Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp từ năm 2003 đến 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.71 KB, 110 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết hình thành đề tài
Năm 2006 là năm đánh dấu những cột mốc quan trọng trong
tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Việc hoàn tất lộ
trình cắt giảm thuế để gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN
đã chấm dứt một giai đoạn bảo hộ kéo dài và khởi đầu thời kỳ mở
cửa cho sự tự do cạnh tranh với các đối thủ đến từ ASEAN. Đồng
thời đây là bước tập dượt để chuẩn bị tiếp cận với môi trường
cạnh tranh khốc liệt hơn, khi Việt Nam trở thành thành viên tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia khu vực mậu dịch
tự do với Trung Quốc, Nhật Bản Hàn Quốc (Thời báo Kinh Tế
Sài Gòn - số 3- ngày 12-1-2006).
Trong môi trường không còn được bảo bọc, với sự chuyển
đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng tư
nhân hóa tự do cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp tư nhân cần
phải có những thay đổi trong phương cách kinh doanh của mình.
Bởi vì trong hàng ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, 95%
vẫn còn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh còn có
tính tự phát, làm ăn theo kiểu truyền thống. Họ không có thói
quen trong việc lập cho mình 1 kế hoạch kinh doanh cụ thể để đề
phòng cho các mối đe doạ trong tương lai, nếu có chăng đó cũng
chỉ là sự phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm của bản thân điều này
hết sức nguy hiểm. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít chắc
chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn, nếu không có kế
1


hoạch cũng như tính trước các giải pháp giải quyết những tình
huống bất ngờ, các chủ doanh nghiệp sẽ khó có thể ứng phó được
những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp


nhiều khó khăn.
Doanh nghiệp Tư Nhân Tín Phát là một doanh nghiệp
mới thành lập có quy mô nhỏ, kinh doanh về vật liệu xây
dựng. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển với tốc
độ tăng khá cao, tuy nhiên cùng với sự tăng cao đó luôn đi
kèm với những rủi ro, đe dọa của thị trường. Chính vì lý do
đó tôi chọn đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh tại Doanh
Nghiệp Tư Nhân Tín Phát năm 2006” nhằm định xác định lại
vị trí và các điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường
tránh được những hạn chế hiện có và xác định những bước đi
đúng hơn trong kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung
- Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 Tại Doanh Nghiệp Tư
Nhân Tín Phát
• Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp từ
năm 2003 đến 2005 (phân tích hoàn cảnh nội bộ doanh nghiệp)
 Đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
 Nhận định điểm mạnh - điểm yếu của doanh nghiệp
- Phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô xác định
những cơ hội hay đe dọa từ sự biến động của thị trường

2


- Lập ma trận SWOT, kết hợp các điểm mạnh - điểm yếu,
cũng như các cơ hội hay đe dọa để xác định các phương hướng
trong kinh doanh
- Dự báo nhu cầu tiêu thụ của khách hàng về 2 mặt hàng là

Đá xây dựng và Cát xây dựng
- Thiết lập các bảng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm
2006 như kế hoạch mua hàng, kế hoạch chi phí bán hàng, kế
hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp, kế hoạch tài chính…
- Thông qua các kế hoạch đã lập đánh giá chung tính khả thi
của kế hoạch và đề xuất ra các biện pháp
3. Phương pháp nghiên cứu
• Nguồn số liệu
- Thu thập thông tin có liên quan trên thời báo Kinh Tế Sài
Gòn, báo Cần Thơ, trên các trang web có liên quan
- Dựa vào số liệu kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân
Tín Phát từ năm 2003 đến 2005
- Tham khảo ý kiến của anh chị nhân viên trong Doanh
Nghiệp, đặc biệt là ông bà giám đốc Hà Thanh Tuyền và Cao
Quốc Tín
• Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trên phương pháp
so sánh dựa trên việc phân tích các tỉ số tài chính như: thời gian
thu tiền bán hàng trung bình, tỉ số luân chuyển tài sản có, tỉ số khả
năng sinh lời…. để tìm hiểu mức độ biến động của các chỉ tiêu
- Dùng phương pháp phân tích các yếu tố trong môi trường
kinh doanh, xác định điểm mạnh - yếu cũng như các cơ hội và đe
3


dọa, lập ma trận SWOT kết hợp các yếu tố để đưa ra các phương
hướng trong kinh doanh
- Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp hồi
qui tuyến tính, thời gian dự báo được tính theo quý
4. Phạm vi nghiên cứu

• Phạm vi về thời gian
 Số liệu kinh doanh của Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát
được lấy từ năm 2003 đến năm 2005
 Việc phân tích sự biến động từ môi trường kinh doanh như
về kinh tế, chính trị, xã hội…dữ liệu được lấy từ năm 2006
• Phạm vi về không gian
 Về phần phân tích thị trường, tôi chỉ xét tại Khu Công
Nghiệp Trà Nóc II thuộc phường Trà Nóc - Quận Bình Thủy- TP.
Cần Thơ, đây chính là thị trường chủ yếu của Doanh Nghiệp đang
kinh doanh.
 Việc thu thập về các đối thủ cạnh của doanh nghiệp còn
nhiều hạn chế, thông tin thu thập được chỉ mang tính chất tương
đối
• Phạm vi về nội dung
Tập trung phân tích môi trường tác động bên trong, môi
trường vĩ mô lập ma trận SWOT để tạo cơ sở lập kế hoạch kinh
doanh trong năm 2006

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LẬP KẾ HOẠCH
KINH DOANH
1. Khái niệm lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là quá trình xây dựng các mục
tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để
thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp. Bởi
lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các
phương trình hoạt động trong tương lai của 1 tổ chức, của 1
doanh nghiệp.
Kế hoạch hóa cũng là việc chọn lựa phương pháp tiếp cận
hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch bao gồm việc lựa
chọn 1 đường lối hành động mà một công ty hoặc cơ sở nào đó
và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo, kế hoạch có nghĩa là xác
định trước phải làm gì, làm như thế nào, khi nào và ai sẽ làm.
Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại
của ta tới chổ mà chúng ta muốn có trong tương lai.
2. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh
 Kế hoạch hóa là cần thiết có thể ứng phó với những yếu tố
bất định và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong
của 1 Doanh Nghiệp. Nó làm cho các sự việc xảy ra theo dự kiến
ban đầu và sẽ không xảy ra khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đoán
5


chính xác về tương lai và các sự kiện chưa biết trước có thể gây
trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu không có kế
hoạch thì hành động của con người đi đến chổ vô mục đích và
phó thác may rủi.
 Trong việc thiết lập một môi trường cho việc thực hiện nhiệm
vụ, không có gì khác quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng
cho mọi người biết được mục đích và mục tiêu của công việc, biết
được những nhiệm vụ để thực hiện và những đường lối chỉ dẫn
tuân theo trong khi thực hiện các công việc.
 Những yếu tố bất định và dễ thay đổi khiến cho công tác kế
hoạch hóa càng trở nên tất yếu, chúng ta biết rằng tương lai

thường khi ít chắc chắn, tương lai càng xa, tính bất định càng lớn.
Ví dụ; trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn đặt hàng
đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả
thay đổi, thiên tai đến bất ngờ….Nếu không có kế hoạch cũng
như tính trước các giải pháp giải quyết những tình huống bất ngờ,
các nhà quản lý khó có thể ứng phó được những tình huống ngẫu
nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay cả
khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn
là cần thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra những giải pháp tốt nhất
để đạt được mục tiêu đề ra.
 Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu,
vì kế hoạch hóa bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động
của các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu chung
của toàn hệ thống. Nếu muốn nổ lực của tập thể có hiệu quả, mọi
người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.
6


 Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch
hóa quan tâm đến mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi
phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch hóa các đơn vị bộ phận
trong hệ thống sẽ hoạt động tư do, tự phát, trùng lặp, gây ra
những rối loạn và tốn kém không cần thiết.
 Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công
tác kiểm tra và điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói
chung cũng như các bộ phận trong hệ thống nói riêng.
3. Phân loại kế hoạch
 Theo thời gian: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế
hoạch ngắn hạn.
 Theo mức độ hoạt động:

Kế hoạch chiến lược: hoạch định cho một thời kỳ dài, do
các nhà quản trị cấp cao xây dựng, mang tính khái quát cao
và rất uyển chuyển.
Kế hoạch chiến thuật: là kết quả triển khai kế hoạch chiến
lược, ít mang tính tập trung hơn và ít uyển chuyển hơn.
Kế hoạch tác nghiệp: hoạch định chi tiết cho thời gian
ngắn, do các nhà quản trị điều hành, ít thay đổi.
 Theo phạm vi kế hoạch: kế hoạch tổng thể và kế hoạch bộ
phận.
4. Nội dung kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh bao gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Mục lục

7


+ Mô tả chung về Doanh Nghiệp: lịch sử, tình hình hiện
tại, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, xác định mục đích
tương lai.
+ Mô tả về sản phẩm dịch vụ
+ Phân tích môi trường kinh doanh. Xác định cơ hội cũng
như đe dọa
+ Dự báo bán hàng
+ Kế hoạch mua hàng
+ Kế hoạch chi phí
+ Kế hoạch tài chính
+ Đánh giá mức hiệu quả của kế hoạch
(Nguồn: Đỗ Thị Tuyết và Trương Hòa Bình, 2005)
II. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
1. Các tỉ số tài sản lỏng

1.1 Tỷ số lưu động (C/R)
Hay hệ số thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao
nhiêu đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để đảm bảo cho
C/R =
nợ ngắn hạn.

Tài sản lưu động
Nợ lưu động

1.2. Chỉ số tài sản quay vòng nhanh (Q/R)
Chỉ số quay vòng nhanh hay hệ số thanh toán nhanh cho biết
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản
tương đương tiền để
thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn mà
Tài sản lưu động - hàng tồn kho
Q/R =

không phải bán đi hàng tồnNợ
kho
của mình
lưu động

8


2. Các tỉ số quản trị tài sản
Thời gian thu tiền bán hàng trung bình (DSO)
Thời gian thu tiền bán hàng trung bình nhằm đo lường tốc độ
luân chuyển những khoản nợ cần phải thu.
Trước hết cần tính ra số doanh thu bình quân mỗi ngày trong

năm, tức là bằng doanh thu/360 ngày
Thời gian thu tiền bán hàng bình quân được tính
Số nợ cần phải thu
DSO =

2.2.

Doanh thu bình quân mỗi ngày

Tỉ số luân chuyển tài sản cố định

Cho biết mức sử dụng hiệu quả Tài sản cố định (TSCĐ) của
doanh nghiệp, nó là tỉ lệ giữa doanh thu và TSCĐ

Doanh thu

Tỉ số luân chuyển
tài sản cố định

2.3.

=

Tài sản cố định ròng

Tỉ số luân chuyển tài sản có

Cho biết sự luân chuyển của toàn bộ tài sản có của công ty. tỉ
số này được tính bằng cách chia doanh thu cho toàn bộ tài sản có
Doanh thu


Tỉ số luân chuyển
tài sản có

=

Tổng tài sản có

3. Các tỉ số quản trị nợ
3.1. Tỉ số nợ trên vốn tự có (D/E) cho biết xem liệu doanh
nghiệp có lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho các mục đích
thanh toán khác hay không
9


Tổng các khoản nợ
D/E =
Tổng vốn tự có

3.2. Tỉ số nợ trên tài sản có (D/A) cho biết tỉ lệ phần % tổng
số nợ do những người cho vay cung cấp so với tổng giá trị tài sản
có của doanh nghiệp.
Tổng các khoản nợ
D/A =
Tổng tài sản có

4. Các tỉ số khả năng sinh lời
4.1. Mức lợi nhuận trên doanh thu
Mức lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách chia lợi
nhuận ròng sẵn có cho doanh thu

Mức lợi nhuận
trên doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

=

Doanh thu

4.2. Lợi nhuận/tài sản (ROA)
Cho biết 1 đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt
động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhụân, thể hiện hiệu quả sử dụng
tài sản chung của toàn doanh nghiệp.
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản

4.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có chung (ROE)

10


Cho biết 1 đồng vốn tự có của doanh nghiệp sử dụng trong
hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhụân, thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn tự có của doanh nghiệp.
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu


(Nguồn: Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết. 1997)
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP
1. Quan niệm về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường là tập họp các yếu tố, các điều kiện thiết lập nên
khung cảnh sống của một chủ thể, môi trường kinh doanh là tổng
họp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh
luôn luôn có quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mức độ và
chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau.
Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác
động thuận, nhưng lại có yếu tố tạo thành lực cân đối với sự phát
triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp không cố định một cách tĩnh mà thường xuyên
vận động, biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén
và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
11


2. Các yếu tố của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh được cấu thành từ nhiều yếu tố khác
nhau, xét theo cấp độ tác động đến sản xuất và quản trị doanh
nghiệp, có cấp độ nền kinh tế quốc dân (môi trường vĩ mô, môi
trường tổng quát) và cấp độ ngành (môi trường tác nghiệp, môi
trường vi mô) trong đó có hoàn cảnh nội bộ.

•Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức,
định hướng và có ảnh hưởng đến các môi trường tác nghiệp
và môi trường nội bộ, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với
doanh nghiệp.
•Môi trường tác nghiệp (môi trường vi mô) là môi trường
bao hàm các yếu tố bên ngoài tổ chức, định hướng sự cạnh
tranh trong ngành. Môi trường tác nghiệp được xác định với
một ngành công nghiệp cụ thể, với tất cả các doanh nghiệp
trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp trong
ngành đó.
•Hoàn cảnh nội bộ; bao hàm các nguồn lực nội bộ tổ chức.
Các doanh nghiệp phải cố gắng phân tích một cách cặn kẽ
các yếu tố nội bộ nhằm xác định rõ các ưu điểm và nhược
điểm của mình.
3. Tác động giữa môi trường và doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải biết thích ứng
với môi trường kinh doanh luôn vận động. Doanh nghiệp xác định
các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay đổi
12


trong các môi trường: kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội
và cạnh tranh ở các thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động
hoặc dự định thâm nhập. Mặt khác trong khuôn khổ cho phép, cần
phải tích cực cải thiện môi trường nội bộ để tạo những điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp bao gồm các
mặt mạnh về tổ chức doanh nghiệp có thể là các kỹ năng, nguồn
lực và những lợi thế mà doanh nghiệp có được trước các đối thủ
cạnh tranh (năng lực chủ chốt của doanh nghiệp) như có nhiều
nhà quản trị tài năng, có công nghệ vượt trội, thương hiệu nổi

tiếng, có sẵn tiền mặt, doanh nghiệp có hình ảnh tốt trong mắt
công chúng hay chiếm thị phần lớn trong các thị thường chủ chốt.
Những mặt yếu của doanh nghiệp được thể hiện ở những thiểu sót
hoặc nhược điểm và kỹ năng, nguồn lực hay các yếu tố hạn chế
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đó có thể là mạng lưới
phân phối kém hiệu quả, quan hệ lao động không tốt, thiếu các
nhà quản trị có kinh nghiệm quốc tế hay sản phẩm lạc hậu so với
Mục đích:

Môi trường vĩ mô

- Mở rộng tiêu thụ

Kinh tế

- Đa dạng hóa

Chính trị - pháp luật

các đối thủ cạnh tranh...

Toàn bộ sự tác động qua lại giữa môi trường kinh doanh và

hoạt
động
kinhmới
doanh của doanh nghiệp đượcVăn
khái
qua sơ đồ.
- Tìm

thị trường
hóaquát
- xã hội
Tự nhiên

Hoạt động của doanh nghiệp

Công nghệ

trường
Biện pháp hoạt động

Môi

Quốc tế
Chức
Tácnăng
động

chi phối

- Cải tiến sản phẩm

- Sản xuất

- Đầu tư đổi mới MMTB

- Tài chính

Môi trường tác nghiệp


- Xuất khẩu

- Marketing

- Sản phẩm thay thế

- Nhập khẩu

- Nhân sự

- Quy mô tối ưu sản xuất

- Vận chuyển

- Hạch toán

- Số lượng khách hàng

- Mở rộng thị trường
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ảnh hưởng

13

- Các đối thủ cạnh tranh
- Các nhà cung ứng



Sơ đồ 1:

Sự tác động giữa môi trường và doanh

nghiệp
Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy
tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì
phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường
bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ)
cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các
mặt mạnh và mặt yếu). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý
thông tin sao cho hiệu quả nhất.
Sau đó các nhà phân tích chiến lược tiến hành so sánh một
cách có hệ thống từng cặp tương ứng các yếu tố nói trên để tạo ra
14


các cặp phối hợp logic. Quá trình này tạo ra 4 nhóm phối hợp cơ
bản. Tương ứng với các nhóm này là các phương án chiến lược
mà ta cần xem xét.
Những điểm mạnh Những điểm yếu (W)
Ma trận SWOT

(S)

Liệt kê những điểm


Liệt kê những điểm yếu
mạnh

………………………

Các cơ hội (O)

………………………
Các chiến lược SO
Các chiến lược WO

Liệt kê các cơ hội

Sử dụng các điểm Vượt qua những điểm

…………………….

mạnh để tận dụng cơ yếu bằng cách tận

……………………….. hội
Các mối đe dọa (T)
Các chiến lược ST

dụng các cơ hội
Các chiến lược WT

Liệt kê các đe dọa

Sử dụng các điểm Tối thiểu hóa những


……………………..

mạnh để tránh các điểm yếu và tránh các

……………………….. mối đe dọa
Sơ đồ 2:
Ma Trận SWOT

mối đe dọa

Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo được
tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử
dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: hình
thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm
soát chiến lược cụ thể. Chiến lược hiệu quả là những chiến lược
tận dụng được các co hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng
như vô hiệu hóa được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc
vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Mục
tiêu chiến lược (là những mục tiêu chính mà doanh nghiệp muốn
15


theo đuổi thông qua việc thực hiện một loạt các hành động cụ thể)
phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện.
Các chiến thuật thường được thiết lập theo hướng tập trung cụ thể
hóa chi tiết việc thực hiện các kế hoạch chi tiết như thế nào. Cơ
chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược
mà doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong 5
bước hình thành chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi
theo đúng định hướng mục tiêu chiến lược

(Nguồn: Đỗ Thị Tuyết và ThS. Trương Hòa Bình. 2005)
IV. DỰ BÁO TRONG KINH DOANH
1. Dự báo định tính
Các dự báo định tính thường dùng
 Lấy ý kiến của chủ doanh nghiệp
 Lấy ý kiến của nhân viên bán hàng
 Thu thập ý kiến của các chuyên gia kinh tế trên các phương
tiện đại chúng
2. Dự báo định lượng
Một trong các cách dự báo đó là dựa trên phương pháp hồi
qui tuyến tính theo xu hướng có tính chất mùa vụ, chu kỳ trong
dự báo chuổi thời gian. Loại mùa vụ thông thường là sự lên xuống
và có xu hướng lặp lại bản thân nó sau một giai đoạn của thời
gian, thường là 1 năm.
Mô hình này có công thức: Y = ax + b
a=

n∑ xy − ∑ x ∑ y
n∑ x 2 − (∑ x ) 2

∑ x ∑ y − ∑ x∑ xy
b = n x − ( x)


2

2

Trong đó: y: biến phụ thuộc cần dự báo


16

2


x: biến độc lập
a: độ dốc của đường xu hướng
b: tung độ gốc
Cách thức xây dựng dự báo với phân tích hồi quy tuyến tính
có tính chất theo mùa vụ. Ta thực hiện các bước:
 Chọn lựa chuổi số liệu quá khứ dại diện
 Xây dựng chỉ số mùa vụ cho từng giai đoạn thời gian

Ii =
y1 :
y0

y1
y0

số bình quân của các thời kỳ

: số bình quân của tất cả các thời kỳ trong dãy số

Ii: chỉ số mùa vụ kỳ thứ i
 Sử dụng các chỉ số mùa vụ để hoá giải tính chất mùa vụ
của số liệu
 Phân tích hồi qui tuyến tính dựa trên số liệu đã phi mùa vụ
 Sử dụng phương trình hồi qui để dự báo cho tương lai
 Sử dụng chỉ số mùa vụ để tái ứng dụng tính chất mùa vụ

cho dự báo
Ví dụ minh họa:
Bảng 1:

SỐ LƯỢNG HÀNG BÁN RA HÀNG QUÝ
Đơn vị tính: 1.000 đơn vị

Năm
Quý 1
Quý 2
Quý 3
1
520
730
820
2
590
810
900
3
650
900
1.000
Nguồn: Trương Chí Tiến và Nguyễn Văn Duyệt. 2000
17

Quý 4
530
600
650



Kết quả bài toán:
Đầu tiên ta tính toán các chỉ số mùa vụ:
Bảng 2:

HÓA GIẢI CÁC CHỈ SỐ MÙA VỤ
Đơn vị tính: 1.000 đơn vị

Năm
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm
1
520
730
820
530
2.600
2
590
810
900
600
2.900
3
650
900 1.000
650
3.200
Tổng
1.760 2.440 2.720 1.780

8.700
Trung bình quý 586,67 813,33 906,67 593,33
725
Chỉ số mùa vụ
0,81
1,12
1,25
0,82
Nguồn: tự thực hiện
Kế tiếp hoá giải tính chất mùa vụ của số liệu bằng cách chia
giá trị của từng quý cho chỉ số mùa vụ tương ứng. chẳng hạn:
520/0.809 = 642,8… ta được bảng số liệu như sau:
Bảng 3:

SỐ LƯỢNG HÀNG QUÝ ĐÃ PHI MÙA VỤ
Đơn vị tính: 1.000 đơn vị

Năm
Quý 1
1
642,61
2
729,12
3
803,27
Nguồn: tự thực hiện

Quý 2
650,72
722,03

802,25

Quý 3
655,70
719,67
799,63

Quý 4
647,61
733,15
794,24

Chúng ta phân tích hồi qui trên cơ sở số liệu phi mùa vụ và
xác định phương trình hồi qui.
Bảng 4:

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUI
Đơn vị tính: 1.000 đơn vị

Năm

Quý
Quý 1

x
1

y
642,61
18


x2
1

Xy
642,61


Quý 2
Quý 3
Quý 4
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4

2

3

Tổng
Nguồn: tự thực hiện

2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
78

650,72
655,70
647,61
729.12
722,03
719,67
733,15
803,27
802,25
799,63
794,24
8.700

4
9
16
25
36
49
64

81
100
121
144
650

1.301,4
1.967,1
2.590,4
3.645,6
4.332,2
5.037,7
5.865,2
7.229,4
8.022,5
8.796
9.530,9
58.961

Xác định được hệ số a = 16,865 và b = 615,421
Phương trình có dạng Y= 16,865X + 615,421
Bây giờ chúng ta thay thế giá trị của X cho 4 quí tới bằng 13,
14, 15, 16 vào phương trình. Đây là dự báo phi mùa vụ trong 4
quí tới.
Y13 = (16,865 x 13) + 615,421 = 834,666
Y14 = (16,865 x 14) + 615,421 = 851,531
Y15 = (16,865 x 15) + 615,421 = 868,396
Y16 = (16,865 x 16) + 615,421 = 885,261
Tiếp theo, ta sử dụng chỉ số mùa vụ hoá các số liệu


Bảng 5:

CHỈ SỐ HÓA MÙA VỤ
Đơn vị tính: 1.000 đơn vị

Quý

Chỉ số mùa

Dự báo phi mùa
19

Dự báo phi mùa vụ


vụ (1)
1
0.81
2
1.12
3
1.25
4
0.82
Nguồn: tự thực hiện

vụ (Yi)
834.67
851.531
868.396

885.261

(Ymv)
675.41
955.28
1,085.99
724.49

V. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Ở CẦN THƠ
Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng đã truyền thống lâu đời,
nhà kinh doanh sẽ mua giá sỉ nguyên vật liệu ở các mỏ cát, đá,
gạch tại các mỏ đá, cát hay các lò gạch với số lượng lớn bán lại
cho khách hàng với giá lẻ. Phương tiện vận chuyển ở Cần thơ chủ
yếu là xà lan, ghe vì miền tây có hệ thống sông rạch rất chằng
chịch và khối lượng vận chuyển bằng các phương tiện này khá
lớn mà chi phi lại thấp. Việc định giá nguyên vật liệu này dựa trên
giá mua thường là giá vốn hàng bán, giá vận chuyển, bốc dở hàng
hóa lên xuống và 1 phần lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do các nguyên vật liệu này được dùng để xây dựng các công
trình, nhà xưởng với thời gian khá lâu tùy vào qui mô của nó, nên
khách hàng có thói quen trả hết 1 lần sau khi hoàn thiện hoàn toàn
công trình, hoặc trả từng giai đoạn nếu công trình đó quá dài.
Điều này dẫn đến việc khách hàng thường yêu cầu chủ doanh
nghiệp cho nợ gối đầu, hoặc chi trả chậm gây ra tình trạng thiếu
hụt lượng tiền mặt trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.

20



CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÍN PHÁT
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
TÍN PHÁT


Tên cơ sở kinh doanh: Doanh Nghiệp Tư Nhân Tín Phát

chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng
 Địa chỉ trụ sở: 13/6 Nguyễn Chí Thanh - Phường Trà Nóc
- Quận. Bình Thủy – TP. Cần Thơ
 Điện thoại: 071.844234
 Hình thức sở hữu vốn: Tư nhân
 Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
 VAT: Khấu trừ
 Hoạt động sản xuất: trực tiếp
Doanh nghiệp Tư Nhân Tín Phát được thành lập vào năm
2002 tại 13/6 Nguyễn Chí Thanh - Phường Trà Nóc - Quận Bình
Thủy - TP. Cần Thơ. Tuy nhiên trước khi thành lập Doanh
Nghiệp Tư Nhân, Tín Phát đã kinh doanh vật liệu xây dựng ở
dạng cửa hàng, quy mô còn nhỏ lẻ. Ngày 02/06/2002 Tín Phát
phát triển lên và trở thành Doanh Nghiệp Tư Nhân, điều này đã
đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong kinh doanh với
nhiều bạn hàng hơn và thị trường được mở rộng hơn.
Đến cuối năm 2004 Tín Phát chuyển lên xây dựng mới tại
khu Công Nghiệp Trà Nóc 2, đây là giai đoạn thực sự trưởng
thành của doanh nghiệp, việc thuê được mảnh đất tại đây đem lại
21



cho doanh nghiệp nhiều khách hàng lớn với những hợp đồng trên
hàng trăm triệu đồng. Với nguồn vốn ít ỏi tích lũy được từ khi
kinh doanh ở cửa hàng, Tín Phát nhanh chóng chiếm lấy thị phần
tại khu vực này, tăng cường mua sắm các trang thiết bị, máy móc
phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp.
Đến nay doanh nghiệp đã đi vào ổn định với doanh thu trong
năm 2005 đạt gần 4,136 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt khoản
291,220 triệu đồng. Đó chính là thành quả lao động của tập thể
công nhân – nhân viên của doanh nghiệp và đặc biệt là sự lao
động cực lực của vợ chồng giám đốc Bà Hà Thanh Tuyền và Ông
Cao Quốc Tín.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Bộ máy tổ chức quản lý
Mô hình tổ chức của doanh nghiệp Tín Phát là mô hình trực
tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc điều hành các bộ phận,
chịu trách nhiệm chính đối với mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, là người đại diện cho mọi nghĩa vụ và quyền lợi
của doanh nghiệp trước pháp luật.

Giám đốc

Nhân viên
kỹ thuật

Kế toán

Kế toán
công nợ


Kế toán
bán hàng

22

Nhân viên
giao hàng


Sơ đồ 3:

CƠ CẤU TỔ CHỨC TRỰC TUYẾN THEO

CHỨC NĂNG
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006
Với mô hình tổ chức trên thì nhân viên cấp dưới chỉ nhận
lệnh từ 1 người là giám đốc của doanh nghiệp, do vậy việc ra
quyết định được thi hành một cách nhanh chóng, chính xác. Các
bộ phận điều có chức năng riêng nhưng đều thi hành chung một
nhiệm vụ là đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là mô hình
cơ cấu tổ chức khá phù hợp đối với 1 doanh nghiệp tư nhân nhỏ
như Tín Phát, với cơ cấu tổ chức như hiện nay đảm bảo cho chủ
doanh nghiệp có thể hiểu nhân viên, đồng thời quản lý nhân viên
của mình chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên tất cả mọi công việc đều phụ thuộc vào nhà quản
lý, mặc dù Tín Phát có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh vật liệu xây dựng, xong sự quá tải sẽ là điều tất yếu
nhất là khi qui mô sản xuất ngày càng gia tăng.

2. Tình hình nhân sự:

Doanh nghiệp có tổng cộng 12 nhân viên, tổng quỹ lương
hàng tháng của doanh nghiệp trả cho công nhân viên cuối năm
2005 là 11.500.000 đồng/tháng được phân bổ như sau;
Bảng 6:
Bộ phận

TÌNH HÌNH NHÂN SỰ CỦA DOANH NGHIỆP
Trình độ chuyên môn

Tổng
23


Kế toán, Công

2

Đại

Trung

học

cấp

1

1

Công

nhân
kỹ thuật
-

nợ
Bán hàng
2
2
Giao hàng
4
Kỹ thuật
4
4
Tổng cộng
12
1
3
4
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Tín Phát năm 2006

Phổ
thông
4
4

 1 người có trình độ đại học là kế toán chuyên lo việc sổ
sách, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế mức
lương được hưởng là 1.500.000 đồng/tháng
 3 người có trình độ trung cấp phân đều ở 3 bộ phận: kế
toán công nợ và bán hàng, mức lương được hưởng là 1.000.000

đồng/tháng
 4 người là công nhân kỹ thuật, chuyên điều khiển các
phương tiện cơ giới hoặc lo việc sửa chữa máy móc khi cần mức
lương được hưởng là 1.200.000 đồng/tháng đến 1.500.000
đồng/tháng
 4 người là lao động phổ thông, chủ yếu là nhân viên giao
hàng (tài xế) mức lương được trả hàng tháng là từ 1.000.000
đồng/tháng - 1.200.000 đồng/tháng
Hiện doanh nghiệp đang trả lương công nhân viên cố định
theo từng tháng được thoả thuận giữa doanh nghiệp và nhân viên.
Tùy thuộc vào khối lượng công việc nhiều hay ít hoặc tùy thuộc
vào tính chất công việc mà phân bố số lượng nhân viên ở từng bộ
24


phận cho phù hợp. Mức lương ở các bộ phận đó cũng cũng được
trả theo từng nhiệm vụ khác nhau. Với cách phân bố lực lượng lao
động, tuyển dụng trình độ nhân viên hiện nay là khá phù hợp đảm
bảo cho công việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh
Khu công nghiệp Trà Nóc là thị trường rộng lớn với diện tích
300 ha trong đó: khu công nghiệp Trà Nóc I chiếm diện tích 135
ha, khu công nghiệp Trà Nóc II chiếm diện tích 165 ha.
Vị trí của doanh nghiệp Tín Phát nằm gần giữa trong khu vực
công nghiệp Trà Nóc II, có diện tích thuê được là 2.000 m 2, mặt
trước là đường đi khá rộng, mặt sau là bờ sông dài (sông Hậu) có
đủ chổ cho 2 chiếc xà lan cùng cập bến để nhận hàng.
Tín Phát thuê mảnh đất này trong dài hạn, với mức giá 20
triệu/năm thời hạn 2 năm trả 1 lần, xung quanh khu vực này có rất
nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hay liên doanh đang hoạt

động và sẽ có nhiều công ty mới xây dựng thêm nữa. Khoản cách
giữa doanh nghiệp Tín Phát với các công ty, các công trình đang
xây dựng tại đây là khá gần, bán kính trong vòng khoản 2 km 2
giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều về chi phí vận chuyển
do các khách hàng lớn đều nằm gần trong khu vực này. Đây thực
sự là một lợi thế đặc biệt trong cạnh tranh so với các đối thủ khác,
ngay tại thời điểm mà giá xăng dầu luôn có xu hướng tăng. Một
điểm thuận lợi nửa là trong khu công nghiệp Trà nóc, Tín Phát là
doanh nghiệp duy nhất kinh doanh trong lĩnh vực này.
4. Hình thức kinh doanh
4.1 Hình thức bán hàng
25


×