Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 106 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

DNG TH THU NGA

Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

DNG TH THU NGA

Định giá tài sản trí tuệ theo Pháp luật Việt Nam
Chuyờn ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ ÁNH VÂN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong


bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã
hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Dƣơng Thị Thu Nga


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ........................................................ 9
1.1.

Khái quát về tài sản trí tuệ ................................................................ 9

1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ ....................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm tài sản trí tuệ....................................................................... 15
1.1.3. Vai trị của tài sản trí tuệ .................................................................... 16
1.1.4. Giá trị của tài sản trí tuệ và những yếu tố chi phối giá trị tài sản
trí tuệ................................................................................................... 18
1.2.


Khái quát về định giá tài sản trí tuệ ............................................... 22

1.2.1. Khái niệm định giá tài sản trí tuệ ....................................................... 22
1.2.2. Sự cần thiết phải định giá tài sản trí tuệ ............................................. 23
1.2.3. Các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệ ............................................... 24
1.2.4. Các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ............................................ 29
1.3.

Khái quát về pháp luật định giá tài sản trí tuệ.............................. 31

1.3.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt
động định giá tài sản trí tuệ ................................................................ 31
1.3.2. Đặc trƣng của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ............................. 37
1.3.3. Nội dung cơ bản của pháp luật định giá tài sản trí tuệ ....................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 40


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỊNH
GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ .................................................................. 41
2.1.

Nội dung của pháp luật Việt Nam hiện hành về định giá tài
sản trí tuệ........................................................................................... 41

2.1.1. Quy định pháp luật về các trƣờng hợp định giá tài sản trí tuệ ........... 41
2.1.2. Quy định pháp luật về các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ ............. 50
2.1.3. Quy định pháp luật về tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ định
giá tài sản trí tuệ ................................................................................. 56
2.2.


Một số bất cập của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ............... 59

2.2.1. Các văn bản pháp luật còn thiếu nhất quán trong cách hiểu về
cụm từ “tài sản trí tuệ” ....................................................................... 59
2.2.2. Các quy định pháp luật còn mâu thuẫn khi quy định phân loại tài
sản trí tuệ thành tài sản cố định vơ hình để định giá và tính vào
giá trị doanh nghiệp ............................................................................ 61
2.2.3. Quy định về phƣơng pháp định giá còn thiếu nhất quán ................... 62
2.2.4. Thiếu các quy định về định giá tài sản trí tuệ khi thực hiện góp
vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ..................... 63
2.2.5. Các yêu cầu của pháp luật về hạch toán kế toán tài sản của doanh
nghiệp giúp cho định giá tài sản trí tuệ cịn bất cập ........................... 67
2.2.6. Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa hoàn thiện ............................ 70
2.2.7. Thiếu quy định về định giá tài sản trí tuệ trong việc thực hiện các
giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ ................................................ 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 74
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................. 75
3.1.

Hoàn thiện quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ........... 75


3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về các loại tài sản trí tuệ đƣợc
định giá ............................................................................................... 76
3.1.2. Hồn thiện quy định pháp luật về việc áp dụng các phƣơng pháp
định giá tài sản trí tuệ ......................................................................... 78
3.1.3. Bổ sung các quy định hƣớng dẫn thực hiện việc góp vốn thành

lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ...................................... 80
3.1.4. Hoàn thiện quy định về việc xác định giá trị tài sản trí tuệ trong
chuẩn mực kế tốn Việt Nam ............................................................. 82
3.1.5. Hoàn thiện các quy định về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt
động cổ phần hóa doanh nghiệp ......................................................... 85
3.1.6. Bổ sung quy định về định giá tài sản trí tuệ trong pháp luật về
giao dịch bảo đảm .............................................................................. 86
3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá
tài sản trí tuệ ..................................................................................... 88

3.2.1. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với nhà nƣớc ...................................... 88
3.2.2. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với các doanh nghiệp ........................ 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vơ hình, khơng thể xác định bằng các
đặc điểm vật chất của chính nó nhƣng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra
lợi nhuận. Tài sản trí tuệ là thƣớc đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và
khả năng phát triển của doanh nghiệp trong cả hiện tại và tƣơng lai. Do đó,
định giá tài sản trí tuệ là việc làm hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp biết
đƣợc giá trị tài sản trí tuệ của mình, từ đó có những quyết sách, chiến lƣợc, kế
hoạch kinh doanh phù hợp.
Trong xu thế hội nhập kinh tế, áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp
Việt Nam đang ngày càng gay gắt. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo

đƣợc sự tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tăng cƣờng đầu tƣ
vào khoa học và công nghệ, ứng dụng các tài sản trí tuệ để nâng cao chất
lƣợng, hạ giá thành sản phẩm. Tài sản trí tuệ phải trở thành một trong những
nguồn vốn quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sự vắng bóng các văn bản quy phạm pháp luật hồn chỉnh
quy định về định giá tài sản trí tuệ là một trong những nguyên nhân gây khó
khăn cho việc thực hiện các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh… có liên quan đến
tài sản trí tuệ, khơng phát huy đƣợc hết các tiềm năng của tài sản trí tuệ trong
việc tạo ra các cơ hội kinh doanh.
Xuất phát từ lý do đó, việc lựa chọn đề tài “Định giá tài sản trí tuệ theo
Pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học nhằm nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến pháp luật định giá tài sản trí tuệ,
từ đó đề xuất hƣớng hồn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản trí
tuệ là việc làm cấp thiết. Mục đích trƣớc tiên của cơng trình nghiên cứu là góp
phần hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhƣ Luật Sở hữu

1


trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Giá và các văn bản hƣớng dẫn
thi hành có liên quan tới định giá tài sản trí tuệ,… trong tiến trình xây dựng
nền kinh tế tri thức; tiếp đó cơng trình nghiên cứu này còn kỳ vọng giúp các
doanh nghiệp khai thác tốt hơn nguồn vốn là tài sản trí tuệ, giúp xã hội nói
chung và các doanh nghiệp nói riêng hiểu đúng vị trí và tầm quan trọng của
tài sản trí tuệ trong khối tài sản của doanh nghiệp cũng nhƣ trong tổng tài sản
của toàn bộ nền kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Định giá tài sản trí tuệ đƣợc coi là một trong những cơng việc có ý
nghĩa và khơng thể thiếu trong hoạt động thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ, từ
đó tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trƣờng khoa học cơng nghệ

của một quốc gia.
* Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Ở nhiều nƣớc phát triển trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Anh, Canada, các
nƣớc thuộc Liên minh Châu Âu, nơi mà thị trƣờng công nghệ đã phát triển đến
một mức đáng kể, vấn đề định giá tài sản trí tuệ khơng còn là một vấn đề mới
và đƣợc thực hiện thƣờng xuyên bởi các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu
và phát triển cũng nhƣ các tổ chức trung gian chuyên về đánh giá và định giá
cơng nghệ. Chính vì vậy, rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu sâu về các cách
tiếp cận, phƣơng pháp và kỹ thuật định giá tài sản trí tuệ khác nhau. Một số
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề định giá tài sản trí tuệ bao gồm:
- World Intellectual Property Organization,“Valuation of Intellectual
Property: What, Why and How”, WIPO Magazine 9-10/2003.
- John Turner, “Valuation of Intellectual Property Assets, Valuation
Techniques: Parameters, Methodologies and Limitations”, 2000.
- Galina Soloviena,“Commercialization of intellectual property;
Valuation of intellectual property rights; Management of intangible assets”,
WIPO/IP/MOW/00/9, 2000.

2


- Kamil Idris,“Intellectual Property, a Powerful Tool for Economic
Development”, World Intellectual Property Organization, 2004.
- Daryl Martin & David Drews, “Intellectual Property Valuation
Techniques”, Licensing Journal. Oct.2006.
- Ian McClure, “Economy Pulse Check: Valuation, Finance and
Exchange of Intellectual Property”, The Federal Lawyer, Vol. 56, Iss: 4,
2009, page 18-19&23.
- Gabriela Salinas, “The International Brand Valuation Manual: A
complete overview and analysis of brand valuation techniques, methodologies

and applications”, J.Wiley & Sons, 2009.
- Céline Lagrost, Donald Martin, Cyrille Dubois & Serge Quazzotti,
Intellectual Capital, “Intellectual Property Valuation: How to approach the
selection of an appropriate valuation method”, Journal of Intellectual Capital,
Vol. 11 Iss:4, pp.481 – 503, 2010.
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu này đã đề cập đến các phƣơng pháp
định giá tài sản trí tuệ phổ biến trên thế giới. Cụ thể là 3 phƣơng pháp chính:
phƣơng pháp chi phí, phƣơng pháp thị trƣờng và phƣơng pháp thu nhập.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cách áp dụng cụ thể các phƣơng pháp này trong
nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến tài sản trí tuệ nhƣ chuyển giao lixăng, chuyển giao quyền sở hữu, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí
tuệ, quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức nghiên
cứu và phát triển, giải quyết tranh chấp và bồi thƣờng thiệt hại, hoạt động
kiểm toán, kế toán… Một số nghiên cứu cũng đi sâu vào từng phƣơng pháp
định giá và cách áp dụng dành riêng cho một số loại tài sản trí tuệ cụ thể, mà
chủ yếu là cho nhãn hiệu.
Một số tổ chức nhƣ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Hội đồng Tiêu
chuẩn định giá quốc tế ở Anh hay Hiệp hội Định giá viên Hoa Kỳ đã đƣa ra

3


những tiêu chuẩn cho định giá tài sản vơ hình cũng nhƣ tài sản trí tuệ và đƣợc
áp dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc phát triển. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này cũng
chỉ đƣa ra những quy tắc chung, có tính định hƣớng mà khơng có hƣớng dẫn
cụ thể. Các tiêu chuẩn này cũng chỉ xoay quanh 3 nhóm phƣơng pháp định
giá phổ biến nêu trên.
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, thị trƣờng khoa học và công nghệ mới đang ở giai đoạn
đầu phát triển, hoạt động thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ diễn ra cịn khá khiêm
tốn. Chính vì vậy, vấn đề định giá tài sản trí tuệ vẫn là một vấn đề mới ở Việt

Nam và chƣa có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về vấn đề này. Một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và
Công nghệ, Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu phương pháp luận và một số
phương pháp định giá công nghệ”, năm 2006.
- Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, “Thực trạng pháp
luật hiện hành của Việt Nam về tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ”.
- Nguyễn Hữu Cẩn - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Đề tài khoa học cấp
Bộ “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá
sáng chế áp dụng cho Việt Nam”, năm 2009.
- Phạm Hồng Quất - Bộ Khoa học và Công nghệ, “Tổng quan tình hình
quốc tế về định giá nhãn hiệu”, tháng 9/2009.
- Nguyễn Hồng Hạnh - Cục Sở hữu trí tuệ, “Định giá tài sản trí tuệ:
Kinh nghiệm của Trung Quốc”.
- Nguyễn Hồng Vân - Bộ Khoa học và Công nghệ, “Một số vấn đề về
góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu”, Tạp chí hoạt động khoa học
tháng 7 – 2010.
- Trần Nam Long - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, “Nghiên cứu lý luận

4


và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong
giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam”, năm 2010.
- Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và
Công nghệ, Đề án khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
của hoạt động định giá công nghệ, đề xuất nội dung quản lý nhà nước đối với
hoạt động định giá công nghệ tại Việt Nam”, năm 2010.
- Đoàn Văn Trƣờng, “Tuyển tập phương pháp thẩm định giá trị các
loại tài sản vơ hình, quyền sở hữu trí tuệ, định giá cơng nghệ và giá chuyển

giao bên trong các công ty đa quốc gia”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, năm 2011.
- Cục Phát triển thị trƣờng và doanh nghiệp khoa học và công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề án khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý
luận, thực tiễn để đề xuất nguyên tắc, cách tiếp cận và quy trình định giá tài
sản trí tuệ áp dụng tại Việt Nam”, năm 2013.
- Tài liệu hội thảo “Định giá Tài sản trí tuệ” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ
thế giới, Cục Sở hữu trí tuệ với sự hỗ trợ của Quỹ Tín thác Ơxtrâylia cùng
phối hợp tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6 năm 2013.
- Nguyễn Thị Tuyết - Đại học Luật Hà Nội, “Vai trò của tài sản trí tuệ
và thực trạng nhận thức của doanh nghiệp và các cơ quan tài phán Việt Nam
về tài sản trí tuệ trong cổ phần hóa doanh nghiệp”.
- Vũ Thị Hải Yến - Đại học Luật Hà Nội, “Tài sản trí tuệ và các
phương pháp định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại
của doanh nghiệp”.
- Hoàng Lan Phƣơng, “Khắc phục những bất cập của Pháp luật Việt
Nam về định giá tài sản trí tuệ ”, Bộ mơn Sở hữu trí tuệ, Khoa Khoa học quản
lý, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Những cơng trình này hầu nhƣ chỉ nghiên cứu tổng quan về chính sách,

5


các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ phổ biến trên thế giới cũng nhƣ đƣa ra
một vài ví dụ minh họa cho các phƣơng pháp, thực tế định giá của Việt Nam
về một số loại tài sản trí tuệ đặc thù nhƣ sáng chế, nhãn hiệu và có một vài đề
xuất ban đầu cho việc xây dựng phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ tại Việt
Nam. Nội dung chủ yếu của các cơng trình này tập trung vào việc nghiên cứu,
xây dựng các phƣơng pháp định giá tài sản trí tuệ, mà chƣa có các kiến nghị
cụ thể về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt
động định giá tài sản trí tuệ. Chính vì thế, luận văn sẽ tập trung vào việc

nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ để từ
đó đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện mảng pháp luật này.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, Luận văn hƣớng đến một số mục đích sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tài sản trí tuệ, định giá tài sản trí
tuệ và pháp luật về định giá tài sản trí tuệ.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở nƣớc ta
hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc hồn thiện pháp luật định
giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của Luận văn này, ngƣời viết giới hạn đối tƣợng
nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau đây:
- Các vấn đề lý luận về định giá tài sản trí tuệ và pháp luật về định giá
tài sản trí tuệ;
- Thực trạng các quy phạm pháp luật về định giá tài sản trí tuệ;
- Thực tiễn thi hành pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam
hiện nay;

6


- Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc điều chỉnh bằng
pháp luật đối với định giá tài sản trí tuệ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn sẽ không dành hẳn
một mục hay chƣơng riêng để nghiên cứu kinh nghiệm của nƣớc ngoài mà
các bài học kinh nghiệm đó sẽ đƣợc viện dẫn, lồng ghép khi đƣa ra các kiến
nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Với đề tài này, phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào
các vấn đề lý luận về định giá tài sản trí tuệ và vào pháp luật Việt Nam về
định giá tài sản trí tuệ. Luận văn sẽ tập trung phân tích các khía cạnh thành
cơng và hạn chế của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ đối với việc thực hiện
các giao dịch liên quan đến tài sản trí tuệ nhƣ hoạt động góp vốn, hạch tốn
kế tốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ thuộc sở
hữu nhà nƣớc, thế chấp bằng tài sản trí tuệ.
Trong khn khổ hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ luật học, luận văn sẽ
không nghiên cứu các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong các
lĩnh vực bảo hiểm, tố tụng, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản trí tuệ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin;
- Phƣơng pháp luận giải, phƣơng pháp phân tích,... đƣợc sử dụng trong
Chƣơng 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về tài sản trí tuệ và
định giá tài sản trí tuệ;
- Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp bình
luận, đối chiếu, so sánh… đƣợc sử dụng trong Chƣơng 2 khi nghiên cứu thực
trạng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam;

7


- Phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp
quy nạp… đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3 khi nghiên cứu, đề xuất kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ.
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về pháp

luật điều chỉnh định giá tài sản trí tuệ. Đặc biệt, với việc tham khảo kinh
nghiệm của một số nƣớc, Luận văn sẽ đƣa ra những đề xuất, kiến nghị có tính
thực tiễn và ứng dụng cao để hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn
đề định giá tài sản trí tuệ.
7. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Khái quát về tài sản trí tuệ và pháp luật định giá tài sản
trí tuệ;
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ;
Chương 3. Hồn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam
hiện nay.

8


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT ĐỊNH GIÁ TÀI
SẢN TRÍ TUỆ
1.1. Khái quát về tài sản trí tuệ
1.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ
1.1.1.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là vấn đề trung tâm cốt lõi của mọi quan hệ xã hội nói chung và
quan hệ pháp luật nói riêng. Khái niệm tài sản đã đƣợc đề cập từ rất lâu trong
thực tiễn cũng nhƣ trong khoa học pháp lý.
Theo nghĩa chung nhất, tài sản đƣợc hiểu là “của cải vật chất hoặc tinh
thần có giá trị đối với chủ sở hữu” [54]. Theo cách định nghĩa này, phạm vi
của tài sản không đƣợc xác định một cách rõ ràng. Cùng với sự thay đổi của

thời gian, của điều kiện xã hội, của sự nhận thức con ngƣời về giá trị vật chất
thì phạm vi của tài sản qua mỗi thời kỳ lại đƣợc nhìn nhận ở góc độ khác nhau.
Theo thuật ngữ kế tốn, tài sản đƣợc hiểu là những nguồn lực đƣợc sở
hữu hay kiểm sốt bởi doanh nghiệp, hình thành từ kết quả của hoạt động
kinh doanh trong quá khứ và dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai
cho doanh nghiệp. Định nghĩa này đã nêu ra các đặc điểm cơ bản của tài sản
trong phạm vi mối quan hệ với doanh nghiệp: thuộc quyền kiểm soát của
doanh nghiệp, hình thành từ các nghiệp vụ trong quá khứ và có khả năng đem
lại lợi ích cho doanh nghiệp, giúp cho việc xác định và ghi nhận tài sản trên
sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Trong các văn bản pháp luật, khái niệm tài sản đƣợc quy định tại Điều
163, Bộ luật Dân sự năm 2005 nhƣ sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có
giá và các quyền tài sản”. Theo quy định này thì tài sản chỉ tồn tại ở một trong
bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Liên quan đến quy định tại

9


Điều 163, một số điều luật khác quy định về việc phân loại tài sản trong Bộ luật
Dân sự nhƣ Điều 174, Điều 175, Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179,
Điều 180, Điều 181. Qua quy định của các điều luật này có thể nhận thấy: khái
niệm tài sản đƣợc đƣa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chƣa xác định rõ
đƣợc phạm vi của tài sản; các quy định liệt kê các loại tài sản chƣa quy định cụ
thể về tiền và giấy tờ có giá; phạm vi quyền tài sản chƣa đƣợc xác định rõ và
quy định về quyền sở hữu dƣờng nhƣ tách biệt với tài sản.
Nhƣ vậy có thể thấy cách hiểu về tài sản có sự khác biệt tùy theo từng
góc độ tiếp cận. Sự khác biệt này xuất phát từ chính tính thực tiễn của khái
niệm tài sản. Tài sản là công cụ của đời sống xã hội, phục vụ các nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của xã hội. Vì vậy, phụ thuộc từng góc độ tiếp cận, từng mục
đích sử dụng mà khái niệm tài sản và cách phân loại tài sản có sự thay đổi. Tuy

nhiên, các nhà làm luật cũng cần xây dựng một định nghĩa về tài sản, nêu ra
các đặc trƣng cơ bản của tài sản để có cơ sở xác định phạm vi của tài sản.
Dƣới góc độ pháp lý, tính sở hữu đƣợc coi là một trong những đặc
trƣng cơ bản của tài sản. Những nguồn lực đƣợc coi là tài sản đối với một tổ
chức hay một cá nhân chỉ khi tổ chức, cá nhân đó có quyền sở hữu (tức là có
sự chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) đối với nguồn lực đó. Quyền sở hữu là
cơ sở để tổ chức, cá nhân khai thác các giá trị của tài sản và ngăn ngừa sự
xâm phạm của chủ thể khác đối với tài sản của mình. Do đó, khái niệm tài sản
dƣới góc độ pháp lý có thể đƣợc hiểu là những nguồn lực có giá trị vật chất
hoặc tinh thần thuộc sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân, đƣợc pháp luật thừa
nhận và bảo hộ.
1.1.1.2. Khái niệm tài sản trí tuệ:
Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung đƣợc chia thành hai loại: tài
sản hữu hình – gồm nhà xƣởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng, tài sản
vơ hình – gồm từ nguồn nhân lực và bí quyết kỹ thuật đến ý tƣởng, chiến

10


lƣợc, kế hoạch kinh doanh, thƣơng hiệu, kiểu dáng và các kết quả vơ hình
khác đƣợc tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty. Theo
truyền thống, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một cơng ty và
đƣợc coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của
một doanh nghiệp trên thị trƣờng. Trong những năm gần đây, các tài sản vơ
hình, trong đó có tài sản trí tuệ đang ngày càng trở nên có giá trị hơn so với
tài sản hữu hình.
Tài sản trí tuệ là một loại vốn của chu trình sản xuất, do con ngƣời sáng
tạo ra thông qua các hoạt động tƣ duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công
nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.
Liên quan đến khái niệm tài sản trí tuệ, trong các văn bản pháp lý cũng

nhƣ thực tiễn có các thuật ngữ sau đây: sở hữu trí tuệ (Intellectual property),
quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual property rights).
Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới: Sở hữu trí tuệ là
thuật ngữ đề cập đến những sản phẩm sáng tạo của trí óc nhƣ sáng chế; những
sản phẩm văn học và nghệ thuật; và biểu tƣợng, tên và hình ảnh sử dụng trong
thƣơng mại. Sở hữu trí tuệ đƣợc phân loại thành hai dạng:
- Sở hữu công nghiệp (industrial property): bao gồm sáng chế, nhãn
hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý.
- Bản quyền (copyright): bao gồm những tác phẩm văn học (nhƣ tiểu
thuyết, thơ, kịch), phim, âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật (bản vẽ, tranh vẽ, hình
ảnh và tác phẩm điêu khắc) và thiết kế kiến trúc [60].
Trong cuốn “WIPO Intellectual property handbook ” của Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới, sở hữu trí tuệ theo nghĩa rộng nhất đƣợc hiểu nhƣ sau: “sở
hữu trí tuệ là quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực
công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu sở hữu trí tuệ là sở hữu các tài sản trí tuệ. Tuy

11


nhiên, vấn đề cốt lõi trong khái niệm này là “sở hữu” phải hợp pháp, tức là
phải đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận. Việc Nhà nƣớc thừa nhận một chủ thể nào đó
là tác giả/chủ sở hữu tài sản trí tuệ và cấp cho tác giả/chủ sở hữu tài sản trí tuệ
đó các quyền đối với tài sản trí tuệ đƣợc gọi là quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở
hữu trí tuệ cho phép ngƣời sáng tạo hoặc chủ sở hữu của sáng chế, nhãn hiệu
hoặc bản quyền khai thác các lợi ích thu đƣợc từ việc sử dụng hoặc đầu tƣ vào
các tài sản đó.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số
36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ) quy định:
“Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ,

bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
- Các đối tƣợng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả:
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi
hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hóa.
- Các đối tƣợng sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh.
- Giống cây trồng.
Thông tƣ liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC ngày 17/12/2014
quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ,
tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc quy định về tài sản trí tuệ nhƣ sau:
Tài sản trí tuệ là tài sản vơ hình, có tính sáng tạo, xác định
đƣợc, kiểm sốt đƣợc và có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho
chủ sở hữu tài sản đó. Tài sản trí tuệ bao gồm đối tƣợng đƣợc bảo
hộ và đối tƣợng không đƣợc bảo hộ theo quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ nhƣ sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch

12


tích hợp bán dẫn, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu, tên thƣơng
mại, giống cây trồng, chƣơng trình máy tính, tác phẩm khoa học,
sáng kiến, giống vật nuôi, thiết kế kỹ thuật [4].
Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam thừa nhận tài sản trí tuệ là một loại tài
sản gắn liền với các thành quả sáng tạo của con ngƣời. Các thành quả sáng tạo
đó hoặc là các tài sản xuất phát từ các hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học), cũng có thể là
các tài sản từ các hoạt động sáng tạo kỹ thuật (các sáng chế, giải pháp hữu
ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn), hoặc là từ các hoạt động sáng tạo

mỹ thuật ứng dụng (kiểu dáng công nghiệp) hoặc từ các hoạt động sáng tạo
trong kinh doanh (các nhãn hiệu, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh,..).
Khái niệm tài sản trí tuệ khơng đồng nhất với khái niệm “sở hữu trí
tuệ”. Bên cạnh các đối tƣợng sở hữu trí tuệ đƣợc pháp luật bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, tài sản trí tuệ cịn bao gồm cả các đối tƣợng khơng đƣợc bảo hộ
theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nhƣ thiết kế kỹ thuật, sáng kiến,
giống vật nuôi,…
Khi xem xét tài sản trí tuệ dƣới góc độ một loại tài sản của doanh
nghiệp, tài sản trí tuệ đƣợc định danh trong khái niệm về tài sản vơ hình. Theo
quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản số 13 về Thẩm định giá tài sản
vơ hình (ban hành kèm theo Thông tƣ số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014
của Bộ trƣởng Bộ Tài chính): tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ là một loại
tài sản vơ hình.
3.1. Tài sản vơ hình: là tài sản khơng có hình thái vật chất và
có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.
Tài sản vơ hình đƣợc đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa
mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Khơng có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vơ hình

13


có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhƣng giá trị của
thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vơ hình;
- Có thể nhận biết đƣợc và có bằng chứng hữu hình về sự tồn
tại của tài sản vơ hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ
đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài
chính, v.v.);
- Có khả năng tạo thu nhập cho ngƣời có quyền sở hữu;
- Giá trị của tài sản vơ hình có thể định lƣợng đƣợc [15].

Từ tất cả những định nghĩa và phân tích nêu trên, dƣới góc độ pháp lý,
tài sản trí tuệ đƣợc hiểu là một dạng tài sản vơ hình, hình thành từ các hoạt
động tƣ duy, sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và
nghệ thuật. Tài sản trí tuệ bao gồm các đối tƣợng đƣợc bảo hộ (các đối tƣợng
sở hữu trí tuệ) và các đối tƣợng tài sản trí tuệ khác không đƣợc bảo hộ theo
quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Do vấn đề nghiên cứu là pháp luật về định giá tài sản trí tuệ, nên trong
phạm vi luận văn chỉ đề cập tới các loại tài sản trí tuệ là đối tƣợng đƣợc bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, vì đây là những
loại tài sản trí tuệ chủ yếu và phổ biến. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng
là tiền đề tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh liên quan đến tài sản trí tuệ, từ đó
làm phát sinh nhu cầu về định giá tài sản trí tuệ.
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ nhƣ hiện nay, tài
sản trí tuệ ngày càng đƣợc thừa nhận là một loại tài sản đặc biệt quan trọng
đối với sự tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Nếu trƣớc đây, đất đai, tài
nguyên thiên nhiên hay lao động chân tay đƣợc coi là thƣớc đo tiềm lực của
một nền kinh tế thì ngày nay, tài sản trí tuệ đang dần thay thế những yếu tố đó
và trở thành địn bẩy phát triển kinh tế của quốc gia. Trên bình diện quốc tế,
ngày nay các quốc gia tập trung phát triển nền kinh tế của mình theo hƣớng

14


dựa vào tri thức và thực tiễn đã chứng tỏ rằng tài sản trí tuệ là một yếu tố cơ
bản ln gắn liền với xu thế phát triển đó.
1.1.2. Đặc điểm tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản cố định vơ hình, do đó có đầy đủ các
đặc điểm cơ bản của dạng tài sản cố định vơ hình:
- Tính vơ hình: tài sản trí tuệ tồn tại chủ yếu dƣới dạng thông tin, tri
thức, do đó khó nhận thức sự tồn tại của tài sản này bằng giác quan của con

ngƣời mà chỉ bằng nhận thức. Tài sản trí tuệ thƣờng đƣợc hiện thực khi áp
dụng để sản xuất hay gắn lên các hàng hóa, dịch vụ trong q trình sản xuất
kinh doanh.
- Tính xác định: tài sản trí tuệ là loại tài sản vơ hình có khả năng nhận
diện đƣợc. Tài sản trí tuệ thƣờng đƣợc thể hiện dƣới những hình thức vật chất
xác định (bản mơ tả, liệt kê, cơng thức, hình vẽ,..), do đó con ngƣời có khả
năng nhận biết, khả năng lan truyền khơng có giới hạn và có thể do nhiều
ngƣời cùng chiếm hữu. Đồng thời, mỗi tài sản trí tuệ là một đối tƣợng tồn tại
độc lập, có nội dung/bản chất xác định, có chức năng/cơng dụng/ý nghĩa xác
định, thậm chí có giá trị xác định.
Một tài sản trí tuệ có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể
đem tài sản đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu đƣợc lợi ích kinh tế cụ thể
trong tƣơng lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tƣơng lai khi kết
hợp với các tài sản khác nhƣng vẫn đƣợc coi là tài sản có thể xác định riêng
biệt nếu doanh nghiệp xác định đƣợc chắc chắn lợi ích kinh tế trong tƣơng lai
do tài sản đó đem lại.
- Khả năng bị kiểm sốt: Do tài sản trí tuệ có khả năng đƣợc vật chất
hóa nên trở thành đối tƣợng chịu sự tác động có chủ đích của con ngƣời, nhƣ
điều khiển, sản xuất, khai thác/sử dụng, duy trì, cất giữ, phát triển, mua bán,
trao đổi, cho thuê, góp vốn..., nhằm mang lại kết quả nhất định, trong đó quan

15


trọng nhất là tạo ra giá trị. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm sốt một tài sản trí
tuệ nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tƣơng lai mà tài sản
đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tƣợng
khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểm sốt của doanh nghiệp đối với lợi ích
kinh tế trong tƣơng lai từ tài sản trí tuệ, thơng thƣờng có nguồn gốc từ quyền
sở hữu trí tuệ đối với tài sản đó.

- Đặc tính sinh lợi: Do có bản chất tài sản, các tài sản trí tuệ đều có khả
năng sinh lợi (tạo ra giá trị), nghĩa là khi đƣợc khai thác, sử dụng, bán, cho
thuê, trao đổi, tài sản trí tuệ có khả năng mang lại thu nhập bằng tiền hoặc
bằng tài sản khác cho ngƣời kiểm sốt tài sản đó. Theo số liệu của Liên đoàn
quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998 khoảng 50% đến 90% giá trị do
một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị các tài sản vơ hình [52, tr.13].
Bên cạnh đó, tài sản trí tuệ cịn có đặc điểm riêng, phân biệt với các
dạng tài sản cố định vơ hình khác ở tính sáng tạo, đổi mới.
- Tính sáng tạo, đổi mới: Tài sản trí tuệ là kết quả của các hoạt động tƣ
duy sáng tạo, là sự đổi mới dựa trên những tri thức hiện có. Đó là kết quả của
những cải tiến có sáng tạo từ cái đã hoạt động trong quá khứ, hoặc những thể
hiện mới có sáng tạo của những ý tƣởng và quan niệm cũ. Sự phát triển khơng
giới hạn của tài sản trí tuệ là do chính đặc tính sáng tạo, đổi mới tạo nên.
1.1.3. Vai trị của tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản kinh doanh có giá trị của doanh nghiệp,
có thể nâng cao giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản trí tuệ
thƣờng không đƣợc đánh giá đầy đủ và tiềm năng của tài sản trí tuệ trong việc
tạo ra các cơ hội mang lại lợi ích trong tƣơng lai dƣờng nhƣ chƣa đƣợc các
doanh nghiệp nhận thức đúng mức. Tuy vậy, khi tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ
pháp lý – quyền sở hữu trí tuệ, thì khi đó tài sản trí tuệ sẽ trở thành một tài sản
kinh doanh có giá trị. Tài sản trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp

16


thông qua chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thƣơng mại hóa sản phẩm
hoặc dịch vụ đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà những sản phẩm đó có thể
nâng cao thị phần hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản trí tuệ đã đƣợc bảo
hộ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tƣ hoặc các tổ
chức tài chính. Trong các giao dịch mua bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp, cần

lƣu ý rằng tài sản trí tuệ cần đƣợc định giá chính xác vì có thể nâng cao đáng
kể giá trị của doanh nghiệp. Việc sử dụng các tài sản trí tuệ một cách có chiến
lƣợc sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [26].
Tài sản trí tuệ đem lại sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng nhƣ
giá trị của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Tài sản
trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kết cấu giá trị của doanh nghiệp.
Năm 1982, khoảng 62% tài sản trong các doanh nghiệp của Hoa Kỳ là tài sản
vật chất, nhƣng đến năm 2000, con số này đã giảm xuống chỉ cịn 30% [31].
Cơng ty Microsoft có giá thị trƣờng ƣớc tính khoảng 270 tỉ USD, trong đó
khoảng 180 tỉ đƣợc coi là có xuất xứ từ tài sản trí tuệ của cơng ty này, bao
gồm nhãn hiệu, bằng độc quyền sáng chế, các bí quyết kỹ thuật, bản quyền…
Tài sản vơ hình hiện nay đƣợc thừa nhận nhƣ một bộ phận tài sản quan trọng
trong doanh nghiệp, góp phần gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tƣ. Một cuộc
nghiên cứu của Interband, một hãng tƣ vấn thƣơng hiệu hàng đầu thế giới,
phối hợp với J.P.Morgan năm 2002 kết luận rằng tính trung bình thƣơng hiệu
chiếm ít nhất một phần ba giá trị cổ phiếu; có những trƣờng hợp rất cao nhƣ
McDonal’s (71%), Disney (68%), Coca-Cola và Nokia (cùng 51%). Nắm bắt
đƣợc chiều hƣớng gia tăng của tài sản trí tuệ, nhiều quốc gia trên thế giới đã
nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tƣ cho loại tài sản mới này. Theo số
liệu của Chính Phủ Hà Lan, năm 1992 các tài sản trí tuệ chiếm đến 35% tổng
vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cũng nhƣ tƣ nhân ở Hà Lan. Thụy Điển cũng đầu tƣ
cho các tài sản vơ hình chiếm 20% GDP. Ở Mỹ vốn đầu tƣ cho tài sản vơ hình
đã vƣợt vốn đầu tƣ cho các tài sản hữu hình [52, tr.14 -15].

17


Tài sản trí tuệ là phƣơng tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của từng
doanh nghiệp cũng nhƣ mỗi quốc gia. Nếu nhƣ tài nguyên thiên nhiên và các
tài sản hữu hình khác thƣờng bị cạn kiệt dần trong q trình sử dụng thì việc

sử dụng tài sản trí tuệ lại có khả năng sáng tạo ra nhiều tài sản trí tuệ khác.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, khi các yếu tố vốn và tài nguyên là nguồn
lực bị giới hạn và ngày càng cạn kiệt thì các tài sản trí tuệ lại khơng ngừng
phát triển, trở thành chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh tại các thị trƣờng
cạnh tranh khốc liệt, cho dù đó là thị trƣờng trong nƣớc hay quốc tế. Nhìn vào
thực tế quá trình đầu tƣ của các doanh nghiệp hiện nay có thể thấy việc góp
vốn bằng tiền, các tài sản hữu hình cũng đƣợc đánh giá ngang bằng nhƣ việc
góp vốn bằng cơng nghệ, tài sản trí tuệ nếu khơng muốn nói rằng chủ sở hữu
tài sản trí tuệ ln đƣợc vị trí ƣu thế trong các giao dịch thƣơng mại, đầu tƣ.
1.1.4. Giá trị của tài sản trí tuệ và những yếu tố chi phối giá trị tài
sản trí tuệ
Theo lý thuyết của kinh tế thị trƣờng, “giá trị tài sản, hàng hóa, dịch
vụ biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà chúng mang lại cho chủ thể nào
đó tại một thời điểm nhất định”. Biểu hiện của giá trị trong nền kinh tế thị
trƣờng là số tiền ƣớc tính của tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại một thời điểm trên
một thị trƣờng nhất định [17]. Từ cách hiểu này, giá trị của tài sản trí tuệ có
thể đƣợc hiểu là giá trị của lợi ích kinh tế trong tƣơng lai của tài sản trí tuệ
đƣợc xác định vào thời điểm hiện tại, đƣợc biểu hiện dƣới hình thức giá cả.
Giá trị tài sản trí tuệ đƣợc xem xét dƣới hai góc độ: giá trị thị trƣờng (là mức
giá ƣớc tính để tài sản trí tuệ có thể đƣợc mua, bán trên thị trƣờng trong điều
kiện thƣơng mại bình thƣờng) và giá trị phi thị trƣờng (là mức giá ƣớc tính
đƣợc xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trƣờng hoặc có thể đƣợc
mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trƣờng nhƣ: giá
trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tƣ, giá trị bảo hiểm, giá trị

18


đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp,
giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trƣờng hạn chế, giá trị để tính

thuế...). Việc xác định giá trị tài sản trí tuệ theo góc độ thị trƣờng hay phi thị
trƣờng phụ thuộc vào mục đích khi tiến hành định giá tài sản đó.
Trong kinh tế thị trƣờng, giá trị của tài sản, hàng hóa, dịch vụ đƣợc tạo
và duy trì bởi mối quan hệ giữa bốn yếu tố gắn liền với nhau: tính hữu ích,
tính khan hiếm, nhu cầu và khả năng chuyển giao. Thiếu một trong bốn yếu tố
đó thì giá trị thị trƣờng của một tài sản, hàng hóa, dịch vụ khơng tồn tại. Nhƣ
vậy, giá trị của tài sản trí tuệ đƣợc tạo nên bởi bốn yếu tố:
- Tính hữu ích: thể hiện ở giá trị sử dụng của tài sản trí tuệ có khả năng
thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Đối với từng loại tài sản trí tuệ, tính hữu ích
có sự khác nhau.
- Tính khan hiếm: thể hiện ở khả năng cung khơng đáp ứng đầy đủ
nhu cầu có khả năng thanh toán trên thị trƣờng tại một thời điểm nào đó.
Tính khan hiếm quyết định tới giá trị của tài sản và có tính tƣơng đối. Trên
thị trƣờng, sự khan hiếm của tài sản trí tuệ sẽ làm cho tài sản đó có giá cạnh
tranh cao hơn.
- Tính có nhu cầu: có thể hiểu nhƣ sự tác động của yếu tố cầu của thị
trƣờng lên giá trị của tài sản. Tính có nhu cầu của tài sản trí tuệ thể hiện nhu
cầu có khả năng thanh tốn của các khách hàng trên thị trƣờng đối với tài sản.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, cầu luôn tỷ lệ thuận với giá trị của tài sản trong
điều kiện nguồn cung không thay đổi. Nhƣ vậy, giá trị của tài sản trí tuệ tăng
khi nhu cầu tăng và ngƣợc lại.
- Tính có thể chuyển giao: thể hiện sự chuyển giao về quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản trí tuệ từ chủ thể này sang chủ thể khác, là một u
cầu có tính pháp lý. Đây là một đặc tính rất quan trọng của giá trị đối với tài
sản trí tuệ [17].

19



×