Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.27 MB, 104 trang )



SỞ Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Sổ tay truyền thông

CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

VỀ Y TẾ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2013



LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong
truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế
cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động
truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, góp phần
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân;
Được sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung
tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh phối hợp với các
đơn vị tuyến tỉnh tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu
“Sổ tay truyền thông các chương trình mục tiêu quốc gia
về Y tế”.
Do thời gian và kinh nghiệm biên soạn còn hạn chế, chắc
chắn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên
soạn kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý xây dựng
của quý đồng nghiệp và quý bạn đọc.


Trân trọng!
BAN BIÊN SOẠN



KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE
1. Vị trí, tầm quan trọng của kỹ năng
truyền thông trong công tác chăm sóc
sức khỏe:
Muốn làm tốt công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu, công tác phòng chống dịch,
bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân nói
chung thì việc đầu tiên phải làm tốt công
tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK). Muốn làm TT-GDSK đạt hiệu
quả ngoài tinh thần trách nhiệm, kiến thức
và phương tiện, đòi hỏi người làm công
tác này phải có những kỹ năng cần thiết
để truyền đạt.
Chăm sóc y tế sẽ thành công hơn khi có
sự giao tiếp có hiệu quả giữa bệnh nhân
với các bác sĩ, y tá, CTV…
Kỹ năng truyền thông là kỹ năng thiết
yếu trong công tác chăm sóc sức khoẻ
2. Thông tin:

NGUỒN TIN

Thông tin


NGƯỜI NHẬN

Thông tin là những tin tức, thông điệp được
cá nhân, tổ chức phổ biến thông qua sách báo,
tivi, đài phát thanh… gửi tới người nhận (không

quan tâm đến phản ứng của họ).
3. Truyền thông:

Truyền thông là một quá trình tác động qua
lại liên tục giữa 2 hay nhiều người để cùng nhau
chia sẻ các thông tin, ý kiến, thái độ, tình cảm,
kỹ năng tạo nên sự thay đổi hành vi của đối
tượng. Đặc trưng quan trọng của truyền thông
là tính 2 chiều.

4. Giáo dục sức khỏe:

Bản chất của GDSK là một quá trình
giao tiếp (quá trình truyền thông):
- GDSK là một quá trình tác động có
mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý
trí của con người nhằm làm thay đổi hành
vi có hại thành hành vi có lợi cho sức khỏe
của cá nhân, nhóm và cộng đồng.
- Định nghĩa giáo dục sức khoẻ: Có
nhiều định nghĩa về GDSK và định nghĩa
đầu tiên có từ năm 1943.

Các thành phần của một tiến trình truyền thông:


TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

7


“Một hoạt động nhằm vào các cá nhân
để đưa đến việc thay đổi hành vi”
WHO, 1977
“là một quá trình nhằm giúp nhân dân
tự thay đổi những hành vi có hại cho sức
khoẻ để chấp nhận thực hiện những hành
vi tăng cường sức khoẻ”
Bộ Y tế (1993)
5. Hành vi sức khỏe:
- Hành vi sức khỏe là những thói quen,
việc làm hằng ngày ảnh hưởng tốt hoặc
xấu tới sức khỏe.
- Hành vi có lợi cho sức khỏe: cho trẻ
sơ sinh bú sớm sau sinh; phụ nữ có thai đi
khám thai đầy đủ; ngủ mùng phòng bệnh
sốt xuất huyết; ho kéo dài trên 2 tuần phải
đi khám phát hiện lao; thực hiện ăn chín
uống chín...
- Hành vi có hại cho sức khỏe: hút
thuốc lá; trẻ bị tiêu chảy mà kiêng bú,
kiêng ăn; không ngủ mùng; trẻ nghi bị sốt
xuất huyết mà đi chích lể…
- Hành vi nguy cơ cao (lây nhiễm HIV
cao): dùng chung bơm kim tiêm với người

nghiện chích ma túy mà không được tiệt
trùng đúng cách; quan hệ với gái mại dâm
mà không dùng bao cao su; quan hệ tình
dục khi đang mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục…
- Những hành vi không có lợi, không
có hại cho sức khỏe: đeo vòng bạc vào cổ
tay cho con; nhổ răng sữa cho con xong
thì thực hiện “hàm dưới vứt lên, hàm trên
vứt xuống”…
6. Các bước thay đổi hành vi:
B.1- Không biết hoặc biết không đủ về
hành vi mới.
B.2- Nhận thức được các rủi ro và lợi
8

ích của hành vi mới.
B.3- Có thái độ tích cực và quyết định
thử tiến hành hành vi mới.
B.4- Thử thực hiện hành vi mới.
B.5- Chấp nhận hành vi mới.
Các giai đoạn trong một quá trình
thay đổi hành vi của một cá nhân

7. Phương pháp và phương tiện giáo dục sức
khỏe:

7.1 - Các phương pháp Giáo dục sức
khoẻ: Có nhiều cách phân loại:
- Theo cách truyền tin: trực tiếp và

gián tiếp
- Theo quy mô đối tượng người
nhận: quảng đại quần chúng, nhóm
nhỏ, cá nhân
- Theo cách tổ chức: Truyền thông
sự kiện
- Theo cách tác động đến đối tượng:
trực quan
- Theo mô hình điểm
- Sân khấu hóa và văn hóa dân gian;
7.2 - Truyền thông gián tiếp:
Thông tin, thông điệp, nội dung
người gửi muốn truyền đến người nhận
phải thông qua phương tiện, tài liệu,
kênh truyền thông, ví dụ: sách báo, phát
thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, băng
rôn, pano…

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


Ưu điểm:
- Đưa thông tin nhanh đến được nhiều
người, tranh thủ được yếu tố thời gian.
- Thông tin thống nhất
- Có thể sử dụng lại nhiều lần.
- Tạo nên một phong trào rộng, tạo
dư luận.
- Không đòi hỏi những kỹ năng giáo
dục khó rèn luyện, khó thực hiện.

Khuyết điểm:
- Người nghe, xem dễ mất tập trung.
- Thông tin cung cấp được nhận thức
không đồng đều, có thể gây
hiểu nhầm.
- Thông tin cung cấp khó
đáp ứng được nhu cầu của
những đối tượng chuyên biệt.
- Liên quan đến phương
tiện nghe, nhìn.
- Khó thu nhận phản hồi,
khó làm thay đổi thái độ, hành
vi đối tượng.
7.3 Truyền thông trực tiếp:
Thông tin, thông điệp, nội
dung người gửi chia sẻ trực
tiếp với người nhận (mặt giáp

mặt), ví dụ: tư vấn, vãng gia,
thảo luận nhóm, nói chuyện
sức khỏe, hội thi, biểu diễn
và thực tập, sắm vai, tham
quan, thực địa, văn nghệ
nhóm nhỏ…
Ưu điểm:
- Truyền thông chính xác
hơn (có thể nhận hồi báo dễ
dàng hơn, người tham dự tập
trung hơn)
- Thông tin cung cấp đáp

ứng được nhu cầu của những
đối tượng chuyên biệt.
- Có thể tạo ra sự chủ động
của người tham dự, sự tương tác giữa các
thành viên, tạo điều kiện cho việc thay đổi
thái độ, hành vi (truyền thông hiệu quả)
Khuyết điểm:
- Tốn nhiều thời gian.
- Được ít đối tượng.
- Đòi hỏi nhiều nhân lực, truyền thông
viên phải có kỹ năng truyền thông giáo
dục sức khỏe
- Không tạo được dư luận xã hội

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

9


Trong thực tế các phương pháp này
không mâu thuẫn nhau mà kết hợp với
nhau, tuỳ thời điểm, tuỳ vấn đề sức khoẻ,
tuỳ đối tượng, tùy vào nguồn lực để lựa
chọn ưu tiên phương pháp truyền thông
phù hợp.
8. Những điểm làm tăng tính hiệu
quả của truyền thông đại chúng
(gián tiếp):
- Biết được thói quen sử dụng tài liệu
của đối tượng.

- Muốn tác động đến nhiều người trong
khu vực hay cộng đồng, có thể sử dụng
đài phát thanh.
- Nếu trong khu vực có nhiều tivi,
truyền hình là một phương tiện tốt để
tác động
- Muốn tác động đến những người lãnh
đạo, có thể dùng ấn phẩm.
- Tìm hiểu những phóng viên, cách thức
họ viết về các vấn đề cần truyền thông
như thế nào để định hướng và bổ sung
thông tin.
Hãy theo nguyên tắc: nhanh, thực
tế, thẳng thắn, công bằng và thân thiện.

9. Các phương tiện truyền thông giáo
dục sức khỏe:
9.1 - Phương tiện truyền tin:
- Phương tiện nghe nhìn (hiện đại):
Máy chiếu phim dương bản, đèn chiếu
qua đầu (over head), projetor, cassette,
máy vi tính, radio, truyền hình…
- Phương tiện cổ điển: Bảng đen, bảng
nỉ, bảng giấy…
9.2 - Phương tiện mang tin:
- Phương tiện mang tin nghe - nhìn:
+ Nghe: đĩa hát, băng âm thanh,
chương trình phát thanh.
+ Nhìn: slide,
+ Nghe-nhìn: Slide có tiếng, phim

tiếng, băng đĩa video…
- Phương tiện mang tin cổ điển: Tranh
tường, tranh lật, tranh bảng nỉ, bích
chương, biểu đồ, bản đồ, đồ thị, sách, vật
thật, mô hình, tờ bướm, khẩu hiệu…
Ghi chú: phương tiện trực quan là
những phương tiện truyền đạt thông tin
dùng các tín hiệu trực quan (âm thanh
thật, hình ảnh, mùi, vị, sờ, nắm), không
sử dụng công cụ ngôn ngữ, không đòi hỏi
người nhận phải suy luận.

TÓM LẠI
Truyền thông gián tiếp có ưu điểm
nổi bật là đưa thông tin nhanh, đến nhiều
người, tạo được dư luận xã hội, nhưng
nhược điểm là khó thay đổi hành vi.
Truyền thông trực tiếp có ưu điểm
nổi bật là dễ nhận được thông tin phản

hồi của đối tượng, có khả năng giúp thay
đổi hành vi (mang lại hiệu quả), nhưng
nhược điểm là tốn nhiều thời gian chỉ
được ít đối tượng, đòi hỏi kỹ năng của
người truyền thông.

10 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


NÓI CHUYỆN SỨC KHOẺ


Nói chuyện sức khoẻ là một phương
pháp giáo dục kinh điển cho đến nay vẫn
còn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, để
một buổi nói chuyện sức khỏe có hiệu quả
cao cần phải chuẩn bị kỹ khâu tìm hiểu
đối tượng và lập kế hoạch cẩn thận. Nên
xác định rõ mục tiêu và dự kiến cách thức
lượng giá. Một số điểm gợi ý cụ thể:
1. Về nội dung:
- Chuẩn bị bằng cách viết ra các đề
mục đúng theo thứ tự trình bày; kế đó bổ
sung những thông tin cần thiết cho mỗi đề
mục. Chú ý đầu tiên nên nêu bật tầm quan
trọng của vấn đề mà người nghe quan tâm
hơn và cuối cùng nên tóm tắt những điểm
chính và kết luận.
- Khi thực hiện, cố gắng tìm hiểu xem

người nghe đã biết đến đâu cũng như có
thái độ, niềm tin liên quan đến bài nói để
biến đổi cho phù hợp.
2. Về phương pháp:
- Luôn bắt đầu bằng phần “tan băng”,
làm cho không khí trở nên thân tình, thư
giãn, giúp người nghe dễ nhập cuộc. Có
thể thực hiện bằng cách cho một câu đố,
kể một câu chuyện vui hoặc ít nhất là nói
một điều gì đó gần gũi với người dự có
liên quan đến đề tài định nói.

- Làm cho buổi nói chuyện trở nên
“động” bằng nhiều cách: Đặt câu hỏi, đặt
vấn đề nhờ người nghe suy nghĩ, trả lời
hoặc đề xuất cách giải quyết; Kể những
câu chuyện vui, những kinh nghiệm thực
tế có liên quan...
- Tôn trọng những phút “rì rào” (người
nghe bàn luận với nhau) sau khi ta trình
bày một vấn đề gây ấn tượng nào đó.
- Nói đủ lớn cho cả những người ngồi
dưới cũng có thể nghe được.
Nên đối diện với người nghe trong khi
nói, có thể lần lượt nhìn từ người này đến
người khác. Không nên lúc nào cũng xem
sổ tay hoặc nhìn lên bảng, lên trần nhà,
điều này khiến người nghe bớt chú ý.

GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CHO CÁ NHÂN
1. Đại cương:
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cho cá nhân
là một hình thức đặc biệt của GDSK nhằm
vào cá nhân; là một tiến trình thông qua
đối thoại, tương tác của người giáo dục

viên giúp cho đối tượng hiểu rõ về hoàn
cảnh, vấn đề sức khoẻ của chính mình, từ
đó có thể tìm ra biện pháp giải quyết thích
hợp và thực hiện.
Không giống GDSK cho quảng đại


TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

11


quần chúng, nhóm lớn hoặc nhóm nhỏ,
vấn đề sức khỏe ở đây không mang tính
chung chung mà là cụ thể cho từng đối
tượng. Vấn đề có thể là những nỗi lo âu về
bệnh tình, sự thắc mắc về chăm sóc, cũng
có thể vấn đề là một quyết định cần đưa
ra, một hành vi cần thay đổi.
Thêm vào đó, vấn đề của mỗi người có
những nét riêng, không ai giống ai cho dù
là cùng một chủ đề sức khoẻ. Mỗi người
lại có hoàn cảnh riêng và đặc điểm tâm
lý riêng bao gồm trình độ, khả năng nhận
thức, cảm xúc, tình cảm, xu hướng.
Do đó, GDSK cho cá nhân không thể
được thực hiện chung chung, giống nhau
cho tất cả các đối tượng. Trong GDSK cho
nhóm lớn, nhóm nhỏ cần có kỹ năng quan
trọng là “Nói sao cho người ta nghe” thì
trong GDSK cá nhân lại là “Nghe sao cho
người ta nói”. Bởi vì chỉ có lắng nghe, tìm
hiểu mới biết được những điểm riêng của
đối tượng để mà từ đó giúp họ trong việc
giải quyết vấn đề sức khoẻ.
2. Sự thấu cảm:

Không phải chỉ là sự thông cảm, hiểu
biết hoàn cảnh của đối tượng về mặt lý
trí mà là sự chia sẻ cảm xúc như là chính
người giáo dục viên đang trải qua hoàn
cảnh của đối tượng. Điều này có thể đến
một cách tự nhiên, đặc biệt là khi người
giáo dục viên đã từng trải qua những hoàn
cảnh tương tự.
Ngoài sự thấu cảm do đã từng trải qua
hoàn cảnh như đối tượng, người giáo dục
viên có thể thấu cảm bằng cách đặt mình
vào hoàn cảnh của họ để thấu hiểu tâm
trạng, cảm xúc của đối tượng. Sự thấu
cảm là một điều hết sức cần thiết ở người
giáo dục viên vì lúc đó như là chính mình

đang giúp mình chứ không phải là giúp
một người xa lạ. Điều này giúp tránh đi
những lời khuyên thiếu thực tế.
3. Sự tôn trọng, chấp nhận:
Không ai muốn bị phán xét và người
giáo dục viên thật sự cũng không phải là
thẩm phán. Sự tôn trọng vô điều kiện, sự
chấp nhận từ chính thâm tâm rằng đối
tượng là một con người có giá trị bất kể
địa vị, hành vi hoặc thái độ tích cực hay
tiêu cực sẽ giúp tạo ra một mối tương giao
ấm cúng.
Tôn trọng, chấp nhận không có nghĩa
là tán thành. Ngược với chấp nhận là định

kiến, thành kiến. Một khi người giáo dục
viên tự khép lòng lại thì sẽ không thấy
hết những khía cạnh khác nhau trong đối
tượng và vấn đề của đối tượng. Tôn trọng
và chấp nhận chính là sự mở lòng đối với
tha nhân.
4. Sự chân thành:
Người giáo dục viên phải đến với đối
tượng bằng sự chân thành với thái độ
quan tâm một cách tự nhiên xuất phát từ
nhu cầu của đối tượng hơn là vì nhiệm
vụ, cố gắng làm cho xong việc với mục
đích riêng. Cần xem đối tượng như là một
người bạn, người thân hoặc thậm chí là
chính mình. Như vậy thì dù ta chưa thể
giúp được đối tượng giải quyết được vấn
đề thì cũng đã giúp phần nào cho tâm lý
của đối tượng.
5. Một số nguyên tắc chung trong
giáo dục sức khoẻ cho cá nhân:
5.1 - Người giáo dục viên giúp đối
tượng nhận ra vấn đề và giải quyết vấn đề
theo cách riêng, phù hợp chứ không phải
để áp đặt một cách giải quyết có sẵn. Thế
nên, qua một buổi vẫn có thể chưa đề cập

12 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


được vấn đề hoặc chưa tìm ra cách giải

quyết vấn đề cũng không phải là thất bại.
Điều quan trọng đầu tiên trong GDSK
cho cá nhân chính là mối quan hệ. Dù vấn
đề chưa giải quyết nhưng đã thiết lập được
mối quan hệ tốt thì những lần sau hy vọng
có thể giải quyết được.
5.2 - Trong đại đa số trường hợp ta
không nên áp đặt những cách ứng xử cho
đối tượng bởi vì chính bản thân đối tượng
thường cũng không muốn người khác “dạy
đời”, đồng thời cách ứng xử của ta chưa
chắc là đã phù hợp với hoàn cảnh của đối
tượng. Kể cả trường hợp lời khuyên của ta
mà đối tượng nghe theo và thực hiện đạt
kết quả thì đó cũng chưa hẳn là tốt vì có
thể tạo sự phụ thuộc và đối tượng sẽ luôn
tìm đến ta trong mọi vấn đề.
- Nên giúp đối tượng tự khám phá và
tự quyết định bằng cách cung cấp những
thông tin phù hợp, trên cơ sở đó đặt những
câu hỏi dẫn dắt từng bước đến sự hiểu biết
về kiến thức, về tình trạng của mình và
sự tự chọn lựa cách giải quyết vấn đề của
mình một cách phù hợp.
4.3 - Có thể nói kỹ năng quan trọng nhất
trong GDSK cho cá nhân biểu hiện trong
cả 3 hoạt động giao tiếp, truyền thông,
khơi dậy, đó là sự khơi gợi thích hợp và

lắng nghe chân thành.

- Khơi gợi và lắng nghe để thật sự thấu
cảm hoàn cảnh của đối tượng cũng như để
biết những vấn đề sức khoẻ, vấn đề tâm
lý, xã hội mà đối tượng đang gặp phải,
thậm chí đang rất bức xúc nhưng nhiều
khi không dám hoặc không tiện nói ra.
- Khơi gợi và lắng nghe giúp đối tượng
cảm thấy được quan tâm, thúc đẩy muốn
chia sẻ.
- Khơi gợi và lắng nghe giúp biết được
đối tượng đã hiểu biết tới đâu, điểm nào
đúng, điểm nào sai, giúp việc thông tin,
hướng dẫn được xác đáng, đỡ mất thời
gian và đặc biệt quan trọng hơn là giúp
đối tượng liên hệ những điều mới với
những gì đã biết khiến việc tiếp thu được
tốt hơn.
- Khơi gợi và lắng nghe những hồi báo
để kiểm điểm lại những hiểu biết của đối
tượng, giúp cho việc điều chỉnh các thông
tin, tránh nhầm lẫn.
- Khơi gợi và lắng nghe những ý kiến,
những quyết định của đối tượng giúp đối
tượng cảm thấy tự tin hơn, làm nền tảng
cho những quyết định cá nhân và sự thay
đổi hành vi.
Lưu ý: ta khơi gợi và lắng nghe để
nhằm xác định vấn đề chứ không phải
để thỏa mãn tính tò mò. Cần tránh những
câu hỏi về những vấn đề nhạy cảm

không cần thiết.
6. Các hình thức GDSK cho cá nhân:
- Có nhiều cách phân chia các hình thức
GDSK cho cá nhân. Thông thường, phân
biệt theo 3 hình thức: trao đổi trực tiếp,
trao đổi qua điện thoại, trao đổi qua thư
tín. Trong bài này, chúng ta đề cập chủ
yếu đến hình thức trao đổi trực tiếp.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

13


- Một điều cần lưu ý là dù đối tượng
GDSK cho cá nhân có vấn đề về sức khoẻ
nhưng không phải ai cũng ý thức được.
Có người ý thức được và có nhu cầu cần
giải quyết nhưng cũng có những người
không ý thức được và do đó không có nhu
cầu. Cũng có người có nhu cầu nhưng
không biết tìm đến đâu hoặc ngại không
muốn bày tỏ. Cũng chính vì vậy mà
hình thức trao đổi trực tiếp lại được chia
thành hai dạng:
+ Đối tượng tìm đến giáo dục viên: ở
cơ sở y tế, trung tâm tham vấn, điện thoại,

viết thư,… hình thức này có khi ta gọi là
tham vấn sức khoẻ.

+ Giáo dục viên tìm đến đối tượng: tiếp
cận cộng đồng, vãng gia.
Ví dụ: một phụ nữ nghèo, đông con,
không xem tivi, không nghe đài, không
tham gia họp tổ phụ nữ và nhiều khi cũng
không ý thức được nguyên nhân của đói,
nghèo, bệnh tật là do đông con. Trong
trường hợp này, nhiều khi ta phải tìm đến
nhà (vãng gia) để thăm hỏi và giúp cho
chị ta hiểu vấn đề và có biện pháp giải
quyết phù hợp.

VÃNG GIA
1.Mục đích:
Mục đích 1: kiểm tra việc thực hiện các
lời khuyên mà bạn đã đưa ra trước đó. Ví
dụ: trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm phòng chưa? phụ
nữ có thai đi tiêm ngừa uốn ván chưa?…
Mục đích 2: Giúp gia đình học thêm
một số kỹ năng trong khả năng của họ. Ví
dụ: Cách nấu bột cho trẻ mới bắt đầu ăm
sam (ăn dặm), cách pha dung dịch ORS
khi trẻ bị tiêu chảy…
Mục đích 3: thu thập các thông tin cần
thiết. Ví dụ: điều tra số người trong một
gia đình, những ai vừa chuyển đến, chuyển
đi; tìm hiểu các hành vi ứng xử của các
thành viên trong gia đình cũng như của
người chủ trong gia đình, bạn có thể tác
động vào người chủ gia đình…

Mục đích 4: Thực hiện các công tác
sức khỏe khác như chăm sóc người ốm
tại nhà, vận động tiêm chủng và kế hoạch
hóa gia đình…
Mục đích 5: Ngoài ra, thăm hộ gia đình
thường xuyên giúp bạn giữ mối quan hệ
tốt với gia đình.

2.Các bước thực hiện trong vãng gia:
- Chào hỏi, giới thiệu bản thân và
mục đích đến thăm;
- Quan sát và hỏi thăm sức khoẻ của
mọi người;
- Kiểm tra việc thực hiện lời khuyên
trước đây;
- Quan sát và hỏi về các vấn đề vệ
sinh như: nước sạch, nhà vệ sinh;
- Tiến hành khuyên bảo nếu bạn thấy
cần thiết;
- Chào, cảm ơn gia đình và hẹn lần
đến thăm sau;

14 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


ĐẶC ĐIỀM CHỦ YẾU CỦA
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÔNG TÁC
PHÒNG BỆNH TẠI CỘNG ĐỒNG
Bệnh sốt xuất huyết Dengue (đăng
- gơ) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp

tính do muỗi truyền, có thể gây thành
dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành tại
các địa phương ở Việt Nam. Do đặc điểm
khí hậu, địa lý khác nhau, ở miền Nam,
miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở
miền Bắc, Tây Nguyên bệnh thường xảy
ra từ tháng 4 đến tháng 11. Bệnh sốt xuất
huyết Dengue phát triển nhiều nhất vào
các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.
Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Dengue
với 4 týp huyết thanh DEN 1, DEN 2,
DEN 3, DEN 4.
Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền: Thời
kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày, trung bình từ 5-7
ngày. Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong
thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt,
là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.
Tính cảm nhiễm và sức đề kháng: Mọi
người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có
thể bị mắc bệnh, từ trẻ sơ sinh tới người
lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch
bền vững suốt đời với týp vi rút Dengue
gây bệnh nhưng không được miễn dịch
bảo vệ chéo với các týp vi rút khác. Nếu
bị mắc bệnh lần thứ hai với týp vi rút
Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị nặng
hơn và dễ xuất hiện sốc Dengue.
Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây
truyền trực tiếp từ người sang người mà
do muỗi chích người bệnh truyền vi rút

sang người lành qua vết chích. Ở Việt

Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt xuất
huyết Deugue là Ades aegypti và Ades
albopictus, trong đó quan trọng nhất là
muỗi Ades aegypti.
Nhiều yếu tố khiến dịch SXH càng
trở nên nguy hiểm:
Khác với trước đây, hiện tại bệnh SXH
có nhiều đặc điểm hết sức đáng lo ngại.
Cụ thể là:
- Bệnh xảy ra cả ở trẻ em và người lớn,
có khả năng diễn tiến nặng dẫn đến tử
vong, trong đó có cả bệnh nhân cao tuổi.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

15


- Thói quen ít vận động của trẻ ngày
càng phổ biến, trẻ ngồi lâu trước máy vi
tính… nên dễ làm mồi cho muỗi chích.
- Các công trình xây dựng trong đó có
những vũng nước đọng lớn thậm chí cả
tầng hầm đọng nước,...tạo điều kiện cho
muỗi đẻ trứng, phát triển. Các hố ga thoát
nước khử mùi của hệ thống thoát nước đô
thị cũng có lăng quăng phát triển làm cho
công tác diệt lăng quăng rất khó khăn.

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue:
Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc
xin phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu. Vì vậy công tác phòng bệnh là
rất quan trọng.
Diệt muỗi trong nhà: giữ cho nhà cửa
được sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo; nhà cửa,
kể cả gầm giường, gầm tủ... cần được
lau quét sạch sẽ hàng ngày; không treo
nhiều quần áo trên mắc áo, trên tường.
Nhà cửa dơ bẩn, tối tăm, ẩm thấp là
những điều kiện thuận lợi cho muỗi cư trú
và phát triển.
Dùng thêm thuốc xịt muỗi, nhang trừ
muỗi là những việc hữu ích. Có thể dùng
vợt điện, hun khói xua muỗi….
Diệt lăng quăng:
- Giữ cho sân vườn, khu vực quanh
nhà được quang đãng, khô ráo. Nên phát
quang các bụi rậm quanh nhà, vì đó cũng
là nơi muỗi cư trú.
- Nên dọn cho sạch, khô các nơi đọng
nước sau khi mưa (máng xối…), hủy các
vật thừa chứa nước (vỏ xe, gáo dừa, chai
lọ…) vì đó là nơi muỗi tới sinh sản.
- Cần đậy kín các lu, khạp chứa nước.
Đậy kín hay lật úp các vật chứa nước không
dùng. Thả cá 7 màu để chúng ăn hết lăng

quăng, không cho chúng phát triển thành

muỗi. Cho muối vào chén chống kiến…
- Thường xuyên súc rửa các vật chứa
nước sử dụng hàng ngày. Thay nước bình
bông hàng tuần…
Chống muỗi chích:
- Mọi người trong gia đình đều nên ngủ
mùng, không những ban đêm mà kể cả
ban ngày. Vì loại muỗi vằn truyền bệnh
SXH chích người ban ngày (nhất là lúc
sáng sớm hay xế chiều).
- Những khi trẻ ngồi học, thân thể và
nhất là hai chân cần được che kín bằng
quần dài; Nếu cần, có thể dùng thêm vớ
(bít tất) để bảo vệ 2 bàn chân. Không cho
trẻ chơi đùa chỗ tối…
Tại sao diệt lăng quăng lại hiệu quả
hơn phun hóa chất diệt muỗi.
Việc phun thuốc diệt muỗi đại trà có thể
làm giảm tức thời số lượng muỗi nhưng
lại không diệt được lăng quăng. Một tuần
sau, lăng quăng lại lớn lên thành muỗi và
tiếp tục chích người, truyền bệnh
Diệt lăng quăng là diệt tận gốc. Không
có lăng quăng, sẽ không có muỗi; diệt
lăng quăng không độc hại cho con người
và môi trường sống, các biện pháp dễ thực
hiện, không đòi hỏi cán bộ có kỹ thuật mà
mỗi người dân đều có thể tự thực hiện.
Mọi người cùng đồng lòng thực hiện “làm
sạch lăng quăng trong nhà”, hiệu quả của

công tác phòng chống sốt xuất huyết sẽ
lớn gấp bội.
Sự tham gia của cộng đồng giúp cho
các cá thể trong cộng đồng có cơ hội, chủ
động nắm bắt cơ hội, chủ động bàn bạc,
tham gia, giải quyết các vấn đề của cộng
đồng, thúc đẩy cộng đồng phát triển.

16 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


MÔ HÌNH
PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Mô hình có sự kết hợp giữa Chính
quyền - Ban ngành - Y tế, lấy tuyến xã,
phường làm nòng cốt:
- Chính quyền có vai trò chủ đạo xuyên
suốt trong mọi hoạt động kết hợp cùng
hoạt động của mạng lưới cộng tác viên
(CTV) tại cộng đồng.
- Y tế làm tham mưu chuyên môn, Ban
ngành đoàn thể hoạt động tích cực cùng
hỗ trợ. Ban ngành đoàn thể có thể là Giáo
dục (Giáo viên và học sinh), Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận
Tổ quốc, công an...

Chiến dịch diệt lăng quăng phòng

chống SXH dựa vào cộng đồng:
Chiến dịch phải cho thấy rõ đây không
phải đơn thuần là một chiến dịch truyền
thông, tuyên truyền, cổ động, càng không
phải là Chiến dịch vệ sinh môi trường, thu
gom rác như ngày chủ nhật xanh, Ngày
môi trường thế giới...
Điểm chính yếu của chiến dịch là các
hoạt động đến tận hộ gia đình, tuyên
truyền vận động, cùng thực hiện các biện
pháp loại trừ lăng quăng.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

17


PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO

Bệnh lao là một bệnh lây truyền do
trực khuẩn lao gây nên (Mycobacterium
tuberculosis). Đặc điểm của loại trực
khuẩn này là: ái khí, gây bệnh trong tế
bào, vị trí thích hợp nhất của chúng là ở
các tế bào phế nang của phổi. Đường lây
chủ yếu của lao phổi là đường hô hấp, do
hít phải những hạt đờm có trực khuẩn lao
của bệnh nhân bị lao phổi khi ho, khạc,
hắt hơi, nói chuyện bắn ra. Ước tính một
lần hắt hơi có thể tạo ra khoảng 40.000

hạt nhỏ li ti chứa trực khuẩn lao.
1.Tình hình dịch tễ học bệnh lao:
Hiện nay bệnh lao vẫn là bệnh có nhiều
người mắc và tỷ lệ tử vong cao không chỉ
ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo
số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO),
ước tính hiện có 2,2 tỷ người đã nhiễm

lao, mỗi năm có khoáng 9 triệu người
mắc mới và hơn 2 triệu người chết do lao.
Trong đó, 13% số mắc lao có đồng nhiễm
HIV và 0,35 triệu người chết do lao đồng
nhiễm HIV.
Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước
có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới,
đứng thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng
bệnh nhân lao đa kháng thuốc. Kết quả
cho thấy dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam còn
ở mức cao.
Năm 2010, theo ước tính (WHO) số
bệnh nhân lao mới mắc tại Việt Nam là
180.000 người. Tuy nhiên, chương trình
chống lao quốc gia (CTCLQG) chỉ phát
hiện và điều trị 99.035 bệnh nhân. Như
vậy còn khoảng 81.000 bệnh nhân chưa
được phát hiện.Trong đó tỷ lệ tử vong là

18 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU



2.9%, tương đương khoảng 3.000 bệnh
nhân; tỷ lệ tử vong do lao sẽ giảm nếu
tăng số bệnh nhân được phát hiện và điều
trị sớm và giảm số bệnh nhân mắc mới .
Nguyên nhân làm gia tăng bệnh lao là
do sự lan tràn của đại dịch HIV: ở người
bình thường bị nhiễm lao có nguy cơ phát
triển bệnh lao từ 5-10% trong suốt cuộc
đời, nhưng nguy cơ đó sẽ tăng lên 3050% ở người nhiễm HIV đồng nhiễm lao.
Một nguyên nhân khác là sự gia tăng di
dân từ khu vực có bệnh lao cao sang khu
vực có bệnh lao thấp, do sự gia tăng dân
số thế giới, nghèo đói kéo dài và sự xuống
cấp của mạng lưới y tế cơ sở.
2.Biểu hiện lâm sàng của bệnh lao
phổi: Triệu chứng thường gặp của bệnh
lao phổi:
- Ho, khạc đàm kéo dài trên 2 tuần.
- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.
- Sốt nhẹ về chiều.
- Ra mồ hôi trộm.
- Đau ngực, đôi khi khó thở.
- Ho ra máu.
Khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh
lao, người bệnh có thể đến trạm y tế xã,
phường để khám bệnh và được giới thiệu
đến phòng khám lao huyện/TP. Tại phòng
khám lao huyện/TP, nếu nghi ngờ nhiễm
lao sẽ được khám và xét nghiệm đờm để
phát hiện và điều trị kịp thời

3.Chữa trị bệnh lao:
Mục đích của việc điều trị bệnh lao là:
- Điều trị khỏi cho bệnh nhân.
- Giảm tỷ lệ chết do lao.
- Tránh xuất hiện chủng vi khuẩn lao
kháng thuốc.

- Giảm lây truyền của bệnh lao trong
cộng đồng với mục tiêu đi đến thanh toán
bệnh lao.
Khi được cơ sở chuyên khoa lao chẩn
đoán là mắc bệnh lao, người bệnh sẽ được
đăng ký điều trị lao tại phòng khám TTYT
huyện/thành phố theo các phác đồ thống
nhất của CTCLQG, thuốc được CTCLQG
cấp miễn phí, người bệnh phải tuân theo
các nguyên tắc điều trị lao: dùng đủ thuốc,
đúng liều, đều đặn, đủ thời gian liên tục
trong 6 tháng. Điều trị lao được chia làm
2 giai đoạn:
- Giai đoạn tấn công 2 tháng: bệnh nhân
được phát thuốc 1 lần/tuần tại trạm y tế và
được giám sát cùng với các tình nguyện
viên cộng đồng hàng tuần tại nhà.
- Giai đoạn duy trì 4 tháng: bệnh nhân
được cấp thuốc uống tại nhà; nhân viên y tế
xã, phường phải kiểm tra việc uống thuốc
của bệnh nhân tại nhà.
4.Các biện pháp phòng ngừa:
- Cắt đứt chu kỳ bệnh lao, phát hiện

sớm người mắc bệnh lao và điều trị cho
đến khi khỏi bệnh để không lây nhiễm
cho người lành.
- Tiêm phòng Vắc xin BCG cho trẻ sơ
sinh càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay
sau sinh.
- Không ngừng nâng cao mức sống,
dinh dưỡng, nhà ở và môi trường.
- Đối với bệnh nhân: Đeo khẩu trang
trong suốt thời kỳ điều trị tấn công; khạc
nhổ đờm vào ca, bô có nắp đậy hoặc vào
khăn giấy rồi đốt đi; thường xuyên phơi
nắng đồ dùng cá nhân, giữ vệ sinh nhà
cửa thoáng mát, sạch sẽ...

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

19


PHÒNG CHỐNG BỆNH PHONG
1.Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phong còn gọi là bệnh cùi, bệnh
hủi. Bệnh do trực khuẩn phong gây nên,
có tên khoa học là Mycobarterium Leprae.
Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang
người lành. Không có bất kỳ đường lây
nào khác.
Tất cả mọi người, ai cũng có thể bị mắc
bệnh phong. Những người tiếp xúc trực

tiếp (ở cùng nhà) với bệnh nhân phong dễ
bị lây bệnh hơn.
2.Đặc điểm của bệnh phong:
- Là bệnh lây truyền, không phải do di
truyền. Thời gian ủ bệnh trung bình 3-5
năm, có khi đến 20 năm hoặc lâu hơn.
- Bệnh phong là bệnh lây truyền nhưng
lây chậm, ít lây và khó lây.
- Bệnh không gây chết người, nhưng
gây tàn tật, biến dạng cơ thể nhất là mắt,
chân và tay. Các bộ phận bị tấn công gồm
da, thần kinh ngoại vi, mắt.
- Hiện nay đã có thuốc điều trị khỏi
hoàn toàn, cấp miễn phí điều trị tại nhà.
3.Dấu hiệu bệnh phong:
- Dấu hiệu sớm là: Những đám da thay
đổi màu sắc, châm kim không biết đau,
gần lửa không biết nóng, không tiết mồ
hôi và rụng lông.
- Khi bị nặng, lâu ngày bệnh phong sẽ
gây nên tàn phế, dị dạng như: Hở mi, mắt
nhắm không kín; Mù mắt do xơ sẹo giác
mạc; Teo cơ, co, rụt, cụt, lở loét ở các

ngón bàn tay và bàn chân...
4.Điều trị bệnh phong:
- Thuốc điều trị bệnh phong: Chương
trình phòng chống phong cấp phát miễn
phí điều trị tại nhà cho bệnh nhân.
- Không có bất kỳ một cơ sở y tế nào

được phép bán và có thuốc chữa bệnh
phong bán. Thuốc Đông y điều trị không
khỏi được bệnh phong.
- Nếu bệnh nhẹ, uống thuốc trong 6
tháng liên tục, mỗi tháng 01 vỉ. Nếu bệnh
nặng, uống thuốc liên tục trong 12 tháng,
mỗi tháng 01 vỉ. Hiện nay không có bất
kỳ cách điều trị nào khác thay thế để điều

20 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


trị khỏi được bệnh phong. Thuốc có đánh
số thứ tự từ ngày đầu đến ngày cuối mỗi
vỉ thuốc. Điều trị hết phác đồ, bệnh nhân
chắc chắn khỏi bệnh. Khi đã có tàn tật, di
chứng thì không bao giờ khỏi được mà
ngày càng nặng hơn kể cả khi điều trị hết
bệnh và uống đúng phác đồ. Muốn không
có di chứng, duy nhất chỉ có biện pháp là
phát hiện và điều trị sớm khi chưa có biến
chứng, tàn tật.
5.Khám phát hiện, quản lý và điều
trị bệnh phong:
- Bệnh phong được khám phát hiện
miễn phí toàn bộ tại nhà, tại trạm y tế, tại
trung tâm y tế. Bệnh phong được khám
và chẩn đoán xác định tại Trung tâm
Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh, địa chỉ: 21
Phạm Ngọc Thạch, phường Phước Hưng,

TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT. Số điện thoại
064. 3732941.
- Chuyên khoa da liễu – Trung tâm
Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh:
• Thường xuyên tổ chức khám cho
100% người tiếp xúc với bệnh nhân hàng
năm tại nhà bệnh nhân.
• Thường xuyên tổ chức khám điều trị
bệnh ngoài da miễn phí để phát hiện bệnh
phong sớm tại các tổ, nhóm, nghi có thể có

bệnh nhân phong mới trong cộng đồng.
• Tổ chức khám chữa bệnh ngoài da và
phát hiện bệnh phong từ trạm y tế; Phòng
khám da liễu của Trung tâm y tế các thành
phố, huyện; Trung tâm Phòng chống Bệnh
xã hội tỉnh.
- Khi phát hiện ra bệnh nhân phong
mới thì bệnh nhân được cấp thuốc điều trị
miễn phí tại nhà cho đến khi hoàn thành
phác đồ điều trị theo qui định và chắc chắn
khỏi bệnh theo chỉ dẫn của Tổ chức Y tế
thế giới, Bộ Y tế Việt Nam và thực tế áp
dụng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm
1982 đến nay.
- Những bệnh nhân bị tàn tật sẽ được
hướng dẫn phòng ngừa thêm, điều trị các
tàn tật hiện có, được cấp thuốc nhỏ mắt,
kính mắt chống bụi, kem bôi mềm da,
lành sẹo, giày phòng ngừa lỗ đáo.

- Cách chăm sóc này thực hiện suốt
đời, cần có sự tham gia của lãnh đạo địa
phương, xã hội, cộng đồng dân cư, nhân
viên y tế, bệnh nhân và gia đình bệnh
nhân.
6.Mục tiêu của Chương trình phòng
chống bệnh phong:
- Loại trừ bệnh phong: tức là làm cho
toàn dân xóa bỏ quan niệm cũ về bệnh
phong và hiểu biết những kiến thức
khoa học về bệnh phong. Bà Rịa-Vũng
Tàu đã được Bộ Y tế công nhận hoàn
thành chương trình loại trừ bệnh phong
vào năm 2008.
- Thanh toán hoàn toàn bệnh phong:
nghĩa là hoàn toàn không còn bệnh phong
trên toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như
trên cả nước. Dự kiến mục tiêu này chúng
ta sẽ đạt vào năm 2030.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

21


PHÒNG CHỐNG BỆNH
SỐT RÉT
1.Đại cương:
- Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký
sinh trùng Plasmodium ở người gây nên.

Bệnh lây theo đường máu. Vật trung gian
truyền bệnh chủ yếu là do muỗi Anopheles
(muỗi đòn xóc). Muỗi hút máu người bệnh
rồi chích sang người lành và truyền bệnh.
- Bệnh thường biểu hiện bằng những
cơn sốt rét điển hình với ba triệu chứng:
rét run (sốt rét), sốt (nóng), vã mồ hôi.
Bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định
nếu không bị tái nhiễm. Bệnh lưu hành
theo địa phương, trong những điều kiện
thuận lợi có thể gây thành dịch.
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh
nhưng có thuốc điều trị đặc hiệu và có
thể phòng chống được. Ở nước ta bệnh
lưu hành chủ yếu vùng rừng, đồi, núi, ven
biển nước lợ; bệnh xảy ra quanh năm,
nhưng chủ yếu vào mùa mưa.
2.Chẩn đoán:
Trường hợp sốt rét lâm sàng: Trường
hợp sốt rét lâm sàng, tức là xét nghiệm
chưa tìm thấy ký sinh trùng hoặc chưa có
kết quả xét nghiệm nhưng có đủ 4 tiêu
chuẩn sau:
- Sốt: Có thể rất điển hình của cơn sốt
rét: rét run, sốt và vã mồ hôi, hoặc không
điển hình như sốt không thành cơn (người
bệnh thấy ớn lạnh, gai rét), sốt cao liên
tục, sốt dao động, cũng có thể chỉ là có sốt
trong 3 ngày gần đây.
- Không tìm thấy các nguyên nhân gây

sốt khác.

- Đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu
hành hoặc có tiền sử mắc sốt rét gần đây.
- Trong vòng 3 ngày đầu điều trị bằng
thuốc sốt rét có đáp ứng tốt.
Trường hợp xác định mắc sốt rét:
Trường hợp được xác định mắc sốt rét
khi kết quả xét nghiệm có ký sinh trùng
sốt rét trong máu được xác định bằng xét
nghiệm lam máu nhuộm giêm sa, test xét
nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng
nguyên hoặc kỹ thuật PCR.
Các thể lâm sàng: Các thể lâm sàng
bệnh sốt rét bao gồm: sốt rét thể thông
thường và sốt rét ác tính.
Sốt rét thể thông thường: Là trường
hợp bệnh sốt rét mà không có dấu hiệu
đe dọa tính mạng người bệnh. Chẩn đoán
dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm
sàng và xét nghiệm.
- Dịch tễ: đang ở hoặc đã đến vùng
sốt rét lưu hành hoặc có tiền sử sốt rét
gần đây.
- Triệu chứng lâm sàng:
• Cơn sốt điển hình có 3 giai đoạn: rét

22 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU



run - sốt - vã mồ hôi.
• Cơn sốt không điển hình như: sốt
không thành cơn, ớn lạnh, gai rét (hay gặp
ở người sống lâu trong vùng sốt rét lưu
hành), sốt liên tục hoặc dao động (hay gặp
ở trẻ em, người bệnh bị sốt rét lần đầu).
• Những dấu hiệu khác: thiếu máu, lách
to, gan to...
- Xét nghiệm: xét nghiệm máu có ký
sinh trùng sốt rét thể vô tính, hoặc xét
nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng
nguyên sốt rét hoặc kỹ thuật PCR dương
tính. Nơi không có kính hiển vi phải lấy
lam máu gửi đến điểm kính gần nhất.
Thể sốt rét ác tính: Sốt rét ác tính là
sốt rét có biến chứng đe dọa tính mạng
người bệnh.
- Sốt rét ác tính thường xảy ra trên
những người bệnh nhiễm P. falciparum
hoặc nhiễm phối hợp có P. falciparum.
- Các trường hợp nhiễm P. vivax và P.
knowlesi cũng có thể gây sốt rét ác tính, đặc
biệt ở các vùng kháng với chloroquin.
3.Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị sớm, đúng và đủ liều.
- Điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống

lây lan (sốt rét do P.falciparum) và điều trị
tiệt căn (sốt rét do P.vivax, P.ovale).

- Các trường hợp sốt rét do P.falciparum
không được dùng một thuốc sốt rét đơn
thuần, phải điều trị thuốc sốt rét phối hợp
để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực
điều trị.
- Điều trị thuốc sốt rét đặc hiệu kết hợp
với điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng.
- Các trường hợp sốt rét ác tính phải
chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu của
bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, theo dõi
chặt chẽ và hồi sức tích cực.
Y tế thôn ấp xử trí ban đầu:

Theo dõi người bệnh nếu có một
trong các dấu hiệu dự báo sốt rét ác
tính thì cần cho uống ngay liều đầu tiên
của Dihydroartemisinin - Piperaquin
phosphate và chuyển lên tuyến trên. Thuốc
phải được nghiền nhỏ và pha trong nước
cho tan hoàn toàn. Trước khi cho uống
thuốc phải cho người bệnh uống một ít
nước, nếu uống được, không bị sặc, mới
cho uống tiếp thuốc đã pha.
Người bệnh có các dấu hiệu dự báo sốt
rét ác tính cần xử trí như sau:
- Tiêm ngay liều đầu tiên Artesunat
hoặc Quinin hydrochloride nếu là phụ nữ
có thai dưới 3 tháng tuổi sau đó chuyển
người bệnh lên tuyến trên.
- Không chuyển ngay những người

bệnh đang trong tình trạng sốc (mạch
nhanh nhỏ khó bắt, chân tay lạnh, vã mồ
hôi, tụt huyết áp), phù phổi cấp, co giật...
- Trường hợp không thể chuyển lên
tuyến trên được, cần đề nghị tuyến trên
tới tăng cường bằng phương tiện nhanh
nhất, đồng thời tiếp tục điều trị tích cực
trong khi chờ đợi.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

23


4.Các chỉ định sử dụng thuốc điều
trị bệnh sốt rét:
Điều trị người bệnh sốt rét:
- Bao gồm người bệnh được xác định
mắc sốt rét và sốt rét lâm sàng.
Điều trị mở rộng:
- Chỉ áp dụng ở các vùng đang có dịch.
Trung tâm Phòng chống sốt rét/Trung tâm
y tế dự phòng cấp tỉnh quyết định chọn
đối tượng và phạm vi điều trị mở rộng.
Cấp thuốc tự điều trị:
- Đối tượng: người vào vùng sốt rét
lưu hành nặng trên 1 tuần (khách du lịch,
người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên
giới vùng có sốt rét lưu hành).
- Chỉ áp dụng cho khu vực miền Trung,

Tây Nguyên và Đông Nam bộ không nằm
trong vùng sốt rét kháng thuốc.
- Cán bộ y tế từ tuyến xã trở lên mới
được cấp thuốc tự điều trị, hướng dẫn cho
họ biết cách sử dụng thuốc và theo dõi sau
khi trở về.
- Thuốc sốt rét được cấp để tự điều trị là

Dihydroartemisinin-Piperaquin, liều theo
tuổi và uống trong 3 ngày.
5.Phòng bệnh:
Các biện pháp bảo vệ cá nhân:
- Biện pháp vật lý: nằm mùng (màn),
lưới chắn muỗi, bẫy vợt muỗi, mặc quần
áo dài... tránh muỗi chích.
- Biện pháp sinh học: nuôi cá ăn bọ gậy
(lăng quăng), chế phẩm sinh học diệt bọ
gậy...
- Các biện pháp hóa học: phun hóa chất
tồn lưu trên vách, tường, mái nhà, tẩm
mùng hóa chất (mùng tẩm hóa chất tồn
lưu lâu), tẩm rèm, chăn... sử dụng kem
muỗi, hương muỗi...
Các biện pháp bảo vệ cộng đồng:
- Vệ sinh quanh nhà ở, khơi thông cống
rãnh, phát quang bụi rậm.
- Tuyên truyền về tác hại của bệnh sốt
rét và vận động người dân hưởng ứng
những đợt phun thuốc, tẩm mùng phòng
bệnh sốt rét.


24 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU


CHƯƠNG TRÌNH
TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

1) Lợi ích của việc tiêm chủng:
Phòng bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của
y tế công cộng. Phòng bệnh luôn luôn tốt
hơn chữa bệnh. Tiêm vắc xin là biện pháp
phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho
người tiêm không mắc bệnh và tránh xảy
ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ
và tính mạng người dân. Vắc xin giúp
phòng bệnh truyền nhiễm và bảo vệ cuộc
sống. Vắc xin giúp kiểm soát rất nhiều
bệnh truyền nhiễm trước đây đã từng xảy
ra thường xuyên như bại liệt, sởi, bạch
hầu, ho gà, rubella, quai bị, uốn ván và
viêm màng não mủ, viêm phổi do Hib…
Cha mẹ luôn quan tâm đến sức khoẻ,
sự an toàn của những đứa con và làm
nhiều việc để bảo vệ chúng. Vắc xin cũng
bảo vệ trẻ em và người lớn theo cách đó
để tránh được bệnh tật, tử vong do bệnh

truyền nhiễm. Khi tỷ lệ mắc một số bệnh
truyền nhiễm đã giảm xuống, thì các vi
rút và vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại.

Thậm chí những bệnh đã được thanh toán
ở một số nước như bệnh Bại liệt, vẫn có
thể truyền sang những người chưa được
bảo vệ bằng vắc xin.
Chi phí để điều trị các bệnh truyền
nhiễm thường tốn kém, chưa kể tới việc
phải nghỉ học, nghỉ làm và thêm nhiều
người chăm sóc, thậm chí có trường hợp
tử vong, và như vậy thì thiệt hại không thể
tính được bằng tiền.
Tiêm vắc xin cho trẻ em quan trọng vì:
• Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều
bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ
mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này
có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm.
Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀ RỊA - VŨNG TÀU

25


×