Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.5 KB, 66 trang )

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HỢP PHẦN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
______________________

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐỐI VỚI THỦY LỢI Ở VIỆT NAM
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG
NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội, 2010

1


MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................... 4
I. GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................................. 5
1.1
1.2

Tính cấp thiết của dự án....................................................................................... 5
Mục tiêu của dự án ............................................................................................... 6

1.3
Phương pháp và cách tiếp cận ............................................................................. 6
II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY LỢI ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA VIỆT NAM............................................................................................................... 8
2.1
Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi của Việt Nam ..................................... 8
2.1.1 Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ. ................................................................. 13


2.1.2 Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................................. 13
2.1.3
2.1.4

Vùng Bắc Trung bộ ........................................................................................... 14
Vùng Duyên hải Nam Trung bộ ........................................................................ 14

2.1.5
2.1.6

Vùng Tây Nguyên .............................................................................................. 14
Miền Đông Nam bộ ........................................................................................... 15

2.1.7

Vùng Đồng bằng sông Cửu long ....................................................................... 15

2.2

Các nội dung ứng phó với tác động của Biến đổi khí hậu đối với hệ thống

công trình thuỷ lợi tại Việt Nam. ................................................................................... 16
2.2.1 Các chính sách của trung ương về ứng phó với biến đổi khí hậu đối với lĩnh
vực thủy lợi.................................................................................................................... 16
2.2.2 Đánh giá các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực thủy lợi
của các địa phương ....................................................................................................... 18
2.2.3 Đánh giá hiểu biết của cán bộ thủy lợi về biến đổi khí hậu ............................. 20
III.
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI VIỆT NAM ................................................................................... 22

3.1
Hiện trạng tác động của biến đổi khí hậu đổi với hệ thống công trình thủy
lợi.
22
3.1.1 Hiện trạng tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan đối với hệ thống
công trình thuỷ lợi. ........................................................................................................ 22
3.1.2 Hiện trạng tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn đối với hệ thống công
trình thuỷ lợi. ................................................................................................................ 25
3.1.3 Hiện trạng tác động của lượng mưa, nhiệt độ, dòng chảy đến hệ thống công
trình thuỷ lợi. ................................................................................................................ 27

2


3.2
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai đối với hệ thống công
trình thủy lợi .................................................................................................................... 29
3.2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam ............................... 29
3.2.2 Dự báo tác động của các hiện tượng cực đoan trong tương lai đối với hệ thống
công trình thuỷ lợi. ........................................................................................................ 32
3.2.3 Dự báo tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn trong tương lai đối với hệ
thống công trình thuỷ lợi của Việt Nam. ....................................................................... 33
3.3

Dự báo các thiệt hại về kinh tế đối với hệ thống công trình thuỷ lợi ............. 41

IV.
KIẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN NHẰM THÍCH ỨNG
VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. ............................................................ 43
4.1


Nhiệm vụ, chiến lược thích ứng với tác động của Biến đổi khí hậu theo các

vùng và địa phương ........................................................................................................ 43
4.1.1 Dải ven biển ...................................................................................................... 43
4.1.2 Vùng núi và cao nguyên .................................................................................... 43
4.1.3
4.1.4

Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................................. 44
Vùng Trung Bộ .................................................................................................. 45

4.1.5
4.1.6

Vùng Đông Nam Bộ .......................................................................................... 46
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long...................................................................... 48

4.2
Các biện pháp cụ thể nhằm thích ứng với tác động của Biến đổi khí hậu đối
với hệ thống công trình thuỷ lợi ở Việt Nam. ............................................................... 49
4.2.1 Các biện pháp công trình .................................................................................. 49
4.2.2 Các biện pháp phi công trình............................................................................ 53
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 55
5.1
Kết luận ................................................................................................................ 55
5.2
Kiến nghị .............................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 58
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 61


3


CÁC TỪ VIẾT TẮT
UNCCD
UNEP

Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hoá
Chương trình về môi trường của Liên hợp quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

IPCC
FAO

Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu
Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc

MARD

Bộ NN&PTNT

MONRE
REDD

Bộ TN&MT
Giảm phát thải nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng


CDM

Cơ chế phát triển sạch

GHG
BĐKH

Khí nhà kính
Biến đổi khí hậu

NBD

Nước biển dâng

COP
KP

Hội nghị các bên tham gia

Nghị định thư Kyoto

4


I.

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của dự án

Biến đổi khí hậu được coi là có tác động mạnh mẽ nhất đối với hệ thống công
trình thủy lợi. Các nhà khoa học cho rằng các hiện tượng khí hậu cực đoan với tần
suất và cường độ ngày càng tăng đã xảy ra trên hầu hết các vùng miền của Việt
Nam đều do nguyên nhân của Biến đổi khí hậu. Hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu
có tác động lớn đối với sự bốc hơi, điều đó ảnh hưởng đến lưu trữ nước trong khí
quyển và do đó cũng ảnh hưởng đến cường độ, tần suất và cường độ mưa cũng
như sự phân phối mưa theo mùa và vùng địa lý cũng như sự biến thiên hàng năm
của nó. Do đó trong quá trình ra quyết định, các nhà quản lý thủy lợi đặc biệt phải
đối mặt với thách thức trong việc kết hợp tính không chắc chắn các tác động biến
thiên của khí hậu và biến đổi khí hậu để thích ứng. Điểm mấu chốt là các vấn đề
thực tế họ sẽ phải đối mặt (hiện tại và tương lai) trong lĩnh vực thủy lợi. Hiện
tượng biến đổi khí hậu có thể hiểu được bằng cách đánh giá hiện trạng khí hậu
(quá khứ đến hiện tại) để xem xét các tác động của nó đến sự phát triển trong
tương lai, bao gồm cả những thay đổi từ từ và đột ngột đến hệ thống thủy lợi.
Với giả thuyết là liên quan trực tiếp đến điều kiện thời tiết, hệ thống thủy lợi
rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào của thời tiết bởi chúng sẽ bị tác động lớn đến
hiệu quả hoạt động các công trình. Biến đổi khí hậu tác động lên hệ thống công
trình thủy lợi ngày càng trở nên rõ rệt hơn trong suốt những thập kỷ gần đây. Hạn
hán và lũ lụt trở nên khắc nghiệt hơn trong 2 thập kỷ gần đây. Trận hạn hán năm
97-98 gây thiệt hại 1,400 tỉ đồng, các biện pháp giảm thiểu hạn hán tiêu tốn hơn
1,000 tỉ đồng; mực nước sông Hồng tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong lịch
sử 100 năm. Tổng thiệt hại liên quan đến các thảm hoạ thiên nhiên như sạt lở đất,
lũ lụt, bão.. trong năm 2007 là: 11,600 tỉ đồng ( chiếm 1% GDP), 435 người chết
và mất tích, 113,800 héc-ta bị ngập nước, 1,300 công trình liên quan đến nước bị
phá huỷ, 1,500 kilômét đê vỡ và ăn mòn và 7,800 ngôi nhà bị phá huỷ. Tổng cộng
có 723,900 hộ dân ( 3,034,500 người) chết đói.
Hiện nay việc nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đang là một vấn đề cấp
thiết, được sự quan tâm của các cấp các ngành từ TW tới địa phương. Theo đánh
giá của Ngân hàng thế giới thì Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu tác động
mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã thiết lập một Chương trình hành động

mục tiêu quốc gia để ứng phó với Biến đổi khí hậu và đã được Chính phủ thông
5


qua vào tháng 12/2008. Tuy nhiên việc nghiên cứu các tác động của biến đổi khí
hậu tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn trong hội thảo “Hướng tới chương trình hành động của ngành
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi
khí hậu” tại Hà Nội ngày 11/1/2008 thì hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có một
nghiên cứu chi tiết đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp. Do đó trong Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu đã
nhận định rằng “Không ngừng nghiên cứu tác động của khí hậu toàn cầu, nước
biển dâng và các hiện tượng bất thường khác của khí hậu để phòng tránh”.
Việc nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống thủy lợi
(tưới, tiêu, cấp nước và phòng chống lụt bão…) được tập trung vào các vấn đề sau:
-

Đánh giá tác động của BĐKH đối với tưới tiêu, cấp nước và phòng chống lụt
bão tại các vùng khác nhau và hậu quả của chúng;

-

Xác định, đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng hiệu quả

-

và phù hợp đối với hệ thống công trình thủy lợi;
Kiến nghị các chính sách và khung chương trình hành động cho việc ứng phó
và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống công trình thủy lợi
mà có thể được áp dụng và kết hợp với các kế hoạch hành động cho 5 năm tới.


1.2 Mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là đánh giá các tác động tiềm tàng do biến đổi khí hậu
và đề xuất các biện pháp thích ứng đối với hệ thống công trình thủy lợi của Việt
Nam giai đoạn 2020 đến 2050 dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu của quốc gia
cũng như dựa trên các thông tin và tài liệu sẵn có liên quan. Kết quả của dự án
dùng để khuyến cáo cho các nhà ra quyết định, chiến lược về lĩnh vực thủy lợi, với
các kịch bản khác nhau thì nên áp dụng các biện pháp thích ứng nào trong lĩnh vực
thủy lợi (tưới tiêu, cấp nước, công trình phòng chống lụt bão).
1.3 Phương pháp và cách tiếp cận
Để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống tưới tiêu, cấp nước
và hệ thống công trình phòng chống tại 7 vùng địa lý của Việt Nam, cụ thể cách
tiếp cận và phương pháp như sau:
-

Xem xét các thông tin cơ bản 7 vùng địa lý của Việt Nam bao gồm: vị trí địa
lý, diện tích, dân số, các điều kiện phát triển kinh tế …

6


-

Phân tích hiện trạng hệ thống tưới tiêu, cấp nước và các công trình phòng
chống lụt bão (số lượng, năng lực, hiệu quả …) của từng vùng; Đánh giá hiện
trạng tài nguyên nước của Việt Nam (nước ngầm và nước mặt) bao gồm chất
lượng, trữ lượng và nhu cầu dùng nước của các ngành sử dụng nước;

-


Xem xét sự thay đổi các yếu tố khí hậu trong quá khứ như sự thay đổi về lượng
mưa, bốc hơi, độ ẩm và các tác động đối với hệ thống thủy lợi, cấp nước và sản
xuất nông nghiệp. Phân tích sự thay đổi về tần suất và cường độ của các thiên
tai đặc biệt là bão, lũ.

-

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong quá khứ đặc biệt là tác động của
thiên tai đối với hệ thống thủy lợi, cấp nước và các công trình phòng chống lụt
bão cho từng vùng địa lý của Việt Nam; Đánh giá các thiệt hại về kinh tế do

-

tác động của biến đổi khí hậu;
Dựa trên các kịch bản biển đổi khí hậu của Bộ TN&MT, đánh giá tác động của
biến đổi khí hậu trong tương lai đối với hệ thống tưới tiêu, cấp nước và các
công trình phòng chống lụt bão cho 7 vùng địa lý của Việt Nam, dự báo các
thiệt hại về kinh tế cho từng vùng;

-

Để đề xuất và kiến nghị các biện pháp/phương án thích ứng, nhóm tư vấn IWE
sẽ nghiên cứu các chiến lược, chính sách và định hướng trong phát triển hệ
thống công trình thủy lợi và nông nghiệp lồng ghép với các yếu tố biến đổi khí
hậu, các nội dung liên quan chính trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia thích
ứng với Biến đổi khí hậu và Khung chương trình hành động thích ứng với Biến
đổi khí hậu của MARD;

-


Đề xuất các biện pháp/phương án thích ứng với các tác động của biến đổi khí
hậu đối với hệ thống tưới tiêu, cấp nước và các công trình phòng chống lụt
bão;

7


II.

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THỦY LỢI ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI

KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM
2.1 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi của Việt Nam
Với vai trò quan trọng của công tác thủy lợi trong việc cấp thoát nước phục
vụ dân sinh kinh tế. Nhà nước và nhân dân trong cả nước đã tập trung đầu tư, xây
dựng các hệ thống thủy lợi.
Theo số liệu thống kê đánh giá chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi đang
được khai thác gồm: 5.656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống
tưới tiêu các loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ
hè thu ở ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh.
Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế
nhưng trong quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại:
- Đầu tư xây dựng không đồng bộ từ đầu mối đến kênh mương nội đồng
-

Năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với năng lực thiết kế.
Hiệu quả phục vụ chưa cao, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và
đáp ứng được so với yêu cầu của sản xuất và đời sống.

-


Nhiều cơ chế, chính sách quản lý khai thác hệ thống thủy lợi còn bất cập,

-

không đồng bộ, nhất là cơ chế chính sách về tổ chức quản lý,cơ chế tài chính.
Tổ chức quản lý các hệ thống chưa đồng bộ và cụ thể, đặc biệt quản lý các hệ
thống thủy lợi nhỏ. Việc phân cấp tổ chức, quản lý ở nhiều địa phương còn
nhiều bất cập, chưa rõ ràng.
Bảng 2.1: Thống kê các hệ thống thuỷ lợi lớn của cả nước
Loại liên

TT

Tên hệ thống

Khu vực phục vụ

tỉnh/
huyện

DT phục
vụ (ha)

I

Miền núi Bắc bộ

1


Nậm Rốm - Pa Khoang

Điện Biên

Liên huyện

3.960

2

Núi Cốc

Thái Nguyên

Liên huyện

12.000

3

Yên Lập

Quảng Ninh

Liên huyện

10.500

4


Tràng Vinh

Quảng Ninh

Liên xã

8.540

5

Chúc Bài Sơn

Quảng Ninh

Liên xã

3.100

II

Đồng bằng trung du Bắc
bộ

8


6

Diên Hồng


Phú Thọ

Liên huyện

3.600

7

Sông Cầu

Thái Nguyên, Bắc
Giang

Liên tỉnh

32.121

8

Cấm Sơn-Cầu Sơn

Lạng Sơn, Bắc Giang

Liên tỉnh

24.000

9

Nam Yên Dũng


Yên Dũng, Bắc Giang

Liên huyện

6.540

10

Lục Ngạn

Bắc Giang

Liên huyện

3.740

11

Liễn Sơn

Vĩnh Phúc

Liên huyện

20.300

12

Đại Lải


Vĩnh Phúc, Hà Nội

liên tỉnh

2.900

13

Thanh Điềm

Vĩnh Phúc

Liên xã

4.500

14

Tam Báo

Vĩnh Phúc

Liên xã

2.050

15

Thường Lệ


Vĩnh Phúc

Liên xã

4.500

16

Suối Hai - Trung Hà

Hà Tây

Liên huyện

4.500

17

Phù Sa - Đồng Mô

Hà Tây

Liên huyện

10.500

18

Sông Nhuệ


Hà Nội, Hà Tây, Hà
Nam

Liên tỉnh

61.200

19

Tả Bùi - Hữu Đáy

Hà Tây

Liên xã

7.200

20

Mỹ Đức

Hà Tây

Liên xã

4.800

21


Ấp Bắc - Nam Hồng

Hà Nội, Vĩnh Phúc,

Liên tỉnh

26.060

Bắc Ninh
22

Bắc Đuống

Bắc Ninh, Hà Nôi

Liên tỉnh

36.216

23

Bắc Hưng Hải

Hà Nội, Hải Dương,
Hưng Yên, Bắc Ninh

Liên tỉnh

185.600


24

Nam Thanh

Hải Dương

Liên huyện

25

An Kim Hải

Hải Dương, Hải Phòng

Liên tỉnh

17.500

26

Đa Độ

Đa Độ

Liên huyện

68.000

27


Thuỷ Nguyên

Thuỷ nguyên

Liên xã

18.274

28

Tiên Lãng

Tiên Lãng

Liên xã

24.000

29

Vĩnh Bảo

Vĩnh Bảo

Liên huyện

26.914

30


Bắc Thái Bình

Thái Bình

Liên huyện

80.996

31

Nam Thái Bình

Thái Bình

Liên huyện

56.552

32

Bắc Nam Hà

Nam Định, Hà Nam

Liên tỉnh

49.310

33


Nam Ninh

Nam Định

Liên huyện

24.150

9

9.650


34

Nghĩa Hưng

Nam Định

Liên xã

17.672

35

Hải Hậu

Nam Định

Liên huyện


26.820

36

Xuân Thuỷ

Nam Định

Liên huyện

26.766

37

Bắc Ninh Bình

Ninh Bình

Liên huyện

27.213

38

Nam Ninh Bình

Ninh Bình

Liên huyện


32.717

III

Bắc Trung Bộ

39

Sông Chu

Thanh Hoá

Liên huyện

67.184

40

Bắc Mã

Thanh Hoá

Liên xã

19.000

41

Nam Mã


Thanh Hoá

Liên xã

14.000

42

Bắc Nghệ An

Nghệ An

Liên huyện

30.025

43

Nam Nghệ An

Nghệ An

Liên huyện

18.856

44

Kẻ Gỗ


Hà Tĩnh

Liên huyện

21.136

45

Linh Cảm

Hà Tĩnh

Liên huyện

12.500

46

Sông Rác

Hà Tĩnh

Liên huyện

8.150

47

Thượng Tuy


Hà Tĩnh

Liên xã

2.200

48

Bộc Nguyên

Hà Tĩnh

Liên huyện

4.100

49

Sông Tiêm

Hà Tĩnh

Liên xã

2.500

50

Vực Tròn


Quảng Bình

Liên xã

3.885

51

Cẩm Ly

Quảng Bình

Liên xã

2.300

52

Mỹ Trung

Quảng Bình

Liên huyện

4.300

53

An Mã


Quảng Bình

Liên huyện

5.400

54

Trúc Kinh

Quảng Trị

Liên huyện

2.350

55

Nam Thạch Hãn

Quảng Trị

Liên huyện

14.300

56

An Tiêm


Quảng Trị

Liên huyện

3.000

57

Truồi

Thừa Thiên - Huế

Liên huyện

8.000

58

Mỹ Xuyên

Thừa Thiên - Huế

Liên xã

2.250

59

Cầu Long


Thừa Thiên - Huế

Liên xã

2.000

60

Cống Quan

Thừa Thiên - Huế

Liên xã

4.800

61

Phú Cam

Thừa Thiên - Huế

Liên xã

6.500

IV

Duyên hải Nam Trung bộ


62

An Trạch

Đà Nẵng, Quảng Nam

Liên tỉnh

9.700

63

Phú Ninh

Quảng Nam

Liên huyện

10

23.000


64

Khe Tân

Quảng Nam


Liên xã

3.500

65

Việt An

Quảng Nam

Liên huyện

2.115

66

Duy Thành

Quảng Nam

Liên xã

3.000

67

Thạch Nham

Quảng Ngãi


Liên huyện

68

Liệt Sơn

Quảng Ngãi

Liên xã

69

Tân An - Đập Đá

Bình Định

Liên huyện

14.020

70

Núi Một - Sông Kôn

Bình Định

Liên huyện

6.500


71

Hội Sơn

Bình Định

Liên huyện

2.200

72

Đồng Cam

Phú Yên

Liên huyện

14.500

73

Bắc Khánh Hoà

Khánh Hoà

Liên huyện

19.556


74

Nam Khánh Hoà

Khánh Hoà

Liên huyện

4.570

75

Nha Trinh-Lâm Cấm

Ninh Thuận

Liên huyện

12.800

76

Tân Giang

Ninh Thuận

Liên huyện

3.000


77

Sông Pha

Ninh Thuận

Liên xã

3.000

78

Sông Trâu

Ninh Thuận

Liên huyện

3.000

79

Cà Giây

Bình Thuận

Liên xã

3.960


80

Sông Quao

Bình Thuận

Liên huyện

8.120

81

Lòng Sông

Bình Thuận

Liên xã

4.260

82

Võ Xu

Bình Thuận

Liên xã

2.000


V

Tây Nguyên

83

Đạ Tẻ

Lâm Đồng

Liên xã

2.300

84

Đạ Đờn

Lâm Đồng

Liên huyện

2.200

85

Tuyền Lâm

Lâm Đồng


Liên huyện

2.750

86

Đăk Uy

Kon Tum

Liên xã

3.000

87

Biển Hồ

Gia Lai

Liên huyện

2.300

88

Ay Jun Hạ

Gia Lai


Liên huyện

13.500

89

Krông Búc hạ

Đắk Lắk

Liên xã

2.000

90

EaKao

Đắk Lắk

Liên xã

6.000

VI

Đông Nam bộ

91


Ông Kèo

Đồng Nai

Liên xã

5.000

92

Bình Hoà

Bình Dương

Liên xã

2.127

93

Suối Giai

Bình Phước

Liên tỉnh

3.340

11


17.000
2.500


94

Dầu Tiếng

Tây Ninh

Liên tỉnh

104.930

95

Đá Đen

Bà Rịa - Vũng Tầu

Liên huyện

2.773

96

Chu Hải

Bà Rịa - Vũng Tầu


Liên huyện

3.900

97

Hóc Môn-Bắc Bình Chánh

TP. HCM

Liên huyện

12.197

98

Duyên hải TP HCM (Cần

TP. HCM

Liên huyện

20.000

Tây Ninh- Long An

Liên tỉnh

100 Gò Công


Tiền Giang

Liên huyện

101 Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp, Long An,

Liên tỉnh

743.691

Giờ)
VII Tây Nam bộ
99

Giữa hai sông Vàm cỏ

145.190
61.130

Tiền Giang
102 Bắc Bến Tre

Bến Tre

Liên huyện

136.200


103 Nam Bến Tre

Bến Tre

Liên huyện

113.650

104 Giữa sông Tiền và sông Hậu An Giang, Đồng Tháp,
Vĩnh Long

Liên tỉnh

298.500

105 Tứ Giác Long Xuyên

Liên tỉnh

488.935
284.230

An Giang, Kiên Giang,
Cần Thơ

106 Nam Măng Thít

Trà Vinh

Liên huyện


107 Ô Môn - Xà No

Cần Thơ, Kiên Giang

Liên tỉnh

45.430

108 Quản Lộ - Phụng Hiệp

Sóc Trăng, Bạc Liêu,

Liên tỉnh

293.440

Hậu Giang, Kiên
Giang, Cà Mau
109 Bán đảo Cà Mau

Cà Mau

Liên huyện

1.251.750

110 Bạc Liêu - Vĩnh Châu

Cà Mau


Liên huyện

96.380

(Nguồn: Cục thủy lợi)
Để ổn định và phát triển dân sinh kinh tế, trong những thập kỷ qua công tác
phát triển thuỷ lợi đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao. Phát triển thuỷ lợi đã
nhằm mục tiêu bảo vệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm bảo vệ dân
sinh, sản xuất và đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển tất cả các ngành kinh tế xã
hội. Sự nghiệp phát triển thuỷ lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vô
cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế - xã hội trong thời gian qua

12


và nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là phát triển sản xuất lương
thực.
Về Tưới tiêu, cấp thoát nước : Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn,
800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập
cao trên 10 m, hơn 5.000 cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với
tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các
hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho
1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua
phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây
công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kì.
Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau :
2.1.1 Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.
- Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng,
hàng trăm công trình thuỷ điện, thuỷ luân, 379 trạm bơm điện, hàng vạn công trình

tiểu thuỷ nông. Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết
cấp nước, phát điện, chống lũ cho cả vùng trung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà,
Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha
và cấp nước sinh hoạt cho hơn 30 vạn dân nông thôn, cấp nước cho các khu đô thị
và công nghiệp ở các tỉnh.
- Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sông nhánh chính của hệ thống sông
Hồng-Thái Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê
hoàn chỉnh bảo vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong đó có 399
km đê sông, 194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển + cửa sông.
2.1.2 Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500
cống, 1.700 trạm bơm điện chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh
trục chính (cấp I, II, III), 35 hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m3) và nhiều hồ
chứa nhỏ có tổng diện tích tưới thiết kế khoảng 85.000 ha, kết hợp cấp nước sinh
hoạt.
- Phòng chống thiên tai lũ lụt: Đã hình thành một hệ thống đê điều hoàn
chỉnh gồm: 2.700 km đê sông, 1.118 cống dưới đê trung ương quản lý, 310 km đê
biển + cửa sông. Đê sông được thiết kế chống lũ có mực nước tương ứng +13,1m

13


ở Hà Nội và +7,20 m tại Phả Lại. Riêng đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ Hà Nội
có mức nước thiết kế +13,4m.
2.1.3 Vùng Bắc Trung bộ
- Tưới tiêu, cấp nước: Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi
lớn là Đô Lương và Bái Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng
nghìn công trình hồ, đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là
424.240 ha canh tác, thực tưới 235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700 ha lúa hè-thu
và 219.700 ha lúa mùa, cung cấp và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị

trong vùng.
Các hệ thống tiêu được thiết kế với hệ số tiêu 4,2-5,6 l/s.ha, có diện tích
tiêu thiết kế 163.200 ha (tiêu động lực 48.330 ha), thực tiêu được 132.880 ha (tiêu
động lực được 35.210 ha).
- Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các hệ thống sông Mã, sông Cả và ven
biển đã có đê chống lũ và ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh có 512 km đê sông, 259 cống dưới đê trung ương quản lý và 784 km đê biển
+ cửa sông. Đê sông Mã, sông Cả có thể chống lũ chính vụ lớn như lũ lịch sử (P ≈
2-2,5%) không bị tràn, đê các sông khác chỉ chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ
muộn (P ≈ 10-20%) bảo vệ sản xuất vụ đông-xuân và hè-thu.
2.1.4 Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
- Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập
dâng, 32 hồ chứa 154 trạm bơm, 683 công trình nhỏ. Tổng năng lực tưới thiết kế
181.930 ha, thực tưới được 106.440 ha.
- Phòng tránh bão lũ: Các giải pháp phòng chống lũ chủ yếu là bố trí sản
xuất tránh lũ chính vụ, mới có một số hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ hè-thu.
Riêng đê biển ở tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có chiều dài 214 km.
2.1.5 Vùng Tây Nguyên
- Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224
ha lúa Đông xuân và 87.148 ha cây cà phê. Trong đó, ở tỉnh Kon Tum có 150 công
trình, tưới cho 4.900 ha lúa đông-xuân, 5.000ha cà phê; tỉnh Gia Lai có 165 công
trình, tưới cho 11.650 ha lúa đông xuân, 9.600 ha cà phê; tỉnh Đắc Lắc có 476
công trình, tưới cho 9.864 ha lúa đông-xuân, 46.878 ha cà phê; Lâm Đồng có 180
công trình, tưới 7.830 ha lúa đông xuân, 31.870 ha cà phê.

14


- Công trình chống lũ chưa được đầu tư nhiều, mới có một vài tuyến đê
nhỏ, bờ bao chống lũ sớm và lũ tiểu mãn ở một số vùng nhỏ.

2.1.6 Miền Đông Nam bộ
- Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Đã xây dựng được nhiều công trình lớn lợi
dụng tổng hợp như: Trị An trên sông Đồng Nai, Thác Mơ trên Sông Bé, Dầu Tiếng
trên sông Sài Gòn, Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW, điện lượng 1550
Gwh/năm); đập Nha Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây…cùng
các công trình có quy mô vừa khác có tổng công suất 1.188 MW, điện lượng trung
bình 4,498 tỷ Kwh/năm. Công trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng
93.000 ha và chuyển sang sông Vàm Cỏ khoảng 10 m3/s. Ngoài ra còn nhiều công
trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục ngàn hecta. Các hồ chứa đã điều tiết tăng
lưu lượng kiệt ở hạ lưu, ranh giới mặn được đẩy lùi về hạ lưu: sông Đồng Nai
khoảng 18-20 km; sông Vàm Cỏ Đông 8-10 km.
Nước ngầm được khai thác chủ yếu cấp cho sinh hoạt, một số nơi được khai
thác để tưới cho cây công nghiệp, chủ yếu là cà phê. Tổng lượng nước ngầm khai
thác ước tính khoảng 750.000 m3/ngày, trong đó cấp cho sinh hoạt 700.000
m3/ngày (gồm các trạm bơm Hoóc Môn ở TP. Hồ Chí Minh 20.600 m3/ngày và
Hòa An, Suối Vàng, Sông Dinh).
- Phòng chống lũ:
Hiện nay, công trình phòng chống lũ chủ yếu là các hồ chứa ở thượng lưu
tham gia chống lũ cho bản thân công trình và một phần giảm lũ cho hạ du. Ở hạ du
chỉ có một vài tuyến đê nhỏ.
2.1.7 Vùng Đồng bằng sông Cửu long
- Tưới tiêu, cấp nước: Đã cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và
kênh cấp I tạo nguồn cách nhau khoảng 5 km/kênh (có chiều rộng từ 8-40 m, cao
trình đáy từ -2,0 ÷ -4,0 m); trên 6.000 km kênh cấp II (khoảng 1-2 km có 1 kênh),
đưa nước ngọt tưới sâu vào nội đồng và tăng cường khả năng tiêu úng, xổ phèn
cho đồng ruộng và 105 trạm bơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ
để tưới tiêu với năng lực tưới thiết kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha).
- Xây dựng khoảng 80 cống rộng từ 5 m trở lên trong đó có nhiều cống rộng
từ 10-30 m, hàng trăm cống có bề rộng 2-4 m và hàng vạn cống nhỏ để ngăn mặn,
ngăn lũ, lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu. Lớn nhất là cống đập Ba Lai có chiều rộng

84m.
15


- Kiểm soát lũ:
- Xây dựng khoảng 23.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hè-thu.
- Đã xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông để ngăn mặn cho vùng ven
biển.
- Xây dựng hơn 200 km đê bao cho các khu rừng chàm tập trung để giữ
nước mưa chống cháy rừng trong mùa khô.
2.2 Các nội dung ứng phó với tác động của Biến đổi khí hậu đối với hệ thống
công trình thuỷ lợi tại Việt Nam.
2.2.1 Các chính sách của trung ương về ứng phó với biến đổi khí hậu đối với
lĩnh vực thủy lợi
Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia
và ngày 16/11/1994 đã phê chuẩn Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu. Nghị định thư Kyoto được Chính phủ VN phê chuẩn ngày 25/9/2002.
+Công văn số 1357/CP-QHQT ngày 13/11/1998, Thủ tướng Chính phủ
giao cho Tổng cục KTTV (nay là Bộ TN&MT) làm cơ quan đầu mối của Chính
phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto;
+Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước Khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
+Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 6/4/2007, Thủ tướng Chính phủ
giao Bộ TN&MT và các bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện Nghị định
thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch (CDM);
+Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ giao Bộ
TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình
Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH toàn cầu.
+Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: ngày

2/12/2008 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 158/QĐ-TTg phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 11/1/2008 Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo triển khai việc xây dựng
Chương trình hành động của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm
giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. Hội thảo do Thứ trưởng Đào Xuân Học chủ
trì, tập trung vào 4 chủ đề chính liên quan đến các lĩnh vực: nông nghiệp, thuỷ lợi,
16


thuỷ sản và lâm nghiệp. Theo quan điểm của Bộ NN&PTNT, nói đến việc phòng
tránh, giảm nhẹ thiên tai liên quan đến BĐKH cần phải phân biệt 2 vấn đề: i-Giảm
thiểu ảnh hưởng tác động của BĐKH, và ii-Thích ứng với BĐKH. Cụ thể như sau:
a- Giảm thiểu ảnh hưởng tác động của BĐKH: Ngành NN&PTNT phải xem
lại cơ cấu cây trồng và tăng diện tích trồng rừng đầu nguồn, tăng diện tích trồng
rừng ngập mặn, bảo vệ đê điều, giảm lũ, đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính (khí nhà kính, KNK). Cụ thể các nhà khoa học Việt Nam đã đề ra
phương án trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các
khu bảo tồn sinh thái; không quy hoạch khu định cư gần bờ biển, cửa sông; xây đê
cao thêm 1-1,2 m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch...trong vùng ngập do
nước biển dâng.
b- Thích ứng với sự BĐKH:
Bài toán được đặt ra cho ngành NN&PTNT chính là điều chỉnh các hoạt
động trong những lĩnh vực chủ yếu như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản
và đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của các hệ thống thuỷ lợi. Đối với hoạt động
sản xuất nông nghiệp, ưu tiên hàng đầu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu tập trung
vào phát triển, quản lý rừng trồng, rừng phòng hộ để giảm tác động của thiên tai,
bão lũ và các tác động của BĐKH. Còn hệ thống thuỷ lợi, phải được đầu tư để duy
trì phát triển an toàn, ổn định, bền vững, phục vụ hiệu quả cho ngành nông nghiệp,
cho các khu đô thị ven sông, biển...

Ngày 29/5/2009 Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo “Công bố Khung chương
trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn giai đoạn 2008-2020”, ban hành kèm theo Quyết định số 2730/QĐ-BNNKHCN ngày 5/9/2008. Hội thảo do Thứ trưởng Đào Xuân Học chủ trì, tập trung
thảo luận các nội dung chủ yếu gồm: các Mục tiêu chung và Mục tiêu cụ thể, các
Nhiệm vụ chủ yếu, cách tổ chức thực hiện, đồng thời kèm theo Danh mục các hoạt
động thực hiện Khung chương trình hành động thích ứng với BĐKH của ngành
NN&PTNT. Trong đó đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu của ngành gồm:
Nhiệm vụ 1: Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao
nhận thức về tác động của BĐKH và hành động giảm thiểu, thích ứng của ngành;
Nhiệm vụ 2: Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác nghiên cứu làm cơ
sở khoa học đề xuất các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH;
17


Nhiệm vụ 3: Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép BĐKH với chương
trình của ngành;
Nhiệm vụ 4: Hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng với
BĐKH của ngành;
Nhiệm vụ 5: Một số hoạt động trọng tâm trong công tác giảm thiểu và thích
ứng với BĐKH của ngành. Cụ thể gồm các chương trình nghiên cứu và quy hoạch
sau:
a-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch giải pháp đảm bảo dân cư vùng
ĐBSCL, miền Trung, ĐBBB, miền núi phía Bắc sống ổn định, an toàn trong điều
kiện nhiệt độ tăng và nước biển dâng (Quy hoạch dân cư).
b-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch giải pháp đảm bảo diện tích lúa 2
vụ là 3,8 triệu ha nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia (Quy hoạch đất lúa
cho an ninh lương thực).
c-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch tổng thể thuỷ lợi ĐBSCL trong điều
kiện BĐKH và nước biển dâng (Quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL).
d-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch phòng, chống lũ cho hệ thống sông

Hồng-Thái Bình, ĐBSCL, các sông thuộc miền Trung từ Thanh Hoá đến Khánh
Hoà, khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ thích ứng với BĐKH (Quy hoạch
phòng chống lũ).
e-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ
đê biển và ven biển (Quy hoạch lâm nghiệp).
g-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở đồng muối
(Quy hoạch diêm nghiệp);
h-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực,
cây công nghiệp thích ứng với BĐKH (Quy hoạch cây lương thực-cây công
nghiệp);
i-Chương trình nghiên cứu và quy hoạch các vùng nuôi trồng thuỷ-hải sản
thích ứng với BĐKH (Quy hoạch thuỷ sản).
2.2.2 Đánh giá các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực
thủy lợi của các địa phương
+ Các chính sách của địa phương:
Nhìn chung, các tỉnh đã ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh
vực quản lý thiên tai của địa phương:
18


- Các tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược Quốc gia
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, lồng ghép việc giảm nhẹ thiên
tai với quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
- Tiến hành rà soát hệ thống văn bản cần bổ sung về cơ chế chính sách liên
quan đến công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương
- Một số tỉnh, như Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng đã tiến hành xây dựng
quy hoạch hệ thống thủy lợi của tỉnh nhằm khai thác tổng hợp tài nguyên nước của
các địa phương.
- Các địa phương đang thực hiện rà soát việc lồng ghép các nội dung phòng
chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, từng cấp địa

phương
- Một số tỉnh đã lập quy hoạch, kế hoạch, phân vùng, đánh giá nguy cơ rủi ro
thiên tai để từ đó có chính sách phù hợp cho từng vùng, địa phương, các khu vực
trọng điểm làm cơ sở cho việc chủ động phòng tránh
- Lập bản đồ phân vùng quy hoạch nguy cơ rủi ro do lũ, bão, triều dâng, hạn
hán và các loại thiên tai khác
- Các cấp, các ngành trong tỉnh tiến hành đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương
của địa phương mình, ngành mình để làm cơ sở lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng năm, 5 năm và dài hạn của các địa
phương.
- Một số tỉnh, như Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tầu đã xây dựng các chương
trình nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến công tác thủy lợi như:
chương trình nâng cấp hệ thống đê biển, chương trình nâng cấp hệ thống đê sông,
đắp, gia cố thân, nền đê; cải tạo nâng cấp hệ thống cống dưới đê, chương trình xây
dựng các công trình phòng, chống sạt lở.
- Một số tỉnh, như Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình Bà Rịa-Vũng Tầu và
Cần Thơ cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực thực hiện các biện pháp phi
công trình: tuyên truyền kiến thức phòng chống thiên tai trên các phương tiện
thông tin và đài truyền thanh 3 cấp, tổ chức tập huấn phòng chống thiên tai.
+ Tổ chức bộ máy quản lý
Nhìn chung, các tỉnh đã ban hành quy định kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý
thiên tai của địa phương:

19


- Hầu hết các tỉnh đã kiện toàn ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm
cứu nạn của tỉnh, của huyện, thành phố. Rà soát, bổ sung hoàn thiện chức năng ,
nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp, phân công nhiệm vụ của Ban chỉ
huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương và các ngành liên

quan
- Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu
nạn để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cấp bách xảy ra, đảm bảo việc đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị và phát triển nguồn lực
phục vụ tìm kiếm cứu nạn
- Một số tỉnh đã bổ sung nguồn lực trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở tỉnh, huyện,
thành phố và các ngành liên quan.
Tuy nhiên, nhiều địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển chưa nhận
diện đầy đủ mối đe doạ của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu chưa thực sự được
tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các
ngành, các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề. Các quy hoạch ngành
và địa phương vẫn tiếp tục đổ tiền của ra vùng đất thấp ven bờ, các khu đô thị mới,
khu công nghiệp vẫn tiếp tục được đổ đất lấn biển mà không có quy hoạch thích
hợp. Những ngành nhạy cảm và có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí
hậu như nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ, du lịch biển, công nghiệp, đô
thị vùng bờ chưa tính kỹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
2.2.3 Đánh giá hiểu biết của cán bộ thủy lợi về biến đổi khí hậu
Nhìn chung, các địa phương đã tổ chức tập huấn để nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ làm công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, khuyến khích thành
lập các cơ sở đào tạo, huấn luyện các đơn vị dịch vụ cho phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai. Một số tỉnh đã bước đầu thực hiện tuyên truyền kiến thức phòng
chống thiên tai trên các phương tiện thông tin và đài truyền thanh 3 cấp của các
địa phương. Do vậy mà cán bộ thủy lợi đã có nhận thức chung về biến đổi khí hậu
đối với lĩnh vực thủy lợi và các tác động của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, nhận thức về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực thủy lợi và các tác
động của biến đổi khí hậu của các địa phương là chưa rõ ràng:
- Số cán bộ thủy lợi đủ năng lực làm công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai chưa nhiều. Các cán bộ thủy lợi cần được tập huấn đầy đủ về các tác động của
20



biến đổi khí hậu đối với công tác thủy lợi và các biện pháp công trình và phi công
trình để giảm thiểu, phòng tránh thiên tai.
- Cần tập huấn tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cho các địa phương nơi thường
xuyên xảy ra bão, lũ lụt. Đây là vấn đề mà địa phương còn rất thiếu kinh nghiệm
và năng lực
- Cộng đồng cần được tuyên truyền các kiến thức phòng chống thiên tai phù
hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của từng vùng, như các kiến thức về đa
dạng hóa cây trồng, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, quy trình vận hành công trình
thủy lợi trong mùa lũ cũng như trong thời gian thiếu nước...

21


III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI VIỆT NAM
3.1 Hiện trạng tác động của biến đổi khí hậu đổi với hệ thống công trình
thủy lợi.
3.1.1 Hiện trạng tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan đối với hệ thống
a.

công trình thuỷ lợi.
Tác động tiêu cực của bão đến hệ thống công trình thủy lợi.

Việt Nam nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là 1 trong các vùng bão phát
sinh và hoạt động mạnh. Bão vào nước ta thường di chuyển theo hướng Tây Bắc,
Tây, Tây Nam và chuyển dịch hướng theo mùa. Mùa bão ở khu vực Biển Đông
thường kéo dài 5 tháng trong năm (từ tháng 7 đến tháng 11), tập trung nhiều nhất
vào tháng 8 và tháng 9. Theo thống kê trong vòng hơn 40 năm qua (1954-1997) đã

có 320 cơn (trận) bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, phần lớn khi
bão đổ bộ vào Việt Nam đều có gió từ cấp VIII đến cấp XII khi gió giật trên cấp
XII(Vmax > 40 m/s), trong đó 31% đổ bộ vào Bắc bộ, 36% đổ bộ vào Bắc Trung
bộ, 33% đổ bộ vào Nam Trung bộ. Số lượng các trận bão đổ bộ vào Việt Nam gia
tăng hàng năm, đặc biệt là trong 3 thập kỷ gần đây. Cường độ của bão cũng tăng
đáng kể, chỉ riêng trong 10 năm (1981-1991) đã có 8 trận bão cấp 12 và 2 trận bão
cấp 13 đổ bộ vào VN. Bão vào VN không chỉ gây gió xoáy mạnh, gió giật mà còn
gây mưa to kéo dài, gây ra lũ lụt, nước biển dâng cao...Có tới 80% dân số VN chịu
ảnh hưởng trực tiếp của bão. Bão là loại thiên tai nguy hiểm nhất trực tiếp làm đổ
nhà cửa, tàn phá hoa màu, phá huỷ các công trình hạ tầng, làm đắm tàu thuyền,
gây ra mưa úng, lũ quét, nước dâng...Hiện chưa thể chống bão, mà chỉ có thể tránh
bão. Nếu dự báo sớm và chính xác phạm vi ảnh hưởng cũng như hướng di chuyển
của bão thì có thể giảm thiểu đáng kể hậu quả do bão gây ra, đặc biệt là những tổn
thất về người và tầu thuyền ngoài khơi. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Việt
Nam đã phải gánh chịu một số cơn bão gây thiệt hại nặng nề như: cơn báo Linda:
đổ bộ vào bán đảo Cà Mâu tháng 11/1997, gây tổn thất rất lớn, 788 người chết,
1142 người bị thương, 2541 người mất tích, 2789 tầu thuyền bị chìm, thiệt hại lên
tới 7.000 tỷ đồng; cơn áp thấp nhiệt đới tháng 11/1999: đổ bộ vào cực nam Trung
bộ, gây ra một đợt mưa cực lớn kéo dài 6 ngày với cường độ mưa cực đại gây lũ
lụt nghiêm trọng các tỉnh vùng Trung Trung bộ, làm 592 người chết, 204 người bị
thương, thiệt hại khoảng 235 triệu USD; Đặc biệt tháng 5/2006, do công tác dự
22


báo bão chưa chính xác và không kịp thời nên cơn bão Chanchu đã làm đắm hàng
trăm tầu thuyền, làm chết và mất tích hàng trăm ngư dân các tỉnh thuộc vùng
Trung Trung bộ.
Nhìn chung, bão là loại thiên tai xẩy ra hàng năm ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam
trong cả nước, đặc biệt là khu vực ven biển chịu tác động trực tiếp của bão. Bão
không chỉ trực tiếp gây thiệt hại về người, tài sản, tầu thuyền, các cơ sở hạ tầng...

mà còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra nhiều loại thiên tai khác như: lũ lụt, úng
ngập, lũ quét, sạt lở đất, nước biển dâng...
Bão thường kèm theo mưa lớn ở khu vực đồng bằng và trung du. Lượng mưa do
bão gây ra có thể lên tới (700 - 1.100mm).
Bão thường có tốc độ gió rất lớn, có khi gió giật lên tới 40 m/s và thường kèm
theo mưa lớn xảy ra trên diện rộng, kéo dài từ 3-4 ngày cũng có thể dài hơn từ 5-6
ngày liền gây lũ lụt và úng ngập ở nhiều nơi. Khi bão đổ bộ vào thường làm cho
nước triều dâng cao, nhất là khi gặp triều cường và gió thuận thì hiện tượng nước
dâng càng xảy ra mạnh mẽ. Chính vì vậy mà dọc theo vùng duyên hải hệ thống đê
biển luôn trong tình trạng báo động, gia cố và sửa chữa quanh năm nhưng nạn úng
lụt vẫn càng ngày càng nghiêm trọng hơn, đồng thời nước mặn cũng tràn sâu vào
trong đồng làm cho hư hỏng hệ thống kênh bê tông và mức độ thiệt hại đối với sản
xuất nông nghiệp bị nặng nề hơn. Đây là một loại hình thiên tai rất nguy hiểm tàn
phá của cải vật chất, cơ sở hạ tầng và sinh mạng con người cũng như gia súc, kìm
hãm sự phát triển kinh tế trong vùng.
Các trận bão lớn thường xuyên tập trung vào các tỉnh miền Trung, kéo theo sau là
các trận lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trong. Lũ các sông miền Trung thường ác liệt,
lên nhanh, xuống nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn. Lũ quét, lũ bùn đá, xuất hiện
ngày càng nhiều hơn, quy mô và mức độ tàn phá ngày càng lớn hơn. Thời kỳ xuất
hiện lũ ở các vùng thường khác nhau. Để phòng chống lũ, lụt, hiện cả nước đã xây
dựng được 5.700km đê sông, 3000km đê biển, 23.000km bờ bao, hàng ngàn cống
dưới đê, hàng trăm km kè bảo vệ bờ.
b.
Tác động của hạn hán đến hệ thống công trình thủy lợi.
Hạn hán thường xảy ra trong các tháng mùa khô, thời kỳ nhiệt độ không khí tăng
cao dẫn đến nhu cầu dùng nước tăng. Mùa khô kéo dài 6 – 9 tháng tùy theo từng
vùng, tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 15 – 25% tổng lượng dòng chảy cả năm.
Trong mùa khô, ba tháng liên tục có lượng dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện không
23



đồng thời giữa các vùng trong cả nước, lượng dòng chảy chỉ bằng 2 – 10%, trong
đó lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất chỉ chiếm 1 – 3% lượng dòng chảy năm.
Trong mùa khô, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông là nước dưới đất và
trong thời kỳ này nhiều sông ở vùng duyên hải, đặc biệt là vùng Nam Trung Bộ
không có dòng chảy. Trong những năm gần đây, tình trạng hạn hán, thiếu nước
trong mùa khô diễn ra phổ biến ở hầu hết các khu vực trong cả nước, với mức độ,
quy mô ngày càng lớn hơn.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước và mức độ trầm trọng của hạn hán còn do nhu cầu
sử dụng nước tăng, việc khai thác, sử dụng nước thiếu quy hoạch, thiếu tính phối
hợp, liên kết giữa các ngành, các địa phương và giữa các dạng nguồn nước hoặc
không phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước.
Tuy tổng lượng giáng thủy có nơi tăng nơi giảm nhưng tần suất xuất hiện các trận
mưa lớn và cực lớn có chiều hướng tăng lên. Từ năm 1970, hạn hán trở lên thường
xuyên hơn, mức độ hạn nghiêm trọng hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn và thời
gian hạn kéo dài hơn.
Trong 10 năm gần đây, hạn hán đã hoành hành gây hậu quả nặng nề đối với sản
xuất nông lâm nghiệp của nhiều địa phương, đặc biệt là miền Trung và Tây
nguyên, theo số liệu thống kê các tỉnh, đợt hạn từ cuối năm 1997 đến tháng
4/1998, tổng diện tích lúa bị hạn thiếu nước là 100.000 ha, trong đó bị mất trắng là
20.000 ha. Diện tích hoa mầu bị thiệt hại là 120.000 ha, trong đó mất trắng 9.100
ha. Thiệt hại của các tỉnh miền Trung riêng về nông nghiệp đã lên 1.400 tỷ đồng.
Ngoài ra, các chi phí cho phòng chống hạn cuối năm 1997 và năm 1998 gần 1000
tỷ đồng.
c.

Tác động của các yếu tố khí hậu cực đoan khác.

Lũ quét thường xẩy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ mưa lớn,
đường tiêu thoát nước bị ứ nghẽn. Lũ quét cũng có thể xẩy ra do vỡ hổ chứa nhỏ, sạt

lở đất lấp dòng chảy. Lũ quét có nguy cơ xẩy ra tại 33/64 tỉnh, thành phố trong cả
nước thuộc 5 vùng: vùng núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung bộ, vùng duyên
hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ. Do biến đổi khí hậu
(BĐKH), trong những năm gần đây, lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta,
bình quân có từ 2- đến 4 trận lũ quét xẩy ra trong mùa mưa lũ hàng năm. Lũ quét
thường phát sinh bất ngờ, xẩy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt, thường gây
ra những tổn thất nghiêm trọng về người và của. Các trận lũ quét điển hình ở nước
24


ta: trận lũ quét ngày 27/7/1991 tại thị xã Sơn La làm chết và mất tích 42 người, cuốn
trôi 336 nhà, gây thiệt hại khoảng 26 tỷ đồng; trận lũ quét ngày 3/10/2000 tại Lai
Châu làm chết và mất tích 39 người, thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng; trận lũ quét ngày
20/9/2002 tại Hà Tĩnh làm chết 53 người, bị thương 111 người, thiệt hại 852 tỷ
đồng; trận lũ quét năm 2005 tại Yên Bái làm chết 51 người, thiệt hại 160 tỷ đồng.
Nói chung lũ quét là loại hình thiên tai khó dự báo trước nhưng có thể chủ động
phát hiện và khoanh vùng những nơi nhiều khả năng xẩy ra để cảnh báo và chủ
động phòng tránh.
Tố và lốc đều là những loại hình thiên tai nguy hiểm gây tác hại lớn, trong đó
lốc thường nghiêm trọng hơn. Tố thường kèm theo gió mạnh gây đổ cây cối, nhà
cửa, phá huỷ đường dây thông tin, đường dây tải điện, làm đắm tầu thuyền cỡ nhỏ.
Lốc do có gió mạnh hơn, tốc độ lớn, lại liên tục chuyển hướng nên thường gây tàn
phá khốc liệt. Tố, lốc thường xuyên xẩy ra ở nước ta. Những năm gần đây số lượng
tố lốc gia tăng ngày càng nhiều. Ví dụ: năm 1997 có 56 cơn, năm 1998 có 63 cơn,
gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Từ 1993 đến 1999 cả nước có 235 cơn lốc, làm chết
234 người, bị thương 158 người, sập đổ 9613 căn nhà, hư hại 85.742 căn nhà, làm
thiệt hại 4.929 ha lúa và hoa màu, làm đắm và hư hại 417 thuyền. Tố và lốc xẩy ra
bất ngờ, khó dự báo trước, việc phòng tránh thường bị động, nên hậu quả khôn
lường.
Từ năm 1970, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có phần diễn ra mãnh

liệt hơn. Số trận bão mạnh tăng lên, phân bố bão và hướng di chuyển của bão có
nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.
3.1.2 Hiện trạng tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn đối với hệ thống
công trình thuỷ lợi.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong
thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31m trong 100
năm gần đây.
Tại Việt Nam hiện tượng nước biển dâng kèm theo đó là xâm nhập mặn gây tác
động chính đến các vùng ven biển. Xâm nhập măn ảnh hưởng đến hệ sinh thái các
vùng ven biển, làm thay đổi cơ cấu hệ thống nuôi trồng thủy sản. Tăng cường các
biện pháp công trình, phi công trình để trống xâm nhập mặn: như xây dựng các

25


×