Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.51 KB, 157 trang )

MỤC LỤC
1)

PHẦN THỨ NHẤT............................................................................12

2)
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI................................12
3)
TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2010...............................................12
1.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN..................................................................................................12
1. 1. Vị trí địa lý......................................................................................12
2. 2. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................12
3. 3.Tài nguyên thiên nhiên...................................................................15
2.
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC...........................18
4. 1. Dân số..............................................................................................18
5. 2. Nguồn nhân lực .............................................................................18
3.
III. YẾU TỐ BÊN NGOÀI ...................................................................19
4.
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực................................................19
6. 2. Tác động của chiến lược, quy hoạch cả nước, vùng đến phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh .............................................................................21
7. 3. Sự tác động của luồng vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm chủ lực đến quy hoạch phát triển của tỉnh............22
8. 4. Một số yếu tố khác.........................................................................25
4)


PHẦN THỨ HAI................................................................................26

5)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI.......................26

6)
TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2010..............................................26
5.
I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2010.......................................26
9. 1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010 ...................................26
10.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010 .......................28
11.3. Thu nhập bình quân đầu người....................................................29
12.4. Thu chi ngân sách..........................................................................31
6.
II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SO
SÁNH VỚI QUY HOẠCH PHÊ DUYỆT NĂM 2006...................................33


2
13.1. Hiện trạng phát triển nông, lâm, thủy sản:.................................33
14.1.1. Nông nghiệp.................................................................................33
15.1.2. Thủy sản ......................................................................................38
16.1.3. Thực trạng phát triển lâm nghiệp.............................................39
17. 2. Phát triển công nghiệp xây dựng và tiểu thủ công nghiệp........40
18. 2.1. Ngành công nghiệp.....................................................................40
19.2.2. Tiểu thủ công nghiệp. ................................................................46
20.2.3. Tình hình phát triển khu, cụm công nghiệp.............................46
21.2.4. Xây dựng......................................................................................46

22.3. Hiện trạng phát triển thương mại dịch vụ, du lịch ....................47
23.4. Hiện trạng các ngành kết cấu hạ tầng..........................................50
24.4.1. Giao thông....................................................................................50
25.4.2. Cấp điện.......................................................................................51
26.4.3. Hạ tầng thuỷ lợi và cấp, thoát nước đô thị...............................51
27.4.4. Hạ tầng bưu chính viễn thông....................................................51
7.
................................................................................................................52
28.5. Hiện trạng các vấn đề xã hội và quốc phòng an ninh.................52
29.5.1. Dân số, lao động-việc làm...........................................................52
30.5.2. Giáo dục đào tạo:........................................................................54
31.5.3. Khoa học công nghệ:...................................................................55
32.5.4. Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân:..................................56
33.5.5. Văn hoá, thể dục - thể thao, thông tin - truyền thông và phát
thanh - truyền hình:..........................................................................................56
34.5.6. Thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo: .......................................................................................................57
35.5.7. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo:...................................58
36.5.8. Quản lý tài nguyên và môi trường:...........................................58
37.5.9. Quốc phòng, an ninh...................................................................58
8.
6. Đánh giá tổng quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Đăk Nông ...........................................................................................................59
9.
7. Những lợi thế và hạn chế, cơ hội và thách thức trong quá trình
phát triển ...........................................................................................................64

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020



3
38.7.1. Những lợi thế và cơ hội cho phát triển của tỉnh: ...................64
39.7.2.Những hạn chế và thách thức trong quá trình phát triển:.......66
7)

PHẦN THỨ BA..................................................................................68

8)
ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020..........................68
10.
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.................................68
40.1. Quan điểm.......................................................................................68
41.2. Mục tiêu phát triển chủ yếu .........................................................68
11.
II- LUẬN CHỨNG PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN
DỊCH CẤU KINH TẾ TỈNH ĐẮK NÔNG.....................................................70
42.1. Điều chỉnh các phương án tăng trưởng.......................................71
43.2. Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................73
44.3. Hai lĩnh vực tập trung và ba khâu đột phá.................................77
12.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG, LÂM, THỦY
SẢN 79
45.1. Phương hướng chung.....................................................................79
46.2. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp.................................79
47.3. Phát triển thủy sản.........................................................................89
48.4. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp ....................................90
49. 5. Phát triển lâm nghiệp...................................................................91
13.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TIỂU THỦ

CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG...................................................................93
50.1. Phương hướng và mục tiêu chung ...............................................93
51.2. Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp......................94
52.3. Phân bố các khu, cụm công nghiệp..............................................98
53.4. Các giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp . 100
54.5. Phương hướng phát triển ngành xây dựng...............................102
14.
V. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI,
DỊCH VỤ, DU LỊCH.......................................................................................102
55.1. Thương mại..................................................................................102
56.2. Các ngành dịch vụ .......................................................................104
57.3. Phát triển du lịch..........................................................................105
15.
VI. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ PHÒNG CHỐNG
THIÊN TAI......................................................................................................107
16.
VII. QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
109
17.
VIII. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI
110
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


4
58.1. Dự báo dân số và nguồn nhân lực..............................................110
59.2. Phát triển giáo dục-đào tạo ........................................................112
60.3. Phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.............114
61.4. Văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao ..................116
62.5. Công tác tôn giáo và dân tộc.......................................................118

18.
IX. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN LÃNH
THỔ 118
63.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2020.....................................118
64.2. Định hướng quy hoạch địa giới hành chính đến năm 2020......119
65.3. Quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 ....120
66.4. Phát triển các tiểu vùng lãnh thổ................................................123
67.5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng........................................126
19.
X. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN
NĂM 2020........................................................................................................130
20.
XI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................130
68.1. Huy động vốn đầu tư...................................................................130
69.2. Giải pháp về quy hoạch..............................................................133
70.3. Đổi mới, sắp xếp và phát triển các thành phần kinh tế............133
71.4. Chính sách khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường..........134
72.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ......................................135
73.6. Tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường.........136
74.7. Tổ chức và lộ trình thực hiện .....................................................137
21.
XII. TRIỂN VỌNG ĐẠT ĐƯỢC CỦA NỀN KINH TẾ TỈNH ĐĂK
NÔNG ĐẾN NĂM 2020: ................................................................................138
22.
XIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................141
75.1.Kết luận..........................................................................................141
76. 2. Kiến nghị......................................................................................142

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020



5
MỤC LỤC BẢNG

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


9)

6
Bảng : Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010...........................27

10)

Bảng : Đóng góp vào GDP của các ngành.......................................27

11)

Bảng : Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010....................................28

12)

Bảng : Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Đăk Nông .................29

13)

Bảng : Cơ cấu vốn đầu tư..................................................................30

14)


Bảng : Thu ngân sách.......................................................................31

15)

Bảng : Chi ngân sách.........................................................................32

16)

Bảng : Thực trang diện tích đất sản xuất nông nghiệp ................33

17)

Bảng : Thực trạng sản xuất ngành thủy sản..................................38

18)

Bảng : Giá trị sản xuất, cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2010 40

19)

Bảng : Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp................................42

20)

Bảng : Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu...............................44

21)

Bảng : Một số chỉ tiêu xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010. 48


22)

Bảng :Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006-2010..........................49

23)

Bảng : Thực trạng phát triển dân số tỉnh Đắk Nông......................52

24)

Bảng : Cơ cấu lao động xã hội phân theo ngành............................53

25)

Bảng : So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu của Đắk Nông với các tỉnh
59

26)
Bảng : So sánh một số chỉ tiêu của tỉnh Đăk Nông với Vùng Tây
Nguyên và cả nước (số liệu năm 2010)............................................................61
27)

Bảng : Các phương án tăng trưởng GDP của Đắk Nông...............72

28)

Bảng : Các phương án cơ cấu kinh tế và tăng trưởng các ngành..74

29)
Bảng : Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phi

nông nghiệp và khu vực sản xuất và dịch vụ (Phương án 2)........................75
30)

Bảng : Điều chỉnh một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT-XH.....76

31)

Bảng : Dự báo giá trị sản xuất nông nghiệp...................................81

32)

Bảng : Dự kiến diện tích, sản lượng cây lương thực chủ yếu ......82

33)

Bảng : Điều chỉnh Quy hoạch cây CNDN chủ yếu đến 2020.......86

34)

Bảng : Điều chỉnh quy mô đàn gia súc so với QH năm 2006........88

35)

Bảng : Chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản.........................................90

36)

Bảng : Dự báo nhu cầu vốn đầu tư................................................130

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020



37)

7
Bảng : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư....................................................131

38)

Bảng : Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt được đến năm 2020........140

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


8
VIẾT TẮT
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World trade organization)
- ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official development assistance)
- NGO: Tổ chức phi chính phủ (Non-gorvermental organization)
- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment)
- BOT: Xây dựng- Vận hành- chuyển giao (Built- Operation-Transfer)
- PPP: Hợp tác công tư (Public Private Partnerships)
- GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic product)
- ICOR: Hệ số đầu tư tăng trưởng hay hệ số sử dụng vốn (Incremental
Capital Output Ratio)
- CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- KHKT: Khoa học kỹ thuật
- KTTW: Kinh tế trung ương
- KTĐP: Kinh tế địa phương


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


9
MỞ ĐẦU
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm
2020 (Quy hoạch 2006) được lập trong các năm 2004, 2005 và được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07
năm 2006. Trong giai đoạn 2006- 2010 tỉnh Đăk Nông đã thực hiện thắng lợi
nhiều mục tiêu đề ra trong quy hoạch, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của Tỉnh từ giai đoạn lập quy hoạch đến nay. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung, Vùng Tây Nguyên, Vùng Tam giác phát triển
Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) cũng như của tỉnh đã có những thay đổi
lớn. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) chịu nhiều tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vùng
tam giác phát triển 3 nước CLV được mở rộng, mạng lưới kết cấu hạ tầng quy
mô lớn được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đặc biệt là tuyến trục 14, các dự án
trọng điểm đang được triển khai xây dựng…Do vậy, việc rà soát, điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 là cần
thiết và phù hợp với những mục tiêu trước mắt và lâu dài của tỉnh..
Mục đích của Đề án là rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 phù hợp với tình hình và yêu cầu
mới, là cơ sở cho việc triển khai quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, đồng thời kiến
nghị các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển và đề xuất các giải pháp
thực hiện quy hoạch trong 10 năm tới, trước hết là cho kế hoạch 5 năm 2011 2015 giúp các nhà đầu tư và nhân dân trong và ngoài tỉnh hiểu rõ lộ trình và
bước đi phát triển của tỉnh để chủ động tham gia vào các hoạt động, các ngành,
các lĩnh vực trên địa bàn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đắk
Nông trong giai đoạn mới hiện nay.
Báo cáo Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các nội dung của Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với các
quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch (Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi một số điều của Nghị định 92/CP);
- Phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch
phát triển vùng Tây Nguyên và quy hoạch tam giác phát triển ba nước
Campuchia-Lào-Việt Nam;
- Các phương án phát triển đưa ra có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính
khả thi cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Các căn cứ chủ yếu để rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh Đắk Nông bao
gồm:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


10
1. Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quy hoạch:
- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ
sửa đổi một số điều của Nghị định 92/CP;
- Nghị Quyết 26/NQ-TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 7, khóa X về “ nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.
- Quyết định 45/QĐ-TTg ngày 7/01/2011 về việc phê duyệt nhiệm vụ
Quy hoạch xây dựng Vùng Tây Nguyên đến năm 2030.
- Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 4/8/2005 về phương hướng và giải pháp
phát triển mạnh du lịch khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/NĐ-CP và Nghị định 04/NĐ-CP;
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và

đầu tư về ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh
quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch sản
phẩm chủ lực;
2. Các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ có liên quan đến vùng Tây Nguyên
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 ;
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;
- Nghị quyết số 10/NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên và Kết luận số 12-KL/TW ngày
24/10/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10NQ/TW thời kỳ 2011-2020;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.
- Quyết định 936/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến
năm 2020;
- Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm
2020;
3. Các quy hoạch, đề án phát triển ngành và lĩnh vực của cả nước và
vùng có liên quan.
4. Các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


11
Tỉnh ủy về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
5. Các đề án, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực trên địa bàn tỉnh
ĐăkNông đến năm 2020
- Định hướng Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm

2020 - Văn kiện Nghị sự 21, UBND tỉnh Đắk Nông – tháng 5 năm 2003.
- Quyết định số 2244/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Đăk
Nông giai đoạn 2011-2015.
- Quyết định 439/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đăk Nông về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển thương mại tỉnh Đăk Nông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định 1087/QĐ- BTC ngày 10/3/2011 của Bộ Công thương về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
- Quyết định 1978/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc phê
duyệt dự án quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
tỉnh Đăk Nông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 32/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2010 về phê duyệt Quy
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đăk
Nông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2009 về việc phê
duyệt dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm
2020;
- Quyết định 177/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc phê
duyệt dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Đăk Nông
đến năm 2020.
6. Số liệu thống kê, điều tra, khảo sát của Tổng cục Thống kê, Cục
Thống kê tỉnh, các số liệu, báo cáo của các Sở, ngành trong tỉnh..
Nội dung Báo cáo tổng hợp quy hoạch này được cấu trúc với ba phần
chính sau đây:
Phần thứ nhất: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông đến năm 2010.
Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến
năm 2010.
Phần thứ ba: Điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


12
PHẦN THỨ NHẤT
RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2010
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Campuchia với 130 km đường
biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.515 km 2. Dân số trung bình năm 2010
là 510,57 nghìn người.
Toàn tỉnh có 8 huyện, thị là Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk
R'Lấp, Đắk G’long, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là thị xã
Gia Nghĩa.
Nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối Đắk Nông với
các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam, nối với
Đăk Lắc và các tỉnh Bắc Tây Nguyên về phía Bắc; có quốc lộ 28 nối Đắk Nông
với tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế
biến bauxit được triển khai thì tuyến đường sắt Đắk Nông - Lâm Đồng- Bình
Thuận nối ra cảng Kê Gà sẽ được xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy
mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông nằm trong vùng tam
giác phát triển Campuchia- Lào-Việt Nam, đang được Chính phủ 3 nước quan
tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ

tầng, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ, tạo sự kết nối giữa các trung
tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng thông qua các chương trình
hợp tác. Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thông qua
các chương trình và các quyết định phát triển kinh tế, xã hội trong vùng. Yếu tố
này mở ra cho Đắk Nông có nhiều điều kiện khai thác và vận dụng các chính
sách cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu
với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung,
tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc Đông bắc Campuchia về
mở rộng thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và quốc tế.
2. Đặc điểm tự nhiên
2.1. Địa hình

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


13
Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các
địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông
sang Tây.
Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô,
Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình tương đối bằng
phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk G’long, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao
trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu,
rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi
đại gia súc.
Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa
hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích

hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.
2.2.Khí hậu
Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới
ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập
trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không đáng kể.
Nhiệt độ trung bình năm 22-23 0 C, nhiệt độ cao nhất 35 0C, tháng nóng
nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 14 0C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có
những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu
nước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tổng số giờ
nắng trong năm trung bình 2000-2300 giờ. Tổng tích ôn cao 8.000 0 rất phù hợp
với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.
Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất
3000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ
ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa
mưa 1,5-1,7 mm/ngày.
Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa
khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s, hầu như không có bão nên
không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu
v.v.
2.3. Thủy văn
Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là
điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây
dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh.
Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


14

Sông Sêrêpok. do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với
nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krông Na). Đoạn chảy qua tỉnh nằm trên địa
phận huyện Cư Jút. Đoạn này lòng sông tương đối dốc, chảy từ cao độ 400 m ở
hợp lưu xuống cao độ 150 m ở biên giới Camphuchia. Khi chảy qua địa bàn tỉnh
Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo
ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm
năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia
Long, ĐraySap. Các thác này đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch và
phát triển thuỷ điện. Các suối Đắk Gang, Đắk Nir, Dray H'Linh, Ea Tuor v.v. đổ
ra sông Sêsêpôk. Một số suối chảy ở khu vực phía Đông và phía Bắc huyện Đắk
Mil như suối Đắk Ken, Đắk Lâu, Đắk Sor cũng đều bắt nguồn của sông
Sêrêpok.
Sông Krông Nô. Bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2000 m phía Đông Nam
tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô. Sông Krông Nô có ý nghĩa rất quan
trọng đối với sản xuất và đời sống dân cư trong tỉnh. Còn nhiều suối lớn nhỏ
khác phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện Krông Nô, Cư Jút như suối Đắk
Mâm, Đắk Rô, Đắk Rí, Đắk Nang.
Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai dòng chảy
chính không chảy qua địa phận Đắk Nông nhưng có nhiều sông suối thượng
nguồn. Đáng kể nhất là:
Suối Đắk Rung bắt nguồn từ khu vực Thuận Hạnh, chảy qua địa bàn Đắk
Nông với chiều dài 90 km. Suối có nước chảy quanh năm, tạo điều kiện thuận
lợi cho xây dựng các hồ, đập nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt dân cư.
Suối Đắk Nông có lưu lượng trung bình 12,44m 3/s, lưu lượng lớn nhất
87,8 m3/s và nhỏ nhất 0,5 m3/s. Môduyn dòng chảy lớn nhất 338 m3/skm 2, trung
bình 47,9 m3/skm2, nhỏ nhất 1,9 m3/skm2.
Suối Đắk Bukso là ranh giới giữa huyện Đắk Song và Đắk R'Lấp, có nước
quanh năm có khả năng xây dựng nhiều đập dâng.
Suối Đắk R'Lấp có diện tích lưu vực 55,2 km 2, là hệ thống suối đầu nguồn
của thủy điện Thác Mơ.

Suối Đắk R'Tih gồm các suối nhỏ chảy về sông Đồng Nai, đầu nguồn của
thủy điện Trị An.
Ngoài ra còn có các suối bắt nguồn từ phía Tây Nam huyện Đắk Mil đổ ra
sông Đồng Nai.
Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều hồ, đập vừa có tác dụng giữ nước vừa là
tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, hồ Trúc, hồ Ea T'Linh, hồ Đắk
Rông v.v.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


15
Mạng lưới sông suối, hồ ao rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình
thủy lợi, thuỷ điện nhỏ, cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt dân
cư.
Chế độ lũ: Chịu sự chi phối mạnh của sông Krông Nô. Tại Đức Xuyên lũ
lớn thường xảy ra vào tháng 9, 10. Hàng năm dòng sông này thường gây ngập lũ
ở một số vùng thuộc các xã phía Nam huyện Krông Nô. Lũ trên sông Sêrêpok là
tổ hợp lũ của 2 sông Krông Nô và Krông Na, lũ xuất hiện vào tháng 9 và 10.
3.Tài nguyên thiên nhiên
3.1.Tài nguyên đất
Theo báo cáo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự
nhiên toàn tỉnh có 651.561,52 ha. Trong đó:
- Đất nông, lâm nghiệp. Có diện tích là 587.927,92 ha, chiếm 91,01%
tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 306.748,89 ha,
trong đó đất trồng cây lâu năm là 200.129ha chiếm 65,2 % tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây
công nghiệp ngắn ngày, ngoài ra diện tích đất nương rẫy còn khá lớn.
Đất lâm nghiệp tổng diện tích là 279.510,15 ha, trong đó diện tích rừng
sản xuất là 212.752,74 ha, diện tích rừng phòng hộ 37.499 ha, diện tích rừng đặc

dụng 29.257 ha
- Đất phi nông nghiệp. Diện tích 42.306 ha, chiếm 6,49% tổng diện tích tự
nhiên. Trong đó đất ở diện tích 4.545,87 ha, đất chuyên dùng 22.320,66 ha.
- Đất chưa sử dụng. Diện tích còn 21.326 ha, chiếm 3,27% diện tích tự
nhiên. Trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng 3.332,99 ha, diện tích đất đồi
núi chưa sử dụng 17.993,92 ha.
3.2.Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh là 279.510 ha, độ che phủ đạt 43%.
Rừng tự nhiên được phân bố đều khắp các huyện, tập trung chủ yếu ở vùng núi
cao, có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh.
Chia theo mục đích sử dụng: đất có rừng sản xuất (kể cả rừng tự nhiên và
rừng trồng) có 212.752 ha, chiếm 76% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở hầu
hết các huyện trong tỉnh; đất có rừng phòng hộ 37.499 ha, chiếm 13,4%, chủ yếu
tập trung ở các huyện ĐắkR'Lấp, Đắk G’long, Đắk Mil, Đắk Song; đất có rừng
đặc dụng 29.257 ha, tập trung chủ yếu ở Đắk G’long, Krông Nô, đây là khu
rừng được sử dụng vào mục đích bảo tồn sinh thái, khai thác du lịch. Rừng trồng
chủ yếu tập trung ở vùng các vùng gò đồi và núi thấp, khu vực gần dân cư.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


16
Tuy diện tích rừng tự nhiên ở Đắk Nông đã bị suy giảm nhiều nhưng vẫn
có nhiều hệ động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quí và cây
đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Ngoài ra còn có các loài
động vật quí hiếm như voi, gấu, hổ v.v. được ghi trong sách đỏ của nước ta và
sách đỏ thế giới; có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu để chế thuốc
chữa bệnh trong y học dân tộc. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà
Đùng có những khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo
nên quần thể du lịch hấp dẫn.

3.3.Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận
lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên do chịu
ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn
nên vào mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước
gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư.
Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn
trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ
sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh
hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Tuy nhiên, trên một số địa bàn núi cao
thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk G’long, Cư Jút, Krông Nô nguồn nước ngầm
hạn chế. Nước ngầm được khai thác chủ yếu thông qua các giếng khoan, giếng
đào, nhưng do nguồn nước nằm ở tầng sâu nên muốn khai thác cần có đầu tư lớn
và phải có nguồn năng lượng.
3.4.Tài nguyên khoáng sản
Theo điều tra đến năm 2010, đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có
178 mỏ và điểm mỏ khoáng sản với 16 loại khoáng sản chủ yếu: bauxit,
wolfram, antimoal, bazan bọt, bazan cột, bazan khối, cát xây dựng, đá bazan, đá
granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, nước khoáng thiên
nhiên, saphir.
Bauxite. Phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk G’long, Đắk R'Lấp,
Đắk Song, Tuy Đức nhưng tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk
G’long. Trữ lượng dự đoán 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng
Al2O3 từ 35-40%. Trên bề mặt của mỏ quặng Bauxite có lớp đất bazan bao phủ,
nhưng hệ thực vật kém phát triển, thuận lợi cho việc khai thác Bauxite.
Khoáng sản quí hiếm. Khu vực xã Trường Xuân huyện Đắk Song là nơi
có nguồn tài nguyên đặc biệt quí hiếm là vàng, đá quí ngọc bích, saphia trắng.
Ngoài ra còn có Wolfram, thiếc, antimoal trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, huyện
Đắk G’long, Cư Jút.


Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


17
Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất
vật liệu xây dựng như đất sét phân bố rải rác trên địa bàn một số huyện, có thể
khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng các công
trình kinh tế-xã hội cũng như xây dựng dân dụng cho khu vực dân cư trên địa
bàn tỉnh. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở huyện Đắk
G’long, thị xã Gia Nghĩa; puzơlan làm nguyên liệu cho xi măng, gạch ceramic;
đá bazan bọt làm nguyên liệu sản xuất gạch ốp lát cách âm, cách nhiệt, sợi chịu
nhiệt v.v.
Nguồn nước khoáng có ở Đắk Mil được khoan thăm dò tháng 6/1983 sâu
180 m khả năng khai thác rất lớn, khoảng 570 m 3/ngày đêm và khí C02 đồng
hành khoảng 9,62 tấn/ngày đêm. Hiện tại chỉ mới khai thác khí C02.
3.5.Tài nguyên phát triển du lịch
Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khu rừng
nguyên sinh, các thác nước và các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các thác
nước đẹp, hùng vĩ, còn nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác
Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Dray Nur, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác
Chuông, thác Ngầm (trong lòng núi), thác Liêng Nung, Đắk Glung, thác Ba
Tầng, thác Gia Long v.v. Những khu du lịch sinh thái và dã ngoại trong vùng
nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), Tà Đùng (28.000 ha)
và thảo nguyên nhỏ trảng Ba Cây rộng trên 3 km 2 phục vụ du lịch thể thao, cưỡi
ngựa, sắn bắn, cắm trại.
Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa
truyền thống độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội đâm trâu...là
những tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa, nhân văn. Đặc biệt là dân tộc
M'Nông có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc dân tộc, có các sử thi,
các lễ hội. Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch.

Những tiềm năng du lịch trên cho phép đẩy mạnh phát triển du lịch với
các loại hình đa dạng như: du lịch sinh thái tham quan thác nước, suối, hồ, đập,
vườn, rừng; du lịch vui chơi giải trí: leo núi, sắn bắn, đua ngựa; du lịch văn hóa:
tham gia các lễ hội của các đồng bào dân tộc, lễ hội cồng chiêng, lễ hội đâm
trâu, v.v.
Những tiềm năng trên là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du
lịch của tỉnh nếu được gắn kết với các tuyến du lịch phía Nam của tỉnh Đắk Lắc,
Bình Thuận, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo nên hành trình du lịch
hấp dẫn đối với du khách.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


18
II. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Dân số
Năm 2010, dân số trung bình toàn tỉnh là 510.570 người, trong đó dân số
đô thị chiếm 14,95%, dân số nông thôn 85,05%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là
4,55%. Mật độ dân số trung bình 78,39 người/km 2. Dân cư phân bố không đều
trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã,
thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư
thưa thớt như một số xã của huyện Đắk G’long, Đắk R'Lấp.
Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống.
Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê,
Nùng v.v. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc
khác chiếm tỉ lệ nhỏ.
2. Nguồn nhân lực
Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 toàn tỉnh có 333.127 người,
chiếm 65% dân số. Lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế có
285.886 nghìn người, trong đó chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và

thủy sản chiếm 81,3%, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm 3,24%; lao động
khu vực dịch vụ chiếm 13,47%. Như vậy so với dự kiến đến năm 2010 về cơ cấu
lao động trong quy hoạch 2006 (Nông nghiệp chiếm 76,34%; Công nghiệp – xây
dựng chiếm 7,66%; Dịch vụ chiếm 16%) mức chuyển dịch lao động từ khu vực
nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp còn chậm, điều này cho thấy khả
năng tạo ra và thu hút việc làm trong các lĩnh vực ở khu vực công nghiệp và
dịch vụ chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 26,64% trong đó số lượng lao động kỹ
thuật qua đào tạo khoảng 17,05% (vượt mục tiêu Quy hoạch 2006 đề ra đến năm
2010 là 20%). Phần lớn lực lượng lao động là lao động chân tay trong các ngành
nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do cơ cấu sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp
nên đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các nông, lâm trường và một số nông dân đã
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng và thâm canh cây công nghiệp ngắn và
dài ngày như đậu đỗ, mía, bông, cà phê, cao su, điều, tiêu v.v. do vậy nếu tiếp
tục được đào tạo thêm về các quy trình sản xuất công nghệ cao thì nguồn lao
động kỹ thuật nông nghiệp sẽ là một động lực cho phát triển một nền nông
nghiệp chất lượng cao.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


19
Ưu điểm của nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông là rất dồi dào, cần cù, tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình
độ nhận thức của một bộ phận lớn lao động còn thấp, thói quen canh tác và sản
xuất truyền thống rất khó thay đổi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn
cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn số lao động sống
bằng nghề nông, lâm nghiệp, được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, nên một
thách thức lớn đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực là phải tạo ra số lượng việc
làm trong các ngành phi nông nghiệp đủ lớn, có sức hấp dẫn để rút bớt lao động

ra khỏi khu vực nông nghiệp để hình thành một đội ngũ công nhân nông nghiệp
kỹ thuật cao, lao động dịch vụ nông nghiệp, và lao động trong một số ngành sản
xuất phi nông nghiệp,…
III. YẾU TỐ BÊN NGOÀI
1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực
- Tác động của xu thế hội nhập quốc tế, khu vực
Trong giai đoạn tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ
đạo của thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới khó có khả năng xảy ra nhưng các
cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành tài
nguyên, khủng bố có thể sẽ gia tăng.
Đồng thời các các quốc gia phải đối phó và tích cực phối hợp hành động
cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu (tăng
nhiệt độ, nước biển dâng, thiên tai, khan hiếm tài nguyên...), đói nghèo, ô nhiễm
môi trường, khan hiếm nước, các đại dịch và các thảm họa thiên nhiên khác.
Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ; tự do hóa kinh tế và
tài chính tiếp tục gia tăng, nhiều hình thức liên kết kinh tế mới xuất hiện. Quá
trình tái cấu trúc các nền kinh tế, điều chỉnh các thể chế điều tiết kinh tế - tài
chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ... sẽ
mở ra những cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển của mỗi quốc gia.
- Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và
đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn
tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực,
lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


20
- Tổ chức ASEAN đang ở thời điểm lịch sử chuyển sang giai đoạn quan
trọng, hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cộng đồng sẽ

dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng văn
hóa-xã hội. Hiệp hội trở thành một tổ chức liên kết Chính phủ chặt chẽ, gắn bó,
năng động, hướng tới người dân. Nguyên tắc chung được đưa ra theo một trật tự
lựa chọn: công nghệ cao phải là hàng đầu, tiếp đến là sử dụng nhiều lao động,
tạo cơ sở tiếp cận đến các khu vực thị trường của Trung Quốc. Việt Nam sẽ là
một thành viên chủ động và tích cực phát huy vai trò chủ đạo trong việc thực
hiện sáng kiến liên kết ASEAN hỗ trợ các thành viên mới, các chương trình phát
triển Tiểu vùng Mekong mở rộng, Hành lang Đông – Tây, khu vực Tam giác
phát triển 3 nước Campuchia- Lào- Việt Nam...nhằm thu hẹp khoảng cách phát
triển và hỗ trợ liên kết kinh tế khu vực.
Đắk Nông tiếp giáp trực tiếp về biên giới đất liền với Campuchia. Việc
nâng cao sự hợp tác và hiểu biết giữa hai quốc gia, hai địa phương nhất là hoàn
thành giải quyết vấn đề cắm mốc biên giới, sẽ tạo điều kiện cho phát triển giao
thương kinh tế giữa các tỉnh trong vùng với các địa phương Campuchia, đặc biệt
trong vấn đề về hợp tác kinh tế, xuất nhập khẩu, hợp tác phát triển du lịch, kinh
tế cửa khẩu...
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh
đan xen phức tạp sẽ đưa đến cho Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói
riêng nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức khó khăn
mới, đòi hỏi mỗi địa phương nỗ lực vươn lên, nắm bắt thời cơ, hội nhập và phát
triển để theo kịp trào lưu chung và không bị tụt hậu.
- Bối cảnh Khu vực Tam giác phát triển ba nước Campuchia, Lào - Việt
Nam
Kể từ năm 2006 đến nay khu vực Tam giác phát triển 3 nước đã có những
thay đổi bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh
Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. (Tại
Hội nghị Ủy ban Điều phối chung ba nước về Tam giác phát triển tại Đăk Lăk
ngày 21-22 tháng 12 năm 2009).
Kết cấu hạ tầng được đầu tư đáng kể từ năm 2006- 2010: Trong giai đoạn
vừa qua mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn Tam giác phát triển đều

được ba nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, đặc biệt là các quốc lộ phần
lớn đã được nâng cấp, trải nhựa. Đây là một trong các thành tựu quan trọng nhất,
nổi bật nhất trong thực hiện quy hoạch Tam giác phát triển Campuchia - Lào Việt Nam, thể hiện sự hợp tác đặc biệt giữa ba nước.
Với sự quan tâm đầu tư của mỗi nước trong Tam giác phát triển, các
chương trình tài trợ, cho vay từ các nước thứ ba (Nhật Bản, Trung Quốc...) hệ
thống các tuyến đường giao thông liên kết giữa các địa phương trong khu vực
Tam giác phát triển ba nước, thông với cảng biển Việt Nam và các nước trong
khu vực bước đầu được hình thành, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


21
trong khu vực Tam giác ba nước.
Tỉnh Đắk Nông sẽ chịu những tác động của các chính sách áp dụng cho
khu vực đã được ba nước thông qua như Biên bản ghi nhớ về “Các cơ chế chính
sách ưu đãi đặc biệt cho khu vực Tam giác phát triển” đã được Thủ tướng ba
nước thông qua tại Hội nghị cấp cao Campuchia - Lào - Việt Nam tại Viên Chăn
(tháng 11/2008), cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện một số chính sách ưu đãi
nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa trong khu vực:
+ Chính sách ưu đãi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng quốc gia
trong Tam giác phát triển.
+ Chính sách ưu đãi thương mại.
+ Chính sách đẩy mạnh phát triển thị trường.
+ Tăng cường hợp tác giữa các địa phương đặc biệt là giữa các tỉnh trong
khu vực.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng đã được xác định là khâu đột phá trong phát
triển khu vực.
2. Tác động của chiến lược, quy hoạch cả nước, vùng đến phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh
2.1. Chiến lược phát triển kinh tế đất nước

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2011-2020
Mục tiêu tổng quát phát triển đất nước là đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp có trình độ phát
triển trung bình; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong
giai đoạn sau.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2020, dự
kiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn
2011-2020 khoảng 7-8%/năm. Đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt
3.000 - 3.200 USD, cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả; tỷ trọng nông nghiệp dưới
15% trong GDP, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30%, tỷ lệ lao động qua
đào tạo chiếm trên 70% tổng lao động xã hội.
Đến năm 2020, hầu hết dân cư thành thị và 85% dân cư ở nông thôn được
sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp
dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải;
trên 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường;
hầu hết các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có
hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


22
thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bối cảnh trong nước như trên là môi trường và điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các điều kiện và
có các biện pháp để hạn chế các thách thức trong phát triển như: thu hút đầu tư
không chọn lọc; giải phóng mặt bằng gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; tác

động xấu đến môi trường sinh thái; các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm mới...
2.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên dự
báo, khả năng tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2015 đạt
7,5-8% và 2016-2020 đạt khoảng 8-9% GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt
24-25 triệu đồng và năm 2020 khoảng 46-48 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế vùng
đến năm 2015 với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 29,2%, nông, lâm, ngư
nghiệp 43,6 %, dịch vụ 27,2 %; năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 35,0; 34,7
và 30,3. Tỷ lệ đô thị hóa trong vùng đạt khoảng 31,5% năm 2015 và khoảng
36% năm 2020; Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng Tây Nguyên đến 2015 đạt
40-45%; năm 2020 đạt khoảng 55-60% và hàng năm giải quyết việc làm cho
khoảng 14-15 vạn người. Tỷ lệ che phủ đạt từ 57 % trở lên vào những năm
2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5-3%/năm. Định hướng phát triển các
ngành sẽ tập trung vào: phát triển các mặt hàng có lợi thế như cà phê, cao su,
tiêu, điều, bột giấy, gỗ v.v...Phát triển công nghiệp chế biến, thuỷ điện, khai thác
và chế biến khoáng sản. Đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông: hoàn
thành xây dựng đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch, nâng cấp các quốc lộ 14, 19,
20, 24, 25, 27 và 28. Đầu tư cải tạo 4 sân bay hiện có; chuẩn bị triển khai xây
dựng hệ thống đường sắt vào Đắk Nông và Bảo Lộc. Xây dựng một số trung
tâm thương mại ở các đô thị tỉnh và huyện trọng điểm; xây dựng các cửa khẩu,
chợ biên giới, Khu kinh tế cửa khẩu nhằm tăng cường hoạt động thương mại,
dịch vụ và trao đổi hàng hóa với Lào và Campuchia.
Những định hướng, mục tiêu của vùng là cơ sở để xem xét trong xây dựng
quy hoạch tỉnh gắn với phát triển của vùng, tham gia hợp tác liên tỉnh.
3. Sự tác động của luồng vốn đầu tư nước ngoài và khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm chủ lực đến quy hoạch phát triển của tỉnh
2.1. Dự báo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sau khi Việt Nam
gia nhập WTO lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng rất nhanh, tuy nhiên
giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, lượng vốn FDI đã giảm đáng kể. Sau

cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn phục hồi và lấy
lại đà tăng trưởng. Nguồn vốn FDI và ODA sẽ tăng dần trở lại.
Xu thế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có sự chuyển dịch đáng
kể một phần vốn đầu tư từ vùng Đông Nam Bộ sang các địa bàn khác, còn nhiều
dư địa để phát triển. Đắk Nông có vị trí khá thuận lợi, tiếp giáp với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam với hạ tầng giao thông đang được đầu tư nâng cấp, các
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


23
khu, cụm công nghiệp đang được xây dựng, thủ tục hành chính được cải thiện
nhiều, dư địa để phát triển công nghiệp còn nhiều. Do vậy có thể dự báo trong
giai đoạn tới lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Đắk Nông có thể tăng lên.
Mặt khác, Việt Nam ở vào trình độ nước đang phát triển có thu nhập
trung bình với GDP bình quân đầu người/năm đã đạt khoảng 1.230 USD năm
2010 và phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp.
Theo thông lệ viện trợ quốc tế, vốn ODA cung cấp cho các nước có thu nhập
trung bình thường có các điều kiện cung cấp kém ưu đãi hơn. Do vậy, dự kiến
thời kỳ tới, việc cung cấp ODA sẽ có những thay đổi rất cơ bản về cơ cấu nguồn
vốn này cũng như các điều kiện tài chính. Từ kinh nghiệm quốc tế, có thể dự
báo rằng nguồn ODA của Việt Nam trong thời kỳ tới sẽ vẫn được duy trì, thậm
chí có khả năng khối lượng nguồn vốn này còn có thể tăng lên. Tuy nhiên, về cơ
cấu vốn chắc sẽ thay đổi theo chiều hướng ODA viện trợ không hoàn lại sẽ
giảm, ODA vốn vay sẽ tăng lên theo hướng giảm dần tính ưu đãi (lãi suất cho
vay có thể cao hơn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ sẽ ngắn hơn) so với các
điều kiện tài chính ưu đãi của ODA mà Việt Nam được hưởng trong thời kỳ vừa
qua.
Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng, dự kiến trong thời gian
tới vẫn có khả năng được tiếp nhận các nguồn ODA trong các lĩnh vực xóa đói
giảm nghèo, đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường cũng như đầu tư

cho mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.
2.2. Một số sản phẩm, ngành hàng nông, lâm nghiệp có lợi thế phát
triển trên địa bàn Tây Nguyên và khả năng cạnh tranh sản phẩm của tỉnh
Đắk Nông
Đắk Nông nằm trong vùng Tây Nguyên, một vùng có nhiều sản phẩm
nông lâm nghiệp hàng hoá có lợi thế tham gia cạnh tranh thị trường. Các sản
phẩm đó là:
(1) Sản xuất ngô. Ngô là mặt hàng đang có thị trường lớn, nhất là thị
trường trong nước. Phát triển cây ngô vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong
nước và có thể xuất khẩu, vừa là hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những
vùng đất có điều kiện, nhằm tăng giá trị trên một ha đất canh tác. Vùng Tây
Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng có tiềm năng mở rộng diện tích
gieo trồng ngô, đặc biệt là ngô lai cho năng suất cao.
(2) Sản phẩm cà phê. Cà phê là cây trồng thế mạnh của vùng Tây
Nguyên, có nhiều vùng có qui mô diện tích lớn và sản xuất tập trung. Xu hướng
chung trong phát triển cây này thời gian tới là giảm diện tích cà phê vối hiện có,
phát triển thêm cà phê chè và trồng trên các vùng có đủ nước tưới và điều kiện
thâm canh, đồng thời thay đổi công nghệ chế biến từ chế biến khô sang chế biến
ướt để nâng cao chất lượng sản phẩm.
(3) Sản phẩm điều. Hiện nay nhu cầu hạt điều trên thị trường thế giới còn
rất lớn. Sản phẩm điều của Việt Nam đã xuất sang 21 nước, chiếm vị trí thứ 4
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


24
trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Vùng Tây Nguyên, trong
đó có tỉnh Đắk Nông có tiềm năng mở rộng diện tích trồng điều trên cơ sở trồng
theo phương thức nông - lâm kết hợp.
(4) Sản phẩm cao su: Cây cao su được phát triển ở vùng Tây Nguyên từ
lâu và có qui mô diện tích lớn. Hiện nay Tây Nguyên chiếm 70% diện tích cao

su cả nước. Xu hướng phát triển cây này trong vùng là thâm canh trên diện tích
hiện có, mở rộng diện tích trên các vùng đất thích hợp, đi vào thâm canh, cải tạo
giống, đầu tư các dây chuyền, thiết bị chế biến phù hợp. Tỉnh Đắk Nông còn
nhiều tiềm năng đất trống chưa sử dụng có thể khai thác để mở rộng diện tích
trồng cao su.
(5) Sản phẩm bông sợi. Cây bông được đánh giá là mặt hàng cạnh tranh
có điều kiện. Hiện nay Việt Nam còn đang phải nhập khẩu bông để làm nguyên
liệu cho ngành dệt. Vùng Tây Nguyên có thể quy hoạch diện tích trồng bông lên
khoảng 40 ngàn ha nhằm khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất và đáp ứng một
phần nguyên liệu cho công nghiệp dệt..
(6) Sản phẩm nguyên liệu giấy. Nhu cầu nguyên liệu bột giấy trong nước
và cho xuất khẩu sang các thị trường các nước trong khu vực là rất lớn. Vì vậy
việc hình thành vùng rừng nguyên liệu giấy đặt ra rất cấp bách trong 10 năm tới.
Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng có nhiều tiềm năng xây dựng
vùng nguyên liệu giấy.
(7) Sản phẩm chăn nuôi. Tây Nguyên có nhiều tiềm năng và thế mạnh để
phát triển chăn nuôi, chủ yếu là nuôi bò (cả bò sữa và bò thịt) gắn với phát triển
công nghiệp chế biến, nuôi trâu lấy thịt cung cấp cho các vùng đô thị lớn. Tỉnh
Đắk Nông gần vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí
Minh, với lợi thế của mình có thể phát triển chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trâu, bò
để cung cấp thịt hơi, sữa cho các địa bàn trên.
Ngoài các sản phẩm trên, các sản phẩm của cây công nghiệp ngắn ngày
khác như lạc, đậu tương...có thị trường lớn; Đắk Nông có lợi thế phát triển các
cây này để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


25
4. Một số yếu tố khác

Ngoài các yếu tố trên, có một số yếu tố có tác động đến quy hoạch của
tỉnh trong thời kỳ tới như vấn đề bảo vệ môi trường và một số yếu tố chính trị
đặt ra quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh phải chú ý tới kinh tế – xã hội,
môi trường, an ninh quốc phòng.
Xét dưới góc độ phát triển kinh tế,phải chú ý tới yếu tố môi trường, nhất
là không làm tăng thêm những chi phí cho việc giải quyết vấn đề môi trường
trong tương lai và thực hiện được sự phát triển bền vững.
Về chính trị, xã hội, những tình huống phức tạp tiềm ẩn có thể diễn ra và
tác động đến phát triển trong thời gian tới. Các thế lực bên ngoài tiếp tục thực
hiện âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống
phá ta, kích động người dân vượt biên trái phép. Hệ thống chính trị cơ sở đòi hỏi
củng cố và kiện toàn theo tinh thần Chỉ thị 15/1998/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng an ninh ở các xã biên giới.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020


×