Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp ở trường cao đẳng kỹ thuật thành phố Hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.28 KB, 119 trang )

1

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc vinh
_______________________

TẠ VĂN MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2013
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc vinh
_______________________

TẠ VĂN MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐÀO TẠO


2

NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái văn Thành

NGHỆ AN, 2013
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng và tình cảm chân thành, sự biết ơn sâu sắc, cho phép em gửi lời
cảm ơn tới các thầy trong Ban giám hiệu, tất cả các thầy giáo, cô giáo toàn trường,
Khoa quản lý sau đại học, Trường Đại học Vinh, đã giảng dạy, quản lý, và giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập .
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Thầy giáo PGS. TS Nguyễn Ngọc Hợi,
người đã nhiệt tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ và động viên của Ban giám hiệu,
Phòng Đào tạo, Phòng công tác học sinh- sinh viên, các Khoa đào tạo, và các bạn
đồng nghiệp Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội .
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, làm luận văn, bản thân em đã có nhiều cố
gắng, song trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và khiếm khuyết . Kính
mong các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý .
Em xin trân trọng cảm ơn .


3

Thành phố .Hồ chí Minh , ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn

Tạ văn Minh

MỤC LỤC

TT

Nội dung

MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1.Quản lý
1.2.2.Quản lý đào tạo nghề
Quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo

1.3.1.Chất lượng và chất lượng đào tạo
1.3.2.Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo nghề
Những nhân tố tác động đến quản lý quá trình đào tạo nghề
1.4.1.Cơ chế, chính sách của Nhà nước
1.4.2. Môi trường
1.4.3. Các yếu tố bên trong
1.4.4. Đặc điểm về quản lý chất lượng đào tạo nghề
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH

Tr
5
5
7
7
7
7
8
10
10
15
15
21
34
34
36
40
40
41
44
46

49

ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Ở TRƯƠNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

Một vài nét về Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Vạn xuân

49


4

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

Thực trạng đào tạo nghề ở Trường CĐKTCN- VX Tp.HCM
2.2.1. Nhiệm vụ chính của Nhà trường
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
2.2.3. Quy mô đào tạo
2.2.4. Chương trình đào tạo
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Kết quả điều tra
2.3.1. Những vấn đề chung
2.3.2. Vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường

2.3.3. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sau đào tạo
2.3.4. Công tác quản lý học sinh - sinh viên
Thực trạng công tác quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp ở trường CĐCĐ
Hà Nội
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
2.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
2.4.3. Quản lý hoạt động học của học sinh
2.4.4. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
2.4.5. Mối quan hệ giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động
Đánh giá công tác quản lý đào tạo nghề ở Trường CĐCĐ Hà Nội
2.5.1. Chất lượng đào tạo nghề
2.5.2. Những ưu điểm và nhược điểm cơ bản của công tác quản lý
đào tạo nghề ở trường CĐCĐ HN
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

50
50
52
53
53
54
54
54
56
57
58
61
64
73
80

88
91
93
93
96
99

NGHỀ Ở TRƯỜNG CĐCĐ HÀ NỘI
3.1.

Các nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất các giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc tính toàn diện
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.4. Nguyên tắc tính khả thi

99
99
99
99
99

3.2.

Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo nghề ở trường Cao đẳng Cộng đồng
Hà Nội
3.2.1. Quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo nghề
3.2.2. Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên
3.2.3. Giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh
3.2.4. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị

dạy học
3.2.5. Đổi mới phương pháp giảng dạy
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo
3.2.7. Tăng cường liên kết đào tạo với các đơn vị, cơ sở sản xuất
doanh nghiệp và hợp tác quốc tế
Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp
3.3.1. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đối
với công tác đào tạo
3.3.2. Có chính sách hợp lý để khuyến khích phát triển công tác
đào tạo
3.3.3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ làm công tác tài chính và kế toán

100

3.3.

100
103
109
113
117
118
121
125
125
125
126


5


3.4.

1.
2.

trong các đơn vị đào tạo
3.3.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính
Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi các giải pháp đã đề xuất về đổi mới
quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội.
Kết luận
Kết luận
Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước
2.2. Đối với Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTB & XH
2.3. Đối với UBND Thành phố Hà Nội
2.4. Đối với Trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNH-HĐH
CLĐT
CNXH
CNKT
CĐCĐHN
ĐH-CĐ
ĐVHT
GD&ĐT
GDCN

GV
HS-SV
HTQT
KT-XH
LĐTB&XH
TCCN
THPT
THCS
TTĐT-QHDN&HTSV
TCN

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Chất lượng đào tạo
Chủ nghĩa xã hội
Công nhân kỹ thuật
Cao đẳng Cộng đồng Hà nội
Đại học – Cao đẳng
Đơn vị học trình
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục chuyên nghiệp
Giáo viên
Học sinh – sinh viên
Hợp tác Quốc tế
Kinh tế - Xã hội
Lao động thương binh và xã hội
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Trung tâm đào tạo-Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ
sinh viên

Trước công nguyên

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

126
129
129
130
130
131
132
132
133
135


6

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã quyết định đẩy mạnh sự nghiệp
CNH,HĐH đất nước nhằm mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh, tiến bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp vĩ đại “CNH, HĐH” chỉ có thể thắng lợi khi đất nước có được nguồn nhân lực có
chất lượng cao đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của các công nghệ
sản xuất ngày càng hiện đại. Trong đó, đội ngũ công nhân lành nghề phải có
đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đây cũng là một chỗ yếu của lực
lượng lao động của chúng ta hiện nay và trong tương lai. Bởi vì đội ngũ thợ
lành nghề của chúng ta vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Tình
trạng này nếu không được cải thiện nhiều và không đáp ứng nhu cầu của quá
trình phát triển nếu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không nâng cao chất
lượng, đổi mới quá trình đào tạo tay nghề cho học sinh - sinh viên của mình.

Về thực trạng của quá trình đào tạo nước ta, Hội nghị lần thứ VI Ban
chấp hành TW Đảng khoá IX, kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết TW 2 –
Khoá VIII và phương hướng phát triển giai đoạn này từ nay đến năm 2005 và
đến 2010 đã chỉ rõ: “Các bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo chưa được khắc
phục, chưa sát nhu cầu sử dụng và mục tiêu đào tạo, chất lượng và hiệu quả
đào tạo thấp. Phát triển giáo dục chưa gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương’' [16, tr 19 - 20]. Đồng thời,
Hội nghị cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là
“việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình, xã hội, doanh nghiệp,
đời sống, học đi đôi với hành còn rất hạn chế. Nội dung giảng dạy còn quá cũ
về mặt lý thuyết” [4, tr23].
Trong hệ thống đào tạo, các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động có
một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi
quốc gia trên thế giới. Thực hiện tốt việc đào tạo nghề sẽ giúp cho đất nước
có được đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, tay nghề


7

giỏi, khắc phục được tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, đáp ứng nhu cầu lao
động kỹ thuật cho sự nghiệp CNH , HĐH đất nước.
Lao động kỹ thuật có tay nghề cao là bộ phận cơ bản, có vai trò rất
quan trọng trong nguồn nhân lực. Đó là đội ngũ sẽ trực tiếp lĩnh hội, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và sử dụng các nguồn lực khác
trong xã hội vào quá trình sản xuất. Vai trò đặc biệt này được thể hiện trên
nhiều mặt và trong nhiều mối quan hệ vói tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế.
Trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, Đảng và nhà nước luôn đánh giá cao vai trò của việc đào

tạo nghề nói chung và đào tạo nghề bậc cao nói riêng. Vì vậy, hệ thống các
trường dạy nghề và chất lượng đào tạo của chúng luôn luôn đuợc quan tâm.
Tuy nhiên, vì nhiều khách quan và chủ quan, quá trình đào tạo nghề của hệ
thống này cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế - xã
hội về số lượng và chất lượng, đặc biệt là nhu cầu về lao động có tay nghề
cao. Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bên
cạnh việc tăng lên về số lượng đào tạo ở các trường nghề là một việc làm có
tính cấp thiết.
Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân Tp. HCM được thành
lập ngày 01 tháng 9 năm 2006 theo quyết định số 4822/QĐ- BGDĐT. Từ khi
thành lập cho đến nay, hàng năm trường đã cung cấp cho thị trường Tp.HCM
và các tỉnh lân cận hàng ngàn lao động đã qua đào tạo. Là trường Cao đẳng
có đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp (từ trình độ trung cấp kỹ thuật, đến
cao đẳng đa dạng về ngành nghề). Trong quá trình xây dựng và phát triển,
Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân TP.HCM luôn coi chất
lượng là vấn đề hàng đầu, có tính sống còn. Vì vậy, trong thời gian qua, nhà


8

trường đã cố gắng tìm kiếm những giải pháp có tính hiệu quả và khả thi để
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc về qui mô đào tạo của trường
trong một thời gian ngắn, trường đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong
việc đảm bảo và nâng cao chất lượng của mình như: cơ sở vật chất còn thiếu
thốn, lạc hậu, trình độ đào tạo và số lượng đội ngũ giảng viên, nội dung
chương trình, công tác quản lý ... chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đào
tạo và còn nhiều bất cập. Trong đó công tác quản lý - hoạt động đóng một vai
trò đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo còn chậm
đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của qui mô, hình thức và đòi hỏi về chất

lượng của quá trình này. Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp đổi mới quản
lý quá trình đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng ở Trường Cao đẳng
kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân là một việc làm có tính cấp thiết. Vì vậy, tôi đã
chọn đề tài: “Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp ở trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân Tp.HCM” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp,
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo ngành
điện công nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao dẳng kỹ
thuật công nghệ Vạn Xuân, Tp.HCM.
3. KHÁCH THẺ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu.

Công tác quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp Trường Cao đẳng kỹ
thuật công nghệ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp ở Trường
Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân.


9

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được những giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành
điện công nghiệp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi,
sẽ góp một phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


5.1.Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
5.2.Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
Thực trạng về đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp ở
trường cao đắng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân.
5.3. Đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp ở trưòng cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân,Tp.HCM
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát những tài liệu liên quan để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến của chuyên gia về công tác quản lý đào tạo nói chung và
các giải pháp quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp nói riêng
6.2.2. Phương pháp điều tra - khảo sát
Nhằm thu thập số liệu về thực trạng sử dụng các giải pháp quản lý đào
tạo ở trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn xuân,Tp.HCM
6.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6.2.4.Phương pháp phỏng vấn
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý về mặt định lượng các dữ liệu thu được
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN


10

Luận văn đề xuất 06 giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện
công nghiệp

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm
có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đổi mới quản lý đào tạo ngành Điện
công nghiệp ở Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ
Chương 2: Thực trạng đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp ở trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân thành phố Hồ Chí
Minh
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành Điện
công nghiệp ở Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Vạn Xuân, Tp.HCM

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ


11

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Lịch sử loài người cho thấy, từ khi con người biết kết hợp sức lại để
mưu sinh và tự vệ thì lao động của số đông con người cần có sự phối hợp và
điều khiển trở thành một tất yếu khách quan để thực hiện được mục tiêu
chung đã định. Khi nghiên cứu về hiện tượng này C.Mác đã viết: “Bất cứ lao
động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối
lớn đều cần một chừng mực nhất định đến sự quản lý, quản lý xác lập sự
tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành chức năng chung xuất

hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó” [6; trg 58]. Như vậy,
hoạt động quản lý đã xuất hiện rất sớm và khoa học quản lý cũng như hoạt
động nghiên cứu khoa học quản lý sớm hình thành và phát triển, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế và xã hội.
Từ thời cổ đại, ở các nước phương Đông, nhất là ở Ấn Độ và Trung
Hoa đã sớm xuất hiện những tư tưởng về quản lý. Đó là những tư tưởng về
pháp trị của Khổng Tử (551 - 479 TCN); Mạnh Tử (372 - 289 TCN); Hàn Phi
Tử (280 -233 TCN)... mà theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại
những tư tưởng này vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc và đậm nét trong phong cách
quản lý ngày nay và văn hoá của nhiều nước Châu Á, nhất là Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên , Việt Nam... Trong các học thuyết về quản lý phương
Đông cổ đại Khổng Tử, Mạnh Tử và một số người khác chủ trương dùng
“Đức trị” để cai trị dân. Các học thuyết của Khổng Tử là học thuyết trị quốc,
quản lý đất nước lấy chữ “Nhân” làm cốt lõi. Còn Hàn Phi Tử, Thương Ưởng
(390 - 338 TCN) và một số người khác lại chủ trương quản lý xã hội bằng
“Pháp trị” (tức là trị quốc bằng pháp luật). Những tư tưởng đó là bài học quý
cho việc nghiên cứu hoạt động quản lý ngày nay. Ở các nước phương Tây cổ


12

đại điển hình là Xôcrat và Platôn (thế kỷ IV - III TCN), quan niệm về người
đứng đầu trong việc cai trị dân là: Những người nào biết cách sử dụng con
người sẽ điều khiển công việc, hoặc cá nhân hay tập thể một cách sáng suốt.
Trong khi những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm khi tiến hành
cả hai công việc này... muốn trị nước phải biết đoàn kết dân lại, phải vì dân.
Người đứng đầu phải ham chuộng hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết điều độ,
ít tham vọng về vật chất và đặc biệt là phải được đào tạo kỹ lưỡng.
Ở phương Tây, vào thế kỷ thứ XVII có những nhà nghiên cứu về quản
lý tiêu biểu như: Robet Owen (1771 - 1858) Chales Babbage (1792 - 1871)

và F.Taylor (1856 - 1915) người được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý theo
khoa học”. Sau đó, với sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế, một
loạt các lý thuyết quản lý khác đã ra đời và phát triển.
Trước đây, vấn đề nghiên cứu về quản lý giáo dục - đào tạo nói chung
và đào tạo nghề nói riêng ít được chú ý nghiên cứu. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ
20, khi giáo dục - đào tạo phát triển nhanh chóng, trở thành một loại hình
dịch vụ đặc biệt và bắt đầu vận hành theo cơ chế thị trường thì vấn đề quản lý
quá trình đào tạo bắt đầu được nghiên cứu nhiều. Trong lĩnh vực đào tạo
nghề, đã có nhiều phương hướng và mô hình quản lý được đưa ra và thực
hiện.
Nhiều thập kỷ qua, một số nước phát triển trên thế giới đã duy trì sự
tồn tại của giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân của mình.
Loại hình giáo dục này nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Trung cấp,
Kỹ thuật viên, Nhân viên nghiệp vụ, Công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt của đội ngũ nhân lực trung
cấp là trình độ nằm trong một diện rộng, từ công nhân và nhân viên có trình
độ sơ cấp đến tính độ tương đương với cao đẳng, trình độ của họ thấp hay cao
phụ thuộc vào yêu cầu của từng ngành nghề, từng trường quy định và ở mỗi


13

nước khác nhau. Việc nghiên cứu mô hình tổ chức vào quản lý giáo dục nghề
nghiệp ở một số nước sẽ giúp ta so sánh và suy nghĩ, vận dụng một cách sáng
tạo vào cách thức quản lý giáo dục nghề nghiệp ở nước ta trong giai đoạn tới.
Ở Pháp:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Pháp thì giáo dục chuyên
nghiệp là một bộ phận của giáo dục trung học. Bậc trung học của Pháp có ba
loại hình trường:
+ Trường phổ thông sơ trung

+ Trường THPT và công nghệ
+ Trường THCN.
Trường THCN ở Pháp không chỉ đào tạo kỹ thuật viên, cán bộ trung
cấp mà còn đào tạo cả công nhân kỹ thuật.
Ở Đức:
Ở Cộng hoà Liên bang Đức có phần nào giống Pháp, GDCN là một bộ
phận trung học cấp II của hệ thống giáo dục quốc dân với các loại hình
trường đa dạng. Ngoài trường phổ thông mang tính không chuyên nghiệp chỉ
nhằm mục tiêu đào tạo chuấn bị lên đại học còn có các trường phổ thông
chuyên nghiệp, trường hỗn hợp... học sinh các loại hình trường này có thể
vào học ở các trường đại học chuyên ngành, ở trường THCN và dạy nghề sau
khi học xong học sinh được phép vào học trường cao đẳng còn với các loại
hình trường dạy nghề khác tại nhà trường, xí nghiệp... sau khi tốt nghiệp chủ
yếu học sinh ra làm việc sơ cấp. Do các loại hình trường rất đa dạng nên
không có mô hình tổ chức quản lý đồng nhất giữa các trường, nhất là các
bang khác nhau, có trường quốc lập, tư thục, có trường thuộc công ty tư nhân
chuẩn bị phần nhân lực cho công ty mình... Do đó khó có thể tìm thấy hệ
thống mô hình chung, những nét chung nhất về tổ chức về quản lý đã được
quy định trong Bộ Luật Giáo dục của toàn liên bang và được cụ thể hoá trong


14

Bộ luật và quy chế của từng bang.
Ở Nhật và Hoa Kỳ:
Trường THCN được đào tạo dài hạn 5 năm. Thông thường ở các nước
này, các loại trường tư thuộc vào các công ty tư nhân mà công ty của họ khá
lớn. Các nhà trường trong công ty đào tạo công nhân ngay trong công ty mình
và có thể đào tạo cho công ty khác theo hợp đồng. Mô hình này có ưu điểm là
chất lượng đào tạo cao, có năng lực thực hành tốt và có công việc làm sau khi

tốt nghiệp ra trường.
Ở Úc:
Công tác dạy nghề được thực hiện ở các trường cao đẳng kỹ thuật sau
khi học sinh đã tốt nghiệp lớp 12.
Nhìn chung ở hầu hết các nước, việc đào tạo nghề trước đây phần lớn
đều thuộc hệ sơ cấp và trung học nghề. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa
học, công nghệ, nền sản xuất - xã hội đòi hỏi người lao động được đào tạo ở
trình độ ngày càng cao. Một số loại hình đào tạo nghề trình độ cao xuất hiện
và phát triển: Cao đẳng và Đại học nghề. Trong đó, mô hình Cao đẳng có ý
nghĩa quan trọng đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về trình độ
nhân lực được đào tạo và đào tạo lại. Mặt khác nó đáp ứng được nhu cầu tiếp
cận trình độ đào tạo cao ngày càng tăng của giới trẻ. Một số quốc gia đã có
nhiều thành công với mô hình này như: Phần Lan, Thụy Điển...Việc vận dụng
những mô hình này vào Việt Nam là việc làm cần thiết. Điều đáng lưu ý là,
nền sản xuất và những điều kiện xã hội của chúng ta có những khác biệt rất
lớn so với những nước mà mô hình này đã hình thành và phát triển. Vì vậy,
để áp dụng chúng thành công cần có một quá trình nghiên cứu, thử nghiệm
khoa học nghiêm túc.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam: Khoa học quản lý tuy được nghiên cứu muộn nhưng tư


15

tưởng về quản lý cũng như “Phép trị nước an dân” đã có từ lâu đời. Trong
“Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi (1380 - 1442) đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt
ở yên dân” đủ thấy rằng các minh quân nước Việt ta, từ xa xưa đã biết lấy
dân làm gốc trong quản lý đất nước.
Đến nay, khoa học quản lý ở Việt Nam còn non trẻ, đang được rất

nhiều người quan tâm, suy ngẫm, tổng kết và vận dụng; đó là vấn đề luôn
mang tính thời sự đi liền với các bước phát triển của các doanh nghiệp, tổ
chức, Nhà nước và nhân loại. Gần đây, đang có nhiều công trình nghiên cứu
về khoa học quản lý của các nhà nghiên cứu và các giảng viên Đại học, các
cán bộ Viện nghiên cứu dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biến kinh
nghiệm... đã được công bố. Đó là tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Quốc Chí,
Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Đình Am, Nguyễn Bình, Nguyễn Bá Dương, Phạm
Thành Nghi, Hoàng Hữu Đạo, Nguyễn Tấn, Trần Hữu Lam, Vũ Thế Phú...
Các công trình trên đã giải quyết được vấn đề lý luận rất cơ bản về khoa học
quản lý như bản chất của hoạt động quản lý, các thành phần cấu trúc, các giai
đoạn hoạt động quản lý; đồng thời chỉ ra các phương pháp nghệ thuật quản
lý. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở phương diện lý luận là
chủ yếu, hoặc triển khai ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh sản xuất.
Trong xu thế đó, thời gian gần đây, quản lý giáo dục nói chung và quản
lý đào tạo nghề nói riêng được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Bên cạnh
việc áp dụng những thành tựu nghiên cứu của nước ngoài, đã có các công
trình nghiên cứu về quản lý giáo dục- đào tạo trong điều kiện cụ thể của Việt
Nam, trong đó có đào tạo nghề.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề nghiên cứu các giải pháp đổi mới quản lý hoạt động đào tạo
ngành điện công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành điện công
nghiệp ở trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân Thành phố HCM


16

nhằm đáp ứng thiết thực nguồn nhân lực cho Thành phố. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu về “Một số giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp ở trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân Thành phố Hồ Chí
Minh ”, tác giả hy vọng góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo ở

trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ
1.2.1. Đào tạo

Theo tự điển tiếng Việt –Hà nội năm 1992 “ Đào tạo làm cho con
người trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định “
Theo tự điển bách khoa VN thì “ Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm thông tin tri thức kỷ
năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi
với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công nhất định góp phần của mình
vào sự phát triển xã hội .Duy trì và phát triển nền văn minh của nhân loại, về
cơ bản đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với đạo đức
nhân cách.
Theo GS-TS Nguyễn Minh Đường( 1996): “ Đào tạo là quá trình hoạt
động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân
tạo tiền đề cho họ vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả.
Một khái niệm khác “ Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có
phương pháp những kinh nghiệm, những trí thức những kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thĩết
và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp
phần xây dựng và bảo vệ đất nước” [30,tr76]
1.2.2. Ngành đào tạo và ngành điện công nghiệp

1.2.2.1

Ngành đào tạo

Là một ngành cụ thể tác động lên đối tượng học, làm cho đối tượng đạt



17

được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề
1.2.2.2

Ngành điện công nghiệp

Là ngành điện cụ thể tác động lên đối tượng học, làm cho đối tượng đạt
được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong nghề điện
1.2.3. Quản lý và quản lỷ đào tạo ngành điện công nghiệp
1.2.3.1.

Quản lý

Trong quá trình hình thành và phát triển loài người, con người phải
luôn luôn lao động đế duy trì và phát triển nòi giống .Trong khi lao động cần
sự hợp tác của nhóm người hoặc nhiều người, do sự hợp tác này mà xã hội
xuất hiện một loại hình lao động mới mang tính đặc thù là tổ chức điều khiển
các hoạt động lao động theo yêu cầu nhất định loại hình lao động, đó là hoạt
động quản lý
- Theo “Từ điển Tiếng Việt”: “Quản lý là tổ chức và điều hành các
hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [30; tr789].
- Theo Harol Koontz: “Quản lý là hoạt động thiết yếu bảo đảm sự nỗ

lực của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” [12; tr31].
- Còn F.W.Taylor khẳng định: “Quản lý là biết được chính xác điều

bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [8; 89].
- Theo Aunapu F.F: “Quản lý là một hệ thống XH, là một khoa học và


là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lý con
người nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa
ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau” [1; tr 75].
- Thomas. J. Robbins - Wayned Morrison cho rằng: “Quản lý là một

nghề nhưng cũng là một nghệ thuật, một khoa học” [24; tr l9].
- Theo M.Pollet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc của mình

được thực hiện thông qua người khác”.


18

Các tác giả trong nước cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
quản lý:
- Theo Nguyễn Văn Bình : “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục

tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt
động của những người khác” [4; tr l76].
- Theo Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định

hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều
kiện biến chuyển của môi trường” [26; tr 43].
- GS Mai Hữu Khuê quan niệm: “Quản lý là sự tác động có mục đích

tới tập thể những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định và
mục đích đã định trước” [16; tr 19; 20].
- GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá


trình có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình
tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục
tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong
muốn” [13; tr 17].
- Theo GS Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể
quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [19; tr 24].
Các định nghĩa trên tuy nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng điểm
chung thống nhất đều coi quản lý là một hệ thống hoạt động có tổ chức, có
mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Trong quản lý bao giờ cũng có:
- Chủ thể quản lý ( cá nhân hay tổ chức): tác nhân tạo ra hành động

quản lý.
- Khách thể quản lý: các yếu tố của hệ thống tiếp nhận và thực thi tác

động quản lý của chủ thể. Khi khách thể quản lý là con người thì sẽ là chủ


19

thể tiến hành các hành động lao động tạo ra các giá trị vật chất hoặc tinh thần
thực hiện mục tiêu của hệ thống.
Chủ thể và khách thể quản lý luôn luôn có liên hệ ràng buộc và quan
hệ với nhau bằng những tác động quản lý và phản hồi.
Một cách tổng quát, có thể xem quản lý là: Một quá trình tác động có
tổ chức, có định hướng (bằng một hệ thống các qui định, chính sách, các
nguyên tắc và giải pháp...) của chủ thể lên khách thể quản lý về các mặt văn
hóa, xã hội, kinh tế... nhằm làm cho hệ thống vận động, phát triển nhằm đạt

được mục tiêu chung.
1.2.3.2 Quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp
-

Quản lý đào tạo
Là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của

chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục đào tạo vận hành theo
đường lối của Đảng, thực hiện được những nhu cầu của nền giáo dục trong
việc đào tạo con người theo mẫu người của thời đại , tập trung vào hoạt động
dạy học và giáo dục, đưa hệ vận động từ trạng thái ban đầu đến mục tiêu
- Quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp
Là những tác động cụ thể vào ngành điện những tác động có mục đích,
có kế hoạch, hợp với qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống
giáo dục đào tạo vận hành theo đường lối của Đảng, thực hiện được những
nhu cầu của nền giáo dục trong việc đào tạo con người theo mẫu người của
thời đại, tập trung vào hoạt động dạy học và giáo dục, đưa hệ vận động từ
trạng thái ban đầu đến mục tiêu.
1.2.4. Đổi mới và đổi mới đào tạo ngành điện công nghiệp

1.2.4.1 Đổi mới
Có ba khái niệm: đổi mới, cải cách và cách mạng là 3 phạm trù khác
nhau để miêu tả sự thay đổi, mặc dù người ta rất hay nhằm lẫn trong việc sử


20

dụng chúng.
Nói đúng hơn, đổi mới, cải cách và cách mạng là 03 phương thức để
tạo ra sự thay đổi ở 03 mức độ khác nhau và trên phạm vi khác nhau.

Trước hết, cần phải hiểu đổi mới là quá trình mang tính chủ động, nằm
trong quy luật vận động và phát triển tự thân của sự vật. Điều này có ý nghĩa
đổi mới là một công việc diễn ra hằng ngày, bất kỳ sự vật hiện tượng, cá
nhân, cộng đồng và dân tộc nào cũng luôn luôn trải qua quá trình đổi mới
như là bản năng để tự thích nghi với những thay đổi của môi trường sống. Vì
thế đổi mới ít nhiều hàm nghĩa vận động, tức là sự vật hiện tượng, cá nhân,
cộng đồng, dân tộc và thậm chí cả thế giới muốn phát triển bình thường cần
phải đổi mới thường xuyên và tự đổi mới. Một hệ thống đạt được tiêu chí này
là đạt đến tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để được công nhận là hoàn
thiện tối ưu.
Khác với đổi mới, cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải
quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể
và yêu cầu phải hoàn tất trong thời gian nhất định, cải cách còn có thể hiểu là
sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa , xã hội, cần phải có
sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng xã hội. Do đó, cải cách sẽ tạo ra
những thay đổi mang tính hệ thống hơn, trên quy mô rộng lớn, sâu sắc cũng
như triệt để hơn về mức độ.Trong một số trường hợp, nó còn dẫn tới cả
những thay đổi về tư duy hành động cũng như định hướng phát triển. Điểm
giống nhau cơ bản giữa đổi mới và cải cách có tính kiểm soát, hay tính có thể
kiểm soát được.Tuy nhiên, rất khác với đổi mới, cải cách không thể là một
công việc xảy ra hằng ngày, nó có thể tạo ít nhiều xáo trộn cũng như những
hậu quả không mong đợi. Vì thế, nó chỉ được thực hiện dựa trên những
nghiên cứu và cân nhắc thấu đáo về mục đích, hậu quả, và người cần phải đủ
dũng cảm để chấp nhận cái giá phải trả cũng như đủ bản lĩnh, đủ lòng tin để


21

khắc phục những hậu quả ấy
Khác với đổi mới và cải cách, cách mạng hiểu theo nghĩa căn bản nhất,

là sự thay thế cái củ bằng cái mới tiến bộ hơn. Nguyên nhân dẫn đến những
cuộc cách mạng không phải là tính biệt lập hay chậm phát triển của thế giới,
mà chính là một xã hội phi dân chủ, một xã hội đạo đức giả, một xã hội độc
tài. Bởi tất cả nhũng nhân tố này đã tích tụ trong đời sống và xã hội dẫn đến
mâu thuẫn. Đến lượt mình các mâu thuẫn ấy tạo ra sự bùng nổ. Sự bùng nổ
các mâu thuẫn được gọi là cách mạng.
Như vậy đổi mới, cải cách, cách mạng trong đào tạo nghề phải hết sức
phù hợp trong tình hình đào tạo hiện nay .Theo tác giả “Đổi mới” ở đây là
cần đổi mới tư duy tức là phải suy nghĩ sáng tạo chứ không phải suy nghĩ đào
tạo theo cái cũ, theo đường mòn trước đó.Nhưng đổi mới tư duy phải luôn
luôn đi kèm bằng hành động, phải sáng tạo mới có hiệu quả.
1.2.4.2. Đổi mới đào tạo ngành điện công nghiệp
Đổi mới đào tạo ngành điện công nghiệp là thay đổi nhận thức, tư duy
sáng tạo chứ không phải đào tạo nghề điện công nghiệp theo cái củ theo
đường mòn trước đó. Nhưng sự thay đổi cần phải luôn luôn hành động , sáng
tạo mới có hiệu quả
1.2.5.Giải pháp và giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp.
1.2.5.1. Giải pháp
Theo Tự điển tiếng việt, giải pháp là : “ phương pháp giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó “[30, tr.387].
Giải pháp là những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một
hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định...nhằm đạt được mục đích
hoạt động. Giải pháp thích hợp, sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh
hơn, mang lại hiệu quả cao hơn


22

1.2.5.2.Giải pháp đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công

nghiệp
Là cách thức mới tác động hướng vào những biến đổi về chất lượng
trong quá trình đào tạo ngành điện đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành điện công
nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
1.3. Một số vấn đề về lý luận của đổi mới đào tạo ngành điện công
nghiệp ở trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân
1.3.1.Ý nghĩa của đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp
a. Với triết lí “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của
quá trình đào tạo”, với mục đích đổi mới quản lý đào tạo ngành điện công
nghiệp. Trong việc đổi mới quản lý đào tạo, việc đổi mới chương trình là một
trong sự đổi mới, với phương pháp tiếp tiếp cận chương trình theo nội dung,
chú trọng đưa thật nhiều nội dung vào chương trình đào tạo. Cách tiếp cận đó
hoàn toàn không phù hợp vói xu hướng phát triển hiện nay, khi lượng bùng
nổ thông tin và tri thức tăng lên rất nhanh, theo hàm số mũ.
Khi thiết kế chương trình đào tạo này, cần tiếp cận theo mục tiêu, xác
định rõ các mục tiêu cần đạt được của chương trình đào tạo, từ đó xác định
nội dung cần thiết tối thiểu cho chương trình.
b .Tính hệ thống trong đổi mới quản lý.
Hệ thống tín chỉ là một hệ thống gồm các môđun kiến thức (học phần/
môn học) tương đối độc lập (nhưng không phải là cắt vụn) gắn kết, quan hệ
chặt chẽ, lôgic trong một tổng thể. Hệ thống tín chỉ gắn liền với việc cấu trúc
kiến thức thành các khối (khối kiến thức đại cương, khối kiến thức ngành:
kiến thức cơ sở của ngành, kiến thức chính của ngành, kiến thức chuyên sâu,
chuyên ngành, ...), cấu trúc các học phần/ môn học theo một logic nhất định.
Đây là nền tảng, là cơ sở để tạo ra một quy trình đào tạo linh hoạt, mềm dẻo,


23


quan tâm đến người học, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cuộc sống - một
ưu điểm nổi bật nhất của học chế tín chỉ.
Cũng cần nói thêm, khi nhà nước không thể hiện được vai trò trong
việc xây dựng chương trình cấp quốc gia thì hệ thống tín chỉ sẽ “không phải
là một hệ thống”. Bởi lẽ, hệ thống tín chỉ sẽ được thực hiện hoàn toàn khác
nhau ở nhiều trường khác nhau. Hoặc nữa, giá trị của tín chỉ (giờ tín chỉ credit hour) sẽ không giống nhau giữa các trường.
c. Tính mềm dẻo, linh hoạt, thực tiễn
Chương trình đào tạo theo niên chế thường cứng nhắc, thiếu linh hoạt,
nặng về lí thuyết, ít chú ý đến năng lực thực hành, hướng nghiệp. Trong khi
theo học chế tín chỉ, căn cứ vào thực tiễn, nhu cầu của xã hội, chương trình
đào tạo có thể điều chỉnh, cập nhật mà không ảnh hưởng đến công tác tổ
chức, quản lí đào tạo cũng như việc tích lũy của người học; học phần/ môn
học nào cần thì giữ lại hoặc bổ sung, nếu học phần/ môn học nào không cần
thì sửa đổi hoặc hủy bỏ.
d.Tính liên thông
Trong chương trình đào tạo theo niên chế, tính liên thông trong hệ
thống thấp. Trong khi theo học chế tín chỉ, chương trình đào tạo luôn bảo
đảm tính liên thông trong toàn hệ thống: liên thông dọc, liên thông ngang
(người học có thể tích lũy một số học phần nhất định để đạt trình độ và được
cấp bằng ở một ngành đào tạo nào đó, có thể tích lũy thêm một số học phần
nào đó để được cấp bằng ở một ngành đào tạo khác hoặc được cấp bằng ở
trình độ cao hơn); liên thông giữa các trường (qua việc chuyển đổi và công
nhận kết quả đào tạo của nhau). Nhờ vậy người học có khả năng học hai bằng
cử nhân cùng một lúc, có thể chuyển đổi hoặc học thêm ngành mới mà không
phải đào tạo lại từ đầu, có thể vào đời tìm việc và tiếp tục học tập khi có điều
kiện.


24


e. Tính hội nhập
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nếu được tổ chức chặt chẽ, hiệu quả sẽ
góp phần đưa hệ thống giáo dục Việt Nam tiệm cận với giáo dục khu vực và
thế giới. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, không thể không nghĩ tới
quốc tế hóa về giáo dục, mà điều có thể làm được trước nhất là tổ chức và
xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, phù hợp với học chế tín chỉ - học
chế mà từ lâu đã trở thành phổ biến ở các trường đại học trên thế giới.
k. Quan tâm đến việc dạy cách học, phát huy tính chủ động của người
học. Chương trình đào tạo theo học chế niên chế, học phần thường nặng tính
hàn lâm kinh viện, nặng về nội dung, đưa nhiều nội dung vào chương trình
đào tạo, chú trọng đến việc cung cấp kiến thức, truyền đạt các nội dung; ít
quan tâm đến việc dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học.
Trong khi với thời gian lên lớp ít hơn nhiều, chương trình đào tạo theo hệ
thống tín chỉ bắt buộc phải quan tâm đến việc dạy phương pháp học tập cho
người học, phát huy tính chủ động của người học.
h. Đề cao vai trò người học
Như chúng ta đều biết, bản chất của học chế tín chỉ là cá thể hóa việc
học tập của người học trong một nền giáo dục đại học cho số đông và giáo
dục hướng về người học. Vì vậy, học chế tín chỉ chú ý đến điều kiện và năng
lực của từng cá thể người học, tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn
chương trình và cách học ở một mức độ xác định.
1.3.2. Nội dung đối mới quản lý đào tạo ngành điện công nghiệp
1.3.2.1 Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Khi thực hiện đổi mới đào tạo thì mục tiêu, nội dung, chương trình
được xây dụng sát hơn với yêu cầu thực tiễn của những người sử dụng lao
động, của giới sản xuất công nghiệp - nơi mà HS - SV tốt nghiệp sẽ làm việc.
Đây là bước đổi mới trong đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Đào


25


tạo những cái mà xã hội cần, chứ không phải đào tạo những cái mà mình có.
Tuy nhiên, khi xây dụng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phải
đảm bảo các yếu tố: đảm bảo sự quản lý, điều phối và sử dụng của nhà nước;
yêu cầu thực tiễn của sản xuất, thị trường lao động kỹ thuật.
Việc xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình sát hơn với yêu cầu
thực tiễn của nền sản xuất hiện đại làm cho chất lượng đào tạo nghề được
đánh giá là cao hơn.
1.3.2.2. Tổ chức thực hiện đào tạo
Khi tiến hành thực hiện đổi mới quản lý đào tạo nghề, cả hai phía
(DNSX và cơ sở đào tạo) đều có quyền và trách nhiệm tham gia tổ chức và
quản lý quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trường có vai
trò chủ động và chủ đạo, DNSX tham gia với vai trò hỗ trợ và kiểm soát quá
trình đào tạo.
Tóm lại: Việc đổi mới quản lý đào tạo nghề nhằm tăng cường các điều
kiện đảm bảo chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Nghiên cứu, hoàn thiện loại hình nói trên và áp dụng vào thực tiễn đào tạo
nghề là việc làm thiết yếu, bức bách ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2.3.Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định sự đảm bảo
và nâng cao chất lượng đào tạo. Đội ngũ giáo viên trong các trường đào tạo
nghề gồm: giáo viên giảng dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành
(thực hành cơ bản và thực tập sản xuất).
Đa số đội ngũ giáo viên ở các cơ sở đào tạo nghề được đào tạo cơ bản,
đạt chuẩn theo quy định của nhà nước đề ra. Song, kinh nghiệm sản xuất trực
tiếp và việc làm thì chưa bằng những người thợ bậc cao, cán bộ kỹ thuật tại
các cơ sở sản xuất.
Khi tiến hành kết hợp đào tạo (theo phương thức nói trên), đội ngũ giáo



×