Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất ở nhà máy nokia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN NGỌC KHÁNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở NHÀ MÁY NOKIA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN NGỌC KHÁNH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở
NHÀ MÁY NOKIA VIỆT NAM
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
CAM KẾT .................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VỀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT .................................................................. 5
1.1 Tổng quan tình hình các nghiên cứu .................................................................... 5
1.2 Khái quát về sản xuất và hiệu quả sản xuất ........................................................... 6
1.2.1 Khái niệm về sản xuất.................................................................................6
1.2.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại ..................................................................7
1.2.3 Khái niệm về hiệu quả sản xuất ..................................................................8
1.2.4 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất .............9
1.2.5 Vai trò của hiệu quả hoạt động xản xuất ..................................................11
1.3 Hướng nghiên cứu quản lý hiệu quả sản xuất ..................................................... 12
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất .................................................... 16
1.4.1 Nhóm yếu tố bên ngoài .............................................................................16
1.4.2 Nhóm yếu tố bên trong .............................................................................19
1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất ...................................................... 22
1.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất theo chỉ số KPI (Key Performance Indicator) ....... 24

1.7 Quản trị chất lượng theo hệ thống ISO 9001 ...................................................... 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CƢ́U ....................... 28
2.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.2 Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 28
2.2.1 Dữ liệu sơ cấp ...........................................................................................28
2.2.2 Dữ liệu thứ cấp .........................................................................................30
2.3 Phương pháp phân tích ........................................................................................ 30
2.3.1Phương pháp chi tiết ..................................................................................30
2.3.2 Phương pháp so sánh ................................................................................31


2.3.3 Phương pháp loại trừ ................................................................................32
2.3.4 Phương pháp thay thế liên hoàn ...............................................................32
2.3.5 Phương pháp số chênh lệch ......................................................................34
2.3.6Phương pháp phân tích định tính ...............................................................34
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NHÀ MÁY NOKIA VIỆT NAM....................... 37
3.1 Một số nét về nhà máy Nokia. ............................................................................. 37
3.1.1 Khái quát về Nokia ...................................................................................37
3.1.2 Khách hàng ...............................................................................................38
3.1.3 Dịch vụ chăm sóc khách hàng (Nokia Care) ............................................39
3.1.4 Nhà cung cấp ............................................................................................39
3.1.5 Sản phẩm...................................................................................................40
3.1.6 Thay đổi lớn của thương hiệu Nokia ........................................................41
3.2 Phân tích hiệu quả sản xuất của nhà máy Nokia Việt Nam ................................ 42
3.2.1 Bố trí sản xuất ...........................................................................................42
3.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực.......................................................................46
3.2.3 Thực trạng chất lượng sản phẩm ..............................................................47
3.2.4 Thực trạng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 -2008 vào chất lượng
sản phẩm tại nhà máy ........................................................................................50

3.3 Đánh giá hiệu quả sản xuất của xưởng lắp ráp .................................................... 53
3.4 Ưu nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng .................................................. 56
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY NOKIA VIỆT NAM .......................... 58
4.1 Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Nokia Việt Nam
trong giai đoạn tới...................................................................................................... 58
4.2

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Nokia Việt Nam trong giai đoạn tới .......................................................................... 59
4.2.1 Tăng cường quản lý, sử dụng các nguồn lực ............................................59


4.2.2 Các biện pháp tăng cường về đầu tư theo chiều sâu để nâng cao trình độ
hiện tại của công nghệ .......................................................................................61
4.2.3 Các biện pháp nâng cao trình độ sử dụng hợp lý tiết kiện nguyên vật liệu
trong sản xuất. ....................................................................................................63
4.2.4 Cải tiến quy trình đào tạo..........................................................................64
4.2.5 Hoàn thiện và đổi mới việc bố trí sản xuất ...............................................66
4.2.6 Tổ chức công tác thiết kế sản phẩm và thay đổi quy trình công nghệ......70
4.2.7 Giám sát việc tuân thủ ISO 9001 và định hướng cho nhân viên tự giác
tuân thủ ..............................................................................................................73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
PHỤ LỤC: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT .................... 78


LỜI CẢM ƠN


Được sự đồng ý và ủng hộ của thầy giáo hướng dẫn PGS-TS Vũ Chí Lộc, tôi đã
thực hiện đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở NHÀ
MÁY NOKIA VIỆT NAM.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn PGS-TS Vũ Chí Lộc,
đã tận tình chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
Xin cám ơn anh Phạm Khắc Cương – trưởng phòng bảo dưỡng và Mr. Hank Cheng
– Giám đốc đơn vị sản xuất hoàn thiện sản phẩm của nhà máy Nokia Việt Nam, đã
cho phép tôi được sử dụng và khai thác dữ liệu về hoạt động sản xuất của nhà máy
trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài nghiên cứu một cách hoàn
chỉnh nhất song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học không thể
tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận ra. Tôi rất mong được sự đóng
góp của quí thầy cô để luận văn được hoàn chỉnh hơn nữa.
Tôi xin chân thành cám ơn.

i


CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố
theo đúng quy định và được sự đồng ý cho phép sử dụng của các cấp có thẩm quyền
của nhà máy Nokia Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Ngọc Khánh


ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trình bày lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất, phân biệt với hiệu quả hoạt
động sản xuất-kinh doanh. Áp dụng vào nhà máy Nokia Việt Nam nhằm phân tích
thực trạng đồng thời nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của nhà máy. Những giải pháp đề xuất này đảm bảo phù hợp với chiến
lược chung về sản xuất của tập đoàn.

iii


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt

BA

Board Assembly

Lắp ráp linh kiện bề mặt bản mạch

FA

Final Assembly


Lắp ráp hoàn thiện sản phẩm

KPI

Key Performance Indicator

Chỉ số đánh giá hoạt động

FPY

First Pass Yield

Tỉ lệ đạt chất lượng ngay lần đầu tiên đo kiểm

MFR

Manufacturing Failure Rate

Tỉ lệ sản phẩm lỗi trong sản xuất

MBO

Management By Objective

Quản lý theo mục tiêu

MBP

Management By Process


Quản lý theo quá trình

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tương quan so sánh các chỉ số phản ánh hoạt động sản xuất 14
của nhà máy Nokia Việt Nam và Nokia Đông Quảng (Trung Quốc)
Bảng 3.1 Kết quả KPI một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất năm 2014

41

Bảng 3.2 Tương quan so sánh các chỉ số phản ánh hoạt động sản xuất 41
của nhà máy Nokia Việt Nam và Nokia Đông Quảng (Trung Quốc)
Bảng 3.3. Phân bổ nguồn nhân lực tính đến tháng 6-2015

42

Bảng 3.4. Kết quả KPI một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm năm 2014

45

Bảng 3.5 Kết quả khảo sát điều tra về hiệu quả hoạt động sản xuất

50

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1-1: Quá trình sản xuất

4


Hình 2-1. Quy trình nghiên cứu

24

Hình 3-1 Quy trình công nghệ tại xưởng lắp ráp BA và FA

39

Hình 3-2 Bố trí dây chuyền sản xuất

40

Hình 3-3 Chỉ số FPY (First Pass Yield) – Tỉ lệ đạt chất lượng trong lần đo 44
kiểm đầu tiên
Hình 3-4 Chỉ số MFR lỗi theo quy trình sản xuất

44

Hình 3-5 Tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng ngay từ lần đo kiểm đầu tiên, theo 46
chủng loại sản phẩm

v


LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Với lịch sử 145 năm phát triển, Nokia có xuất phát điểm là một nhà máy chế
biến gỗ nhưng đến năm 1964, Nokia đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp
thiết bị viễn thông – di động. Riêng đối với lĩnh vực sản xuất điện thoại di động,

Nokia đã có một thập kỷ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới (từng chiếm 40% thị
trường điện thoại di động toàn cầu vào năm 2007). Mặc dù hiện nay không còn giữ
được vị trị số một thế giới này nữa nhưng thương hiệu Nokia vẫn là một thương
hiệu lớn được người tiêu dùng toàn thế giới yêu chuộng.
Tháng 04 năm 2013, nhà máy Nokia Việt Nam chính thức được khởi công
xây dựng với diện tích lên tới 70ha và được đặt tại khu công nghiệp VSIP (Việt
Nam – Singapore) huyện Phù Chẩn, tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10 năm 2013, nhà
máy chính thức đi vào hoạt động và trở thành nhà máy thứ 8 trên toàn cầu của tập
đoàn Nokia. Mục tiêu của nhà máy là sử dụng dây chuyền tự động hóa của tập đoàn
để sản xuất điện thoại di động mang thương hiệu Nokia nhằm tăng cường năng lực
sản xuất và xuất khẩu, cung ứng sản phẩm cho các thị trường khác nhau trên thế
giới.
Hiện nay nhà máy đang tạo công ăn việc làm cho gần 7000 lao động. Sản
lượng hàng tháng đạt hơn 10 triệu sản phẩm (số liệu thống kê 2015). Là nhà máy trẻ
nhất trong số tất cả các nhà máy của tập đoàn Nokia lại đang trong giai đoạn tiếp
tục mở rộng, phát triển và ổn định sản xuất, do vậy ở nhà máy Nokia Việt Nam vẫn
còn tồn tại nhiều điểm yếu kém trong hoạt động sản xuất. Chính điều này làm cản
trở và gây kém hiệu quả, lãng phí trong hoạt động sản xuất của đơn vị này. Trong
những báo cáo tháng, quí, năm khi so sánh các tiêu chí đánh giá hoạt động (KPI)
giữa các nhà máy trong tập đoàn Nokia (nhà máy Nokia Dongguan, Nokia Beijing,
Nokia Manaus…), thì Nokia Việt Nam luôn đứng ở thứ hạng cuối. Đó là thực tế rất
đáng để những người đang học tập và nghiên cứu chuyên ngành quản trị kinh doanh
và cũng là thành viên của Nokia Việt Nam phải băn khoăn trăn trở.
1


Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề
tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy Nokia Việt Nam” làm
luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Đề tài này được thực hiện với
mong muốn tìm hiểu và phân tích hiệu quả hiện nay của hoạt động sản xuất tại nhà

máy Nokia Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất tại đơn vị này, nhằm giúp đơn vị thích nghi và phát triển trong nền công
nghiệp thông tin di động giàu tiềm năng nhưng nhiều thử thách trong bối cảnh mức
độ cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích: Hệ thống hóa lại các lý thuyết nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, từ đó đúc kết, đưa ra khái niệm và nghiên cứu về hiệu quả hoạt
động sản xuất (tách rời hoạt động kinh doanh).
-Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phản ánh, phân tích thực trạng của hoạt động sản xuất của nhà máy
Nokia Việt Nam trong thời gian 2013-2015. Từ đó tìm ra ưu điểm, nhược
điểm và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất ở nhà
máy Nokia Việt Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản
xuất ở nhà máy Nokia Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hoạt động của các phòng ban tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào qui trình sản xuất (chất lượng, bảo dưỡng, sản xuất)tại
nhà máy Nokia Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: tại 2 xưởng sản xuất BA (Board
Assembly) – dây chuyền lắp ráp và FA (Final Assembly)- dây chuyền hoàn
thiệncủa nhà máy Nokia Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
4. Các câu hỏi nghiên cứu

2


- Chỉ cần dựa trên tiêu chí về sản lượng là đã đánh giá được hoàn toàn chính
xác về hiệu quả sản xuất?Điều đó có nghĩa là càng sản xuất ra nhiều sản phẩm thì

hiểu quả sản xuất càng cao?
- Chất lượng của sản phẩm được khách hàng đánh giá cao đã đủ để khẳng
định nên chất lượng của toàn bộ dây chuyền sản xuất? Tiêu chí nào để khẳng định
chất lượng thực sự của sản phẩm?
- Đối với một tổ chức có qui mô nhân sự lớn như Nokia Việt Nam,cần sự
linh hoạt, mềm dẻo trong quản trị sản xuấtnhằm đáp ứng được mọi yêu cầu sản xuất
từ phía khách hàng hay cần sự tuân thủ tuyệt đối, một cách cứng nhắc các qui trình
đã được đề ra?
5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tổng quan, hệ thống hóa và chọn lọc các quan điểm của các học
giả, các nhà kinh tế, nghiên cứu làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất (tách
rời khỏi hoạt động kinh doanh)
Từ cơ sở lý luận này, tác giả áp dụng nhằm phân tích thực trạng hiện đang
gây cản trở hoạt động sản xuất ở Nokia Việt Nam. Những yếu tố gây cản trở hoạt
động sản xuất này cũng có thể tồn tại ở các doanh nghiệp sản xuất khác, đặc biệt là
doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Ngoài ra, các giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất ở Nokia Việt Nam cũng hoàn toàn có thể áp dụng
cho các doanh nghiệp sản xuất khác.
6. Kết cấu luận văn
Với vấn đề nêu trên đề tài được cấu trúc thành 4 chương
 Phần giới thiệu
 Chương 1. Tổng quan tinh hình nghiên cứu và lý luận về hiệu quả hoạt động
sản xuất.
 Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
 Chương 3. Thực trạng và phân tích hiệu quả hiện nay của hoạt động sản xuất
ở nhà máy Nokia Việt Nam.
3


 Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất ở nhà máy

Nokia Việt Nam.
Kết luận

4


CHƢƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN
VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
1.1 Tổng quan tình hình các nghiên cứu
Đã có rất nhiều các công trình, luận văn nghiên cứu về hoạt động sản xuấtkinh doanh. Công trình tiêu biểu: Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh- luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh mã số
60.31.05.
Đề tài này tập trung vào hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về phân phối
và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh. Dựa trên số liệu phân tích của 8 ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm,
hóa chất, cao su, thuộc da, dệt may,... Tác giả đã ứng dụng mô hình kinh tế lượng để
thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tác động đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
Cơ sở lý thuyết của đề tài này là những tư tưởng về giá trị thặng dư của Karl Max,
lý thuyết về phân phối của các nhà kinh tế khác như Adam Smith, David Ricardo,
Alfred Marshall. Tuy nhiên, những phân tích của công trình này tập trung sâu về
hiệu quả kinh doanh chứ không tách rời hiệu quả sản xuất khỏi hoạt động kinh
doanh.
Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể và sâu sắc về chỉ riêng về
hiệu quả hoạt động sản xuất và đặc biệt là hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy
Nokia Việt Nam. Do đặc thù của dây chuyền sản xuất điện thoại di động của Nokia
dựa trên những máy móc, trang thiết bị có tính tự động hóa cao, hiện đại. Ngoài ra,
mức độ chuyên môn hóa rất cao trên qui trình sản xuất của nhà máy khiến các cán
bộ, chuyên gia chỉ am hiểu sâu về bộ phận của mình mà chưa có đủ kiến thức và

kinh nghiệm về các bộ phận khác để thúc đẩy hiệu quả chung của cả nhà máy. Điều
này khiến cho trong nội bộ nhà máy này, cũng chưa có những dự án, chương trình
nghiên cứu tổng thể về hiệu quả hoạt động của toàn bộ dây chuyền sản xuất.

5


1.2Khái quát về sản xuất và hiệu quả sản xuất
1.2.1 Khái niệm về sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo
ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ở nước ta lâu nay có một số người thường cho rằng chỉ có những doanh
nghiệp chế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như xi măng, tủ
lạnh,... mới gọi là các đơn vị sản xuất. Những đơn vị khác không sản xuất các sản
phẩm vật chất đều xếp vào loại các đơn vị phi sản xuất. Ngày nay trong nền kinh tế
thị trường, quan niệm như vậy không còn phù hợp nữa.
Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con
người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên
khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt
động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động chuyển hóa của sản xuất.

Hình 1-1 Quá trình sản xuất
Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu
vào biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá
trình này như trong hình 1-1.
Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu
cầu của con người. Nó có thể phân thành: sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2 và sản xuất
bậc 3.


6


- Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn,
còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản,
trồng trọt,...
- Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế
biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như gỗ
chế biến thành bàn 2 ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép. Sản xuất bậc 2 bao gồm cả
việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng
và sản phẩm công nghiệp.
- Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được
sản xuất ra nhiều hơn các hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được
cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty
vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ.
Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối
cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn
thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn,...
1.2.2 Đặc điểm của sản xuất hiện đại
Quản trị sản xuất ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó
như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức
năng sản xuất. Sản xuất hiện đại có những đặc điểm:
Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý, khoa học, có
đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại.
Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm.
Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức
độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao.


7


Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quí nhất của công ty. Yêu cầu
ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị,
vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công
trong các hệ thống sản xuất.
Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí.
Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng,
trong mỗi giai đoạn quản lý.
Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hóa
cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công ty thấy rằng
không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình
có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh.
Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ
thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi
phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các
đơn vị vừa−nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng.
Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao
động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển
bằng chương trình.
Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máy
tính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất.
Thứ chín, mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ
cho việc ra quyết định sản xuất – kinh doanh.
1.2.3 Khái niệm về hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các yếu tố sản xuất nói riêng, trình độ tổ chức và quản lí nói chung để
đáp ứng các nhu cầu xã hội và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Nâng cao hiệu quả sản xuất được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản
8


xuất của doanh nghiệp tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu định
lượng hoặc định tính theo hướng tích cực.
Có quan điểm cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất diễn ra trong xã hội không thể
tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng
hóa khác. Một hệ thống sản xuất có hiệu quả là nằm trên giới hạn của khả năng sản
xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Xét trên góc độ lý thuyết, hiệu quả sản
xuất chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đạt được mức hiệu quả này sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi
hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị
trường nhưng không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực.
1.2.4 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất
Theo Phạm Ngọc Kiểm : “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình
độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái
sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên
quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực
hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ” (Phạm Ngọc Kiểm,
1999, Thống kê doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, trang 251).
Kinh tế thương mại dịch vụ - Nhà xuất bản thông kê 1998 đã đề cập một
quan điểm khác về hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là: “ Hiệu quả sản xuất kinh
doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”.
Quan điểm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả
kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình
độ sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh
được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử

dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra

9


hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà
luôn biến đổi và vận động.
Đỗ Hoàng Toàn cũng đã đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh doanh: “Hiệu quả
kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các
quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi
thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện
cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toánchính xác phù hợp với sự
tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể” (Đỗ Hoàng Toàn,
1994), Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Hà
Nội, 1994, trang 261).
Từ các khái niệm trên có thể tổng hợp và đưa ra công thức chung để đánh giá
hiệu quả kinh doanh như sau:
Hiệu quả kinh doanh =

𝐾ế𝑡𝑞𝑢 ảđầ𝑢𝑟𝑎
𝐶ℎ𝑖𝑃ℎíđầ𝑢𝑣à𝑜

Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh
thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp, kim ngạch xuất nhập khẩu… Chi phí đầu
vào bao gồm: lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay.
Theo cách hiểu như trên, hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là sự so
sánh giữa kết quả đầu vào và kết quả đầu ra mà hiệu quảsản xuất kinh doanh được
hiểu trước hết là phải hoàn thành mục tiêu kinh doanh, nếu không hoàn thành mục
tiêu kinhdoanh thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu kinh doanh đó
cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là

không phải lúc nào cũng là để đạt được mục tiêu thì phải giảm chi phí mà vấn đề là
sử dụng chi phí đó như thế nào, có những chi phí không cần thiết thì phải giảm
nhưng cũng có những chi phí cần tăng lên vì chính việc tăng những chi phí này sẽ
giúp cho doanh nghiệp tăng kết quả đầu ra và hoàn thành mục tiêu tốt hơn.
Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu thị mối tương quan giữa kết quả
mà doanh nghiệp đạt được với các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được kết
10


quả đó và mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí
tạo ra kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Về bản chất hiệu quả sản xuất
kinh doanh bao gồm cả khâu sản xuất và khâu kinh doanh phải đạt mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra.
Trong khi đó, hiệu quả sản xuất cũng là sự phản ánh trình độ tận dụng, tận
dụng các yếu tố sản xuất, trình độ tổ chức, quản lý chỉ để đạt được mục tiêu sản
xuất đã đề ra dựa trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để hiểu rõ bản chất hiệu quả ta cần phân biệt hiệu quả và kết quả.
Kết quả là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh
như lợi nhuận, tổng doanh thu, tổng sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất. Hiệu quả là
số tương đối phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả cao nhất
với chi phí nguồn lực thấp nhất bỏ ra.
Về bản chất, hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ kết quả phản ánh mức độ, quy
mô, là cái mà doanh nghiệp đạt được sau mỗi kỳ xem xét, đánh giá hoạt động, có
kết quả mới tính được hiệu quả, đó là sự so sánh giữa kết quả là khoản thu về so với
khoản bỏ ra là chính các nguồn lực đầu vào. Như vậy, dùng kết quả để tính hiệu quả
của hoạt động cho từng kỳ. Hiệu quả và kết quả có mối quan hệ mật thiết với nhau
nhưng lại có khái niệm khác nhau. Có thể nói, kết quả là mục tiêu của quá trình sản
xuất kinh doanh, còn hiệu quả là phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
1.2.5 Vai trò của hiệu quả hoạt động xản xuất
 Đối với doanh nghiệp

Hiệu quả sản xuất có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp nó quyết định
sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường
như ngày nay khi mà các cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên
gay gắt, hiệu quả sản xuất thực sự là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất là điều kiện đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp diễn ra nhịp nhàng, liên tục, nâng cao số lượng chất lượng hàng hóa,

11


gia tăng lợi nhuận, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị đầu tư
công nghệ mới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động, gia tăng lợi ích cho xã hội, vững vàng ổn định từ
bên trong giúp doanh nghiệp củng cố vị thế của mình trên thị trường. Vì vậy hiệu
quả sản xuất đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định sự
sống còn của một doanh nghiệp.
 Đối với xã hội.
Một xã hội được coi là phát triển khi mà nền kinh tế phát triển, các doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ gia tăng sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả không những có lợi cho bản
thân doanh nghiệp mà còn có lợi cho nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào nguồn
ngân sách nhà nước nhiều hơn, để nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế, tạo chính sách thông thoáng hơn cho doanh nghiệp. Kèm
theo đó là văn hóa xã hội, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, thúc đẩy kinh
tế phát triển, nâng cao mức sống cho người lao động . Doanh nghiệp kinh doanh
hiệu quả sẽ tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh và có thêm lực lượng lao động
mới, chính điều này đã giải quyết được khó khăn cho xã hội đó là vấn đề lao động
việc làm cho người dân .
1.3Hƣớng nghiên cứu quản lý hiệu quả sản xuất
Sản xuất như là một hệ thống là hướng nghiên cứu chủ đạo trong quản trị sản

xuất ngày nay. Russel Ackoff nhà tiên phong trong lý thuyết hệ thống, mô tả hệ
thống như sau: Hệ thống là một tổng thể không thể chia nhỏ được mà không làm
cho nó mất đi những nét đặc trưng, và vì thế nó phải được nghiên cứu như là một
tổng thể.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu,
nhân sự, tiền vốn, các thiết bị, các thông tin… Những yếu tố đầu vào này được
chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo
mong muốn, mà chúng ta gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả sản xuất

12


được quản lý bởi hệ thống quản lý để nhằm xác định xem nó có thể được chấp nhận
hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là chấp nhận được,
thì không có sự thay đổi nào được yêu cầu trong hệ thống; nếu như kết quả không
chấp nhận được, các hoạt động điều chỉnh về mặt quản lý cần phải thực hiện.
a. Yếu tố đầu vào:
- Các nhân tố ngoại vi: nói chung là các thông tin đặc trưng và có xu hướng
cung cấp cho các nhà quản trị về các điều kiện bên ngoài hệ thống nhưng có ảnh
hưởng đến hệ thống.
- Điều kiện về kinh tế:
Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thu hút tiềm năng của các
chiến lược khác nhau. Chẳng hạn nếu như lãi suất tăng lên thì số vốn cần cho việc
đa dạng hóa sẽ quá đắt hoặc không có sẵn. Hay là, khi lãi suất tăng lên thì số thu
nhập sử dụng được tùy thích sẽ giảm đi và nhu cầu sản phẩm để sử dụng tùy thích
cũng giảm. Khi giá cổ phiếu tăng lên, sự mong muốn có cổ phần như là nguồn vốn
để phát triển thị trường sẽ tăng lên. Như vậy, khi thị trường tăng trưởng thì của cải
của người tiêu thụ và doanh nghiệp tăng lên.
Các biến số kinh tế quan trọng cần theo dõi:
+ Những chính sách tiền tệ, khả năng cung cấp tín dụng, lãi suất.

+ Giá trị của đồng tiền trên thị trường, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái.
+ Thâm hụt ngân sách của chính phủ.
+ Thu nhập bình quân trên đầu người, xu hướng thất nghiệp.
+ Các chính sách thuế khóa, qui định về xuất nhập khẩu.
- Điều kiện về nhân khẩu, địa lý, văn hóa, xã hội.
Các yếu tố nhân khẩu, địa lý ,văn hóa, xã hội chủ yếu
+ Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di dân và nhập cư.

13


+ Mức học vấn trung bình, lối sống, các mối quan tâm đối với vấn đề đạo
đức.
+ Vai trò của giới tính, thói quen mua hàng.
+ Thái độ đối với việc tiết kiệm, đầu tư và công việc.
+ Môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Khía cạnh chính trị, luật pháp của quốc gia:
Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể cho thấy các vận hội và mối đe dọa
chủ yếu đối với các tổ chức nhỏ và lớn. Đối với các ngành và những công ty phải
phụ thuộc rất nhiều vào các hợp đồng hoặc trợ cấp của chính phủ, những dự báo về
chính trị có thể là phần quan trọng nhất của việc kiểm tra các yếu tố bên ngoài. Sự
thay đổi về bằng sáng chế, luật chống độc quyền, thuế suất và các nhóm gây sức ép
ngoài hành lang có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các công ty. Sự lệ thuộc lẫn nhau
mỗi lúc một tăng lên trên phạm vi toàn quốc giữa các nền kinh tế, thị trường, chính
phủ và tổ chức đòi hỏi công ty phải xem xét đến ảnh hưởng có thể có của các biến
số chính trị đối với việc soạn thảo và thực hiện các chiến lược cạnh tranh.
Các biến số chính trị, chính phủ và luật pháp quan trọng:
+ Các thay đổi của Luật thuế.
+ Các qui định xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu đặc biệt.
+ Số lượng các bằng sáng chế, phát minh.

+ Luật bảo vệ môi trường; Luật chống độc quyền.
+ Mức trợ cấp của chính phủ; mức chi tiêu cho quốc phòng.
- Khía cạnh kỹ thuật:
Những thay đổi và phát minh kỹ thuật mang lại những đổi thay to lớn như kỹ
thuật siêu dẫn, kỹ thuật điện toán, người máy, những nhà máy không người, truyền
thông không gian, những mạng lưới vệ tinh, sợi quang… Các ảnh hưởng của công
nghệ cho thấy những cơ hội và mối đe dọa mà chúng ta phải được xem xét trong
14


việc soạn thảo chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản
phẩm dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, người cạnh tranh, khách
hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị và vị thế cạnh tranh của tổ chức.
Tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi
của những sản phẩm mới mẽ và được cải tiến thay đổi những vị trí giá cả cạnh tranh
có quan hệ trong một ngành, khiến cho những sản phẩm và dịch vụ hiện có trở nên
lỗi thời. Hiện nay, không có công ty hay ngành công nghiệp nào tự cách ly với
những phát triển công nghệ đang xuất hiện. Trong công nghệ kỹ thuật cao, sự nhận
dạng và đánh giá những cơ hội và mối đe dọa mang tính công nghệ trọng yếu có thể
là phần quan trọng nhất của việc kiểm soát các yếu tố bên ngoài trong hoạt động
quản lý chiến lược.
Các câu hỏi chủ yếu thường đặt ra khi đánh giá môi trường công nghệ
+ Các công nghệ bên trong công ty là gì ?
+ Các công nghệ nào được sử dụng trong việc kinh doanh của công ty?
Trong sản phẩm?
+ Mỗi công nghệ có tầm quan trọng thiết yếu như thế nào đối với mỗi sản
phẩm và hoạt động kinh doanh?
+ Những công nghệ nào được quan tâm bao gồm trong việc sản xuất các sản
phẩm và nguyên vật liệu mua để sử dụng?
+ Sự phát triển của công nghệ này theo thời gian là gì? Những thay đổi công

nghệ này khởi đầu từ công ty nào?
+ Đâu là sự phát triển có thể có của công nghệ này trong tương lai?
+ Xếp hạng chủ quan các công ty khác nhau theo mỗi công nghệ là gì?
- Các yếu tố về thị trường:
Là các thông tin có liên quan đến cạnh tranh, thiết kế sản phẩm, sở thích của
khách hàng và các khía cạnh khác của thị trường.

15


×