Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 91 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
VŨ DUY CẢNG-TRỊNH VĨNH LONG-NGUYỄN MINH HẢO

TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2

LƯU HÀNH NỘI BỘ
1


MỤC LỤC
Giới thiệu chung về tài liệu văn hóa địa phương.

3

Chương I: ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Phần I: Địa lí Thanh Hóa
Bài 1. Địa lí tự nhiên

4

Bài 2. Xã hội dân cư

9

Bài 3. Địa lí kinh tế

15


Phần II: Lịch sử địa phương Thanh Hóa
Bài 1. Thanh Hóa thời kì trước năm 1945

20

Bài 2. Thanh Hóa thời kì sau năm 1945 đến năm 1975

26

Chương II: NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
Bài 1. Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa

32

Bài 2. Văn học viết Thanh Hóa

38

Bài 3. Ngôn ngữ địa phương

49

Bài 4. Dạy học ngữ văn địa phương cho học sinh tiểu học Thanh Hóa

55

Bài 5. Thực hành dạy học ngữ văn địa phương

58


Bài 6. Ôn tập về ngữ văn địa phương

59

Chương III: VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG
Bài 1. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa

61

Bài 2. Lễ hội

68

Bài 3. Phong tục tập quán

73

Bài 4. Một số trò chơi dân gian ở Thanh Hóa

78

Bài 5. Dạy học văn hóa địa phương ở tiểu học

81

Bài 6. Tổ chức thực hành giáo dục văn hóa địa phương

84

Bài 7 Ôn tập văn hóa địa phương


87

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU VĂN HOÁ ĐỊA PHƯƠNG
2


Tài liệu văn hoá địa phương tỉnh Thanh Hoá gồm 3 nội dung: Địa lí và
Lịch sử; Ngữ văn và Văn hoá được chia thành 3 chương.
Chương 1: Địa lí và Lịch sử địa phương.
Chương 2: Ngữ văn địa phương
Chương 3: Văn hoá địa phương.
Mỗi chương được chia thành các bài, mỗi bài có thời lượng từ 1 đến 2
tiết.
Cấu trúc bài viết dưới dạng tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Mỗi bài viết bao
gồm các mục: Mục tiêu; Thời gian thực hiện; Các phương tiện hỗ trợ; Nội dung
chính. Trong phần nội dung thể hiện rõ các hoạt động của học viên (chủ yếu
hoạt động theo nhóm) và hoạt động của giảng viên (các thông tin phản hồi).
Cuối mỗi bài đều có câu hỏi, bài tập tự đánh giá và thông tin phản hồi cho câu
hỏi, bài tập đó.
Mục tiêu của tài liệu: Bồi dưỡng năng lực về văn hoá địa phương cho
giáo viên, cán bộ quản lí và sinh viên sư phạm tiểu học; giúp giáo viên tiểu học
nắm được một cách hệ thống các thông tin về điều kiện địa lí, lịch sử, ngữ văn
và văn hoá trong tỉnh, từ đó biết lựa chọn các nội dung thích hợp để dạy lồng
ghép trong các tiết học về Địa lí, Lịch sử và Ngữ văn ở tiểu học.
Đối tượng sử dụng tài liệu: cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh
tiểu học.
Thời lượng: tài liệu dùng để bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu
học, đồng thời cũng là tài liệu đọc thêm cho học sinh. Thời lượng của tài liệu
dùng để bồi dưỡng giáo viên gồm 30 tiết. Trong đó phần lịch sử địa lí địa

phương 10 tiết; ; phần ngữ văn 10 tiết; phần văn hoá địa phương 10 tiết.
Cách sử dụng tài liệu:
Tài liệu viết dưới dạng tập huấn giáo viên, dùng để tập huấn cán bộ quản
lí và giáo viên tiểu học, trước hết là bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên tiểu
học các đơn vị tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học.
Giáo viên dùng tài liệu này để lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp lồng ghép
trong các tiết giảng dạy về Địa lí, Lịch sử và Tiếng Việt, giáo viên cũng có thể
dựa vào tài liệu này để soạn thành tiết học riêng dạy học sinh phần kiến thức địa
phương quy định trong một số môn học.
Trong quá trình viết tài liệu, các tác giả tham khảo và sử dụng một số số
liệu, tư liệu trong cuốn Dư địa chí Thanh Hoá và trong trang Web: vi.
wikipedia.org
Tác giả bài viết là những cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm trong quản
lí, chỉ đạo giáo dục tiểu học nhưng ít tham gia viết tài liệu nên bài viết không
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của bạn đọc.
3


BAN BIÊN TẬP

Chương I. Địa lí và Lịch sử địa phương
Phần I. ĐỊA LÍ THANH HOÁ
Bài 1.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
(2 tiết)

Mục tiêu
- Giúp học viên nắm được những nét chung nhất về địa hình, địa mạo, khí
tượng thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hoá.

- Từ những đặc điểm tự nhiên như trên, học viên nhận thức rõ những lợi
thế cũng như những khó khăn của tỉnh trong bước đường phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội.
- Giáo dục lòng tự hào quê hương và ý chí phấn đấu xây dựng quê hương
Thanh Hoá ngày càng giàu mạnh.
Các phương tiện hỗ trợ
Máy tính và máy chiếu đa năng
Giới thiệu
Ai cũng biết rằng Thanh Hoá đất rộng, người đông, đa dạng vùng, miền.
Thanh Hoá như một nước Việt nam thu nhỏ. Nghiên cứu bài học hôm nay sẽ
minh chứng cho điều đó. Cụ thể, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét
chung nhất về địa hình, địa mạo, khí tượng thuỷ văn và tài nguyên thiên nhiên
của tỉnh Thanh Hoá.
1. Địa hình, địa mạo tỉnh Thanh Hoá
(Chiếu lên bảng bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá)
Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 4.
Quan sát bản đồ và bằng những hiểu biết, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Các phía Bắc, Nam, Đông, Tây của Thanh Hoá tiếp giáp những đâu ?
- Đường biên giới với Lào, đường biển dài khoảng bao nhiêu kilômet ?
- Kể tên các huyện miền núi, đồng bằng trung du và ven biển, những
huyện miền núi nào có biên giới với Lào ?
4


Thông tin phản hồi.
Theo số liệu đo đạc của cục bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18'
Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp
ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ
An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía
đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ

biển dài hơn 102 km. Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm
3 vùng: Miền núi - Trung du; Đồng bằng; Ven biển. Thanh Hóa có thềm lục địa
rộng 18.000 km².


Vùng miền núi, trung du
5


Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng
miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ
nét như ở Bắc Bộ. Do đó nhiều nhà nghiên cứu đã không tách miền đồi trung du
của Thanh Hóa thành một bộ phận địa hình riêng biệt mà coi các đồi núi thấp là
một phần không tách rời của miền núi nói chung.
Miền đồi núi Thanh Hóa bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh,
Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát,
Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Thạch Thành chiếm 2/3 diện tích của tỉnh, trong đó có
5 huyện có đường biên giới với Lào là Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang
Chánh, Thường Xuân. Vùng đồi núi phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên
có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và
các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện.
Miền đồi núi phía Nam đồi núi thấp, đất màu mỡ thuận lợi trong việc phát triển
cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc
hai huyện Như Thanh và Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý,
thú quý.


Vùng đồng bằng

Gồm các huyện (thị, thành phố): Nông Cống, Triệu Sơn, TP Thanh Hóa,

Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hà Trung, Thị xã Bỉm
Sơn. Vùng đồng bằng của Thanh Hóa (bao gồm cả đồng bằng ven biển) lớn
nhất miền Trung và thứ ba của cả nước. Đồng bằng Thanh Hoá diện tích bằng
1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km².
Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do
phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm đồng bằng
thấp nhất so với mực nước biển là 1m.


Vùng ven biển

Bãi biển Sầm Sơn
6


Gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn, Quảng
Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở Nga Sơn và
các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển dài, tương đối
bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn
thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu dịch vụ, khu
công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, nam Sầm Sơn, Nghi Sơn).
2. Khí tượng, thủy văn
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4.
Hãy nêu các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão ở Thanh Hoá (số lượng,
thời gian, loại hình).

Thông tin phản hồi cho hoạt động 2.
Nằm trong vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có 3 mùa gió:
1) Gió Bắc (còn gọi là gió bấc): Không khí lạnh từ áp cao Serbia về, qua
Trung Quốc thổi vào

2) Gió Tây Nam: Từ vịnh Bengal qua Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng
nên gọi là gió Lào hay gió Tây Nam
3) Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát
mẻ.


Mùa nóng:

Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều
thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới 3940 °C


Mùa lạnh:

Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay
xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước
trung bình hàng năm khoảng 1730-1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ
từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng
mưa chỉ dưới 15%.


Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao
tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C.
7






Độ ẩm không khí: trung bình 80-85%
Nắng:

Hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít
nắng là tháng 2 và tháng 3.


Bão:

Thông thường, từ 3-5 năm lại xuất hiện một lần bão vào Thanh Hóa từ cấp 9
đến cấp 10, cá biệt có năm cấp 11 đến cấp 12.


Thủy văn:

Hàng năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ
m³, ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn
vào, khối nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.
3. Tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm 4.
Hãy nêu tên những nguồn tài nguyên thiên nhiên của Thanh Hoá mà
anh, chị biết.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3.
Tỉnh Thanh Hóa đa dạng nguồn tài nguyên, nhưng nhìn chung nguồn tài
nguyên có trữ lượng không lớn và thường phân bố không tập trung nên rất khó
cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng. Trong tỉnh hiện tại mới chỉ có một
số nhà máy đang tiến hành khai thác nguồn tài nguyên, như: nhà máy xi măng
Bỉm sơn, xi măng Nghi sơn, phân bón Hàm rồng,... Đa số nguồn tài nguyên

đang bị thất thoát do kiểm soát không chặt chẽ. Theo số liệu của Sở Tài nguyên
và Môi trường Thanh Hóa năm 2004 thì nguồn tài nguyên của tỉnh như sau:







Đá vôi làm xi măng: Trữ lượng 370 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở
các huyện: Quan Hóa, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bỉm Sơn, Hà Trung.
Sét làm xi măng: Trữ lượng 85 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện:
Hà Trung, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia.
Sét làm gạch ngói: Trữ lượng trên 20 triệu khối, chất lượng tốt, phân bố
chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Hà Trung, Thiệu Hóa, Yên Định,
Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Sét cao nhôm: Trữ lượng 5 triệu tấn, làm gạch chịu lửa và gạch ốp lát.
Cát xây dựng: Trữ lượng rất lớn, phân bố khắp tỉnh.
8


















Đá ốp lát: Trữ lượng 2-3 tỉ khối, chất lượng tốt có nhiều màu sắc đẹp, độ
bền cao.
Đá bọt: Làm phụ gia xi măng
Quặng sắt: Có 5 mỏ đã được thăm dò, trữ lượng 3 triệu tấn.
Quặng crom: Trữ lượng 21.898 triệu tấn (đặc biệt cả nước chỉ có ở Triệu
Sơn và Ngọc Lặc của Thanh Hóa).
Vàng sa khoáng: Tập trung ở Cẩm Thủy, Bá Thước, Thường Xuân.
Vàng gốc: Tập trung chủ yếu ở làng Nèo huyện Bá Thước
Phốt pho rit: Trữ lượng 1 triệu tấn, chất lượng trung bình.
Secpentin: Trữ lượng 15 triệu tấn, chất lượng khá tốt.
Đô lô mit: Trữ lượng 4,7 triệu tấn, chất lượng rất tốt.
Than đá: Trữ lượng không đáng kể
Than bùn: Trữ lượng 2 triệu tấn, là nguyên liệu chính để làm phân bón vi
sinh.
Nước ngọt: Với các sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Hoạt, sông
Bưởi, sông Bạng, sông Yên,... Tổng chiều dài là 881 km, với tổng diện
tích lưu vực là 39.756 km². Tổng lượng nước ngọt trung bình hằng năm là
19,52 tỷ m³.
Muối biển: Nước biển Thanh Hóa có độ mặn cao 2,5-2,8% vào các tháng
từ 11 đến tháng 6 năm sau, cao nhất là vào tháng giêng 3,2-3,3%. Do đó,
Thanh Hoá có điều kiện phát triển công nghiệp ngành muối.

Câu hỏi tự đánh giá.
1) Hãy nêu những đặc điểm địa lí tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá (địa hình, địa

mạo, thời tiết, khí hậu, gió mùa).
2) Hãy nêu những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thanh Hoá.

Bài 2.

XÃ HỘI DÂN CƯ
(2 tiết)

Mục tiêu
Học viên nắm được các đơn vị hành chính trong tỉnh và sự phân bố dân
cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành chính.
Từ sự phân bố dân cư đó, thấy được thế mạnh và những khó khăn của
từng vùng và cũng hiểu được chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát
triển bình đẳng của các dân tộc.
Các phương tiện hỗ trợ
9


- Bản đồ hành chính tỉnh thanh Hoá
- Biểu bảng về sự phân bố dân cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành
chính.
Giới thiệu
Thanh Hoá là một tỉnh đông dân thứ ba trên toàn quốc (sau Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh), có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Để hiểu rõ sự
phân bố dân cư theo dân tộc và theo các đơn vị hành chính trong tỉnh, từ đó hiểu
được các chính sách của Đảng, Nhà nước và thấy được trách nhiệm của bản
thân trong sự phát triển bình đẳng các dân tộc, bài học hôm nay giúp chúng ta
thoả mãn những hiểu biết đó.
Hoạt động 2. Thảo luận theo nhóm 4
- Tỉnh thanh Hoá có bao nhiêu đơn vị hành chính (huyện). kể tên

các đơn vị theo vùng: miền núi - trung du; đồng bằng; ven biển.
- Thanh Hoá có bao nhiêu dân tộc cùng sinh sống, sự phân bố các
dân tộc theo vùng.

Thông tin phản hồi
Tỉnh thanh Hoá có 1 thành phố là đô thị loại II, 2 thị xã và 24 huyện,
được tạm chia thành 3 vùng:
Miền núi - Trung du, gồm 11 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá,
Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Thường Xuân,
Như Xuân, Như Thanh, trong đó có 4 huyện miền núi thấp là Như Thanh,
Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, 7 đơn vị còn lại là miền núi cao.
Đồng bằng, gồm 10 huyện, thị, thành phố: TP Thanh Hoá, Thị xã Bỉm
Sơn, huyện Hà Trung, Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thiệu Hoá, Yên
Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân.
Ven biển, gồm 6 huyện, thị xã: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Thị xã
Sầm Sơn, huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Thanh Hóa là tỉnh có dân số lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay. Lịch sử
hình thành và phát triển của xứ Thanh gắn liền với quá trình cộng cư của người
Việt với người Mường và các dân tộc khác. Đồng thời có một bộ phận không
nhỏ dân cư Thanh Hóa đang sinh sống tại các đô thị lớn trong nước như Hà
10


Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh... cũng như tại một số nước trên
thế giới.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người,
đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong 10
năm từ 1999 đến 2009, quy mô dân số giảm 0,2 %, do số dân tăng tự nhiên
không thể bù đắp được số người chuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành
phố khác

Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành
thị là 354.880 người. Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310 người/km²
(năm 1999) xuống 305 người/km² (năm 2009). Tỉ số giới tính (số nam trên 100
nữ) tăng từ 95,6 % (năm 1999) lên 98,0 % (năm 2009), tương đương với mức
chung của cả nước.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân
tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, HMông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm
phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có
dân số và địa bàn sống thu hẹp hơn, như người Khơ Mú chỉ sống chủ yếu ở 2
bản Đoàn Kết - xã Tén Tằn và Suối Lách - xã Mường Chanh, huyện Mường
Lát.

Dân số
các dân
tộc chủ
yếu

Mường

Thổ

Khơ


Thái

HMông

Dao


Dân số
2.898.311 328.744
(người)

8.980

607

210.908

15.325

5.077

Kinh

Huyện
Các
Quan
Các
Huyện
Mường
huyện:
Hóa,Quan
huyện:
Huyện
Lát,
Địa bàn
Như
Ngọc

Sơn,
Ngọc
Quan
cư trú Khắp tỉnh Lặc,Cẩm Xuân, Mường

Lặc,
Như
Lát
Hóa,
chủ yếu
Thủy,
Thước,Lang
Cẩm
Quan
Thanh
Thạch
Chánh,
Thủy
Sơn
Thành,
Thường
11


Bá Thước

Xuân

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam


Dân tộc Kinh
Dân số năm 1999 là 2.898.311 người. Người Kinh sinh sống ở hầu khắp
các vùng trong tỉnh. Dân tộc Kinh có vị trí quan trọng trong đời sống nói chung
và việc phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội ở tỉnh Thanh Hóa.
Người Kinh hay người Việt là một trong những dân tộc bản địa tại Thanh
Hóa. Những thành tựu khảo cổ học cho thấy vào thời đại đồng thau, lưu vực
sông Mã, sông Chu đã trở thành trung tâm cư trú của người Việt cổ trên đất
Thanh Hóa. Họ đã biến những đầm lầy hoang, cồn bãi hoang dại ven các con
sông thành những vùng đất màu mỡ và xây dựng những xóm làng đầu tiên của
người Việt cổ xứ Thanh.
Dân tộc Mường
Dân cư Mường ở Thanh Hóa ngày nay sinh sống chủ yếu ở vùng đồi và
núi thấp, có khả năng phát triển kinh tế đồi rừng. Người Mường sinh sống tập
trung ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước...
Dân tộc Mường có dân số nhiều nhất (328.744 người, số liệu năm 1999)
so với các dân tộc thiểu số khác ở trong tỉnh. Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có
hai nhánh: nhánh Mường Trong (theo quan niệm của đồng bào là mường gốc)
xuất xứ từ Mường Ống, huyện Bá Thước ngày nay. Nhánh Mường Ngoài từ
tỉnh Hòa Bình chuyển vào Thạch Thành. Theo các tài liệu lịch sử, người Mường
cùng chung nguồn gốc với người Việt cổ.
Người Mường cũng như người Thái ở nhà sàn, quần tụ lại thành chòm
bản ở chân đồi hoặc gần sông suối. Nghề chính của đồng bào là làm ruộng, rẫy.
Người Mường có nền văn hóa lâu đời, dân ca, dân vũ phong phú, đa dạng
nhưng chưa có chữ viết riêng, ngôn ngữ theo nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.
Các dòng họ chủ yếu của người Mường là: Phạm, Nguyễn Đình, Trương Công,
Quách, Cao, Lê Xuân, Bùi...
Dân tộc Thổ
Dân tộc Thổ ở Thanh Hóa có nhiều nét gần với dân tộc Mường và dân tộc
Kinh. Người Thổ chỉ có một họ duy nhất là họ Lê. Dân tộc Thổ cư trú chủ yếu ở
huyện Như Xuân và Như Thanh. Dân số năm 1999: 8.980 người. Nét riêng biệt

12


của người Thổ là bộ sắc phục của phụ nữ khá độc đáo, duyên dáng. Phương
thức canh tác chủ yếu là cấy lúa nước.
Dân tộc Khơ Mú
Dân tộc Khơ Mú sống tập trung ở 2 bản: Đoàn Kết, xã Tén Tằn và Suối
Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát. Dân số năm 1999 là 607 người.
Dân tộc Khơ Mú không có chữ viết. Tiếng nói theo ngôn ngữ Khơ me. Nét đặc
trưng của đồng bào dân tộc Khơ Mú là sống hòa thuận trong chòm, trong bản.
Mối quan hệ dòng họ rất nghiêm ngặt. Tộc trưởng có quyền quyết đoán mọi
chuyện. Người Khơ Mú hầu như chỉ quan hệ với bên ngoài về kinh tế, còn quan
hệ tình cảm, văn hóa khép kín trong dòng tộc. Từ khi có chính sách định canh
định cư, cuộc sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú đã có nhiều thay đổi. Con
trai, con gái đã được đi học, giao tiếp rộng rãi và đã lấy chồng, lấy vợ người dân
tộc khác.
Dân tộc Thái
Lịch sử người Thái ở Thanh Hóa có quan hệ gần gũi và chặt chẽ với
người Thái ở Tây Bắc và có nguồn gốc từ dòng họ Lò Khăm (tiếng Thái Đen).
Các dòng họ chủ yếu của người Thái là: Hà, Phạm, Lang, Lò, Vi, Đinh... Người
Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Táy Dọ) và Thái Đen (Táy Đăm).
Người Thái Trắng sống tập trung ở hai huyện Thường Xuân, Như Xuân và một
số bản giáp huyện Triệu Sơn. Người Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung ở các
huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh... Dân số 210.908 người
(tính đến 1-4-1999).
Người Thái thường lập mường, lập bản theo sông, suối. Tên bản thường
đặt theo tên sông, tên suối, tên núi, tên đồi... nơi cư trú. Từ xa xưa, người Thái
đã biết dựa vào lợi thế tự nhiên của các thung lũng, bãi bồi ven sông để khai
khẩn thành ruộng nước, nhiều thửa ruộng tập trung thành cánh đồng phì nhiêu.
Đặc điểm của người Thái Trắng và Thái Đen về cơ bản giống nhau, chỉ

khác nhau ở trang phục phụ nữ. Phụ nữ Thái Trắng có cạp váy ngắn, phần váy
thêu hình con rồng. Còn về tiếng nói chỉ khác chút ít về phát âm, cùng chung
ngữ hệ Tày – Thái. Người Thái có chữ viết riêng, ở nhà sàn; trước đây còn có
nhiều thế hệ cùng ở chung trong một nhà, nay thì phân chia thành các gia đình
theo cặp vợ chồng. Người Thái ở những nơi có nguồn nước, bản làng trù phú
đông vui.
Dân tộc HMông
Trước năm 1992, dân tộc Mông ở Thanh Hóa chỉ có một số ít, cư trú chủ
yếu ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát. Từ năm 1992 trở lại đây, người Mông từ
13


các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái... di cư vào, dân số đã tăng lên 15.325 người
(số liệu năm 1999). Dân tộc Mông có nhiều dòng họ, trong đó có 3 họ lớn là họ
Hơ, họ Thao và họ Lầu. Hiện nay người Mông sống chủ yếu ở gần 20 chòm bản
thuộc các xã Pù Nhi, Mường Lý, Trung Lý, Tam Chung, Quang Chiểu, huyện
Mường Lát và một số chòm ở các huyện Quan Sơn và Quan Hóa.
Địa bàn cư trú của người Mông đều tập trung ở vùng núi cao, rừng
nguyên sinh và đầu nguồn sông, suối. Cuộc sống dựa vào phát nương làm rẫy.
Dân tộc Mông có tiếng nói, chữ viết riêng, có những phong tục tập quán đặc
biệt để ràng buộc các thành viên trong cộng đồng.
Dân tộc Dao
Dân tộc Dao ở Thanh Hóa tương truyền là từ Tuyên Quang, Phú Thọ,
Quảng Ninh chuyển vào khoảng 4 đến 5 đời. Dân tộc Dao ở Thanh Hóa hiện
gồm 2 nhóm là Dao Tiền (tập trung chủ yếu ở huyện Mường Lát) và Dao Quần
Chẹt (tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Tổng số
dân tộc Dao là 5.077 người (số liệu năm 1999).
Người Dao dùng chữ Nho để ghi chép, khi đọc phát âm theo tiếng Dao.
Trình độ hiểu biết, khả năng giao tiếp khá năng động, nhạy bén so với các dân
tộc thiểu số khác. Dòng họ lớn nhất của dân tộc Dao là họ Triệu, ngoài ra còn

có các họ Phan, Phùng, Bàn... Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nửa sàn, nửa
đất nhưng đến nay người Dao ở vùng thấp đã dựng nhà gần giống như nhà của
người Kinh.
Trước đây, người Dao sống du canh, du cư. Nguồn sống của bà con dân
tộc Dao dựa vào nương rẫy. Từ cuộc vận động định canh định cư, phần lớn
người Dao đã xuống núi tập trung sản xuất, vừa đa canh, vừa thâm canh. Mọi
chòm bản đều có trường lớp cho con em đi học. Tuy sống xen ghép với các dân
tộc đông người, nhưng người Dao vẫn giữ được nét riêng biệt, độc đáo của dân
tộc mình về văn hóa, lễ hội và sắc phục.
Dân cư phân bố theo các đơn vị hành chính
Theo kết quả các cuộc điều tra dân số, huyện Quảng Xương có số dân
đông nhất tỉnh trong khi huyện miền núi Mường Lát có dân số thấp nhất. So với
năm 1999, dân số của các huyện đồng bằng năm 2009 nói chung giảm đi do
thực hiện khá tốt kế hoạch hóa gia đình và do di cư đến các vùng khác trong
nước. Ngược lại dân số các huyện miền núi đều tăng lên.
Dân số các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Tên

Năm 1999 Năm 2009

Tên
14

Năm 1999 Năm 2009


Thành phố
Thanh Hóa
Thị xã
Bỉm Sơn

Sầm Sơn
Huyện
Bá Thước
Cẩm Thủy
Đông Sơn
Hà Trung
Hậu Lộc
Hoằng Hóa
Lang Chánh
Mường Lát
Nga Sơn

179.324

210.844

54.351
53.739

54.148
54.109

97.660
108.697
109.507
119.671
174.303
249.997
42.079
27.830

142.434

96.412
100.425
102.765
107.798
165.470
246.309
45.417
33.614
135.805

Ngọc Lặc
Như Thanh
Như Xuân
Nông Cống
Quan Hóa
Quan Sơn
Quảng Xương
Thạch Thành
Thiệu Hóa
Thọ Xuân
Thường Xuân
Tĩnh Gia
Triệu Sơn
Vĩnh Lộc
Yên Định

129.220
79.375

55.499
182.955
41.327
31.574
261.126
135.684
193.019
233.040
86.642
218.923
211.233
85.553
162.545

129.119
85.152
64.303
183.074
43.855
35.428
256.351
136.264
176.994
213.066
83.241
214.420
195.286
80.227
155.112


1. Tổng cục Thống kê Việt Nam. “Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và
Nhà ở 2009”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.
2. Tổng cục Thống kê Việt Nam. “Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
1999”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.
Câu hỏi tự đánh giá.
Hãy nêu tên và đặc điểm sinh sống, văn hoá, phong tục của các nhóm dân
tộc chủ yếu sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá./.
Bài 3.

ĐỊA LÍ KINH TẾ
(2 tiết)

Mục tiêu
Giúp học viên nắm được các điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều
lợi thế cho phát triển các ngành kinh tế; thấy được bức tranh phát triển kinh tế
của tỉnh và những tiềm năng chưa được khai thác, từ đó xác định trách nhiệm
của bản thân trong việc góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.
Các phương tiện hỗ trợ
Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá
Máy tính và máy chiếu đa năng.
15


Giới thiệu
Người ta thường nói: “Việt Nam rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, tỉnh
Thanh Hoá như một nước Việt Nam thu nhỏ, cũng có rừng, có biển, có trung du
và đồng bằng rộng lớn, những lợi thế về tự nhiên đó đã có tác động thế nào đến
sự phát triển kinh tế của tỉnh? hiện trạng sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh
ta như thế nào?. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ những vấn đề đó.
Hoạt động 1. Thảo luận theo nhóm 4

Tìm hiểu những đặc điểm về rừng, sông ngòi, biển, đồng bằng của
Thanh Hoá có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Những ngành nghề kinh tế chủ yếu và những khu kinh tế trọng điểm của
tỉnh.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Các điều kiện tự nhiên tác động đến nền kinh tế.
Thanh Hoá có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung
du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước
biển), đến bãi bồi, cồn cát, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi.
Ðịa hình Thanh Hoá có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi
cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc khu Tây Bắc và
những dãy núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài
và mở rộng về phía Ðông Nam. Ðến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các
núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là
vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ.
Rừng.
Rừng núi Thanh Hoá chủ yếu trồng cây lâm sản.
Lâm sản như tre, nứa, luồng: 183.622 ha, trữ lượng trên 1 triệu cây; rừng
trồng: bạch đàn, keo (18.000 ha), thông nhựa (7.200 ha), quế, v.v.. Khả năng
khai thác các loại lâm sản như tre, nứa, luồng là 1 triệu tấn/năm. Trong thời gian
tới, tiếp tục phát triển nguyên liệu tre, nứa, luồng, gỗ rừng trồng, v.v... Trồng
mới khoảng 125.000 ha rừng gồm: rừng nguyên liệu giấy, gỗ 110.000 ha, rừng
quế 12.000 ha, cánh kiến 3.000 ha.
Sông ngòi.
Tổng diện tích chiều dài của 16 sông chính và nhánh là 1.072 km. Sông
có độ dốc lớn biến thiên từ 5,4% đến 23,7%. Ở vùng sát biển, sông có độ dốc
nhỏ và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Thanh Hoá có bốn hệ thống sông chính là
sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. Các hệ thống sông này
không những giúp giao thương đường thuỷ thuận lợi mà còn phục vụ việc tưới,
tiêu cho đồng ruộng, làm các đập thuỷ điện,…

16


1) Sông Mã: dài 528 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là
410 km. Riêng địa phận Thanh Hoá là 242 km. Các phụ lưu của sông Mã gồm
89 nhánh, trong đó có các sông, suối chủ yếu là: suối Sim, suối Quanh, suối
Xia, sông Luồng, sông Lò, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu,
sông Khao, sông Âm, sông Ðạt. Ðây là hệ thống sông lớn nhất Thanh Hoá,
trong phạm vi của tỉnh, lưu vực sông bao trùm tới 4/5 diện tích của toàn tỉnh.
2) Sông Yên: dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng, núi và
hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực là 1.996 km2 (đồng
bằng và bán sơn địa chiếm 49,5%, diện tích ngoài đê là 107 km2, chiếm 5,3%;
diện tích rừng núi là 900 km2 chiếm 45,2% ). Sông Yên có 4 nhánh chính: sông
Nhơm, sông Hoàng, sông Lý, sông Thị Long.
3) Sông Hoạt: kể từ nguồn đến cửa sông khoảng 55 km, chảy qua hai
huyện Hà Trung và Nga Sơn. Từ cầu Cừ trở lên thường gọi là sông Man Bảo,
dưới cầu Cừ thường gọi là sông Hoạt.
4) Sông Lạch Bạng: dài 34,5 km, trong đó có 18 km chảy trên vùng đồi
núi, 16,5 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực 236 km2, trong đó
miền núi chiếm trên một nửa. Sông chủ yếu có hướng Tây Bắc - Ðông Nam,
nhưng trong vùng đồng bằng lại chạy theo hướng Tây Nam - Ðông Bắc, tạo với
hướng cũ thành hình chữ V với góc độ khoảng 1200.
Biển
Biển ở đây là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá,
nhân tố tác động thường xuyên đến nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và
ảnh hưởng đến nhiều hoạt động xã hội.
Nước ở vùng biển Thanh Hoá nóng ấm quanh năm, vào mùa đông nhiệt độ
nước biển ít khi xuống dưới 200c, vào mùa hè nhiệt độ nước biển dao động ở
mức 25 - 270c.
Thềm lục địa, đáy biển Thanh Hoá kéo dài ra xa với địa hình tương đối

bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ Long. Biển ở Thanh Hóa
nông hơn so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Ðịnh, Hà Nam
và Nghệ An.
Tài nguyên biển và thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 102 km bờ biển, vùng
lãnh hải rộng cùng với 7 cửa lạch lớn, nhỏ, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng
thuỷ hải sản, cho tàu đánh cá ra vào, là những trung tâm nghề đánh bắt cá biển
và dịch vụ hậu cần. Hiện nay, Thanh Hoá có 135 tàu đánh bắt xa bờ. Hàng năm,
khả năng khai thác trên 100.000 tấn hải sản các loại. Nhiều loại đặc sản như: cá
(cá chim, thu, nụ, đé, cá hồng, cá nục, cá ngừ, cá lầm, cá trích,...); tôm (tôm he,
tôm hộp, tôm sắt, tôm hùm); mực (mực ống, mực nang), cua, ghẹ, sứa, ngao, sò,
ốc hương, v.v.. Vùng triều và vùng nước mặn gần bờ nuôi trồng thuỷ sản như:
tôm sú, tôm he, cua, cá song, trai ngọc, tôm hùm, rong câu,...
Đồng bằng, trung du
Đồng bằng và trung du chiểm 1/4 diện tích cả tỉnh, với 30.000 ha đất canh
tác, nhiều loại nông sản chính có sản lượng lớn, chất lượng cao như gạo, ngô,
17


lạc, mía, dứa, cói, khoai lang, sắn, cây ăn quả, cao su, cà phê và những đàn gia
súc, gia cầm lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh Hoá là địa phương
hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát triển kinh tế - xã hội
một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, để Thanh Hoá trở thành
nền kinh tế động lực của miền Trung, nhân dân Thanh Hoá cần phải hết sức nỗ
lực và đoàn kết để có thể tận dụng tốt những lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn,
khẳng định vị thế là một tỉnh lớn của cả nước.
2. Các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Thanh Hoá.
2.1. Công nghiệp
Cũng như Việt Nam, nền công nghiệp Thanh Hóa đang phát triển. Theo số
liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công

nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân
của cả nước là 4,6% (trong đó TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ tăng ở mức thấp
là 0,4% và 2,7%). Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công
nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp:






Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn
Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện
Tĩnh Gia
Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa
Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa
Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân

Hiện tại Thanh Hóa đang xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn. Khu kinh tế
này được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập và ban hành quy chế
hoạt động số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006. Khu kinh tế này
nằm ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 200 km, có đường bộ và
đường sắt quốc gia chạy qua, có cảng biển nước sâu cho tầu có tải trọng đến
30.000 DWT cập bến. Khu kinh tế Nghi Sơn là một trung tâm động lực của
vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đang được quy hoạch, cũng được đánh giá là trọng
điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, đồng thời là cầu
nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái
Lan.
2.2. Nông nghiệp
Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang
được sử dụng khai thác.

18





Năm 2002, tổng sản lượng lương thực cả tỉnh đạt 1,408 triệu tấn
Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên
liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000
ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha...

2.3. Lâm nghiệp
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất
có rừng 436.360 ha, trữ lượng khoảng 15,84 triệu m³ gỗ, hàng năm có thể khai
thác 35.000-40.000 m³ (thời điểm số liệu hiện tại năm 2007). Rừng Thanh Hóa
chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ
quí hiếm có lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, giổi, de, chò chỉ.
Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: luồng, nứa, vầu, giang, tre, ngoài ra còn có:
mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ... các loại rừng trồng có luồng, thông
nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Nhìn chung vùng rừng giàu và trung
bình chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phân bố trên các dãy núi cao ở
biên giới Việt - Lào. Thanh Hóa là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả
nước với diện tích trên 50.000 ha.
Rừng Thanh Hóa cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật
như: voi, hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài
chim... Đặc biệt ở phía nam của tỉnh có vườn quốc gia Bến En, phía bắc có
vườn quốc gia Cúc Phương, phía tây bắc có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, phía tây nam có khu bảo tồn thiên nhiên
Xuân Liên là những nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien, động vật, thực vật
quý, đồng thời là những điểm du lịch hấp dẫn.

2.4. Ngư nghiệp

Ngư nghiệp Thanh Hóa có nhiều điều kiện phát triển

19


Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với
những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi
cho tàu thuyền ra vào. Vì vậy Thanh Hóa có điều kiện phát triển ngư nghiệp rất
tốt.
2.5. Ngân hàng
Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng
Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang
thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công
nghệ tiên tiến trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh
toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả.
2.6. Bảo hiểm
Là tỉnh có dân số đông thứ ba cả nước, Thanh Hóa được xác định là thị
trường tiềm năng ở tất cả các loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Hiện
tại trên địa bàn tỉnh có tám công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động bảo
hiểm. Các công ty bảo hiểm trên địa bàn đang không ngừng mở rộng thị trường,
tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng.
2.7. Thương mại dịch vụ
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, thương mại Thanh Hóa đã có
bước phát triển quan trọng. Trên địa bàn đã hình thành hệ thống bán buôn, bán
lẻ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tạo điều kiện lưu thông thuận
tiện hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm, năm 2000 đạt trên 30 triệu USD,
năm 2001 đạt 43 triệu USD và năm 2002 đạt 58 triệu USD. Thị trường xuất
khẩu ngày càng được mở rộng, bên cạnh thị trường Nhật Bản, Đông Nam Á,
một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu. Những mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu của tỉnh là: nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà
phê...), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu), hàng da giày, may mặc, hàng thủ
công mỹ nghệ (các sản phẩm mây tre, sơn mài, chiếu cói...), đá ốp lát, quặng
crôm...
Câu hỏi tự đánh giá
1) Hãy nêu những đặc điểm tự nhiên của tỉnh Thanh Hoá có tác động
trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh
2) Hãy nêu những ngành kinh tế chủ yếu và những khu kinh tế trọng
điểm của tỉnh.
20


Phần II.

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG THANH HOÁ

Bài 1. THANH HÓA THỜI KÌ TRƯỚC NĂM 1945
(2 tiết)
Mục tiêu:
Giúp học viên nắm được:
- Thời kì Bắc thuộc và một nghìn năm phong kiến tự chủ.
- Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Cách mạng Tháng Tám.
Các phương tiện hỗ trợ:
- Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đoạn trích từ các tài liệu có liên quan đến bài
học.

- Máy chiếu, màn hình để trình chiếu bản đồ, sơ đồ cũng như các hình ảnh,
tư liệu và nội dung chính bài học.
- Điều kiện cơ sở vật chất để các tổ thảo luận và trình bày.
Giới thiệu:
Qua các di chỉ khai quật trên địa bàn Thanh Hoá, các nhà khoa học đã khẳng
định con người xuất hiện trên quê hương Thanh Hoá từ rất sớm và không ngừng
phát triển, hoàn thiện từ người vượn cổ đến con người thông minh ngày nay.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử (từ thời các vua Hùng đến Cách mạng Tháng
Tám -1945), Thanh Hoá thực sự là một vùng “ Địa linh nhân kiệt” đóng góp
nhiều nhân tài, vật lực cho công cuộc xây dựng, đấu tranh giải phóng và bảo vệ
nền độc lập cho dân tộc. Trong khuôn khổ bài học 2 tiết, chúng ta chỉ tìm hiểu
từ thời Bắc thuộc đến cách mạng tháng 8 năm 1945
I. Thanh Hoá thời kì bắc thuộc và thực dân, phong kiến
Hoạt động 1: Hoạt động theo nhóm 5.
a) Những đóng góp của mảnh đất và con người Xứ Thanh trong thời kì Bắc
thuộc.
b) Khái quát những nét nổi bật về Thanh Hoá trong thời kì phong kiến tự chủ.
Những thông tin phản hồi:
1-Thời Bắc thuộc.

21


Sau thời các Vua Hùng và An Dương Vương của nước Việt cổ (Văn Lang,
Âu Lạc) là 1.000 năm Bắc thuộc (cuối thế kỉ II - đầu thế kỉ I trước Công nguyên
đến thế kỉ IX). Các vương triều Trung Hoa (Triệu, Hán, Tấn, Tề, Lương, Tùy,
Đường, Hậu Lương, Nam Hán) đã lần lượt thay nhau đô hộ nước ta, đặt các
vùng đất của lãnh thổ Việt Nam thành quận, huyện của chúng.
Đến đầu Công nguyên, người Việt cổ đã sinh sống trên khắp bốn vùng của
Thanh Hóa (vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển) trong bộ Cửu Chân. Thời

Bắc thuộc lần lượt là các tên: Cửu Chân, Ái Châu ( xuất hiện lần đầu năm
502), Ái Châu, Cửu Chân, cuối cùng là Ái Châu.
Trong đêm trường Bắc thuộc, người Thanh Hóa luôn đứng lên chống ách đô
hộ. Xứ Thanh luôn là căn cứ địa của công cuộc giành độc lập, tự chủ. Năm 40,
khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân Cửu Chân dưới sự lãnh đạo của
Đô Dương - Chu Bá, của nữ tướng Lê Thị Hoa đã vùng dậy hưởng ứng. Trận
chiến đầu tiên mà quân dân Cửu Chân đối đầu với quân xâm lược Tây Hán của
Mã Viện là tại cửa Thần Phù (Nga Sơn) năm 43. Tiếp theo là trận đánh của Chu
Bá năm 44.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, Cửu Chân cũng như nước Việt bị thống
trị hoàn toàn. Nhưng, Xứ Thanh vẫn không phai nhạt ý chí, hành động giành
chủ quyền.
Năm 156, khởi nghĩa do Chu Đạt lãnh đạo đã tiến đánh lị sở Cửu Chân
(đóng ở Tư Phố, Thiệu Dương, Thiệu Khánh ngày nay) giết chết thái thú nhà
Hán.
Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu. Nghĩa quân từ Ngàn Nưa (thuộc Triệu Sơn,
Như Thanh) tiến về Tư Phố, xây dựng căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc) chống nhau
với Lục Dận - tướng nhà Đông Ngô, đang chiếm đóng Cửu Chân. Hơn 30 trận
chiến đấu lớn nhỏ đã xảy ra trong vòng hai tháng cho tới khi Bà Triệu hi sinh tại
căn cứ Bồ Điền.
Bà Triệu là người Thanh Hóa tiêu biểu nhất thời kì này và là một trong những
người Việt Nam tiêu biểu nhất của mọi thời đại. Chẳng thế mà bên cạnh những
câu châm ngôn - thành ngữ: “Chúng ta là nòi giống Tiên - Rồng”, “Con Lạc,
cháu Hồng”, “Con cháu Bác Hồ”, còn thường nói “Con cháu Bà Trưng, Bà
Triệu”.
Thời Bắc thuộc, điều quan trọng không kém sự nghiệp vũ trang giành độc
lập là bên cạnh tiếp thu văn minh đô hộ vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
22



Xứ Thanh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc này. Người Việt - Thanh Hóa
vẫn sống trong nhà sàn với đồ đồng, đồ gốm Đông Sơn, các nhạc cụ cồng,
chiêng, khèn... tục thờ cúng tổ tiên; lối chôn cất trong mộ vò, huyệt đất... quen
thuộc. Các ngành nghề thuở Văn Lang - Âu Lạc: làm ruộng nương, chăn nuôi,
đánh cá, làm muối, đúc đồng, đục đá, dệt vải, nghề gốm... cùng những trung
tâm tụ cư (Tư Phố - Đông Sơn, Định Công - Yên Định, Xuân Lập - Thọ Xuân,
Hoằng Quỳ, Hoằng Lý, Lạch Trường - Hoằng Hoá, Thần Phù - Nga Sơn, ...)
vẫn được duy trì. Mạnh mẽ hơn, có người Thanh Hóa còn lặn lội sang tận kinh
đô đế quốc phương Bắc vào năm 784 để tỏ rõ ý chí, khẳng định tài năng của
mình bằng khoa cử, hoạn lộ. Đó là anh em Khương Công Phụ, Khương Công
Phục người làng Cổ Hiểm, phường Sơn Ôi, nay là làng Tường Vân, xã Định
Thành - Yên Định. Hai ông đều đỗ tiến sĩ. Ông anh làm đến Gián Nghị đại phu,
ông em làm Bắc Bộ thị lang đời nhà Đường.
2 - Một nghìn năm phong kiến độc lập tự chủ.
Xứ Thanh có các tên gọi sau: Châu Ái (từ chính quyền họ Dương - 931 đến
Lý Nhân Tông - 1110). Năm 1111, Lý Nhân Tông đổi Châu Ái thành phủ
Thanh Hóa. Tên Thanh Hóa có từ đây. Năm 1256, Trần Thái Tông đổi thành
trại Thanh Hóa, đến cuối triều Trần đổi thành lộ sau đó là trấn. Tháng 4 - 1397,
đổi thành trấn Thanh Đô. Tháng 11 năm ấy, Trần Thuận Tông dời đô về Thanh
Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi, lập nên nhà Hồ định đô ở Tây Đô (Vĩnh
Long, Vĩnh Tiến - Vĩnh Lộc).
Năm 1403, nhà Hồ đổi thành phủ Thiên Xương. Sau chiến thắng quân
Minh, lập nên nhà Lê, Lê Lợi - Lê Thái Tổ chia cả nước làm 5 đạo. Thanh Hóa
thuộc Hải Tây đạo (1428). Đến 1466 gọi là đạo Thừa Tuyên Thanh Hóa. Các
đơn vị hành chính trực thuộc là huyện và châu. Đến năm 1469, Lê Thánh Tông
mới đặt thêm cấp phủ, trong phủ có huyện đối với miền xuôi và châu đối với
miền núi. Miền núi thường chỉ chia ra 3 đến 4 châu. Xứ Thanh bấy giờ gồm 4
phủ (16 huyện, 4 châu). Năm 1802, sau khi diệt vương triều Tây Sơn, Nguyễn
Ánh (Nguyễn Thế Tổ) đổi Thanh Hóa thành Thanh Hoa, là một trong 14 trấn
của Bắc Thành. Năm 1831 đổi thành tỉnh.

Năm 1841, Thiệu Trị lên ngôi, đổi tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hóa.
Đơn vị hành chính này cùng tên Thanh Hóa giữ nguyên cho đến hôm nay. Tên
các châu, huyện và địa giới thường thay đổi, nhưng đến đây cũng đã ổn định,
trừ một số chia lại, đặt mới như: Triệu Sơn, Bỉm Sơn, Mường Lát, Quan Sơn,
Sầm Sơn, TP Thanh Hóa.
II- Việc thành lập Đảng cộng sản tại Thanh Hoá
23


Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm 4.
a) Tiền thân của tổ chức Đảng Cộng sản ở Thanh Hoá gồm có các tổ chức
cách mạng nào ?
b) Sự ra đời và hoạt động các chi bộ Đảng và Đảng bộ tỉnhThanh Hoá đến
trước Cách mạng Tháng Tám.

Thông tin phản hồi:
Được nhà yêu nước Đinh Chương Dương tuyển chọn, dìu dắt, giới thiệu;
năm 1925 Lê Hữu Lập tham gia tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(VNCMTN) - một tổ chức do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo. Ông
trở thành người cộng sản đầu tiên của Thanh Hoá và được cử về trực tiếp lãnh
đạo tại Thanh Hoá.
Tháng 4 năm 1927, tại ngôi nhà số 26 phố Hàng Than - thị xã Thanh Hoá, hội
nghị thành lập tổ chức Hội VNCMTN lâm thời do Lê Hữu Lập làm bí thư và
bầu ra Ban Chấp hành hội. Từ đây Thanh Hoá có một tổ chức, một bộ tham
mưu tiền thân của Đảng Cộng sản.
Lúc này Tân Việt Cách mạng Đảng cũng ra đời và hoạt động tích cực, Lê
Liên Vũ được bầu làm Bí thư.
Tuy là hai tổ chức chính trị khác nhau nhưng cùng mục tiêu chính trị, có quan
hệ mật thiết với nhau. Hai tổ chức này tuy hoạt động bí mật nhưng được đông
đảo quần chúng đồng tình ủng hộ; là tiền đề cho sự ra đời một tổ chức cộng sản

trên đất Thanh Hoá.
Ngày 25-6-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị
thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hàm Hạ (Đông Tiến, Đông Sơn)
được tiến hành. Chi bộ Hàm Hạ được thành lập, đồng chí Lê Thế Long được
bầu làm Bí thư. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Thanh Hoá.
Tháng 7-1930, chi bộ đảng ra đời ở làng Phú Lợi, huyện Thiệu Hoá và Yên
Trường, huyện Thọ Xuân.
Như vậy là đến tháng 7-1930, tại Thanh Hoá đã có 3 chi bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, hội đủ điều kiện để thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
Nam tỉnh Thanh Hoá.
Ngày 29-7-1930, tại làng Yên Trường, huyện Thọ Xuân, dưới dự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Doãn Chấp, Hội nghị đại biểu ba chi bộ được tổ chức. Hội
nghị tuyên bố thành lập Đảng bộ tỉnh, bầu Ban chấp hành. Đồng chí Nguyễn
Thế Long được bầu làm Bí thư, đây là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt phong
trào Cộng sản tỉnh nhà.
Sau khi Đảng bộ tỉnh thành lập, phong trào cách mạng trong tỉnh dâng lên
mạnh mẽ, các tổ chức hội lần lượt ra đời, nhưng thực dân Pháp ra sức đàn áp.
Số đảng viên toàn tỉnh đến cuối năm 1930 chỉ còn 25 người. Qua một thời gian
được sự giúp đỡ của Xứ uỷ Trung kì, ngày 1-1-1931 tại làng Hồ Thượng (huyện
Tĩnh Gia), Hội nghị BCH Tỉnh uỷ lâm thời được triệu tập, đồng chí Ngô Đức
Mậu được cử làm Bí thư.
24


Ngày 17-3-1934, Hội nghị đại biểu các cơ sở Đảng lại được triệu tập họp ở
làng Thuần Hậu, lập cơ quan ấn loát và bầu Ban chấp hành Tỉnh uỷ lâm thời và
cử đồng chí Lê Chủ làm Bí thư. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển của
phong trào cách mạng toàn tỉnh. Nhờ có hệ thống in ấn, tuyên truyền, mặc dù
phong trào bị đàn áp dã man, một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt bị sa vào tay kẻ
thù nhưng các cơ sở Đảng vẫn được duy trì, phong trào cách mạng của quần

chúng vẫn tiếp tục được nâng cao, tiêu biểu như: phong trào đấu tranh đòi
quyền dân sinh, dân chủ, chống phát xít (1936 - 1939); phong trào phản đế
cứu quốc và tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân (1940 1945).
III- Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá
Hoạt động 3: Hoạt động theo nhóm 4.
a) Trình bày diễn biến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hoá.
b) Chứng minh sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt và quyết tâm cao của Đảng bộ
và nhân dân tỉnh Thanh Hoá trong khởi nghĩa giành chính quyền.
Thông tin phản hồi:
Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp. Trước tình hình đó, ngày 123- 1945, Trung ương đã ra chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta”. Đầu tháng 4-1945, bản chỉ thị đó đã truyền đến Đảng bộ và nhân dân
tỉnh Thanh Hoá.
Nhận được chỉ thị trên, Tỉnh uỷ đã mở hội nghị triển khai kế hoạch chuẩn bị
Tổng khởi nghĩa. Phát triển các “Đội tuyên truyền, xung phong”, mở rộng cơ sở
cách mạng, phát triển tự vệ cứu quốc, lập căn cứ chống Nhật, tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền.
Những chủ trương đó đã kịp thời đưa phong trào cách mạng tại Thanh Hoá
bước vào thời kì quyết định. Các phong trào tiêu biểu như: phá kho thóc của
Nhật, sắm vũ khí tự vệ, hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình vũ trang chống Nhật,
rải truyền đơn, diễn thuyết, tuần hành, thị uy, biểu dương lực lượng cách
mạng… Làn sóng cách mạng khiến kẻ thù hoang mang, dao động. Hàng trăm
làng, tổng lí bỏ nhiệm vụ, nạp sổ sách, con dấu cho Việt Minh như ở Hoằng
Hoá, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Đông Sơn …
Thi hành quyết định của hội nghị quân sự Bắc kì, vùng đất Ngọc Trạo (Thạch
Thành) trở thành một căn cứ trung tâm của chiến khu Quang Trung (chiến khu
Hoà - Ninh - Thanh). Việc xây dựng chiến khu đã thúc đẩy lực lượng vũ trang
phát triển. Nhân dân khắp nơi quyên góp “ Quỹ khởi nghĩa” để xây dựng chiến
khu đồng thời xây dựng lực lượng bảo vệ chiến khu, bảo vệ cách mạng. Kẻ thù
hết sức hoang mang nên tăng cường đàn áp ở một số vùng nông thôn, Hoằng
Hoá là địa phương tiêu biểu chịu sự đàn áp dã man trong thời gian đó.

Ngày 24-7-1945, theo lệnh của quan thầy, tri phủ Hoằng Hoá là Phạm Trọng
Bảo đã đưa lính về đàn áp phong trào cách mạng ở Hoằng Trung, Hoằng Lộc.
Lực lượng cách mạng đã đập tan cuộc khủng bố của kẻ thù. Thời cơ cách mạng
25


×