Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TAM GIÁC PHÁT TRIỂN CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 221 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020

Tháng 11 năm 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT - RÀ SOÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH .........3
I. Giới thiệu chung về Tam giác Phát triển............................................................3
II. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và so với
Quy hoạch 2004 .....................................................................................................5
III. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng và so với Quy hoạch 2004 ...................7
IV. Thực trạng phát triển nông lâm nghiệp và so với Quy hoạch 2004 ..............18
V. Thực trạng phát triển khu vực dịch vụ và so với Quy hoạch 2004.................28
VI. Thực trạng phát triển công nghiệp và so với Quy hoạch 2004 .....................40
VII. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội và so với Quy hoạch 2004 .........45
VIII. Thực trạng bảo vệ môi trường ....................................................................64
IX. Các vấn đề an ninh - quốc phòng, biên giới ..................................................66
X. Cơ chế, chính sách phối hợp, hợp tác .............................................................67
XI. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Quy hoạch và các lợi thế, hạn chế,
cơ hội, thách thức của Tam giác Phát triển..........................................................68
PHẦN THỨ HAI - ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
CAMPUCHIA - LÀO - VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ..........................................71


I. Bối cảnh mới tác động đến Tam giác Phát triển ..............................................71
II. Điều chỉnh quan điểm và mục tiêu phát triển và hợp tác,
các lĩnh vực ưu tiên..............................................................................................73
III. Điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................75
IV. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về kết cấu hạ tầng .............75
V. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về nông lâm nghiệp............91
VI. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về dịch vụ .........................99
VII. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về công nghiệp ..............108
VIII. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về các lĩnh vực xã hội
và khoa học - công nghệ ....................................................................................112
IX. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về bảo vệ môi trường......127
X. Điều chỉnh phương hướng phát triển và hợp tác về an ninh - quốc phòng ..130
XI. Tổ chức lãnh thổ Tam giác Phát triển..........................................................132
ii


PHẦN THỨ BA - CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................................................................146
I. Xây dựng các chính sách và cơ chế ưu đãi nhằm phát triển các lĩnh vực
ưu tiên của mỗi nước..........................................................................................146
II. Xây dựng các chính sách đầu tư và chính sách thương mại đặc biệt giữa
ba quốc gia .........................................................................................................147
III. Tăng cường cơ chế, chính sách về hợp tác giữa các nước, giữa các
địa phương, đặc biệt là giữa các tỉnh trong Tam giác Phát triển .......................149
IV. Xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá trong quy hoạch
Tam giác Phát triển ............................................................................................152
V. Tổ chức thực hiện quy hoạch........................................................................153
PHỤ LỤC - DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ .............................154
I. Danh mục các dự án ưu tiên có sự phối hợp của ba nước..............................154
II. Danh mục các dự án đề xuất của các nước ...................................................156


ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BTA

Hiệp định thương mại song phương

CLV

Campuchia - Lào - Việt Nam

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DMG

Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

ĐT

Đường tỉnh

EVN


Tập đoàn Điện lực Việt Nam

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GMS

Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng

KDL

Khu du lịch

KKTCK

Khu kinh tế cửa khẩu

MOU

Biên bản ghi nhớ

NGO

Tổ chức phi chính phủ


ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QH

Quy hoạch

QL

Quốc lộ

TGPT

Tam giác phát triển

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TKV

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

USD


Đô la Mỹ

iii


MỞ ĐẦU
Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm
10 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông (Việt Nam), Sekong, Attapeu,
Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri (Campuchia).
Xây dựng và phát triển khu vực Tam giác biên giới ba nước Campuchia Lào - Việt Nam (CLV) trên cơ sở Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đã được
ba Thủ tướng ba nước thông qua tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn, Lào (sau
đây gọi tắt là Quy hoạch 2004) nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng, rút ngắn
khoảng cách phát triển với các vùng, khu vực khác của mỗi nước đang là một
trong những nội dung quan trọng trong chương trình hợp tác giữa ba nước.
Trong những năm gần đây, mặc dù trước bối cảnh kinh tế quốc tế và khu
vực đang có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế
của mỗi nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng
với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế khi ba nước đã và đang trở thành
thành viên của WTO. Song được sự quan tâm đặc biệt thông qua các Hội nghị
cấp cao ba Thủ tướng và các Cuộc họp Uỷ ban Điều phối chung ba nước về
TGPT CLV hàng năm, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của mỗi nước,
Khu vực TGPT ba nước đã có những thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng
tích cực so với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt.
Bên cạnh cố gắng chủ quan của mỗi nước, những yếu tố khách quan, đặc
biệt là việc huy động nguồn hỗ trợ từ bên ngoài còn chậm, không đạt theo lộ
trình như mong muốn cũng đã có những tác động nhất định trong việc thực hiện
các mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch.
Tại Hội nghị Cấp cao ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam lần thứ 5 tại

Viêng Chăn tháng 11 năm 2008 các Thủ tướng Chính phủ ba nước đã yêu cầu
cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch TGPT.
Tại Hội nghị Ủy ban Điều phối chung ba nước về TGPT tại Đăk Lăk ngày
21-22 tháng 12 năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam),
tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh Champasak (Lào) vào TGPT Campuchia - Lào Việt Nam.
Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực TGPT
được thông qua năm 2004 chủ yếu mới được định hướng đến năm 2010, do vậy
các dự báo tăng trưởng, cơ cấu kinh tế và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực,
tổ chức lãnh thổ, các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 về cơ bản là được xây
dựng mới. Đây chính là các nội dung chính của việc điều chỉnh bổ sung quy
hoạch khu vực TGPT lần này.
1


Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch TGPT Campuchia - Lào Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Phần thứ nhất - Rà soát tình hình thực hiện Quy hoạch
Phần thứ hai - Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm 2020
Phần thứ ba - Các giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch
Phụ lục - Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
Hệ thống bản đồ quy hoạch.
Dưới đây là báo cáo Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đến năm
2020.

2


PHẦN THỨ NHẤT


RÀ SOÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
1. Khu vực Tam giác phát triển gồm 10 tỉnh (theo QH năm 2004)
Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia được ba Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2004 gồm
lãnh thổ của 10 tỉnh có đường biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới
chung giữa ba nước là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông (Việt Nam),
Sekong, Attapeu, Saravan (Lào) và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri
(Campuchia). Tổng diện tích tự nhiên 111 nghìn km2, tổng dân số năm 2009
khoảng 4,8 triệu người (mật độ dân số 43 người/km2), trong đó:
- Vùng 3 tỉnh Đông Bắc của Campuchia là Stung Treng, Rattanak Kiri và
Mondul Kiri với diện tích tự nhiên khoảng 37.086 km2. Dân số năm 2009 là
320,9 nghìn người, mật độ dân số 9 người/km2.
Biểu 1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh Campuchia năm 2009
Chỉ tiêu
Stung Treng
Rattanak Kiri
Mondul Kiri
Kratie

Dân số
(nghìn người)

Diện tích
(km2)

Mật độ dân số
(người/km2)

108,6

154,6
57,7
324,9

12.016
10.782
14.288
11.094

9
14
4
29

3 tỉnh theo QH 2004
320,9
37.086
9
4 tỉnh
645,8
48.180
13
- Vùng 3 tỉnh Nam Lào là Sekong, Attapeu, Saravan với diện tích tự nhiên
khoảng 28.676 km2. Dân số năm 2009 là 560 nghìn người, mật độ dân số gần 20
người/km2.
Biểu 2. Diện tích, dân số và mật độ dân số các tỉnh của Lào năm 2009
Chỉ tiêu
Saravan
Sekong
Attapeu

Champasak
3 tỉnh theo QH 2004
4 tỉnh

Dân số

Diện tích

(nghìn người)

(km )

Mật độ dân số
(người/km2)

339
95
126
644,8

10.691
7.665
10.320
15.350

30
12
18
42


560,0
1.204,8

28.676
44.026

20
28

3

2


- Vùng 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai và
Đắk Lắk, Đăk Nông với diện tích tự nhiên 44.868 km2. Dân số trung bình năm
2009 là 3.935,6 nghìn người, mật độ dân số 88 người/km2.
Biểu 3. Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số
các tỉnh Việt Nam năm 2009
Chỉ tiêu

Dân số
(nghìn người)

Diện tích
(km2)

Mật độ dân số
(người/km2)


432,9

9.690,5

45

Gia Lai

1.277,6

15.536,9

82

Đăk Lăk

1.733,1

13.125,4

132

Đăk Nông

492,0

6.515,6

76


Bình Phước

877,5

6.874,4

128

4 tỉnh theo QH 2004

3.935,6

44.868,4

88

5 tỉnh

4.813,1

51.742,8

93

Kon Tum

2. Khu vực 3 tỉnh mới bổ sung năm 2009
- Tỉnh Kratie (Campuchia): Kratie là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc
Campuchia, tiếp giáp với các tỉnh Stung Treng và Mondul Kiri (Campuchia) và
tỉnh Bình Phước (Việt Nam) trong TGPT. Diện tích của tỉnh Kratie là 11.094

km2, dân số 324,9 nghìn người (năm 2009), mật độ dân số 29 người/km2.
- Tỉnh Champasak (Lào): Champasak là một tỉnh nằm ở phía Nam
CHDCND Lào, tiếp giáp với các tỉnh Saravan, Sekong, Attapeu (Lào) và tỉnh
Stung Treng (Campuchia) trong TGPT CLV, ngoài ra tỉnh Champasak tiếp giáp
với Thái Lan ở phía Tây. Diện tích của tỉnh Champasak là 15.350 km2, dân số
năm 2009 là 644,8 nghìn người, mật độ dân số 42 người/km2.
- Tỉnh Bình Phước (Việt Nam): Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông
Nam Bộ của Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Đăk Nông (Việt Nam) và các tỉnh
Kratie, Mondul Kiri của Campuchia trong TGPT. Diện tích của tỉnh Bình Phước
là 6.874 km2, dân số trung bình năm 2009 là 877,5 nghìn người, mật độ dân số
128 người/km2.
3. Tổng hợp Tam giác phát triển gồm 13 tỉnh
Khu vực TGPT đến nay gồm 13 tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên là 143,9
nghìn km2, dân số trung bình năm 2009 là 6,7 triệu người, mật độ 46 người/km2.
TGPT có vị trí chiến lược đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế, xã hội
và môi trường sinh thái. Thông qua các hành lang kinh tế dọc theo các trục quốc
lộ 78 (của Campuchia) và 18, 16 (của Lào) nối với các quốc lộ 14, 19, 24, 49
(của Việt Nam) nối toàn bộ khu vực này với các cảng biển của Việt Nam. Đồng
thời qua trục quốc lộ 7 (của Campuchia) và 13 (của Lào) nối khu vực này với
Phnôm Pênh và Viêng Chăn; qua các trục quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nối
khu vực này với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh... Đây là một trong những
4


điều kiện thuận lợi để ba nước mở rộng giao lưu liên kết phát triển kinh tế - xã
hội.
TGPT là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống (tại các tỉnh Campuchia có 31
dân tộc, các tỉnh Việt Nam khoảng 40 dân tộc, các tỉnh của Lào có 15 dân tộc).
TGPT là vùng cao nguyên rộng lớn, nhiều tiềm năng chưa được khai thác;
là nơi đầu nguồn của nhiều con sông có vị trí rất quan trọng về môi trường sinh

thái và quốc phòng an ninh của mỗi nước.
II. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ VÀ SO VỚI QUY HOẠCH 2004
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Kinh tế khu vực TGPT đã có bước tăng trưởng cao so với tốc độ tăng
trưởng bình quân của mỗi nước và so với quy hoạch
Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong các
năm 2008-2009, kinh tế của toàn khu vực TGPT trong giai đoạn 2004-2009 vẫn
có tốc độ tăng trưởng khá. Các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam trong TGPT đã
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 13%/năm (tổng hợp từ số liệu thống kê các
tỉnh). Xem xét trong tổng thể cả nước, giảm phần tính trùng giữa các tỉnh, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng 10%/năm. Các tỉnh của Campuchia và
Lào cũng đạt và vượt so với dự kiến trong quy hoạch (bình quân các tỉnh của
Lào là 12,9% và Campuchia là 9,4%). Tính chung cả khu vực TGPT trong giai
đoạn vừa qua tăng khoảng 10,2%/năm.
Biểu 4. So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế với Quy hoạch 2004
Đơn vị: %/năm
Địa phương
Các tỉnh Campuchia
Các tỉnh Lào
Các tỉnh Việt Nam
Khu vực TGPT

Quy hoạch 2004
7,4 - 8,1
8,0 - 8,3
8,3 - 9,0
8,4 - 9,0

Thực hiện 2005-2009

9,4
12,9
10,0
10,2

- Cơ cấu kinh tế của khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ
trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Biểu 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (%)
Chỉ tiêu
Các tỉnh của Campuchia
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ

Năm 2002

Năm 2009

100,0
68,6
17,3
14,1

100,0
55,0
21,0
24,0

5


Mục tiêu đến
năm 2010 theo
QH 2004
100,0
53,6-55,6
27,1-29,0
17,3-17,4


Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2009

Các tỉnh của Lào
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
Các tỉnh của Việt Nam
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ
Tam giác phát triển (13 tỉnh)
- Nông, lâm, ngư nghiệp
- Công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ

100,0
67,2

19,8
13,1
100,0
63,5
13,4
23,1
100,0
65,2
14,2
20,6

100,0
53,6
21,0
25,4
100,0
53,4
19,7
26,9
100,0
53,5
20,0
26,5

Mục tiêu đến
năm 2010 theo
QH 2004
100,0
50,6-53,9
31,6-30,0

17,8-16,1
100,0
49,5-51,9
23,1-24,2
25,0-26,3

2. Đánh giá chung về trình độ phát triển
Về trình độ phát triển, năm (5) tỉnh của Việt Nam có trình độ sản xuất khá
hơn, bước đầu đã hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hoá với các sản phẩm
nông nghiệp chủ lực như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều. Công nghiệp và dịch
vụ cũng phát triển tương đối nhanh với một số ngành hàng có quy mô và hàm
lượng công nghệ khá như công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác và chế
biến khoáng sản, thủy điện... Dịch vụ cũng phát triển khá, nhất là xây dựng khá
hoàn chỉnh mạng kết cấu hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước và phát triển
bưu chính, viễn thông. Đã hình thành các trung tâm dịch vụ ở các thành phố, thị
xã của các tỉnh, tuy nhiên trình độ công nghệ và quy mô sản xuất kinh doanh
chưa cao. Bốn (4) tỉnh của Lào và bốn (4) tỉnh của Campuchia sản xuất hàng
hóa chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Thương mại chưa phát triển, chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân đảm nhận dịch
vụ cung cấp nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng cho dân cư. Hạ tầng giao thông,
cấp điện, cấp nước mới đang được đầu tư xây dựng. Dịch vụ, du lịch phát triển
còn chậm so với tiềm năng.
Điểm xuất phát còn thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé, dẫn tới GDP bình quân
đầu người năm 2009 của toàn khu vực TGPT đạt 757 USD, chỉ bằng khoảng
74,6% mức bình quân chung ba nước. Trong đó: 4 tỉnh của Campuchia có
GDP/người đạt khoảng 470 USD, bằng 62,5% so với bình quân chung của cả
nước; 4 tỉnh của Lào có GDP/người đạt khoảng 768 USD, bằng 81,3% so với
bình quân chung của cả nước; 5 tỉnh của Việt Nam có GDP/người đạt khoảng
792 USD, bằng 74,5% so với bình quân chung của cả nước.


6


III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ SO VỚI
QUY HOẠCH 2004
1. Mạng lưới giao thông
1.1 Đường bộ
1.1.1 Đánh giá chung
Trong giai đoạn vừa qua mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn
TGPT đều được ba nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, đặc biệt là các
quốc lộ phần lớn đã được nâng cấp, trải nhựa.
Một trong các thành tựu quan trọng nhất, nổi bật nhất trong thực hiện quy
hoạch TGPT CLV, thể hiện sự hợp tác đặc biệt giữa ba nước và các địa phương
là lĩnh vực xây dựng, nâng cấp mạng lưới giao thông, đặc biệt là các tuyến giao
thông đường bộ.
Trên cơ sở mục tiêu trước mắt (2004-2010), với sự quan tâm đầu tư của
mỗi nước, hợp tác giữa ba nước và với các nước thứ ba (Nhật Bản, Trung
Quốc...) hệ thống các tuyến đường giao thông liên kết giữa các địa phương trong
khu vực TGPT ba nước, thông với cảng biển Việt Nam và các nước trong khu
vực bước đầu được hình thành, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội
trong khu vực Tam giác ba nước.
1.1.2 Hiện trạng giao thông đường bộ mỗi nước
a) Các tỉnh của Campuchia
- Đường 7 dài 467 km xuất phát từ Skun (tỉnh Kampong Cham) qua tỉnh
lỵ Kratie, Stung Treng và biên giới của Lào (nối với đường 13 của Lào). Hiện
tại, Đường 7 đang trong tình trạng tốt, có bề rộng mặt đường 11m, trải nhựa.
- Đường 78 xuất phát từ Đường 7 tại ngã ba O Pong Moan thuộc tỉnh
Stung Treng (cách tỉnh lỵ Stung Treng 15km), qua Ban Lung (tỉnh Rattanak
Kiri) tới biên giới Campuchia - Việt Nam với tổng chiều dài 194km. Đoạn 70km
từ Ban Lung tới O Ya Dav (biên giới Campuchia - Việt Nam) đã hoàn thành vào

năm 2009. Đoạn còn lại dài 124km từ O Pong Moan tới Ban Lung đang thi công
và nâng cấp lên cấp III, trải nhựa.
- Đường 78A xuất phát từ Đường 78 ở Ban Lung và nối với Đường 1J của
Lào với tổng chiều dài 150km, trong đó có 80km đường đất và đá cấp phối,
đoạn còn lại dài 70km đang quy hoạch.
- Đường 76 xuất phát từ Đường 7 (huyện Snuol, tỉnh Kratie) tới Ta Ang
thuộc tỉnh Rattanak Kiri, nối vào đường 78 tại Km 8 từ Ban Lung, tỉnh lỵ của
Rattanak Kiri. Con đường này chạy qua huyện Lumphat (tỉnh Rattanak Kiri),
Koh Nhek (tỉnh Mondul Kiri) và Sen Monorom, tỉnh lỵ Mondul Kiri với tổng
chiều dài khoảng 306km. Dự án cải tạo Đường 76 nối Snuol và tỉnh lỵ Mondul
Kiri với chiều dài 127 km (đường trải nhựa, bề rộng mặt đường 11m) đang sắp
hoàn thành. Đoạn 179km từ Sen Monorom (tỉnh lỵ Mondul Kiri) tới Ta Ang
(tỉnh Rattanak Kiri) vẫn là đường đất với bề rộng mặt đường 4m đến 5m.
7


Nghiên cứu khả thi cho đoạn còn lại đang được nhóm nghiên cứu của Trung
Quốc tiến hành.
- Đường 376 bắt đầu từ Đường 7 tại Km 282 + 100 (tại núi Prich, tỉnh
Kratie), đi qua Mondul Kiri (dài 111 km), nối với đường tỉnh 3766 (Chi Mit cửa khẩu Đăk Ruê, Việt Nam). Đường có tổng chiều dài 95 km, vẫn là đường
đất và đá cấp phối.
- Đường 3764 bắt đầu từ Đường 76 tới Nam Lear (huyện Pechreada, tỉnh
Mondul Kiri) và cửa khẩu Đăk Bờ (tỉnh Đăk Nông, Việt Nam) với tổng chiều
dài 60 km.
- Đường nối từ huyện Keo Seima qua O Raing, Pechreada tới huyện Koh
Nhek dài khoảng 286 km, tiếp tục kéo dài tới các tỉnh của Việt Nam (Bình
Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk).
- Đường 75 bắt đầu từ Đường 76 (huyện Koh Nhek) nối với Đường 78 tại
xã Royor Leu, tổng chiều dài 101 km.
b) Các tỉnh của Lào

Hiện nay, tình trạng cầu đường tại khu vực TGPT đang dần dần được
nâng cấp. Loại hình giao thông vận tải chủ yếu trong khu vực là giao thông
đường bộ. Khu vực TGPT hiện có tổng số 7.147,14 km đường, trong đó 849,89
km là đường nhựa, 2.689,74 km là đường đá/đất cấp phối, 2.625km đường đất tự
nhiên. Phân theo trách nhiệm quản lý, mạng lưới đường giao thông quốc gia có
chiều dài 1.463,47 km, mạng lưới đường tỉnh dài 864,53 km, mạng lưới đường
huyện dài 965,17km, đường thị trấn dài 357,49 km, đường giao thông nông thôn
dài 3.341,48 km và mạng lưới đường đặc dụng dài 197 km. Giai đoạn gần đây,
đặc biệt trong các năm 2004-2009, đã xây dựng và nâng cấp mạng lưới đường
quốc gia, đường liên kết nội vùng và đường địa phương. Các công trình chủ yếu
về xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường tỉnh, đường huyện và đường giao thông
nông thôn gồm có:
- Đường 18B đã thi công xong với tổng chiều dài 111,9 km, từ
Samakhixay/tỉnh Attapeu tới cửa khẩu Phoukuer-Bờ Y. Cửa khẩu này đã chính
thức trở thành cửa khẩu quốc tế từ ngày 18 tháng 1 năm 2008.
- Đường 1I đã thi công xong, xuất phát từ Lamam/Sekong tới
Samakhixay/Attapeu với tổng chiều dài 77 km và đưa vào sử dụng năm 2005.
- Đường 1H (xuất phát từ Thatheng/tỉnh Sekong tới Ban Beng/tỉnh
Saravan) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ 4 triệu USD, bắt đầu khởi công tháng 5
năm 2009 và hoàn thành tháng 5 năm 2010.
- Đường 16B với tổng chiều dài 121 km (nối Lamam - Dakcheung, Lào và
biên giới Việt Nam) đang được thi công một phần.
Cầu bắc qua sông Sekong với chiều dài 235,7 m đã hoàn thành khảo sát thiết kế và dự toán kinh phí xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa bắt đầu thi công.
- Đường 15B (nối Saravan với biên giới Lào - Việt Nam), tổng chiều dài
174 km, đã được thi công từ năm 2005, hiện nay đã thực hiện được 27,44%.
8


- Đường 15A (nối Naphong với Saravan) với tổng chiều dài 73 km đã
hoàn thành khảo sát và thiết kế nhưng chưa được thi công.

Ngoài việc xây dựng những tuyến đường chính như đã nêu, đã tiến hành
công tác khảo sát và thiết kế, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng một số
đoạn đường (bao gồm đường cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, thị trấn và
đường giao thông nông thôn) với tổng chiều dài 2.699 km. Thêm vào đó, có 44
cây cầu được khảo sát, thiết kế, xây dựng và duy tu bảo dưỡng, đặc biệt là dự án
xây dựng cầu Sekaman trong khuôn khổ hợp tác khu vực TGPT với nguồn tài
trợ trị giá 2,6 triệu USD từ Chính phủ Nhật Bản bên cạnh khoản đầu tư 5 triệu
USD của Chính phủ Lào. Dự án đã khởi công và hiện vẫn đang trong giai đoạn
thiết kế chi tiết.
Theo số liệu do tỉnh Saravan và Champasak cung cấp, có 845 làng có thể
tiếp cận các tuyến đường trên trong hai mùa, 438 làng chỉ có thể đi lại trên
những đoạn đường này vào mùa khô, 97 làng không ở gần tuyến đường giao
thông nào và 97 làng khác nằm trên các cù lao chủ yếu đi lại bằng thuyền. Ở
tỉnh Sekong và Attapeu còn nhiều làng dân cư không được tiếp cận các tuyến
đường giao thông, nhưng không có số liệu thống kê đầy đủ.
c) Các tỉnh Việt Nam
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong TGPT đã
và đang tập trung đầu tư các dự án quan trọng như: Đường Hồ Chí Minh (QL
14), nâng cấp nhiều tuyến quốc lộ như: 14C, 19, 24, 25, 26, 27, 28, 40, 13. Hầu
hết các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, V, các đoạn qua thành phố, thị xã và
một số thị trấn đạt cấp II hoặc đường đô thị. Đang triển khai xây dựng đường
Trường Sơn Đông, nâng cấp một số đoạn của tuyến hành lang biên giới.
Các tuyến tỉnh lộ và mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên và tỉnh Bình Phước cũng từng bước được cải tạo, nâng cấp, đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2 Hàng không
a) Các tỉnh Campuchia
Các sân bay trong bốn tỉnh khu vực TGPT đã phải tạm thời đóng cửa do
hạ tầng yếu kém. Đến nay, ngoài công tác thiết kế đang được tiến hành bằng
nguồn tài trợ quốc tế, hiện vẫn chưa có dự án cải tạo nào khác được khởi động

do thiếu nguồn tài chính. Đã có các nghiên cứu sơ bộ cho các sân bay ở Mondul
Kiri, Stung Treng và Rattanak Kiri do ADB tài trợ, với ưu tiên là dự án cải tạo
sân bay Rattanak Kiri. Thiết kế chi tiết cho sân bay Rattanak Kiri đã được ADB
hoàn thành với chi phí cải tạo ước tính 7 triệu USD. Sân bay mới ở Rattanak
Kiri sẽ có khả năng tiếp nhận máy bay ATR 72 và tương đương, phù hợp với dự
báo nhu cầu cho giai đoạn 15 - 20 năm tới.
Với tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực TGPT, việc cải tạo và nâng
cấp các sân bay tại các tỉnh là cần thiết, góp phần đẩy mạnh hoạt động thương
mại, du lịch và sản xuất kinh doanh trong khu vực.
9


b) Các tỉnh của Lào
Sân bay Pakse đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế nhờ nguồn vốn
vay ADB. Nâng cấp hệ thống kiểm soát và điều hành bay, mở rộng các đường
bay trong nước và quốc tế như: Luang Prabang - Pakse - Siem Riep
(Campuchia), Pakse - Bangkok (Thái Lan) và Pakse - TP. Hồ Chí Minh (Việt
Nam). Hiện nay đang tiến hành nâng cấp, mở rộng đường băng để tiếp nhận máy
bay Boeing 737.
c) Các tỉnh Việt Nam
Các cảng hàng không trên địa bàn vùng Tây Nguyên trong TGPT đã được
đầu tư mở rộng và kéo dài đường hạ cất cánh, cải tạo nhà ga, trang thiết bị mới
hướng dẫn bay và chỉ huy máy bay hạ cất cánh. Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột đạt cấp 4C cho phép máy bay A320/321 hạ cất cánh, công suất 50.000
hành khách/năm, cảng hàng không Pleiku đạt tiêu chuẩn 4C, cho phép máy bay
ATR72, Fokker 70 hạ cất cánh, công suất 100.000 hành khách/năm. Hiện nay
cảng hàng không Buôn Ma Thuột đang được nâng cấp.
2. Mạng lưới cấp điện
2.1 Đánh giá chung
Phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải, phân phối điện cũng là một

trong các lĩnh vực được quan tâm của cả ba nước trong quá trình thực hiện quy
hoạch tổng thể TGPT CLV.
Các công trình thuỷ điện lớn đã và đang được đầu tư tại các địa phương
trong TGPT, đặc biệt là tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.
Mạng lưới cấp điện cũng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, kể cả khu vực
đô thị và nông thôn. Tại khu vực biên giới Việt Nam đã cung cấp điện cho một
số địa phương của Campuchia và Lào.
2.2 Hiện trạng cấp điện mỗi nước
a) Các tỉnh Campuchia
Khả năng cung cấp điện hiện nay chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tại các tỉnh lỵ và
một số huyện lớn của bốn tỉnh. Campuchia đã không ngừng nỗ lực nhằm cung
cấp điện cho tất cả các hộ gia đình và giảm giá điện thông qua việc nhập khẩu
điện từ các nước láng giềng và xây dựng đập thủy điện trong vùng, trong bối
cảnh nơi đây còn nhiều địa điểm tiềm năng chưa được khai thác.
Từ đầu năm 2010, Stung Treng đã nhập khẩu điện của Lào với công suất
2MW bằng đường truyền tải 22 KV. Giá điện vì vậy đã giảm từ 2.000 xuống
còn 980 riel/KWh. Dự báo trong tương lai nhu cầu điện sẽ tăng lên 50MW vào
năm 2020 nếu mọi hộ gia đình ở Stung Treng đều được cấp điện.
Ở Rattanak Kiri, nhờ việc xây dựng đập thủy điện nhỏ ở O Chum (công
suất 1MW), giá điện hiện nay chỉ khoảng 670 riel/KWh. Ngoài ra, tỉnh còn có
một nguồn cung khác với công suất 1MW. Do vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ
nhu cầu trong tỉnh, Chính phủ Campuchia đã thỏa thuận với Chính phủ Việt
10


Nam về việc nhập khẩu điện cho tỉnh thông qua đường dây tải điện 35KV. Hiện
tại các mạng lưới điện và các trụ tải điện đang được xây dựng. Riêng tỉnh lỵ Ban
Lung hiện cần nguồn cung 3MW, dự báo lên tới 8MW vào năm 2013, điều này
cho thấy năng lực cung cấp điện hiện nay hết sức yếu kém và nhu cầu điện trong
tương lai gần sẽ ở mức cao.

Ở Mondul Kiri có hai nguồn cung cấp điện bao gồm một nhà máy điện
với công suất 370KW và hai công trình thủy điện nhỏ ở O’Romis và O’Mleng
với tổng công suất 360KW. Tuy nhiên, nguồn cung này chỉ đủ cho thị xã Sen
Monorom. Nhằm đáp ứng nhu cầu điện của địa phương, Chính phủ Campuchia
đang thảo luận với Chính phủ Việt Nam về việc nhập khẩu điện cho huyện Keo
Seima, với công suất khoảng 500KW.
Ở Kratie có hai nguồn cấp điện. Một nhà máy điện với công suất lắp đặt
1,6MW chỉ cung cấp điện cho tỉnh lỵ. Một nguồn cung khác cho huyện Snuol là
nhập khẩu từ Việt Nam với công suất 1MW.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký bản ghi nhớ nghiên cứu khả thi
ba dự án thuỷ điện Hạ Sê San 1/Sê San 5 công suất 90 MW nằm trên biên giới
hai nước, Hạ Sê San 2 công suất 400 MW tại hạ lưu sông Sê San và Stung Treng
công suất 980 MW.
b) Các tỉnh của Lào
Hiện có 4 đập thủy điện trong khu vực TGPT là Xeset I, Xeset II, Houihor
và Xelabum đang cấp điện phục vụ nhu cầu tại địa phương và xuất khẩu sang
các nước láng giềng. Ngoài ra còn có các đập thủy điện Sekaman I và III đang
được xây dựng và sẽ sớm hoàn thành. Bên cạnh đó, Chính phủ Lào và Bộ Năng
lượng và Khai khoáng đang có kế hoạch xây dựng 8 đập thủy điện ở khu vực
TGPT, dự kiến hoàn thành vào năm 2020 và có công suất phát điện tới 1.958,5
MW.
Khu vực TGPT có tổng cộng 347,5 km đường dây tải điện cao thế, 5.085
km đường dây tải điện trung thế và 2.811,96 km đường dây hạ thế; bên cạnh đó
là 1.653 trạm biến áp và 198.140 trạm đọc điện kế. Có 1.198 làng và 119.583 hộ
gia đình được dùng điện lưới, chiếm 56,8% tổng số làng và 59,3% số hộ gia
đình trong khu vực. Ngoài ra, có 48 làng và 347 hộ gia đình được dùng điện từ
nguồn ngoài điện lưới, chiếm 2% tổng số làng và 0,2% số hộ gia đình. Trong
tổng số 27 huyện trong khu vực TGPT, còn huyện Kaleum, tỉnh Sekong chưa
được dùng điện lưới. Tỉnh Champasak có tỷ lệ người dân được cấp điện cao
nhất, sau đó đến tỉnh Saravan và Attapeu, trong khi đó Sekong là một tỉnh nhỏ

trong khu vực TGPT và tỷ lệ được cấp điện còn thấp.
Mặc dù mạng lưới điện đã được mở rộng để phục vụ sản xuất và nâng cao
đời sống người dân nhưng vẫn chỉ cung cấp điện được tới số ít làng và hộ gia
đình, cụ thể là vẫn còn một huyện không tiếp cận được điện lưới và 7 huyện
miền núi chỉ có điện tại khu vực huyện lỵ còn các làng ở vùng ngoại ô thì hoàn
toàn chưa có điện. Ngoài ra, hệ thống đèn đường ở các thị trấn trong tỉnh vẫn
chưa đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị.
11


c) Các tỉnh Việt Nam
Trong thời gian qua, nhiều dự án quan trọng trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên trong TGPT đã đưa vào sử dụng như: nhà máy thủy điện Sê San 3 (260
MW), Sê San 3A (100 MW), H'Chan (12 MW), Drây H'Linh (16 MW), Sông Ba
Hạ (220 MW), Preikrông (100 MW), Buôn Kuôp (280 MW); Sê San 4 (360
MW), Srepok 3 (220 MW), An Khê - Kanak (173 MW), Buôn Tua Srah (86
MW)...
Đã hoàn thành các đường dây 500 KV: Đoạn Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng
mạch 2 mới, chiều dài 297 km; đoạn Pleiku - Phú Lâm mạch 2 mới, chiều dài
542 km; đoạn Pleiku - Yaly mạch kép dài 20 km nhận điện từ Nhà máy thủy
điện Yaly.
Hoàn thành cải tạo lưới điện 3 thành phố Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma
Thuột. Các thôn, buôn của các tỉnh Tây Nguyên trong TGPT cũng đã được đầu
tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho Chương trình cấp điện 1.200
thôn, buôn chưa có điện khu vực Tây Nguyên.
3. Bưu chính - viễn thông
3.1 Đánh giá chung
Mạng lưới bưu chính viễn thông tại các địa phương trong TGPT đã phát
triển khá nhanh, đặc biệt là tại các địa phương của Việt Nam. Về cơ bản đã đáp
ứng được nhiệm vụ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc

phòng, nâng cao dân trí.
Đã triển khai thực hiện dự án xây dựng đường dây thông tin trực tuyến
giữa đồn biên phòng các địa phương trong TGPT.
3.2 Thực trạng phát triển mỗi nước
a) Các tỉnh Campuchia
Nhờ cơ sở hạ tầng được cải thiện, mạng lưới viễn thông ở khu vực TGPT
đã mở rộng nhanh chóng. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động
tăng lên, phạm vi phục vụ mở rộng ra khắp bốn tỉnh, cùng với đó là chi phí sử
dụng dịch vụ được giảm xuống. Bên cạnh đó, đã có một số nhà cung cấp dịch vụ
Internet hoạt động tại đây, tuy vậy chi phí sử dụng dịch vụ Internet vẫn còn ở
mức cao.
Ở Kratie, bảy công ty viễn thông di động là CamGSM, Axiata, Mfone,
Applifone, Viettel, Sotelco, Latelz cùng một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại
cố định là Camintel đang hoạt động. Có ba công ty cung cấp dịch vụ Internet
trong tỉnh là Camintel, Viettel và Online. Các công ty viễn thông di động ở
Stung Treng bao gồm CamGSM, Mfone, Axiata, Applifone, Viettel, Sotelco và
Latelz, còn dịch vụ điện thoại cố định Metfone do Camintel và Telecom
Cambodia cung cấp. Dịch vụ Internet ở Stung Treng do Công ty TNHH Mạng
truyền thông cáp quang Campuchia (CFOCN), Camintel và Viettel cung cấp.
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động ở Mondul Kiri gồm có Axiata,
CamGSM, Viettel, và Mfone. Viettel cũng đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ
12


Internet tại tỉnh này. Rattanak Kiri cũng có năm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
di động bao gồm CamGSM, Mfone, Axiata, Viettel, và Applifone, ngoài ra có
một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là Camintel. Hai nhà cung cấp
dịch vụ Internet trong tỉnh là Camintel và Viettel.
Do nguồn tài chính hạn hẹp, bốn tỉnh ở khu vực TGPT không có kênh
truyền hình riêng. Các chương trình truyền hình hiện mới chỉ phát lại kênh

truyền hình Quốc gia (TVK) và kênh truyền hình Bayon. Dịch vụ truyền hình
cáp chỉ mới được cung cấp tại bốn tỉnh lỵ và một số huyện lớn. Vẫn còn có tỉnh
chưa có đài phát thanh riêng.
b) Các tỉnh của Lào
- Bưu chính
Nhìn chung, hệ thống bưu chính trong khu vực TGPT chưa phát triển
rộng rãi. Chỉ có bốn bưu điện trong khu vực TGPT, đây là các chi nhánh của
Bưu điện Trung ương Lào (trụ sở tại Thủ đô Viêng Chăn). Cho dù nhiều huyện
trong tỉnh đã có bưu điện nhưng những bưu điện này chưa mở rộng mạng lưới
chi nhánh tới các cụm làng (kumban) và các làng. Hệ thống vận chuyển bưu
phẩm chưa được kết nối giữa các tỉnh. Đặc biệt là mặc dù khu vực TGPT có
biên giới với Việt Nam, Campuchia và Thái Lan nhưng chưa có sự hợp tác, liên
kết về vận chuyển bưu phẩm. Bưu phẩm vẫn phải được tập trung ở Bưu điện
Trung ương Lào tại Thủ đô Viêng Chăn trước khi được đưa tới các chi nhánh
cấp tỉnh trên toàn quốc. Do đó, các giao dịch thường kéo dài và chi phí cao. Đây
là lý do chính khiến dịch vụ bưu chính ở Lào chưa phổ biến.
Nhìn chung, khối lượng bưu phẩm chuyển phát ở khu vực TGPT còn nhỏ,
tỷ lệ tăng trưởng thấp. Đặc biệt là dịch vụ chuyển phát tài liệu và thư trong nước
có xu hướng giảm do sự gia tăng nhanh chóng của viễn thông và vận tải.
- Viễn thông
Tốc độ tăng trưởng mạng lưới viễn thông trong khu vực TGPT vẫn còn
mức thấp nếu so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành trên phạm vi cả
nước. Phương tiện liên lạc chủ yếu là điện thoại di động. Hiện nay có bốn công
ty tham gia kinh doanh viễn thông di động ở khu vực TGPT. Mạng điện thoại di
động bao phủ tất cả các huyện, thị trong khu vực TGPT và tỷ lệ sử dụng đạt 99
máy trên 1.000 dân.
Tiếp theo có thể kể đến dịch vụ điện thoại cố định, được coi là phương
tiện liên lạc quan trọng cho các văn phòng, đặc biệt đối với sử dụng fax và
Internet. Toàn bộ khu vực TGPT có 4 trung tâm dịch vụ viễn thông cố định.
Dịch vụ Internet mới xuất hiện và chưa phát triển. Khu vực TGPT hiện

có 55 cửa hàng truy cập Internet, phần lớn ở các thị xã tỉnh lỵ. Các thị trấn
huyện lỵ khác không có kết nối Internet vì dịch vụ cung cấp Internet không đáp
ứng được nhu cầu. Hơn nữa, người dân không biết sử dụng Internet và còn một
yếu tố khác là chi phí dịch vụ tương đối cao so với các tỉnh khác trong nước và
các nước khác.
13


c) Các tỉnh Việt Nam
- Bưu chính
Mạng lưới bưu cục được mở rộng. Phần lớn các bưu cục được xây dựng
kiên cố khang trang và được mở đầy đủ các dịch vụ bưu chính; hiện tại đã có
khoảng 60% bưu cục các cấp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong
nước, trên 33% bưu cục cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh. Các bưu cục, đại
lý bưu điện đa dịch vụ tập trung ở những địa bàn đông dân cư có nhu cầu sử
dụng dịch vụ bưu chính - viễn thông và đem lại doanh thu cao.
Các điểm Bưu điện văn hóa xã cùng hệ thống bưu cục cung cấp các dịch vụ
bưu chính viễn thông phổ cập cho người dân; ngoài ra còn là nơi phục vụ nhân
dân đọc sách báo miễn phí; điểm truy nhập Internet. Hiện nay có khoảng 78% số
xã có điểm bưu điện văn hóa.
- Viễn thông và công nghệ thông tin
Mạng chuyển mạch tại các tỉnh vùng Tây Nguyên đã được đầu tư toàn bộ
100% là tổng đài kỹ thuật số. Tất cả các tỉnh đều có hệ thống chuyển mạch nội
hạt với tổng đài trung tâm và các tổng đài vệ tinh.
Mạng truyền dẫn cáp quang đã đến tất cả các tỉnh với độ an toàn cao do
được nối theo cấu hình mạch vòng. Do có địa hình phức tạp nên viễn thông
nông thôn đã kết hợp sử dụng cả ba phương thức: lắp đặt điện thoại cố định kéo
cáp và dây thuê bao tới nhà thuê bao ở các vùng bằng phẳng và tập trung, còn
đối với vùng sâu, vùng xa và vùng núi kết hợp hai phương thức sử dụng mạng
viễn thông nông thôn vô tuyến và thông tin vệ tinh. Vì vậy, tính đến nay toàn

vùng đã đạt tỷ lệ 100% xã có máy điện thoại.
Trong vùng đã có hầu hết các mạng điện thoại di động như Mobifone,
Vinaphone, S-Fone, Viettel Mobile, EVN Telecom và Hà Nội Telecom. Tất cả
các huyện, thị xã, thành phố trong vùng đều đã có trạm thu phát sóng.
Toàn vùng đã được cung cấp dịch vụ Internet bởi các nhà cung cấp chính
là VDC (Công ty Điện toán và Truyền số liệu), FPT (Công ty Cổ phần FPT),
Netnam và một số nhà cung cấp khác. Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng
được cung cấp chủ yếu tại các thành phố, thị xã và một số khu đô thị. Các doanh
nghiệp viễn thông đã cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ viễn thông và
Internet.
Cùng với việc gia tăng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet,
tính đến năm 2009 mật độ điện thoại cố định các địa phương Việt Nam trong
TGPT đã đạt khoảng 15 máy/100 dân. Điện thoại di động phát triển với tốc độ
nhanh, tăng trưởng hàng năm đạt trên 50%.
Hiện nay, các tỉnh trong vùng đều đã trang bị được máy tính và thiết lập
được các mạng LAN để kết nối CPNet và Internet, hầu hết các cơ quan, đơn vị
đều có sử dụng phần mềm ứng dụng nhưng chủ yếu là phần mềm kế toán và
quản lý nhân sự. Trang thông tin điện tử của các tỉnh và các sở, doanh nghiệp
cũng đã đi vào hoạt động.
14


4. Thuỷ lợi, cấp nước
4.1 Đánh giá chung
Thuỷ lợi là một trong các lĩnh vực được ba nước quan tâm đầu tư. Các hồ
chứa lớn, đập dâng, các trạm bơm điện được xây dựng phục vụ tưới cho các loại
cây trồng như lúa, cà phê, màu, cây công nghiệp khác, đồng thời tạo nguồn cấp
nước cho đô thị, công nghiệp, dân sinh và góp phần cải tạo môi trường. Tuy
nhiên hiện nay diện tích đất chỉ được canh tác vào mùa mưa là rất lớn, đặc biệt
là tại các địa phương Lào và Campuchia.

Về thực hiện hợp tác trong khu vực TGPT, trong lĩnh vực này mới được
triển khai ở cấp độ địa phương trong việc hỗ trợ giúp các tỉnh bạn trong việc xây
dựng, nâng cấp một số công trình thủy lợi, chưa được đưa vào Hiệp định hợp tác
song phương để sử dụng nguồn vốn viện trợ hàng năm giữa Việt Nam với Lào
và Việt Nam với Campuchia khi tiềm lực của các địa phương còn rất hạn hẹp
không đủ thực hiện các nhiệm vụ này.
4.2 Thực trạng phát triển mỗi nước
a) Các tỉnh Campuchia
- Thuỷ lợi
Bên cạnh hệ thống đường sá và cấp điện, việc xây dựng và tu bổ hệ thống
thủy lợi rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, ngành có liên quan mật
thiết với công tác xóa đói giảm nghèo. Khu vực TGPT có nguồn nước dồi dào
nhưng hệ thống thủy lợi vẫn chưa phát triển. Do thiếu nước, người nông dân chỉ
có thể trồng lúa trong mùa mưa; tuy nhiên, nếu có đủ nước, họ có thể trồng hai
đến ba vụ lúa một năm. Cần chú ý rằng các tỉnh đông bắc có địa hình cao
nguyên và miền núi nên hệ thống thủy lợi là hết sức cần thiết với vai trò dự trữ
nước phục vụ canh tác, ngay cả trong mùa mưa.
Trong số bốn tỉnh, hệ thống thủy lợi tỉnh Kratie có năng lực phục vụ lớn
nhất. Tính đến đầu năm 2010, hai phần ba1 diện tích trồng lúa trong tỉnh (tương
đương khoảng 17.566 ha) đã được tưới tiêu. Tuy nhiên tại ba tỉnh còn lại, đặc
biệt là Mondul Kiri, năng lực của hệ thống thủy lợi còn hạn chế. Phần lớn các
công trình thủy lợi tại đây cần được cải tạo. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu tại các
địa phương này (đặc biệt là Mondul Kiri và Rattanak Kiri) là người dân không
có tập quán trồng lúa hai hay ba vụ một năm. Họ đã quen với việc canh tác duy
nhất một vụ trong năm do tình trạng thiếu nước và nhu cầu thị trường chưa lớn.
Tại Kratie, người nông dân đang không sử dụng hết lượng nước do các công
trình thủy lợi hiện có cung cấp2.
- Nước sạch
Việc cung cấp nước sạch cho toàn vùng còn hạn chế và có giá thành cao
trong khi thu nhập của người dân còn thấp. Công suất cung cấp nước sạch của

Rattanak Kiri chỉ là 50 m3/giờ trong khi nhu cầu của tỉnh là khoảng 500 m3/giờ.
1

2

Sở Tài nguyên nước và Khí tượng tỉnh Kratie, 06/04/2010
Sở Tài nguyên nước và Khí tượng tỉnh Kratie, 06/04/2010

15


Tại Stung Treng, công suất cấp nước là 120 m3/giờ trong khi nhu cầu của tỉnh là
khoảng 150 m3/giờ. Sự thiếu hụt giữa năng lực cấp nước so với nhu cầu được thể
hiện rõ nhất ở Rattanak Kiri, nơi thiếu nước sạch trầm trọng. Một điểm quan
trọng là từ năm 2004 đến năm 2009, giá nước không giảm; ở Stung Treng, giá
nước vẫn giữ ở mức 1.500 riel/m3 trong suốt giai đoạn này. Thậm chí, ở Rattanak
Kiri, giá nước lại tăng từ 900 lên 1.200 riel/m3; ở Kratie, giá nước còn tăng nhiều
hơn so với Rattanak Kiri, từ 900 lên 1.400 riel/m3. Tình trạng thất thoát nước
trong quá trình phân phối đã được cải thiện: từ năm 2004 đến 2009 tỷ lệ thất thoát
giảm từ 35% xuống 26% tại Stung Treng, từ 35% xuống 23% tại Kratie và từ
35% xuống 17% tại Rattanak Kiri. Năm 2010, hai dự án do Nhật Bản tài trợ (Dự
án cung cấp nước sạch cho tỉnh lỵ Rattanak Kiri và Dự án cung cấp nước sạch
cho Sen Monorom, Mondul Kiri) đã được thực hiện. Ở tỉnh lỵ Kratie và Stung
Treng, dự án Nước sạch và Vệ sinh cho ba nước vùng sông Mekong (Campuchia,
Lào và Việt Nam) do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tiến hành đã hoàn
thành giai đoạn nghiên cứu. Một dự án của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) cũng đang được thực hiện để cải thiện tình hình cung cấp nước sạch tại
các tỉnh này.
b) Các tỉnh của Lào
- Thủy lợi

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của khu vực TGPT, nên chính quyền
các tỉnh, các tổ chức quốc tế cũng như Chính phủ Lào luôn tập trung vào phát
triển cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực này. Trong các năm 2004-2009, Chính phủ và
các tổ chức quốc tế đã đầu tư vào khu vực TGPT hơn 200 dự án cơ sở hạ tầng
nông nghiệp với tổng số vốn khoảng 100 triệu đô la Mỹ, chiếm 41% tổng đầu tư
vào khu vực TGPT, đưa nông nghiệp trở thành ngành được đầu tư nhiều nhất
trong giai đoạn này.
Hiện nay, có 378 công trình thủy lợi tại khu vực TGPT. Các công trình
này tưới tiêu cho 47.209 ha lúa vào mùa mưa và 17.621 ha lúa vào mùa khô,
chiếm 37,32% tổng diện tích cần được tưới tiêu. Tỷ lệ này thấp hơn so với các
tỉnh ở miền Trung. Để xóa bỏ tập quán đốt rừng làm nương rẫy ở khu vực
TGPT, cần phải tăng diện tích được tưới tiêu đi đôi với việc sử dụng hiệu quả và
có chất lượng hệ thống thủy lợi.
Hiện tại, công tác khảo sát và xây dựng một số công trình thủy lợi trong
khu vực TGPT đang được tiến hành, dự kiến hoàn thành vào giai đoạn 20102015, giúp tưới tiêu nhiều diện tích lúa hơn cả trong mùa mưa và mùa khô.
Hệ thống cơ sở hạ tầng mặc dù đã được Chính phủ và các tổ chức quốc tế
quan tâm và tập trung đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Diện tích
trồng lúa trong khu vực TGPT năm 2004 là 181.524 ha và tăng lên 211.911 ha
vào năm 2009 (tăng thêm 30.387 ha), trong đó có hơn 163.285 ha không có
nước vào mùa khô. Hiện nay mới chỉ có tỉnh Saravan và Champasak đã xóa bỏ
được hoạt động du canh du cư, còn khoảng 134 ha ở tỉnh Sekong và 300 ha ở
tỉnh Attapeu vẫn canh tác theo lối này. Để phát triển kinh tế xã hội ở khu vực
TGPT và cải thiện sinh kế người dân, cũng như thực hiện mục tiêu thoát khỏi
16


tình trạng đói nghèo vào năm 2020, cần phải tăng cường hệ thống thủy lợi và
xóa bỏ tập quán du canh du cư.
- Cấp nước
Tỉnh Attapeu: đã xây dựng xong một hồ chứa nước cung cấp cho tỉnh lỵ

và mở rộng mạng lưới cấp nước trong tỉnh lỵ, bao gồm các dự án nâng cấp và
mở rộng hệ thống cấp nước cho các làng Samakhixay và Sekaman, dự án nâng
cấp và mở rộng đường ống dẫn nước khu vực Tatphork-Layao.
Tỉnh Sekong: đã hoàn thành một số dự án cấp nước cho các thị trấn huyện
lỵ Kaleum và Dakcheung, dự án cấp nước cộng đồng cho các làng Toksaming
và Chounla thuộc huyện Thateng.
Tỉnh Saravan: đã hoàn thành một số dự án cấp nước cho huyện lỵ
Khongxedone và đã hoàn thành công tác thiết kế - khảo sát cho giai đoạn 2 của
dự án cấp nước cho tỉnh lỵ Saravan.
Tỉnh Champasak: hoàn thành dự án cấp nước cho các huyện lỵ Khong và
Phonthong nhờ nguồn vốn vay từ ADB, công suất cấp nước 2.530 m3/ngày,
cung cấp cho 17 làng. Ngoài ra, đã kết thúc nghiên cứu khả thi dự án cấp nước
tại làng Khinak, huyện Khong.
c) Các tỉnh Việt Nam
- Thủy lợi
Trong giai đoạn vừa qua trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong TGPT đã
có nhiều công trình thủy lợi lớn được nhà nước đầu tư như: hệ thống Ia Yun Hạ,
hệ thống thủy lợi Ea Soup Hạ (sửa chữa nâng cấp), Ea Soup Thượng (hồ đập và
hệ thống kênh mương làm mới), thủy lợi Hà Ra, hồ Ia Lâu (nâng cấp, mở rộng),
hồ Đắk Lôh, hồ Ea H'Leo, hồ Ia Mơr (xây dựng mới), hồ Mlăh, hồ Ia Ring.
Ngoài ra có rất nhiều các công trình thủy lợi vừa và nhỏ khác do các tỉnh đầu tư
đã được đưa vào sử dụng. Tổng cộng đã xây dựng được 1.500 công trình thủy
lợi gồm hồ chứa, đập dâng, các trạm bơm phục vụ tưới được gần 70-75 ngàn các
loại cây trồng như lúa, cà phê, màu, cây công nghiệp, đồng thời tạo nguồn cấp
nước cho đô thị, công nghiệp, dân sinh và góp phần cải tạo môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều công trình thủy lợi đã không phát huy
được hiệu quả như mong muốn. Tỷ lệ giữa diện tích thực tưới và diện tích tưới
theo thiết kế của các công trình thủy lợi hiện có chỉ đạt khoảng 60%. Các
nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu hệ thống mương máng dẫn nước vào
đồng ruộng (công trình thủy lợi Ea Soup Hạ, Ea Soup Thượng), có kênh mương

dẫn nước nhưng thiết kế sai kỹ thuật, lòng hồ chứa bị bồi lắng hay bị rò rỉ, đập
xuất hiện các dòng thấm, các lòng tràn bị bùn lấp, bung vữa mặt tràn, gây xói lở
làm tắc đường thoát lũ. Việc sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi này chắc
chắn sẽ mang lại hiệu quả.
- Cấp nước
+ Cấp nước đô thị
17


Trong những năm qua, tình hình cấp nước ở khu vực Tây Nguyên đã được
cải thiện đáng kể, cả về số lượng và chất lượng cấp nước. Các dự án cấp nước
được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách và nguồn ODA. Đến nay tất cả
các thành phố, thị xã và một số thị trấn trên địa bàn vùng đã xây dựng các nhà
máy nước. Ngoài ra còn có các công trình cấp nước nhỏ lẻ cung cấp cho các
khu, cụm công nghiệp.
Các nhà máy nước tại các đô thị lớn đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất
và sinh hoạt của khu vực trung tâm và một phần ngoại vi. Các công trình cấp
nước cho các thị trấn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho một phần
dân cư thị trấn. Chất lượng các dịch vụ cấp nước còn hạn chế và diện bao phủ
dịch vụ cũng chưa cao, hệ thống mạng đường ống cấp nước ở nhiều tỉnh đã cũ.
Tỷ lệ nước bị hao hụt, rò rỉ còn khá cao ảnh hưởng đến hiệu quả cấp nước. Năm
2009, tỷ lệ hộ gia đình tại khu vực đô thị được cấp nước đạt khoảng 80%.
+ Cấp nước nông thôn
Đối với vùng Tây Nguyên cũng như tỉnh Bình Phước, việc giải quyết
nước sinh hoạt cho dân cư khu vực nông thôn cũng như triển khai các kế hoạch
phát triển cấp nước sinh hoạt nông thôn còn nhiều khó khăn hơn so với các vùng
khác. Trước đây người dân nông thôn sử dụng nước sạch thông qua các loại
hình cấp nước phổ biến như giếng khoan, giếng khơi, bể chứa nước mưa... Tại
những vùng khó khăn một bộ phận dân cư vẫn sử dụng nước mưa, nước khe,
suối... Trong thời gian gần đây, nhiều công trình cấp nước tập trung được xây

dựng, các công trình cấp nước gia đình, kiểu giếng khoan đường kính nhỏ đã phát
triển mạnh, việc cải tạo giếng khơi được chú ý... Các phương thức cấp nước chủ
yếu hiện nay ở vùng là giếng đào, giếng khoan, lu nước mưa, hệ thống cấp nước
tập trung và các công trình cấp nước tự chảy qua bể lắng lọc và giếng khoan. Đến
năm 2009 tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt khoảng 65%.
IV. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ SO VỚI
QUY HOẠCH 2004
1. Đánh giá chung
Nhìn chung các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp trong
khu vực TGPT đã đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch trước đây.
Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh hơn so với mục tiêu đề ra
trong quy hoạch 2004 là lĩnh vực hợp tác trồng cây công nghiệp dài ngày.
Chỉ tính riêng cây cao su, đến nay các doanh nghiệp của các tỉnh Tây
Nguyên đã được phía Lào cấp phép trên 26.700 ha (trong đó đã trồng trên 16
nghìn ha), phía Campuchia cấp phép trên 22.800 ha (trong đó đã trồng trên 2
nghìn ha) và chuẩn bị cấp thêm 42.000 ha. Hiện nay tại tỉnh Mondul Kiri có 11
công ty đầu tư trồng cao su với tổng diện tích 71.753 ha; tỉnh Rattanak Kiri có 7
công ty và 33.767 ha trồng cao su; tỉnh Stung Treng có 12 công ty đầu tư trồng
các loại cây trên diện tích 156.841 ha, trong đó có 5 công ty trồng cao su với
diện tích 41.517 ha.
18


Tại Lào các doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức đào tạo thợ lái máy nông
nghiệp, đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su cho con em cán bộ và nhân dân
trong vùng dự án tại các tỉnh Saravan và Attapeu.
2. Thực trạng phát triển nông nghiệp mỗi nước
a) Các tỉnh Campuchia
Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực nông nghiệp,
đóng góp 52,9% tổng sản lượng nông nghiệp trong năm 2009, tiếp theo là thuỷ

sản với 25,2%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 15,3%, cuối cùng là lâm
nghiệp và khai thác gỗ chiếm 6,6% (MAFF 2010).
Năm 2008, ở khu vực TGPT, nông nghiệp chiếm 54% GDP (tỷ lệ trung
bình toàn quốc 32,8%), trong khi tỷ trọng công nghiệp là 22% và dịch vụ là 24%
(2010 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trước đó, năm 2002, tỷ trọng nông nghiệp ở
khu vực TGPT là 68,6%, công nghiệp - 17,3%, và dịch vụ - 14,1% (2010 - Bộ
Kế hoạch và Đầu tư).
Từ năm 2004 đến năm 2009, tỷ lệ sử dụng máy kéo và máy cày ở khu vực
TGPT đã tăng gấp đôi so với tốc độ tăng chung của toàn quốc. Tuy nhiên, tỷ lệ
này mới chỉ ở mức 3,4% đối với máy kéo và 2,2% đối với máy cày. Bằng cách
điều chỉnh số dân ở mỗi tỉnh, tỷ lệ này đã nâng lên tuy mức độ còn hạn chế.
Điều đó phần nào cho thấy thực trạng sử dụng các công nghệ nông nghiệp trong
khu vực.
- Gạo
Trừ tỉnh Stung Treng sản xuất lúa gạo đủ đáp ứng nhu cầu và có dự trữ,
năm 2004, khu vực TGPT lâm vào tình trạng thiếu gạo. Tổng khối lượng thiếu
hụt gạo là 21.088 tấn, trong khi tính trên phạm vi cả nước, lượng gạo vượt nhu
cầu là 416.118 tấn. Năm 2009, khối lượng gạo vượt đáp ứng nhu cầu ở khu vực
TGPT là 43.391 tấn trong khi con số này của cả nước là 2.244.598 tấn. Sản
lượng lúa gạo tăng là do mở rộng diện tích trồng lúa (từ 67.374 lên 104.930 ha)
và tăng năng suất (từ 1,6 tấn lên 2,4 tấn/ha).
Ở Mondul Kiri, đáng chú ý là riêng một huyện Koh Nhek đã chiếm 54%
diện tích lúa, với năng suất khoảng 2,4 tấn/ha. Năng suất này cao hơn so với
năng suất các huyện khác ở Mondul Kiri, vốn có năng suất khoảng 1,5 tấn/ha.
Trong năm 2009, tính riêng Koh Nhek đã sản xuất 11.288 tấn, so với nhu cầu
gạo của toàn tỉnh là 9.881 tấn.
Những năm gần đây đã ghi nhận sự chuyển đổi đáng kể trong hoạt động
nông nghiệp từ đốt nương làm rẫy sang định canh. Mùa khô, lúa chỉ được trồng
ở Kratie nhờ có hệ thống thủy lợi. Trong số 285 công trình thủy lợi tại khu vực
TGPT, 181 công trình đặt tại Kratie, chỉ có 28 tại Stung Treng, 58 ở Rattanak

Kiri (bốn công trình vẫn đang hoạt động), và 18 ở Mondul Kiri (không có công
trình nào hoạt động, năm công trình đang được sửa chữa).
Diện tích trồng lúa mùa khô ở Kratie đã tăng từ 8.052 ha năm 2004 lên
14.036 ha vào năm 2009. Với sự phát triển của các hệ thống thủy lợi, khu vực
19


TGPT vẫn còn khả năng tăng sản xuất lúa gạo bằng cách trồng lúa thêm vào
mùa khô (tăng gấp đôi vụ) mà không cần mở rộng diện tích canh tác.
- Cao su
Tổng số diện tích trồng cao su của Campuchia là 129.920 ha, được chia
thành 46.892 ha đồn điền cao su nông - công nghiệp, 22.349 ha đồn điền trên đất
kinh tế cho thuê, và 60.680 ha đồn điền cao su của các hộ gia đình (MAFF
2010). Phần lớn các đồn điền cao su nông-công nghiệp nằm ở tỉnh Kampong
Cham.
Trong số các đồn điền cao su nông - công nghiệp ở khu vực TGPT, chỉ có
2.721 ha là ở Rattanak Kiri và 2.878 ha tại Kratie đã được trồng từ lâu. Việc
tăng diện tích trồng cao su của khu vực TGPT chủ yếu là do việc mở rộng cho
thuê đất làm kinh tế, và đồn điền cao su của các hộ gia đình. Một nửa trong số
các đồn điền cho thuê, chiếm 14.934 ha, và khoảng 25% đồn điền hộ gia đình,
chiếm 14.859 ha, nằm trong các tỉnh khu vực TGPT.
Tiềm năng phát triển đồn điền cao su là rất lớn vì thổ nhưỡng phù hợp; ví
dụ: Rattanak Kiri có 323.460 ha đất có tiềm năng phát triển cây cao su. Điều này
được chứng minh qua các số liệu trong Biểu 6 cho thấy 676.952 ha đất đã được
chính phủ cấp cho các công ty cho thuê đất làm kinh tế để phát triển cây công
nghiệp. Hầu hết các vùng đất cho thuê này được trồng cao su.
Nhằm phát triển kinh tế địa phương và bảo đảm cho người dân được
hưởng lợi thích đáng từ tiềm năng phát triển cây công nghiệp quy mô lớn, việc
ưu tiên tuyển dụng và đào tạo của người dân địa phương là cần thiết. Để hưởng
lợi từ sản xuất cây công nghiệp, cần thúc đẩy chế biến sản phẩm nông nghiệp

trong khu vực nhằm tạo việc làm, nâng cao giá trị gia tăng.
Biểu 6: Số lượng công ty và diện tích đất cho thuê
trồng rừng kinh tế trong năm 2009
Tỉnh

Stung
Treng

Rattanak
Kiri

Mondul
Kiri

Kratie

KV
TGPT

Số lượng công ty
cho thuê đất trồng
rừng kinh tế

13

31

12

45


101

195,114

200,555

81,458

200,125

676,952

Quy mô (ha)

Nguồn: Sở Nông nghiệp các tỉnh (2009)
- Những cây trồng chủ yếu khác
Khu vực TGPT giữ vai trò đáng kể trong sản xuất một vài nông sản chính
của cả nước như: cà phê, lạc, hạt điều và sắn. Khu vực này chiếm 61% diện tích
trồng cà phê của cả nước, diện tích trồng lạc là 27%, hạt điều là 24% và sắn là
13%. Nguyên nhân khu vực này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng diện
tích trồng cà phê của cả nước chủ yếu là do những nơi khác đang giảm diện tích
cà phê khi nhu cầu cà phê ở Việt Nam giảm. Điều này cho thấy tính dễ bị tác
20


động từ bên ngoài của ngành cà phê. Tỷ lệ diện tích trồng cây điều tại khu vực
này so với cả nước giảm từ 37,5% trong 2002 xuống còn 24% trong năm 2009,
trong khi tỷ trọng về diện tích sắn và đậu phộng đã nhanh chóng tăng lên.
Đối với cây thực phẩm như rau, ngô, đậu xanh và khoai lang, tỷ lệ này là

thấp và không có chiều hướng tăng lên. Nhằm tăng cường an ninh lương thực,
cần có chính sách khuyến khích người dân phát triển cây trồng bằng cách tăng
diện tích trồng trọt, tăng số vụ gieo trồng, ứng dụng hệ thống nông nghiệp tích
hợp. Việc này có thể giúp Campuchia giảm phụ thuộc vào các nước láng giềng
trong đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của người dân. Muốn vậy, cần
phát triển hệ thống thủy lợi và các dịch vụ khuyến nông.
- Chăn nuôi
Gia súc và trâu trong khu vực được nuôi lấy thịt là chủ yếu. Từ năm 2004
đến nay, tỷ lệ giữa số gia súc, trâu và lợn của khu vực so với cả nước tăng lên
một chút. Tỷ lệ về số gia cầm vẫn còn ở mức thấp. Số lượng trâu ở đây chiếm tỷ
lệ khá trong cả nước vì tại những nơi khác ở Campuchia người dân không thích
tiêu thụ thịt trâu.
Biểu 7: Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2004-2009
Số lượng
vật nuôi

Khu vực TGPT
2004

Gia súc

2009

Campuchia
2004

2009

% Khu vực
TGPT so với

cả nước
2004

2009

128.996

175.683

3.039.945

3.579.882

4,2

4,9

Trâu

90.323

113.268

650.572

739.646

13,9

15,3


Lợn

121.123

132.588

2.428.566

2.126.304

4,9

6,2

Gia cầm

529.661

666.485 13.990.592

28.486.237

3,7

2,3

- Thuỷ sản
Kratie và Stung Treng có tiềm năng lớn cho sản xuất thuỷ sản nhờ nằm
gần những dòng sông chính. Trong khi đó, Rattanak Kiri không có nhiều khả

năng khai thác các con sông lớn, Mondul Kiri thậm chí còn ít tiềm năng hơn. Số
lượng cộng đồng nghề cá ở Campuchia đã tăng từ 250 trong năm 2003 (Bộ Môi
trường - 2004) lên 469 năm 2009 (Cục Quản lý nghề cá - 2009). Trong số 469
cộng đồng nghề cá này thì khu vực TGPT có tới 120 (chiếm 25,6%).
Tuy nhiên, chỉ có năm cộng đồng nghề cá ở Rattanak Kiri và hai ở
Mondul Kiri. Do đó cần thúc đẩy nuôi trồng thuỷ sản để tăng sản lượng ở
Rattanak Kiri và Mondul Kiri nhằm cải thiện an ninh lương thực và đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cho người dân, đồng thời giúp giảm nghèo và góp phần sử dụng
công bằng các nguồn tài nguyên thủy sản, đây cũng chính là mục tiêu lâu dài
của chính sách nghề cá.

21


×