Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG KỸ THUẬT AN TOÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 172 trang )

Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
KỸ THUẬT AN TOÀN
TẬP 1
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY

PHÊ DUYỆT
Ngày
tháng
năm 2010
TỔNG GIÁM ĐỐC

LƯU HÀNH NỘI BỘ

Đại tá Nguyễn Đức Hải

THAM GIA BIÊN SOẠN:
Thượng tá, KS Lê Văn Quân - Trưởng phòng An toàn
Trung tá, CN Ngô Xuân Hưng - Phó Trưởng P.AT
Trung tá CN, KS Nguyễn Quốc Điểm - Trợ lý P.AT
Trần Văn Y - Tổ trưởng PCCN-cứu hộ cứu nạn
KS Ông Lạng Sơn - Trợ lý OHSAS P.AT

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

1


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy


Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

2


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

MỤC LỤC
Mục lục .................................................................................................................. 3
Các từ ngữ viết tắt ................................................................................................ 11
Lời mở đầu........................................................................................................... 13
Phần 1: Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động............... 15
1.1.

Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động ............................................ 15

1.1.1. Điều kiện lao động.................................................................................... 15
1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại ................................................................ 15
1.1.3. Tai nạn lao động ....................................................................................... 15
1.2.

Mục đích .................................................................................................. 16

1.3.

Ý nghĩa..................................................................................................... 16

1.4.

Tính chất .................................................................................................. 17


1.4.1. Tính chất pháp lý ...................................................................................... 17
1.4.2. Tính khoa học kỹ thuật ............................................................................. 17
1.4.3. Tính quần chúng ....................................................................................... 18
1.5.

Thực trạng công tác bảo hộ lao động ở nước ta hiện nay .......................... 18

1.6.

Nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động ............................................ 20

1.6.1. Khoa học vệ sinh lao động........................................................................ 20
1.6.2. Cơ sở kỹ thuật an toàn .............................................................................. 24
1.6.3. Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động ................................ 25
1.6.4. Khoa học với an toàn, sức khỏe lao động.................................................. 25
1.7.

Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động ................. 27

1.8.

Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động và môi trường..................................... 27

1.9.

Sự phát triển bền vững.............................................................................. 28

1.9.1. Định nghĩa về sự phát triển bền vững ....................................................... 28
1.9.2. Các giải pháp đối với 4 lĩnh vực ............................................................... 28

Phần 2: Một số văn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về bảo hộ lao động ................................................................... 31
2.1.

Hệ thống luật pháp chế độ chính sách BHLĐ của Việt Nam..................... 31

2.1.1. Hiến pháp ................................................................................................. 31
2.1.2. Pháp lệnh Bảo hộ lao động ....................................................................... 32
2.1.3. Bộ luật Lao động ...................................................................................... 32
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

3


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

2.1.4. Luật số 84/2007/QH11 ngày 02/4/2007 sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ
luật Lao động: ...................................................................................................... 35
2.1.5. Bộ luật hình sự ......................................................................................... 36
2.1.6. Luật phòng cháy chữa cháy ...................................................................... 36
2.1.7. Luật Khám chữa bệnh .............................................................................. 36
2.1.8. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ................................................................ 37
2.1.9. Luật công đoàn......................................................................................... 37
2.1.10. Luật bảo vệ môi trường ............................................................................ 37
2.1.11. Luật Bảo hiểm xã hội ............................................................................... 37
2.1.12. Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ...................................................... 39
2.2.

Một số nghị định của chính phủ về công tác AT-BHLĐ........................... 40


2.2.1. Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ...................................... 40
2.2.2. Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ .................. 40
2.2.3. Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ .................... 40
2.2.4. Nghị định 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ .................. 40
2.2.5. Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ .................. 40
2.2.6. Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ ...................... 40
2.2.7. Nghị định 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ ...................... 41
2.2.8. Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.................................. 41
2.3.

Một số chỉ thị về công tác AT-BHLĐ....................................................... 41

2.3.1. Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ .. 41
2.3.2. Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ.... 41
2.3.3. Chỉ thị số 100/2008/CT-BQP ngày 09/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ................................................................................................................... 41
2.4.

Một số thông tư về công tác AT-BHLĐ .................................................... 41

2.4.1. Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTB&XH ngày 27/2/2008 của Bộ Lao động
Thương binh & Xã hội ......................................................................................... 41
2.4.2. Thông tư Liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/4/2007 của Bộ
Tài chính và Bộ Công an...................................................................................... 41
2.4.3. Thông tư Liên tịch số 70/2007/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/6/2007
của Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh & Xã hội...................................... 41
2.4.3. Thông tư Liên tịch số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày
12/1/2007 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội - Bộ Công an - Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao............................................................................................ 41
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son


4


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

2.4.5. Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế ................... 41
2.4.6. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTB&XH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao
động Thương binh & Xã hội................................................................................. 42
2.4.7. Thông tư số 12/2006/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 10/11/2006 ................... 42
2.4.8. Thông tư số 12/2006/TT-BCN ngày 22/12/2006 của Bộ Công nghiệp...... 42
2.4.9. Thông tư liên tịch số 11/2006/TTLT-BYT-BTC ngày 30/10/2006 của Bộ
Y tế và Bộ Tài chính ............................................................................................ 42
2.4.10. Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT/BLĐTB&XH-BYT ngày 12/9/2006
của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế............................................ 42
2.4.11. Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTB&XH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao
động Thương binh & Xã hội................................................................................. 42
2.4.12. Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày
08/3/2005 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam.............................................................................................. 42
2.4.13. Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động
Thương binh & Xã hội ......................................................................................... 42
2.4.14. Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 17/3/1999
của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế............................................ 43
2.4.15. Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT/BLĐTB-XH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội - Bộ Y tế - Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam ............................................................................. 43
2.4.16. Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 07/5/1998 của Bộ Lao động
Thương binh & Xã hội ......................................................................................... 43
2.4.17. Thông tư số 10/1998/LĐTBXH-TT ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động

Thương binh & Xã hội ......................................................................................... 43
2.4.18. Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998
của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh & Xã hội............................................ 43
2.4.19. Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế ............................ 43
2.4.20. Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28/1/1994 của Bộ Lao động Thương
binh & Xã hội và Bộ Y tế..................................................................................... 43
2.4.21. Thông tư số 202/TT-BQP ngày 06/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ................................................................................................................... 43
2.5.

Một số quyết định về công tác AT-BHLĐ ................................................. 43

2.5.1. Quyết định số 99/2008/QĐ-BQP ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ................................................................................................................... 43

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

5


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

2.5.2. Quyết định số 65/2008/QĐ-BLĐTB&XH ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.................................................................... 43
2.5.3. Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Công
thương.................................................................................................................. 44
2.5.4. Quyết định số 67/2008/QĐ-BLĐTB&XH ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.................................................................... 44
2.5.5. Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTB&XH ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng
Bộ Lao động Thương binh & Xã hội.................................................................... 44

2.5.6. Quyết định số 54/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Công thương ........................................................................................................ 44
2.5.7. Quyết định số 164/2006/QĐ-BQP ngày 27/9/2006 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng.......................................................................................................... 44
2.5.8. Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp......................................................................................................... 44
2.5.9. Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế 44
2.5.10. Quyết định số 2013/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ
trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ........................................................ 45
2.6. Một số tiêu chuẩn về an toàn lao động - vệ sinh lao động - phòng chống
cháy nổ - bảo vệ môi trường................................................................................. 45
2.6.1. Tiêu chuẩn về an toàn lao động .................................................................. 45
2.6.2. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ....................................................................... 51
2.6.3. Một số công ước, khuyến nghị của tổ chức lao động thế giới (ILO) về an
toàn vệ sinh lao động, môi trường lao động, an toàn sức khỏe ............................. 53
Phần 3: Kỹ thuật vệ sinh lao động .................................................................... 54
3.1.

Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động...................................... 54

3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của VSLĐ ............................................................. 54
3.1.2. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp .............................................. 55
3.2.

Vi khí hậu trong sản xuất............................................................................ 55

3.2.1. Khái niệm và định nghĩa............................................................................. 55
3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu.................................................................................. 56
3.2.3. Điều hòa thân nhiệt ở người ....................................................................... 59
3.2.4. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người.......................................... 60

3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu ................................................ 61
3.3.

Chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất .............................................. 62

3.3.1. Những khái niệm chung ............................................................................. 62
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

6


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

3.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với sinh lý con người................ 65
3.3.3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động..................................... 66
3.4.

Phòng chống bụi trong sản xuất.................................................................. 69

3.4.1. Định nghĩa và phân loại bụi ....................................................................... 69
3.4.2. Tác hại của bụi ........................................................................................... 70
3.4.3. Các biện pháp phòng chống bụi.................................................................. 70
3.4.4. Lọc bụi trong sản xuất công nghiệp ............................................................ 71
3.5.

Thông gió trong công nghiệp...................................................................... 71

3.5.1. Mục đích của thông gió công nghiệp .......................................................... 71
3.5.2. Các biện pháp thông gió ............................................................................. 72
3.5.3. Lọc sạch khí thải trong công nghiệp ........................................................... 73

3.6.

Chiếu sáng trong sản xuất........................................................................... 73

3.6.1. Một số khái niệm về ánh sáng, đơn vị đo ánh sáng và sinh lý mắt người .... 74
3.6.2. Kỹ thuật chiếu sáng .................................................................................... 78
3.7.

Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác............................................... 83

Phần 4: Hệ thống các văn bản quy định của Công ty TNHH MTV Ba Son về
công tác bảo hộ lao động - phòng chống cháy nổ - bảo vệ môi trường............ 84
4.1.

Thỏa ước lao động tập thể .......................................................................... 84

4.2.

Quy chế quản lý KTAT - VSLĐ - PCCN của Công ty Ba Son ................... 93

Chương I: Quy định chung ................................................................................... 93
Chương II: Kỹ thuật an toàn ................................................................................. 93
Chương III: Công tác vệ sinh lao động - bảo hộ lao động..................................... 95
Chương IV: Công tác phòng chống cháy nổ ......................................................... 98
Chương V: Công tác huấn luyện an toàn lao động.............................................. 100
Chương VI: Khen thưởng, kỷ luật ...................................................................... 101
Chương VII: Điều khoản thi hành ...................................................................... 102
4.3.

Quy chế về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH MTV Ba Son ........... 103


Chương I: Những quy định chung ...................................................................... 103
Chương II: Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý công tác BVMT............. 104
Chương III: Hoạt động BVMT, ứng cứu, khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường 105
Chương IV: Khen thưởng và xử lý vi phạm ....................................................... 106
4.4.

Kế hoạch ứng cứu sự cố khẩn cấp............................................................ 107

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

7


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

Chương I: Quy định chung................................................................................. 107
Chương II: Quy định cụ thể................................................................................ 108
Chương III: Quy trình ứng cứu .......................................................................... 110
4.5. Kế hoạch phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công
ty TNHH MTV Ba Son ...................................................................................... 120
4.5.1. Tư tưởng chỉ đạo ...................................................................................... 120
4.5.2. Phương châm ........................................................................................... 120
4.5.3. Nhiệm vụ.................................................................................................. 120
4.5.4. Tổ chức lực lượng .................................................................................... 120
4.5.5. Phương tiện phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ................................ 120
4.5.6. Công tác đảm bảo..................................................................................... 121
4.6.

Kế hoạch phòng chống cháy nổ của Công ty TNHH MTV Ba Son .......... 122


4.6.1. Tư tưởng chỉ đạo ...................................................................................... 122
4.6.2. Phương châm ........................................................................................... 122
4.6.3. Nhiệm vụ.................................................................................................. 122
4.6.4. Tổ chức lực lượng .................................................................................... 122
4.6.5. Phương tiện phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn ............................... 122
4.6.6. Công tác đảm bảo..................................................................................... 123
4.7.

Quy định về AT-VSLD-PCCN-BVMT của Công ty TNHH MTV Ba Son125

Chương I: Những quy định chung...................................................................... 125
Chương II: Quyền và nghĩa vụ trong công tác an toàn lao đỘng của NSDLĐ, tổ
chức công đoàn và NLĐ .................................................................................... 125
I. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.............................................. 125
II. Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức công đoàn ............................................. 126
III. Quyền và nghĩa vụ của người lao động ........................................................ 126
Chương III: Tổ chức bộ máy làm công tác AT-VSLĐ-PCCN-BVMT ở Công ty
TNHH MTV Ba Son .......................................................................................... 127
Chương IV: Tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ ở các đơn vị thành viên...... 129
I. Thực hiện các quy định về AT-VSLĐ............................................................. 129
II. Thực hiện chế độ BHLĐ đối với NLĐ........................................................... 131
III. Kiểm tra, sơ tổng kết, thông tin báo cáo về AT-VSLĐ................................. 132
Chương V: Khen thưởng và xử lý vi phạm ........................................................ 133
I. Khen thưởng ................................................................................................... 133
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

8



Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

II. Xử lý vi phạm................................................................................................ 133
Chương VI: Điều khoản thi hành........................................................................ 134
4.8. Quy định hoạt động của an toàn và mạng lưới AT-VSV tại công ty và các
đơn vị thành viên................................................................................................ 135
4.8.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa ................................................................... 135
4.8.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................ 135
4.8.3. Nguyên tắc tổ chức mạng lưới AT-VSV................................................... 135
4.8.4. Nội dung, phương pháp và chế độ hoạt động của AT-VSV ...................... 137
4.9. Quy định xử phạt bằng tiền vi phạm hành chính và vi phạm AT–VSLĐ–
PCCN tại Công ty TNHH MTV Ba Son............................................................. 140
Chương I: Những quy định chung ...................................................................... 140
Chương II: Hành vi vi phạm hành chính, AT-VSLĐ-PCCN - Hình thức và mức
xử phạt ............................................................................................................... 140
Chương III: Thủ tục và thẩm quyền xử phạt....................................................... 145
Chương IV: Tổ chức thực hiện ........................................................................... 146
Phần 5: Mô hình tổ chức quản lý an toàn của Công ty TNHH MTV Ba Son147
5.1.

Hội đồng bảo hộ lao động......................................................................... 147

5.1.1. Thành phần của Hội đồng BHLĐ công ty................................................. 147
5.1.2. Nhiệm vụ của Hội đồng BHLĐ ................................................................ 147
5.1.3. Quyền hạn của Hội đồng BHLĐ............................................................... 148
5.2.

Phòng An toàn.......................................................................................... 149

5.2.4. Trưởng phòng........................................................................................... 151

5.2.5. Phó Trưởng phòng.................................................................................... 153
5.2.6. Trợ lý Kỹ thuật an toàn Xí nghiệp Lắp ráp tàu M ..................................... 154
5.2.7. Trợ lý An toàn (ATLĐ - ATGT, CVĐ50)................................................. 155
5.2.8. Trợ lý Kỹ thuật an toàn - Huấn luyện - OHSAS ...................................... 156
5.2.9. Trợ lý Bảo hộ lao động ............................................................................ 158
5.2.10. Trợ lý PCCN & Tìm kiếm - Cứu hộ cứu nạn .......................................... 159
5.2.11. Tổ trưởng Kiểm tra - Giám sát hiện trường............................................. 161
5.2.12. Kỹ thuật viên An toàn............................................................................. 162
5.2.13. Phụ trách công tác an toàn đầu bờ........................................................... 163
5.2.14. Phụ trách ca trực sản xuất ....................................................................... 164
5.2.15. Nhóm trưởng giám sát hiện trường ......................................................... 165
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

9


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

5.2.16. Phụ trách ca trực 24................................................................................ 166
5.2.17. Nhân viên trực ca 24 .............................................................................. 167
5.2.18. Nhân viên Đội PCCN & Cứu hộ cứu nạn ............................................... 167
5.2.19. Nhân viên văn thư .................................................................................. 168
5.3.

Tổ chức thực hiện công tác AT-VSLĐ ở các đơn vị thành viên.............. 169

5.3.1. Thực hiện các quy định về AT-VSLĐ .................................................... 169
5.3.2. Thực hiện chế độ BHLĐ đối với NLĐ ................................................... 171
5.3.3. Kiểm tra, sơ tổng kết, thông tin báo cáo về AT-VSLĐ ........................... 171
5.4.


Cơ chế điều hành.................................................................................... 172

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

10


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
An toàn
An toàn lao động
An toàn giao thông
An toàn hóa chất
An toàn vệ sinh lao động
An toàn - vệ sinh viên
Bảo vệ môi trường
Bảo hộ lao động
Ban chấp hành Công đoàn
Ban chấp hành Trung ương
Bảo hiểm xã hội
Bộ Y tế
Bộ Lao động thương binh và xã hội
Bộ Quốc phòng
Bệnh nghề nghiệp
Cán bộ, công nhân viên
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Điều kiện

Điều kiện lao động
Kỹ thuật viên
Khoa học kỹ thuật
Khám bệnh, chữa bệnh
Kỷ luật lao động
Kỹ thuật an toàn
Môi trường lao động
Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Người sử dụng lao động
Người lao động
Phòng chống cháy, nổ
Phòng cháy, chữa cháy
Phòng chống lụt bão
Phương tiện bảo vệ cá nhân
Sản xuất, kinh doanh
Tai nạn lao động

AT
ATLĐ
ATGT
ATHC
AT-VSLĐ
AT-VSV
BVMT
BHLĐ
BCHCĐ
BCHTW
BHXH
BYT
BLĐTBXH

BQP
BNN
CBCNV
TCCNQP
CHXHCN
ĐK
ĐKLĐ
KTV
KHKT
KB, CB
KLLĐ
KTAT
MTLĐ
TNHH MTV
NSDLĐ
NLĐ
PCCN
PCCC
PCLB
PTBVCN
SXKD
TNLĐ

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

11


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy


Tai nạn giao thông
Tìm kiếm cứu nạn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Ủy ban Nhân dân
Vệ sinh lao động
Xí nghiệp
Xí nghiệp Liên hợp

TNGT
TKCN
TLĐLĐVN
UBND
VSLĐ
XN
XNLH

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

12


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

LỜI MỞ ĐẦU
Lao động trong quân đội mang tính chất đặc thù, có nhiều yếu tố nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn, TNLĐ, BNN cao. Việc đảm
bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng cho NLĐ, tài sản của nhà nước và Quân đội,
ngoài các biện pháp về kỹ thuật và tổ chức, công tác huấn luyện, tuyên truyền
nâng cao nhận thức, kỹ năng lao động, ý thức chấp hành các quy định về
ATLĐ, VSLĐ, phương pháp làm việc an toàn cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân

viên trong các đơn vị là hết sức cần thiết.
BHLĐ gồm ATLĐ, VSLĐ, các vấn đề cải thiện điều kiện làm việc và
BVMT.
Năm 1991, Pháp lệnh về BHLĐ đã được Nhà nước ban hành. Trong Pháp
lệnh đã quy định rõ nội dung trách nhiệm của cơ quan từ cấp nhà nước đến đơn
vị cơ sở, các tổ chức đoàn thể, các Giám đốc, Chủ cơ sở (NSDLĐ) cũng như
NLĐ trong công tác BHLĐ.
Năm 1994, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX ngày 23/6/1994, Bộ Luật
Lao động đã được thông qua. Bộ Luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích
và các quyền khác của NLĐ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
NSDLĐ, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp
phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của NLĐ trí óc và lao động chân tay, của
người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong
lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp
phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh.
Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-BQP ngày 27/9/2006 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng về công tác Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ trong quân đội, trên cơ
sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và Quân đội về BHLĐ,
ATLĐ, VSLĐ, các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu
chuẩn hiện hành, nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về mục đích, ý nghĩa,
tính chất, nội dung và những biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác
BHLĐ cho cán bộ chỉ huy, cán bộ làm công tác AT-VSV ở Công ty và các đơn
vị thành viên, đồng thời cung cấp cho NLĐ những quy định đảm bảo an toàn,
VSLĐ, phương pháp làm việc an toàn đối với một số công việc cụ thể, cấp cứu
khi xảy ra sự cố, TNLĐ, Công ty TNHH MTV Ba Son biên soạn “Quy định về
công tác bảo hộ lao động và kỹ thuật an toàn tại Công ty TNHH MTV Ba
Son” gồm 2 tập:
- Tập 1 - Hệ thống văn bản pháp quy về công tác AT-VSLĐ-PCCNBVMT,
- Tập 2 - Những quy định về ATLĐ cho các ngành nghề


Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

13


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

Tập quy định này nhằm hệ thống hóa lại các quy định cơ bản của Nhà
nước và của Công ty.
Các quy định này đã được bổ sung, sửa đổi và hoàn chỉnh để phù hợp với
tình hình đổi mới cơ chế quản lý trong nền kinh tế của nước ta, cũng như quá
trình đổi mới phương thức quản lý của Công ty.
Đồng thời, tập quy định này cũng quy định rõ việc phân cấp trách nhiệm
và chịu trách nhiệm của CBCNV đối với công tác BHLĐ và KTAT, giúp cho
các đơn vị làm căn cứ để thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của mình.
Phòng An toàn đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng làm tài liệu nghiên
cứu, học tập và là cơ sở để lãnh đạo chỉ huy các đơn vị huấn luyện AT-VSLĐ
thường xuyên cho các đối tượng thuộc đơn vị mình.
Trong tập quy định này, Phòng An toàn đã cố gắng cập nhật những thông
tin, các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất, các chỉ tiêu, thông số theo các
tiêu chuẩn mới được ban hành.
Tập quy định này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, vì vậy
trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị có vấn đề gì cần bổ sung, chỉnh
lý, đề nghị gửi ý kiến về Phòng An toàn để tổng hợp.
PHÒNG AN TOÀN

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

14



Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

PHẦN I
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA TÍNH CHẤT
CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.1.1. Điều kiện lao động
ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, MTLĐ,
con NLĐ và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt
động của con người trong quá trình sản xuất.
ĐKLĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những công
cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm
cho NLĐ, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay
thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến NLĐ. MTLĐ đa
dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại,
đều tác động rất lớn đến sức khỏe NLĐ.
1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Yếu tố nguy hiểm có hại là trong một ĐKLĐ cụ thể, bao giờ cũng xuất
hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn
hoặc BNN cho NLĐ.
Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ
có hại, bụi…
- Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất
phóng xạ…
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký
sinh trùng, côn trùng, rắn…

- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ
làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
- Các yếu tố tâm lý không thuận lợi...
1.1.3. Tai nạn lao động
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là TNLĐ.
TNLĐ được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và BNN
* Chấn thương: Là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay hủy
hoại một phần cơ thể NLĐ, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động
vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

15


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

* Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của ĐKLĐ có hại, bất
lợi (tiếng ồn, rung...) đối với NLĐ. BNN làm suy yếu dần dần sức khỏe hay làm
ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của NLĐ. BNN làm suy yếu sức
khỏe NLĐ một cách dần dần và lâu dài.
* Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các
chất độc xâm nhập vào cơ thể NLĐ trong điều kiện sản xuất.
1.2. MỤC ĐÍCH
Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về KHKT, tổ
chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh
trong quá trình sản xuất, tạo nên một ĐKLĐ thuận lợi, và ngày càng được cải
thiện tốt hơn để ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức
khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với NLĐ, nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm

bảo an toàn về tính mạng NLĐ và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và
phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc
hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay phức tạp, tiên tiến, đều
phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có thể gây TNLĐ hoặc BNN cho
NLĐ, nếu không được phòng ngừa cẩn thận, chúng có thể tác động vào con
người gây chấn thương, BNN, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử
vong.
Việc chăm lo cải thiện ĐKLĐ, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao
động.
Chính vì vậy, công tác BHLĐ luôn luôn nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể NLĐ, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không
để xảy ra chết người, thương tật, tàn phế do TNLĐ.
- Bảo đảm cho NLĐ khỏe mạnh không bị mắc BNN hoặc các bệnh tật
khác do lao động gây ra.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho
NLĐ sau khi sản xuất.
1.3. Ý NGHĨA
BHLĐ trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản
xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. BHLĐ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho
mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Mặt khác, nhờ chăm lo sức khỏe của NLĐ mà công tác BHLĐ mang lại
hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan
trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản
xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

16



Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã
hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng quốc
gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ NLĐ. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động
(lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người.
- Ý nghĩa chính trị: BHLĐ thể hiện quan điểm coi con người vừa là động
lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Ý nghĩa xã hội: BHLĐ chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của NLĐ, đảm
bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi NLĐ được sống khỏe mạnh, làm việc
có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng của mình trong xã hội, làm chủ xã hội,
làm chủ thiên nhiên, làm chủ KHKT.
- Lợi ích về kinh tế: Trong sản xuất nếu NLĐ được bảo vệ tốt, có sức khỏe
không bị ốm đau, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị
TNLĐ, bị mắc BNN thì sẽ an tâm phấn khởi sản xuất sẽ có ngày công cao, năng
suất lao động cao, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác. Do
vậy phúc lợi tập thể được tăng lên có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của cá nhân NLĐ và tập thể lao động nó có tác dụng tích
cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất.
1.4. TÍNH CHẤT
BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là:
- Tính pháp lý,
- Tính KHKT,
- Tính quần chúng.
Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
1.4.1. BHLĐ mang tính chất pháp lý
Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hóa chúng thành
những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp

mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách,
chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác BHLĐ là luật pháp
của Nhà nước.
Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về
BHLĐ được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi
cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia
nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác BHLĐ .
1.4.2. BHLĐ mang tính KHKT
Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại,
phòng và chống tai nạn, các BNN... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT.
Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích ĐKLĐ, đánh giá ảnh hưởng của các
yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

17


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

đảm bảo an toàn đều là những hoạt động KHKT.
Người công nhân sản xuất trong Công ty phải chịu ảnh hưởng của bụi,
của hơi khí độc, tiếng ồn, sự rung chuyển của máy móc … và những nguy cơ có
thể xảy ra TNLĐ. Muốn khắc phục được những yếu tố đó không có cách nào
khác là áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến.
Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu KHKT mới vào công tác BHLĐ
ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (γ), nếu
không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có
biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử
dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn
nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ

nâng chuyên...
Muốn biến ĐKLĐ cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn
loại trừ vĩnh viễn TNLĐ trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp
phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió,
cơ khí hóa, tự động hóa... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động,
thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động... Vì vậy công tác BHLĐ mang tính
chất KHKT tổng hợp.
1.4.3. BHLĐ mang tính quần chúng
Tất cả mọi người từ NSDLĐ đến NLĐ đều là đối tượng cần được bảo vệ.
Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ mình
và bảo vệ người khác.
Hàng ngày, hàng giờ NLĐ trực tiếp làm việc tiếp súc trong quá trình sản
xuất tới thiết bị máy móc và đối tượng lao động. Như vậy chính họ là người có
khả năng phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, đề xuất các
biện pháp giải quyết hoặc tự mình giải quyết để phòng ngừa TNLĐ và BNN.
Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu,
nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm.
Muốn làm tốt công tác BHLĐ, phải vận động được đông đảo mọi người
tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm,
được mọi NLĐ tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu
chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ, BNN.
BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực
tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và
hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang
tính quần chúng sâu rộng.
1.5. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHLĐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Ở nước ta, trước cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ kháng chiến ở vùng
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son


18


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

tạm chiến của Pháp và ở miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ tình cảnh
NLĐ rất điêu đứng, TNLĐ xảy ra rất nghiêm trọng.
Công tác BHLĐ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngay trong
thời kỳ bí mật, Đảng đã kêu gọi công nhân đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, phản
đối việc bắt phụ nữ và thiếu nhi làm việc quá sức, đòi cải thiện điều kiện làm
việc. Tháng 8/1947, sắc lệnh số 29/SL được ban hành trong lúc cuộc trường kỳ
kháng chiến bước vào giai đoạn gay go. Đây là sắc lệnh đầu tiên về lao động của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có nhiều khoản về BHLĐ. Điều
133 của Sắc lệnh quy định “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện để bảo an và
giữ gìn sức khỏe cho công nhân...”
Điều 140 quy định: Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có
ánh sáng mặt trời. Những nơi làm việc phải cách hẳn nhà tiêu, những cống rãnh
để tránh mùi hôi thối, đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc. Ngày 22/5/1950,
Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 77/SL quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi
và tiền lương làm thêm giờ cho công nhân.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, toàn dân ta bước vào thời kỳ
khôi phục và phát triển kinh tế. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, số lượng
công nhân ít ỏi, tiến thẳng lên một nước Xã hội chủ nghĩa có công nghiệp và
nông nghiệp hiện đại, việc đào tạo một đội ngũ công nhân đông đảo là một
nhiệm vụ cấp bách. Trong tình hình đó, công tác BHLĐ lại trở nên cực kỳ quan
trọng.
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (Đại hội III) đã vạch
rõ: Phải hết sức quan tâm đến việc đảm bảo ATLĐ, cải thiện ĐKLĐ, chăm lo
sức khỏe của công nhân. Tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết để BHLĐ
cho công nhân.

Chỉ thị 132/CT ngày 13/3/1959 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có đoạn
viết: “Công tác bảo vệ lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách
rời sản xuất. Bảo vệ tốt sức lao động của người sản xuất là một yếu tố quan
trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển, xem nhẹ bảo đảm ATLĐ là biểu hiện
thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất”.
Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ta vẫn triển khai
công tác nghiên cứu khoa học về BHLĐ. Bộ phận nghiên cứu VSLĐ và BNN
của Viện vệ sinh dịch tễ được thành lập từ năm 1961 và đến nay đã hoàn thành
nhiều công trình nghiên cứu, phục vụ công nghiệp có giá trị. Năm 1971, Viện
nghiên cứu KHKT BHLĐ trực thuộc Tổng Công đoàn Việt Nam đã được thành
lập và đang hoạt động có hiệu quả. Môn BHLĐ đã được các trường Đại học,
Trung học chuyên nghiệp và các Trường dạy nghề đưa vào chương trình giảng
dạy chính khóa.
Ngày nay, công tác bảo hộ đã được nâng lên một tầm cao mới. Hàng tuần
công nhân chỉ phải làm việc 5 ngày, các công xưởng, xí nghiệp phải được kiểm
tra công tác bảo an định kỳ và chặt chẽ. TLĐLĐVN có các phân viện BHLĐ
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

19


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

đóng ở các miền để kiểm tra và đôn đốc việc thực hiên công tác BHLĐ.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn về công
tác BHLĐ. Các ngành chức năng của nhà nước (LĐTBXH, Y tế, TLĐLĐVN...)
đã có nhiều cố gắng trong công tác BHLĐ.
Tuy nhiên vẫn còn một số cơ quan, doanh nghiệp chưa nhận thức một
cách nghiêm túc công tác BHLĐ, coi nhẹ hay thậm chí vô trách nhiệm với công
tác BHLĐ, vẫn còn tồn tại một số vấn đề như hệ thống tổ chức quản lý về

BHLĐ từ Trung ương đến địa phương chưa được củng cố chặt chẽ, các văn bản
pháp luật về BHLĐ chưa được hoàn chỉnh, việc thực hiện các văn bản pháp luật
về BHLĐ chưa nghiêm chỉnh. Điều kiện làm việc còn nhiều nguy cơ đe dọa về
ATLĐ, điều kiện VSLĐ bị xuống cấp nghiêm trọng.
1.6. NỘI DUNG KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Nội dung KHKT BHLĐ chiếm một vị trí rất quan trọng, là phần cốt lõi để
loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện ĐKLĐ.
KHKT BHLĐ là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành, được hình
thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành
khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiên (như toán, vật lý, hóa học, sinh học...)
đến KHKT chuyên ngành (như y học, các ngành kỹ thuật chuyên môn...) và còn
liên quan đến các ngành kinh tế, xã hội, tâm lý học...
Những nội dung nghiên cứu chính của KHKT BHLĐ bao gồm những vấn
đề:
1.6.1. Khoa học VSLĐ
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến ĐKLĐ, và do đó ảnh hưởng đến
con người, dụng cụ, máy móc thiết bị, ảnh hưởng này còn có khả năng lan
truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải (điều kiện dẫn đến
nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến khả năng sinh ra BNN. Để phòng BNN cũng
như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khỏe và tình trạng lành mạnh cho NLĐ chính
là mục đích của VSLĐ (bảo vệ sức khỏe).
Các yếu tố tác động xấu đến hệ thống lao động cần được phát hiện và tối
ưu hóa. Mục đích này không chỉ nhằm đảm bảo về SK-ATLĐ mà đồng thời tạo
nên những cơ sở cho việc làm giảm sự căng thẳng trong lao động, nâng cao năng
suất, hiệu quả kinh tế, điều chỉnh những hoạt động của con người một cách thích
hợp.
Với ý nghĩa đó thì điều kiện MTLĐ là điều kiện xung quanh của hệ thống
lao động cũng như là thành phần của hệ thống. Thuộc thành phần của hệ thống
là những điều kiện về không gian, tổ chức, trao đổi cũng như xã hội.
1.6.1.1. Đối tượng và mục đích đánh giá

Các yếu tố của MTLĐ được đặc trưng bởi các điều kiện xung quanh về
vật lý, hóa học, vi sinh vật (như các tia bức xạ, rung động, bụi...).
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

20


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

Mục đích chủ yếu của việc đánh giá các điều kiện xung quanh là:
- Đảm bảo SK-ATLĐ.
- Tránh căng thẳng trong lao động, tạo khả năng hoàn thành công việc.
- Đảm bảo chức năng các trang thiết bị hoạt động tốt.
- Tạo hứng thú trong lao động.
Cơ sở của việc đánh giá các yếu tố MTLĐ (hình 1) là:
- Khả năng lan truyền của các yếu tố MTLĐ từ nguồn.
- Sự lan truyền của các yếu tố này thông qua con người ở vị trí lao động.

Hình 1. Cơ sở đánh giá các yếu tố trong MTLĐ
1.6.1.2. Tác động chủ yếu của các yếu tố MTLĐ đến con người
Các yếu tố tác động chủ yếu là các yếu tố MTLĐ về vật lý, hóa học, sinh
học và chỉ xét về mặt gây ảnh hưởng đến con người.
Tình trạng sinh lý của cơ thể cũng chịu tác động và phải được điều chỉnh
thích hợp, xét cả hai mặt tâm lý và sinh lý.
Tác động của năng suất lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp về mặt tâm lý
đối với NLĐ. Tất nhiên năng suất lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau (chẳng hạn về nghề nghiệp, gia đình, xã hội...). Vì vậy khi nói đến các yếu
tố ảnh hưởng của MTLĐ, phải xét cả các yếu tố tiêu cực như tổn thương, gây
nhiễu... và các yếu tố tích cực như yếu tố sử dụng (bảng 1).
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son


21


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

Một điều cần chú ý là sự nhận biết mức độ tác động của các yếu tố khác
nhau đối với NLĐ để có các biện pháp xử lý thích hợp.
1.6.1.3. Đo và đánh giá VSLĐ
Đầu tiên là phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến MTLĐ về mặt số lượng và
chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, từ đó tiến hành đo, đánh giá. Mỗi
yếu tố ảnh hưởng đến MTLĐ đều được đặc trưng bằng những đại lượng nhất
định và người ta có thể xác định nó bằng cách đo trực tiếp hay gián tiếp thông
qua tính toán.

Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

22


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

Bảng 1. Các yếu tố của MTLĐ
Các yếu tố MTLĐ
Yếu tố nhiễu
Tiếng ồn
Phụ thuộc nhiều
vào sự hoạt
động của lao
động (ví dụ: tập

trung hay
sự
nhận biết tín
hiệu âm thanh)
Rung động
Ví dụ: những
hành động chính
xác

Chiếu sáng
- Cường độ sáng

Yếu tố tổn thương
Vượt quá giới hạn
cho phép.
Phụ thuộc thời gian
tác động
tổn
thương thính giác

Yếu tố sử dụng
Âm thanh dùng
làm tín hiệu.
Âm nhạc tác
động tốt cho tinh
thần

Vượt quá giới hạn
cho phép. Phụ thuộc
vào thời gian tác

động, tổn thương sinh
học, ảnh hưởng đến
tuần hoàn máu.
Khi không đủ Giảm thị lực khi
sáng (cường độ cường độ thấp
thấp)

Ứng dụng trong
y học

- Mật
sáng

độ chiếu Mật độ chiếu
sáng cao làm
hoa mắt. Mật đọ
chiếu sáng thay
đổi ảnh
Khí hậu:
Phạm vi cảm
- Nhiệt độ không nhận dễ chịu về
thời tiết của con
khí
người.
- Các bức xạ
Thời tiết đơn
- Độ ẩm
điệu
- Tốc độ gió
Độ sạch của không Ví dụ: Bụi và

khí
mùi
vị
ảnh
hưởng đến con
người
Trường điện từ
Không có cảm
nhận chuyển đổi

Mật độ chiếu sáng
cao vượt quá khả
năng thích nghi của
mắt. hưởng đến phạm
vi nhìn thấy
Thời tiết vượt quá
giới hạn cho phép
lám con người không
chịu đựng nổi.

Dùng làm tín
hiệu cảm nhận.
Tăng cường khả
năng sinh học.
Dùng làm tín
hiệu cảm nhận
(nhận biết sự
tương phản, hình
dạng...)
Điều kiện thời

tiết dễ chịu

Nhiếm độc tố đến
mức không cho phép

Tác động nhiệt khi Ứng dụng trong
vượt quá giới hạn cho lĩnh vực y học
phép

1.6.1.4. Cơ sở về các hình thức VSLĐ
Các hình thức của các yếu tố ảnh hưởng của MTLĐ là những điều kiện ở
chỗ làm việc (trong nhà máy hay văn phòng...), trạng thái lao động (làm việc ca
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

23


Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

ngày/đêm...), yêu cầu của nhiệm vụ được giao (lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ
hay thiết kế, lập chương trình...) và các phương tiện lao động, vật liệu.
Phương thức hành động cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Xác định đúng các biện pháp về thiết kế công nghệ, tổ chức và chống lại
sự lan truyền các yếu tố ảnh hưởng của MTLĐ (biện pháp ưu tiên).
- Biện pháp chống sự xâm nhập ảnh hưởng xấu của MTLĐ đến chỗ làm
việc, chống lan tỏa (biện pháp thứ hai).
- Biện pháp tối ưu làm giảm sự căng thẳng trong lao động (thông qua tác
động đối kháng).
- Hình thức lao động cũng như tổ chức lao động.
- Các biện pháp cá nhân (bảo vệ đường hô hấp, tai...).

1.6.2. Cơ sở kỹ thuật an toàn
1.6.2.1. Các định nghĩa về lý thuyết trong an toàn
- An toàn: Là xác suất cho những sự kiện được định nghĩa (sản phẩm,
phương pháp, phương tiện lao động...) trong một khoảng thời gian nhất định
không xuất hiện những tổn thương đối với người, môi trường và phương tiện.
Theo TCVN 3153-79 định nghĩa KTAT như sau:
KTAT là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức và kỹ thuật nhằm
phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất đối
với NLĐ.
- Sự nguy hiểm: Là trạng thái hay tình huống có thể xảy ra tổn thương
thông qua các yếu tố gây hại hay yếu tố chịu đựng.
- Sự gây hại: Khả năng tổn thương đến sức khỏe của người hay xuất hiện
bởi những tổn thương môi trường đặc biệt và sự kiện đặc biệt
- Rủi ro: Là sự phối hợp của xác suất và mức độ tổn thương (ví dụ tổn
thương sức khỏe) trong một tình huống gây hại.
1.6.2.2. Đánh giá sự gây hại, an toàn và rủi ro
Sự gây hại sinh ra do tác động qua lại giữa con người và các phần tử khác
của hệ thống lao động được gọi là hệ thống Người - Máy - Môi trường.
Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau:
- Phân tích tác động: Là phương pháp mô tả và đánh giá những sự cố
không mong muốn xảy ra. Ví dụ TNLĐ, tai nạn trên đường đi làm, BNN, hỏng
hóc, nổ v.v...
Những tiêu chuẩn đặc trưng cho TNLĐ là:
+ Sự cố gây tổn thương và tác động từ bên ngoài.
+ Sự cố đột ngột.
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

24



Quy định về Công tác BHLĐ-KTAT - Hệ thống văn bản pháp quy

+ Sự cố không bình thường.
+ Hoạt động an toàn
Sự liên quan giữa sự cố xảy ra tai nạn và nguyên nhân của nó cũng như sự
phát hiện điểm chủ yếu của tai nạn dựa vào đặc điểm sau:
+ Quá trình diễn biến của tai nạn một cách chính xác cũng như địa điểm
xảy ra tai nạn.
+ Loại tai nạn liên quan đến yếu tố gây tác hại và yếu tố chịu tải.
+ Mức độ an toàn và tuổi bền của các phương tiện lao động, các phương
tiện vận hành.
+ Tuổi, giới tính, năng lực và nhiệm vụ được giao của NLĐ bị tai nạn.
+ Loại chấn thương.
- Phân tích tình trạng: Là phương pháp đánh giá chung tình trạng an toàn
và KTAT của hệ thống lao động. ở đây cần quan tâm là khả năng xuất hiện
những tổn thương. Phân tích chính xác những khả năng dự phòng trên cơ sở
những ĐKLĐ và những giả thiết khác nhau.
1.6.3. Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động
Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những
phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân NLĐ để sử dụng trong sản xuất nhằm
chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện
pháp về mặt KTAT không thể loại trừ được chúng. Để có được những phương
tiện bảo vệ hiệu quả, có chất lượng và thẩm mỹ cao, người ta sử dụng thành tựu
của nhiều ngành khoa học từ khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học...), khoa học về
vật liệu, mỹ thuật công nghiệp... đến các ngành sinh lý học, nhân chủng học...
Ngày nay các PTBVCN như mặt nạ phòng độc, kính màu chống bức xạ,
quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giày, ủng cách điện... là
những phương tiện thiết yếu trong lao động.
1.6.4. Khoa học với an toàn, sức khỏe lao động
Khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương

tiện kỹ thuật và MTLĐ với khả năng của con người về giải phẩu, tâm lý, sinh lý
nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an
toàn cho con người.
1.6.4.1. Sự tác động giữa Người - Máy - Môi trường
Tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển
nhờ vào việc thiết kế, tập trung vào sự thích nghi giữa NLĐ với máy móc nhờ sự
tuyển chọn và huấn luyện, tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh
thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi
trường.
Khả năng sinh học của con người thường chỉ điều chỉnh được trong một
Phòng An toàn/Công ty TNHH MTV Ba Son

25


×