Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6 MB, 128 trang )

Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÔNG NAM BỘ:
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn
gọn được người dân miền Nam Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam
Bộ có 5 tỉnh và một thành phố:


Thành phố Hồ Chí Minh



Bình Phước



Bình Dương



Tây Ninh



Đồng Nai



Bà Rịa-Vũng Tàu

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là


14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao
nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống.
Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo
số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc
Nam Trung Bộ) vào miền Đông Nam Bộ. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt
Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Dưới đây là
danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ. Đôi lúc, tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào vùng
Tây Nguyên.
I.1 Địa lý


Phía Bắc và phía Tây giáp với Campuchia.



Phía Nam và Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.



Phía Đông Bắc giáp với Tây Nguyên.



Phía Đông và Đông Nam giáp với Nam Trung Bộ và Biển Đông.

I.2 Địa hình

1



Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Đông Nam Bộ năm giữa Đông Nam Á chỉ đi bằng máy bay trong khoảng 2-3 giờ có
thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á . Do vùng này là trung tâm công nghiệp
nên rừng và cây công nghiệp ít , ô nhiễm nặng , trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có
cây giữ lại .
Đất có 7 loại : đất feralit , đất phù sa ( chiếm thấp nhất trong vùng ) , đất ba dan ,
đất xám trên phù sa cổ , đất mặn , đất phèn ( đất mặn , đất phèn tập trung nhiều ở thành
phố Hồ Chí Minh ) .
Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi : Cuội ,cát , sét kết và các thành tạo bở
rời.
I.3 Sông ngòi
Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của
khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.
I.4 Bờ biển
Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí
Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi
Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng , hải sản phong phú Phát
triển ngành khai thác va nuôi trồng thủy sản
+ Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển
+ Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí
I.5 Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ
Đa số các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(trừ Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận ).
Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ
S
Diện
tích Dân

Tỉnh
TT
(km²)
(01/04/2009)
1
Thành phố Hồ Chí 2.095
7.123.340

2

số

Mật
(người/km²)
3.401

độ


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

2
3
4
5
6

Minh
Bà Rịa - Vũng Tàu
Bình Dương

Bình Phước
Đồng Nai
Tây Ninh

1.982,2
2.695,5
6.857,3
5.903,940
4.029,6

994.637
1.482.636
874.961
2.483.211
1.066.402

501,9
550
127,6
420,6
264,6

I.6 Kinh tế
Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và
dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu
tố xã hội khác.
Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng
Nai ,Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá
nhiều dự án và vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút vốn đầu tư
nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD.

Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Thành phố Hồ Chí Minh. Trung
tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là tỉnh Đồng Nai với trung tâm là Thành phố
Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công
nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập
trung lớn và quy mô.Bốn huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và
của cả khu vực Đông Nam Bộ.
Trong đó, Nhơn Trạch là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai trong
tương lai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là
các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai.
Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh
Đồng Nai. Với các huyện công nghiệp nổi bật như Dĩ An, Thuận An và Thị Xã Thủ
Dầu Một khiến cho tỉnh nhỏ bé này phát triển vào loại nhất nhì trong khu vực. Những
phát triển của Bình Dương dang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát
triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng
3


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Nai, Bình Dương hợp chung thành tam giác phát triển nhất cả nước. Khu tam giác này
góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ
trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương.
Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long
Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao
tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới,
các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các
huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.
Các ưu điểm phát triển kinh tế :
Vùng Đông Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi cùng với những thành quả
phát triển đã đạt được tạo ra lợi thế so sánh ở mức hàng đầu của cả nước và cũng có thể

đọ với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á: vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận
lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác; nằm trên các trục giao thông quan trọng
của quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ ra vào, có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư
trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao. Đông Nam Bộ là vùng đã đạt trình
độ phát triển kinh tế tương đối cao hơn và vượt trước nhiều mặt so vói các vùng khác
trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của
cả nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề khá, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên
cứu khoa học, công nghệ đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả khu vực phía
Nam. Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát
triển mạnh. Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ nằm ở “Mặt tiền Duyên Hải” phía
Nam, là cầu nối và “cửa ngõ” lớn giao thương với thế giới. Thành phố Biên Hoà và
khu vực dọc theo QL51, thị xã Thủ Dầu Một và khu vực Nam Sông Bé có điều kiện rất
thuận lợi để phát triển công nghiệp. Đông Nam Bộ lại có trục đường giao thông xuyên
Á ra biển và tiếp giáp với khu vực các nước Đông Nam Á đang phát triển năng động.
II. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ:

4


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

II.1 Thành Phố Hồ Chí Minh :
Thành Phố Hồ Chí Minh, hay Sài Gòn là thành phố
lớn nhất Việt Nam, đồng thời trước đây cũng là thủ đô
của Việt Nam Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam.
Tiếng lóng Sài Gòn hiện nay vẫn còn được người Việt
Nam lẫn người nước ngoài sử dụng, đặc biệt là khi nói
đến trung tâm của thành phố, nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch mỗi ngày.
Thành phố Hồ Chí Minh là trái tim, là linh hồn của đất nước Việt Nam. Đây là một

trung tâm năng động, nhộn nhịp, một
thành phố lớn nhất nước, một trung
tâm kinh kê, văn hóa của đất nước. Và
ngay trong lòng thành phố nhộn nhịp,
tấp nập đó là các truyền thống đã được
gìn gữ cùng với vẻ đẹp của nền văn
hóa cổ truyền.
Đây là thành phố của sự sôi động,
huyên náo và ồn ào. Mỗi ngày có đủ
các mảnh đời sống trên các đường phố, tạo nên các khu chợ lề đường, các cửa hàng,
các quán café vỉa hè, những người bán hàng rong dọc theo các vỉa hè. Và du khách
cũng sẽ thật khó để tránh khỏi sức hấp dẫn của những âm thanh hồ hởi đó.

5


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú, tiếp giáp với phía Nam
của miền Ðông Nam Bộ và rìa Bắc của
miền Tây Nam Bộ. Là thành phố đông dân
và lớn nhất Việt Nam. Nơi đây là đầu mối
giao thông lớn, nối liền với các tỉnh trong
vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực.
Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành
phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu
Hoa đầu lân

sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất
và năng động nhất trong cả nước.


Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya.
Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt. Dãy dãy
cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh tiếng "Sài
Gòn - thiên đường mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa tiệm, nhà hàng với thực
đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú không thể thiếu đối với du khách
đến nơi đây.
Nhưng đàng sau sự sôi nổi ấy
là một cuộc sống phóng
khoáng mà hài hòa, với những
phong tục tập quán lâu đời
của một nền văn hóa truyền
thống đã thích nghi với cuộc
sống khai hoang mở đất ở một
Công viên
23/9

vùng đồng bằng sông nước,
và sớm giao thoa với các nền
văn hóa trong khu vực và phương Tây.

6


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và các
tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự nghiệp giải
phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ tết chính thức,
người dân thành phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo truyền thống "uống nước

nhớ nguồn" như Lễ hội Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà
giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ…
Các kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở
thành những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại phát huy
từ cảm hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ở nơi đất hẹp người đông này, du
khách sẽ bất ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những công viên rộng
rực rỡ hoa lá, những khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những tòa cao ốc mới ở trung
tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn của người Hoa với những khu phố
cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn nhịp ngày đêm.
Là trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí
Minh có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những điểm vui
chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng.
Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào
cũng có thể là mùa du lịch.
Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách
từ mọi phương trời.
TPHCM có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và
kết thúc vào tháng 11. Nhưng nhìn chung bạn có thể đến TPHCM bất cứ tháng nào
trong năm và đừng đi du lịch tại TPHCM vào những ngày tết nguyên đán. Khi tết
nguyên đán mọi người thường về quê hương ăn tế với gia đình.

7


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức
vào dịp Tết hàng năm
Vào các mùa lễ hội hoạt động mua sắm và
vui chơi tại TPHCM diễn ra vô cùng sôi

nổi trên khắp các ngả đường. Vào mùa
Noel các con đường tràn ngập ánh đèn, xe
cộ tấp nập và các hoạt động vui chơi giải
trí diển ra gần tàn đêm, bạn có thể đến
TPHCM vào những ngày này để tận hưởng cái không khí se se lạnh nhưng ấm áp tại
TPHCM.
Đừng lo ngại sự ồn ào của TPHCM bạn đến đây bất cứ ngày nào trong năm củng có
các khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng… cho bạn thư giãn.
Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu
biểu mà bạn không thể bỏ qua.
Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất
so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong
phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và
khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.
Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là
những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa
Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở
đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp
nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có
đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong
nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa của thành phố và quốc gia.

8


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị
nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ
thuật phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban

Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước
chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển,
Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ
Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…
Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một
diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình
độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu
trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng
không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông
Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô
tận.
II.1.2 Bảo tàng
Hệ thống bảo tàng của thành phố
Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng
nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống,
phòng truyền thống ở các quận,
huyện.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo
tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu
tiên của thành phố, ra đời từ những
năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng
sưu tầm và bảo quản được hiện vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ
sưu tập phong phú gần 30.000 hiện vật giá trị.

9


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ


Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, thu
hút nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày
về tội ác dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là địa chỉ không
thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài.
* Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
* Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
65 Lý Tự Trọng, quận 1
* Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
28 Võ Văn Tần, quận 3

* Bảo tàng Hồ Chí Minh – TP.HCM :
Số1 Nguyễn Tất Thành, quận 4

* Bảo tàng Tôn Đức Thắng : Số 5 Tôn
Đức Thắng, quận 1
Du khách đến viếng thăm bảo tàng Tôn
Đức Thắng
* Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: Số

10


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

2 Lê Duẩn, quận 1
* Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ: Số 202 Võ Thị Sáu, quận 3

* Bảo tàng Lực lượng Vũ
trang miền Đông Nam Bộ:

Số 247 Hoàng Văn Thụ,
quận Tân Bình
* Bảo tàng Mỹ thuật –
TP.HCM: Số 97A Phó
Đức Chính, quận 1
Bến Nhà Rồng
II.1.2 Chùa chiền
Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền ở
11


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Nam bộ với khung cảnh thanh nhàn, nội thất u nhã, và hàng chục pho tượng thờ, cột,
bao lam gỗ chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách hiện đại
nhưng lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và sáng sủa, bài trí
đơn giản, tôn nghiêm, kết cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ dáng dấp cổ truyền.
Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai hoang
mở đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi thức tế lễ và
ca múa cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền Hùng Vương,
đền Trần Hưng Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn
là nơi tấp nập bá tánh đi lễ cầu phước lộc an khang.
Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn –
Chợ Lớn xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu khắc,
hội họa sinh động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái riêng theo
phong tục tập quán của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu,
Hải Nam .
 Chùa Phật giáo xưa:
* Chùa Giác Lâm 118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình


12


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

* Chùa Giác Viên: 161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11
* Chùa Phụng Sơn: 1408 Ba Tháng Hai, quận 11
 Chùa Phật giáo mới:

13


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

* Chùa Vĩnh Nghiêm: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
* Chùa Xá Lợi: Số 89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3
* Nam Thiên Nhất Trụ: Số 511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức
II.1.3 Đình:
* Đình Phong Phú: Ấp Phong Phú, phường
Tăng Nhơn Phú, quận 9
* Đình Phú Nhuận: 18 Mai Văn Ngọc, quận
Phú Nhuận
II.1.4 Đền:
* Đền Hùng Vương : Số 2B Nguyễn Bỉnh
Khiêm, quận 1
* Đền Trần Hưng Đạo: Số 36 Võ Thị Sáu,
quận 1
* Lăng Ông Lê Văn Duyệt :1bis Phan Đăng
Lưu, quận Bình Thạnh
II.1.5 Chùa Hoa:

* Chùa Ngọc Hoàng : Số 73 Mai Thị Lựu, quận 1
* Chùa Bà Thiên Hậu: Số 710 Nguyễn Trải, quận 5
* Nhị Phủ Miếu: Số 264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5
II.1.6 Nhà thờ
Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách
kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen
thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh
thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm
linh của tín đồ bản xứ.
Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm
1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây

14


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận
Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc
địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép
mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman
cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.
Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn
nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng
trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha
Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền
miếu người Hoa.
Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách
bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét
cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.

* Nhà thờ Đức Bà: Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Nhà thờ Đức Bà, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà
Sài Gòn, là nhà thờ lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 tháp
chuông cao 60 m, tọa lạc tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris,
Quận 1).
Đây là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách
tham quan nhất tại thành phố.
Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Nhà thờ Lớn là một công trình kiến trúc bề thế có
hai tháp chuông cao, tại quảng trường mang tên "Công xã Paris" nơi trung tâm thành
phố.
Công trình được khởi công xây dựng ngày 7/10/1877 và được khánh thành vào
ngày 11/4/1880. Nhà thờ được thiết kế tại Pháp, thi công xây dựng do kỹ sư ngươi
Pháp tên là Bourad chỉ huy thực hiện. Tổng kinh phi xây dựng lúc bấy giờ là 2,5 triệu
Frances do Thống sứ Nam kỳ cung cấp.

15


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Thánh đường có chiều dài là 133m tính từ cửa ngăn đến cuối phòng đọc kinh, chiều
ngang 35m và cao 21m. Lúc đầu, hai tháp có chiều cao tính từ mặt đất là 36,6m. Sau
xây thêm hai chóp nhọn lầu chuông 21m nữa,
do vậy chiều cao của tháp là hơn 57m (Tháp
chuông làm năm 1895). Sáu đại hồng chung,
nặng 25.850kg đặt dưới hai lầu chuông.
Ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959, theo sự
chấp thuận của toà thánh Vantican, nhà thờ
làm lễ "xức dầu" đặt tên là "Vương Cung
Thánh Đường.

* Nhà thờ Tân Định
289 Hai Bà Trưng, quận 3
* Nhà thờ Huyện Sĩ
1 Tôn Thất Tùng, quận 1
* Nhà thờ Cha Tam 25 Học Lạc, quận 5
*Nhà thờ Chợ Quán120 Trần Bình Trọng,
quận 5
* Nhà thờ Vườn Xoài 413 Lê Văn Sỹ, quận 3 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam –
TP.HCM 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
II.1.7Các kiến trúc khác
Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét
thanh lịch riêng của thành phố.
Các công thự này rất
đa dạng, gồm từ trụ sở các
cơ quan hành chính của
thành phố cho đến các bảo
tàng,

nhà

hát,

trường

16


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

học,thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những

chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có
những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành
một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong.
Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó
nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng
khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại.
Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp,
Ngân hàng Thương Tín, Viện Trao đổi Văn hóa Pháp IDECAF, một số chùa Phật giáo,

Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà
cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ
mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục
tầng được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao
nhất là tòa nhà Trung tâm Thương mại Sài Gòn,
33 tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được
đánh giá có tính nghệ thuật cao
Kiến trúc thời Pháp:
* Trụ sở UBND Thành phố: Số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1
* Nhà hát Thành phố 7 Công Trường Lam Sơn, quận 1
* Bưu điện Thành phố: Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Kiến trúc trước 1975:
* Hội trường Thống Nhất: Số 106 Nguyễn Du,
quận 1

17


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ


Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Ðà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia định,
Ðịnh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết
kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn
một Dinh thự làm Dinh Thống đốc và đặt tên là
Dinh NORODOM. Công trình được khởi công
ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do
viên thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là
Lagradìere đặt viên đá đầu tiên. Từ 1871 đến
1887, là Dinh Thống đốc Nam kỳ.
Từ 1887-1945 nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm
việc trong suốt thời kỳ xâm lược Ðông Dương.
Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, độc chiếm Ðông Dương, Dinh
Norodom là nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam.
Từ tháng 9/1945 Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm Nam
Bộ, Dinh Norodom là trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm lược của Pháp ở
Việt Nam.
Ngày 7 / 5/ 1954, thực dân Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ,
sau đó buộc phải ký Hiệp định Gienève và rút khỏi Việt Nam. Mỹ tìm cách nhảy vào
thực hiện ý đồ xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền,
miền Bắc là chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, còn miền Nam là chế độ Việt Nam
Cộng hòa.
Ngày 7/9/1954 Dinh NORODOM được bàn giao giữa đại diện chính phủ Pháp, Ðại
tướng Paul Ely với đại diện cầm quyền Sài gòn Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Ngô Ðình
Diệm đã quyết định đổi tên Dinh thành Dinh Ðộc lập. Từ đó Dinh Ðộc lập trở thành
nơi ở của gia đình Ngô Ðình Diệm và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Ngô

18



Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Ðình Diệm đã duy trì chế độ độc tài gia đình trị, dồn dân vào ấp chiến lược, thi hành
luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam, không những gây phẫn uất trong nhân dân mà
còn gây ra sự bất bình trong nội các chính quyền Sài gòn.
Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài gòn là Nguyễn
Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính
cánh trái của Dinh. Do không thể khôi phục lại, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và
xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô
Viết Thụ người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Ngô Ðình Diệm quyết định khởi công xây dựng Dinh ngày 1/7/1962. Trong thời
gian xây dựng Dinh mới, gia đình Ngô Ðình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh
Gia Long (hiện nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở
dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính giết chết ngày 2 / 11/ 1963 . Do vậy, ngày
khánh thành Dinh 31/10/1966 người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Uỷ
ban lãnh đạo quốc gia. Ngô Ðình Diệm là người khởi xướng xây dựng Dinh Ðộc lập
nhưng ông ta không được sống ở đây một ngày nào, mà người có thời gian sống ở
Dinh thự này lâu nhất là Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10 / 1967 đến 21/4/1975).
Từ đó, Dinh Ðộc lập là cơ quan đầu não của Chính quyền Sài Gòn, là nơi chứng
kiến sự can thiệp quân sự của nước ngoài gây chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam, là nơi
ra đời nhiều chính sách phản lại nhân dân của Tổng thống Việt Nam cộng hòa
NguyễnVăn Thiệu.
Nhưng điều gì phải đến đã đến. Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày
30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1,
Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh
Ðộc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh.
11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận - Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá
cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ
phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng


19


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt
Nam Cộng Hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài gòn đã
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng
Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí
Minh : Nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã xum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân
dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng.
---> Có thể tham khảo thêm: ...
Itemid=383
Ngày nay, Dinh Ðộc lập là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách
trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp khách của các cấp lãnh
đạo trung ương cũng như của thành phố.

Dinh Norodom

20


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Dinh Thống Nhất nhìn từ trong ra

Dinh Thống Nhất nhìn từ ngoài vào
* Thư viện Khoa học Tổng hợp: Số 67 Lý Tự Trọng, quận 1
Kiến trúc mới:

* Cao ốc The Metropolitan : 61 Nguyễn Du, quận 1
* Trung tâm Thương mại Sài Gòn : 37 Lê Duẩn, quận 1

21


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Điểm du ngoạn
Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có
cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa nước trên
vùng đất bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ những bến ghe chất
đầy nông sản miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón tàu biển khắp thế
giới; từ bến Nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước sang bến Bạch Đằng cho
tàu du lịch trên sông…
Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ
thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần thể
địa đạo và Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch sử văn hóa với phong cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và đồng lúa
xanh bát ngát.
Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng
đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu
da cam. Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu Dự
trữ Sinh quyển Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về một điểm sinh thái khác cách không xa trung tâm thành phố
là vườn cò Thủ Đức, trong một vùng quê sông nước êm ả, thanh bình, nơi "đất lành
chim đậu".
* Địa đạo Củ Chi: Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ
Hưng, huyện Củ Chi Trong lòng địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ
trong lòng đất ở huyện Củ Chi, 70 km phía tây bắc

Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống này được Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào
trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến
tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh

22


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng
đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí
các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất
thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân
1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo
này để tấn công Sài Gòn
Lịch sử
Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được hình
thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thời gian này, quân dân hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An đã đào những đoạn
hầm ngắn, cấu trúc đơn giản dùng để ẩn nấp, cất giấu tài liệu, vũ khí. Cũng có ý kiến
cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát thực hiện vào năm
1948.™
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét
của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi làng xây một
địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ thống địa đạo đã
được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn, phức tạp, về sau phát
triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu trúc các đoạn hầm, địa đạo
được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ
nhau.


23


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Một vài kiểu bẩy của du kích
Củ Chi - Chông cánh cửa

Chông kẹp
nách

Chông cân
cối

Chông nắp tự
động.

Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo
trục gọi là "xương sống", sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh
ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các
vùng. Bên trên mặt đất, quân dân Củ Chi còn đào cả một vành đai giao thông hào
chằng chịt nối kết với địa đạo, lúc này địa đạo chiến đấu cũng được đào chia thành
nhiều tầng, nhiều ngõ ngách. Ngoài ra, bên trên địa đạo còn có rất nhiều ụ chiến đấu,
bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững
chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa
đạo có tổng chiều dài toàn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên
cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn
12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, cứu

thương, hội họp, kho chứa vũ khí...
Đặc điểm
Địa đạo được đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt
lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại
bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ
thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần (bị hơi ngạt,
bơm nước).
Cuộc sống dưới địa đạo

24


Tiểu vùng du lịch đông nam bộ

Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt và nóng bức và điều kiện vệ sinh
kém nên hầu như đa số những người sống ở địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các
bệnh về xương. Ngoài ra, việc thiếu thốn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cũng
là vấn đề lớn nhất của cư dân địa đạo.

Chế vũ khí - vót
chông

Bếp Hoàng
Cầm

Chế tạo vũ
khí

Chế tạo vũ
khí


Hầm cứu
thương

Sự tấn công của quân đội Mỹ và đồng minh vào địa đạo
Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã liên tục tấn công vào hệ thống địa
đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, hơi ngạt... nhưng do hệ thống
địa đạo được thiết kế có thể cô lập từng phần nên bị hư hại không nhiều. Quân đội Mỹ
đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được ngụy trang) và phát hiện
các cửa thông gió (thường được đặt giữa các bụi cây). Biện pháp hữu hiệu nhất là sử
dụng chó nghiệp vụ. Ban đầu có một số cửa vào và lỗ thông gió bị chó nghiệp vụ phát
hiện do chó ngửi được hơi người. Tuy nhiên, sau đó, những người ở dưới địa đạo đã

25


×