Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN CHỦ YẾU Ở TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.02 KB, 12 trang )

Trường ðại học Cần Thơ

Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA
CÁC NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN CHỦ YẾU Ở TỈNH
SÓC TRĂNG
Nguyễn Thanh Long1

ABSTRACT
This study was conducted in two coastal Long Phu and Vinh Chau districts of Soc Trang
province from March 2008 to September 2008 in order to evaluate technical and
economic aspects of main fishing in Soc Trang province. Primary data were collected by
interviewing 31 fishermen households gill nets, trawl nets 30 households and pure seine
30 households. Results showed that fishing gears in Soc Trang province were diversified.
There are three major fishing gears, the number of trawl net was highest (298 boats),
then was gill nets (229 boats) and that of purse seine was lowest (63 boats). Fishing
production per CV of trawl net boat was highest (1,022 Kg/CV/year), then was that of gill
net boat (458 Kg/CV/year) and that of purse seine was lowest (410 Kg/CV/year).
However, net income of purse seine boat was highest (VND 596.57 million/year, then was
that of trawl net boat (VND 358.51 million/year) and that of gill net boat was lowest
(VND 50.52 million/year). All three types of these fishing boats had high ratio of fuel cost
in variable costs, increasing fuel prices affected activity of trawl net boats and purse
seine boats, especially, trawl net boats. The households who conducted trawl net boat
were incurred losses for highest percentage (23.33%). Fishermen were increasingly more
aware of the protection of fisheries resources and destructive fishing methods must be
controlled strictly for fishing to be sustainable.
Key words: Gill net, trawl net, purse seine, fishing, economic efficiency
Title: Analysis of technical and economic aspects of the major fishing boats in Soc
Trang province


TÓM TẮT
Nghiên cứu ñược thực hiện từ tháng 3/2008 ñến tháng 12/2008 tại hai huyện ven biển
Long Phú và Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng nhằm phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật
của các mô hình khai thác thủy sản chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng. ðề tài ñã tiến hành
phỏng vấn trực tiếp 31 hộ ngư dân làm nghề lưới rê, 30 hộ làm nghề lưới kéo và 30 hộ
làm nghề lưới vây. Kết quả cho thấy nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng ña dạng và
có ba nghề khai thác thủy sản chủ yếu ñó là nghề lưới kéo có số lượng nhiều nhất (298
tàu), kế ñến là nghề lưới rê (229 tàu) và nghề lưới vây (63 tàu). Sản lượng khai thác trên
1 CV của tàu lưới kéo là cao nhất (1.022 Kg/CV/năm), kế ñến là tàu lưới rê (458
Kg/CV/năm) và lưới vây (410 Kg/CV/năm). Tuy nhiên lợi nhuận của tàu lưới vây thì cao
nhất (596,57 triệu ñồng/năm), kế ñến là tàu lưới kéo (358,51 triệu ñồng/năm) và tàu lưới
rê (50,52 triệu ñồng/năm). Cả ba loại nghề khai thác thủy sản này ñều có chi phí nhiên
liệu chiếm tỷ lệ cao trong chi phí biến ñổi, việc giá nhiên liệu tăng làm ảnh hưởng rất lớn
ñến các nghề khai thác bằng lưới kéo và lưới vây, ñặc biệt là nghề lưới kéo nên nghề này
có số hộ bị lỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (23,33%). Ngư dân ngày càng có ý thức hơn việc bảo
vệ nguồn lợi thủy sản và các phương thức khai thác mang tính huỷ diệt cần ñược kiểm
soát chặc chẽ ñể nghề khai thác thủy sản ñược bền vững.
Từ khoá: Lưới rê, lưới kéo, lưới vây, khai thác thủy sản, hiệu quả kinh tế
1

Khoa Thủy Sản, Trường ðại học Cần Thơ

1


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

Trường ðại học Cần Thơ

1 GIỚI THIỆU


Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 ñầm phá, eo biển và vịnh, 112 cửa sông và
hàng ngàn ñảo lớn nhỏ trải dài dọc theo bờ biển, cùng với hệ thống sông ngòi
chằng chịt và các hồ chứa tạo nên một tiềm năng lớn về khai thác thủy sản (KTTS)
và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 1.700.000 ha (FAO, 2004).
Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa do vậy cá biển nước ta rất ña
dạng và phong phú. Hiện ñã xác ñịnh trên 2.000 loài cá. Trong ñó, có khoảng 130
loài có giá trị thương mại. Trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn,
trong ñó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn
cá ñáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi ñại dương... (Viện nghiên
cứu Hải sản, 2005)
Trong ñó thì lĩnh vực KTTS là lĩnh vực quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong
việc thực hiện 3 mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam ñó là:
Khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu; Tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện ñời sống ngư dân các
tỉnh ven biển; ðảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng biển
(Nguyễn Văn Chiêm, 2007). KTTS luôn ñóng góp một phần lớn sản lượng thủy
sản của toàn ngành, với sản lượng khai thác năm 2008 là 2,14 triệu tấn chiếm gần
46,42% tổng sản lượng thủy sản của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2008).
ðồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL) với bờ biển dài trên 780 km chiếm 23%
chiều dài bờ biển cả nước, vùng kinh tế ñặc quyền khoảng 297.000 km2, giáp biển
ðông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục ñịa có thế mạnh về thủy sản với trữ lượng
thủy sản ước tính trên 2 triệu tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm,
rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (Lê Văn Ninh, 2006). ðBSCL có những
ñóng góp rất lớn ñối với cả nước với sản lượng khai thác hàng năm dẫn ñầu cả
nước và sản lượng năm 2008 là 863,29 nghìn tấn chiếm 40,40% sản lượng thủy
sản khai thác của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2008).
Tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của ðồng Bằng sông Cửu Long, có 72 km bờ
biển tiếp giáp biển ðông mang nét ñặc trưng hệ sinh thái rừng ngập mặn, thích hợp
cho phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Sóc Trăng, 2005). Các hoạt ñộng thủy sản vùng này ña dạng và biến ñổi phức tạp,
phần lớn là tự phát nhằm ñáp ứng theo nhu cầu kiếm sống của người dân trong
vùng. ðể quản lý tốt các hoạt ñộng thủy sản ven biển và quyết ñịnh những ñịnh
hướng phát triển ổn ñịnh cho vùng ven biển thì cần phải nghiên cứu cứu các giải
pháp quản lý cho vùng này. Chính vì vậy việc thực hiện ñề tài “Phân tích khía
cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng”
là cần thiết cho việc quản lý và phát triển ổn ñịnh các hoạt ñộng vùng ven biển ở
tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ðồng Bằng Sông Cửu Long nói chung.
ðề tài ñược thực hiện nhằm phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các
nghề khai thác thủy sản chính ven bờ ở tỉnh Sóc Trăng ñể làm cơ sở cho việc quản
lý và phát triển nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng ổn ñịnh và bền vững.

2


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

Trường ðại học Cần Thơ

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và ñịa ñiểm thực hiện: Nghiên cứu ñược thực hiện từ tháng 3/2008 ñến
tháng 12/2008 tại hai huyện ven biển Long Phú và Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng.
Có 31 hộ ngư dân làm nghề lưới rê, 30 hộ làm nghề lưới kéo và 30 hộ làm nghề
lưới vây ñã ñược phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn ñể tìm hiểu về các thông
tin như:
Hiện trạng khai thác của nghề lưới rê ven bờ, lưới kéo ven bờ và lưới vây: Kết cấu
tàu thuyền, số lượng tàu thuyền, lực lượng lao ñộng. Ngư trường và mùa vụ khai
thác. Sản lượng KTTS.
Nhận thức của người khai thác về nguồn lợi thủy sản.

Các thông tin về kinh tế: chi phí cố ñịnh, chi phí biến ñổi và tổng thu nhập từ ñó
tính lợi nhuận, hiệu quả chi phí và tỉ suất lợi nhuận.
- Tổng chi phí = Tổng chi phí cố ñịnh + Tổng chi phí biến ñổi
- Hiệu quả chi phí = Tổng thu nhập / Tổng chi phí.
- Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí

Số liệu phỏng vấn ñược sử dụng phần mềm SPSS for Windows ñể nhập số liệu và
phân tích. Các kết quả ñược thể hiện qua thống kê mô tả như: tần suất xuất hiện,
giá trị trung bình và ñộ lệch chuẩn.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình phát triển nghề KTTS ở tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là một trong những tỉnh ven biển ở ðBSCL, có bờ biển giáp vùng biển
ðông Nam Bộ nên thuận lợi cho việc phát triển cả nuôi trồng và KTTS. Từ năm
2000 ñến 2007, tổng số lượng tàu khai thác thủy sản có tăng từ 507 chiếc lên 768
chiếc, tuy nhiên số lượng tàu khai thác xa bờ ở còn thấp chiếm khoảng 20-30%
tổng số lượng tàu khai thác (Hình 1). Số lượng tàu KTTS ven bờ chiếm tỷ lệ cao
và ngày càng phát triển, ñiều này ñã làm ảnh hưởng ñến nguồn lợi thủy sản. Mặt
khác cũng dễ dàng nhận thấy trong khi tổng số lượng tàu khai thác thủy sản ở tỉnh
Sóc Trăng tăng từ năm 2000 ñến 2007 (Hình 1) thì sản lượng khai thác cá biển của
tỉnh không tăng, năm 2000 ñạt 23.000 tấn và năm 2007 ñạt 22.500 tấn (Hình 2).
Nó ñã nói lên cường lực khai thác thủy sản của tỉnh có xu hướng giảm, hiệu quả
khai thác không cao. Với tình hình giá nhiên liệu ngày càng tăng hiện nay ñã gây
trở ngại lớn cho sự phát triển nghề KTTS ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ðBSCL
nói chung.

3


Trường ðại học Cần Thơ


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

Số tàu (chiếc)

1000
800

671

671

768

758

740

710

651

507

600
400

157

144


200

158

159

182

166

163

150

0
2000

2001

2002

2003

Tổng số tàu ñánh bắt

2004

2005


2006

2007

Số tàu ñánh bắt xa bờ

Sản lượng (Ngàn tấn)

Hình 1: Biến ñộng số lượng tàu thuyền và sản lượng KTTS của tỉnh Sóc Trăng (2000-2007)
(Tổng cục Thống kê, 2008 và Sở thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2008)
40

34.1

30

23.0

33.2

32.7

22.7

32.6
21.6

22.6

31.4


31.9

29.2
22.5

21.8

31.4
22.1

22.5

20
10
0
2000

2001

2002

2003

Sản lượng khai thác

2004

2005


2006

2007

Sản lượng cá biển

Hình 2: Sản lượng KTTS ở tỉnh Sóc Trăng (2000-2007) (Tổng cục Thống kê, 2008)

Bên cạnh sản lượng khai thác cá biển, sản lượng khai thác cá nội ñịa của tỉnh Sóc
Trăng có xu hướng giảm mạnh hơn. Tổng sản lượng KTTS năm 2000 ñạt 34.100
tấn giảm xuống 31.400 tấn năm 2007, trong khi sản lượng khai thác cá biển thì gần
như ổn ñịnh. Sự suy giảm sản lượng của tỉnh chủ yếu là do sản lượng khai thác cá
nội ñịa (Hình 2). ðiều này có thể hiểu nguồn lợi thủy sản nội ñịa ngày càng suy
giảm nhiều là do khai thác vùng ven biển quá mức.
Bảng 1: Cơ cấu nghề KTTS tỉnh Sóc Trăng 2007 (Sở thuỷ sản Sóc Trăng, 2008)

Loại nghề
Nghề lưới kéo

Số tàu (chiếc)
(chiếc)
(%)
298
38,00

Sản lượng
(1.000 tấn)
(%)
1333,9
58,73


Lưới rê

229

29,82

147,9

6,51

Lưới vây
Cố ñịnh
Nghề câu
Ngư cụ khác
Tổng

63
73
38
67
768

8,20
9,51
4,95
8,72
100,00

721,2

61,7
4,0
2,6
2.271,3

31,75
2,72
0,18
0,11
100,00

Nghề KTTS ở tỉnh Sóc Trăng cũng giống như các tỉnh ven biển khác ở ðBSCL có
ñầy ñủ những ngư cụ khai thác như lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu… Tuy

4


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

Trường ðại học Cần Thơ

nhiên nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây vẫn là 3 loại nghề khai thác chính có số
lượng tàu thuyền khai thác lớn và sản lượng cao (Bảng 1).
3.2 Ngư trường và sản lượng khai thác của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở
tỉnh Sóc Trăng
3.2.1 Ngư trường khai thác

Ngư trường KTTS, ở ðBSCL nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng, chủ yếu là vùng
biển ðông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan. Các loại nghề khai thác thủy sản ở ðBSCL
có thể khai thác quanh năm và mùa vụ khai thác có thể chia thành hai vụ chính

(Viện nghiên cứu thủy sản, 2009):
- - Vụ Bắc: từ tháng 10 ñến tháng 3 năm sau
- - Vụ Nam: từ tháng 4 ñến tháng 9

Như trình bày ở mục 3.1, lưới rê, lưới kéo và lưới vây là ba loại nghề khai thác
thủy sản chính ở ðBSCL. Nên ở báo cáo này, ngư trường và mùa vụ khai thác của
ba loại ngư cụ này ñược trình bày chi tiết hơn:
Ngư trường khai thác của lưới rê
Lưới rê là ngư cụ khai thác phổ biến ở ðBSCL, nó ña ñạng về ñối tượng ñánh bắt,
kích thước ngư cụ, ñộ sâu khai thác… Nghề lưới rê có thể khai thác ven bờ và xa
bờ. Có thể khai thác ở cả vùng biển ðông Nam bộ và Vịnh Thái Lan (Hình 3 và 4).
Qua 2 hình này cho thấy vụ Bắc nghề lưới rê hoạt ñộng chủ yếu ở vùng biển ðông
Nam Bộ và vụ Nam thì cả hai ngư trường ðông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan ñều
cho phép lưới rê hoạt ñộng khai thác quanh năm.

Hình 3: Ngư trường khai thác của lưới rê (Vụ
Bắc) (Viện nghiên cứu Thủy sản, 2009)

Hình 4: Ngư trường khai thác của lưới rê
(Vụ Nam) (Viện nghiên cứu Thủy sản,
2009)

Theo kết quả phỏng vấn ngư dân khai thác bằng lưới rê cho thấy. Mặc dù nghề
lưới rê có thể hoạt ñộng ñánh bắt quanh năm, nhưng những tháng cho sản lượng
cao chỉ tập trung vào tháng 10 ñến tháng 2 năm sau (âm lịch), những tháng cho sản

5


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y


Trường ðại học Cần Thơ

lượng thấp là tháng từ 3 ñến tháng 9 (âm lịch). Trong ñiều kiện nguồn lợi thủy sản
ngày càng suy giảm và lợi nhuận chuyến biển không cao do chi phí nhiên liệu
ngày càng tăng thì việc khuyến cáo ngư dân không khai thác trong thời gian ngư
trường có sản lượng thấp sẽ góp phần giảm thiểu tác ñộng làm suy giảm nguồn lợi.
Tuy nhiên cần nghiên cứu chuyển ñổi nghề cho ngư dân ñể họ kiếm sống trong
thời gian này. Nhất là những ngư dân có nghề khai thác lưới rê với qui mô nhỏ,
ñánh bắt ven bờ.
Ngư trường khai thác của lưới kéo
Nghề lưới kéo cũng ña ñạng về qui mô và ñối tượng khai thác, hoạt ñộng khai thác
ở cả ven bờ và xa bờ. Có thể ñánh bắt thủy sản ở cả vùng biển ðông Nam bộ và
Vịnh Thái Lan. Ngư trường khai thác của nghề lưới kéo ở vụ Nam thì rộng hơn ở
vụ Bắc (Hình 5 và 6).
Qua kết quả khảo sát cho thấy mùa vụ khai thác của tàu lưới kéo có sản lượng cao
từ tháng 2 ñến tháng 6, chủ yếu tập trung vào vụ Nam. Vụ Bắc thường có sản
lượng thấp nên số lượng tàu lưới kéo ñánh bắt trong thời gian này ít hơn vụ Nam.

Hình 5: Ngư trường khai thác của lưới kéo
(Vụ Bắc) (Viện nghiên cứu Hải sản,
2009)

Hình 6: Ngư trường khai thác của lưới kéo
(Vụ Nam) (Viện nghiên cứu Hải sản,
2009)

Ngư trường khai thác của lưới vây
Ngư trường khai thác của lưới vây ở cả hai vùng biển ðông Nam bộ và Vịnh Thái
Lan. Mùa Bắc thì tập trung khai thác nhiều ở Vịnh Thái Lan và mùa Nam thì ở

vùng biển ðông Nam Bộ (Hình 7 và 8).

6


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

Hình 7: Ngư trường khai thác của lưới vây
(Vụ Bắc) (Viện nghiên cứu Hải sản,
2009)

Trường ðại học Cần Thơ

Hình 8: Ngư trường khai thác của lưới vây
(Vụ Nam) (Viện nghiên cứu Hải
sản, 2009)

Lưới vây có thể hoạt ñộng khai thác quanh năm. Tuy nhiên những tháng có sản
lượng cao là từ tháng 11 ñến tháng 4 trong ñó cao nhất là khoảng tháng 2. Trong
quá trình khai thác, dựa vào thời vụ khai thác có hiệu quả ở các ngư trường khác
nhau mà có sự di chuyển thích hợp ñến các ngư trường. Thông thường vào mùa
Bắc thì ñánh bắt ở Vịnh thái Lan và mùa Nam thì ñánh bắt ở vùng biển ðông Nam
Bộ.
3.2.2 Sản lượng khai thác

Bảng 2 trình bày sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở tỉnh
Sóc Trăng. Sản lượng khai thác hàng năm của một tàu lưới kéo và lưới vây ñạt sản
lượng lớn (Lưới kéo là 127,97 tấn/năm và lưới vây là 124,46 tấn/năm). Tuy nhiên,
sản lượng của nghề lưới kéo trên 1 CV thì ñạt cao nhất (1.022 Kg/CV/năm), cao
hơn cả nghề lưới vây (410 Kg/CV/năm) nhưng sản lượng một chuyến của nghề

lưới kéo (6.552 Kg/chuyến) thì thấp hơn nhiều so lưới vây (10.372 Kg/chuyến)
(Bảng 2). ðây là do thời gian một chuyến biển của lưới kéo ven bờ (4-5 ngày)
thường ngắn hơn thời gian một chuyến biển của lưới vây (20-25 ngày) nên sản
lượng một chuyến biển của nghề lưới kéo thường thấp hơn sản lượng một chuyến
biển của nghề lưới vây (Bảng 3) và công suất của tàu lưới vây (309,10 CV/tàu) lớn
hơn nhiều công suất của tàu lưới kéo (156,42 CV/tàu) (Bảng 3) nên nghề lưới vây
có sản lượng trung bình trên 1 CV/năm thấp hơn sản lượng trung bình 1 CV/năm
của tàu lưới kéo. Nghề lưới rê có sản lượng của một tàu là thấp nhất so với lưới
kéo và lưới vây. Lưới rê chỉ ñạt trung bình 353 Kg/chuyến, 15,07 tấn/năm và 458
Kg/CV/năm (Bảng 2). Nghề lưới kéo và lưới rê có tỷ lệ loài các tạp là cao nhất
nhưng sự biến ñộng tỷ lệ loài cá tạp ở lưới kéo là cao hơn lưới rê nhiều. Nếu tàu
lưới rê khai thác ven bờ sẽ có tỷ lệ cá tạp cao hơn khai thác ở xa bờ. Còn ñối với
lưới vây thì tỷ lệ loài các tạp thì chiếm rất thấp, 7,54% (Bảng 4). Lưới vây thường
khai thác theo ñàn cá nên sản phẩm của nó thường cùng loài và cùng kích cỡ nên
7


Trường ðại học Cần Thơ

Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

có tỷ lệ cá tạp thấp. Còn ñối với lưới vây khai thác kết hợp ánh sáng thì số loài
trong sản lượng khai thác thì nhiều hơn nhưng phần lớn là các loài có giá trị kinh
tế.
Bảng 2: Sản lượng khai thác của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây

Loại lưới

Sản lượng (Kg/chuyến)


Lưới rê
Lưới kéo
Lưới vây

Sản lượng (tấn/năm) Sản lượng (Kg/CV/năm)

353±161
6.552±8.833
10.372±1.291

15,07±10,27
127,97±153,55
124,46±15,49

458±347
1.022±924
410±70

Bảng 3: Các thông số kỹ thuật của tàu

Loại nghề khai thác
Lưới rê
Lưới kéo
Lưới vây

Tải trọng
Công suất tàu
(tấn)
(CV)
7,10±3,00

38,10±13,76
20,56±17,06 156,42±139,62
71,49±18,42 309,10±45,18

Số lao ñộng
(Người/tàu)
5,57±0,76
4,24±1,71
15,43±1,04

Thời gian 1 chuyến
biển (ngày)
5-10
4-5
20-25

Bảng 4: Tỷ lệ loài cá tạp trong sản lượng ñánh bắt (%)

Loại lưới

Loài có giá trị kinh tế

Lưới rê
Lưới kéo
Lưới vây

Loài cá tạp

77,48±15,87
75,59±33,85

92,46±4,95

22,52±15,87
24,41±33,85
7,54±4,95

3.3 Hiệu quả kinh tế của các nghề khai thác chủ yều của tỉnh Sóc Trăng

Bảng 5 cho thấy tàu lưới vây có chi phí khấu hao là cao nhất (113,03 triệu
ñồng/năm) vì tàu lưới vây cần ñầu tư tàu có công suất lớn ñể ñuổi vây bắt cá (Bảng
3) và ñầu tư cho một vàng lưới vây cần chi phí lớn, trung bình khoảng 362 triệu
ñồng cho một vàng lưới. Trong cơ cấu chi phí cố ñịnh ở Bảng 6, tàu lưới kéo và
lưới vây có tỷ lệ chi phí võ tàu và máy tàu chiếm tỷ lệ cao vì hai loại nghề này cần
trang bị tàu có tốc ñộ cao trong quá trình khai thác. Còn ñối với nghề lưới rê thì tàu
có tốc ñộ cao là không cần thiết. Nhưng chi phí cho ngư cụ của lưới rê và lưới vây
thì cần ñầu tư lớn (Bảng 6).
Bảng 5: Hiệu quả kinh tế (Triệu ñồng/năm)

Nội dung
Tổng chi phí
Chi phí khấu hao
Chi phí biến ñổi
Tổng thu nhập
Lợi nhuận

Lưới rê
175,00±74,90
26,07±11,74
148,93± 69,13
225,52±109,36

50,52±63,21

Lưới kéo
667,37±412,78
24,39±20,26
642,99±398,22
1.025,88±897,91
358,51±559,07

Lưới vây
1.440,60±163,63
113,03±27,67
1.327,57±158,22
2.037,17±280,99
596,57±176,61

Ở ba nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở Sóc Trăng thì chi phí cho nhiên liệu chiếm
tỷ lệ cao nhất (Lưới kéo 61,65%, lưới vây 39,80% và lưới rê 34,94%). Chi phí này
quyết ñịnh trong ñến hiệu quả khai thác của các nghề KTTS. Với việc giá nguyên
liệu ngày càng biến ñộng và tăng cao sẽ ảnh hưởng ñến thu nhập của ngư dân,
ñồng thời ảnh hưởng ñến sự phát triển của nghề KTTS. ðặc biệt là nghề lưới kéo
có tỷ lệ chi phí cho nhiên liệu chiếm rất cao 61,65%. Việc giảm chi phí cho nhiên
8


Trường ðại học Cần Thơ

Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

liệu cần ñược quan tâm và có biện pháp giải quyết. Chẳng hạn như cần có tàu thu

mua và cung cấp nguyên liệu cho các tàu KTTS trên biển sẽ giảm chi phí nhiên
liệu và thời gian ñi về, kéo dài thời gian chuyến biển hơn và sản phẩm KTTS ñược
tốt hơn so với lưu trữ trên tàu khai thác trong thời gian dài.
Bảng 6: Cơ cấu chi phí cố ñịnh (%)

Chi phí
Vỏ tàu
Máy tàu
Ngư cụ

Lưới rê

Lưới kéo

36,13±12,78
13,94±8,70
49,93±14,81

Lưới vây

53,60±18,89
36,82±18,42
9,57±10,16

43,04±8,16
24,06±8,95
32,90±8,27

Bảng 7: Cơ cấu chi phí biến ñổi (%)


Chi phí
Dầu
Lương thực
Nhớt
Nước ñá
Phí sửa chữa
Tiền công

Lưới rê
34,94±11,41
12,17±5,88
1,81±1,64
4,84±2,15
8,75±6,55
37,49±13,16

Lưới kéo

Lưới vây

61,65±13,22
4,03±1,44
1,71±0,67
3,31±1,09
5,86±2,39
23,43±13,50

39,80±4,91
11,01±4,76
0,98±0,33

7,53±1,87
10,53±2,48
30,14±8,23

3.4 ðánh giá hoạt ñộng của các nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng

Nghề lưới kéo là nghề có sản lượng khai thác trên 1 CV là cao nhất 1.022 Kg/năm,
tuy nhiên sản lượng của nghề này có tỷ cá tạp cao nhất 24,41%. Trong khi lưới vây
và lưới rê có sản lượng khai thác trên 1 CV trong năm thì thấp hơn lưới kéo (Lưới
rê 458 Kg/CV/năm và lưới vây 410 Kg/CV/năm) nhưng hai nghề này có tỷ lệ cá
tạp trong sản lượng khai thác thấp hơn lưới kéo (Lưới rê 22,52% và lưới vây
7,54%). Nghề lưới kéo không những có tỷ lệ cá tạp cao mà còn hủy diệt ngư
trường, hủy diệt nơi cơ trú sinh trưởng của các loài thủy sinh vật, làm suy giảm
nguồn lợi ven biển, ñặc biệt là nghề lưới kéo ven bờ. Chính vì vậy cần có biện
pháp quản lý chặc chẽ nghề này ñể nguồn lợi thủy sản không bị suy giảm và phát
triển ổn ñịnh.
Hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận của nghề lưới kéo cao hơn của nghề lưới vây
và lưới rê (Hình 10). Nghề lưới kéo không ñòi hỏi phải có kỹ thuật cao như lưới
vây và nghề này khai thác chủ ñộng hơn nghề lưới rê nên nghề lưới kéo phát triển
mạnh hơn hai nghề còn lại. Nhưng nghề lưới kéo có chi phí nhiên liệu cao nên việc
giá nhiên liệu tăng cao ñã làm ảnh hưởng ñến thu nhập của ngư dân làm nghề này.
Qua Hình 11 cho thấy nghề lưới kéo có số hộ bị lỗ cao nhất (23,33%), kế ñến là
lưới rê (6,56%). Nghề lưới vây ñòi hỏi kỹ thuật khai thác cao, ñầu tư ban ñầu lớn,
tuy nhiên nghề này ña số thành công và không có hộ bị lỗ và chủ hộ có lợi nhuận
cao nhất, kế ñến là lưới kéo và chủ hộ nghề lưới rê có lợi nhuận thấp nhất (Hình
12).

9



Trường ðại học Cần Thơ

Kg

Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

1,200
1,000
800
600
400
200
-

2.00

1,022

1.50
458

0.51
0.31

0.41

Lưới kéo

Lưới vây


Lưới rê

Sản lượng (Kg/CV/năm)

Hình 9: Sản lượng khai thác của các loại nghề
khai thác thủy sản

23.33

25.00
20.00
15.00
6.56

0.00

Lưới rê

Lưới kéo Lưới vây
Tỉ lệ tàu bị lỗ

Hình 11: Tỉ lệ số tàu bị lỗ ñối với các nghề
khai thác thủy sản

Lưới vây

Tỉ suất lợi nhuận

Hình 10: Hiệu quả chi phí và tỉ suất lợi
nhuận của các lọai nghề khai thác

thủy sản

800

597

600
359

400
200

5.00

Lưới kéo

Hiệu quả chi phí

Triệu ñồng

(% )

1.41

1.00

410

0.50
Lưới rê


10.00

1.51

1.31

51 11

37

26

Lưới rê

Lưới kéo Lưới vây
Chủ hộ Thủy thủ

Hình 12: Lợi nhuận của các chủ tàu và thủy
thủ

3.5 Nhận thức của ngư dân về ngư trường và nguồn lợi thủy sản

Hiện nay, ngư dân cho rằng nguồn lợi thủy sản ở các ngư trường truyền thống
không còn phong phú như trước. Nguồn lợi thủy sản tại các khu vực khai thác ñã
giảm ñi rất nhiều. Kết quả ñiều tra thể hiện cụ thể trong Bảng 8.
Bảng 8: Nhận ñịnh của ngư dân về nguồn lợi

Mức ñộ
Không ñổi

Giảm từ 0-20%
Giảm từ 20-60%
Giảm trên 60%

Tỷ lệ (%)
12,9
25,8
38,7
22,6

Kết quả ở Bảng 8 cho thấy có ñến 87,1% ngư dân nhận ñịnh sản lượng khai thác
hiện nay giảm nhiều so với những năm trước, trong ñó mức ñộ giảm nhiều nhất là
từ 30-40% chiếm 38,7% so với tổng các nguyên nhân khác. ðiều này ñã chứng tỏ
rằng nguồn lợi thủy sản ñang bị giảm sút rất nghiêm trọng và ñã ảnh hưởng lớn
ñến năng suất khai thác ñặc biệt là các ngành khai thác thủy sản ven bờ.

10


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

Trường ðại học Cần Thơ

Bảng 9: Nhận ñịnh của ngư dân về trữ lượng hải sản ở ngư trường

Nội dung
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
Thất vọng

Rất thất vọng
Tổng

Tỷ lệ (%)
0
3,3
23,3
56,7
16,7
100

Kết quả khảo sát có 56,7% ngư dân cho rằng trữ lượng hải sản không ñủ ñáp ứng
cho nhu cầu ñánh bắt hiện nay và có 16,7% rất thất vọng về trữ lượng hải sản
(Bảng 9). Trữ lượng hải sản ñã suy giảm rất nhiều. Nguyên nhân giảm là do số
lượng tàu thuyền ngày tăng (Bảng 10), cường ñộ khai thác ven bờ tăng, một phần
là do các tàu có công suất lớn có khả năng ñánh bắt xa bờ lại vào vùng ven bờ
ñánh bắt làm cho nguồn lợi ở vùng ven bờ giảm ñi. Trong khi ñó nguồn lợi thủy
sản ở các vùng xa bờ rất lớn nhưng ngư dân chưa thể khai thác ñược. Lý do chính
tàu thuyền nhỏ, công suất tàu chưa ñủ lớn ñể vươn xa, chưa trang bị ñầy ñủ các
thiết bị khai thác hiện ñại nên không thể hoạt ñộng lâu ngày ngoài khơi. ðể khắc
phục ñiều này, cần hạn chế các cơ sở ñóng mới tàu khai thác thuỷ sản, khuyến
khích sự chuyển ñổi, mua bán tàu trong dân sử dụng vào mục ñích khác ngoài khai
thác thuỷ sản. Nhà nước cần xây dựng tiêu chuẩn qui ñịnh thời gian tối ña mà một
tàu khai thác ñược phép hoạt ñộng.
Bảng 10: Nguyên nhân thay ñổi trữ lượng

Nguyên nhân
Số lượng tàu ñánh cá tăng
Khai thác huỷ diệt
Không rõ

Thời tiết

Tỷ lệ (%)
41,9
32,3
16,1
9,70

4 KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Kết quả cho thấy nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng ña dạng và có ba nghề khai
thác chủ yếu ñó là nghề lưới kéo có số lượng nhiều nhất (298 tàu), kế ñến là nghề lưới
rê (229 tàu) và nghề lưới vây (63 tàu).
- Cường lực khai thác của tàu lưới kéo là cao nhất (1.022 Kg/CV/năm), kế ñến là tàu
lưới rê (458 Kg/CV/năm) và lưới vây (410 Kg/CV/năm). Tuy nhiên lợi nhuận của tàu
lưới vây thì cao nhất (596,57 triệu ñồng/năm), kế ñến là tàu lưới kéo (358,51 ñồng
triệu/năm) và tàu lưới rê (50,52 triệu ñồng/năm).
- Cả ba loại nghề khai thác thủy sản này ñều có chi phí nhiên liệu chiếm tỷ lệ cao trong
chi phí biến ñổi, việc giá nhiên liệu tăng làm ảnh hưởng rất lớn ñến các nghề khai thác
bằng lưới kéo và lưới vây, ñặc biệt là nghề lưới kéo nên nghề này có số hộ bị lỗ chiếm
tỷ lệ cao nhất (23,33%).
- Ngư dân ngày càng có ý thức hơn việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Số lượng tàu
thuyền khai thác thủy sản tăng và các phương thức khai thác mang tính huỷ diệt là
nguyên chính làm nguồn lợi thủy sản suy giảm.

11


Trường ðại học Cần Thơ


Tạp chí Khoa học 2010:# x-y

4.2 ðề xuất
- Tiếp tục hỗ trợ ngư dân nâng cấp tàu ñể có thể ñánh bắt xa bờ
- Xây dựng các mô hình tổ chức quản lý vùng biển ven bờ phù hợp với tập quán, truyền
thống của ngư dân ở ñịa phương. ðồng thời phát huy và nâng cao vai trò của cộng
ñồng trong hoạt ñộng quản lý, bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo ñiều kiện thuận lợi cho hoạt ñộng mua bán sản phẩm khai
thác thủy sản.
- Kiểm soát chặc chẽ các phương thức khai thác mang tính huỷ diệt và có hướng
chuyển các hộ có tàu nhỏ sang nghề khác ñể giảm áp lực lên nguồn lợi gần bờ, ñồng
thời có hình thức xử phạt nghiêm khắc ñối với các tàu khai thác không ñúng tuyến
khai thác

TÀI LIỆU THAM KHẢO
FAO, 2004. A Fishery Manager's Guidebook - Management Measures and Their Application.
Fishery Technical Paper 424. (Cochrane ed). 210 pp.
Lê Văn Ninh, 2006. Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số ñịnh
hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí thuỷ sản số 11/2006.
Nguyễn văn Chiêm, 2007. Kết quả bước ñầu thưch hiện công ñiện số 01/BTS. Tạp chí thủy
sản. Số 3, 2007
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2005. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Sóc
Trăng 2005.
Sở thuỷ sản Sóc Trăng, 2008. Thống kê lượng tàu, công suất, sản lượng và lao ñộng khai thác
thuỷ sản theo ngành nghề, ñịa phương và nhóm công suất tháng 4 năm 2008.
Sở thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2007. Báo cáo thu thập sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2007
phương hướng nhiệm vụ 2008.
Tổng cục Thống kê, 2008. Niên giám thống kê 2008. NXB Thống kê Hà Nội
Viện nghiên cứu hải sản, 2005. Tình hình nguồn lợi và khai thác hải sản biển Việt Nam.
www.fistenet.gov.vn Truy cập 24/02/2008

Viện nghiên cứu hải sản, 2009. Dự báo khai thác thủy sản
Truy cập 15/3/2009

12



×