Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên “Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.19 KB, 13 trang )

Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức nhà nước theo chức danh và thực
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn thuế năm 2013.
Chi cục Thuế đã cử tôi tham gia khóa học “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013” tại trường Chính trị tỉnh Tiền Giang.
Với thời gian 2 tháng (từ 03/06/2013 đến 02/08/2013), khóa học tập trung
bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước- ngạch
chuyên viên gồm:
Phần I

: Nhà nước và Pháp luật,

Phần II

: Hành chính nhà nước và Công nghệ hành chính,

Phần III

: Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.

Nội dung của chương trình học đã giúp tôi nhận thức được những kiến
thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành như:
kinh tế, tài chính, khoa học, công nghệ và môi trường cũng như các vấn đề xã hội,
an ninh và quốc phòng.
Thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước ở nước ta hiện nay thì công tác quản lý tài chính công
mà trong đó quản lý thu ngân sách nhà nước là vô cùng quan trọng, bởi lẽ:
- Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Ngân
sách nhà nước (NSNN) vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy, vừa là công cụ


hữu hiệu trong tay Nhà nước để điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội.
- Ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là Nhà
nước và một bên là các chủ thể khác trong xã hội trong quá trình phân phối tổng
sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị.
Trong nền kinh tế thị trường, thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, tức là
đại bộ phận thu nhập của ngân sách được hình thành từ thuế. Ở nước ta, thuế
chiếm hơn 90% tổng thu ngân sách hàng năm mà trong đó khối kinh tế tư nhân đã
có nhiều đóng góp đáng kể. Nhằm củng cố, hệ thống kiến thức đã được bồi dưỡng
về quản lý tài chính công, tôi chọn tình huống quản lý nhà nước về “Quản lý thuế
đối với Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường” để làm tiểu luận cuối khóa.
Với kinh nghiệm thực tế chưa cao và điều kiện về thời gian, khả năng,
trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự quan tâm góp ý, đánh giá nhiệt tình của quý thầy, cô để bản
thân tiếp thu, hoàn thiện và vận dụng tốt vào thực tiễn công tác.
Xin chân thành cảm ơn.
11
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

NỘI DUNG
I- MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phát thành lập theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 5301000869 ngày 02/01/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Tiền Giang cấp.
- Chủ doanh doanh nghiệp: Lê Thị Chính
- Mã số thuế: 1200734909.
- Kinh doanh: Cám gạo, Thức ăn gia súc, gia cầm.

- Nguồn vốn đăng ký kinh doanh thời điểm 01/01/2009: 15.000.000.000
đồng (Mười lăm tỷ đồng).
- Địa chỉ kinh doanh: 27A, Ô2, khu 2, TTCG, Chợ gạo, Tiền Giang.
- Chế độ kế toán thực hiện theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/3/2006 của Bộ Tài chính.
- Doanh nghiệp đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ tại Chi Cục thuế huyện Chợ Gạo.
- Thuế suất của thuế giá trị gia tăng được tính là 5%, thuế TNDN là 25%
Năm 2011, thực hiện kế hoạch kiểm tra quyết toán thuế niên độ 2010 của
Chi cục Thuế Chợ Gạo tại DNTN Nguyễn Phát theo quyết định số 19/QĐ- CCT
ngày 01/6/2011 của Chi Cục trưởng Chi Cục thuế Chợ Gạo, qui định thời gian làm
việc của đoàn kiểm tra thuế là: 05 ngày làm việc (từ ngày 08/6/2011 đến
12/06/2011).
Kết quả kiểm tra:
a/ Về thuế TNDN:
Việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của Doanh nghiệp,
trong năm 2011 phải truy thu nộp thêm vào NSNN số thuế TNDN năm 2010 là:
337.992.935 đồng.
Nguyên nhân như sau:
+ Doanh nghiệp kê khai chưa đầy đủ số doanh thu chịu thuế TNDN;
+ Phân bổ chi phí hàng tồn kho chưa hợp lý;
+ Hạch toán lãi tiền vay ngân hàng và tỉ giá hối đoái chưa đúng theo quy
định của nhà nước;
+ Hạch toán chi phí vận chuyển không có chứng từ hóa đơn hợp lệ, hợp
pháp vào chi phí;
22
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013


+ Trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho không đúng theo quy
định, ……
b/ Về thuế GTGT:
Trong năm 2011 phải truy thu số thuế GTGT năm 2010 là 43.357.000
đồng do các nguyên nhân như sau:
+ Khi kiểm tra việc kê khai hóa đơn GTGT đầu vào, tổ kiểm tra phát hiện
một số hóa đơn mà doanh nghiệp kê khai khấu trừ đầu vào không theo quy định
của nhà nước và qua đó số bị loại trừ làm tăng số thuế GTGT phải nộp của doanh
nghiệp là 22.331.000 đồng.
+ Kiểm tra việc xuất hóa đơn của doanh nghiệp trong các tháng 10,
11/2010. Tổ kiểm tra chọn mẫu gửi 50 hóa đơn để xác minh, qua đó phát hiện có
15 hóa đơn có tổng giá trị liên 1 (liên lưu tại doanh nghiệp) thấp hơn liên 2 (liên
giao cho khách hàng) và chưa có thuế GTGT là 420.517.000 đồng, số thuế GTGT
truy thu nộp vào NSNN là 21.026.000 đồng.
Hiện nay, đang trong quá trình chuyển sang phương thức người nộp thuế
được tự tính- tự khai- tự nộp thì Doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách quản lý thuế
của Nhà nước để khai man, trốn thuế, chiếm dụng thuế … như: không trung thực
trong ghi chép hóa đơn chứng từ, kê khai hóa đơn được khấu trừ thuế GTGT đầu
vào không theo quy định.
Qua thực hiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp cho thấy đã có
hiện tượng thất thu thuế, phải tiến hành truy thu số thuế TNDN là 337.992.935
đồng và truy thu số GTGT là 43.357.000 đồng. Việc thực hiện đối chiếu hóa đơn
của đoàn kiểm tra thuế là do các đối tượng mua hàng của doanh nghiệp là các đơn
vị doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, có mã số thuế, có sổ theo dõi kế toán và
kê khai nộp thuế, trường hợp nếu các đối tượng mua hàng của doanh nghiệp là các
hộ kinh doanh theo hình thức thuế khoán hoặc những hộ không kinh doanh, không
lấy hóa đơn khi mua hàng (hộ cá thể chăn nuôi) hay có lấy hóa đơn nhưng doanh
nghiệp khi xuất hàng sẽ ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế dẫn đến
thất thu về thuế và cơ quan thuế không kiểm tra, đối chiếu được.

Từ kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã đề xuất tham mưu cho Chi cục
trưởng ra Quyết định số 25/QĐ-XPHC ngày 27/6/2011 về việc xử phạt vi phạm
hành chính đối với DNTN Nguyễn Phát, nội dung như sau:
-

Truy thu thuế TNDN

:

337.192.935 đồng.

-

Truy thu thuế GTGT

:

43.357.000 đồng,

-

Phạt 10% số thuế truy thu :

38.055.000 đồng

-

Phạt nộp chậm

:


34.321.494 đồng

Tổng số tiền mà DN phải nộp:

452.926.439 đồng
33

Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

Quyết định được trao cho doanh nghiệp vào ngày 1/7/2011.
Hạn nộp vào NSNN chậm nhất vào ngày 10/7/2011.
Nhưng đến ngày 5/7/2011 Doanh nghiệp đã gửi đơn khiếu nại đến Chi cục
thuế huyện Chợ gạo và Cục thuế tỉnh Tiền giang yêu cầu xem xét giảm để DN có
thể thực hiện Quyết định được.
Cục thuế tỉnh Tiền giang yêu cầu Chi cục thuế huyện Chợ gạo xem xét,
giải quyết.
II- MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1- Mục tiêu tổng quát:
Công tác kiểm tra thuế là một đòi hỏi khách quan và là một nội dung quan
trọng của quản lý thuế, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của ngành thuế, nhằm
đảm bảo thực hiện nghiêm pháp luật, tôn trọng pháp luật, đặc biệt trong quá trình
chuyển sang phương thức người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Mục đích
chủ yếu của kiểm tra thuế là phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp
luật thuế như: khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng thuế … nhằm hạn
chế mức thấp nhất thất thu thuế của Nhà nước. Từ đó, nâng cao ý thức chấp hành
luật thuế cho người nộp thuế và người thi hành công vụ của ngành Thuế. Mặt khác,

kiểm tra thuế còn nhằm phát hiện các nội dung không phù hợp trong các văn bản
pháp quy về thuế so với thực tiễn cuộc sống, những bất hợp lý về công tác tổ chức
thu thuế, từ đó, kiến nghị các cơ quan chức năng kịp thời sửa đổi, bổ sung để góp
phần hoàn thiện công tác quản lý thuế. Đồng thời, qua việc kiểm tra báo cáo, quyết
toán thuế hàng năm và kiểm tra việc chấp hành thu, nộp NSNN đối với người nộp
thuế là công việc thường xuyên và là một trong những công tác nghiệp vụ quan
trọng trong quá trình tổ chức, điều hành quản lý thuế theo quy định của Nhà nước.
2- Mục tiêu cụ thể:
- Công tác kiểm tra thuế tại DNTN Nguyễn Phát tạo điều kiện cho DN và
cơ quan thuế thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu
thuế, bảo đảm thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp và các thành phần
kinh tế, thực hiện chính sách động viên, khen thưởng kịp thời về vật chất lẫn tinh
thần cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thực hiện tốt, đầy đủ nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước bằng hình thức tuyên dương, khen thưởng. Tính khách
quan, công bằng, hợp lý, hợp tình là không thể thiếu khi thực hiện công tác kiểm
tra thuế nhằm tập trung nhanh các nguồn thu cho NSNN và tạo điều kiện tích tụ
vốn cho các thành phần kinh tế tái đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất.
- Thông qua công tác quản lý, quyết toán thuế để cơ quan thuế lắng nghe,
nắm bắt kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tồn tại và giải quyết kịp thời theo đúng
44
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

thẩm quyền của cơ quan thuế; đồng thời có đề xuất, kiến nghị giải pháp để các cấp
có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ những khó khăn đối với các cơ sở kinh doanh
trong việc thực hiện các chính sách về thuế hiện hành nhằm tạo thế chủ động trong
kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả đầu tư của hàng hóa doanh

nghiệp sản xuất ra trên thị trường trong và ngoài nước.
- Thực hiện kiểm tra, quyết toán thuế là nhằm đánh giá việc chấp hành các
Luật thuế của người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, là nhằm phát huy được
nhân tố tích cực, là nhằm đấu tranh, ngăn ngừa và xử lý triệt để các mặt tiêu cực.
III- NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ:
1- Nguyên nhân:
a- Nguyên nhân khách quan:
- Chính sách, pháp luật về thuế thay đổi thường xuyên, liên tục và còn
nhiều bất cập như: qui định lãi suất tiền vay, trích khấu hao TSCĐ,...
- Sự yếu kém về năng lực quản lý và nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ
quản lý không theo dõi, nhắc nhỡ doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách, pháp
luật nhà nước vì đây là doanh nghiệp mới thành lập.
- Sự quản lý nhà nước của ngành thuế chưa được chặt lắm: Doanh thu ghi
trên hoá đơn thấp hơn rất nhiều so với doanh thu thực tế, bán hàng không ra hoá
đơn, doanh thu giữa các liên trong cùng một số hoá đơn không giống nhau,...
b- Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ hiểu biết chính sách, pháp luật nhà nước về thuế của doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế (doanh nghiệp mới thành lập);
-Thiếu sự tôn trọng pháp chế XHCN Việt Nam của doanh nghiệp lẫn cán
bộ QLNN.
2- Hậu quả:
- Thất thu cho NSNN;
- Gây mất lòng tin trong dân (thu thuế không công bằng).
- Nguyên tắc Pháp chế XHCN trong hoạt động QLNN chưa được tôn trọng
triệt để.
- Quyết định của cơ quan Nhà nước không được thực thi, Quyết định hợp
pháp, mà không hợp lý, hợp tình.
IV - XÂY DỰNG - LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1- Xây dựng phương án:
55

Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

Để giải quyết tình huống nêu trên, tôi đề xuất các phương án sau:
a/- Phương án 1:
1. Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp

: 337.992.935 đồng

2. Truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT)

: 43.357.000 đồng

3. Phạt 1 lần thuế GTGT đối với doanh thu xuất
hóa đơn thấp hơn doanh thu bán hàng thực tế

: 21.026.000 đồng

4. Phạt 10% số thuế truy thu còn lại

: 36.032.394 đồng

[(337.992.935 + 43.357.000 – 21.026.000) x 10%]
5. Phạt 0,05% ngày đối với số thuế nộp chậm (từ 01/01/2010 đến
30/6/2011 là 180 ngày) gồm:
+ Thuế thu nhập doanh nhiệp

: 30.419.364 đồng


(337.992.935 x 0,05% x 180 ngày)
+ Thuế GTGT

: 3.902.130 đồng

(43.357.000 x 0,05% x 180 ngày)
Tổng cộng (1+2+3+4+5)

: 472.729.823 đồng

b/- Phương án 2:
1. Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp

: 337.992.935 đồng

2. Truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT)

: 43.357.000 đồng

3. Không phạt
Tổng cộng (1+2)

: 381.349.935 đồng

c/- Phương án 3:
1. Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp : 256.460.963 đồng, do:
+ Đề xuất chấp thuận cho doanh nghiệp được trích khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho vào chi phí của năm 2009 là 236.437.560 đồng vì trong quý
I/2010, giá hàng bán ra giảm mạnh trên thị trường so với giá hàng tồn kho lên đến

6,04%.
+ Đề xuất chấp thuận cho doanh nghiệp được hạch toán khoản chênh lệch
tỉ giá vào chi phí của năm 2009 là 54.748.055 đồng do phải trả khoản nợ có nguồn
gốc vay từ ngoại tệ theo qui định của thông 177/2009/TT- BTC của Bộ Tài chính
(tại điểm 2, điều 1).
Qua hai đề xuất trên, thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 81.531.972 đồng
[(236.437.560 + 54.748.055) x 28% = 81.531.972 đồng]
2. Truy thuế GTGT: 26.271.900 đồng ( giảm 17.085.050 đồng)
66
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

Theo thông tư số 129/2008/TT- BTC ngày 26/12/2008 (tại tiểu mục c8,
mục 1.2, điểm 1, khoản III, phần B) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị
định số 123/2008/NĐ- CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT thì đoàm kiểm tra thống nhất
doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của 03 hóa đơn doanh
nghiệp đã kê khai thuế GTGT đầu vào trể 02 tháng so với thời gian ghi trên hóa
đơn có giá trị chưa thuế là 178.076.050 đồng, doanh nghiệp kê khai khấu trừ thuế
GTGT là 17.085.050 đồng (do kê khai trể có thời gian không quá 6 tháng).
3. Phạt 10% số thuế truy thu còn lại

: 26.170.686 đồng

[(256.460.963 + 26.271.400 – 21.026.000) x 10%]
4. Phạt 1 lần thuế GTGT đối với doanh thu xuất
hóa đơn thấp hơn doanh thu bán hàng thực tế


: 21.026.000 đồng

Tổng cộng (1+2+3+4)

: 329.929.549 đồng

Phương án

Phương án
1

Ưu điểm

Nhược điểm

- Truy thu đủ số thuế TNDN,
thuế GTGT và thực hiện phạt
thuế theo quy định đối với các
khoản do doanh nghiệp đã thực
hiện kê khai không theo quy
định của pháp luật nhằm tăng
thu cho NSNN.

Vì lợi ích cục bộ của cơ sở sản
xuất kinh doanh khi bị cơ quan
Thuế truy thu và phạt thuế cao
các cơ sở sẽ quyết tâm khai man,
trốn thuế hơn dựa vào những sơ
hở, bất cập của pháp luật và hành
vi trốn thuế ngày càng tinh vi.


- Bảo đảm công bằng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh
khi cơ sở thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với NSNN.
- Có tính răn đe cao làm cho cơ
sở sản xuất, kinh doanh không
dám thực hiện hành vi khai
man, trốn thuế.

Phương án
2

- Truy thu đủ số thuế TNDN,
thuế GTGT và thực hiện phạt
thuế theo quy định đối với các
khoản do doanh nghiệp đã thực
hiện kê khai không theo quy
định của pháp luật nhằm tăng
thu cho NSNN.

Chỉ truy thu đủ số thuế mà
doanh nghiệp kê khai ẩn lậu thuế
và không phạt thuế theo quy
định. Việc thực thi pháp luật về
Thuế chưa kiên quyết răn đe, giáo
dục các trường hợp cơ sở, kinh
doanh khai man, trốn thuế và sẽ
77


Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

Phương án
3

- Bảo đảm công bằng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh
khi cơ sở thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với NSNN.

tạo điều kiện cho doanh nghiệp
chiếm dụng tiền thuế không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với
ngân sách nhà nước, ảnh hưởng
đến nguồn tài chính công của
quốc gia.

- Bảo đảm công bằng trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh
khi cơ sở thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước.

Vận dụng một số chính sách
thực hiện về Thuế được quy định
là chưa phù hợp nhưng qua quá
trình kiểm tra, quyết toán thuế

năm 2009 tại doanh nghiệp vừa
phù hợp với tình hình sản xuất,
kinh doanh thực tế của doanh
nghiệp, giải quyết được một số
khó khăn, vướng mắc của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, đáp ứng các
yêu cầu của việc thực hiện chính
sách thu NSNN trong giai đoạn
hiện nay.

- Có truy thu thuế TNDN, thuế
GTGT nhưng quá trình xử lý
hợp lý, hợp tình và xử phạt
thuế theo quy định của pháp
luật đối với các khoản do
doanh nghiệp kê khai chưa đầy
đủ nhằm tăng nguồn thu cho
NSNN. Đồng thời biết vận
dụng các chính sách thuế cho
phù hợp với tình hình hoạt
động thực tế sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Tạo tâm lý thoải mái cho
doanh nghiệp khi thực hiện
nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Giúp doanh nghiệp tin tưởng
vào chính sách thuế đúng đắn
của Nhà nước, an tâm đầu tư
phát triển cho sản xuất, kinh
doanh tại cơ sở.


2. Lựa chọn phương án:
Qua xây dựng 3 phương án xử lý tình huống, phương án 3 là phương án
được chọn để giải quyết tình huống tại doanh nghiệp. Vì phương án 3 phù hợp
với việc thực thi chính sách thuế của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, giải
quyết vấn đề vừa có lý, có tình và phù hợp với tình hình thực tế sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp và do đó phương án trên có tính khả thi cao nhất.
88
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

Phương án được chọn thỏa mãn:
+ Phản ánh tính công bằng trong kinh doanh đối với tất cả các đơn vị trong
và ngoài quốc doanh trong thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước; đồng thời cũng răn đe, giáo dục, bắt buộc doanh nghiệp
chấp hành nghiêm túc pháp luật về Thuế hiện hành.
+ Không gây áp lực nặng nề cho doanh nghiệp qua việc vận dụng các văn
bản sửa đổi, bổ sung để hoạt động sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp được
thuận lợi và an tâm, tin tưởng vào các chính sách thuế của Nhà nước.
+ Vừa tăng nguồn thu cho NSNN, vừa nuôi dưỡng nguồn thu có khả năng
ngày càng phát triển do doanh nghiệp an tâm đầu tư phát triển sản xuất.
V- LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Mời chủ doanh nghiệp đến để trình bày những vướng mắc, khó khăn trong
quá trình thực hiện Quyết định số 25/QĐ-XPHC ngày 27/6/2011 của Chi cục
trưởng Chi cục Thuế.
- Tuyên truyền chính sách pháp luật nhà nước về thuế có liên quan đến việc
truy thu, xử phạt doanh nghiệp.

- Trao đổi với doanh nghiệp về:
+ Thuế GTGT 3 hoá đơn đầu vào kê khai trể 2 tháng so với qui định
và chấp nhận cho khấu trừ thuế GTGT đầu vào 17.085.050 đồng.
+ Chi phí tính thuế TNDN: chấp nhận giảm chi phí hợp lý: dự phòng
giảm giá hàng tồn kho 236.437.560 đồng và chênh lệch giá 54.748.055 đồng từ đó
làm giảm thuế TNDN : 81.531.972 đồng
- Hai bên đồng ý thống nhất mức truy thu và xử phạt đảm bảo hợp pháp, hợp
lý.
- Ra Quyết định mới thay thế Quyết định số 25/QĐ-XPHC ngày 27/6/2011
của Chi cục trưởng Chi cục Thuế Chợ Gạo.

99
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị:
Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh triển khai sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, điều này đã và
đang rất cần một nguồn lực tài chính đủ mạnh. Trong bối cảnh như vậy, việc hoàn
thiện quản lý thuế - nguồn thu chủ yếu của NSNN cần tiến hành với những nội
dung sau:
1. Tiếp tục cải cách, hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ
bản và hướng chính sau:
- Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu, nghĩa là phải
huy động mọi nguồn thu, tăng thu và chống thất thu thuế trên cơ sở mở rộng diện
thu với mức thuế suất vừa phải và đơn giản (thuế suất cao hoặc thấp quá sẽ mất tác
dụng của thuế).

- Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: vừa kích thích, điều tiết
kinh tế, vừa tăng thu cho NSNN. Không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc
nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.
- Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các
tầng lớp dân cư, tránh tình trạng trùng lắp trong thuế, chống thuế chồng lên thuế.
- Đơn giản hóa chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục; dễ
hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ được đông đảo người nộp thuế chấp nhận.
- Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong phân phối thu nhập, điều
tiết thu nhập hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.
- Chính sách thuế phải bảo đảm ổn định trong thời gian dài, tránh tình
trạng thay đổi quá nhiều, liên tục, gây trở ngại cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm
soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.
- Thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản
của chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội.
1010
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

- Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả của các chính sách thuế như: cải
tiến cơ chế thu nộp thuế; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm
pháp luật thuế; áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế;
2. Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và
dân cư về các luật thuế, các văn bản dưới luật để họ hiểu rõ, từ đó giúp họ nhận
thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế và tổ chức thực hiện tốt. Tạo
điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đây là sức mạnh to lớn để
thực hiện các chính sách chống trốn thuế, lậu thuế …

3. Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất
kinh doanh làm cơ sở, căn cứ pháp lý để thu thuế.
Nắm vững khâu kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh
là khâu quản lý vĩ mô quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và là khâu đi đầu trong
quản lý thu thuế nhằm thực hiện các điều khoản của các luật thuế có căn cứ pháp
lý.
4. Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế:
- Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các Bộ, cơ quan ngang bộ có
liên quan đến các luật thuế, phối hợp với Bộ Tài chính ra các văn bản hướng dẫn
thi hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản cần thiết thuộc thẩm quyền
của Chính phủ để chỉ đạo thi hành các luật thuế.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức
chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, xác định các căn cứ tính thuế (thí dụ như:
hạng đất), duyệt số thuế, quyết định giảm,miễn thuế, giá tính thuế … theo đề nghị
của cơ quan hành chính cấp dưới và cơ quan thuế.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm
vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, duyệt số thuế các xã, phường, thị trấn
và đề nghị cấp trên giải quyết những vấn đề cần thiết.
- Chủ tịch Ủy ban nhân Xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tổ
chức công tác thu thuế ở địa phương mình.
- Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ, kiểm
tra, kiểm soát, tính thuế, thông báo thuế, thu thuế và thực hiện các xử phạt vi phạm
luật thuế của những tổ chức và cá nhân nộp thuế, giúp Ủy ban nhân dân các cấp về
công tác có liên quan đến trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện
luật thuế; phối hợp tốt với Kho bạc Nhà nước trong việc thu nộp thuế vào NSNN.
5. Tổ chức kiểm tra thực hiện các luật thuế.
- Hệ thống Thanh tra chính phủ, Thanh tra tài chính, thanh tra thuế có
quyền và có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra về thuế.
1111
Người thực hiện: Phạm Minh Đức



Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

- Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật
thuế trên cả hai mặt: kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và
kiểm tra các tổ chức thu thuế và cán bộ- công chức thuế thi hành Luật thuế.
6. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế.
Trình độ về tổ chức bộ máy quản lý thuế và chất lượng đội ngũ cán bộ thuế
là một trong các yếu tố quyết định sự vận dụng thành công hay thất bại của chính
sách thuế. Do vậy, việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thuế và nâng cao chất
lượng đội ngũ ngành thuế là yêu cầu bức bách đặt ra trong điều kiện tiến hành cải
cách thuế hiện nay. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế,
việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý thuế sẽ thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu
quả cao. Theo đó bộ máy quản lý thuế cần được tổ chức theo hướng kết hợp mô
hình quản lý theo loại người nộp thuế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân …) với mô hình quản lý theo chức
năng như thanh tra, kiểm tra, xử lý cưỡng chế thuế, cung cấp dịch vụ cho người
nộp thuế và thu thuế. Thực hiện theo hướng này sẽ tạo điều kiện cho cơ quan thuế
tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành đồng thời nâng cao hiệu quả làm việc
của cán bộ thuế và giảm được chi phí trong công tác quản lý thuế, góp phần ngăn
chặn có hiệu quả tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, chống thất thu thuế. Song song
đó, cần chú trọng tăng cường công tác bồi dưỡng, giáo dục đào tạo, nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ ngành thuế đạt chuẩn chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ thuế,
nắm vững kiến thức kế toán, tài chính, thành thạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng
quản lý, trình độ tin học, ngoại ngữ. Đồng thời, không ngừng tăng cường công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ thuế để nâng cao phẩm chất đạo
đức người cán bộ- công chức ngành thuế; xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ
cố tình vi phạm chính sách pháp luật thuế, những cán bộ có biểu hiện tha hóa, biến
chất, thông đồng, tiếp tay cho các hành vi gian lận, trốn lậu thuế, bất kể đó là cán

bộ lãnh đạo hay nhân viên ngành thuế nhằm chấn chỉnh, củng cố và xây dựng đội
ngũ cán bộ thuế ngày càng trong sạch, vững mạnh.
7. Đẩy mạnh công tác tư vấn thuế.
Để hiểu một cách cặn kẽ và thực hiện đúng đắn các quy định của chính
sách thuế là một vấn đề không đơn giản đối với người nộp thuế, nhất là khi thực
hiện áp dụng cơ chế quản lý thu nộp thuế theo phương thức người nộp thuế tự kê
khai, tự tính và tự nộp thuế bởi trong thực tế không phải người nộp thuế nào cũng
có thể hiểu biết, nắm rõ và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà
nước. Do vậy, việc cung cấp dịch vụ tư vấn thuế là nhu cầu rất cần thiết của các đối
tượng nộp thuế trong giai đoạn hiện nay.
Hiện công tác tư vấn thuế do các Chị cục thuế địa phương đảm trách, bước
đầu đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần tăng cường ý thức tư giác, tự
nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ
1212
Người thực hiện: Phạm Minh Đức


Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN và được sự ủng hộ cao của người nộp
thuế. Trong thời gian tới cần nhân rộng việc áp dụng mô hình tư vấn thuế ra tư
nhân, bởi với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng như hiện nay của thì chắc chắn
các hoạt động tư vấn thuế của cơ quan thuế nhà nước sẽ không đáp ứng đủ. Do
vậy, việc khuyến khích hình thành và phát triển mô hình hoạt động tư vấn thuế
không chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế mà đó còn là nhiệm vụ chung của các cơ
quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm giúp cho người nộp thuế hiểu
biết rõ, kịp thời về các chính sách thuế hiện hành của nhà nước, hổ trợ người nộp
thuế từ khâu đăng ký, kê khai nộp thuế, lập sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn về
thuế, tính toán mức thuế và các khoản thuế phải nộp … từ đó góp phần nâng cao ý
thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của

người nộp thuế , góp phần nâng cao tính khả thi của các chính sách thuế.
Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp trên, cần tiến hành đồng thời các
giải pháp khác như: chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý chứng từ hóa đơn;
thực hiện tự động hóa công tác quản lý thuế bằng công nghệ tin học hiện đại, áp
dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các Ngân hàng trong
các hoạt động mua bán, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ … Thực hiện đồng
thời những giải trên sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao tính khả thi của các
chính sách thuế hiện nay ở nước ta, nâng cao hiệu quả tác dụng của chính sách
thuế hiện hành đối với nền kinh tế, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu
quan trọng của cải cách thuế ở nước ta.
2. Kết luận:
Trong kinh tế thị trường, vai trò của Thuế là đặc biệt quan trọng vì đây là
nguồn thu chủ yếu nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của Nhà nước, do vậy quản
lý thuế là công tác không thể thiếu và phải luôn đổi mới để phù hợp với xu thế
ngày càng phát triển đa dạng của mọi thành phần kinh tế về số lượng, qui mô sản
xuất, kinh doanh và đóng góp nguồn thu ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước
nhất là nguồn thu từ nội lực kinh tế phát triển của quốc gia. Do vậy, cần thực hiện
cải cách công tác quản lý thuế ngày càng thích ứng với tiến trình phát triển của đất
nước, chống thất thu thuế, nuôi dưỡng nguồn thu và bảo đảm công bằng trong thực
hiện nghĩa vụ thuế.
Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế đã đạt được nhiều thành tựu
đáng khích lệ, tuyên dương mà trong đó “Quản lý thuế đối với tư doanh” là một
bộ phận không thể tách rời. Bởi lẽ, ngoài việc tăng nguồn thu cho NSNN, tạo sự
công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế đồng thời còn giáo dục, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận, khai man,
trốn thuế. Do đó, hệ thống các chính sách thuế luôn không ngừng đổi mới để đáp
ứng các yêu cầu thực tiển phát sinh, giải quyết được những tồn tại, khó khăn,
vướng mắc nhằm mục đích tạo được sự an tâm, phấn khởi cho các nhà doanh
1313
Người thực hiện: Phạm Minh Đức



Tiểu luận cuối khoá - Lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên ngành thuế năm 2013

nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế
cho ngân sách nhà nước không ngoài mục tiêu làm cho “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.
***********

1414
Người thực hiện: Phạm Minh Đức



×