Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh thanh hóa( bản full )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRỊNH VĂN SÖY

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI NẢY SINH
TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRỊNH VĂN SÖY

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI NẢY SINH
TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số

: 62.31.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Phí Mạnh Hồng


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi,
có sự hỗ trợ giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn, một số
thầy cô giáo khác và bạn bè, đồng nghiệp. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trịnh Văn Súy


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ i
Danh mục bảng biểu.......................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 8
1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận án .............. 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về CPH DNNN nói chung ................... 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề kinh tế-xã hội nảy
sinh trong quá trình CPH và hậu CPH DNNN ....................................... 16
1.1.3. Các công trình nghiên cứu quá trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................... 18
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt

ra cần đƣợc nghiên cứu tiếp ........................................................................ 19
1.2.1. Những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu trên ........ 19
1.2.2. Một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu tiếp............................ 21
Chƣơng 2: CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI NẢY SINH TRONG QUÁ
TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC: CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................. 25
2.1. Khái lƣợc chung về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc ............. 25
2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và vai trò của chúng trong nền kinh tế thị
trường ...................................................................................................... 25
2.1.2. Những hạn chế của các DNNN và nguyên nhân của chúng ......... 29
2.1.3. Thực chất của CPH doanh nghiệp nhà nước ................................ 33
2.1.4. Cổ phần hóa DNNN – giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những yếu
kém của khu vực DNNN và nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế........ 36


2.2. Các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nƣớc. ......................................................................................... 39
2.2.1. Xung đột lợi ích – cội nguồn sâu sa của các vấn đề kinh tế-xã hội
nẩy sinh trong quá trình CPH DNNN ..................................................... 39
2.2.2. Các vấn đề kinh tế-xã hội cụ thể thường nảy sinh trong quá trình
CPH DNNN ............................................................................................. 41
2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong
quá trình CPH DNNN ................................................................................. 53
2.3.1. Môi trường cạnh tranh và khung pháp lý điều tiết hoạt động chung
của các doanh nghiệp.............................................................................. 53
2.3.2. Khuôn khổ pháp lý và tính minh bạch của tiến trình cổ phần hóa
các DNNN ............................................................................................... 55
2.3.3. Những biện pháp hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp
trong quá trình cổ phần hóa ................................................................... 57
2.3.4. Các thiết chế hỗ trợ quá trình CPH DNNN. ................................. 58

2.3.5. Đội ngũ cán bộ làm công tác CPH. .............................................. 58
2.3.6. Nhận thức xã hội về quá trình CPH DNNN. ................................. 59
2.4. Thực tiễn giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá
trình này ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho Thanh Hóa .... 60
2.4.1. Thực tiễn giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong
quá trình này ở một số địa phương ......................................................... 60
2.4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thanh Hóa ............. 71
Chƣơng 3: TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ
- XẪ HỘI ĐẶT RA TỪ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA............................................. 76
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và DNNN của Thanh Hóa ảnh
hƣởng đến quá trình CPH DNNN . ............................................................. 76
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. .............................................. 76


3.1.2. Đặc điểm DNNN của Thanh Hóa trước cổ phần hóa ................... 79
3.2.Tình hình, kết quả thực hiện CPH DNNN ở Thanh Hóa. ..................... 81
3.2.1. Các giai đoạn triển khai thực hiện cổ phần hóa các DNNN ........ 81
3.2.2. Một số kết quả và nhận xét chung. ................................................ 81
3.3. Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nƣớc ở Thanh Hóa ......................................................... 84
3.3.1. Tâm lý chần chừ, e ngại, ngăn trở tiến trình CPH ..................... 84
3.3.2. Vấn đề xác định giá trị các doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần
hoá ........................................................................................................... 85
3.3.3. Việc đánh giá và xử lý nợ của các DN cổ phần hóa ...................... 88
3.3.4. Vấn đề sắp xếp lại lực lượng lao động và giải quyết lao động “dôi
dư” trong các DNCPH............................................................................ 89
3.3.5. Vấn đề chuyển đổi cấu trúc sở hữu và quan hệ giữa các nhóm
cổ đông. ................................................................................................... 91
3.3.6. Vấn đề quản lý nhà nước và sự phân biệt đối xử đối với DN sau

CPH (so với DNNN).............................................................................. 100
3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong
quá trình cổ phần hóa DNNN ở Thanh Hóa. ............................................ 102
3.4.1. Cơ chế, chính sách về CPH DNNN ............................................ 102
3.4.2. Công tác quản lý nhà nước về CPH DNNN trên địa bàn tỉnh chưa
theo kịp với yêu cầu ............................................................................... 106
3.4.3. Các thiết chế hỗ trợ tiến trình CPH DNNN còn kém phát triển. 108
3.4.4. Nhận thức xã hội và công tác tuyên truyền về CPH còn hạn chế .... 109
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ
KINH TẾ - XÃ HỘI NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở TỈNH THANH HÓA ........................... 112
4.1. Quan điểm giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Thanh Hóa những năm tới.. 112


4.1.1. Bối cảnh của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa
những năm tới ....................................................................................... 112
4.1.2. Quan điểm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong
quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa.............. 116
4.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết các vấn đề kinh tế- xã
hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Thanh
Hóa những năm tới .................................................................................... 124
4.2.1. Đổi mới phương pháp định giá đi đôi với nâng cao kỹ năng và đạo
đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ định giá tài sản doanh nghiệp ... 124
4.2.2. Minh bạch hóa vấn đề tài chính và quyền sở hữu của Nhà nước
trong doanh nghiệp sau CPH................................................................ 129
4.2.3. Phân định rõ và tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức
năng chủ sở hữu Nhà nước tại các CTCP ............................................ 135
4.2.4. Hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng trong
đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao

động trong các doanh nghiệp sau CPH .............................................. 139
4.2.5. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa
phương và nâng cao vai trò của Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước
trong quá trình CPH DNNN ............................................................... 1433
4.3. Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và bộ/ ngành hữu quan .................. 1466
KẾT LUẬN ................................................................................................... 149
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 154
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
CPH
CTCP
CPH DNNN
DCF
DN
DNNN
DNCPH
DNTN
ĐMPTDN
HĐQT
KVTN
KVTN
KT-XH:
KTNN
NDT
SCIC
SLĐ

SNG
SXKD
TBCN
TCT
TĐKT
TĐKT, TCT
TNHH
TTCK
UBND
VNN
XHCN

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Cổ phần hóa
: Công ty cổ phần
: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc
: Dòng tiền chiết khấu
: Doanh nghiệp
: Doanh nghiệp nhà nƣớc
: Doanh nghiệp cổ phần hóa
: Doanh nghiệp tƣ nhân
: Đổi mới phát triển doanh nghiệp
: Hội đồng quản trị
: Khu vực tƣ nhân
: Khu vực tƣ nhân
: Kinh tế- xã hội
: Kinh tế nhà nƣớc
: Nhân dân tệ
: Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nƣớc
: Sức lao động

: Cộng đồng các quốc gia độc lập
: Sản xuất kinh doanh
: Tƣ bản chủ nghĩa
: Tổng công ty
: Tập đoàn kinh tế
: Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
: Trách nhiệm hữu hạn
: Thị trƣờng chứng khoán
: Ủy ban nhân dân
: Vốn nhà nƣớc
: Xã hội chủ nghĩa

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số kết quả của các DN CPH của tỉnh Thừa Thiên - Huế năm
2010 ................................................................................................................. 64
Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ tăng thu nhập của ngƣời lao động và tăng lợi nhuận
của 3 CTCP. .................................................................................................... 70
Bảng 3.1. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa .................................. 77
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Thanh Hóa 2006-2012 (%) ................. 78
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng giai đoạn 2002-2012........... 79
Bảng 3.4: Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và nợ khó đòi (tính đến
1/1/1995) ......................................................................................................... 80

ii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1986, với đƣờng lối Đổi Mới của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nền kinh tế nƣớc ta đã từng bƣớc chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong bƣớc chuyển đổi này, các doanh nghiệp nhà
nƣớc (DNNN) - bộ phận trọng yếu của nền kinh tế, nói chung đã không thích
ứng đƣợc, bộc lộ nhiều yếu kém , hoạt động thiếu hiệu quả, không tƣơng
xứng với vai trò mà chúng đƣợc kỳ vọng cũng nhƣ các nguồn lực mà chúng
nắm giữ. Trƣớc tình hình đó, vào đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nƣớc đã
chủ trƣơng đổi mới một cách căn bản, toàn diện đối với các DNNN. Nhiều
chính sách và giải pháp đã đƣợc tiến hành, trong đó có giải pháp chuyển đổi
các DNNN thành Công ty cổ phần (cổ phần hoá các DNNN). Đây là biện
pháp quan trọng nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản về cơ cấu sở hữu và hoạt
động của các DNNN, để thông qua đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của chính khu vực DNNN cũng nhƣ của cả nền kinh tế.
Sau hơn 20 năm tổ chức thực hiện cổ phần hóa (CPH) DNNN, các chỉ
tiêu nhƣ: vốn, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của ngƣời lao động... tại nhiều
doanh nghiệp sau CPH đã có sự cải thiện rõ rệt. Tuy vậy, tính đến nay tiến
trình này vẫn diễn ra chậm chạp. Khu vực DNNN vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn,
hoạt động của nhiều DN sau CPH còn khó khăn, hiệu quả hoạt động và năng
lực cạnh tranh thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Nhiều
vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN đã tác động xấu
đến quá trình CPH nói riêng, đến sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung.
Tại Thanh Hóa, quá trình CPH DNNN đã đƣợc triển khai nghiêm túc
và thu đƣợc những kết quả nhất định. Tính đến 31 tháng 12 năm 2014, Thanh
Hoá đã CPH đƣợc 98 doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp bộ phận.

1



Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các doanh nghiệp sau CPH hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, tiến
trình CPH DNNN ở Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là:
các mục tiêu chủ yếu của CPH đạt thấp; trong nhiều trƣờng hợp, việc xác định
giá trị doanh nghiệp trƣớc khi CPH chƣa hợp lý; các doanh nghiệp còn lúng
túng trong việc xây dựng chiến lƣợc sản phẩm và chiến lƣợc phát triển... Điều
đáng nói là, sau cổ phần hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp vẫn thấp... Nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, trong đó có
nguyên nhân từ những vấn đề kinh tế-xã hội (KT – XH) tiêu cực nẩy sinh
trong quá trình CPH nhƣng chƣa đƣợc tỉnh quan tâm giải quyết kịp thời, nhƣ:
tình trạng thất thoát tài sản nhà nƣớc còn phổ biến; vai trò của ngƣời lao
động- cổ đông trong công ty chƣa đƣợc coi trọng; cơ cấu sở hữu còn thiếu
minh bạch; sự xung đột lợi ích nhóm bắt đầu bộc lộ; vấn đề xử lý nợ còn lúng
túng.v.v... Tất cả điều đó đều gây ra khó khăn cho tiến trình CPH DNNN,
ngăn cản nó đi đến mục tiêu của mình. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, các
cơ quan ban ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, các nhà nghiên cứu phải
có biện pháp để giải quyết những vấn đề nảy sinh đó một cách hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, NCS đã chọn đề tài cho luận án tiến
sĩ Kinh tế chính trị của mình là: “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong
quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá", nhằm trả
lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Quá trình CPH DNNN thƣờng làm nảy sinh các vấn đề kinh tế-xã hội nào?
Căn nguyên sâu sa có tính quy luật chi phối sự nảy sinh các vấn đề này là gì?
- Những vấn đề đó bộc lộ, thể hiện nhƣ thế nào trong quá trình CPH DNNN ở
Thanh Hóa?
- Cần có các giải pháp gì để xử lý hiệu quả các vấn đề trên nhằm đẩy nhanh
tiến độ CPH và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH trên địa
bàn Tỉnh?
2



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ các vấn đề kinh tế-xã
hội nảy sinh trong quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa, tìm ra nguyên nhân
của tình trạng này, từ đó đề xuất các giải pháp xử lý thích hợp để đẩy nhanh
tiến độ và nâng cao hiệu quả tiến trình CPH DNNN trên địa bàn tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra
những kết quả và những vấn đề đặt ra cần phải đƣợc nghiên cứu tiếp.
- Xây dựng khung khổ lý thuyết về CPH DNNN và các vấn đề kinh tế xã hội thƣờng nảy sinh trong quá trình này.
- Khảo cứu kinh nghiệm xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh
trong quá trình cổ phần hóa DNNN của một số địa phƣơng.
- Phân tích, đánh giá thực tế những vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy
sinh trong quá trình cổ phần hoá DNNN ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1998 đến
năm 2014, làm rõ những kết quả và hạn chế trong việc xử lý các vấn đề này
trong thực tiễn CPH ở Tỉnh.
- Đƣa ra quan điểm và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội
tiêu cực nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các DNNN ở Thanh Hoá đến
năm 2020.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là những vấn đề kinh tế-xã hội nẩy sinh
trong quá trình CPH DNNN dƣới góc độ Kinh tế chính trị..Điều này thể hiện ở
chỗ: các vấn đề nảy sinh trong quá trình CPH đƣợc xem xét, cắt nghĩa dƣới góc độ
kinh tế - xã hội, nhƣ là sự phản chiếu các quan hệ lợi ích chứ không phải dƣới góc
độ kinh tế - kỹ thuật; việc lý giải các vấn đề cũng nhƣ đề xuất giải pháp thƣờng
3



đƣợc gắn với môi trƣờng thể chế, chính sách và vai trò của nhà nƣớc hơn là tiếp
cận từ góc độ doanh nghiệp hay đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề KT-XH bộc lộ
trong quá trình CPH DNNN, chủ yếu phát sinh từ sự xung đột lợi ích giữa các
chủ thể kinh tế có liên quan, tạo ra những tác động tiêu cực đến quá trình này.
Đây chính là những tình huống hay khía cạnh khó khăn mà ngƣời ta cần phải
giải quyết hay vƣợt qua nếu muốn quá trình CPH DNNN đi đến đƣợc mục tiêu
của mình. Các vấn đề kinh tế - kỹ thuật nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa sẽ
không đề cập hoặc chỉ đề cập ở mức độ nhất định để làm rõ các quan hệ lợi ích
kinh tế có liên quan.
Ở Việt Nam, quá trình CPH DNNN đã trải qua nhiều giai đoạn và hiện vẫn
đang đƣợc tiếp tục đẩy mạnh. Một số vấn đề nảy sinh ở các doanh nghiệp sau
CPH có thể tạo ra ảnh hƣởng tiêu cực đối với tiến trình CPH tiếp theo. Đứng trên
góc nhìn đó, những vấn đề nhƣ vậy vẫn cần đƣợc xem xét, giải quyết trong tổng
thể quá trình CPH DNNN nói chung. Đó là lý do một số khía cạnh sau CPH của
DN vẫn nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận án này.
- Về không gian: Trong khuôn khổ luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên
cứu những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh có tác động tiêu cực đến tiến trình
CPH DNNN ở tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, luận án cũng nghiên cứu vấn đề này
tại một số địa phƣơng khác để đúc rút bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa.
- Về thời gian: từ 1998, thời điểm tỉnh Thanh Hóa bắt đầu thực hiện CPH
DNNN, đến năm 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng
xuyên suốt trong Luận án để nhận diện đúng bản chất của tiến trình CPH
4



DNNN nói chung trong điều kiện các nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ những
biểu hiện đặc thù của nó trong thực tiễn các nền kinh tế đang chuyển đổi nhƣ
Việt Nam. Với cách tiếp cận biện chứng, Luận án xem xét các vấn đề KT-XH
nảy sinh trong tiến trình CPH DNNN không phải nhƣ các sự kiện ngẫu nhiên
mà nhƣ là những hệ quả tất yếu từ sự xung đột lợi ích giữa các nhóm ngƣời
khác nhau gắn liền với quá trình này.
Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Luận án đặt việc xử lý
những vấn đề nảy sinh trong quá trình CPH DNNN ở Việt Nam nói chung, ở
Thanh Hóa nói riêng trong mối quan hệ của nó với tổng thể quá trình đổi mới
theo hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng, mở cửa và hội nhập, trong đó CPH
DNNN đƣợc xem nhƣ một bộ phận của quá trình cải cách và định vị lại khu
vực DNNN, tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế theo các yêu cầu và nguyên lý
của kinh tế thị trƣờng.
4.2. Phương pháp cụ thể
Trong luận án, một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đƣợc chú trọng:
- Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học: Đây là phƣơng pháp đặc thù
trong nghiên cứu kinh tế chính trị. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm tạm
gạt bỏ khỏi đối tƣợng nghiên cứu những vấn đề cá biệt, ngẫu nhiên, ít có ảnh
hƣởng đến quá trình CPH DNNN để đi sâu nghiên cứu những vấn đề mang
tính cốt yếu, phổ biến, có ảnh hƣởng quyết định đến quá trình CPH DNNN và
cách thức xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình này. Phƣơng pháp này
đƣợc áp dụng chủ yếu ở chƣơng 3 và một phần ở chƣơng 2 (phần nghiên cứu
kinh nghiệm các nƣớc).
- Phƣơng pháp kết hợp lôgic và lịch sử đƣợc sử dụng trong luận án khi
tác giả cố gắng khảo sát tiến trình CPH DNNN và các vấn đề kinh tế - xã hội
nảy sinh ở Thanh Hóa theo diễn tiến lịch sử của chúng (theo các giai đoạn của
quá trình CPH nói chung cũng nhƣ các bƣớc CPH đối với một doanh nghiệp
cụ thể) song đồng thời lại sẵn sàng bỏ qua những yếu tố ngẫu nhiên để xâu

5


chuỗi, kết nối các khía cạnh khác nhau trong các vấn đề nảy sinh nhằm tìm ra
lô gic bên trong chi phối các tất cả vấn đề trên: sự xung đột lợi ích giữa các
chủ thể kinh tế có liên quan. Đó là cơ sở để tác giả luận án phân tích, lý giải
đối tƣợng nghiên cứu và tìm kiếm các đề xuất giải pháp.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
đƣợc sử dụng trong các chƣơng 2 - 3 và 4, trong đó nhiều nhất là ở chƣơng 3.
Chẳng hạn việc phân tích cho phép tác giả luận án khảo cứu, đánh giá riêng rẽ
từng khía cạnh nảy sinh, có ảnh hƣởng tiêu cực đến mục tiêu của quá trình
CPH DNNN cả trƣớc, trong và sau tiến trình này nếu xét ở một doanh nghiệp
cụ thể. Tuy thế, thông qua việc khái quát hóa, dựa trên lô gic của các mối
quan hệ lợi ích, tác giả cố gắng tổng hợp lại để nhận diện đƣợc một số yếu tố
có khả năng chi phối chung các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh cụ thể (sự
xung đột lợi ích, môi trƣờng kinh doanh chung hay khía cạnh thể chế…). Sử
dụng các phƣơng pháp này cho phép tác giả đƣa ra đƣợc những nhận xét,
đánh giá sát thực hơn về tình hình CPH DNNN và xử lý các vấn đề nảy sinh
có tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN trong thời gian qua, chỉ rõ
những thành tựu và hạn chế của quá trình này.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng trong cả chƣơng 2 và chƣơng 3, đặc
biệt trong phần nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phƣơng khác và đánh giá
thực trạng CPH DNNN và cách thức giải quyết các vấn đề KT-XH nảy sinh
trong quá trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa. Sử dụng phƣơng pháp này sẽ
cho phép làm rõ những ƣu điểm, thành tựu hay nhƣợc điểm, hạn chế trong CPH
DNNN và giải quyết các vấn đề KT-XH tiêu cực nảy sinh trong quá trình đó.
- Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu, dữ liệu thứ cấp đƣợc chắt lọc từ
các công trình (bài báo khoa học, sách chuyên khảo, luận án, luận văn…) có
liên quan đến vấn đề CPH DNNN đƣợc công bố dƣới dạng các tài liệu sách,
báo hay trên các trang websites. cũng nhƣ các báo cáo của tỉnh ủy, ủy ban

nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tình hình CPH DNNN.
6


5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về các vấn đề kinh tế-xã
hội nảy sinh mang tính phổ biến trong quá trình cổ phần hóa các DNNN, trong
đó chỉ rõ sự xung đột lợi ích không tránh khỏi giữa các chủ thể kinh tế gắn liền
với quá trình chuyển đổi hình thức và tính chất của sở hữu trong CPH DNNN
là nguyên nhân sâu sa chi phối các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong tiến
trình CPH. Luận án cũng luận giải và khẳng định các vấn đề nhƣ cách định vị
vai trò, vị trí của nhà nƣớc , các DNNN trong nền kinh tế thị trƣờng; trình độ
phát triển của các thể chế thị trƣờng là các yếu tố then chốt chi phối mức độ
bộc lộ và khả năng xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội trên.
- Chỉ ra và phân tích những vấn đề kinh tế - xã hội bộc lộ cụ thể trong
quá trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa trong 15 năm qua (1998-2014), cắt
nghĩa đƣợc một số yếu tố dẫn dắt, chi phối các vấn đề này.
- Đƣa ra và luận giải một số quan điểm và giải pháp nhằm xử lý có hiệu
quả các tác động của những vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong
quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung chính của luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước: cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 3: Tiến trình cổ phần hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội đạt
ra từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa
Chương 4: Quan điểm và giải pháp giải quyết các vấn đề kinh tế - xã
hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh

Thanh Hóa

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận án
Cổ phần hóa DNNN là một chủ đề lớn đƣợc nhiều học giả và các nhà
hoạch định chính sách quan tâm. Vì vậy, xung quanh vấn đề này đã có khá
nhiều công trình khoa học đƣợc công bố, trong đó những công trình liên quan
trực tiếp đến đề tài luận án có thể phân thành 3 nhóm: Nhóm 1, gồm các công
trình nghiên cứu những vấn đề chung về CPH DNNN; Nhóm 2, gồm những
công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình
CPH DNNN và cách thức xử lý; Nhóm 3, gồm những bài viết về tiến trình
CPH DNNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về CPH DNNN nói chung
+ Những công trình nghiên cứu lý luận về cổ phần hóa DN N N
Những vấn đề lý luận chung về DNNN và CPH DNNN đƣợc khá nhiều
ngƣời, cả trong nƣớc và ngoài nƣớc, quan tâm nghiên cứu. Tại Việt Nam,
ngoài các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành nhƣ Viện nghiên cứu Quản lý
kinh tế Trung ƣơng, các Viện nghiên cứu của Bộ, Ngành- là cơ quan quản lý
trực tiếp doanh nghiệp nhà nƣớc, còn có nhiều chuyên gia kinh tế độc lập đã
dày công nghiên cứu vấn đề này. Trong số hàng trăm công trình đã xuất bản
mà NCS tiếp cận đƣợc, nhìn chung đều hƣớng tới một mục đích chung là tìm
ra con đƣờng đƣa DNNN vào quĩ đạo vận động của kinh tế thị trƣờng, làm
cho DNNN thích ứng đƣợc với cơ chế mới.
Các tác giả Nguyễn Hữu Từ (1993), Ngô Quang Minh (2001), Nguyễn
Cảnh Hoan (2002), Đỗ Thị Phi Hoài (2003), Lê Hồng Hạnh (2004), và nhiều

ngƣời khác đều thống nhất quan điểm, cho rằng CPH DNNN là tất yếu khách
quan trong quá trình chuyển nền kinh tế từ vận động theo cơ chế kế hoạch hóa

8


tập trung sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng
xã hội chủ nghĩa. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học và thực
tiễn của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” (1998) đã chỉ
rõ cơ sở khoa học của việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc. Từ việc trở
lại quá khứ tìm kiếm nguồn gốc ra đời của công ty cổ phần, bằng sự diễn giải
giản đơn, dễ hiểu đề tài đã làm sáng tỏ tính ƣu việt của công ty cổ phần mà
các loại hình kinh tế khác không thể nào có đƣợc. Tuy nhiên, các tác giả cũng
lƣu ý rằng, CTCP không phải hoàn toàn hiệu quả hơn DNNN, mà bản thân
chúng cũng có những hạn chế nhất định.
Một số tác giả đƣa ra vấn đề có tính lý luận quan trọng nhƣng hiện đang
có những ý kiến khác nhau, là nên gọi quá trình chuyển DNNN thành công ty
cổ phần là cổ phần hoá hay tƣ nhân hoá? Các tác giả của đề tài trên khẳng
định, rằng không thể coi các doanh nghiệp có thành phần Nhà nƣớc (tuy mức
độ khác nhau) nhƣ xí nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, hay công ty trách
nhiệm hữu hạn.... là tƣ nhân, vì cho dù hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp,
trong công ty cổ phần có yếu tố Nhà nƣớc. Theo họ, nếu Nhà nƣớc- ngƣời đại
diện cho toàn dân tham gia, mà lại coi là tƣ nhân thì sẽ là điều không hiểu nổi.
Tƣơng tự nhƣ vậy, các vấn đề nhƣ: cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc có
làm chệch hƣớng XHCN không?”; lợi ích của Nhà nƣớc và của ngƣời lao
động sẽ nhƣ thế nào? hay công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả hơn doanh
nghiệp Nhà nƣớc không?... cũng đƣợc bàn tới khá nhiều trong các công trình
đã công bố. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều có chung một câu trả lời là:
CPH DNNN không hề làm chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa; các doanh nghiệp
nhà nƣớc sau khi cổ phần hoá đều hoạt động có hiệu quả hơn, thể hiện là các

chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của ngƣời lao động, lợi tức cổ phần
đều tăng lên so với trƣớc. Trên cơ sở thực tiễn đó, kết luận đƣợc rút ra là, khi
chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần thì nếu có mất chỉ
“mất” đi tác phong quan liêu, cửa quyền và sự tham nhũng, lãng phí ... mà
9


thôi, còn cái đƣợc cơ bản và lâu dài là lợi ích của cả Nhà nƣớc, tập thể và
ngƣời lao động đều tăng lên. Đó là vì, mặc dù công ty cổ phần có cấu trúc khá
phức tạp, nhƣng do tách bạch quyền sở hữu với quyền kinh doanh, chuvên
môn hoá sản xuất nên công ty cổ phần đạt hiệu quả cao hơn các hình thức
khác, kể cả doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH và doanh nghiệp 100% vốn
nhà nƣớc. Vì vậy, việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần là hợp quy luật
xã hội hoá nguổn vốn đầu tƣ và kinh doanh, là xu thế tất yếu khách quan ở
nƣớc ta, và cái đƣợc sẽ nhiều hơn cái mất.
Một số công trình đề cập cơ sở thực tiễn của việc cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nƣớc. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (1994), Bộ Tài
chính (1998), và Bùi Quốc Anh (2009), khi phân tích luận cứ khoa học của việc
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trƣờng ở Việt Nam đều khẳng định rằng: sự thay đổi thể chế kinh tế đòi hỏi
phải cổ phần hoá, vì các thể chế kinh tế, lần lƣợt đi từ kinh tế thị trƣờng tự do
đến kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hiện tại là kinh tế hỗn hợp. Kinh tế hỗn
hợp ra đời là cơ sở cho sự xuất hiện và phát triển công ty cổ phần và công ty cổ
phần chính là hiện thân bậc cao của kinh tế hỗn hợp. Hay nói cách khác, so với
các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có nhiều ƣu điểm nhƣ khả
năng huy động vốn với quy mô lớn cho đầu tƣ phát triển; mục tiêu của những
ngƣời góp vốn thống nhất; sự liên tục và không hạn định về thời gian hoạt động;
phƣơng thức quản lý khoa học chặt chẽ; khả năng phân tán rủi ro cao. Cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nƣớc là phù hợp với chủ trƣơng phát triển kinh tế của các
quốc gia, kể cả nƣớc ta. Đối với các nƣớc phát triển đó là thay đổi theo hƣớng

mở rộng hơn sở hữu cộng đồng, giảm bớt tỷ trọng sở hữu Nhà nƣớc và sở hữu
tập tập thể. Đối với các nƣớc đang phát triển và đặc biệt là những nƣớc có nền
kinh tế chuyển đổi, đây là vấn đề quan trọng, nhạy cảm về chính trị.
Một số khác lại khẳng định: cổ phần hoá là một giải pháp tài chính
quan trọng hiện nay, góp phần giải quyết khó khăn về vốn từng bƣớc nâng
10


cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các DNNN; đồng thời tạo
điều kiện để Nhà nƣớc tập trung nguồn lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác
của nền kinh tế.
+ Những công trình nghiên cứu thực tiễn cổ phần hóa DN N N
Đề tài NCKH cấp Bộ, do Ngô Quang Minh làm chủ nhiệm (2001) đã
đƣa ra kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về vấn đề CPH DNNN và
phân tích tính khả thi của việc áp dụng kinh nghiệm đó vào điều kiện Việt
Nam. Đánh giá tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, khảo sát tình
hình và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc đã cổ phần
hóa, trên cơ sở đó đề tài đƣa ra một số quan điểm định hƣớng và giải pháp
chung nhất mang tính chiến lƣợc cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc
trong thời gian tiếp theo.
Nhiều luận án tiến sĩ kinh tế đã đƣợc bảo vệ đã tiếp cận quá trình CPH
DNNN dƣới các góc độ khác nhau. Luận án của Nghiên cứu sinh Trần Hồng
Thái, với đề tài “Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH
DNNN” (2001) đã tập trung làm rõ: quá trình phát triển của kinh tế cổ phần và
các loại hình doanh nghiệp mang tính cổ phần, khẳng định quá trình phát triển
này có tính quy luật. Qua nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống
xí nghiệp quốc doanh, “mổ xẻ” thực trạng hệ thống DNNN, luận án khẳng định
nguyên nhân làm chậm tiến độ CPH là do “vai trò điều tiết của nhà nƣớc và cơ
chế chính sách”. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
nhằm thúc đẩy thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN giai đoạn 2001 2010. Theo dòng tƣ duy đó, Luận án Tiến sĩ với đề tài: “Tiếp tục đẩy mạnh

quá trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2010” (2003) của
Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Phi Hoài đã đƣa ra cái nhìn tổng thể về quá trình
CPH DNNN ở Việt Nam sau 10 năm thực hiện (1992-2002); phân tích những
khó khăn, vƣớng mắc cần tháo gỡ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
thúc đẩy quá trình CPH DNNN trong thời gian đến năm 2010.
11


Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Hoan (2002) đã đề cập đến vấn đề
thể chế tài chính trong tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam. Đề tài đã tập trung
làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ của thể chế tài chính đối với cổ phần hóa
DNNN, trong đó đã làm rõ vai trò và ý nghĩa của việc xác định một thể chế tài
chính phù hợp trong cổ phần hóa DNNN.
Có một số công trình khoa học nghiên cứu cả doanh nghiệp nhà nƣớc ở
các quốc gia trên thế giới và xu thế cải cách doanh nghiệp nhà tại các quốc gia
đó để rút ra bài học bổ ích cho Việt Nam về vấn đề này. Kinh nghiệm CPH
DNNN trên thế giới đƣợc các tác giả lựa chọn chủ yếu tập trung vào các nƣớc
có nhiều thành công trong CPH DNNN, đồng thời có điều kiện tƣơng đối gần
với Việt Nam, nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Cộng hòa
Liên bang Nga, Ba Lan, Hungary... Cuốn sách “Cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2004) của Lê Hồng Hạnh, do
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành đã nghiên cứu những thăng trầm
của doanh nghiệp nhà nƣớc ở các quốc gia trên thế giới và xu thế cải cách
doanh nghiệp nhà nƣớc của họ, trong đó có cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nƣớc là hình thức cơ bản, đƣợc các nƣớc áp dụng rộng rãi. Vận dụng kinh
nghiệm các nƣớc vào điều kiện Việt Nam, tác giả khẳng định cổ phần hóa là
giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc tối ƣu trong điều kiện nƣớc ta hiện
nay và chỉ rõ các tiền đề kinh tế, chính trị và pháp lý cơ bản của cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nƣớc.
Hoàn thiện nền tảng pháp lý cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp

nhà nƣớc là nội dung đƣợc nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Các tác giả Lê
Hồng Hạnh (2004), Bùi Quốc Anh (2009) và một số ngƣời khác đã chỉ ra một
số bất cập của pháp luật hiện hành ở Việt Nam trong lĩnh vực CPH DNNN,
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện nền tảng pháp lý
để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam nhanh
và hiệu quả. Các công trình nghiên cứu của Lin, J. Y, F. Cai & Z. Li
12


(1997), Bộ Tài chính (1998), Tô Huy Rứa (2006), Phạm Minh Chính
(2012),... đƣa ra nhiều kinh nghiệm từ các nƣớc về CPH DNNN, trong đó
nhấn mạnh những khía cạnh có thể khai thác vận dụng vào Việt Nam và
những khía cạnh không thành công của họ mà Việt Nam nên tránh. Chẳng
hạn, liệu pháp "sốc" ở CHLB Nga với kế hoạch tƣ nhân hoá nhanh chóng một
khối lƣợng lớn DNNN trong thời gian 3-4 năm đã đẩy quá trình tƣ nhân hoá
vào tình thế hết sức khó khăn và mục tiêu ban đầu đề ra không thực hiện đƣợc,
còn nền kinh tế Nga thì vẫn trong tình trạng suy giảm, đời sống dân Nga giảm
sút nhanh, thất thoát tài sản, bất công tăng lên, xã hội không ổn định. Hay tại
Ba Lan, tƣ nhân hoá cũng diễn ra ổ ạt trong nhiều ngành, dự kiến trong 4 năm
tƣ nhân hoá 50% số doanh nghiệp Nhà nƣớc với 2 hình thức tƣ nhân hoá gián
tiếp và tƣ nhân hoá trực tiếp. Còn tại Trung Quốc, nhờ có những bƣớc đi thận
trọng hơn, nên tiến trình CPH tại nƣớc này khá thành công. Nhiều ngƣời
trong số trên đều nhất trí, rằng để CPH DNNN thành công kinh nghiệm rút ra
từ các nƣớc là cần phải có phƣơng án tổng thể, không nên quá lệ thuộc vào
nƣớc ngoài; diện doanh nghiệp cổ phần hoá phải rộng; phải có chính sách ƣu
đãi phù hợp; cổ phần hoá phải là bộ phận của chƣơng trình cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nƣớc, tránh chuyển từ độc quyền Nhà nƣớc sang độc quyền tƣ
nhân.
Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam đƣợc đề tài nghiên cứu của bộ Tài
chính (1998) phân tích sâu về những vƣớng mắc và tồn tại của cổ phần hoá.

Không chỉ dừng lại ở các vấn đề đƣợc phát hiện mà còn đi sâu phân tích các
nguyên nhân làm chậm tiến trình cổ phần hoá. Ở đây các tác giả đã tổng kết
và rút ra một số nguyên nhân chung làm chậm tiến trình cổ phần hoá, trong đó
quan trọng là: i) khung khổ pháp lý chƣa đầy đủ (thiếu Luật hoặc pháp lệnh
về cổ phần hoá); ii) e ngại về tƣ tƣởng do chƣa có nghị quyết riêng của Bộ
Chính trị; iii) chƣa coi trọng tuyên truyền, giải thích, hƣớng dẫn về cổ phần
hoá. Dƣới góc nhìn phát triển bền vững, Tô Huy Rứa (2006) đã đề xuất giải
13


pháp: quá trình đổi mới doanh nghiệp phải đƣợc đặt trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, tức là: các doanh nghiệp cổ phần phải có sức
cạnh tranh cao nhất và tạo nên chất lƣợng tăng trƣởng tốt nhất; làm tăng vốn,
tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, chia sẻ rủi ro cho các chủ sở hữu, tạo động lực
làm chủ cho ngƣời lao động, tạo sức mạnh kinh tế để giải quyết các vấn đề xã
hội và môi trƣờng; liên kết đƣợc những nguồn vốn để nó trở thành nguồn vốn
xã hội, thúc đẩy nhanh việc xã hội hóa nguồn vốn và tƣ liệu sản xuất; công
nhân và ngƣời lao động có vị thế làm chủ của những ngƣời cổ đông, trở thành
đồng sở hữu cùng với doanh nghiệp nhà nƣớc. Đặc biệt, M.Landalt (Viện
công nghệ châu Á- AIT), trên cơ sở khảo sát rất kỹ quá trình CPH DNNN ở
Thành phổ Hồ Chí Minh, phân tích những trở ngại và những cơ hội trong quá
trình thực hiện, phân tích quá trình CPH trong các nền kinh tế đang chuyển
đổi và đang phát triển, tác giả đề xuất những biện pháp và quy trình thực hiện
CPH cấp doanh nghiệp ở Việt Nam.
Nghiên cứu sâu hơn về quá trình CPH DNNN, các tác giả Hồ Sỹ Hùng
(2012), Nguyễn Huy Oánh và Lê Văn Bằng (2006), Lê Đình Vinh, Ngô Đăng
Thành (2010), và một số ngƣời khác đã không chỉ dừng lại ở việc tìm giải
pháp để đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN, mà còn nghiên cứu giải pháp để đổi
mới các tổng công ty Nhà nƣớc (TCTNN), trong đó tập trung vào việc tìm
hƣớng đi cho các tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty

Mẹ - Con. Theo các tác giả này, nguyên nhân cơ bản khiến các TCTNN
không phát huy đƣợc năng lực trƣớc hết là do bản chất nội tại của chúng. Một
trong những giải pháp đƣợc quan tâm để giải quyết vấn đề nội tại của các
TCTNN là chuyển TCT sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty
con, bởi đó là cách để tạo khả năng tiền tệ hoá mối liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác trong nội bộ các TCT, và điều này có thể
khắc phục một cách cơ bản nhƣợc điểm nội tại của mô hình TCTNN. Hai tác
giả Nguyễn Huy Oánh và Lê Văn Bằng cho rằng, mô hình Công ty Mẹ - Con
14


là một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của của doanh nghiệp nhà nƣớc
và góp phần quan trọng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Nhiều
công trình nghiên cứu thừa nhận tính ƣu việt của mô hình Công ty Mẹ - Con
và đều gợi ý cho việc nhân rộng mô hình này ở Việt Nam. Trong công trình
nghiên cứu khoa học cấp Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội,
với đề tài “Quá trình cải cách các tổng công ty nhà nƣớc ở Việt Nam theo mô
hình Công ty Mẹ - Con”, tác giả Ngô Đăng Thành chỉ rõ: trong xu thế hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp đều phải chấp nhận cạnh
tranh bình đẳng, thì sự hiện diện của các TCTNN và nâng cao hiệu quả họat
động của chúng là biện pháp hữu hiệu để đƣơng đầu với các công ty lớn mạnh
của nƣớc ngoài. Do đó, việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của các TCTNN,
dần chuyển hoạt động của các TCTNN này theo mô hình Công ty Mẹ - Con,
trên cơ sở đó hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc là yêu cầu cấp thiết. Tập trung vào tiến trình cải
cách các tổng công ty trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2009, đề tài kết
luận, rằng chủ trƣơng đổi mới các TCTNN theo mô hình Công ty mẹ - con là
đúng đắn, đƣợc đƣa ra kịp thời, và có lộ trình thích hợp, đi từ đổi mới về lƣợng
đến đổi mới về chất. Tuy vậy, việc triển khai chủ trƣơng sắp xếp, đổi mới các
TCTNN diễn ra còn chậm và có phần rời rạc; tỷ lệ vốn cổ phần của Nhà nƣớc

trong các TCT đã CPH còn quá cao; việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở
hữu vốn về TCT Đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc còn chậm. Những hạn
chế đó đã vô hình chung tạo thành lực cản đối với quyền tự chủ và hoạt động
của doanh nghiệp, theo đó hiệu quả hoạt động của các TCT còn thấp.
+ Những công trình nghiên cứu cổ phần hóa DN N N ở c á c n ư ớc
Trong khoảng 10 năm gần đây, tại các nƣớc Đông Âu, SNG và Trung
Quốc có khá nhiều công trình của cả các tác giả bản xứ lẫn nƣớc ngoài bàn về
DNNN và tƣ nhân hóa, cổ phần hóa DNNN. Các công trình của SNG và
Đông Âu chủ yếu bàn về quá trình thay đổi vị trí, vai trò, tỷ trọng khu vực
15


DNNN gắn với quá trình cải cách chuyển đổi kinh tế. Có thể kể ra những
công trình tiêu biểu nhƣ: D. Sachs (tác phẩm "Tƣ nhân hóa ở Đông Âu"), A.
Rađƣgin (Quá trình tƣ nhân hóa ở Nga) ... và trên các tạp chí chuyên ngành
của Nga có hàng loạt các bài nghiên cứu về diễn biến quá trình tƣ nhân hóa,
ảnh hƣởng của tƣ nhân hóa, các hình thức tƣ nhân hóa... Công trình tiêu biểu
về quá trình cải cách các DNNN ở Trung Quốc là tác phẩm: “Bàn về cải cách
toàn diện DNNN" do Trƣơng Văn Bân chủ biên (đã dịch ra tiếng Việt: NXB
CTQG. H. 1996)...
Có thể mô tả bức tranh nghiên cứu về DNNN, cổ phần hóa, tƣ nhân hóa
ở các nƣớc là một bức tranh đa màu sắc với những quan điểm rất khác nhau
và thƣờng gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nƣớc đã có khu vực
DNNN nhƣ thế nào, hệ thống kinh tế có thay đổi về cơ chế hay không, thay
đổi nhiều hay ít, nhanh hay chậm. Ở đây có nhiều quan điểm và kinh nghiệm
rất bổ ích cho nƣớc ta nhƣng xét đến cùng chúng chỉ có giá trị tham khảo.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về những vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh
trong quá trình CPH và hậu CPH DNNN
Những công trình viết về các vấn đề này chủ yếu tập trung vào khai
thác khía cạnh hạn chế của quá trình thực hiện CPH. Tiêu biểu trong số các

công trình nhóm này là Trần Ngọc Bút (1998), với bài “Bức xúc của cổ phần
hoá DNNN”, đăng tải trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4; Trần thị Minh
Ngọc (2008), với đề tài cấp Bộ, tiêu đề “Những yếu tố cản trở quá trình cổ phần
hóa DNNN trên địa bàn Hà Nội hiện nay”; Phạm Ngọc Linh (2009), với bài viết
đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11(451), tiêu đề “Doanh nghiệp nhà
nước và những vấn đề sau cổ phần hóa”... Các công trình này đã tập trung
nghiên cứu mổ xẻ các vấn đề gặp phải trong quá trình CPH, chỉ rõ những
phân vân, những bất cập nảy sinh trong và sau CPH DNNN nhƣ: Định giá
doanh nghiệp để CPH thƣờng chƣa sát với thị trƣờng, vƣớng mắc khó khăn
trong giải quyết nợ của các doanh nghiệp, các chính sách đối với ngƣời lao

16


×