô thị cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị
loại III (Long Thành, Trảng Bom), 07 đô thị loại IV (đô thị Bình Sơn, Dầu Giây, Gia
Ray, Long Giao, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú) và 5 đô thị loại V (đô thị Phước Thái,
Thạnh Phú, Phú Lý, Phú Túc, La Ngà). Tỷ lệ đô thị hóa đạt là 60-70%.
I.3.3. Phạm vi, thời hạn và nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu: Trên ranh giới hành chính toàn tỉnh Đồng Nai.
b) Thời gian nghiên cứu:
- Giai đoạn đến năm 2015, giai đoạn 2016-2020: Phát triển đô thị đáp ứng theo
tiêu chu n tối thiểu về phân loại đô thị theo định hướng phát triển đô thị toàn tỉnh;
- Giai đoạn năm 2021-2030: Phát triển đô thị xanh đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, trong đó chú trọng đến phát triển kinh tế xanh.
c) Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống kết cấu hạ tầng diện rộng: gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng
kết nối các đô thị (Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt công cộng đô thị, các
công trình đầu mối về cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, nghĩa trang, khu xử lý chất

1

Đô thị Nhơn Trạch - Giai đoạn đầu là đô thị Hiệp Phước

10



thải rắn, trung tâm thông tin liên lạc) và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội diện rộng
(các khu công nghiệp, du lịch, y tế, trường đại học, ... phục vụ quy mô cấp vùng và
quốc gia đóng trên địa bàn tỉnh);
- Mạng lưới đô thị: Gồm toàn bộ các công trình hạ tầng thuộc đô thị.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TOÀN
TỈNH
II.1. Đánh giá tổng quan thực trạng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai
II.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển.
- Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Năm 1698,
chúa Nguyễn thành lập huyện Phước Long (Đồng Nai) và dựng dinh Trấn Biên. Năm
1808, Trấn Biên được vua Gia Long đổi thành trấn Biên Hòa. Năm 1836, trấn Biên
Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa gồm một phủ Phước Long và 4 huyện, 8 tổng, 307 thôn,
xã, phường. Đó là các huyện Phước Chánh, Bình An, Long Thành, Phước An.
- Năm 1882, Triều đình Nguyễn cắt đất giao 3 tỉnh cho Pháp là Gia Định, Định
Tường và Biên Hòa. Thời Pháp thuộc, chia tỉnh Biên Hòa thành 3 tỉnh là Biên Hòa,
Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Thời Việt Nam Cộng Hòa chia Biên Hòa làm 3 tỉnh là Biên
Hòa, Long Khánh, Phước Tuy.
- Năm 1975, thống nhất đất nước, hợp nhất 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước
Tuy thành lập tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Năm 1976, thị xã Biên
Hòa được nâng cấp lên đô thị loại 3, trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
- Năm 1985, chuyển huyện Vĩnh Cửu thành thị xã Vĩnh An. Năm 1991, chia
huyện Xuân Lộc thành 2 huyện: Xuân Lộc và Long Khánh; chia huyện Tân Phú thành
2 huyện: Tân Phú và Định Quán; tách 3 huyện phía Nam lập lại tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Năm 1993, thành phố Biên Hòa được công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh
Đồng Nai. Năm 1994, chia huyện Long Thành thành 2 huyện: Long Thành và Nhơn
Trạch. Năm 1994, giải thể thị xã Vĩnh An để thành lập lại huyện Vĩnh Cửu. Năm
2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ - CP, thành lập thị xã Long
Khánh, thành lập các huyện C m Mỹ, Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Đến nay, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố
Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9
huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, C m Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân
Lộc, Định Quán, Tân Phú.
II.1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên phát triển
II.1.2.1. Vị trí địa lý
- Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ của Việt Nam, vùng
đất nối liền giữa Nam bộ, cực Nam Trung bộ và Nam Tây nguyên. Tỉnh Đồng Nai
nằm ở cực bắc miền Đông Nam bộ, có toạ độ địa lý từ 10o30‟03 đến 11o34‟57‟‟vĩ độ
Bắc và từ 106o45‟30 đến 107o35‟00 kinh độ Đông.
- Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên của cả nước
và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam bộ, giữ vị trí quan trọng trong vùng phát
triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.
- Đồng Nai giáp các tỉnh: phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành
phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
11


Hiện nay tỉnh Đồng Nai có 173 phường, xã, thị trấn. Trong đó:
- Thành phố Biên Hoà có : 23 phường, 07 xã.
- Thị xã Long Khánh có
: 06 phường, 09 xã.
- Huyện Tân Phú có
: 01 thị trấn, 17 xã.
- Huyện Định Quán có
: 01 thị trấn, 13 xã.
- Huyện Xuân Lộc có
: 01 thị trấn, 14 xã.
- Huyện C m Mỹ có

: 13 xã.
- Huyện Long Thành có
: 01 thị trấn, 18 xã.
- Huyện Nhơn Trạch có
: 12 xã.
- Huyện Thống Nhất có
: 10 xã.
- Huyện Trảng Bom có
: 01 thị trấn, 16 xã.
- Huyện Vĩnh Cửu có
: 01 thị trấn, 09 xã.
- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2011, dân số tỉnh Đồng Nai có
2.665.100 người, trong đó có 1.312.125 nam, 1.352.975 nữ. Như vậy, tỉnh Đồng Nai
có dân số đông hàng thứ năm của Việt Nam, đứng hàng thứ hai trong số các tỉnh thành
miền Đông Nam bộ. Mật độ dân số theo tỉ lệ 421 người/km2. Có trên 30 thành phần
dân tộc sinh sống.
- Đồng Nai có vị trí thuận tiện trong giao lưu khu vực và quốc tế thông qua hệ
thống giao thông vùng và quốc gia:
+ Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía Đông thành phố Hồ Chí
Minh-Một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung bộ, Nam Tây
nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam bộ bởi các tuyến giao thông huyết mạch như quốc
lộ 1A, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Thống Nhất, … Vì thế, Đồng Nai được coi như
là “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam. Nó không chỉ có vai trò
trọng yếu trong phát triển kinh tế, mà còn có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế kết hợp an
ninh quốc phòng và môi trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Nằm gần kề thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và
dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, Đồng Nai có điều kiện thu hút đầu tư
phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ sản ph m có hàm lượng công nghệ và trình
độ kỹ thuật cao; hợp tác phát triển khoa học- công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có
chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý cao.

+ Nằm ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, gần Vùng biển Vũng Tàu- Cần
Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), nơi tập trung các cảng biển quan trọng nhất của Vùng
KTTĐ Phía Nam; nên Đồng Nai có điều kiện xây dựng cảng biển (trên các sông Thị
Vải, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, ...), phát triển hệ thống các cảng cạn ICD, tổng kho
trung chuyển tạo điều kiện giao lưu thương mại trong nước và quốc tế bằng đường
hàng hải.
- Tiếp giáp với Bà Rịa- Vũng Tàu, trung tâm du lịch biển của Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và có khu khai thác dầu khí trên biển; Đồng Nai có điều kiện phối hợp
để thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế ven biển, phát
triển ngành công nghiệp năng lượng sử dụng khí thiên nhiên, mở rộng không gian kinh
tế về phía Nam của tỉnh hướng ra biển, hội nhập vào quá trình phát triển kinh tế ven
biển của cả nước.
II.1.2.2. Địa hình
12


- Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc - Nam. Có thể phân biệt các dạng địa
hình chính như sau:
- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:
- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2-5m dọc
theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài
km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.
- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: Là những vùng đất trũng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 - 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển,
thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ.
Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.
- Dạng địa đồi lượn sóng:
Độ cao từ 20 - 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải,
độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình

khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm
nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
- Dạng địa hình núi thấp:
Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao
thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh
giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán,
Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với
các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.
- Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có
82,09% đất có độ dốc < 8o, 92% đất có độ dốc <15o, các đất có độ dốc >15o chiếm
khoảng 8%. Trong đó: Đất phù sa, đất sét và đất cát có địa hình bằng phẳng , nhiều nơi
trũng thấp ngập nước quanh năm.
- Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 8o, đất đỏ hầu hết < 15o.
- Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.
II.1.2.3. Thổ nhưỡng
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy
nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
* Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ
phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và
đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài
ngày như: cao su, cà phê, tiêu, …
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phí nam, đông
nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch).
Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày
như đậu, đỗ, …, một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều, …
* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều
loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả, …
- Theo quy định của luật đất đai, việc kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một

lần. Ngày 18/08/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1999/CT –TTg
13


về tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2000. Trung
tâm Kỹ thuật Địa chính – Nhà đất là đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với phòng
Địa chính các huyện, thành phố Biên Hoà và cán bộ địa chính các xã, phường, thị trấn
trong tỉnh để tổ chức thực hiện, số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000 đã được kiểm
tra nghiệm thu và sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh, giai đoạn 2001 – 2005.
- Tổng diện tích toàn tỉnh có
: 590.723 ha. Bao gồm:
+ Diện tích đất nông nghiệp : 277.641 ha.
+ Diện tích đất lâm nghiệp : 181.578 ha.
+ Diện tích đất chuyên dùng : 49.717 ha.
+ Diện tích đất ở
: 16.763 ha.
+ Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối , núi đá: 53.613 ha
- Đất của tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất chính như:
+ Đất xám chiếm 40,05% diện tích tự nhiên (DTTN), thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và cho xây dựng.
+ Đất đen chiếm 22,44% DTTN, thích hợp trồng các loại cây hằng năm
+ Đất đỏ chiếm 19,27% DTTN, rất thích hợp trồng các cây công nghiệp dài
ngày.
+Ngoài ra là các nhóm đất như đất phù sa (4,76%), đất Gley (4,56%) có thể
dùng cho trồng lúa, hoa mầu và các loại khác.
- Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng
đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam bộ.
II.1.2.4. Khí hậu
- Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu m (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai

mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất kh u cao.
- Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ.
- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp
ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Độ m trung bình năm 2005 là: 80%.
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24m.
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12m.
II.1.2.5. Tài nguyên
- Tài nguyên nước:
Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5km/km2, song phân
phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai

14


về hướng tây nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa
chiếm 80%, mùa khô 20%.
+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3
và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông
Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Địa hình lưu vực đoạn trung
lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị An
sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có
sông La Ngà, Sông Bé.

+ Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc
khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có
nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh
có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa
mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận. Suối Tam Bung
có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun
dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào
hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ,
mô đun dòng chảy năm 351/s km2.
+ Sông Lá Buông: Bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Xuân Lộc, chảy theo hướng
từ đông sang tây, độ dốc lưu vực đạt 0.0035. Độ dài sông tính theo nhánh dài nhất
khoảng 40 km, sông có lượng nước dồi dào so với các sông nhỏ trong tỉnh với tổng
lượng nước trung bình 0,23 x 109 m3 /năm, mô đun dòng chảy năm 27,61/s km2.
+ Sông Ray: Lưu vực sông chiếm gần 1/3 diện tích phía Nam của tỉnh. Sông bắt
nguồn từ phía nam, đông nam cao nguyên Xuân Lộc, đổ thẳng ra biển, chảy theo
hướng bắc nam, độ dốc lưu vực khá lớn (0,004), do vậy nếu không có đập chặn giữ thì
nước sông sẽ tập trung nhanh ra biển, trong mùa khô thường cạn kiệt nước. Tổng
lượng nước sông khá lớn 0,634 x 109 m3 /năm trong đó mùa mưa chiếm 79%. Sông
Ray nếu được sử dụng hợp lý có thể giải quyết vấn đề khô cạn cho vùng đông nam của
tỉnh.
+ Sông Xoài và sông Thị Vải: Đây là 2 sông thuộc vùng phía tây nam của tỉnh,
bắt nguồn từ cao nguyên Xuân Lộc và đổ thẳng ra biển.
Sông Thị Vải ở phía thượng lưu gồm các suối nhỏ và dốc, phần hạ lưu (phía dưới
Quốc Lộ 51 đi Vũng Tàu) là sông nước mặn, lòng sông mở rộng.
Sông Xoài có 2 nhánh chính là Châu Pha và Suối Dun, các suối ngắn và hẹp.
Diện tích lưu vực 184 km2, tổng lượng nước trung bình 0,1015 x 109 m3 /năm, mô đun
dòng chảy năm 17,51/s km2, sông Xoài có ý nghĩa to lớn đối với vùng sản xuất nông
nghiệp Châu Thành và cấp nước ngọt cho Vũng Tàu. Hạ lưu sông Xoài là vùng nước
mặn, độ mặn có thể đạt tới độ mặn của nước biển..
Nước ngầm: Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày.

Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ
lượng đàn hồi là 3691 m3/ngày.
Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3 /ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và
là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất.
Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226
m /ngày.
3

15


Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không
đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước
dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.
- Tài nguyên khoáng sản:
Kim loại:
+ Vàng: Đến nay đã phát hiện 17 mỏ, điểm quặng và khoáng hoá. Tập trung chủ
yếu ở phía bắc Tỉnh. Có 2 mỏ nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An rất có triển vọng. Còn lại
là các điểm quặng chưa được đánh giá đầy đủ ở: Suối Ty, Suối Nho, Tam Bung, Suối
Sa Mách, lâm trường Vĩnh An, lâm trường La Ngà, lâm trường Hiếu Liêm.
+ Nhôm (Quặng bauxit): Mới phát hiện 2 mỏ ở DaTapok (lâm trường Mã Đà) và
lâm trường La Ngà, diện tích khoảng 1.120ha, tuy nhiên đã thuộc vào vùng cấm (rừng
Nam Cát Tiên) trên 2/3 diện tích. Trữ lượng ước đạt khoảng 450 triệu m3.
+ Thiếc: Chỉ gặp dưới dạng vành phân tán khoáng vật. Các vành này có diện
rộng nhưng hàm lượng thấp không có ý nghĩa tìm kiếm. Tập trung ở núi Chứa Chan,
Suối Rét, Suối Sao, và sông Giá Ray.
+ Chì kẽm đa kim: Được phát hiện ở núi Chứa Chan.
Không kim loại:
+ Kao lin: Đã phát hiện 10 mỏ, chủ yếu là các mỏ nhỏ và các điểm quặng. Tập
trung chủ yếu ở Phước Thiền, Hang Nai, Phước Thọ, Tam Hòa, Tân Phong, Bình Ý,

Thạnh Phú.
+ Sét màu: Đến nay đã phát hiện 9 điểm quặng ở khu vực Long Bình Tân, Xuân
Khánh và Xuân Lộc.
+ Đá vôi: Chỉ mới phát hiện 2 điểm ở Tân Phú và Suối Cát..
+ Thạch anh mạch: Phân bố rải rác, chỉ mới phát hiện 1 điểm ở Xuân Tâm
(huyện Xuân Lộc).
Thạch anh mạch được sử dụng trong luyện kim.
+ Đá xây dựng và ốp lát: Có 24 mỏ đang khai thác, tập trung ở Biên Hòa, Thống
Nhất, Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Củu, Định Quán, Nhơn Trạch, Xuân Lộc.
+ Cát xây dựng: Chủ yếu trên sông Đồng Nai từ ngã ba Tân Uyên đến ngã ba
mũi đèn đỏ, đã được thăm dò đánh giá trữ lượng. Ngoài ra trong các sông suối nhỏ đều
có cát ở khu vực Định Quán, Tân Phú đặc biệt là trong lòng hồ Trị An.
+ Cát san lấp: Phước An (Đồng Mu Rùa, Gò sim…), Sông Nhà Bè, Đồng Tranh.
+ Sét gạch ngói: Khá phong phú, phân bố chủ yếu Thiện Tân, Thạnh Phú (huyện
Vĩnh Cửu), Long An, Long Phước (huyện Long Thành).
+ Keramzit: Phân bố ở Đại An và Trị An với trữ lượng ước tính khoảng 8 triệu
tấn.
+ Puzolan: Rất phong phú, tập trung ở Định Quán, Long Thành và 1 ít ở Cây
Gáo, Gia Kiệm (Thống Nhất) và Vĩnh Tân (Vĩnh Cửu).
+ Laterit: Khá phổ biến. Tập trung ở Vĩnh Cửu, Biên Hoà, Long Thành và Nhơn
Trạch.
+ Đá quý và báu quý: Quy mô nhỏ, không có triển vọng khai thác công nghiệp.
+ Ziricon: Gia Kiệm, Núi Lá, Tân Phong
16


+ Saphia: Cầu La Ngà, phía nam Tân Phong, Gia Kiệm.
+ Pyrop-ziricon.
+ Opan-canxedoan: núi Chứa Chan.
+ Tecfic: bắc Tài Lài.

+ Nước khoáng, nước nóng và nước ngầm gồm:
+ Nước khoáng - nước nóng: ở Phú Lộc và Kay
+ Nước khoáng Magie – bicarbonat: ở suối Nho
+ Nước khoáng siêu nhạt: ở Tam Phước và Nhơn Trạch
+ Nước khoáng sắt: ở phía Nam Thành Tuy Hạ
+ Nước mặn loại Clorua – Natri: ở Nam Tuy Hạ
+ Nước ngầm: Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch trên thung lũng các sông
Đồng Nai, La Ngà.
- Tài nguyên rừng
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực
vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che
phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%.
Năm 2004, độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn
thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với
việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ
che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ
đến năm 2010.
Diện tích các loại rừng:
Loại rừng
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Tổng cộng

Tổng diện tích (ha)
82.795,5
44.144,2
26.646,3
153.586,0


Rừng tự nhiên (ha)
80.520,4
21.366,8
8.406,4
110.293,6

Rừng trồng (ha)
2.275,1
22.777,4
18.239,9
43.292,4

- Tài nguyên du lịch
Đồng Nai có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch thiên nhiên tiềm năng
khá phong phú,với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch như: Khu Văn
miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu D,
nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa hay các khu du lịch
Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi
Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó, hồ Long n, khu văn hoá Suối Tre, thác
Trị An, rừng Mã Đà, ....
Trên địa bàn tỉnh đến nay còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa: toàn tỉnh có
47 di tích được xếp hạng. Trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt là Vườn quốc gia
Cát Tiên; 26 di tích Quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh. Các di tích Quốc gia được xếp
hạng tiêu biểu như Văn miếu Trấn Biên, Đền thờ Nguyễn Tri Phương, Căn cứ Trung
ương Cục miền Nam (1961-1962), Căn cứ khu ủy miền Đông Nam bộ, Lăng mộ Trịnh
Hoài Đức, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, ... Ngoài ra, còn có nhiều tiềm năng để phát
triển các loại hình du lịch nhân văn như du lịch lễ hội truyền thống, du lịch làng nghề,
17



làng dân tộc (làng nghề gốm sứ, đá mỹ nghệ Bửu Long, dệt thổ c m dân tộc S‟tiêng,
Châu Mạ, …).
Tài nguyên du lịch sinh thái gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, vườn quốc gia
Cát Tiên và nhiều điểm thắng cảnh thiên nhiên rừng núi, hồ nước như Thác Mai, Suối
Mơ, núi Chứa Chan, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây có thể khai thác phát triển các loại hình
du lịch thăm quan, nghỉ dư ng, thể thao, du lịch khoa học có sức hấp dẫn đối với
khách trong nước và quốc tế. Tại khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai có các di tích lịch
sử như: Căn cứ địa cách mạng Chiến khu D, Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, Khu
ủy miền Đông, thuận lợi để khai thác du lịch sinh thái kết hợp du lịch nhân văn.
Dọc sông Đồng Nai có rất nhiều điểm tham quan, du lịch như: Vườn bưởi Tân
Triều (Vĩnh Cửu); khu du lịch Bửu Long, làng cá bè Tân Mai (thành phố Biên Hòa) và
nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, như: chùa Ông, đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh, văn miếu Trấn Biên, … Xuôi về Long Thành, Nhơn Trạch, thế mạnh có những
vườn cây trái, những cù lao Ba Xê, cù lao Cỏ, đặc biệt là Hiệp Hòa (Cù lao Phố) mang
đậm nét sông nước miền Tây.
Cù Lao Phố là đảo phù sa nổi lên giữa sông Đồng Nai thuộc địa phận thành phố
Biên Hòa, có hình thể như một con rồng có sừng, quẫy mình giữa mênh mông sóng
nước của hai cánh tay sông Đồng Nai. Cù Lao Phố xưa là một thương cảng sầm uất
của vùng Nam bộ, có nhiều tên gọi như: Nông Nại Đại Phố, Đông phố, bãi Rồng, Cù
Châu. Quốc lộ số 1 ngày trước cũng như đường xe lửa xuyên Việt đều băng qua cù lao
này qua hai chiếc cầu: Cầu Ghềnh bốn nhịp về phía Nam và Cầu Rạch Cát về hướng
Bắc. Ngày nay, cư dân Cù lao Phố đang phục hồi lại thú vui thả thuyền trên sông Phố
vào các dịp trăng sáng.
Theo các nghiên cứu khảo cổ, người tiền sử đã hiện diện trên vùng đất Đồng Nai
cả ngàn năm về trước. Cù lao Phố là một vùng đất hoang vu thuộc Vương quốc Phù
Nam. Trong lịch sử mở rộng bờ cõi của cha ông, cuộc Nam tiến đã thật sự thành công
khi vùng đất Đồng Nai - Gia Định được tiền nhân gia công củng cố phát triển. Từ nơi
đây, một đầu cầu vững chắc đã được hình thành, để từ đó bung ra khai thác toàn vùng
Đông Nam bộ. Cù Lao Phố, một địa danh đã một thời nổi tiếng với tên gọi Nông Nại
Đại Phố, được coi như một nơi xuất phát quan trọng trong việc hoàn thành cuộc Nam

tiến. Mặc dầu vùng này vẫn được biết như một vùng đất mới, dân cư thưa thớt khi
Chúa Nguyễn cho người vào khai thác.
Sự hình thành và phát triển của Cù Lao Phố có thể nói bắt đầu từ năm 1679, với
sự kiện hai trung thần nhà Minh của Trung Quốc là Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn
Địch không quy phục triều đình Mãn Thanh, đã dẫn dắt hơn ba ngàn binh lính vượt
biển xuôi về Nam trên 50 chiến thuyền. Họ đã vào cửa Tư Dung (địa phận Thuận Hóa)
và xin chúa Nguyễn Phúc Tần tỵ nạn. Chúa Nguyễn đã thu nạp và cho họ đến khai
kh n đất miền Nam. Nhóm di dân này đã chia làm hai cánh: một cánh do tướng Trần
Thượng Xuyên, Trần An Bình chỉ huy đã chọn vùng Đồng Nai - Gia Định để khai
hoang, mở hóa. Nhóm thứ hai do Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến thống lĩnh đã tiến xa
hơn, chọn vùng Mỹ Tho - Cao Lãnh làm đất dung thân. Trần Thượng Xuyên sau khi
định cư đã chiêu mộ dân thương lái từ Trung Quốc sang mua bán và mở mang thương
cảng, từ đó, vùng Cù Lao Phố trở nên sầm uất, trên chợ dưới thuyền bán mua tấp nập
tạo ra một thời kỳ hưng thịnh kéo dài suốt gần 100 năm kể từ khi hình thành mảnh đất
cù lao này.
Sau giai đoạn hưng thịnh, Cù Lao Phố có thời kỳ bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc
chiến tranh và bạo loạn. Tuy nhiên, Cù Lao Phố hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tích
18


về thời hưng thịnh: chùa Đại Giác, đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Miếu
Quan Đế, chùa Thủ Huồng là những công trình xây dựng mang đậm dấu ấn tín ngư ng
văn hóa. Hầu như những công trình còn tồn tại và lưu giữ cho đến nay ở Cù Lao Phố
luôn xâu chuổi, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Đồng Nai. Những tinh
hoa trong các làng nghề gốm sứ, điêu khắc hay những sự kiện lịch sử trong lao động
và bảo vệ lãnh thổ, sự định hình những thiết chế xã hội, các di tích văn hóa,…
Với một hệ thống những công trình tín ngư ng tôn giáo đa dạng trên mảnh đất
đẹp đẽ và ghi đậm dấu ấn lịch sử văn hóa và bảo tồn những giá trị nghệ thuật kiến trúc
cổ xưa cùng cảnh quan thơ mộng, lãng mạn giữa bốn bề mênh mông sông nước nên
Cù Lao Phố là một địa điểm du khảo đầy lý thú cho những ai yêu thích thiên nhiên,

nghệ thuật.
Là một vị trí được người tiền sử chọn làm nơi di trú, cũng là điểm xuất phát quan
trọng trong việc hoàn thành cuộc Nam Tiến, Thương cảng Nông Nại Đại Phố là địa chỉ
buôn bán sầm uất bậc nhất một thời. Được xem là địa linh nhân kiệt, cù lao Phố đang
là đối tượng của các nhà nghiên cứu khảo cổ học về những giá trị văn hoá lịch sử và
du lịch sinh thái. Hi vọng trong tương lai, những cuộc khảo cổ, khai quật trong lòng
đất ở Cù Lao Phố sẽ phát lộ nhiều giá trị cổ xưa vẫn còn ở dạng tiềm n.
II.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế
a) Tổng quát chung về thực trạng nền kinh tế2.
- Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006- 2010, trong điều kiện chịu tác động của suy giảm kinh tế thế
giới xảy ra năm 2008, tăng trưởng kinh tế Đồng Nai mặc dù không đạt mục tiêu qui
hoạch đề ra (14 - 14,5%/năm) nhưng tỉnh vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá với
bình quân 13,5%/năm, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước cùng thời kỳ
(6,7%/năm). Năm 2010, qui mô GDP (giá tt) của tỉnh đạt 75.899 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 9,6% và đứng thứ 3/6 địa phương ở Đông Nam bộ (sau thành phố Hồ Chí Minh
và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 13,4% và năm 2012 đạt 12%;
GDP bình quân đầu người, năm 2011 đạt 37,15 triệu đồng (1.849 USD) và năm 2012
đạt 42,2 triệu đồng (2.010 USD). Đây là mức tăng trưởng khá cao trong bối cảnh kinh
tế của cả nước còn gặp nhiều khó khăn. Nếu tính tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá
năm 2010 thì tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2011 đạt 13,05%, năm 2012 đạt 12,1%.

2

Điều chỉnh Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Đồng Nai đến 2020, tầm nhìn 2025

19



Tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn tỉnh Đồng Nai năm 2001-2012
20,0
Tốc độ tăng
GDP cả tỉnh

18,0
16,0

Tỷ lệ (%)

14,0

Công nghiệp xây dựng

12,0
10,0

Dịch vụ

8,0
6,0
Nông lâm
nghiệp và thủy
sản

4,0
2,0
0,0
2001 2002


2003 2004 2005 2006

2007 2008 2009 2010

2011 2012

Năm

- Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp và dịch vụ, trung bình
mỗi năm tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tăng thêm được gần 1,4% trong cơ cấu
GDP, đã tác động mạnh đến lĩnh vực xây dựng cơ bản và mở rộng đô thị hóa. Giai
đoạn 2006- 2010, tốc độ tăng trưởng khu vực Công nghiệp- xây dựng tăng chậm lại
bình quân 14,9%/năm (Qui hoạch tăng 16- 16,5%/năm); Dịch vụ tăng nhanh hơn bình
quân 15%/năm; Nông lâm thủy sản tăng bình quân 4,7%/năm.
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng của khu vực Công nghiệp - xây dựng là 14,2%;
Dịch vụ là 14,9%; Nông, lâm và thủy sản là 3,9%. Cơ cấu kinh tế năm 2011: Công
nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%; Dịch vụ chiếm 35,2%; Nông, lâm và thủy sản chiếm
7,5%. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của khu vực Công nghiệp - xây dựng là 12,4%;
Dịch vụ là 14,6%; Nông, lâm và thủy sản là 3,3%. Cơ cấu kinh tế năm 2012: Công
nghiệp - xây dựng chiếm 57%; Dịch vụ chiếm 36,16%; Nông, lâm và thủy sản chiếm
6,84%.
b) Thu chi ngân sách:
- Tổng thu ngân sách giai đoạn 2006- 2010 đạt 71.838,8 tỷ đồng, tăng bình quân
24,7%/năm, tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP chiếm 27,78%. Năm 2010, tổng thu
ngân sách đạt 21.882,2 tỷ đồng, cơ cấu nguồn thu bao gồm: thu nội địa chiếm 54,3%,
thu từ lĩnh vực xuất nhập kh u (Hải Quan) chiếm 38,9%, thu xổ số kiến thiết 2,7%, các
khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách chiếm 4,1%.
- Năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 26.186,9 tỷ đồng, tăng
16,4% so với năm 2010; trong đó thu nội địa 13.944 tỷ đồng, thu thuế xuất - nhập kh u

10.467 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 732,8 tỷ đồng; tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP
chiếm 27,05%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt khoảng 28.250 tỷ đồng,
tăng 7,85% so với năm 2011; trong đó thu nội địa 15.926 tỷ đồng, thu thuế xuất – nhập
kh u 11.000 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 700 tỷ đồng; tỷ lệ huy động ngân sách trên
GDP chiếm 25,07%.
20


- Tổng chi ngân sách 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 là 28.099,7 tỷ đồng, tăng bình
quân 20,2%/năm. Năm 2010, tổng chi ngân sách là 8.139,1 tỷ đồng, trong đó chi đầu
tư phát triển chiếm 26,02%, chi thường xuyên chiếm 50,5%, chi bằng nguồn thu để lại
quản lý qua ngân sách chiếm 23,4% (bao gồm chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết
chiếm 6,9%), chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính chiếm 0,04%. Năm 2011, tổng chi ngân
sách địa phương 9.672,8 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2010; trong đó chi đầu tư
phát triển chiếm 28,9%, chi thường xuyên chiếm 51,6%, chi quản lý qua ngân sách
chiếm 16,05%. Năm 2012, tổng chi ngân sách địa phương khoảng 11.864 tỷ đồng,
tăng 22,65% so với năm 2011; trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 24%, chi thường
xuyên chiếm 53,81%, chi quản lý qua ngân sách chiếm 15,24%.
- Tỉnh đã thực hiện tốt công tác phân cấp trong quản lý thu chi ngân sách nhà
nước và cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan,
thuế. Tuy nhiên, chi ngân sách hàng năm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu tái đầu tư cho
phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.
c) Đầu tƣ phát triển:
- Giai đoạn 2006-2010, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 123.082 tỷ đồng, tốc độ
huy động vốn đầu tư tăng bình quân 20,1%/năm, tỷ lệ huy động vốn đầu tư trên GDP
đạt 45,4%. Cơ cấu nguồn vốn huy động, bao gồm vốn ngân sách nhà nước chiếm
7,5%, vốn tín dụng chiếm 14,7%, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chiếm
3,3%, vốn của dân cư và tư nhân chiếm 21,5%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
chiếm 51,7%, các nguồn vốn khác chiếm 1,3%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 đạt 34.000 tỷ đồng, chiếm

36,7% GDP. Năm 2012 đạt 34.500 tỷ đồng, chiếm 30,6% GDP.
- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được huy động tăng nhanh có tác động tích
cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời tạo điều kiện cho đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh. Đến nay đã hoàn thành và đang tiếp
tục triển khai các dự án xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, thủy lợi, chỉnh trang
đô thị, xây dựng trường học, công trình văn hóa- xã hội, xây dựng các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn. Thực hiện chủ trương đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, xóa
giảm nghèo, an sinh xã hội, thông qua các chương trình mục tiêu như hỗ trợ xây dựng
nhà ở cho các hộ dân nghèo, các công trình cấp nước sạch cho nông thôn; xây dựng
công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh có vai trò quan trọng giải quyết các yêu cầu cấp bách
về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giải ngân đảm bảo tiến độ.
Ngoài nguồn vốn ngân sách tập trung, trong giai đoạn 2006-2010 huy động từ nguồn
phát triển quỹ đất khoảng 2.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
d) Thu hút đầu tƣ và phát triển doanh nghiệp
- Giai đoạn 2006- 2010, thu hút được 428 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) với tổng số vốn đăng ký 8.345,2 triệu USD, vốn thực hiện đạt 5.150 triệu USD,
đưa tổng số dự án FDI thu hút được vào tỉnh đến hết năm 2010 lên 1.059 dự án với số
vốn đăng ký 18.772,2 triệu USD, vốn thực hiện 9.510 triệu USD, đạt tỷ lệ giải ngân
50,66%. Năm 2011, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn FDI là 900 triệu
USD, bằng 59,2% so năm 2010; Năm 2012, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng
21


vốn là 1.200,5 triệu USD, tăng 33,4% so năm 2011. Lũy kế đến cuối năm 2012, toàn
tỉnh có 999 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 20,5 tỷ
USD.
- Trong thời gian qua, cơ cấu thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực có sự chuyển
dịch, ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ trên 80% vốn đăng ký. Như vậy, Đồng Nai là một

trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển
doanh nghiệp với môi trường cơ chế, chính sách thu hút đầu tư năng động.
e) Chi ngân sách xây dựng cơ bản
Nguồn: Nghị quyết HĐND tỉnh về thu chi ngân sách Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012.

Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã dành nhiều nguồn lực để phát triển cơ
sở hạ tầng. Cụ thể, năm 2010, tổng vốn ngân sách xây dựng cơ bản tỉnh Đồng Nai đạt
khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2011 đạt 3.371,6 tỷ đồng, năm 2012 đạt 4.473,9 tỷ đồng.
Vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản tăng khá nhanh. Tỉnh đã tích cực chỉ đạo đầu
tư có trọng điểm, các công trình đã được khởi công, triển khai đầu tư hoặc đưa vào sử
dụng phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.
II.1.4. Hiện trạng dân số, đất đai
a) Hiện trạng dân số, lao động:
- Dân số3:
Dân số toàn tỉnh năm 2011 là 2.665.079 người, trong đó thành phố Biên Hòa
848.384 người. Mật độ dân số bình quân cả tỉnh 451,155 người/km2.
Dân số thành thị là 897.591 người, dân số nông thôn là 1.767.48 người. Tỷ lệ đô
thị hóa là 33,6%. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,1%.

3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2011

22


Bảng:1. Bảng thống kê diện tích, dân số toàn tỉnh năm 2011
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Đơn vị hành chính
Thành phố BiênHòa
Thị xã Long Khánh
HuyệnVĩnh Cửu
Huyện Tân Phú
Huyện Định Quán
Huyện Xuân Lộc
Huyện Trảng Bom
Huyện Thống Nhất
Huyện Long Thành
Huyện Nhơn Trạch
Huyện C m Mỹ
Toàn tỉnh

Số xã, phường,
thị trấn
30
15
12
18

14
15
17
10
15
12
13
171

Diện tích
(km2)
263,548
191,860
1.095,706
776,929
971,090
727,195
323,685
247,236
430,660
410,780
468,548
5.907,236

Dân số
(người)
848.384
135.311
135.190
161.385

203.171
223.590
269.651
156.069
205.991
178.660
147.677
2.665.079

Mật độ dân số
(người/km2)
3.219
705
123
208
209
307
833
631
478
435
315
451

Bảng:2. Dân số toàn tỉnh giai đoạn 2007 –2011
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11

Đơn vị
hành chính

2007

Thành phố Biên Hòa 641.713
Thị xã Long Khánh
130.560
Huyện Vĩnh Cửu
119.865
Huyện Tân Phú
158.943
Huyện Định Quán
195.683
Huyện Xuân Lộc
201.425
Huyện Trảng Bom
230.103
Huyện Thống Nhất
147.114
Huyện Long Thành
261.125

Huyện Nhơn Trạch
146.067
Huyện C m Mỹ
140.050
Toàn tỉnh
2.372.648

2008

2009

2010

2011

673.094
131.091
123.223
157.604
194.253
202.056
238.910
148.164
272.741
152.593
139.016
2.432.745

704.073
131.679

126.529
157.212
193.801
203.225
249.173
148.773
286.502
159.817
138.872
2.499.656

820.128
132.849
130.167
158.529
197.489
212.153
257.980
151.654
197.792
168.174
142.527
2.569.442

848.384
135.311
135.190
161.385
203.171
223.590

269.651
156.069
205.991
178.660
147.677
2.665.079

Tỷ lệ tăng
dân số năm
2010 (%)
1,090
1,085
1,007
1,189
1,142
1,121
1,133
1,110
1,013
1,059
1,181
1,100

Bảng:3. Tình hình biến động dân số tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007 – 2011
TT
I
II
III

Hạng mục

Năm 2007
2008
2009
2010
2011
Dân số toàn tỉnh (1000 ngƣời) 2.372.648 2.432.745 2.499.656 2.575.063 2.665.079
Đô thị (1000 người)
774.011
801.054
829.303
860.773
897.591
Nông thôn (1000 người)
1.598.637 1.631.691 1.670.353 1.714.290 1.767.488
Tỷ lệ tăng dân sô (%)
Tỷ lệ tăng trung bình, %/năm
2,49
2,53
2,75
3,02
3,50
Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm
1,16
1,16
1,57
1,19
1,10
Tỷ lệ tăng cơ học, %/năm
1,33
1,37

1,18
1,83
2,40
Tỷ lệ đô thị hoá
32,6
32,9
33,2
33,4
33,7

- Di dân:
Dân số của Đồng Nai chủ yếu là tăng tự nhiên. Do phát triển các khu, cụm công
nghiệp, khu đô thị đã thu hút một phần lao động từ các tỉnh khác đến Đồng Nai làm
việc, một phần dân cư đến các khu đô thị mới như ở huyện Nhơn Trạch, Long Thành,
Trảng Bom. Một số ít dân cư của tỉnh chuyển dịch đến thành phố Hồ Chí Minh, các
tỉnh khác để sinh sống, học tập, làm việc.
23


b) Hiện trạng đất xây dựng đô thị
Hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh Đồng Nai: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh
năm 2010 là 590.723,62 ha, chiếm khoảng 18% diện tích cả nước và 19,43% diện tích
vùng Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng:4. Hiện trạng sử dụng đất toàn tỉnh Đồng Nai năm 2011
TT

1
1.1
1.2
1.3

1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Diện tích theo mục đích sử dụngđất (ha)
Trong đó:
Tỷ lệ
Mục đích sử dụng đất
Tổng số
(%)
Đất khu dân cư
Đất đô thị
nông thôn (ha)
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên
590.723,6220
31.101,4510 22.816,7166 100,0
Đất nông nghiệp
468.575,7112
20.458,0041
8.062,8726 79,3

Đất sản xuất nông nghiệp
277.641,8075
18.445,6900
6.100,3304 47,0
Đất lâm nghiệp
181.578,3355
1.602,3675
1.630,8009 30,7
Đất nuôi trồng thuỷ sản
7.956,4294
400,8279
331,7413
1,3
Đất nông nghiệp khác
1.399,1389
9,1187
0,2
Đất phi nông nghiệp
121.250,0956
10.640,2179 14.620,8527 20,5
Đất ở
16.763,9031
7.721,5148
3.959,1166
2,8
Đất chuyên dùng
49.717,5476
1.997,2306
8.864,9477
8,4

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
322,3289
71,5896
116,1272
0,1
Đất quốc phòng
14.474,6433
0,8177
3.835,5234
2,5
Đất an ninh
1.190,1820
5,7461
157,3333
0,2
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 14.666,1559
451,5906
2.152,6035
2,5
Đất có mục đích công cộng
19.064,2376
1.467,4866
2.603,3604
3,2
Đất tôn giáo, tín ngư ng
821,3228
211,8937
157,1105
0,1
Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.193,2249
157,9699
213,7175
0,2
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
52.715,5078
551,6089
1.387,4496
8,9
Đất phi nông nghiệp khác
38,5893
38,5107
0,0
Đất chưa sử dụng
897,8152
3,2290
132,9913
0,2
Đất bằng chưa sử dụng
50,0585
2,5332
Đất đồi núi chưa sử dụng
103,3560
0,0853
Núi đá
744,4007
0,6105
132,9913

Đất xây dựng đô thị: Diện tích đất xây dựng đô thị của tỉnh khoảng 13.019,69 ha,

chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và bình quân khoảng 151,5 m2/người.
Trong đó đất ở đô thị là 3.959,12 ha, bình quân khoảng 46 m2/người.
Bảng:5. Hiện trạng sử dụng đất đô thị tỉnh Đồng Nai năm 2011
TT
A
B
C
I
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
II
2.1
-

Hạng mục
Tổng đất tự nhiên toàn tỉnh (A+B)
Tổng diện tích khu vực nội thị
Tổng diện tích khu vực ngoại thị
Tổng diện tích khu vực nội thị (I+II+III)
Đất nông nghiệp
Đất SX nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất xây dựng

Đất ở
Đất chuyên dùng:

Diện tích đất
tự nhiên (ha)
590.723,62
34.713,72
556.009,90
34.713,72
13.768,36
9.777,94
3.352,44
595,04
0,00
42,94
20.812,36
17.969,11
4.968,86
13.000,25

Diện tích đất
Tỷ lệ %
đô thị (ha)
100
22.816,72
5,88
94,12
22.816,72
8.062,87
6.100,33

1.630,80
331,74
0,00
0,00
14.620,85
13.019,69
100,0
3.959,12
30,4
9.060,57
69,6
24


×