Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC CHĂM SÓC SỨC KHỎE THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH KON TUM NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.32 KB, 25 trang )

SỞ Y TẾ TỈNH KON TUM
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC
CHĂM SÓC SỨC KHỎE THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN
TỈNH KON TUM NĂM 2014

Chủ nhiệm đề tài: Y Dêch Buôn-yă


SỞ Y TẾ TỈNH KON TUM
TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GDSK

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIẾN THỨC
CHĂM SÓC SỨC KHỎE THIẾT YẾU CỦA NGƯỜI DÂN
TỈNH KON TUM NĂM 2014

Nhóm nghiên cứu
1. Y Dêch Buôn-yă, Chủ nhiệm đề tài
2. Phạm Thị Thu Huyền, cộng sự
3. Phạm Thành Tú, cộng sự
4. Trần Thị Thanh Xuân, cộng sự
5. Bạch Thị Vân, cộng sự



Kon Tum, tháng 12/2014


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I. TỔNG QUAN

2-6

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

7-8

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

9-13

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.2. Kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu của đối tượng nghiên cứu
3.3. Nguồn cung cấp thông tin

9
10-12
12


3.4. Các yếu tố liên quan

12-13

IV. BÀN LUẬN

14-19

4.1. Kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu của đối tượng nghiên cứu

14-17

4.2. Nguồn cung cấp thông tin

17-18

4.3. Các yếu tố liên quan
KẾT LUẬN

18
19-20

KHUYẾN NGHỊ

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22


PHỤ LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân,
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu có vị trí đặc biệt quan trọng, nó góp phần
giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh tật cho người dân.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, người dân biết chủ động tự bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình là vấn đề then chốt.
Để cho người dân biết, có kiến thức đúng, trước hết chúng ta cần phải đẩy
mạnh công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho mọi người dân.
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu bao gồm các kiến thức về thực
hành vệ sinh cơ bản; kiến thức về phòng chống dịch bệnh; kiến thức về phòng
chống các bệnh không lây nhiễm; kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe
trẻ em; kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, và nhiều lĩnh vực khác.
Muốn cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe có hiệu quả chúng ta
cần nắm thực trạng hiểu biết của người dân về chăm sóc sức khỏe, cũng như
những vấn đề liên quan khác như nguồn cung cấp thông tin về chăm sóc sức
khỏe; mức độ thường xuyên của thông tin được nhận; các đặc điểm về vùng
miền, dân tộc, trình độ học vấn… của người dân.
Mặt khác, Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình hành
động truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011-2015” của Bộ Y tế, trong
đó hàng năm yêu cầu đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông, thông qua
các chỉ số cụ thể.
Để tìm hiểu kiến thức của người dân về chăm sóc sức khỏe thiết yếu nhằm
đánh giá việc thực hiện “Chương trình hành động truyền thông giáo dục sức
khỏe giai đoạn 2011-2015”, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá
thực trạng kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân tỉnh Kon
Tum năm 2014”, với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ người dân tỉnh Kon Tum năm 2014 có kiến thức đúng về

chăm sóc sức khỏe thiết yếu.
2. Tìm hiểu nguồn thông tin về chăm sóc sức khỏe mà người dân nhận
được.
3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết
yếu của người dân.
Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng về công tác phối hợp và đẩy mạnh
các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

1


I. TỔNG QUAN
Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) được tổ chức
từ ngày 06 đến 12/9/1978 tại Alma - Ata, Kazakhstan, do Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) bảo trợ, với 134 nước
(trong đó có Việt Nam) và 67 tổ chức quốc tế tham dự. Hội nghị đưa ra Bản
Tuyên ngôn nổi tiếng về CSSKBĐ là Tuyên ngôn Alma - Ata, gồm 10 điểm, là
chiến lược y tế toàn cầu nhằm đạt mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người”.
Trước Alma - Ata, 1978, WHO nhận định: 80% dân chúng không được
chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sức khỏe nói chung là
không thể chấp nhận được; Nhân sự, kinh phí và trang thiết bị phân phối không
công bằng - tập trung chủ yếu ở đô thị trong khi đa số dân chúng sống ở vùng
nông thôn; Hệ thống y tế dựa vào điều trị, vào bệnh viện với kỹ thuật học cầu
kỳ, tốn kém, không quan tâm đến bối cảnh kinh tế văn hóa và nếp sống của
người dân địa phương; Đào tạo theo kiểu cũ, không phù hợp; Môi trường xã hội
và thiên nhiên thay đổi. Nhiều bệnh tật mới xuất hiện, phức tạp, phản ánh tình
trạng kinh tế - xã hội - chính trị, nên không thể giải quyết vấn đề đơn thuần bằng
cách tiếp cận lâm sàng, cá thể như trước.
CSSKBĐ là nền tảng triết lý và chính sách y tế của WHO, nhằm xây dựng
một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng tình hình mới với sự thay đổi nhanh chóng

về mô hình bệnh tật, về dân số học và về kinh tế - xã hội.
Từ Hội nghị Alma - Ata 1978 đến nay, đã có 4 hội nghị quốc tế khác xem
xét lại toàn bộ chiến lược CSSKBĐ để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
mới.
Tại Madrid, 2003, Hội nghị đã đưa ra những định hướng chiến lược cho
CSSKBĐ nhằm đạt Mục tiêu Sức khỏe cho mọi người ở thế kỷ 21 và Mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đề ra.
Tại Argentina, tháng 8/2007, Hội nghị quốc tế về Sức khỏe cho Phát
triển của WHO khẳng định CSSKBĐ là chìa khóa để đạt mục tiêu Phát triển
thiên niên kỷ với cơ hội và thách thức.
WHO The World Health Report 2008 - khẳng định một lần nữa: “Primary
health care - Now more than ever”, có nghĩa là “Chăm sóc sức khỏe ban đầu Bây giờ hơn bao giờ hết”.
Mục đích tối hậu của CSSKBĐ hiện nay là làm sao cho sức khỏe của mọi
người được tốt hơn một cách công bằng và bình đẳng qua các giải pháp: cải
thiện mạng lưới y tế cơ sở; tổ chức hệ thống y tế gần dân, đáp ứng nhu cầu và
mong đợi (cung cấp tốt dịch vụ y tế); lồng ghép sức khỏe với các lãnh vực khác
(cải thiện chính sách công) và tiếp tục các mô hình hợp tác liên ngành với sự
tham gia của các tổ chức quần chúng, cộng đồng. [1]
Thuật ngữ CSSKBĐ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được định nghĩa: “… là sự chăm sóc sức khỏe
thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa
học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình
2


trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ với một phí tổn mà cộng đồng
và quốc gia có thể đài thọ được ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, trên tinh thần
tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y tế Nhà nước
- mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm và là tiêu điểm chính - vừa của sự phát
triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của

người dân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức khỏe đến càng gần càng tốt
nơi người dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá trình
chăm sóc sức khỏe lâu dài” (Tuyên ngôn Alma - Ata, 1978).
Để hiểu rõ thuật ngữ trên, cần chú ý các điểm: Chăm sóc là gì? Đó là sự
đáp ứng nhu cầu. Sức khỏe là gì? Năm 1946, WHO định nghĩa: “Sức khỏe là
một tình trạng hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không
phải chỉ là không có bệnh hay tật”. Ban đầu là gì? Từ “Ban đầu” này dễ gây
nhầm lẫn là “sớm, mới đầu, còn nhỏ, sơ bộ, cơ sở…”, thực ra không phải vậy
mà bao gồm những ý nghĩa như sau: Đó là sự chăm sóc sức khỏe: Thiết yếu; Kỹ
thuật học thực tiễn, khoa học, được xã hội chấp nhận; Phổ biến đến tận cá nhân
và gia đình; Tự lực, tự quyết; Tham gia tích cực; Phí tổn vừa phải; Gần gũi nơi
người dân sống và lao động; Nằm trong sự phát triển chung về kinh tế - xã hội
của địa phương. [1]
Như vậy, Chăm sóc sức khỏe thiết yếu là thành phần đầu tiên trong thuật
ngữ CSSKBĐ.
Nội dung của CSSKBĐ theo Alma - Ata có 8 yếu tố chính: Giáo dục sức
khỏe; Dinh dưỡng; Môi trường - Nước sạch; Sức khỏe bà mẹ trẻ em - Kế hoạch
hóa gia đình; Tiêm chủng mở rộng; Phòng chống bệnh dịch địa phương; Chữa
bệnh và chấn thương thông thường; Thuốc thiết yếu.
Ngoài 08 yếu tố trên, mỗi quốc gia đề thêm các yếu tố cần thiết khác theo
tình hình thực tiễn của mình. Việt Nam đề thêm 02 yếu tố sau đây (trở thành 10
yếu tố CSSKBĐ của Việt Nam): Quản lý sức khỏe và Xây dựng và củng cố
mạng lưới y tế cơ sở. [1]
Như vậy, Chăm sóc sức khỏe thiết yếu là yếu tố đầu tiên trong nội dung
CSSKBĐ.
Việc thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu sẽ mang lại hiệu
quả rất lớn cho cộng đồng. Nhận thức của người dân về tự chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho cộng đồng tăng lên, hạn chế những rủi ro lớn nhất có thể do bệnh
tật gây ra, sức khỏe và tuổi thọ được nâng cao.
Với ngành y tế, việc thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu sẽ

đem lại nhiều hiệu ứng tích cực. Người dân hiểu hơn về các chính sách của Nhà
nước về y tế, về quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân khi tham gia khám, điều trị
bệnh… Đồng thời, khi có dịch bệnh xảy ra, công tác dập dịch đạt hiệu quả cao
nhất nhờ sự hợp tác tích cực của người dân và cộng đồng.
Đối với một đất nước, khi công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu được
quan tâm đầu tư đúng mức và thực hiện có hiệu quả, tình trạng dịch bệnh ít xảy
ra… sẽ mang lại sự ổn định cần thiết cho đất nước, hạn chế sự can thiệp không
3


cần thiết của nguồn ngân sách. Thay vào đó là giành kinh phí đầu tư cho phúc
lợi xã hội, phát triển kinh tế. Đồng thời, nó cũng là nền tảng triết lý và chính
sách y tế của một quốc gia nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng
tình hình mới với sự thay đổi nhanh chóng về mô hình bệnh tật, về dân số học
và về kinh tế - xã hội.
Chăm sóc sức khỏe thiết yếu đã thật sự đóng vai trò quan trọng và mang
lại lợi tích cực, tác động sâu sắc đến người dân. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu
quả công tác CSSKBĐ nói chung và chăm sóc sức khỏe thiết yếu có thể lựa
chọn 02 giải pháp hoặc là đầu tư cho đào tạo nhiều loại hình cán bộ y tế để mở
rộng thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân hoặc cung cấp kiến
thức, nâng cao trình độ hiểu biết để mọi người có thể tự chăm sóc lấy sức khỏe
cho bản thân, gia đình và cộng đồng [2]. Thực tế cho thấy, các cá nhân, gia đình,
cộng đồng đưa ra hầu hết quyết định tự chăm sóc sức khỏe chứ không phải cán
bộ y tế. Chính vì vậy, giải pháp đầu tư vào công tác truyền thông được chú
trọng, một mặt do phù hợp với quyết định của người dân, một mặt vì giá thành
đầu tư thấp [2].
Việt Nam là một trong các nước đã tham dự và cam kết thực hiện các mục tiêu
của Tuyên ngôn Alma - Ata về CSSKBĐ vào năm 1978. Kể từ đó, công tác
CSSKBĐ được Đảng, Nhà nước ta nhận định là một phần rất quan trọng của
Chiến lược phát triển của đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc

sống của người dân. [3]
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, với nguyên tắc cơ bản là đảm bảo
phục vụ nhân dân tốt nhất và có hiệu quả cao, các cơ sở y tế đã có khả năng đáp ứng
được nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho nhân dân. Đảng và Chính phủ Việt
Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân như: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989, Pháp lệnh Phòng
chống HIV/AIDS năm 1995, Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2003,
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001- 2010, Chiến
lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001- 2010, Chiến lược Quốc gia về
chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001- 2010, Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm (phòng chống sốt
rét, phòng chống lao, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống phong, phòng
chống bướu cổ, tiêm chủng mở rộng, bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng...
Đặc biệt, ngày 07/6/2011 Bộ Y tế ban hành Quyết định về việc phê duyệt
“Chương trình hành động công tác truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn
2011 - 2015” trong đó đề cập đầy đủ về các nội dung chăm sóc sức khỏe thiết
yếu bao gồm: Các kiến thức về phòng chống dịch bệnh; kiến thức về phòng
chống các bệnh không lây nhiễm; kiến thức về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe
trẻ em; kiến thức về thực hành vệ sinh cơ bản và y học thường thức; kiến thức
về vệ sinh an toàn thực phẩm... Đây là tiền đề quan trọng để thúc đẩy và thực
hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Thực tế, các chương
trình này đã và đang được triển khai thực hiện bằng nội lực của toàn ngành y tế
và được sự quan tâm lãnh đạo của tổ chức Đảng và chính quyền các cấp, sự
tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng và nhân dân, sự giúp đỡ của các
4


tổ chức quốc tế. Nhân dân ngày càng được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, dịch vụ y
tế ngày càng phát triển, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi, các
chỉ tiêu về y tế, sức khoẻ không ngừng được cải thiện. Nhận thức của người dân

về tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng.
Tuy nhiên, việc đánh giá công tác chăm sóc sức khỏe thiết yếu hiện nay ở
nước ta chưa có nhiều. Sau 03 năm thực hiện “Chương trình hành động truyền
thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011-2015”, nhiều công trình nghiên cứu về
đánh giá kiến thức, thực hành đúng của người dân trong phòng bệnh, chữa bệnh
và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng đã được nhiều tác giả
công bố nhưng ở phạm vi hẹp, chưa mang tính tổng quát và đánh giá cụ thể kiến
thức, thái độ, hành vi của người dân trong chăm sóc sức khỏe cho bản thân và
cộng đồng. Trong số các đề tài đã công bố, đề tài của tác giả Nguyễn Văn Lên
(Bà Rịa - Vũng Tàu) [4] có phạm vi nghiên cứu khá rộng. Với 17 bệnh hoặc chủ
đề được lựa chọn, đề tài đã đánh giá được kiến thức của người dân về dự phòng
các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm; thực hành sức khỏe cơ bản và phòng
chống các dịch bệnh thường gặp; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống suy
dinh dưỡng ở trẻ em… Đề tài còn giúp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đánh giá được
việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc mục tiêu nâng cao kiến thức, thực hành đúng
của người dân trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho bản thân,
gia đình và cộng đồng của Chương trình hành động truyền thông giáo dục sức
khỏe giai đoạn 2011-2015.
Tại tỉnh Kon Tum, tính đến nay Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức
khỏe tỉnh vẫn chưa có số liệu về tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về phòng chống
dịch bệnh thường gặp; tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về phòng chống các bệnh
không lây nhiễm; tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về dinh dưỡng, chăm sóc sức
khỏe trẻ em; tỷ lệ người dân hiểu biết đúng về thực hành vệ sinh cơ bản và y học
thường thức; tỷ lệ người dân có hiểu biết đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm…;
hoàn toàn chưa có căn cứ khoa học để xác định kiến thức về chăm sóc sức khỏe
thiết yếu của người dân có tăng (hay giảm) so với năm trước để làm cơ sở đánh
giá, xây dựng kế hoạch, quy hoạch chiến lược nâng cao nhận thức của người dân
về tự chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng trong các giai đoạn tiếp theo.
Năm 2011, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định về
việc“Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh

Kon Tum giai đoạn 2011-2020”. Trong đó, nêu rõ những khó khăn thách thức
trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe
thiết yếu nói riêng như: Hệ thống y tế đổi mới chậm, chưa thích ứng với sự phát
triển; chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của
nhân dân; cơ sở hạ tầng (CSHT), trang thiết bị (TTB) đầu tư chưa đồng bộ; đội
ngũ cán bộ y tế (CBYT) hạn chế về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý... [5]. Đặc
biệt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe thiếu sự quan tâm đầu tư đúng mức
nên nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh chưa cao. Đòi hỏi phải
xác định hướng đi cho việc phát triển y tế nói chung và công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe nói riêng một cách hợp lý, có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân [5].
5


Nguyên nhân chính của khó khăn trên là do công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe chưa được các cấp, các ngành, các đơn vị quan tâm đầu tư thỏa
đáng. Đội ngũ làm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe còn thiếu về số
lượng và yếu về kỹ năng ở tất cả các tuyến đặc biệt là tuyến xã. Trang thiết bị
truyền thông đã hỏng và thiếu so với nhu cầu. Trong khi đó, sự chuyển biến về
nhận thức và hành vi sức khỏe của người dân còn chậm và thiếu bền vững;
người dân có thói quen xem ti-vi như một phương tiện giải trí, ít quan tâm đến
các chương trình giáo dục sức khỏe được phát trên các kênh truyền hình Trung
ương.
Do vậy, việc tổ chức khảo sát thực trạng kiến thức về chăm sóc sức khỏe
thiết yếu ở người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo đúng phương pháp nghiên
cứu khoa học là rất cần thiết, có giá trị cho ngành Y tế tỉnh Kon Tum trong việc
đánh giá công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn tỉnh.

6



II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Người dân trong độ tuổi từ 18 đến 60, không
phân biệt trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2014.
- Địa điểm: Tại 100 thôn/làng/tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh dựa theo
kết quả chọn mẫu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ
N

Z 2  p (1  p )
C2

Trong đó:
N: Cỡ mẫu cần chọn
Z: Hệ số tin cậy (với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96)
p: Tỷ lệ kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu (do trước đây tỉnh
Kon Tum chưa từng nghiên cứu nên ước tỷ lệ kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết
yếu ở đối tượng nghiên cứu là 50%  p = 0,5 )
C: Sai số cho phép ±5%, nên C = 0,05
Thay các giá trị ta có: N 

1,96 2  0,5(1  0,5)
 384 . Đây là mẫu nhỏ nhất hợp
0,05 2


lý. Trong điều kiện cho phép, để tăng tính chính xác chúng tôi tăng cỡ mẫu 2
lần, 384 x 2 = 768, lấy chẵn N = 800.
- Cách chọn mẫu:
+ Chọn cụm (mỗi cụm ứng với mỗi thôn/làng/tổ dân phố): Trên cơ sở
danh sách thôn/làng/tổ dân phố hiện có trên địa bàn toàn tỉnh với đầy đủ thông
tin về dân số, số hộ gia đình…, tiến hành chọn mẫu cụm xác suất tỷ lệ theo cỡ
(PPS - Probability proportionate to size) với số cụm chọn là 100. Qua 3 bước
tiến hành: Tính khoảng cách mẫu, Chọn số ngẫu nhiên (qua website
và Xác định cụm, kết quả chúng tôi có Danh sách 100
thôn/làng/tổ dân phố được chọn.
+ Chọn hộ gia đình: Dựa trên tổng số hộ gia đình của 100 cụm được chọn,
chúng tôi tính ra số hộ trung bình trong 100 cụm. Từ số hộ trung bình, chúng tôi
tính được số hộ cần phỏng vấn cho mỗi thôn/làng/tổ dân phố.
+ Chọn đối tượng: Mỗi hộ gia đình chọn 01 người có độ tuổi ≥18 và ≤60
để phỏng vấn. Không phân biệt trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp. Đối với
7


hộ đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi, ưu tiên chọn đối
tượng có khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Việt.
2.4. Thu thập thông tin:
Sử dụng bộ câu hỏi được chuẩn bị sẵn để thu thập thông tin. Cấu trúc bộ
câu hỏi gồm 2 phần chính:
- Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, bao gồm: tuổi, dân tộc, địa
chỉ, trình độ học vấn, nghề nghiệp…
- Câu hỏi kiến thức 20 bệnh hoặc chủ đề khác nhau bao gồm: (1) sốt rét,
(2) sốt xuất huyết, (3) tay chân miệng, (4) tiêu chảy, (5) lao, (6) phong, (7) cúm
A(H5N1), (8) cúm A(H1N1), (9) HIV/AIDS, (10) tiểu đường, (11) tâm thần,
(12) ung thư, (13) hen phế quản, (14) tăng huyết áp, (15) ngộ độc thực phẩm,
(16) tiêm chủng mở rộng, (17) suy dinh dưỡng trẻ em, (18) tai nạn thương tích

trẻ em, (19) tác hại của thuốc lá và (20) tác hại của rượu.
Mỗi bệnh, cấu trúc câu hỏi phổ biến là: (1) câu hỏi về tác nhân gây bệnh,
(2) câu hỏi về đường lây, (3) câu hỏi về dấu hiệu của bệnh và (4) câu hỏi về cách
phòng bệnh. Khi tính tỷ lệ kiến thức đúng, chúng tôi lấy giá trị trung vị.
Trong bộ câu hỏi, có 03 loại câu hỏi thường được sử dụng: Câu hỏi đóng
(đối tượng chỉ trả lời “có” hoặc “không”), câu hỏi chỉ có 01 đáp án duy nhất và
câu hỏi có nhiều đáp án đúng. Đối với dạng câu hỏi có nhiều đáp án đúng, để
đánh giá tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng, chúng tôi lấy giá trị trung vị từ các
đáp án đúng trong câu hỏi đó. Như vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi không
đánh giá kiến thức đúng của một đối tượng cụ thể nào mà là đánh giá kiến đúng
của cả mẫu nghiên cứu (800).
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
- Nhập dữ liệu bằng phần mềm EpiData V3.1
- Thống kê, phân tích số liệu bằng phần mềm STADA 10 (chủ yếu mô tả
tần số, tỷ lệ %, χ2, p…)
- Ngoài ra có sử dụng bảng MacChiSquare và Microsoft Office Excel
2007 khi cần thiết.

8


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Giới tính và tuổi
Nam

Giới tính

SL


Độ tuổi

18-30
31-41
42-52
53-60
T.Cộng
% theo giới tính

Nữ
%
34,4
31,1
20,5
13,9
100

84
76
50
34

244
30,50%

SL
219
175
104
58


556
69,50%

T.Cộng
SL
%
303
37,9
251
31,4
154
19,3
92
11,5
800
100
100%

%
39,4
31,5
18,7
10,4
100

Nữ chiếm 69,5% đối tượng tham gia nghiên cứu. Độ tuổi 18-30 chiếm tỷ lệ
cao nhất (37,9%).
Bảng 2. Dân tộc và vùng
Vùng thành thị


Vùng
Dân tộc
Kinh
Xê-đăng
Ba-na
Jơ-rai
Giẻ - Triêng
Khác
T.Cộng
% theo vùng

SL
264
42
22
0
0
12
340
42,5%

%
77,6
12,4
6,5
0
0
3,5
100


Vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa
SL
121
167
35
31
59
47
460
57,5%

T.Cộng

%
26,3
36,3
7,6
6,7
12,8
10,2
100

SL
385
209
57
31
59

59
800
100%

%
48,1
26,1
7,1
3,9
7,4
7,4
100

Dân tộc Kinh chiếm 48,1% đối tượng tham gia nghiên cứu. Có 42,5% đối
tượng tham gia nghiên cứu sinh sống ở thành thị.
Bảng 3. Trình độ học vấn và nghề nghiệp
Trình độ

Làm
nông

Buôn
bán lẻ

Nghề nghiệp
Doanh
CBCCVC
nhân

≤ THCS

≥ THPT
T.Cộng
% theo nghề nghiệp

427
87
514
64,3%

54
54
108
13,5%

9
23
32
4,0%

12
80
92
11,5%

Khác

Tổng

%


29
25
54
6,8%

531
269
800
100%

66,4
33,6
100

Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống
chiếm 66,4%. Có 64,3% đối tượng nghiên cứu sinh sống bằng nghề nông.
9


3.2. Kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 2a. Tổng hợp kiến thức đúng từ bộ câu hỏi phỏng vấn.
10


Biểu đồ 2b. Tổng hợp kiến thức đúng theo từng bệnh hoặc chủ đề.
Biểu đồ 2a, 2b cho thấy đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về phòng
bệnh sốt rét chiếm tỷ lệ cao nhất (62,7%), tiếp đó lần lượt theo thứ tự là bệnh sốt
xuất huyết (42,1%), ngộ độc thực phẩm (38,8%), bệnh tay chân miệng (35,9%),
bệnh tiêu chảy (32,9%), chương trình tiêm chủng mở rộng (26,9%), bệnh lao

(25,0%); thấp nhất là bệnh tâm thần (9,9%), tiếp đó lần lượt theo thứ tự từ dưới
lên là bệnh tiểu đường (10,1%), tác hại của rượu (12,1%), bệnh cúm A/H5N1
(12,4%), bệnh tác hại của thuốc lá (12,5%)…

11


Nhận xét chung về kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại cộng đồng,
kết quả của chúng tôi là: Chỉ có 18,6% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng
về chăm sóc sức khỏe thiết yếu. Đây là một kết quả rất thấp.
3.3. Nguồn cung cấp thông tin

Biểu đồ 3. Nguồn cung cấp thông tin.
Đối tượng nghiên cứu được cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe từ
nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó từ tivi là phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ
83,3%. Các nguồn còn lại theo thứ tự: Cán bộ y tế xã 37,6%; nhân viên y tế thôn
làng 31,6%; báo chí 20%; loa truyền thanh của xã 15,6%. Đài FM và Internet
đối tượng sử dụng chưa đáng kể (8,4% và 9,3%). Đây sẽ là một gợi ý quan trọng
trong việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với địa bàn tỉnh Kon Tum.
3.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu

Biểu đồ 4. Mối liên quan giữa kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu với các
yếu tố thường gặp
12


Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa tỷ lệ kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu với các đặc điểm về
giới tính và trình độ học vấn (p>0,05), nhưng các yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp
và vùng sinh sống thì có sự khác biệt rõ rệt hơn: Số đối tượng có kiến thức chưa

đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu ở người dân vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa cao hơn vùng thành thị (288 so với 172); Số đối tượng có kiến thức
chưa đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu ở các dân tộc thiểu số cao hơn so với
dân tộc Kinh (283 so với 132); Số đối tượng có kiến thức chưa đúng về chăm
sóc sức khỏe thiết yếu ở người làm nông cao hơn so với những người làm nghề
nghiệp khác (327 so với 187). Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (với
các giá trị p đều < 0,05).

13


IV. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu của đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Kiến thức về phòng bệnh sốt rét: Tỉnh Kon Tum nằm trong vùng
dịch tễ sốt rét, do đó công tác tuyên truyền phòng bệnh sốt rét luôn được các đơn
vị y tế ở các tuyến quan tâm. Hiểu biết của người dân về phòng bệnh chống rét
cao hơn so với các nhóm bệnh khác là điều sát hợp với thực tế. Qua nghiên cứu,
tỷ lệ hiểu biết của người dân là 62,7%, đạt mức cao. Nghiên cứu tương tự của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012, tỷ lệ này là 56,9% [4].
4.1.2. Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết: Công tác phòng chống sốt
xuất huyết trên địa bàn tỉnh Kon Tum luôn được đẩy mạnh. Trong những năm
gần đây, hàng năm ngành y tế tổ chức chiến dịch hưởng ứng “Ngày ASEAN
phòng chống sốt xuất huyết”. Tỷ lệ hiểu biết của người dân về phòng chống
bệnh sốt xuất huyết là 42,1%, đạt mức trung bình. Nghiên cứu tương tự của tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 71,3% [4].
4.1.3. Kiến thức về phòng chống ngộ độc thực phẩm: An toàn thực phẩm là
vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong
việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống. Đây là một lĩnh vực có
hệ thống quản lý từ trung ương đến cơ sở. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm đã được ban hành. Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được

tiến hành thường xuyên. Thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực
phẩm đã được đưa lên hàng đầu trong nhóm giải pháp chuyên môn kỹ thuật
trong chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm ở nước ta. Qua nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về chủ đề này đạt 38,6%, mức thấp.
Nghiên cứu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 85,8% [4]. Điều này dễ
hiểu, các tỉnh đồng bằng có mặt bằng dân trí cao, thậm chí mỗi người dân đều có
khả năng trở thành một “nhà thông thái” trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực
phẩm.
4.1.4. Kiến thức về phòng bệnh tay chân miệng: Năm 2011 là năm đỉnh cao
của dịch bệnh tay chân miệng trên cả nước nói chung và Kon Tum nói riêng.
Công tác tuyên truyền phòng bệnh đã được triển khai rầm rộ ngay trong năm
2011 và tiếp tục duy trì ở các năm tiếp theo. Hiểu biết của người dân về phòng
chống bệnh tay chân miệng đạt tỷ lệ 35,9%, mức thấp. Nghiên cứu tương tự của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 89,3% [4].
4.1.5. Kiến thức về phòng bệnh tiêu chảy: Kon Tum là tỉnh miền núi với
hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số; văn hóa, phong tục tập quán còn
nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, trong khí đó tỷ lệ hộ gia đình
được sử dụng nước sạch và có nhà vệ sinh chưa cao. Để hạn chế số mắc tiêu
chảy trong người dân, nhất là ở trẻ em, cùng với việc phòng ngừa tiêu chảy cấp
có nguồn lây từ các vùng miền khác, trong nhiều năm qua, ngành y tế luôn đi
đầu trong việc tuyên truyền phòng bệnh tiêu chảy. Qua nghiên cứu của chúng
tôi, tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh tiêu chảy là 32,9%, vẫn ở mức thấp.
Nghiên cứu tương tự của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 60,6% [4].
14


4.1.6. Kiến thức về chương trình tiêm chủng mở rộng: Hiểu biết của người
dân về chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đạt 26,9%. Tiêm chủng mở
rộng đã đạt được nhiều thành tích quan trọng, đã được toàn xã hội công nhận.
Tuy nhiên khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 800 đối tượng thì kết quả 13,3%

người dân không liệt kê chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng ngừa
được những bệnh gì. Hỏi thêm về thời gian tiêm chủng các loại vắc xin thì kết
quả là 51,3% người dân không biết, trong khi đối tượng phỏng vấn, phụ nữ vẫn
chiếm đa số (69,5%).
4.1.7. Kiến thức về phòng bệnh lao: Hiện nay hầu hết các đơn vị y tế tuyến
huyện, xã đều có cán bộ chuyên trách phòng chống lao. Bệnh lao đã được đưa
vào chương trình mục tiêu quốc gia về y tế từ rất sớm. Nhận thức về phòng
chống bệnh lao của người dân trên địa bàn tỉnh theo đánh giá chung là có tăng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 25% người dân có kiến thức đúng về phòng
chống bệnh lao, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp. Nghiên cứu tương tự của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỷ lệ này là 73,6% [4].
4.1.8. Kiến thức về phòng bệnh phong: Tương tự, bệnh phong đã được đưa
vào chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Ở Kon Tum, mặc dù bệnh phong chỉ
lưu hành ở một số vùng nhưng công tác tuyên truyền vẫn thực hiện rộng rãi trên
địa bàn tỉnh và được duy trì thường xuyên. Hiện nay tỉnh Kon Tum đang tập
trung phấn đấu loại trừ bệnh phong vào năm 2015. Tỷ lệ người dân hiểu biết về
phòng bệnh phong theo nghiên cứu của chúng tôi là 21,1%, mức thấp.
4.1.9. Kiến thức về phòng bệnh ung thư: Ung thư là bệnh có tỷ lệ mắc ngày
càng gia tăng trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong những năm gần đây, các
đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng đã tăng cường lồng ghép tuyên truyền giáo dục
sức khỏe về phòng chống bệnh ung thư trong các buổi truyền thông ở cộng
đồng. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh ung thư theo nghiên cứu của
chúng tôi là 19,6%, mức rất thấp.
4.1.10. Kiến thức về phòng bệnh hen phế quản: Hen phế quản là một trong
những bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Theo đánh giá chung là nhận thức
của người dân về bệnh hen phế quản còn hạn chế. Việc tuyên truyền cho người
dân cũng chưa được nhiều so với các bệnh khác. Qua nghiên cứu, tỷ lệ hiểu biết
đúng về phòng ngừa bệnh hen ở người dân là 18,8%.
4.1.11. Kiến thức về phòng bệnh tăng huyết áp: Tăng huyết áp cũng là một
trong các bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng tăng cao. Bệnh tăng huyết áp đã được xếp
vào nhóm bệnh có tính chất nguy hiểm cho cộng đồng, đã được đưa vào chương

trình mục tiêu quốc gia về y tế. Công tác truyền thông và khám phát hiện sớm
bệnh tăng huyết áp cũng được triển khai mạnh nhưng chủ yếu tại các vùng có
yếu tố nguy cơ cao. Tỷ lệ hiểu biết của người dân về phòng bệnh tăng huyết áp
qua nghiên cứu của chúng tôi là 18,5%, mức rất thấp. Nghiên cứu tương tự của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 46,8% [4].
4.1.12. Kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: Suy dinh dưỡng
ở trẻ em vẫn đang là thời sự nóng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Năm 2012, tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 26,3% (cân nặng/tuổi), tỷ lệ này cao nhất
15


nước ta [6]. Đây là vấn đề chung của toàn xã hội chứ không phải là vấn đề riêng
của ngành y tế. Thời gian qua, ngành y tế luôn luôn đi đầu trong công tác tuyên
truyền, giáo dục cho các bà mẹ. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của người dân về
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em chỉ đạt tỷ lệ 18%, mức rất thấp.
4.1.13. Kiến thức về phòng chống bệnh cúm A(H1N1): Cúm A(H1N1) là
một bệnh nguy hiểm với khả năng lây lan rất mạnh. Từ năm 2009, bệnh này đã
được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tuy nhiên có thể vì chưa có trường
hợp tử vong nên hầu như người dân còn xem nhẹ. Khi phỏng vấn hầu như rất ít
người hiểu đúng về tên gọi, đường lây, dấu hiệu của bệnh và cách phòng bệnh.
Tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về bệnh cúm A(H1N1) là 16,9%, mức rất
thấp. Nghiên cứu tương tự của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 69,8% [4].
4.1.14. Kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em: Hệ thống
báo cáo về tai nạn thương tích đã được thiết lập sớm ở trong ngành y tế tuy
nhiên công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích nói chung vẫn còn
hạn chế, chủ yếu thực hiện lồng ghép trong các buổi truyền thông chủ đề khác.
Những năm 2003, 2004, 2005, 2006 nhiều xã thuộc địa bàn huyện Đăk Tô, Đăk
Hà và Kon Plong được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức về phòng chống tai nạn
thương tích do có dự án của UNICEF hỗ trợ. Hiện nay, tỷ lệ hiểu biết đúng về
phòng chống tai nạn thương tích ở người dân qua nghiên cứu của chúng tôi là

16,1%.
4.1.15. Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS: Những năm gần đây, công
tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS đã được đẩy mạnh, mạng lưới cán bộ
làm công tác phòng chống HIV/AIDS đã được hình thành từ tuyến tỉnh đến cơ
sở. Tuy nhiên, tỷ lệ hiểu biết của người dân về phòng chống HIV/AIDS vẫn còn
ở mức rất thấp, 15,5%. Nghiên cứu tương tự của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ
này là 69,3% [4].
4.1.16. Kiến thức về tác hại của hút thuốc lá: Đây là lần đầu tiên chúng tôi
tiến hành phỏng vấn sự hiểu biết của người dân về tác hại của hút thuốc lá trên
địa bàn tỉnh. Nội dung này đã được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 12,5% người dân hiểu biết
đúng về tác hại của thuốc lá.
4.1.17. Kiến thức về phòng chống bệnh cúm A(H5N1): Tương tự như cúm
A(H1N1), tỷ lệ hiểu biết về phòng chống bệnh cúm A(H5N1) còn rất thấp,
12,4%. Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn không phân biệt được cúm
A(H1N1) với cúm A(H5N1), trong khi các địa phương khác đối với cúm
A(H1N1) người dân thường gọi là “cúm heo”, đối với cúm A(H5N1) người dân
thường gọi là “cúm gà”. Mặc dù cách gọi này là không chính thức nhưng dù sao
cũng dễ phân biệt, từ đó gợi ý cho họ có những biện pháp phòng ngừa đúng hơn.
4.1.18. Kiến thức về tác hại của uống rượu: Tương tự như thuốc lá, trong
nghiên cứu này, chúng tôi phỏng vấn cả hiểu biết của người dân về tác hại của
rượu đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu của chúng tôi cho biết, trong 800
đối tượng phỏng vấn, có 30,5% đối tượng trả lời có uống rượu, 69,5% đối tượng
16


trả lời không uống. Kết quả thống kê chung có 12,1% đối tượng có kiến thức
đúng về tác hại của rượu đối với sức khỏe con người, tỷ lệ này ở mức rất thấp.
4.1.19. Kiến thức về phòng chống bệnh tiểu đường: Cũng như bệnh tăng
huyết áp, bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một trong những bệnh

có tính chất nguy hiểm cho cộng đồng, đã được đưa vào chương trình mục tiêu
quốc gia về y tế. Nhiều địa phương đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động truyền
thông và khám phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Tại tỉnh Kon Tum, dự án
phòng chống bệnh đái tháo đường được triển khai từ năm 2010 tại 02 phường,
02 xã và 05 thị trấn. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người dân có
kiến thức đúng về bệnh đái tháo đường là 10,1%, mức rất thấp.
4.1.20. Kiến thức về phòng chống bệnh tâm thần: Sức khỏe tâm thần cộng
đồng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngày 10/10/1998 Thủ
tướng Chính phủ ký bổ sung Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng vào
Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội - bệnh dịch
nguy hiểm HIV/AIDS, nay thuộc Chýõng trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tuy
nhiên qua nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ngýời dân hiểu biết về bệnh tâm thần
là 9,9%, thấp nhất trong biểu đồ 2b.
Đánh giá chung về kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân
tỉnh Kon Tum, với 800 đối tượng được phỏng vấn theo đúng phương pháp
nghiên cứu khoa học, kết quả là: 18,6% người dân có kiến thức đúng về chăm
sóc sức khỏe thiết yếu. Đây là một kết quả rất thấp. Nghiên cứu tương tự của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ này là 66% [4].
4.2. Nguồn cung cấp thông tin
Thời gian qua, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức, góp phần thay đổi hành vi trong phòng chống bệnh tật và chăm sóc
sức khỏe nói chung luôn được triển khai tích cực, phong phú về nội dung, đa
dạng về hình thức. Với lợi thế vừa có tiếng vừa có hình ảnh ấn tượng minh họa,
đáp ứng thị hiếu cả nghe và nhìn nên kênh truyền hình là nguồn cung cấp thông
tin được người dân tiếp cận nhiều nhất (83,3%). Tuy nhiên ở tỉnh Kon Tum, hầu
hết nguồn thông tin từ kênh này đều do chương trình của trung ương sản xuất,
bởi theo khảo sát năm 2010 của Sở Thông tin và Truyền thông Kon Tum, 72,8%
số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Kon Tum xem tivi bằng “chảo lậu” [7] - thu trực
tiếp các kênh từ vệ tinh, trong khi Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Kon Tum
chưa thực hiện phát sóng qua vệ tinh (cho đến nay (2014) vẫn chưa thực hiện

phát sóng qua vệ tinh). Nếu không tính nguồn thông tin từ tivi ra thì rõ ràng
nguồn thông tin từ cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn/làng chiếm tỷ lệ cao
nhất: 37,6% và 31,6% (nếu gộp lại 02 lực lượng này thì tỷ lệ là 69,2%), tiếp đó
nguồn thông tin từ báo chí (20%). Nghiên cứu về vai trò của các tổ chức, đoàn
thể trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe của tác giả Nguyễn Thị Kim
Vân, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Quảng Nam cũng cho kết quả
nguồn thông tin về sức khỏe cho người dân từ cán bộ y tế là 71,6% [8]. Đây là
đặc điểm mà các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng không thể bỏ qua khi xây dựng
kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn của mình. Nguồn cung cấp
thông tin về sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu nhất vẫn là lực
17


lượng cán bộ y tế xã và nhân viên viên y tế thôn/làng. Các kênh khác sẽ hỗ trợ
đắc lực cho lực lượng cán bộ y tế xã và nhân viên y tế thôn làng trong công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe. Ngoài ra hiện nay còn xuất hiện thêm một kênh
mới, đó là internet, chiếm tỷ lệ 9,3%, trong khi khảo sát ở 381 đối tượng trên địa
bàn tỉnh năm 2012 của chúng tôi [9], nguồn thông tin này chưa được người dân
nhắc tới.
4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sức khỏe
Nhìn tổng thể Biểu đồ 3, chúng tôi thấy số đối tượng có kiến thức chưa
đúng về chăm sóc sức khỏe thiết yếu cao hơn so với số đối tượng có kiến thức
đúng. Rõ nhất là ở các yếu tố vùng, dân tộc và nghề nghiệp. Ba yếu tố này có sự
chênh lệch rõ rệt mà ở phần trình bày kết quả nghiên cứu đã khẳng định có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; vùng dân tộc thiểu số; đối tượng làm
nông có tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe thấp hơn so với vùng thành thị, là
nơi tập trung dân tộc Kinh sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau. Đánh giá
chung về các yếu tố liên quan trong nghiên cứu này là: không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu giữa đối tượng có

trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống so với đối tượng có trình độ học
vấn từ trung học phổ thông trở lên, điều này được lý giải như sau: Mặc dù đối
tượng có trình độ học vấn hơi thấp một chút nhưng nếu được thường xuyên
truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe thì kết quả là các đối tượng này
vẫn sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là
phương châm hành động đối với những người làm công tác truyền thông. Tục
ngữ Việt Nam có câu: “Mưa lâu thấm đất” trong trường hợp này là không sai.

18


KẾT LUẬN
1. Kiến thức chăm sóc sức khỏe thiết yếu
1.1. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh sốt rét: 62,7%.
1.2. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh sốt xuất huyết: 42,1%.
1.3. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng chống ngộ độc thực phẩm: 38,6%.
1.4. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh tay chân miệng: 35,9%.
1.5. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh tiêu chảy: 32,9%.
1.6. Tỷ lệ người dân hiểu biết về chương trình TCMR: 26,9%.
1.7. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh lao: 25%.
1.8. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh phong: 21,1%.
1.9. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh ung thư: 19,6%.
1.10. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh hen phế quản: 18,8%.
1.11. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh tăng huyết áp: 18,5.
1.12. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng chống SDD trẻ em: 18%.
1.13. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh cúm A(H1N1): 16,9%.
1.14. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng chống TNTT ở trẻ em: 16,1%.
1.15. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng chống HIV/AIDS: 15,5%.
1.16. Tỷ lệ người dân hiểu biết về tác hại của hút thuốc lá: 12,5%.
1.17. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng bệnh cúm A(H5N1): 12,4%.

1.18. Tỷ lệ người dân hiểu biết về tác hại của uống rượu: 12,1%.
1.19. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng chống bệnh tiểu đường: 10,1%.
1.20. Tỷ lệ người dân hiểu biết về phòng chống bệnh tâm thần: 9,9%.
Đánh giá chung, tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người
dân tỉnh Kon Tum là 18,6%. Đây là một kết quả rất thấp.
2. Nguồn cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe
- 83,3% từ kênh truyền hình (đối với nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì
kênh truyền hình của trung ương là chủ yếu).
- 37,6% từ cán bộ y tế xã.
- 31,6% từ nhân viên y tế thôn/làng/tổ dân phố.
- 20% từ báo chí.
- 15,6% từ hệ thống loa truyền thanh của xã/phường/thị trấn.
- 9,3% từ Internet.
- 8,4% từ đài FM.
19


- 5,6% từ tờ rơi, tờ gấp.
- 2,3% từ nguồn khác (cán bộ thôn, bạn bè, người thân).
3. Các yếu tố liên quan
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc sức
khỏe thiết yếu giữa vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa với vùng thành thị.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe thiết yếu
giữa đối tượng có trình độ học vấn trên trung học cơ sở và đối tượng có trình độ
học vấn dưới trung học cơ sở.

20


KHUYẾN NGHỊ

1. Để nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân, đề
nghị toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
cho nhân dân mà đi đầu là ngành Y tế.
2. Trước mắt cần quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe thông qua hình thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng;
quan tâm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế xã và
nhân viên y tế thôn làng, vì đây là lực lượng chủ yếu nhất để triển khai công tác
tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho nhân dân, là lực lượng quyết định trực tiếp
đến kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân
trên địa bàn.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên xem các
chương trình khoa giáo được phát trên VTV1, VTV2…, trong đó có các mục về
phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe. Đối với người dân vùng thành thị, ngoài
việc thường xuyên xem chương trình của đài truyền hình trung ương cần theo
dõi các chuyên mục về sức khỏe được phát sóng trên Đài Phát thanh truyền hình
tỉnh Kon Tum.
3. Để tỷ lệ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân trên địa
bàn tỉnh Kon Tum được nâng cao và có tính bền vững, cần ưu tiên triển khai
thường xuyên, liên tục các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] truy cập ngày
11/11/2014.
[2] Trưởng Cao đẳng Y tế Hà Đông (2011), Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban
đầu, Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế.
[3] Nguyễn Văn Hiến (2010), Nghiên cứu thực trạng truyền thông giáo dục sức

khỏe tuyến huyện và xây dựng thí điểm mô hình Phòng truyền thông giáo dục
sức khỏe ở Trung tâm Y tế dự phòng huyện.
[4] Nguyễn Văn Lên, Nguyễn Thị Thanh An, Cao Thị Phương Thủy, Lê Thị
Xuân (2013), Khảo sát kiến thức về chăm sóc sức khỏe thiết yếu tại gia đình và
cộng đồng của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2013
[5] Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2011), Quy hoạch phát triển sự nghiệp
Chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định
hướng đến năm 2025.
[6] truy cập ngày
10/12/2014.
[7] truy cập ngày 10/12/2014.
[8] Nguyễn Thị Kim Vân (2013), Khảo sát vai trò của tổ chức Đảng, chính
quyền, đoàn thể các cấp trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại tỉnh
Quảng Nam.
[9] Y Dêch Buôn-yă (2012), Đánh giá kiến thức, thực hành phòng bệnh tay
chân miệng ở người dân độ tuổi 18-30 tỉnh Kon Tum.

22


×