Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

NGÀNH ĐIỆN TỬ & VIỄN THÔNG, ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.72 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH ĐIỆN TỬ & VIỄN THÔNG, ĐIỆN
CÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Chủ Trì Biên Soạn : TS. Lê Hiệp Tuyển
Thành Viên Tham Gia :
- TS. Nguyễn Thiện Thành
- TS. Hoàng Minh Trí
- ThS. Tạ Công Đức
- ThS. Nguyễn Vũ Thùy
- ThS. Trần Văn Lợi
- ThS. Nguyễn Văn Lào
Thư ký : KS. Đinh Thị Phương Thanh

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 9 - 2008
CTDT_ĐĐT Sep08

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên chương trình: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ NGÀNH ĐIỆN TỬ & VIỄN
THÔNG, ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG.


Trình độ đào tạo : BẬC ĐẠI HỌC THEO HỆ TÍN CHỈ.
Ngành đào tạo

: ĐIỆN TỬ & VIỄN THÔNG, ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỀU KHIỂN TỰ
ĐỘNG.

Loại hình đào tạo: Chính quy 4 năm.
Mã ngành:
Khối thi:
Khối xét tuyển:
( Ban hành tại quyết định số...................ngày........................của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ
Sài Gòn ).
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Mục tiêu chính là đào tạo kỹ sư bậc Đại học thuộc các chuyên ngành Điện tử & Viễn thông, Điện công
nghiệp và Tự động hóa.
 Phẩm chất
Kỹ sư các chuyên ngành trên có phẩm chất đạo đức tốt, có nhận thức đúng về trách nhiệm của công
dân và có đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Kiến thức
Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên
ngành theo định hướng thiết kế công nghệ và tổ chức, vận hành, khai thác các hệ thống điện - điện
tử viễn thông và tự động hóa.
 Kỹ năng
- Có kỹ năng thực hành trong công việc vận hành, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các hệ
thống điện - điện tử và tự động hóa.
- Có khả năng xây dựng các giải pháp, các chương trình - dự án cải tạo, nâng cấp, nghiên cứu phát
triển công nghệ các trang thiết bị kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm.
- Có khả năng tổ chức, điều hành sản xuất và áp dụng các kiến thức được trang bị trong quá trình đào
tạo vào điều kiện ứng dụng thực tế.
 Mục tiêu sử dụng

Kỹ sư các ngành điện tử & viễn thông, điện công nghiệp và điều khiển tự động có khả năng làm việc
tại các doanh nghiệp sản xuất - dịch vụ, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu có lĩnh vực liên quan về
CTDT_ĐĐT Sep08

2


điện tử, viễn thông, điện và điều khiển tự động hóa.
II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
Học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc các cá nhân có trình độ tương đương, có phẩm chất
đạo đức tốt, có sức khỏe tốt đều được quyền đăng ký dự thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy chế tuyển sinh
của Bộ GDĐT.
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:
Theo thiết kế chương trình, thời gian đào tạo là 4 năm gồm 8 học kỳ với tiến độ học nhanh hay chậm
là tùy thuộc vào sinh viên đăng ký nhiều hay ít số tín chỉ học trong mỗi học kỳ kể cả đăng ký các môn
học trong các dịp nghĩ hè. Lớp học sẽ được tổ chức hay không được tổ chức phụ thuộc vào số sinh viên
đăng ký học theo nhóm do quy định của Nhà trường đề ra. Trong học kỳ 6 và học kỳ 7 sinh viên phải thực
hiện đồ án môn học I và đồ án môn học II. Học kỳ 8 sinh viên thực hiện thực tập tốt nghiệp của mình tại
các Nhà máy/Xí nghiệp do Khoa gởi đi và làm một luận văn để bảo vệ tốt nghiệp ra Trường ngay sau đó.
IV. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:
a) Qui trình đào tạo: Qui trình đào tạo theo học chế tín chỉ, lấy số tín chỉ của các môn học mà sinh
viên đã thi đậu qua làm cơ sở tích lũy kiến thức cho mỗi học kỳ, trong đó mỗi học kỳ kéo dài trong 15
tuần giảng dạy và học tập. Mỗi tín chỉ định lượng bằng 15 tiết lý thuyết trên lớp , hay 30 tiết thực hành
hoặc thí nghiệm, đồ án môn học tại các phòng thực hành hoặc thí nghiệm, bằng 45 tiết thực tập tại các nhà
máy, xí nghiệp, công ty hoặc thời gian tư học của sinh viên quy ra tương đương 40 giờ hay 50 tiết cho mỗi
tín chỉ.
b) Điều kiện tốt nghiệp: Sinh viên đạt yêu cầu theo quy chế học tín chỉ của Trường đề ra. Sinh viên
phải hoàn tất các đồ án môn học, thực tập tốt nghiệp, và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp cũng như
các môn nhọc tự chọn của ngành.
- Đồ án môn học: Sinh viên thực hiện đồ án môn học I trong học kỳ 6 và đồ án môn học II trong

học kỳ 7 theo đề tài tự chọn hoặc theo hướng dẫn của Khoa, khuyến khích những đề tài áp dụng thực tế từ
những môn học lý thuyết với phân tích, thiết kế và thi công kết hợp tư duy phần mềm và tư duy phần cứng
cho ra một sản phẩm giải quyết bài toán cụ thể. Cách đánh giá của mỗi đồ án môn học là sinh viên phải
bảo vệ đồ án của mình trước Hội đồng ít nhất là hai thành viên, một hướng dẫn và một phản biện.
- Thực tập tốt nghiệp: Sinh viên thực hiện thực tập tốt nghiệp vào đầu học học kỳ 8 tại nhà máy, xí
nghiệp hoặc công ty do tự mình chọn hoặc Khoa gởi đi với nội dung thực tập dưới sự chỉ đạo của giáo
viên hướng dẫn sát với thực tế ngành nghề được đào tạo. Sinh viên phải hoàn thành đợt thực tập của mình
trong vòng 4 tuần với một bản báo cáo có đánh giá xác nhận ký tên đóng dấu của người có thẩm quyền tại
nơi thực tập. Giáo viên hướng dẫn sẽ dựa vào đó đánh giá cho điểm.
- Khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên thực hiện luận án tốt nghiệp trong học kỳ 8 theo đề tài tự chọn
hoặc theo hướng dẫn của Khoa nhưng phải có giáo viên hướng dẫn, khuyến khích các đề tài gắn liền với
thực tế trong các mô hình thực trong các lĩnh vực ứng dụng điện tử viễn thông, điện tử điện công nghiệp
và điện tử điều khiển tự động trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty, các dây chuyền sản xuất tự động hóa.
Luận văn phải được chấm sơ khảo thông qua giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện cả hai đều đồng
ý cho ra bảo vệ trước Hội đồng chuyên ngành, khi sinh viên đã được đề nghị ra bảo vệ luận án tốt nghiệp
của mình trước Hội đồng chuyên ngành, sinh viên phải trình bày tóm tắt nội dung của luận án, biểu diễn
mô hình thiết kế thi công và bảo vệ những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo của mình trước Hội đồng chuyên
ngành. Điểm đánh giá tính điểm trung bình của các thành viên trong Hội đồng, giáo viên hướng dẫn và
giáo viên phản biện.

CTDT_ĐĐT Sep08

3


V.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
Khối lượng kiến thức toàn khóa gồm 135 tín chỉ, bao gồm:
1/ Kiến thức đại cương: 55 tín chỉ trong đó:

- Khoa học xã hội & nhân văn

: 15 tín chỉ.

- Toán học và Khoa học tự nhiên

: 30 tín chỉ.

- Ngoại ngữ

: 10 tín chỉ.

- Giáo dục thể chất và Quốc phòng : không tính tín chỉ.
2/ Kiến thức cơ sở ngành: 39 tín chỉ bao gồm 30 tín chỉ lý thuyết và 9 tín chỉ thí nghiệm & thực
hành.
3/ Kiến thức ngành

: 33 tín chỉ, gồm

- Điện tử & viễn thông

: 28 tín chỉ lý thuyết và 5 tín chỉ thí nghiệm & thực hành

- Điện công nghiệp

: 28 tín chỉ lý thuyết và 5 tín chỉ thí nghiệm & thực hành

- Điện tử điều khiển tự động: 28 tín chỉ lý thuyết và 5 tín chỉ thí nghiệm & thực hành
4/ Tốt nghiệp: 8 tín chỉ gồm
- Thực tập tốt nghiệp : 2 tín chỉ

- Luận văn tốt nghiệp: 6 tín chỉ.

5/ Danh mục các học phần:
5.1. Phần giáo dục đại cương : 55 tín chỉ

TT

I

Tên học phần

Số
đvht

Khoa học xã hội và nhân văn

Số tiết

22

Số tín
chỉ

Ghi chú

15

Số đvht
quy định:


(Các học phần lý luận Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh)+khác

(22)

1.

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa 4
Mác – Lênin

60

3

2.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng 3
sản Việt Nam

45

2

3.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

45


2

4.

Phương pháp luận sáng tạo

3

45

2

Tr. chọn

5.

Kỹ năng giao tiếp

3

45

2

Tr. chọn

6.

Công tác kỹ sư


3

45

2

Tr. chọn

7.

Pháp luật đại cương

3

45

2

Tr. chọn

CTDT_ĐĐT Sep08

4


II

III


Ngoại ngữ : Tiếng Anh

14

10

(10)

1. Anh Văn I

4

60

3

Tr. chọn

2. Anh Văn II

4

60

3

Tr. chọn

3. Anh Văn III


3

45

2

Tr. chọn

4. Anh văn IV

3

45

2

Tr. chọn

Toán học và Khoa học tự nhiên (**)

39

30

(44)

1.

Toán I: Giải tích hàm 1 biến


3

45

2

Tr. chọn

2.

Toán II: Đại số tuyến tính

3

45

3(2)

Tr. chọn

3.

Toán III: Giải tích hàm nhiều biến

3

45

3(2)


Tr. chọn

4.

Toán chuyên đề 1: xác xuất thống kê

3

45

2

Tr. chọn

5.

Toán chuyên đề 2: phương pháp tính

3

45

2

Tr. chọn

6.

Vật lý I(Cơ học)


3

45

2

Tr. chọn

7.

Vật lý II (Điện từ, Quang)+thí nghiệm

4 (3+1)

45+30

3

Tr. chọn

8.

Hoá học đại cương + thí nghiệm

3 (2+1)

45+30

3


Tr. chọn

9.

Tin học I (nhập môn/thực hành)

4 (3+1)

45+30

3

Tr. chọn

10. Tin học chuyên ngành (lập trình
C/C++/thực hành) (C/C++
Programming Language & Practice)

4 (3+1)

45+30

3

Tr. chọn

11. Cơ học ứng dụng

3


45

2

Tr. chọn

12. Vẽ kỹ thuật

3

45

2

Tr. chọn

IV

Giáo dục thể chất

5

V

Giáo dục quốc phòng

4

Tổng cộng


CTDT_ĐĐT Sep08

84

165
55

(85)

5


5.2. Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 80 Tín chỉ

TT

I

Tên học phần

Kiến thức cơ sở ngành

Số
đvht

Số tiết

41

Số tín

chỉ

Ghi chú

30

Kiến thức chung:
1. Mạch điện (Electrical Circuit)

4

60

3

2. An toàn điện (Electrical safety )

3

45

2

3. Trường điện từ (Electromagnetic Fields)

4

60

3


4. Tín hiệu & hệ thống (Signals & Systems)

4

60

3

5. Kỹ thuật điện (Electrical Engineering)

4

60

3

6. Đo lường điện và thiết bị điện
(Electrical Measurement & Electrical
Device)

3

45

2

7. Điện tử I (Electronic circuit I)

4


60

3

8. Điện tử II (Electronic circuit II)

4

60

3

9. Điện tử số (Digital Electronics)

3

45

2

10. Vi xử lý (MicroProcessor)

3

45

2

4


60

3

30

1

Tr.chọn

Điện:
bổ sung

Điện tử:

Điều khiển tự động:
11. Hệ thống điều khiển tự động
(Automatic Control Systems)
Đồ án môn học I (Project I)
II

Kiến thức ngành

40:41

A. Điện tử & Viễn thông

40


1. Điện tử thông tin

3

28
45

2

( Electronical Circuit Information)

CTDT_ĐĐT Sep08

6


2. Xử lý tín hiệu số

4

60

3

4

60

3


3

45

2

3

45

2

4

60

3

3

45

2

3

45

2


3

45

2

Đồ án môn học II (Project II)

1

30

1

Môn học SV tự chọn 1(Option 1):

3

45

2

3

45

2

(Digital Signal Processing)
3. Hệ thống viễn thông

(Communication Systems)
4. Máy tính & mạng
(Computer & Network)
5. Ăng ten truyền sóng
(Antenna & Wave Propagation)
6. Hệ thống thông tin quang
(Optical Communication Systems )
7. Truyền số liệu
(Data Communications &
Networking)
8. Kỹ thuật chuyển mạch
(Digital Switching)
9. Công nghệ vi mạch
(Micro-Circuit Technology)

- Hệ thống truyền thông số
(Digital Communication System )
- Mạng nơ ron (Neural Networks)
- Hệ thống nhúng (Embedded System)
Môn học SV tự chọn 2 (Option 2):
- Mạng và bảo mật hệ thống
(Networks & System Security)
- Công nghệ truyền thông không dây
(Wireless Communication Technology)
- Xử lý tiếng nói và ảnh
(Images & Speech Processing)
CTDT_ĐĐT Sep08

7



Môn học SV tự chọn 3 (Option 3) :

3

45

2

- Công nghệ na-nô (Nano Technology)
- Kỹ thuật siêu cao tần (Microwave
Engineering)
- Thiết kế mạch analog (Analog Circuit
Design)
B. Điện Công nghiệp

41

1. Điện tử công suất (Power Electronics)

3

45

2

2. Đo lường cảm biến (Sensor
Measurement )

3


45

2

3. Thiết bị và hệ thống công nghiệp (Device
& Industrial Systems)

3

45

2

4. Cung cấp điện (Electrical Supply)

3

45

2

5. Máy điện (Electric Machinery)

3

45

2


6. Mạng lưới điện (Electrical Networks)

4

60

3

7. Truyền động điện (Electric Driver)

3

45

2

8. Bảo vệ hệ thống điện

3

45

2

3

45

2


3

45

2

Đồ án môn học II (Project II)

1

30

1

Môn học SV tự chọn 1(Option 1):

3

45

2

28

(Power System Protection)
9. Lập trình (PLC)
(Programable Logic Controller)
10. Sản xuất năng lượng điện
(Electrical Energy Production)


- Mô hình & mô phỏng
(Modeling & Simulation)
- Hệ thống ĐK nhúng
(Embedded Control System)

CTDT_ĐĐT Sep08

8


- Xử lý tín hiệu số
(Digital Signal Processing)
Môn học SV tự chọn 2 (Option 2):

3

45

2

3

45

2

- Điều khiển quá trình công nghiệp
(Industrial Process Automation)
- Mạng điều khiển công nghiệp
(Industrial Control Network)

- Trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence)
Môn học SV tự chọn 3 (Option 3):
- Công nghệ vi mạch
(Micro-Circuit Technology)
- Scada (Scada)
- Mạng nơ ron (Neural NetWorks )
C. Điều khiển tự động

41

1. Điện tử công suất (Power Electronics)

3

45

2

2. Đo lường cảm biến

3

45

2

3

45


2

4. Truyền động điện (Electric Driver)

3

45

2

5. Mô hình & mô phỏng

3

45

2

3

45

2

4

60

3


3

45

2

28

(Sensor Measurement )
3. Xử lý tín hiệu số
(Digital Signal Processing)

(Modeling & Simulation)
6. Lập trình (PLC)
(Programable Logic Controller)
7. Kỹ thuật điều khiển hiện đại
(Modern Control Engineering)
8. Công nghệ rô-bốt (Robot Technology)

CTDT_ĐĐT Sep08

9


9. Tự động hoá quá trình công nghiệp
(Industrial Process Automation)

3


45

2

Đồ án môn học II (Project II)

1

30

1

Môn học SV tự chọn 1(Option 1):

3

45

2

3

45

2

3

45


2

- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence)
- Thị giác máy tính (Computer Vision)
- Hệ thống điều khiển nhúng
(Embedded Control System)
Môn học SV tự chọn 2 (Option 2):
- Mạng điều khiển công nghiệp
(Industrial Control Network)
- Thiết bị tự động (Automatic Devices)
- Mạng nơ ron (Neural Networks)
Môn học SV tự chọn 3 (Option 3):
- Scada (Scada)
- Công nghệ vi mạch
(Micro-Circuit Technology)
- Công nghệ na-nô (Nano Technology)
III

Thí nghiệm – thực hành

32:36

16

Thí nghiệm - thực hành cơ sở ngành

23

9


1. Thí nghiệm mạch điện

2

30

1

2. Thí nghiệm đo lường điện & thiết bị đo
(Electrical Measurement & Device
Measurement Laboratory)

2

30

1

3. Thí nghiệm mạch điện tử 1

2

30

1

(Electrical Circuit Laboratory)

(Electronic Circuit Laboratory I)


CTDT_ĐĐT Sep08

10


4. Thí nghiệm mạch điện tử 2

2

30

1

2

30

1

2

30

1

2

30

1


2

30

1

2

30

1

(Electronic Circuit Laboratory II)
5. Thí nghiệm điện tử số
(Digital Electronic Laboratory )
6. Thí nghiệm vi xử lý
(Micro processor Laboratory)
7. Thí nghiệm hệ thống điều khiến tự động.
(Automatic
Laboratory)

control

system

8. Thực hành kỹ thuật điện
(Electric Engigeering Practic)
9. Thực hành Điện Tử
( Electronic Practice )

Thí nghiệm - thực hành ngành
(Lab & Practice)
Điện tử và viễn thông

10

5

( Electronics & Telecommunications )
- Thí nghiệm điện tử thông tin

2

30

1

2

30

1

- Thí nghiệm Hệ thống Thông tin quang
(Optical
Communication
Systems
Laboratory )

2


30

1

- Thí nghiệm máy tính & mạng

2

30

1

2

30

1

(Electronic
Laboratory)

Circuit

Information

- Thí nghiệm kỹ thuật chuyển mạch
(Digital switching Laboratory )

(Computer & Network Laboratory)

- Thí nghiệm công nghệ vi mạch
(Micro-circuit technology Laboratory )

CTDT_ĐĐT Sep08

11


10

Điện công nghiệp

5

(Industrial Electric)
- Thí nghiệm điện tử công suất

2

30

1

2

30

1

2


30

1

2

30

1

2

30

1

2

30

1

(Power Electronic Laboratory)
- Thí nghiệm máy điện
(Electrical Machinery Laboratory)
-

Thí nghiệm truyền động điện
(Electric driver Laboratory)


- Thí nghiệm đo lường cảm biến

bổ sung

(Sensor Measurement Laboratory)
- Thí nghiệm lập trình PLC
(Programable
Laboratory)

Logic

Controller

- Thực hành cung cấp điện
(Electrical Supply Laboratory )
Điều khiển tự động (Automatic Control )

10

5

- Thí nghiệm điện tử công suất (Power
Electronic Laboratory)

2

30

1


- Thí nghiệm lập trình (PLC) (Programable
Logic Controller Laboratory)

2

30

1

- Thí nghiệm truyền động điện

2

30

1

2

30

1

2

30

1


(Electric driver Laboratory)
- Thí nghiệm đo lường cảm biến
(Sensor Measurement Laboratory)
- Thí nghiệm kỹ thuật điều khiển hiện đại
(Modern
Control
Engineering
Laboratory)
Thực tập tốt nghiệp (Industrial Practice)
IV

Luận án tốt nghiệp (Final Thesis)
Tổng cộng

3

2
6

80

CTDT_ĐĐT Sep08

12

bổ sung


VI. MÔ TẢ TÓM TẮT CÁC MÔN HỌC CƠ SỞ NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH :
A/ CÁC MÔN HỌC CƠ SỞ NGÀNH:

1/ Tin học chuyên ngành: Ngôn ngữ lập trình C/C++ (C/C++ Programming Language &
Practice): 2(2,1,4) - TS. Nguyễn Thiện Thành, KS. Dương Hồng Phước
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản và nâng cao về kỹ thuật lập trình với ngôn ngữ lập trình
C/C++.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có giới thiệu về cấu trúc chương trình, khai báo biến, lệnh nhập xuất, toán tử gán, số
học, logic và quan hệ, cấu trúc điều khiển, hàm kiểu void và kiểu return, biến mảng, kiểu liệt kê, cấu trúc,
biến con trỏ, tạo, đóng mở file dữ liệu, truyền thông giao tiếp, lập trình hướng đối tượng.
Abstract: This course provides the basic knowledge for students about programming C/C++
language such as structure of program, input-output commands, variable declaration, operators, control
structure, functions, arrays, pointer variables, structure, enum, close-open files and oriented program.
2/ Mạch điện(Electrical Circuit): 3(3,1,6) - TS. Hoàng Minh Trí
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức giải tích mạch điện ở chế độ xác lập và quá độ
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có :
- Các khái niệm cơ bản về mạch điện, mô hình, các phần tử mạch, công suất và năng lượng, định
luật Kirchoff.
- Phân tích mạch ở chế độ xác lập điều hòa như ảnh phức, quan hệ áp dòng trên phần tử R,L, C, trở
kháng và dẫn nạp, định luật Kirchoff dạng phức, phân tích mạch dùng ảnh phức, đồ thị vector, biến đổi
mạch, công suất, phối hợp trở kháng giữa tải và nguồn, và mạch cộng hưởng.
- Các phương pháp phân tích mạch như phương pháp dòng nhánh, dòng mắt lưới, điện thế nút,
mạch có ghép hổ cảm và biến áp lý tưởng, mạch có khuếch đại thuật toán, định lý Thévenin và Norton,
quan hệ tuyến tính, nguyên lý tỷ lệ và nguyên lý xếp chồng, định lý Telegen, định lý tương hổ và định lý
chuyển vị nguồn.
- Mạch ba pha gồm khái niệm và thí dụ, phân tích mạch ba pha, mạch ba pha đối xứng và công
suất.
Abstract: This course provides for students about the fundamental electrical circuits, analysis
circuits, vector graph, converting electrical circuits, electrical power and other complex circuits.

3/ An toàn điện(Electrical safety ) : 2(2,1,4) - ThS. Nguyễn Văn Lào
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp cho sinh các kiến thức cần thiết về an toàn điện, phân tích nguyên nhân và hậu quả
đồng thời đưa ra các giải pháp giúp phòng ngừa và khác phục tác hại của các sự cố về điện.
Tóm tắt môn học:

CTDT_ĐĐT Sep08

13


Môn học gồm có các khái niệm cơ bản về an toàn điện, phân tích an toàn điện trong các mạng điện
đơn giản, trong mạng điện 3 pha, bảo vệ nối đất, bảo vệ chống sét, thiết bị chống dòng rò, những vấn đề
ảnh hưởng của trường điện từ, tần số cao, tần số công nghiệp và đề phỏng tĩnh điện.
Abstract: This course provides the knowledge for students about the fundamental electrical safety,
analysis electrical safety in the electrical circuit networks and protection.
4/ Trường điện từ(Electromagnetic Fields): 3(3,1,6) - TSKS. Lê Hiệp Tuyển
Mục tiêu môn học:
Giới thiệu cho Sinh viên về những đặc tính chính của Trường Điện Từ như là Trường Điện Tĩnh,
Trường Từ Tĩnh, Lực Từ và Phương Trình Maxwell
Tóm tắt môn học:
Giáo trình bao gồm 4 chương,. Trong chương 1, gồm 3 phần là Đại số Vector, Hệ trục tọa độ và các
phép toán vector. Trong phần này, sẽ giới thiệu cách phân tích vector và hệ trục tọa độ bởi vì phân tích
vector và hệ trục tọa độ là nền tảng toán học cơ bản cho các tính toán ở các chương tiếp theo. Chương 2,
sẽ tập trung phân tích Trường điện tĩnh bao gồm những luật cơ bản như luật Coulomb, Gauss…. Và tính
toán cường độ trường, Mật độ thông lượng điện, Mật độ năng lượng trong trường điện tĩnh và Phương
trình Maxwell. Chương 3, sẽ phân tích Trường từ tĩnh và Lực từ. Trong chương này sẽ học về luật Biot –
Svart , Ampere và tính Lực do Trường từ , Moment xoắn và moment từ, Điều kiện biên, Năng lượng từ.
Chương 4 bao gồm trường điện từ biến thiên và phương trình Maxwell dạng cuối cùng.
Chương 5 sẽ tập trung vào sự lan truyền sóng điện từ phẳng trong các môi trường.

Chương 6 đi vào các môi trường dẫn sóng và bức xạ.
Abstract: This course provides the knowledge for students about the vector algebra, coordinate
systems and vector calculus, analysis electrostatic fields, analysis magnetostatic fields and magnetic
Forces, Maxwell’s equation and electromagnetic wave propagation.
5/ Điện tử I (Electronic circuit I): 3(3,1,6) - ThS. Tạ Công Đức
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho người học phương pháp tính toán các thông số kỹ thuật của các dạng mạch khuếch đại
và từ đó đưa ra phương pháp thiết kế mạch khuếch đại tương ứng.
Tóm tắt môn học:
Môn học giới thiệu nguyên lý hoạt động của diot chỉnh lưu,diod Lezer, BJT, FET, MOSFET, OP.AMP
cũng như sơ đồ tương đương của các linh kiện trên và từ đó xác định độ lợi dòng, độ lợi áp, trở kháng vào
và trở kháng ra của mạch khuếch đại tương ứng.
Abstract: The subject introduces electrical characteristics of basic active components ( Diod,
BJT, FET, MOSFET, OP.AMP ). Applications in signal amplifier ( equivalent circuit models, small signal
analysis. Principle of feedback amplifier, and determines voltage gain, current gain anh input & output
impedance of the multistage amplifier types: CASCADE, CASCODE, DARLINGTON, DIFFERENTIAL,
AMPLIFIERS… ).
6/ Điện tử II(Electronic circuit II): 3(3,1,6) - ThS. Tạ Công Đức
Mục tiêu môn học:
Nhằm cung cấp cho sinh viên phương pháp phân tích tính toán các dạng mạch khuếch đại dùng BJT
và FET.
Tóm tắt môn học:
CTDT_ĐĐT Sep08

14


Môn học nhằm giới thiệu phương pháp xác định băng thông của mạch khuếch đại dùng BJT hay FET
bằng cách biểu diễn qua đồ thị BODE. Ngoài ra còn phân tích tính toán các dạng mạch khuếch đại công
suất âm tần, mạch khuếch đại cộng hưởng .

Abstract: The subject introduces frequency resporse of amplifier using BODE plot and define
amplitude, bandwidth of amplifier. Additionally, the subject introduce audio-frequency linear power
amplifiers and narrow bandwidth amplifier.
7/ Kỹ thuật điện (Electrical Engineering): 3(3,1,3) – ThS. Đỗ Quang Đạo
Mục tiêu môn học:
Môn học giúp cho sinh viên:
- Hiểu các khái niệm về kim loại, hợp kim và các vật liệu chế tạo thiết bị trong ngành điện
- Biết các phương pháp giải mạch cơ bản
- Biết các khái niệm cơ bản về máy điện
Tóm tắt môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về các loại vật liệu dùng trong ngành điện: kim loại, hợp
kim, lưỡng kim loại, các vật liệu dùng làm ngẫu nhiệt điện, các vật liệu dùng làm điện trở, cũng như các
vật liệu dùng làm tiếp điểm điện. Ngoài ra còn cung cấp các phương pháp nhận dạng và giải mạch điện
cơ bản, cũng như kiến thức tổng quan về mạch từ, máy điện. Qua đó, sinh viên sẽ tích lũy được các kiến
thức cơ sở để học các môn cơ bản cũng như các môn chuyên ngành.
Abstract: This subject provides students with knowledge of the materials used in the electrical
industry: metals, alloys, metal, materials used for clinical thermometer, the resistive material as well as
materials for electrical contacts. There are also provided methods to identify the basic circuit, as well as
general knowledge about the electrical circuit theory and electric machinery. Thereby, the students will
have accumulated the knowledge base to learn the basic subjects as well as specialized subjects.
8/ Điện tử số (Digital Electronics): 2(2,1,4) - ThS. Lê Xuân Kỳ
Mục tiêu môn học:
Hoàn thành môn học sinh viên có kiến thức tổng quan về các cổng và hàm Logic cơ bản,các phương
pháp biểu diễn,rút gọn,biến đổi và thiết kế hàm Logic.Sinh viên còn hoàn thiện các khả năng phân tích và
thiết kế các mạch tổ hợp, mạch tuần tự.Sinh viên được trang bị các kiến thức để sử dụng các vi mạch số
trong việc thiết kế các ứng dụng thực tế.
Tóm tắt môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về hệ thống số đếm và các loại mã hoá,các kiến thức để
biểu diễn,biến đổi,rút gọn và phân tích hàm Boole (Hàm Logic),các kiến thức cơ bản về các cổng Logic
cơ bản,các hàm Logic cơ bản.Môn học đưa ra các phương pháp phân tích và thiết kế mạch tổ hợp cũng

như mạch tuần tự.
Abstract: The subject provide students with a good understanding of numerical systems, code
systems,method to present,change,reduce and analyse a Boole function. The subject provides basic
knowledge of Logic function and gate for student.The subject presents method to analyse and design
combinational and sequential circuits.
9/ Tín hiệu & hệ thống(Signals & Systems): 3(3,1,6) - TSKS. Lê Hiệp Tuyển
Mục tiêu môn học:

CTDT_ĐĐT Sep08

15


Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên căn bản vững vàng về mô tả tín hiệu, thành phần phổ của các
tín hiệu thông thường, mô tả đặc trưng của các hệ tuyến tính qua đáp tuyến xung và tần số, thay đổi các
đặc tính của tín hiệu qua bộ lọc và điều chế.
Định lý lấy mẫu tín hiệu và vai trò trung tâm của nó trong mô tả tín hiệu số được nhấn mạnh. Kinh
nghiệm lập trình MATLAB sẽ thu thập được qua các bài tập.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm các khái niệm cơ sở về mô tả tín hiệu, tích chập và các thay đổi của đáp tuyến tần số tác
động bởi các hệ thống tuyến tính. Ngoài ra là phân tích Fourier của tín hiệu và các hệ thống. Các khái
niệm cơ bản được minh họa qua các bài tập và dự án xử lý tín hiệu âm thanh số dùng MATLAB.
Abstract: An introduction to the basic analysis tools of signals and linear systems, including
system simulation using MATLAB. The course covers the basic notions of signal representation,
convolution and frequency response changes provoked by linear systems, and Fourier analysis of both
signal and systems. The basic concepts are illustrated through home works and projects involving
MATLAB processing of digital audio signals.
10/ Vi xử lý(MicroProcessor): 2(2,1,4) - KS. Hoàng Xuân Dương
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp các kiến thức nền tảng về vi xử lý, kỹ thuật lập trình cho vi xử lý & thiết kế giao

diện, thử nghiệm cho các loại vi xử lý 8, 16 và 32 bit.
Trên cở sở đó tìm hiểu các họ vi điều khiển đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế, ngôn ngữ lập
trình cũng như các chức năng. Ứng dụng vi điều khiển trong giao tiếp các ngoại vi cơ bản như giải mã địa
chỉ, led đơn, led ma trận, LCD, cảm biến, động cơ, bàn phím, nút nhấn, các IC số…
Tóm tắt môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vi xử lý, lập trình, các chức năng giao tiếp
ngoại vi. & ứng dụng các laọi vi điều khiển thông dụng.
Abstract: This course presents the fundamentals of microprcessor architecture and interfacing.
Topics include instruction the MCS-51 microprocessor architecture, assembly language and IO device
interfacing techniques.
11/ Đo lường điện & thiết bị đo (Electrical Measurement & Device Measurement): 2(2,1,4) ThS. Đỗ Quang đạo
Mục tiêu môn học:
Nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực đo lường. Nắm được cấu
tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường thông dụng có mặt trên thị trường. Môn học giúp
sinh viên có thể thiết kế và thi công các hệ thống đo lường.
Tóm tắt môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức nâng cao về lý thuyết cũng như ứng dụng trong lĩnh
vực đo lường các đại lượng điện và đại lượng không điện. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
các thiết bị đo đang sử dụng rộng rãi trên thì trường như là volt kế DC/AC, ampe kế DC /AC, watt kế ...
Trình bày nguyên lý hoạt động và đặc tính kỹ thuật của các cảm biến đo các đại lượng cơ, nhiệt, quang
học, cơ học lưu chất... Các phương pháp gia công và xử lý tín hiệu.
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản phân tích và thiết kế các hệ thống đo lường.

CTDT_ĐĐT Sep08

16


Abstract: This course provides the fundamental concepts about the theory of measurement
systems and applications. This course concentrates on measurement systems such as voltage, current,

temperature, distance... Anlysic and design of measurement systems.
12/ Hệ thống điều khiển tự động (Automatic Control Systems): 3(3,1,6) - TS. Nguyễn Thiện
Thành, ThS. Trần văn Lợi
Mục tiêu môn học:
Nhằm mục đích cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên về lĩnh vực hệ thống điều khiển tự động
như các thành phần cơ bản của các hệ thống tự động, hàm truyền đạt, phân tích và thiết kế các hệ thống
tuyến tính liên tục và hệ thống tuyến tính rời rạc.
Tóm tắt môn học:
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết của các hệ thống điều khiển tự động và những
ứng dụng. Môn học tập trung vào xây dựng mô hình toán của các hệ thống vật lý, biến trạng thái, phân
tích miền thời gian và miền tần số, tiêu chuẩn ổn định của quĩ đạo nghiệm, biểu đồ Bode và Nyquist. Tính
ổn định và phương pháp Root Hurwits. Phân tích và thiết kế các hệ thống rời rạc.
Abstract: This course provides the fundamental concepts about the theory of automatic control
systems and applications. This course concentrates on mathematical modeling of linear systems, state
variable, time domain, and frequency domain anlysis of control systems. Root locus, Bode diagram, and
Nyquist criterion. Anlysic and design of discrete control systems.
13/ Thực hành tin học (C/C++ Programming Language Practice): 1(0,2,2) - TS. Nguyễn Thiện
Thành
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực hành trực tiếp trên máy tính với ngôn ngữ lập trình C/C++
phục vụ chuyên ngành nhằm giúp sinh có tư duy kỹ năng lập trình.
Tóm tắt môn học:
Nội dung thực hành bao gồm các bài thực hành như làm quen với môi trường làm việc của ngôn ngữ
lập trình C/C++, cấu trúc chương trình và các lện nhập xuất có định dạng, các toán tử gán, tách, kết thúc
câu lệnh, toán tử số học, toán tử so sánh, toán tử logic và cấu trúc điều khiển, hàm con, mảng và con trỏ,
biến tham chiếu và cấp phát bộ nhớ động, tạo, đóng mở file dữ liệu và truyền thông với các thiết bị ngoại
vi, lập trình hướng đối tượng với C/C++.
Abstract: This course provides the knowledge for students about the C/C++ programming
language practic such as structure of program, input-output commands, variable declaration, operators,
control structure, functions, arrays, pointer variables, structure, enum, close-open files and oriented

program.
14/ Thí nghiệm mạch điện(Electrical Circuit Laboratory): 1(0,2,2) - TS. Hoàng Minh Trí
Mục tiêu môn học:
Môn học này giúp sinh viên (SV) thực hành trên các thiết bị đo lường cơ bản như: Volt kế , Amper kế,
Watt kế, Máy phát sóng, Dao động ký... Các bài Thí nghiệm giúp sinh viên có thể kiểm chứng lại các qui
luật hay hiện tượng trong các mạch : mạch một pha , mạch điện DC và AC, mạch ba pha , mạng hai cửa ,
mạch cộng hưởng, mạch khuếch đại thuật toán , mạch quá độ và mạch có chứa các phần tử phi tuyến.
Ngoài ra còn có một số bài TN mà ở đó SV sử dụng các phần mềm mô phỏng mạch trên máy vi tính (PC)
để khảo sát và thiết kế mạch điện.
Tóm tắt môn học:
CTDT_ĐĐT Sep08

17


Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên cơ sở môn học lý thuyết mạch điện như sử dụng thiết bị
trong thí nghiệm mạch, khảo sát cặp số đặc nhánh, khảo sát mạch ba pha, mạch cộng hưởng, khảo sát quá
độ trong mạch tuyến tính và khảo sát mạch khuếch đại thuật toán.
Abstract: The experiments let the students know the use and the operation of the test equipments,
such as VOM, voltmeter, ampermeter, wattmeter, function generator, oscilloscope , ect…. The
experiments also allow the students to the further understand of the fundamental laws disscused in theory
units: one-phase circuits, DC and AC circuits, three-phase circuits, two-port network, resonance, OPAMPs circuits, transient and nonlinear circuits. Otherwise, there are many experiments based on
computer so that the students can use simulation programs to analysis and design electric circuits with
computer.
15/ Thí nghiệm điện tử I(Electronic Circuit Laboratory I): 1(0,2,2) - ThS. Tạ Công Đức
Mục tiêu môn học:
Môn học nhằm giúp sinh thí nghiệm các đại lượng điện của Diod BJT, FET, và mạch khuếch đại đa
tầng, mạch hồi tiếp và mạch khuếch đại thuật trơn.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên môn học lý thuyết mạch điện tử I như đo và khảo sát các

đại lượng điện, nhận dạng và vẽ các đặc tuyến diod và volt-ampier, nhận dạng và vẽ các đặc tuyến BJT,
transistor và FET, quan sát và đo mạch khuếch đại, khảo sát và đo mạch khuếch đại đảo.
Abstract: The course provides students with the experiments based on the theorical course of the
electronic circuit I through the laboratorical lessons such as introduce electrical characteristics of basic
active components ( Diod, BJT, FET, MOSFET, OP.AMP ), applications in signal amplifier ( equivalent
circuit models, small signal analysis, principle of feedback amplifier and determines voltage gain, current
gain anh input & output impedance of the multistage amplifier types: CASCADE, CASCODE,
DARLINGTON, DIFFERENTIAL, AMPLIFIERS… ).
16/ Thí nghiệm điện tử II (Electronic Circuit Laboratory II): 1(0,2,2) - ThS. Tạ Công Đức
Mục tiêu môn học:
Môn học nhằm giúp sinh viên thí nghiệm xét đáp ứng tần số thấp và tần số cao của mạch, cùng xét các
thông số mạch khuếch đại công suất âm tần và cộng hưởng
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên cơ sở môn học lý thuyết mạch điện tử II như khảo sát tần
số thấp của mạch khuếch đại dùng BJT, đo Băng thông & vẽ đặc tuyến, khảo sát tần số cao của mạch
khuếch đại dùng BJT, đo băng thông & vẽ đặc tuyến, khảo sát tần số thấp của mạch khuếch đại dùng
FFT, đo băng thông & vẽ đặc tuyến, khảo sát mạch khuếch đại công suất, đo & quam sát, : khảo sát mạch
cộng hưởng, đo & vẽ đặc tuyến
Abstract: The course gives students the experimental knowledge about the theorical course of the
electronic circuit II such as introduces frequency resporse of amplifier using BODE plot and define
amplitude, bandwidth of amplifier. Additionally, the subject introduces audio-frequency linear power
amplifiers and narrow bandwidth amplifier.
17/ Thí nghiệm điện tử số(Digital Electronic Laboratory ): 1(0,2,2) - ThS. Lê Xuân Kỳ
Mục tiêu môn học:
Môn học giúp sinh viên khảo sát các cổng Logic cơ bản,Phân tích thiết kế mạch tổ hợp dùng các cổng
Logic,khảo sát các vi mạch tổ hợp thông dụng và ứng dụng của các vi mạch tổ hợp.
CTDT_ĐĐT Sep08

18



Sinh viên khảo sát các phần tử nhớ cơ bản Flip-Flop,sử dụng Flip-Flop thiết kế mạch đếm,khảo sát các vi
mạch đếm thông dụng và mạch ứng dụng các vi mạch đếm.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên môn học lý thuyết điện tử số như khảo sát các vi mạch
của các cổng logic, khảo sát các vi mạch 74 LS, thiết kế mạch đếm đồng bộ, khảo sát các vi mạch ghi
dịch, bộ nhớ ROM và Ram.
Abstract: Students learn about Basic Logic Gates,analyse and design Combination circuits by
using Logic Gate.Students study Combination IC and Application.
Students learn about Flip-Flop and use Flip-Flop for designing the counter circuits,study counter IC
and Application.
18/ Thí nghiệm vi xử lý (Micro processor Laboratory): 1(0,2,2) - KS. Hoàng Xuân Dương
Mục tiêu môn học:
Môn học giúp sinh viên làm quen với kiến trúc vi xử lý & vi điều khiển MCS-51, ngôn ngữ assembly
và các ứng dụng trong giao tiếp các ngoại vi như LCD, cảm biến, bàn phím, nút nhấn, các IC số
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên cơ sở môn học lý thuyết vi xử lý như Giao tiếp port
nhập/ xuất, bộ định thời và ngắt, mở rộng port nhập /xuất dùng IC chốt giao tiếp led 7 đoạn và led ma trận,
giao tiếp bàn phím, chuyển đổi số - tương tự và điều khiển động cơ
Abstract: This course introduces students to the fundamentals of MCS-51 microprcessor
architecture and IO device interfacing techniques such as LCD, keyboard, sensor, ADC, DCA, switch,…
19/ Thí nghiệm Đo lường điện & thiết bị đo (Electrical Measurement & Device Measurement
Laboratory): 1(0,2,2) - ThS. Đỗ Quang Đạo
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế trong lĩnh vực đo lường. Nắm được cấu tạo và
nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo lường thông dụng có mặt trên thị trường, áp dụng thực tế vào các
mô hình thực.
Tóm tắt môn học:
Trên cơ sở lý thuyết môn học kỹ thuật đo sinh viên hiểu và vận dụng được các thiết bị, dụng cụ trong
lĩnh vực đo lường các đại lượng điện .

Abstract :. This course provides the knowledge for students about the measurement engineering
laboratory such as how to use devices with mechanical sensors, temperatural sensors, optical sensors and
other sensors in the real practical models.
20/ Thí nghiệm hệ thống điều khiển tự động (Automatic control system Laboratory): 1(0,2,2) TS. Nguyễn Thiện Thành, ThS. Trần Văn Lợi
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực nghiệm của môn học lý thuyết hệ thống điều khiển
tự động thông qua các bài thí nghiệm phân tích mô phỏng đặc tính động học, thiết kế và mô phỏng các hệ
thống điều khiển của các đối tượng cụ thể bằng mô hình toán và mô hình thực sử dụng Matlab.
Tóm tắt môn học:
CTDT_ĐĐT Sep08

19


Môn học bao gồm bài 1 phân tích và mô phỏng các đặc tính động học của các đối tượng động cơ DC,
nhiệt độ và hệ mực chất lỏng ở miền thời gian, bài 2 phân tích và mô phỏng các đặc tính động học của các
đối tượng ở bài 1 ở miền tần số, bài 3 thiết kế các bộ điều khiển P, PD, PI và PID cho đối tượng động cơ,
bài 4 và bài 5 như bài 3 nhưng cho các đối tượng nhiệt độ và hệ bồn nước.
Abstract :. This course provides the knowledge for students about the automatic control system
laboratory such as the time domain and the frequency domain response analysis, design and simulate P,
PD, PI, PID continuous and discrete controllers by mathematical models and real models using Matlab.
B/ CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH:
B.1/ NGÀNH ĐIỆN TỬ & VIỄN THÔNG :
B.1.1 Các môn học bắt buộc :
1/ Điện tử Thông tin ( Electronical Circuit Information) 2(2,1,4): ThS. Tạ Công Đức
Mục tiêu môn học:
Nhằm cung cấp cho sinh viên phương pháp phân tích các hệ thống thu phát tương tự dùng BJT
Tóm tắt môn học:
Môn học nhằm giới thiệu phương pháp phân tích mạch nguồn ổn áp DC, mạch lọc tích cực, mạch
khuyếch đại công suất cao tần, mạch dao động sin, mạch điều chế tương tự như AM, FM, FM STEREO,

DSB, SSB và qua đó nhằm giới thiệu các hệ thống thu phát AM, FM MONO, FM STEREO và SSB.
Abstract:. The subject introduce DC regulated circuit, active filters, RF power amplifier,
oscillators, modulation circuits AM, FM, FM STEREO, DSB, SSB… and receiver – transmitter systems.
2/ Xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processing) 3(3,1,6): ThS. Lê Xuân Kỳ
Mục tiêu môn học:
Hoàn thành môn học sinh viên có kiến thức tổng quan về các phương pháp biểu diễn, phân tích và biến
đổi tín hiệu trong miền thời gian và trong miền tần số,cách phân tích và thiết kế hệ thống xử lý tín hiệu.
Tóm tắt môn học:
Môn học đưa ra các phương pháp biểu diễn tín hiệu và hệ thống thời gian rời rạc,các phương pháp
phân tích,phương pháp biến đổi tín hiệu,từ đó đưa ra các phương pháp xử lý tín hiệu trong miền thời
gian,trong miền tần số.Môn học còn đưa ra phương pháp phân tích và thiết kế một hệ thống xử lý tín hiệu.
Abstract: The subject provide students with method to present didital signal and system,method to
analyse and change the signal.The subject present method to process signal in time and frequency
domain,method to analyse and design a signal processing system.
3/ Hệ thống viễn thông (Communication Systems) 3(3,1,6): ThS. Võ Xuân Thịnh
Mục tiêu môn học:
Hoàn thành môn học, sinh viên có kiến thức tổng quan về các hệ thống viễn thông, nắm rõ việc phân
tích, biểu diễn dạng thông tin, xử lý thông tin trong việc truyền và nhận thông tin trong các hệ thống viễn
thông. Nắm cơ bản các dạng sơ đồ khối mạch có thể ứng dụng trong việc xử lý, truyền và nhận thông tin.
Tóm tắt môn học:
Mục đích cơ bản của hệ thống viễn thông là phân tích, tính toán và xử lý thông tin để truyền thông tin
từ nơi này đến nơi khác. Thông tin nguồn có thể ở dạng analog (tương tự) , như tiếng nói của con người
hay tiếng nhạc, hay dạng digital (số), như số mã nhị phân hay các mã ký số. Tất cả thông tin phải được
chuyển sang năng lượng điện từ trước khi đưa vào hệ thống viễn thông điện tử. Vì các lý do đó, môn học
CTDT_ĐĐT Sep08

20


này trình bày các kiến thức về lý thuyết và hệ thống viễn thông từ cơ sở đến nâng cao, như phát, thu, xử lý

thông tin (các kỹ thuật điều chế, giải điều chế, mã hoá, trộn, nhiễu ...) và sử dụng các mạch điện tử để
truyền thông tin này.
Abstract: The fundamental purpose of an communications system is analysis, processing
infomation to transfer infomation from one place to another. The original source infomation can be in
analog (continuous) form, such as the human voice or music, or in digital (dicrete) form, such as binarycoded numbers or alphanumeric codes. All form of infomation must be converted to electromagnetic
enegy before being propagated through an electronic communications system. Thus, this course covers the
fundamental to advanced knowledge of communication theories and systems, such as transmission,
reception, processing information (modulation and demodulation techniques, coding, mixing, distortion
and noise ...) and using electronic circuits to transfer this infomation.
4/ Máy tính & mạng (Computer & Network): 2(2,1,4): KS. Hoàng Xuân Dương
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp các kiến thức nền tảng về cấu trúc máy tính; các kiến thức căn bản về mạng máy
tính, kiến trúc và thành phần của một mạng LAN. Tìm hiểu hệ điều hành mạng và các dịch vụ mạng cơ
bản. Trên cơ sở đó học kỹ năng phân tích và thiết kế các mạng LAN có qui mô nhỏ.
Tóm tắt môn học:
Kiến thức cơ bản cấu trúc máy tính, Kiến thức cơ bản về mạng máy tính, Các hệ điều hành mạng và
các dịch vụ cơ bản, Kỹ năng phân tích, thiết kế mạng LAN cơ bản.
Abstract: This course provides students with computer structure (mainboard, cpu, ram, hard disk,
power supply, CD, DVD,…), computer network (topology, OSI, TCP/IP, LAN, WAN, Network Devices,…).
Network Operating Systems and Networking services.
5/ Anten truyền sóng(Antenna & Wave Propagation): 2(2,1,4) - ThS. Trần Minh Tú
Mục tiêu môn học:
Giới thiệu cho Sinh viên về những đặc tính chính của Anten và truyền sóng như là đồ thị bức xạ,
độ lợi, hiệu suất... Và đặc tính lan truyền của sóng trong các môi trường khác nhau.
Tóm tắt môn học:
Môn học cung cấp các kiến thức về truyền sóng và anten như truyền sóng trên đường dây dẫn, truyền
sóng trên ống dẫn sóng và truyền sóng vô tuyến. Cung cấp phương pháp tính và vẽ đồ thị bức xạ của
anten, tính độ lợi và độ định hướng . Hệ thống bức xạ và anten thông minh.
Abstract : This course provides knowledge about wave propagation and antenna as transmission
line, wave propagation in waveguides, wave propagation wireless. Provide numerical methods and draw

radiation pattern , calculate directive and gain. Arrays and Smart antenna.
6/ Hệ thống thông tin quang(Optical Communication Systems ): 3(3,1,6) - ThS. Lê Phước Lâm
Mục tiêu môn học:
Trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan về hệ thống thông tin sợi dẫn quang: các thuật ngữ trong
thông tin sợi quang; chức năng, hoạt động và cấu trúc cơ bản các khối cấu tạo nên hệ thống thông tin sợi
quang; một số thiết kế cơ bản dùng trong các mạch thu phát quang.
Kỹ thuật thông tin quang cũng còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển ứng dụng, một số
vần đề được đưa ra nhằm định hướng cho nghiên cứu sâu hơn.
Tóm tắt môn học:
CTDT_ĐĐT Sep08

21


Môn học gồm có các loại sợi dẫn quang, cấu tạo và nguyên lý truyền sóng, đặc tính và thông số kỹ
thuật tác động đến việc truyền tải thông tin, các thiết bị trong hệ thống truyền tin sợi dẫn quang,
Laserdiode và photodiode, mạch phát và thu tín hiệu quang, thiết kế đường truyền thông tin sợi dẫn quang,
dồn kênh phân bước sóng.
Abstract: Fiber optic systems is the best choice for communication because of its good features
against the other systems. The course will give students the basic knowledges about the fiber optic
communication systems. The course consists of introduce the terminology used in optical fibers, describe
the building blocks of an optical fiber system, facilitate the initial first-order design of optical links, and
provide an entry to the research literature of optical fiber system components.
7/ Truyền số liệu (Data Communications & Networking): 2(2,1,4) -ThS. Nguyễn Vũ Thùy
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức truyền dữ liệu qua mạng máy tính với các chuẩn truyền thông,
giao thức qua các thiết bị mạng và cách quản lý mạng.
Tóm tắt môn học:
Môn học này giới thiệu về lĩnh vực truyền thông số liệu và hoạt động mạng, trong đó gồm hai phần
tiếp cận chính: phần nguyên lý cơ bản của truyền số liệu và phần mạng máy tính. Lĩnh vực này rất rộng,

bao gồm từ viễn thông đến mạng cục bộ, mạng diện rộng. Mục tiêu của môn học này sẽ được nhấn mạnh
đến trong các chủ đề chính, bao gồm: các mô hình OSI, TCP/IP; các chuẩn, giao thức, kỹ thuật và quản lý
của mạng cục bộ, liên kết các mạng cục bộ; các nguyên tắc truyền cơ bản, các thuật toán định tuyến; các
khái niệm giao thức, nén số liệu, phát hiện và sửa lỗi, điều khiển luồng, bảo mật mạng và toàn vẹn số liệu.
Sau khi hoàn tất môn học này, sinh viên sẽ có được những kiến thức cơ bản về truyền số liệu và mạng,
hiểu được các giao thức truyền thông hướng ứng dụng khác nhau trong môi trường liên kết mở.
Abstract: The intent of this course is to introduce the student to the field of data communication and
networking, two main areas of study: data communications principles and computer networks. This field
is very broad, encompassing telecommunication, local area networks and wide area networks. The course
objectives provided below highlight the core topics of study for this course. These topics will include: the
OSI, TCP/IP models; local area network (LAN) standard; LAN topologies, technologies and
management; interconnection of LANs; transmission fundamentals; routing algorithms; protocol
concepts; data compression, error detection and correction, flow control; network related security and
data integrity. After completion of this course the students will have knowledge on data communication
and networking concepts and understanding of the various application-oriented communication protocols
in open environment.
8/ Kỹ thuật chuyển mạch(Digital Switching): 2(2,1,4) - ThS. Hoàng Xuân Dương
Mục tiêu môn học:
Môn học ôn lại kiến thức về mạng viễn thông, mạng PSTN, vai trò của hệ thống chuyển mạch. Trang
bị kiến thức về kỹ thuật PAM, TDM, PCM và các kỹ thuật chuyển mạch. Các kiến thức có liên quan như
báo hiệu, đồng bộ, kết cuối, ghép kênh, kỹ thuật điều khiển.Tìm hiểu cấu trúc chuyển mạch của một số
tổng đài NEAX61E, AXE-10, E10, S12,...
Tóm tắt môn học:
Kiến thực căn bản về điện thoại và tổng đài, Hệ thống chuyển mạch số,Các kiến thức cơ bản về báo
hiệu, điều khiển, kết cuối, xử lý cuộc gọi, Kỹ thuật ghép kênh.
Abstract: This course introduces to telecommunication network, PSTN and switching systems. It
provides students with PAM, TDM, PCM and switching technologies; signalling, synchronization, line
CTDT_ĐĐT Sep08

22



terminations, multiplexing,…This course also provides students with digital switching structure of
NEAX61E, AXE-10, E, S12,…
9/ Công nghệ vi mạch (Micro-Circuit Technology): 2(2,1,6) - ThS. Lê Phước Lâm
Mục tiêu môn học:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về công nghệ mạch tích hợp. Tạo điều kiện tiếp cận với
công nghệ vi mạch đang phát triển ở Việt Nam. Giúp sinh viên có điều kiện thuận lợi khi xin việc tại các
nhà máy sản xuất IC, đặc biệt về Assembly & Test
Tóm tắt môn học:
Tổng quan về quá trình sản xuất IC: từ dự án đến IC thành phẩm, các component tích hợp trên wafer –
Kỹ thuật Bipolar & MOS, Assembly & Packaging & Testing.
Abstract: To introduce the overall knowledge about Integrated circuit Technology, the course
includes:
 Visual inspection: examining some type of wafers such as bipolar, CMOS.
 Tracing: tracing to obtain the schematic from the layout in wafer.
 Drawing chracteristic curve of IC components
 Package examination
10/ Thí nghiệm Điện tử Thông tin (Electronic Circuit Information Laboratory): 1(0,2,2) – ThS.
Tạ Công Đức
Mục tiêu môn học:
Môn học nhằm giúp sinh thí nghiệm đo đạc các thông số kỹ thuật của mạch ổn áp, mạch lọc dao động
và điều chế.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên cơ sở mô học lý thuyết mạch điện tử III như khảo sát
mạch ổn áp DC, khảo sát mạch lọc & vẽ đáp ứng, khảo sát mạch động sin & đo, khảo sát mạch thu AM &
quan sát,
Abstract: The course provides for students about the experimental knowledge based on the
theorical course of the electronical circuit information such as introduce DC regulated cireuit, active
filters, RF power amplifier, oscillators, modulation circuits AM, FM, FM STEREO, DSB, SSB… and

receiver – transmitter systems.
11/ Thí nghiệm Kỹ thuật chuyển mạch (Digital switching Laboratory): 1(0,2,2) - KS. Hoàng
Xuân Dương
Mục tiêu môn học:
Môn học giúp sinh viên có được các kiến thức và kỹ năng về khai thác tổng đài, chuyển mạch, kết cuối
đường dây và quản lý mạng ngoại vi
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có các bài thí nghiệm dựa trên cơ sở môn học lý thuyết kỹ thuật chuyển mạch số như Lập
trình cài đặt tổng đài, dịch vụ tổng đài, chuyển mạch analog, chuyển mạch digital và quản lý hệ thống tổng
đài.
Abstract: This course provides students with knowledge and skill at handling of exchanges,
switching, line terminations and Outside Plant Management.
CTDT_ĐĐT Sep08

23


12/ Thí nghiệm công nghệ vi mạch (Micro-circuit technology Laboratory): 1(0,2,2) - ThS. Lê
Phước Lâm
Mục tiêu môn học:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức thực nghiệm từ môn học lý thuyết về công nghệ vi mạch, giúp
sinh viên cọ sát với thiết bị và phần mềm mô phỏng mạch.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có khảo sát các loại wafer bằng kính hiển vi – Visual inspection, dò tìm trên die và
vẽ lại một số khối đơn giản – Wafer tracing, khảo sát packages, khảo sát đặc tuyến linh kiện dùng Curve
tracer, lắp các mạch analog dùng transistor theo sơ đồ cơ bản của IC, lắp các mạch số dùng transistor theo
sơ đồ cơ bản của IC, mô phỏng mạch analog dùng Matlab và mô phỏng mạch số dùng Matlab.
Abstract: The course includes:
 Visual inspection: examining some type of wafers such as bipolar, CMOS.
 Tracing: tracing to obtain the schematic from the layout in wafer.

 Drawing chracteristic curve of IC components
 Package examination.
Designing ang measuring some function circuits such as OR, AND gate,
13/ Thí nghiệm Hệ thống Thông tin quang (Optical Communication Systems Laboratory):
1(0,2,2) - ThS. Lê Phước Lâm
Mục tiêu môn học:
Ngoài việc củng cố kiến thức lý thuyết đã học, các bài thực hành còn trang bị cho sinh viên kiến thức
về các hệ thống thông tin quang trong thực tế. Với trang thiết bị và nội dung thực hành được thiết kế gần
với các hệ thống hiện có tại Việt Nam, mục tiêu chính của môn học là sinh viên có đủ kỹ năng và tự tin để
tiếp cận môi trường làm việc thực tế.
Tóm tắt môn học:
Môn học bao gồm các bài thực hành đa dạng, từ các cấu kiện đơn giản đến các hệ thống lớn trong việc
truyền tin qua sợi dẫn quang:





Sợi quang và cách ghép nối sợi quang.
Các nguồn thu phát quang: laser diode, LED, PIN diode, APD.
Các hệ thống truyền tin.
Hỗ trợ cho các nghiên cứu chuyên sâu.

Môn học cùng các máy móc cũng hỗ trợ một số nghiên cứu về thông tin quang và các luận án tốt
nghiệp cho sinh viên.
Abstract: The experiments are variety, consist of simple elements and full systems:






Optical fiber and the ways of connection.
Light sources and detectors: laser diode, LED, PIN diode, APD.
Optical communication systems.
Supporting many advanced researches.

The lab is always up to date and innovated to meet the development of technology. Some new ideas are
in progress, such as scientific researches and graduated projects.

CTDT_ĐĐT Sep08

24


14/ Thực hành Mạng (Computer Network Practical): 1(0,2,2) - KS. Hoàng Xuân Dương
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về mạng máy tính: Kiến trúc và các thành phần mạng LAN.
Vai trò và chức năng thiết bị mạng trong hệ thống. Cách khai thác, kiểm tra và vận hành mạng LAN.
Tóm tắt môn học:
Tìm hiểu vai trò các thành phần phần cứng, phần mềm của một hệ thống mạng LAN. Sử dụng các
ứng dụng mạng đầu cuối người dùng. Tìm hiểu Các hệ điều hành mạng và các dịch vụ cơ bản. Kỹ năng
phân tích, thiết kế mạng LAN cơ bản.
Abstract: This course provides studentswith computer network structure (switches, router,
computer, printer,…), Network Operating Systems and Networking services. The necessary skills and
academic knowledge to install, configure, manage, and maintain computer network systems.

B.1.2 Các môn học tự chọn
1/ Hệ thống truyền thông số (Digital Communication System): 2(2,1,4) – TSKS. Lê Hiệp Tuyển
Mục tiêu môn học:
Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản và ứng dụng về các hệ thống truyền thông

kỹ thuật số.
Tóm tắt môn học:
Giới thiệu về truyền dữ liệu : Tương tự / số, nối tiếp / song song, đồng bộ/ không đồng bộ, đinh hướng
bít / ký tự, mã hóa dữ liệu (BCD, ASCII,EBCDIC, UNICODE), dòng dữ liệu (simplex, semi-duplex, fullduplex), các nguồn nhiễu, các hỷ thuật tách sai, sửa sai. Các hệ thống truyền dữ liệu, môi trường truyền,
cách biểu diễn tín hiệu và điều chế, băng tần, song mang, các cách điều chế biên độ, tần số, xung. Thiết bị
điều chế/ giải điều chế (Modem).
Abstract: Study basic concepts in data communication: Analog vs Digital, Serial vs paralleled,
Synchronous vs Asynchronous, character oriented vs bit oriented, data codes (BCD,ASCII,EBCDIC,
Unicode..), data flow (simplex, semi-duplex, full-duplex transmission), error source, error detection and
error correcting technique. Basic data communication system, Physical Aspect of Data communation
media: Conductive media (wired, Coaxial cable, Fiber optic cable), Radiated Media (Radio,
Microwave,Satellite, Infrared, Radiated Media frequencies), signal representation and modulation bit
rate, baud rate, bandwidth, carrier signal, AM, FM, PM and Modem.
2/ Mạng nơron (Neural Networks) : 2(2,1,4) - TS. Nguyễn Thiện Thành
Mục tiêu môn học:
Môn học cung cấp cho sinh những kiến thức cơ bản cũng như những ứng dụng của các mạng nơron
trong các chuyên ngành kỹ thuật như điện, điện tử viễn thông và điều khiển tự động giải các bài toán nhận
dạng, dự báo và điều khiển.
Tóm tắt môn học:
Môn học gồm có giới thiệu tổng quan về các mạng nơron, mạng truyền thẳng nhiều lớp, mạng RBF và
mạng hồi quy bán phần với các giải thuật học giám sát, học củng cố và tự học, mạng nơron mờ cũng như
các ứng dụng.
Abstract: This course provides the basic knowledge for students about the neural networks such
as introduction to the neural networks, forward, recurrent networks and fuzzy neural network, and also
learning algorithms with their applications.
CTDT_ĐĐT Sep08

25



×