Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

thuyết minh báo cáo cải tạo môi trường mỏ sau khi kết thúc khai thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.74 KB, 95 trang )

Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
Trang...........................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG .......................................................................................7
I.1. THÔNG TIN CHUNG.....................................................................................................7
I.2. CÁC CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG MỎ............7
I.3. ĐẶC ĐIỂM KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG.............10
1.3.1. Công tác khai thác khoáng sản................................................................................10
1.3.2. Hiện trạng môi trường.............................................................................................36
1.3.3. Mục tiêu của phương án cải tạo, phục hồi môi trường...........................................45
CHƯƠNG 2 : CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG..............................47
2.1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG..............................47
2.1.1. Các đặc điểm có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi
trường................................................................................................................................47
2.1.2. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường.................................................48
2.2. NỘI DUNG VÀ KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI
TRƯỜNG..............................................................................................................................53
2.2.1. Khối lượng thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường................................................53
2.2.3. Trồng cây:...............................................................................................................60
2.2.4. Chăm sóc cây trồng:................................................................................................60
2.2.5. Chủng loại và mật độ: ............................................................................................60
2.2.6. Các thiết bị phục vụ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường...................................60
2.2.7. Tiến độ thực hiện CTPHMT...................................................................................61
2.3. KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH CẢI
TẠO......................................................................................................................................63
2.4. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH CẢI TẠO, PHỤC


HỒI MÔI TRƯỜNG.............................................................................................................63
2.5. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH CÁC CÔNG TRÌNH CẢI TẠO,
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG.................................................................................................64
2.5.1. Kế hoạch quản lý, tổ chức giám định quá trình cải tạo, phục hồi môi trường........66
2.5.2. Chương trình quản lý các tác động xấu của quá trình cải tạo, phục hồi và các biện
pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường khu vực.............................................67
2.6. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG....................................................................68
CHƯƠNG 3 : DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG......................71
3.1. DỰ TOÁN CHI PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG......................................71
3.1.1. Cơ sở lập tổng dự toán............................................................................................71
3.1.2. Tổng dự toán...........................................................................................................71
3.2. TÍNH TOÁN KHOẢN TIỀN KÝ QUỸ VÀ THỜI ĐIỂM KÝ QUỸ...........................90
3.2.1. Cơ sở phân bố nguồn vốn ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.............................90
3.2.2. Tính toán khoản tiền ký qũy và thơì điểm ký quỹ..................................................90
3.3. ĐƠN VỊ NHẬN KÝ QUỸ.............................................................................................90
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

1


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”
CHƯƠNG 4 : CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN.......................................................93
4.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CỦA CÔNG TY...................................................................93
4.2. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................................94

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

2



Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Bảng toạ độ các điểm ranh giới khai thác................................................................11
Bảng 1.2. Bảng tọa độ điểm góc khu vực bãi thải và mặt bằng SCN.......................................13
Bảng 1.3: Nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm ...........................................14
Bảng 1.4: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm....................................................................15
Bảng 1.5: Số giờ nắng các tháng trong năm 2011, 2012, 2013, 2014.....................................15
Bảng 1.6: Lượng mưa hàng tháng tại khu vực.........................................................................15
Bảng 1.7: Bảng kết quả phân tích cơ lý đá...............................................................................18
Bảng 1.8: Các thông số hệ thống khai thác...............................................................................22
Bảng 1.9: Các thông số khoan nổ mìn......................................................................................22
Bảng 1.10: Dự tính lượng nước chảy tràn phát sinh trên mặt bằng khu vực dự án..................26
Bảng 2.6: Vị trí tọa độ các vị trí đo đạc và lấy mẫu không khí................................................40
Bảng 1.12: Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện
dự án..........................................................................................................................................40
Bảng 1.15: Kết quả phân tích nước sinh hoạt trong khu vực dự án..........................................43
Bảng 1.16: Vị trí lấy mẫu đất....................................................................................................44
Bảng 2.1: Diện tích sườn tầng cải tạo phục hồi môi trường.....................................................54
Bảng 2.2: Tổng hợp khối lượng tháo dỡ công trình khu chế biến............................................56
Bảng 2.3: Tổng hợp khối lượng tháo dỡ công trình khu điều hành..........................................57
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp khối lượng cải tạo.............................................................................59
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp thiết bị..............................................................................................61
Bảng 2.5: Lịch thực hiện cải tạo...............................................................................................61
Bảng 2.6: Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.......................................................61
Bảng 2.7: Biện pháp khắc phục tác động xấu, sự cố trong quá trình cải tạo............................64
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp nội dung thực hiện theo các giai đoạn.............................................66
BẢNG 3.1: TỔNG DỰ TOÁN CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG................................73

...................................................................................................................................................73
BẢNG 3.2: DỰ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI KHU KHAI TRƯỜNG
...................................................................................................................................................74
BẢNG 3.3: DỰ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI KHU BÃI THẢI.......76
BẢNG 3.4: DỰ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI KHU ĐIỀU HÀNH
MỎ............................................................................................................................................77
BẢNG 3.5: DỰ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI KHU CHẾ BIẾN......78
BẢNG 3.6: DỰ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ CẢI TẠO PHỤC HỒI TUYẾN ĐƯỜNG.....79
BẢNG 3.7: DỰ TOÁN CHI TIÉT CHI PHÍ CÁI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG............80
BẢNG 3.8: BẢNG CHÊNH LỆCH NHÂN CÔNG VÀ CA MÁY KHU KHAI TRƯỜNG ..86
BẢNG 3.9: BẢNG CHÊNH LỆCH NHÂN CÔNG VÀ CA MÁY KHU BÃI THẢI.............86
...................................................................................................................................................86
BẢNG 3.10. BẢNG CHÊNH LỆCH NHÂN CÔNG VÀ CA MÁY KHU ĐIỀU HÀNH MỎ
...................................................................................................................................................87
BẢNG 3.11. BẢNG CHÊNH LỆCH NHÂN CÔNG VÀ CA MÁY KHU CHẾ BIẾN.........87
BẢNG 3.12. BẢNG CHÊNH LỆCH NHÂN CÔNG VÀ CA MÁY CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
...................................................................................................................................................88
BẢNG 3.13: TỔNG HỢP CHI PHÍ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY.....................................89

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

3


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

BẢNG GIẢI NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
TT


Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

CP

Cổ phần

2

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

3

Ng-đ

Ngày - đêm

4

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hoá 5 ngày

5


BVMT

Bảo vệ môi trường

6

COD

Nhu cầu oxy hoá học

7

DO

Oxy hoà tan

8

KHCNMT

Khoa học Công nghệ Môi trường

9

KSMT

Kỹ sư môi trường

10


TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

11

SS

Chất rắn lơ lửng

12

TDS

Tổng chất rắn hoà tan

13

THC

Tổng các chất hydrocacbon

14

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

15


UBND

Ủy ban nhân dân

16

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

17

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

18

MXTLGN

Máy xúc thuỷ lực gầu ngược

19

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

20


ĐCTV

Địa chất thuỷ văn

21

ĐCCT

Địa chất công trình

22

DAĐT

Dự án đầu tư

23

VLXD

Vật liệu xây dựng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

4


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng sự phát triển chung của đất nước, các công
trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, các công trình thủy điện không ngừng được
đầu tư. Chính vì thế nhu cầu sử dụng đá làm vật liệu xây dựng ngày càng gia tăng đòi
hỏi có chất lượng cao, đáp ứng cho yêu cầu chất lượng của các công trình. Để phục vụ
nhu cầu tại chỗ cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong tỉnh,
đồng thời nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế trong khu vực, phát huy thế mạnh trong
khai thác khoáng sản của địa phương, năm 2015 Công ty TNHH Thương mại Tổng
Hợp Thái Bảo có kế hoạch thực hiện dự án khai thác và chế biến đá làm vật liệu xây
dựng thông thường tại điểm mỏ đá vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh
Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Thực hiện kế hoạch trên đồng thời tuân
thủ theo các quy định của Luật khoáng sản hiện hành Công ty đã xin phép UBND tỉnh
Lào Cai được tiến hành thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản đá vôi thôn Nà Lộc và
khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai làm cơ sở để
thực hiện dự án. Báo cáo kết quả thăm dò đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt theo
Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2015.
Để có phương hướng và các giải pháp kinh tế kỹ thuật chủ yếu phục vụ quá trình
khai thác, Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo đã phối hợp với đơn vị tư
vấn tiến hành lập dự án đầu tư cho dự án.
Khi dự án đi vào hoạt động ngoài những tác động tích cực mà dự án đem lại thì
nó cũng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các thành phần môi trường tự nhiên
và xã hội của khu vực thực hiện dự án và vùng phụ cận. Trong quá trình khai thác, kết
thúc khai thác mỏ sẽ tạo ra các moong khai thác, mặt bằng sân công nghiệp và bãi thải
đất đá làm ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên, cảnh quan, môi trường, thảm thực vật...
Do đó, nhằm ổn định công tác sản xuất của mỏ, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi
trường đồng thời và tuân thủ luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 do
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng
6 năm 2014, Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo kết hợp với Công ty Cổ
phần Tư vấn Đầu tư mỏ Delta tiến hành lập Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
“Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXD thông thường điểm mỏ đá

vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai”. Phương án được lập trên cơ sở Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Phương án này được lập
nhằm đưa ra các giải pháp, công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc
khai thác, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình cải
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

5


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

tạo, phục hồi môi trường làm cơ sở cho việc ký quỹ và thực hiện đầu tư cải tạo, phục
hồi môi trường sau khi khai thác mỏ để có cơ sở trình UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

6


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG
I.1. THÔNG TIN CHUNG
a) Tên dự án: “ Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXD

thông thường điểm mỏ đá vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên
Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.
b) Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo.
- Người đại diện : Ông Lê Xuân Ngoãn

Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ : Số 098, đường Cốc Lếu, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai.
- Điện thoại : 091 207 1870

Fax:

- Mã số thuế: 5300221143.
- Hình thức đầu tư và quản lý phương án:
+ Hình thức đầu tư: Hình thức đầu tư mở mỏ bằng nguồn vốn của Công ty và
nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại.
+ Hình thức quản lý phương án: Hình thức quản lý dự án là chủ đầu tư trực tiếp
quản lý dự án.
I.2. CÁC CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG MỎ
a) Các cơ sở pháp luật:
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 do Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Luật khoáng sản số: 60/2010/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày
17/11/2010;
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 “Về chi phí bảo vệ môi trường
đối với khai thác khoáng sản”;
- Nghị định 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 về Quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 05 năm 2015 về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

7


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
1

- Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức

lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao
động;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/3/2015 của Chính phủ về việc quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi
trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ xây dựng
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 quy định về quản lý chất thải
nguy hại;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường ngày 29
tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số: 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng
sản;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 07 năm 2005 về việc ban
hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sịnh rừng và bảo
vệ rừng;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 52/2013/QĐ-UBN, ngày 20 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh
Lào Cai về ban hành quy định về giá các loại đất, phân loại đất, phân khu vực đất và
phân loại đường phố, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2014;
- Quyết định số 2171/QĐ-UBND ngày 19/08/2013 của UBND tỉnh Lào Cai V/v
Ban hành đơn giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh năm 2013.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

8


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

- Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh Lào Cai
Ban hành quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Quyết định số 91/2014/QĐ-UBN, ngày 27 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh

Lào Cai về ban hành quy định về giá các loại đất, phân loại đất, phân khu vực đất và
phân loại đường phố, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2015-2019.
- Quyết định số 1062/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt trữ lượng đá làm vật liệu xây dựng thông thường
trong “Báo cáo kết quả thăm dò đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Nà
Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”;
- Quyết định số 74/QĐ- SXD ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Sở Xây dựng tỉnh
Lào Cai về công bố chỉ số giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Lào Cai tháng 1,
2, 3 và Quý I năm 2015;
- Công bố liên sở số 48/BCLS-TC-XD ngày 13/02/2015 của Liên sở Tài chính Xây dựng về Công bố giá vật liệu xây dựng quý I năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Hướng dấn số 02/HD-XD ngày 16/7/2013 của Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai về
việc hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công đơn giá dự toán các công trình xây dựng
theo mức lương cơ sở.
- Đơn giá xây dựng công trình số 408/UBND – XDCB ngày 29/02/2008 của
UBND tỉnh Lào Cai.
b) Các tài liệu cơ sở:
- Báo cáo thăm dò khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường điểm mỏ
đá vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai;
- Bản đồ hiện trạng khu vực mỏ, hệ thống giao thông và các mạng hạ tầng kỹ
thuật của mỏ tính đến tháng 3/2015;
- TKCS Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXD thông thường
điểm mỏ đá vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác

đá làm VLXD thông thường điểm mỏ đá vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã
Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo


9


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

- Các tài liệu liên quan khác của dự án.
c) Đơn vị lập dự án:
- Cơ quan tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư mỏ Delta.
- Đại diện:

Ông Hoàng Văn An

Chức vụ: P.Giám đốc

- Địa chỉ: Số 11, ngách 61/17, đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: 043.756.7115
- Mã số thuế: 0104683625
Danh sách người trực tiếp tham gia lập phương án
TT

Học hàm, học vị, họ tên

I

Chức danh

Chuyên ngành


Cán bộ Công ty CP tư vấn đầu tư mỏ Delta

1

Hoàng Văn An

P.Giám đốc

Ths. Khai thác mỏ

2

Đoàn Văn Huy

Chủ nhiệm

Ks. Khai thác mỏ

4

Lê Quang Phục

NV

Ths. khai thác mỏ

5

Nguyễn Đình Khải


NV

Ks. khai thác mỏ

6

Phạm Văn Tuyền

NV

Ks. Khai thác mỏ

7

Vũ Văn Tú

NV

Ks. địa chất mỏ

8

Đỗ Hoàng Hiệp

NV

Ths. Địa chất mỏ

9


Đoàn Hữu Thạch

NV

Cử nhân môi trường

10 Đoàn Thị Ngọc Huyền

NV

Cử nhân môi trường

11 Nguyễn Hải Hậu

NV

Ks. Kinh tế mỏ

II

Ban lãnh đạo, CBCNV Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

I.3. ĐẶC ĐIỂM KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

1.3.1. Công tác khai thác khoáng sản
1. Vị trí địa lí khu vực thực hiện phương án
a. Vị trí khai thác
Khu vực khai thác được giới hạn bởi các điểm 1, 2, 3, 4,....,8 thuộc địa phận
thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn tỉnh Lào

Cai có diện tích 12,8 ha trên bản đồ địa hình tờ Trung Thành tỷ lệ 1:10.000, hệ toạ độ
VN-2.000 kinh tuyến trục 104045’ múi chiếu 30. Toạ độ các điểm góc được thể hiện
qua bảng 1.1.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

10


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Bảng 1.1: Bảng toạ độ các điểm ranh giới khai thác
Khu vực

Tên điểm

Khu I

1
2
3
4
5
6
7
8

Khu II


Hệ toạ độ VN200, kinh tuyến trục 104045’,
múi chiếu 30
X (m)
Y (m)

2 444 756

449 396

2 444 810

449 467

2 444 667

449 652

2 444 560

449 555

2 444 947

449 707

2 444 077

449 890

2 444 019


449 145

2 444 612

449 926

Diện tích
(ha)

2,8

10,0

Diện tích khu vực khai thác mỏ là các núi đá vôi ở độ cao khoảng +240m ÷
+426,8 m so với mực nước biển, sườn núi có độ độ dốc 30 0 ÷450 có lớp đất phủ mỏng
và thảm thực vật chủ yếu là cây bụi, cây dây leo. Bên cạnh đó, ở các vị trí thấp hơn đã
được người dân tiến hành làm lương trồng ngô, khoai, sắn,... Khu vực phía Đông Bắc
của khu I (thông Nà Lộc) và phía Tây của khu II (khu Đán Đăm) bên trong diện tích
cấp phép có bề mặt địa hình tương đối rộng và bằng nên khối lượng phải san gạt để
đảm bảo mặt bằng phía dưới chân tuyến ít. Tầng phủ mỏng, trong khối khai thác có
các khe nứt và cactơ, chính vì thế thảm thực vật kém phát triển. Phía Đông Bắc của khu
mỏ là núi Lão Hò có đỉnh cao +389m (cách khoảng 500m). Phía Đông Nam là bản Nà
Lộc với các hộ dân sinh sống (cách khoảng 900m). Phía Nam là bản Yên Thành, bản
Yên Xuân và UBND xã Khánh Yên Thượng (khoảng cách gần nhất là 1,2km).
Toàn bộ diện tích khai thác nằm ở địa hình dương trên mực xâm thực địa
phương. Mạng lưới sông suối trong vùng kém phát triển, quanh khu vực khai thác chỉ
có nhánh suối nhỏ chảy xen giữa ranh giới khai trường khu 1 và khu 2 theo hướng Tây
bắc- Đông nam, trong khu diện tích khai thác không có sông suối nào chảy qua chỉ có
các khe cạn có nước chảy vào mùa mưa. Nằm giữa hai khu khai thác và bên cạnh mặt

bằng sân công nghiệp có khe suối nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khe
suối này được chắn bởi nhiểu đập với mục đích đi lại qua suối và giữ nước của người
dân địa phương.
Khu vực mỏ nằm gần quốc lộ 279 cách quốc lộ 279 khoảng 60 m về phía
Tây vào mỏ có đường đất lớn đã được rải đá cấp phối; Mạng lưới điện Quốc gia đã
được kéo đến các thôn xóm trong khu vực.
Trong diện tích cấp phép khai thác không có dân cư sinh sống, dân cư sống gần
khu mỏ chủ yếu là dân tộc Tày thuộc thôn Nà Lộc với ngành nghề sản xuất nông nghiệp
là chính, ngoài ra còn có một số bộ phận nhỏ làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ, số hộ
dân sinh sống gần khu vực mỏ là khá ít, do đó mức độ ảnh hưởng do công tác khai thác
mỏ đến đời sống dân cư là không lớn. Đời sống văn hoá trong khu vực nhìn chung
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

11


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

tương đối phát triển. Khu mỏ thuộc xã Khánh Yên Thượng nên các điều kiện về kinh tế
- xã hội khá tốt. Trong khu vực có Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung tâm y tế và hệ
thống thông tin liên lạc khá phát triển, mạng thông tin liên lạc phủ sóng đến tận trung
tâm thị trấn và xung quanh khu mỏ.
Khu vực khai thác mỏ nằm trên địa bàn xã Khánh Yên Thượng, trải qua các
thời kỳ phát triển tới nay dân số Khánh Yên Thượng có gần 4.000 người, gồm 4 dân
tộc anh em Tày, Kinh, Dao, H’Mông chung sống. Trong đó người Tày chiếm 63,3%
dân số, cơ cấu kinh tế của xã là nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, dân
số sống bằng nghề nông lâm nghiệp chiếm 94,5% dân số toàn xã. Giá trị sản phẩm
nông nghiệp chiếm 85% tổng giá trị thu nhập của nông dân. Trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, canh tác lúa nước và các loại rau màu là thế mạnh của Khánh Yên

Thượng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản trong xã phát triển mạnh, tiểu
thủ công nghiệp mới phát triển ở mức giới hạn, quy mô nhỏ chủ yếu là các nghề thủ
công truyền thống như: sản xuất nông cụ cầm tay, dệt vải, làm đệm bông lau..., sản
xuất đồ mộc dân dụng. Những năm gần đây trên địa bàn xã đã phát triển thêm ngành
nghề xay xát lương thực, nghiền thức ăn gia súc, sửa chữa nhỏ.
Khoảng cách gần nhất từ khu mỏ đến hai hộ dân cư sinh sống gần mỏ khoảng
150m về phía Đông Bắc so với khu I và về phía Tây so với khu II. Các hộ dân này
sinh sống gần suối nhỏ chảy giữa hai khu vực khai thác. Các hộ dân này là người dân
tộc Tày. Khoảng cách từ khu mỏ đến khu vực dân cư bản Yên Thành, bản Yên Xuân
và UBND xã Khánh Yên Thượng là 1,2km theo đường thẳng và khoảng 2km theo
đường quốc lộ 279. Tại khu vực trung tâm xã, thị trấn có trường tiểu học và trạm xá
xã, có chợ và hệ thống lưới điện Quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc, vì vậy thuận
tiện cho việc khai thác khoáng sản sau này.
Đời sống văn hoá trong khu vực nhìn chung tương đối phát triển, các xã lân cận
khu vực khai thác đều có trụ sở UBND Xã, trường tiểu học, trung học cơ sở và trung
tâm y tế. Hệ thống thông tin liên lạc khá phát triển, phủ sóng điện thoại di động đến
tận trung tâm các xã và xung quanh khu vực khai thác.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

12


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Khu vực mỏ

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu mỏ
b. Vị trí mặt bằng sân công nghiệp

Khu điều hành được bố trí phía Đông nam khai trường khu vực 1, trên cao trình
+250m (diện tích 1.700 m2) cùng hệ thống nhà văn phòng làm việc và điều hành sản
xuất, nhà ở công nhân, nhà ăn và nhà vệ sinh …
Khu nghiền sàng đá nằm trong diện tích khai trường khu vực 1. Khu nghiền
sàng đá bao gồm các công trình: trạm nghiền, bãi chứa các sản phẩm sau khi nghiền
sàng, đường ôtô nội bộ, nhà kho thiết bị vật tư và nhà bảo vệ.
Bãi thải của mỏ được bố trí phía Tây khai trường khu vực 1, trên diện tích
4.500m2, chiều cao đổ thải là 6m. Tại chân bãi thải Công ty sẽ xây dựng tuyến đê chắn
thải và cống thoát nước.
Bảng 1.2. Bảng tọa độ điểm góc khu vực bãi thải và mặt bằng SCN
Khu vực Tên điểm
Hệ tọa độ VN - 2000, kinh tuyến
Diện tích (ha)
0
0
trục 104 45’, múi chiếu 3
X (m)
Y (m)
Khu điều
P1
2 444 605
449 656
0,17
449 612
hành
P2
2 444 595
449 622
P3
2 444 558

449 669
P4
2 444 573
Khu bãi
B1
2 444 774
449 348
0,45
thải
B2
2 444 782
449 395
B3
2 444 689
449 381
B4
2 444 708
449 318
2. Điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện dự án
a. Đặc điểm địa hình sông suối
Diện tích khu vực khai thác mỏ là các núi đá vôi ở độ cao khoảng + 240m ÷ +
426,8 m so với mực nước biển, sườn núi có độ độ dốc 30 0 ÷450 có lớp đất phủ mỏng và
thảm thực vật chủ yếu là cây bụi, cây dây leo. Bên cạnh đó, ở các vị trí thấp hơn đã
được người dân tiến hành làm lương trồng ngô, khoai, sắn,... Khu vực phía Đông Bắc
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

13


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá

vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

của khu I (thông Nà Lộc) và phía Tây của khu II (khu Đán Đăm) bên trong diện tích
cấp phép có bề mặt địa hình tương đối rộng và bằng nên khối lượng phải san gạt để
đảm bảo mặt bằng phía dưới chân tuyến ít. Tầng phủ mỏng, trong khối khai thác có
các khe nứt và cactơ, chính vì thế thảm thực vật kém phát triển. Phía Đông Bắc của khu
mỏ là núi Lão Hò có đỉnh cao +389m (cách khoảng 500m). Phía Đông Nam là bản Nà
Lộc với các hộ dân sinh sống (cách khoảng 900m). Phía Nam là bản Yên Thành, bản
Yên Xuân và UBND xã Khánh Yên Thượng (khoảng cách gần nhất là 1,2km).
Toàn bộ diện tích khai thác nằm ở địa hình dương trên mực xâm thực địa
phương. Mạng lưới sông suối trong vùng kém phát triển, quanh khu vực khai thác chỉ
có nhánh suối nhỏ chảy xen giữa ranh giới khai trường khu 1 và khu 2 theo hướng Tây
bắc- Đông nam, trong khu diện tích khai thác không có sông suối nào chảy qua chỉ có
các khe cạn có nước chảy vào mùa mưa. Nằm giữa hai khu khai thác và bên cạnh mặt
bằng sân công nghiệp có khe suối nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khe
suối này được chắn bởi nhiểu đập với mục đích đi lại qua suối và giữ nước của người
dân địa phương. Hầu hết khe suối ở đây có lòng hẹp và ngắn, lượng nước ít. Dân cư
trong vùng thường dẫn nước từ các suối này về phục vụ trồng hoa màu và nhu cầu sinh
hoạt.
b. Đặc điểm khí tượng
* Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ, các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu, môi trường lao
động là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ con người và đời sống hệ sinh
thái động thực vật. Điều đó cũng giải thích tại sao yếu tố nhiệt độ không khí được
dùng để tính toán trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và trong
thiết kế hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Bảng 1.3: Nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm
Đvt: C0
Năm

2011
2012
2013
2014

1
12,8
15,6
15,6
16,3

2
18,0
17,0
20,30
21,1

3
17,6
21,1
24,4
23,6

4
23,4
26,7
25,0
26,5

5

26,4
28,9
28,1
29,2

Tháng
6
7
28,9 29,3
29,2 28,5
28,9 27,4
34,8 35,1

8
28,2
27,7
28,0
34,4

9
27,0
26,4
27,1
28,3

10
24,3
25,3
23,5
25,6


11
21,9
22,0
22,4
21,9

12
16,4
18,4
15,7
15,5

TB cả
năm
22,85
23,9
23,95
23,3

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2014,
(trạm quan trắc thành phố Lào Cai)
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào
không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hóa các chất
ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường. Độ ẩm trung bình của khu vực công
trình là 82,42% (năm 2014).
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

14



Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 của
khu vực được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm
Đvt: %
Năm

1
84,0
85,0
85,0
82,0

2011
2012
2013
2014

2
80,0
83,8
83,0
81,0

3
82,0

76,0
78,0
78,9

4
83,0
77,0
79,0
76,1

5
81,0
82,0
79,0
83,4

Tháng
6
7
81,0 80,0
84,0 81,0
79,0 84,0
81,2 83,6

8
82,0
85,0
83,0
86,2


9
84,0
84,0
82,0
80,3

10
84,0
86,0
83,0
85,1

11
84,0
86,0
79,0
81,0

12
84,0
84,0
80,0
82,9

TB cả
năm
82,42
82,82
81,17
82,42


Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2014,
(trạm quan trắc thành phố Lào Cai)
* Nắng
Trung bình số giờ nắng quan sát ở thành phố Lào Cai là 148,45 h/năm (năm
2014). Chế độ giờ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào
tháng 1, 2, 3, 4 và 12 hàng năm tổng lượng bức xạ thấp nhất, bầu trời u ám, nhiều mây
nhất nên số giờ nắng là ít nhất trong năm.
Bảng 1.5: Số giờ nắng các tháng trong năm 2011, 2012, 2013, 2014
Đvt: giờ
Năm

1

2

3

4

2011

1,0

63,0

46,0

84,0


2012

53,0

40,0

2013

47,0

82,0

2014

45,0

76,0

104,
0
164,
0
102,0

218,0

5
167,
0
171,

0

175,0 219,0
156,
0

198,
0

Tháng
6
7
198,
159,0
0

8
200,0

120,0 154,0 204,0
193,
0
134,
0

9
115,
0
115,
0

167,
0

150,0

165,
0

167,
0

212,0 145,0

10
87,0
139,
0
147,
0
101,
0

12

TB
cả năm

66,0

111,83


90,0

124,50

102,0 90,0

141,75

89,0

148,45

11
156,
0
86,0

78,0

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2014,
(trạm quan trắc thành phố Lào Cai)
* Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng.
Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy vào mùa mưa, mức độ ô
nhiễm thấp hơn mùa khô. Theo tài liệu trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn tại thành phố
Lào Cai lượng mưa của khu vực công trình được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.6: Lượng mưa hàng tháng tại khu vực
Đvt: mm
Năm


1
2
3
2011 22,1 12,8 105,3
2012 34,2 2,7 35,0
2013 32,6 12,3 14,9

4
68,2
69,8
114,

Tháng
5
6
7
216,4 139,7 237,3
198,9 170,2 364,9
156,4 169,4 367,6

Tổng

8
9
10
11
12
249,9 344,3 124,2 125,8 15,1
185,4 324,2 102,6 51,3 32,2

384,3 70,4 52,2
6,0 183,0

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

138,43
130,95
130,30
15


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”
5
108,
2014 37,2 8,9 62,1
198,4 156,1 278,5 312,3 298,8 89,3 105,7 145,2 138,75
4

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2014,
(trạm quan trắc thành phố Lào Cai)
* Các dạng thời tiết đặc biệt
- Gió mùa Đông Bắc:
Gió mùa Đông Bắc là những khí áp cao hình thành từ lục địa Châu Á thổi qua
Hoa Nam (Trung Quốc) vào miền Bắc nước ta theo hướng Đông bắc từ tháng 9 đến
tháng 5. Giữa mùa đông lạnh, số đợt gió mau hơn và sức gió mạnh hơn của các đợt so
với đầu và cuối mùa. Mỗi đợt gió mùa Đông bắc tràn về ảnh hưởng tới thời tiết địa
phương từ 3 tới gần chục ngày, với đặc trưng là nhiệt độ không khí hạ thấp đột ngột,
rồi bị “nhiệt đới hóa” mà ấm dần lên. Có những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về đầu
mùa hoặc cuối mùa đông gặp không khí nhiệt đới nóng ẩm gây nhiễu loạn thời tiết,

sinh ra giông, lốc xoáy, kèm theo mưa đá, tàn phá các địa phương khi chúng tràn qua.
- Sương muối:
Thường vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, khi kết thúc các đợt gió mùa Đông
Bắc, trời nắng hanh, đêm không mây, lặng gió, gây ra bức xạ mặt đất rất mạnh. Nhiệt
độ không khí hạ thấp nhanh có thể xuống dưới 0 0C. Hơi nước trong không khí giáp
mặt đất ngưng kêt dạng tinh thể muối, đọng lại gây thời tiết lạnh buốt gọi là sương
muối. Sương muối có thể làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của thực vật. Gây đông
cứng các mô nên những thực vật thân mền nhiệt đới bị chết, tác hại đến hệ hô hấp của
người và động vật.
- Mây mù:
Vào cuối mùa xuân (khoảng tháng 3 - 4), nhất là ở những thung lũng kín, sườn
núi khuất gió hay có hiện tượng mây mù dày đặc, tầm nhìn mắt thường không quá 5m,
đôi khi cả ngày không có ánh nắng mặt trời (trực xạ 0%). Dạng thời tiết này làm
ngưng trệ quá trình sinh trưởng của cây cối vì không quang hợp được.
- Lũ quét và sạt lở đất:
Vào mùa mưa, ở Lào Cai thường xuất hiện các đợt mưa kéo dài với lượng mưa
tương đối lớn. Các đợt mưa này sẽ làm cho nước ở các sông suối dâng cao dẫn đến
hiện tượng lũ quét, kéo theo đó là sạt lở đất tại các khu vực đồi núi. Đây là hiện tượng
thời tiết rất nguy hiểm thường xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, chủ đầu
tư cần chú ý để có các biện pháp đề phòng.
c. Đặc điểm giao thông, thông tin liên lạc
- Giao Thông:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

16


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”


Khu vực khai thác có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Gần trong khu
vực khai thác có hệ thống đường liên xã tương đối phát triển; Khu vực mỏ nằm gần
quốc lộ 279 cách quốc lộ 279 khoảng 60 m về phía Tây vào mỏ có đường đất lớn
đã được rải đá cấp phối, nên việc vận chuyển rất thuận lợi. Nhìn chung, điều kiện giao
thông xung quanh khu mỏ rất thuận lợi cho công tác khai thác cũng như vận chuyển
sản phẩm đi tiêu thụ.
Mạng lưới điện Quốc gia đã được kéo đến các thôn xóm. Nhìn chung giao
thông qua khu vực rất thuận tiện cho công tác khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu
và sản phẩm khai thác.
- Thông tin liên lạc:
Thời điểm hiện tại mỏ đã có sóng điện thoại di động phủ tới nên mỏ chủ yếu sử
dụng điện thoại di động làm phương tiện thông tin liên lạc chính.
Nhìn chung khu mỏ có điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, đáp ứng cho phát triển
kinh tế và công tác khảo sát tìm kiếm, khai thác của mỏ.
3. Đặc điểm địa chất khu mỏ
a) Địa tầng
Căn cứ kết quả tổng hợp các tài liệu địa chất trước đây, kết hợp với kết quả
khảo sát sơ bộ cho thấy toàn bộ diện tích thăm dò nằm trong hệ tầng Đá Đinh (PR3€1
dd) thành phần chính là đá vôi, đá vôi silic, đá phiến sericit. Đá vôi trong diện tích
thăm dò có dạng khối, phân lớp mỏng. Thành phần khoáng vật tạo đá chủ yếu là
calcite: 90 ÷ 95%, thứ yếu là dolomit: 1 ÷ 5%, silic ít.
Chiều dày của phân hệ tầng trên từ 200 - 400m.
Quan hệ dưới nằm bất chỉnh hợp lên hệ tầng Cam Đường.
b) Magma
Trong diện tích khu vực khai thác quan sát không thấy có các biểu hiện của
hoạt động magma..
c) Đặc điểm cấu tạo của đá vôi
Đá vôi nằm trong hệ tầng Đá Đinh nằm trải rộng khắp diện tích thăm dò,
nằm dưới lớp đá bị phong hóa, chúng tạo thành một dải núi kéo dài theo phương
Đông bắc– Tây nam có độ cao tuyệt đối trên +425m, đá có cấu tạo dạng khối, phân lớp

mỏng, phần trên mặt bị phong hoá mỏng vì vậy lớp phủ thực vật kém phát triển, một
phần nhỏ diện tích bị phong hóa và lớp phủ dày.
- Thành phần khoáng vật bao gồm chủ yếu là canxit đi cùng các khoáng vật phi
cacbonat như clorit,
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

17


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Thân khoáng là núi đá vôi lộ gần như hoàn toàn, đôi chỗ có lớp phủ mỏng nên
rất thuận lợi cho công tác khai thác lộ thiên. Đá có thế nằm đơn nghiêng cắm về phía
Tây -Bắc với góc dốc 78-80o .
-Thành phần hoá học:
Bảng 1.7: Bảng kết quả phân tích cơ lý đá
STT

Chỉ tiêu cơ lý

Kết quả phân tích
CL.01

CL.02

CL.03

CL.04


CL.05

CL.06

CL.07

Max

Min

TB

1

Độ ẩm tự Nhiên, W
(%)

0,06

0,16

0,11

0,22

0,03

0,06

0,12


0,22

0,03

0,11

2

Độ hút nước, Whn (%)

0,15

0,43

0,29

0,51

0,15

0,17

0,79

0,79

0,15

0,36


3

Khối lượng riêng,
ρ (g/cm3)

2,72

2,73

2,73

2,72

2,72

2,71

2,72

2,73

2,71

2,72

4

Khối lượng thể tích tự
nhiên, γ (g/cm3)


2,70

2,71

2,70

2,70

2,70

2,69

2,70

2,71

2,69

2,70

5

Khối lượng thể tích
bão hòa, γbh (g/cm3)

2,70

2,72


2,71

2,70

2,70

2,69

2,72

2,72

2,69

2,71

6

Khối lượng thể tích
khô gió, γc (g/cm3)

2,70

2,71

2,70

2,69

2,70


2,69

2,70

2,71

2,69

2,70

7

Độ lỗ rỗng, n (%)

0,74

0,73

1,10

1,10

0,74

0,74

0,74

1,10


0,73

0,84

8

Cường độ kháng nén
khô gió, σnbh, (KG/cm2)

1074

873

899

841

926

889

963

1047

841

920


9

Cường độ kháng nén
bão hòa, σnbh,
(KG/cm2)

1005

829

854

787

844

921

1005

878

875

10

Cường độ kháng kéo
khô gió, σk, (KG/cm2)

70


62

65

63

64

69

66

70

62

66

11

Góc ma sát trong, ϕ
(độ)

40004'

39010'

39028'


38024'

39031'

38053'

39043'

40004'

38024'

39029'

12

Lực dính kết, C
(KG/cm2)

172

139

146

137

148

140


158

172

137

149

13

Hệ số kiên cố, f

9,4

8,3

8,5

8,1

8,6

8,4

8,9

9,4

8,1


8,6

14

Hệ số biên mềm, k

0,96

0,95

0,95

0,94

0,96

0,95

0,96

0,96

0,94

0,95

887

4. Đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình

a. Đặc điểm địa chất thủy văn
* Đặc điểm nước trên mặt
Trong diện tích khai trường mỏ không có sông, suối nào chảy qua. Nằm xen
giữa khu 1 và khu 2 của mỏ có khe suối nhỏ chảy theo hướng Tây bắc- Đông nam, tại
thời điểm khảo sát suối có nước nhưng lưu lượng không lớn. Trên các đoạn suối đã
được xây dựng các đập chắn phục vụ đi lại và giữ nước cho việc tưới hoa màu của các
hộ dân gần đó. Do địa hình dốc nên khả năng thoát nước rất nhanh, vì vậy không ảnh
hưởng đến hoạt động khai thác mỏ.
* Đặc điểm nước dưới đất
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

18


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Nước tàng trữ và lưu thông trong khe nứt và đứt gãy cắt qua đá vôi. Nước trong
đới này xuất lộ dọc theo các khe ở dạng thấm rỉ. Nhìn chung, nước trong tầng này rất
nghèo, mùa khô cạn kiệt, do địa hình dốc nên có thể tự chảy, vì vậy không ảnh hưởng
đến quá trình khai thác mỏ.
b. Đặc điểm địa chất công trình
Dựa vào đặc điểm độ bền cơ học của đất đá trong khu vực thăm dò có thể phân
thành hai loại:
- Đá mềm yếu kém ổn định: Bao gồm lớp đất phủ có chiều dày từ 0,0 - 0,3 m.
Đặc điểm của lớp đất phủ chủ yếu là mùn thực vật mềm yếu, bở rời, tuy nhiên do
chiều dày của lớp nhỏ và diện phân bố rất hẹp nên không ảnh hưởng đến khai thác mỏ.
- Đá rắn chắc ổn định: Đây là loại đá vôi còn tươi màu xám, xám xanh chưa bị
phong hoá. Đá cứng chắc, độ bền cơ học cao là đối tượng được khai thác làm vật liệu
xây dựng.

5. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường
Trên cơ sở báo thăm dò trữ lượng đã được phê duyệt, trữ lượng đá của khu mỏ như
sau:
- Trữ lượng địa chất trong biên giới mỏ theo báo cáo thăm dò được phê duyệt là:
2.030.538m3.
- Trữ lượng công nghiệp trong biên giới mỏ tính từ Cos+ 280m tại khu 1 và
+310m tại khu 2 trở lên là: 1.406.493 m3 (trên cơ sở góc dốc bờ tầng kết thúc khai thác
và đai bảo vệ bờ tầng…).
Điều kiện địa hình khu vực khai thác là các đồi núi thấp, công tác khai thác đá
vật liệu xây dựng được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên, trong khu vực mỏ không
có hộ dân nào sinh sống; Khu vực mỏ nằm gần quốc lộ 279 cách quốc lộ 279
khoảng 60 m về phía Tây vào mỏ có đường đất lớn đã được rải đá cấp phối, nên việc
vận chuyển rất thuận lợi. Do đó, có thể nói điều kiện khai thác của khu vực là khá
thuận lợi.
6. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ
a) Chế độ làm việc của mỏ
Chế độ làm việc của mỏ tuân theo chế độ ban hành của Nhà nước, cụ thể quy
định như sau:
- Đối với khai trường khai thác:
Số ca làm việc trong ngày: 1ca;
Thời gian làm việc 1 ca: 8h;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

19


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Số ngày làm việc trong năm: 250 ngày.

- Đối với xưởng chế biến đá, trạm đập nghiền đá vật liệu xây dựng (VLXD):
Số ca làm việc trong ngày: 1ca;
Thời gian làm việc trong ca: 8h;
Số ngày làm việc trong năm là 300 ngày.
- Đối với hành chính, nghiệp vụ: 8h/ngày, số ngày làm việc trong năm là 300
ngày (sau khi trừ các ngày: nghỉ chủ nhật 52 ngày; lễ, tết 13 ngày).
b) Công suất mỏ:
Công suất đá nguyên khai của mỏ được xác định trên cơ sở:
- Trữ lượng đá làm VLXD thông thường đã được hội đồng đánh giá trữ lượng
khoáng sản phê duyệt.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, năng lực hiện tại của Công ty TNHH Thương
mại Tổng hợp Thái Bảo và nhu cầu của thị trường địa phương cũng như nhu cầu của
thị trường các tỉnh lân cận.
Dự án chọn công suất khai thác mỏ như sau:
Công suất khai thác đá nguyên khối An = 50.000 m3/năm.
c) Thời gian khai thác mỏ
Với sản lượng dự kiến khai thác là 50.000m3 thì thời gian khai thác hết
trữ lượng công nghiệp của mỏ được xác định theo như sau:
T = txd + tsx + tc, năm.
Trong đó:
txd: thời gian xây dựng cơ bản mỏ (txd = 1 năm)
tsx: thời gian mỏ đạt công suất 50.000 m3/năm;
t sx =

Q − Q xd 1.406.493 - 17.960
=
= 27,8 năm.
An
50.000


Q: trữ lượng công nghiệp toàn mỏ, Q = 1.406.493 m3;
Qxd: trữ lượng đá khai thác trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ, Qxd = 17.960m3;
An: công suất khai thác mỏ, An= 50.000m3;
tc: thời gian khai thác hết biên giới mỏ và đóng cửa mỏ phục hồi môi trường
(tc =1 năm);
Vậy thời gian tồn tại của mỏ là:
T = txd + tsx+ tc, năm.
T = 1 + 27,8 + 1 = 29,8 năm (làm tròn 30 năm)
7. Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

20


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Mỏ đá vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai được khai thác bằng phương pháp lộ thiên.
a. Mở mỏ và trình tự khai thác
* Mở mỏ
Trên cơ sở điều kiện địa hình thực tế của mỏ, để phù hợp với sự phát triển của
mỏ và phát triển của đường vận tải khi mỏ mở rộng khai trường và xuống sâu, đồng thời
tận dụng triệt để các công trình, cơ sở hạ tầng gần khu vực khai thác. Thiết kế lựa chọn
mở mỏ cho khai trường khu 1 trước, vị trí tiến hành mở mỏ phía Tây bắc khai trường.
Căn cứ vào điều kiện địa hình thực tế của khu mỏ, vị trí mở mỏ đã chọn và hệ
thống khai thác sẽ áp dụng, phương án mở mỏ được chọn là tạo bãi xúc dưới chân tuyến
tiếp nhận đá, xây dựng hệ thống các hào bán hoàn chỉnh đến hào hoàn chỉnh chạy trong
biên giới khai trường (từ Đông bắc xuống Tây nam) nối liền khu vực bãi xúc chân tuyến
và vị trí khai thác đầu tiên. Thực chất của quá trình này là tạo các tuyến đường lên các

điểm mở mỏ để đưa người và thiết bị khai thác lên hoạt động.
Công tác mở mỏ được thực hiện như sau:
+ Tuyến đường hào di chuyển người và thiết bị được thiết kế từ mức +280m
(mặt bằng chân tuyến) lên bãi khoan đầu tiên tại cốt cao mức +310m, tuyến đường
chạy theo hướng Đông bắc – Tây nam.
+ Các thông số cơ bản của tuyến hào cơ bản như sau:
Chiều rộng nền đường: 3 m;
Chiều dài tuyến đường: 111 m;
Độ dốc dọc tuyến đường: i ≤ 32,87%;
Khối lượng đào đường: 325 m3.
+ Tạo bãi khoan đầu tiên ở mức +310 m:
Chiều dài trung bình: 60 m;
Chiều rộng trung bình: 20 m;
Khối lượng bạt ngọn: 8.655 m3.
* Trình tự khai thác
Những tầng đầu tiên sẽ thực hiện khai thác từ trên xuống dưới (mức +310m
xuống +280m), tuyến công tác sẽ được phát triển rộng ra theo hướng Đông bắc - Tây
nam và từ ngoài vào trong, khi sườn dốc đã đảm bảo độ dốc 50 0 -:- 550 để đá có thể lăn
từ các tầng khai thác xuống mặt bằng tiếp nhận tiến hành khai thác những tầng trên
đến biên giới cuối cùng của khai trường. Tuyến công tác được thiết kế có dạng tuyến
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

21


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

thẳng. Những lớp khấu tiếp sau sẽ được tiến hành từ trên xuống và từ ngoài vào trong,
cho đến khi đạt biên giới cuối cùng theo phương đứng là cos ∇+280m.

Việc lựa chọn trình tự khai thác như trên cho phép giảm khối lượng xây dựng cơ bản,
rút ngắn cung độ vận tải. Đặc biệt đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá
trình thi công khai thác.
b. Hệ thống khai thác
Căn cứ địa hình thực tế khai trường và yêu cầu sản lượng hàng năm của mỏ là
50.000 m3. Dự án chọn HTKT khấu theo lớp xiên cắt tầng nhỏ, chuyển tải đá bằng
năng lượng nổ mìn. Các quá trình công nghệ khai thác gồm: Khoan - nổ lần thứ nhất;
vận chuyển bằng nổ mìn xuống chân tuyến, phần còn lại bị lưu ở mặt tầng được gạt
chuyển xuống chân tuyến bằng thủ công; phá đá quá cỡ bằng nổ mìn lỗ khoan con;
xúc bốc tại chân tuyến lên ôtô; vận chuyển đá về trạm nghiền - sàng và thải đất.
Các thông số chủ yếu của hệ thống khai thác được tính toán phù hợp với cấu
trúc địa chất của của mỏ và đặc tính thiết bị lựa chọn. Các thông số hệ thống khai thác
xem bảng 1.8.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Bảng 1.8: Các thông số hệ thống khai thác
Thông số
Ký hiệu
Đơn vị

Chiều cao phân tầng khai thác
Ht
m
Chiều cao kết thúc tầng khai thác
Hkt
m
Góc nghiêng sườn tầng
độ
t
Góc nghiêng bờ công tác
độ
ct
Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu
Bctmin
m
Chiều rộng đai bảo vệ
Bbv
m
Chiều rộng đai an toàn
Z
m
Chiều rộng mặt tầng kết thúc
Bk
m
Góc nghiêng bờ kết thúc:
αKT1
độ
+ Khu 1
+ Khu 2
độ

αKT2
Chiều rộng dải khấu
A
m
Tổng chiều dài một tuyến công tác
LKT
m

c. Công nghệ khai thác
* Công tác khoan nổ mìn:
- Xác định các thông số khoan nổ mìn.
Các thông số khoan nổ mìn của mỏ xem bảng 1.9.
Bảng 1.9: Các thông số khoan nổ mìn
TT
Thông số
Công thức
1

Chiều cao phân tầng khai thác

H

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

Giá trị
4
20
≤70
0
55 -:- 630

5
2
0,4
7
≤ 62
≤ 48
2,8
84

Đơn vị

Giá trị

m

4
22


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

TT

Thông số

2
3
4
5


Đường kính lỗ khoan
Đường cản chân tầng
Chiều sâu khoan thêm
Khoảng cách giữa các lỗ khoan

6

Khoảng cách giữa các hàng

7

Chỉ tiêu thuốc nổ
Lượng thuốc cho 1 lỗ hàng ngoài và
hàng trong
Chiều cao cột thuốc hàng ngoài và
hàng trong
Chiều cao cột bua thực tế hàng
ngoài và hàng trong
Phương pháp nổ
Khoảng cách an toàn khi nổ mìn:
- Đối với người
- Đối với công trình
Lượng thuốc nổ một lần nổ
Lượng thuốc nổ sử dụng trong năm
Lượng kíp nổ sử dụng trong năm
Lượng dây nổ sử dụng trong năm

8
9

10
11
12
13
14
15
16

Công thức

Đơn vị

Giá trị

d = f(d0)
W = (40÷45)d
lkt = 15%H
a = m.W

mm
m
m
m

46
1,5
0,6
1,5

m


1,3

q

kg/m3

0,4

Qlk1 , (Qlk2)

kg

3,6 (3,12)

Lth

m

2,4 (2,08)

Lbt

m

2,2 (2,52)

m
m
kg

kg
cái
m

300
150
240
20.000
6.600
47.200

b = a.

3
2

Vi sai

- Phương pháp và phương tiện nổ
Để đảm bảo chất lượng đập vỡ đất đá nổ mìn (giảm tỷ lệ đá quá cỡ) chọn sơ đồ
bố trí mạng lưới lỗ khoan theo mạng tam giác đều mà cạnh là khoảng cách giữa các lỗ
khoan. Đồng thời để giảm chi phí nổ mìn, dự kiến áp dụng phương pháp nổ mìn điện.
Sơ đồ đấu ghép mạng nổ theo sơ đồ nối tiếp, nổ vi sai qua hàng.
Thuốc nổ sử dụng là thuốc nổ AĐ1 ở dạng thỏi
Phương tiện nổ sử dụng là kíp điện thường, kíp vi sai, máy nổ mìn điện với
phương pháp nổ mìn điện, vi sai qua hàng.
Ưu điểm của phương pháp nổ mìn vi sai là:
- Giảm chiều rộng đống đá nổ mìn, giảm chấn động khi nổ mìn;
- Tăng mức độ đồng đều của đống đá nổ mìn, giảm lượng đá quá cỡ;
- Giảm chi phí thuốc nổ (10 ÷15%) so với khi nổ mìn tức thời.

* Công tác xúc bốc
Công tác xúc bốc đá tại chân tuyến hàng năm là 50.000 m 3/năm đá nguyên khối
tương ứng 65.000 m3/năm đá nở rời;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

23


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

Để phù hợp với quy mô của mỏ thiết kế lựa chọn sử dụng máy xúc Komatsu mã
hiệu PC150 có dung tích gầu 1,2m3 phục vụ công tác xúc bốc đá tại chân tuyến.
Như vậy, để mỏ hoạt động tốt thì lượng máy xúc cần thiết là 01 máy xúc
Komatsu dung tích gầu 1,2 m3 có mã hiệu PC150 (hoặc máy xúc có tính năng kỹ thuật
tương tự). Tuy nhiên do đặc thù của dự án thực hiện khai thác trên 2 khu vực nên thiết
kế lựa chọn số lượng máy xúc là 02 chiếc để cơ động trong công tác xúc bốc của mỏ.
* Công tác gạt
Do mỏ có công suất nhỏ, nên công tác gạt trên tầng được gạt thủ công xuống
chân tuyến để máy xúc xúc lên ô tô đưa về khu chế biến.
8. Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ
a. Công tác vận tải
Khối lượng tính toán cần vận chuyển hàng năm là:
m = A. γ
Trong đó:
A: công suất mỏ là A = 50.000m3;
γ: khối lượng thể tích trung bình γ = 2,70 T/m3;
Thay vào ta được: m = 50.000. 2,70 = 135.000 tấn.
* Lựa chọn ô tô vận chuyển:

Với quy mô và công suất của mỏ thiết kế lựa chọn ô tô vận chuyển trọng tải 7
tấn. Theo kinh nghiệm khai thác của các mỏ có công suất tương tự thì loại ô tô này
hoàn toàn đảm bảo khả năng vận tải của mỏ.
* Năng suất ôtô vận tải từ bãi bốc xúc về trạm đập nhà máy : 163 T/ngày
* Số ôtô cần thiết cho vận tải đá khai thác: 04 chiếc.
* Xây dựng tuyến đường vận tải
Do đặc thù là mỏ khai thác đá làm VLXD thông thường, dây chuyền chế biến
và bãi thải được quy hoạch gần khu vực dự án nên công tác vận tải chính của mỏ là
vận tải đá nguyên khai và đất đá thải diễn ra trong khu vực dự án. Hiện tại, đã có tuyến
đường nối liền từ khu mỏ ra tới quốc lộ 279 bằng đường đá cấp phối có chiều rộng 5m.
Khi mỏ đi vào hoạt động chỉ cần xây dựng tuyến đường di chuyển thiết bị lên khai
trường II từ vị trí đập tràn qua suối với bãi xúc của khai trường II ở mức +310 dài
650m, rộng 5m, độ dốc dọc tuyến đường: i ≤ 32,87%; Khối lượng đào đường: 1950m3.
b. Công tác đổ thải
*Khối lượng đất đá thải của mỏ
Khối lượng đất đá thải của mỏ chủ yếu là lượng đất đá phủ trên bề mặt diện tích
khai thác và một phần đất đá bẩn lẫn trong đá nguyên liệu được phân loại trước khi
đưa vào chế biến. Qua công tác thăm dò địa chất chiều dày đất phủ trên diện tích khu
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

24


Phương án CTPHMT: “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đá làm VLXDTT điểm mỏ đá
vôi thôn Nà Lộc và khu vực Đán Đăm, xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”

mỏ không lớn, thay đổi từ 0,0- 0,3m, lấy giá trị trung bình là 0,2m để tính toán. Thực tế
công tác bóc phủ chỉ tiến hành trên diện tích khai thác, do đó diện tích này là phần diện
tích trữ lượng địa chất được khoanh nối. Dựa trên phần mềm Autocad có thể xác định
được tổng diện tích bóc phủ tại 2 khu là 80.300m 2. Như vậy tổng khối lượng đất phủ

toàn mỏ là: VĐP= 80.300 x 0,2 = 16.060 m3, như vậy khối lượng đất phủ của mỏ là
tương đối lớn.
Do lượng đất đá thải của mỏ được bóc và phân loại theo từng năm khai thác vì
vậy khối lượng đất đá thải hàng năm là không nhiều, tính trên thời gian để khai thác
hết trữ lượng công nghiệp của mỏ là 30 năm thì khối lượng đất đá thải hàng năm là
535m3.
* Vị trí bãi thải
Với khối lượng đất đá thải toàn mỏ là 16.060 m 3, do đó để lựa chọn vị trí bãi thải
hợp lý và chứa hết được lượng đất đá thải của mỏ thiết kế xác định vị trí đổ thải tại khu
vực phía Tây khai trường khu 1, diện tích quy hoạch đổ thải dự kiến là 4.500m2, với chiều
cao đổ thải là 6m có thể dự trữ được hết lượng đất đá thải toàn mỏ.

* Các thông số bãi thải:
các thông số bãi đổ thải như sau:
- Cốt cao đổ thải: +290 m;
- Diện tích bãi thải: 4.500 m2;
- Chiều cao đổ thải: 6 m;
- Dung tích chứa thải đảm bảo chứa được khối lượng đất thải là: 18.000 m3.
- Góc dốc sườn tầng thải: 30 – 32, độ;
- Góc dốc mặt bãi thải: 3-5%.
* C«ng t¸c chèng tr«i lÊp b·i th¶i
Để đảm bảo an toàn cho đất đá thải không bị sạt lở và cuốn trôi xuống khu vực
địa hình xung quanh trước khi tiến hành đổ thải cẩn đắp tuyến đê chắn thải tại chân
của bãi thải:
- Chiều dài tuyến đê: 57 m;
- Chiều rộng mặt đê: 1 m;
- Chiều cao tuyến đê: 3 m;
- Khối lượng đắp đê: 920 m3.
Thực tế đất đá thải hàng năm của mỏ không lớn do đó việc mở rộng diện tích
bãi thải, xây dựng tuyến đê chắn thải được thực hiện đồng thời với quá trình đổ thải.

c. Thoát nước mỏ
* Tính lượng nước chảy vào khai trường:
- Xác định nguồn nước chảy vào mỏ:
- Nước trên mặt: Trong diện tích khai trường mỏ không có sông, suối nào chảy
qua. Nằm xen giữa khu 1 và khu 2 của mỏ có khe suối chảy theo hướng Tây bắcChủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thái Bảo

25


×