Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thực trạng và giải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhờ quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế thế
giới, nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ trên tất cả các mặt, các
ngành, các lĩnh vực. Trong đó nổi bật lên là sự phát triển nhanh chóng của hệ
thống ngân hàng thương mại. Các ngân hàng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng
và chất lượng cũng như các hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, thanh toán
ngày càng phát triển.
Cùng với sự phát triển đó, mục tiêu lợi nhuận hàng năm của các ngân
hàng ngày càng được tăng cao. Trong bối cảnh, lợi nhuận từ các hoạt động tín
dụng chiếm đến hơn 80% tổng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Muốn
đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra, các ngân hàng thương mại ngoài việc nâng
cao và phát triển hơn nữa các hoạt động tín dụng còn phải quan tâm đến các yếu
tố làm giảm lợi nhuận để từ đó có những biện pháp hạn chế và phòng ngừa.
những rủi ro thường gặp phải, đó là các khoản nợ xấu.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung, các khoản nợ xấu là một vấn
đề nổi cộm cần được giải quyết. Khi tỷ lệ các khoản nợ xấu tăng lên đồng nghĩa
với việc quỹ trích lập dữ phòng rủi ro cũng tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận của
Ngân hàng giảm thấp.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, em quyết định chọn đề tài: “Thực
trạng và giải pháp hạn chế nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng các khoản nợ xấu trong cho vay
ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Huế, đồng thời xem xét đánh giá các biện pháp xử lý các khoản nợ đó của ngân


Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hàng để từ đó có thể cải thiện, nâng cao các biện pháp của ngân hàng hoặc đưa ra
các biện pháp mới nhằm hạn chế các khoản nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

3. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nợ xấu và công tác hạn chế nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Phòng khách hàng
thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Huế.
4.2 Thời gian: Dựa vào số liệu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 -2010.
4.3 Nội dung: Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các khoản nợ xấu
trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 - 2010

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp từ phòng khách
hàng và các số liệu thứ cấp từ các tài liệu mà ngân hàng đã công bố.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Thống kê số liệu từ bản số liệu thô từ đó
so sánh sự biến động qua từng năm
- Phương pháp phân tích kinh tế: Dựa vào các số liệu đã được xử lý, phân

tích xem tác động tăng giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu khác đến chỉ
tiêu cần phân tích như thế nào.

6. Kết cấu các chương
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài còn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong cho vay ngắn hạn
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1 Những vấn đề cơ bản của tín dụng ngân hàng
I.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn
trả giữa người đang tạm thời thừa vốn và người đang tạm thời thiếu vốn và
ngược lại
I.1.2 Chức năng của tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng thực hiện hai chức năng sau đây:
a. Tập trung, phân phối lại vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng thực hiện phân phối vốn dưới hai hình thức: Trực tiếp và gián
tiếp.
• Phân phối trực tiếp: Các luồng vốn được phân phối chuyển từ tay

người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếu một cách trực tiếp
mà không qua trung gian.
• Phân phối gián tiếp: Việc phân phối vốn được thực hiện thông qua
các tổ chức trung gian như các ngân hàng thương mại…
Các tổ chức tín dụng trung gian tiến hành huy động, tập trung các nguồn
vốn nhàn rỗi trong xã hội để hình thành quỹ cho vay. Trên cơ sở quỹ cho vay đã
có, các tổ chức tín dụng tiến hành phân phối cho các doanh nghiệp, cá nhân có
nhu cầu cần bổ sung vốn và đủ điều kiện vay vốn. Quá trình này không những
đòi hỏi phải tuân theo các nguyên tắc tín dụng, mà còn phải chấp hành đầy đủ
những quy định của pháp luật hiện hành về tín dụng.
Cả hai nội dung trên của tín dụng đều phải thực hiện theo nguyên tắc hoàn
trả vốn gốc và lãi sau một thời hạn nhất định.
b. Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong quá trình tập trung và phân phối lại vốn, các chủ thể tham gia trong
quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình và tác động
tích cực đến quá trình lành mạnh hoá các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trọng tâm của chức năng này là kiểm soát đối với người đi vay. Việc
kiểm soát phải được tiến hành trong cả quá trình cho vay, tức là kiểm soát trước
khi cho vay, trong khi phát tiền vay và sau khi cho vay đến lúc người vay hoàn
trả xong nợ.
I.1.3 Vai trò của tín dụng
• Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hòa phát
triển.

• Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
• Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật
tự xã hội.
• Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
I.1.4 Các hình thức tín dụng
a. Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, phát sinh
từ lĩnh vực thương mại và biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá hoặc
ứng trước tiền về hàng hóa.
b. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các chủ thể
khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Tín dụng ngân hàng được biểu hiện dưới các hình thức: ngân hàng huy
động vốn từ nền kinh tế và cho vay lại với các chủ thể của nền kinh tế.
c. Tín dụng Nhà nước
Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các
tổ chức kinh tế - xã hội. Trong quan hệ này Nhà nước là chủ thể tổ chức thực
hiện các quan hệ tín dụng để phục vụ các chức năng của mình.
I.1.5 Phân loại tín dụng ngân hàng
a. Căn cứ vào yếu tố thời gian
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Tín dụng ngắn hạn: Phục vụ cho tiêu dùng và bổ sung vốn lưu động
cho doanh nghiệp
• Tín dụng trung hạn: Mua sắm tài sản cố định, cải tiến công nghệ kỹ
thuật, các dự án có quy nhỏ, thời gian hoàn thành nhanh

• Tín dụng dài hạn: Tài trợ cho các dự án lớn, có thời gian hoàn vốn
dài
b. Căn cứ vào yếu tố đối tượng thực hiện vốn tín dụng cho hoạt động SXKD
• Tín dụng vốn lưu động : được thể hiện dưới hình thức cho vay để
bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế. Thời gian ngắn hạn.
• Tín dụng vốn cố định : tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được
cấp để bổ sung vốn hình thành nên tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật,
mở rộng sản xuất, xây dựng các côn trình mới. Thời gian tín dụng
là trung và dài hạn.
c. Căn cứ vào yếu tố mục đích sử dụng vốn :
• Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa : loại tín dụng này
được cấp cho các chủ thể kinh doanh nhằm hỗ trợ vốn để mở rộng
hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Tín dụng tiêu dùng : đây là loại hình tín dụng đáp ứng các nhu cầu
tiêu dùng của cá nhân.
d. Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng :
• Tín dụng không có đảm bảo trực tiếp.
• Tín dụng có đảm bảo trực tiếp.
I.1.6 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định
nhằm bảo đảm tính an toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc được cụ thể
hóa trong các qui định của ngân hàng Nhà nước và các NHTM
a. Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn ( gốc ) và lãi với thời gian xác
định: Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền
gửi của ngân hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nhiệm hoàn trả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn phải yêu cầu
người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân
hàng tồn tại và phát triển
b. Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng đúng theo mục đích được
thỏa thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy
định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động của
các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt
động riêng. Mục đích ccấp tín dụng được ghi trong hợp đồng tín dụng bảo đảm
cho ngân hàng không cấp tín dụng cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài
trợ đó là phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng.
c. Ngân hàng cấp tín dụng dựa trên phương án ( hoặc dự án ) có hiệu quả.
Thực hiện nguyên tắc là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án
hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được
vốn đầu tư và có lãi để trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp xét thấy kém an
toàn, ngân hàng có thể đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.

I.2 Các khái niệm, cách thức phân nhóm nợ và nợ xấu
I.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trảnợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng.
Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối
quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng là con nợ lại không thực
hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra
trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá,
cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn gọi là rủi ro
mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
I.2.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

I.2.2.1 Nguyên nhân khách quan

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát
về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì
rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:
1. Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu
thụ...
2. Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án
đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công.
Ngược lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy
thoái và có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng
thành công của dự án là thấp.
3. Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh...
là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.
I.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi
vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân
tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
1. Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh
hàng quí và hàng năm của doanh nghiệp.
2. Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá
khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các
khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng quá hạn chưa được
thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã được

thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả... thì tín tin cậy của
doanh nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có
rủi ro cao.
3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự
có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh...Các ngân
hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ
tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp.
Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4. Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính
thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh
nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao.
I.2.3 Khái niệm và phân loại các nhóm nợ
1. Nợ đủ tiêu chuẩn ( Nhóm 1 ): Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn
được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản
nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho
vay, chấp nhận thanh toán.
2. Nợ cần chú ý ( Nhóm 2 ): Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90
ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
3. Nợ dưới tiêu chuẩn ( Nhóm 3 ): Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn
từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90
ngày.
4. Nợ nghi ngờ ( Nhóm 4 ): Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ

181 đến 360 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90
ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
5. Nợ có khả năng mất vốn ( Nhóm 5 ): Nợ có khả năng mất vốn bao gồm
các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ
xử lý và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày
theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
I.2.4 Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi
lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với
các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các
doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ
hoặc phá sản,...Nợ xấu được coi là chi phí khác của doanh nghiệp cho vay, chính
vậy nên làm giảm thu nhập dòng.

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC KHOẢN NỢ XẤU TRONG
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
II.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
II.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Huế được thành lập theo quyết định số 68 QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của tổng
đốc giám đốc ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và đi vào hoạt động ngày

02/11/1993. Trụ sở chính đóng tại 78 Hùng Vương, TP Huế.
Ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 421/QĐ-TCCB-ĐT của hội đồng
quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.
Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn
rất lớn, không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã chủ động mở rộng hoạt động đến
các thị trường lân cận như tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị … Ngày 06/10/2001,
khai trương chi nhánh cấp 2 tại Quảng Bình ( nay là cấp 1 ) trực thuộc chi nhánh
Huế để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Từ những bước chập
chững ban đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống VietComBank, Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã đổi mới công
nghệ ngân hàng hiện đại, đã có mạng lưới giao dịch với hơn 1000 NH đại lý tại
85 quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Huế đã từng bước tự trưởng thành và từng bước khẳng đỉnh
mình là một NH mạnh trong địa bàn Tỉnh.
Hiện nay mạng lưới của chi nhánh bao gồm:
• Trụ sở chính tại 78 Hùng Vương, TP Huế
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Phòng giao dịch số 1 tại 159 Trần Hưng Đạo , TP Huế
• Phòng giao dịch số 2 tại 2A Hùng Vương. TP Huế
• Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng
• Phòng giao dịch Quảng Trị
Hoạt động của chi nhánh bao gồm:

• Huy động vốn bằng nhận tiện gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của cá
nhân và tổ chức bằng VNĐ và ngoại tệ, phát hành giấy tờ có giá
• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với mọi thành phần trong
nền kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ.
• Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
• Kinh doanh ngoại tệ
• Phát hành các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán.
• Thu đổi ngoại tệ, séc, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoại nước
• Nhận và trả lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động
• Các dịch vụ khác như E-Banking, Home Banking, SMS Banking.
II.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Huế có các phòng, tổ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ riêng đã được phân
công theo chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó
giám đốc. Giữa các phòng, tổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với
nhau để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức
của các phòng, tổ ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại hơn nhằm đáp
ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Ngân hàng. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ tổ chức NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế
Phòng khách
hàng


Tổ xử lý nợ xấu

Nhóm tín dụng
doanh nghiệp

Phòng hành
chính- nhân sự
Giám đốc
Phòng kiểm tra
nội bộ
Phòng tổng hợp
Phó Giám đốc 1

Nhóm tín dụng
thể nhân

Nhóm thị trường
và khách hàng

Phòng kế toán
Phó Giám đốc 2
Phòng thanh
toán quốc tế

Tổ quản lý nợ

Phòng kinh
doanh dịch vụ
Phòng thanh

toán thẻ
Phòng ngân quỹ
Tổ vi tính
Phòng giao dịch
số 1

Phòng giao dịch
số 2

Phòng giao dịch
Mai Thúc Loan

Phòng giao dịch
Phạm Văn Đồng
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II.1.3 Tình hình lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
Bảng số 01: Tình hình lao động tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
Chỉ tiêu


Năm
2008
Số
lượng

Tổng số
lao động

Đơn vị tính: Người
So sánh

152,00

2009
Số
lượng

%

%

2010
Số
lượng

2009/2008 2010/2009
%

+/-


%

+/-

%

100,00 172,00 100,00 158,00 100,00 20,00 13,16 -14,00 8,14

Phân theo giới tính
Nam

54,00

35,53

Nữ

98,00

64,47 113,00 65,70 107,00 67,72 15,00 15,31 -6,00 5,34

59,00 34,30 51,00 32,28 5,00 9,26 -8,00 13,56

Phân theo trình độ học vấn
Đại học

144,00

Cao đẳng,
trung cấp và

lao động
phổ thông

8,00

94,74 165,00 95,93 149,00 94,30 21,00 14,58 -16,00 9,70
5,26

7,00

4,07

9,00

5,70 -1,00 12,50 2,00 28,57

Nguồn: Phòng khách hàng –
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Lao động là một trong bốn yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh
doanh. Quá trình vận hành có tốt hay không chính là nhờ năng lực và tài khéo
léo của lực lượng lao động. Chính vì thế Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế luôn quan tâm đến lực lượng này.
• Xét về giới tính
Năm 2009, tổng số lao động tại chi nhánh là 171 người tăng so với năm
2008 là 20 người, hay tăng 13,16%. Năm 2010 thì số lao động là 158 người
giảm so với năm 2009 hay giảm 14 người tương đương với 8,14%.
Số lao động nam tăng giảm không đều qua từng năm. Số lao động nam
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
năm 2008 là 54 người, chiếm 35,53% tổng tỷ trong lao động. Năm 2009 là 59 lao
động tăng 5 người hay 9,26% so với năm 2008. Sang năm 2010 thì số lao động
nam giảm đi 8 người hay 13,56%, số lao động nam còn lại năm 2010 là 51 người.
Lao động nữ cũng có xu hướng tăng giảm không dều, năm 2008 là 98
ngưới chiếm 64,47% tổng tỷ trọng lao động của chi nhánh, năm 2009 số lao
động nữ tăng 15 người so với năm 2008 hay tăng 15,31%. Qua năm 2010 thì số
lao động là 107 người, giảm 6 người hay 5,31% so với năm 2009.
• Xét về trình độ
Đại học, trên đại học: Nhìn chung, qua các năm số LĐ có trình độ Đại học
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động, năm 2008 là 144 lao động
chiếm 97,74% trong tổng số lao động, năm 2009 cũng chiếm đến 95,93% hay
165 lao động và năm 2010 nhóm lao động này có số lượng là 149, chiếm 94,3%.
Năm 2009 lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng 21 người so với năm
2008 hay tăng 13,81%. Đến năm 2010 số lao động này giảm 16 người so với
năm 2009 hay giảm 9,36%. Như vậy càng ngày NH luôn lựa chọn những LĐ có
trình độ cao hơn vào làm việc. Điều này chứng tỏ NH có sự chú trọng về chất
lượng LĐ trong chính sách tuyển dụng.
Cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông: Số lao động cao đẳng, trung
cấp và lao động phổ thông của NH chiếm tỷ trọng rất nhỏ và hầu như không
thay đổi qua 3 năm 2008, 2009 và 2010. Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm này có
thay đổi chút ít quá từng năm vì số tổng số lao động của NH thay đổi.
Năm 2010 số lao động tại chi nhánh giảm do thành lập chi nhánh mới ở
Quảng Trị.
Tóm lại, NH đã biết cân đối cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu đòi hỏi
công việc ngày càng cao, điều này giúp NH phát huy tốt nội lực của mình trong
hoạt động kinh doanh.
II.1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
II.1.4.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng số 02: Tình hình vốn và tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008 - 2010
Chỉ tiêu
2008
GT
%

Năm
2009
GT
%

2010
GT
%

2.013.71
0
42.630

100,0

0
2,12

2.030.98
0
67.220

100,0
0
3,31

2.596.64
0
53.920

100,0
0
2,08

31.000
1.541.13
0
15.300

1,54

1,45

15.560


76,53

75,97

0,76

29.540
1.543.03
0
18.330

16.400

0,81

Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu

367.250
2.013.71
0
4.320
1.304.57
0
34.540

Vốn khác

A. Tài sản

Đơn vị tính: Triệu đồng

So sánh
2009/2008
2010/2009
+/%
+/%
17.270

0,86

565.660

27,85

24.590

57,68

-13.300

19,79

0,60

-1.460

4,71

-13.980

47,33


1.777.420

61,45

1.900

0,12

234.390

15,19

0,91

40.440

1,06

3.030

19,80

22.110

120,62

15.280

0,75


12.440

8,00

-1.120

6,83

-2.840

18,59

18,24
100,0
0
0,21

357.580
2.030.98
0
3.680

17,61
100,0
0
0,18

26,81
100,0

0
0,24

-9.670

2,63

339.280

94,88

17.270

0,86

565.660

27,85

-640

14,81

2.540

69,02

64,78

1.585.980


78,08

75,52

281.410

21,57

374.990

23,64

1,72

5.240

0,26

696.860
2.596.64
0
6.220
1.960.97
0
4.870

0,19

-29.300


-370

7,06

-119.810

-5,95

250.240

12,32

121.330

4,67

370.050

-128.910

51,51

Vốn chủ sở hữu

265.520

13,19

31.280


1,55

119.560

4,60

-234.240

84,83
308,8
6
88,22

88.280

282,23

Quan hệ trong hệ thống

524.570

26,05

154.560

7,61

383.690


14,78

-370.010

70,54

229.130

148,25

Tiển mặt
Tiền gửi tại NHNN
Quan hệ tín dụng với khách hàng
Sử dụng vốn khác
Tài sản cố định
Quan hệ trong hệ thống
B. Nguồn vốn
Tiền gửi
Vốn huy động từ khách hàng

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nguồn: Phòng khách hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5


15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Xét về tải sản
Tổng tài sản của chi nhánh tăng đều qua 3 năm. Năm 2008, tài sản của chi
nhánh là 2.013.710 triệu đồng đến năm 2009 đạt giá trị 2.030.980 triệu đồng
tăng 17.270 triệu đồng hay 0,86% so với năm 2008, đây là một mức tăng nhẹ.
Sang năm 2010 tổng giá trị tài sản là 2.596.640 triệu đồng, tăng 565.660 triệu
đồng hay 27,85%, mức tăng này rất mạnh. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào
sự cố gắng nổ lực của NH trong hoạt động tín dụng và nhu cầu vốn của khách
hàng ngày càng tăng. Để thấy rõ hơn sự biến động về tài sản của chi nhánh, ta
lần lượt phân tích sự biến động của một vài chỉ tiêu sao
Về tiền mặt tại Ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều giai đoạn
2008-2010. Năm 2008 tổng tiền mặt ở chính là 42.630 triệu đồng, chiếm 2,12%
trong tổng tài sản. Năm 2009 tiền mặt tăng thêm 24.590 triệu đồng hay 57,68%
so với năm 2008, đạt giá trị 67.220 triệu đồng. Sang năm 2010 thì tổng tiền mặt
tại chi nhánh lại giảm 13.300 triệu đồng hay 17,79% so với năm 2009.
Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước của chi nhánh qua 3 năm đều giảm.
Năm 2008 tổng tiền gửi là 31.000 triệu đồng chiếm 1.54% tổng tỷ trọng tài sản.
Đến năm 2009 là 29.540 triệu đồng, giảm 1.460 triệu đồng hay 4,71% so với
năm 2008. Và vào năm 2010, tổng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước giảm mạnh
với tỷ lệ giảm đến 47,33% tương đương với 13.980 triệu đồng so với năm 2009.
Với mức giảm này, tổng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước của chi nhánh vào năm
2010 chỉ là 15.560 triệu đồng
Ngược lại với 2 chỉ tiêu, Quan hệ tín dụng với khách hàng có xu hướng
tăng đều qua 3 năm. Đây là một kết quả tốt, thể hiện năng lực làm việc của đội
ngũ nhân viên có trình độ và nhiệt tình với công việc, nhất là các cán bộ đang
công tác tại các phòng ban có quan hệ trực tiếp với khách hàng. Năm 2008, giá
trị của chỉ tiêu này là 1.541.130 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất - 76,5% trong

tổng tài sản. Năm 2009, Quan hệ tín dụng với khách hàng tăng nhẹ với mức tăng
là 1.900 triệu đồng hay 0.21% so với năm 2008.Và vào năm 2010 thì có mức
tăng vọt, với tỷ lệ tăng lên đến 15,19% tương ứng với 234.390 triệu đồng, làm

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
cho tổng giá trị của chỉ tiêu này đạt 1.777.420 triệu đồng – chiếm 61,45% trong
tổng tài sản của chi nhánh.
Hoạt động NH diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng là có sự góp
mặt của thiết bị máy móc chuyên dụng nhưng nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy
tỷ trọng tài sản cố định của NH còn khá thấp và lần lượt giảm qua các năm. Từ
16.400 triệu đồng vào năm đã giảm xuống còn 15.280 triệu đồng vào năm 2009
tương ứng giảm 6,83%, và đến năm 2010 lại tiếp tục giảm thêm 2.840 triệu đồng
hay 15,59%. Như vậy, vào năm 2010, tổng giá trị của tài sản cố định tại NH chỉ
là 12.440 triệu đồng, chỉ chiếm 8% trong tổng tài sản, tất cả những điều này đã
cho ta thấy NH chưa có chú trọng nhiều tới việc đổi mới thiết bị và vẫn chưa tạo
ra sự khác biệt.
• Xét về nguồn vốn
Tiền gửi tại chi nhánh có xu hướng tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm
2008 là 4.320 triệu đồng, chiếm 0,21% tổng tỷ trọng nguồn vốn. Năm 2009 là
3.680 triệu đồng, giảm 640 triệu đồng tương đương với 14,81% so với năm
2008. Và vào năm 2010 tăng trở lại 2.540 triệu đồng hay 69,02% so với năm
2009 đạt giá trị 6.220 triệu đồng chiếm 0,24% trong tổng nguồn vốn
Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong nguồn vốn của chi nhánh. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng đều qua từng
năm. Lý do là trong giai đoạn 2008 - 2010 chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức

lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi để có thể làm tăng quy
mô huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở tiền
gửi có kỳ hạn và tiền gửi của dân cư. Năm 2008 giá trị của chỉ tiêu này là
1.304.570 triệu đồng chiếm 64,78% tổng nguồn vốn. Đến năm 2009, tình hình
kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc hơn dù cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt, chính điều này đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, cuộc sống
của người dân được cải thiện nhiều hơn từ đó làm tăng lượng vốn huy động của
người NH từ các đối tượng này. Năm này, nguồn vốn huy động của NH đạt hơn
1.585.980 triệu đồng tăng so với năm 2008 khoảng 21,57% , tương đương với
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
mức tăng khoảng 281.410 triệu đồng. Sang năm 2010, vốn huy động từ khách
hàng lại tiếp tục tăng thêm 374.990 triệu đồng hay 23,64% so với năm 2009,
làm cho giá trị của chỉ tiêu này đạt 1.960.970 triệu đồng chiếm 75,52% tổng
nguồn vốn.
Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu có xu hưởng giảm mạnh
trong giai đoạn 2008-2010. Từ 34.540 triệu đồng vào năm 2008 giảm xuống chỉ
còn 5.240 triệu đồng năm 2009, với mức giảm 84,83% hay 29.300 triệu đồng.
Sang năm 2010 lại tiếp tục giảm với mức giảm 370 triệu đồng hay 7,03% so với
năm 2009.
Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng giảm bất thường. Năm 2008 là
265.520 triệu đồng chiếm 13,19% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 giảm xuống
còn 31.280 triệu đồng, tức giảm 234.240 triệu đồng hay 88,22% so với năm
2008. Vào và năm 2010 tăng trở lại, đạt 119.560 triệu đồng, tăng 88.280 triệu
đồng hay 282,23% so với năm 2009.

II.1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng số 03: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Huế - Giai đoạn 2008 – 2010
Năm
2009

2008
Chỉ tiêu
I. Tổng thu nhập
1.Thu từ lãi.
2.Thu nhập ngoài lãi
-Thu từ hoạt động dịch vụ.
-Lãi kinh doanh ngoại hối.
-Thu nhập bất thường

GT
224.491,0
0
196.602,0
0
27.889,00
22.634,83

5.034,00

%
100
87,58
12,42
10,08
2,24

II. Tổng chi phí

220,17
236.270,0
0

100

1.Chi phí lãi.
2.Chi ngoài lãi
Chi phí hoạt động dịch vụ
Chi phí dự phòng
Chi phí huy động vốn

137.628
98.642
2.479
91.230,90
4.932,10

58,25

41,75
1,05
38,61
2,09

III. Lợi nhuận
IV. %Lợi nhuận / TN

-11.779,00

100,00

-5,25

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

0.1

GT
347.106,9
7
138.812,7
0
208.294,27
9.897,20
1.643,57
196.753,5
3
131.641,4
9

102.233,45
29.408,04
194,94
29.022,42
190,68
215.465,4
8

62,07

Đơn vị tính: Triệu đồng
So sánh
2009/2008
2010/2009

2010
%
100
39,99
60,01
2,85
0,47
56,68

GT
227.133,9
7
203.186,1
8
23.947,79

13.806,80
10.140,99

77,68
22,34
0,15
22,05
0,14

3.474,94
159.037,8
1
120.148,3
4
38.889,47
184,93
38.286,35
418,19

100,00

68.096,16

100,00

%

+/-

%


+/-

%

100

122.615,97

54,62

-119.973,00

34,56

89,46
10,54
6,08
4,46

-57.789,30
180.405,27
-12.737,63
-3.390,43

64.373,48
-184.346,48
3.909,60
8.497,42


46,37
88,5
39,50
517,01

1,53

196.533,36

29,39
646,87
56,27
67,35
89.264,3
7

-193.278,59

98,23

100,00

-104.628,51

44,28

27.396,32

20,81


75,55
24,45
0,12
24,07
0,26

-35.394,55
-69.233,96
-2.284,06
-62.208,48
-4.741,42

25,72
70,19
92,14
68,19
96,13

17.914,89
9.481,43
-10,01
9.263,93
227,51

17,52
32,24
5,13
31,92
119,32


100,00

227.244,48

1.929,23

-147.369,32

68,40

29,98
19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

V. %Lợi nhuận / Chi phí

-4,99

163,68

42,82

Nguồn: Phòng khách hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –
Chi nhánh Huế

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

20



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lợi nhuận là cái đích cuối cùng mà mọi NH cần đạt đến, đây là chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của NH, việc phấn đấu tăng lợi nhuận là
nhiệm vụ thường xuyên.
Tổng thu nhập của chi nhánh có xu hướng tăng vào năm 2009 và giảm
vào năm 2010. Năm 2008, tổng thu nhập của ngân hàng đạt hơn 225 tỷ đồng,
đến năm 2009, giá trị của chỉ tiêu này là hơn 347 tỷ đồng, tăng so với năm 2009
gần 123 tỷ hay 54,62%. Có được điều này là do trong năm 2009, chi nhánh đã
thu được những khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro trước đó từ đó
làm cho chỉ tiêu thu nhập bất thường tăng lên đến hơn 89.264% hay hơn 197 tỷ
đồng. Đến năm 2010, các khoản thu nhập ngoài lãi trở về tốc độ tăng trưởng vốn
có của nó, đạt gần 24 tỷ đồng, chiếm 10,54% tổng thu nhập nên mặc dù trong
năm nay thu nhập từ lãi tăng thêm được hơn 64 tỷ đồng hay 46,37% so với năm
2009 nhưng tổng thu nhập lại giảm đi gần 120 tỷ hay 34,56%. Năm 2010, tổng
thu nhập của toàn ngân hàng đạt trên 227 tỷ đồng.
Tăng thu nhập, giảm chi phí là cơ sở để tăng lợi nhuận, trong giai đoạn
2008 – 2010 ngân hàng cũng có nhiều biện pháp tích cực để hạn chế chi phí phát
sinh nên tổng chi phí trong 2 năm 2009 và 2010 đều giảm so với năm 2008.
Chi trả lãi là chỉ tiêu quan chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của
ngân hàng, mặc dù chỉ tiêu này tăng giảm không đều trong 3 năm nhưng sự biến
động là không nhiều. Cụ thể vào năm 2009, giá trị của chi trả lãi khoảng hơn
102 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 khoảng 35 tỷ hay hơn 25% nhưng đến năm
2010, giá trị của chỉ tiêu này đạt hơn 120 tỷ, giảm được gần 18 tỷ đồng hay gần
18% so với năm 2009.
Chỉ tiêu có sự biến động đáng kể và ảnh hưởng tích cực nhất đến ngân
hàng là chi phí dự phòng rủi ro. Từ có tỷ trọng đến gần 40% trong tổng chi phí
vào năm 2008 thì đến năm 2009 và 2010, tỷ trọng của chỉ tiêu này đã giảm
xuống chỉ còn gần 22% và 24%. Cụ thể vào năm 2009, chi phí dự phòng đã

giảm được 68,19% tương đương với hơn 62 tỷ đồng so với năm 2008 và đến
năm 2010 mặc dù chỉ tiêu so với năm 2009 tăng lên thêm gần 32% nhưng giá trị
thật sự tăng lên chỉ khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chi phí cao hơn thu nhập vào năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của ngân
hàng là một con số âm nhưng đến năm 2009, khi thu nhập của toàn ngân hàng
tăng cao đồng thời chi phí lại giảm mạnh nên lợi nhuận của toàn chi nhánh có
một sự chuyển biến khá mạnh mẽ. Cụ thể vào năm này, lợi nhuận của ngân hàng
đã đạt hơn 215 tỷ đồng tức đã tăng so với năm 2008 227,2 tỷ đồng hay khoảng
1.929%. Đến năm 2010, lợi nhuận của ngân hàng đạt hơn 68 tỷ giảm so với năm
2009 hơn 147 tỷ hay 68,4%. Mặc dù năm 2010, lợi nhuận giảm nhưng xét trên
tổng thể trong năm này %lợi nhuận/chi phí gấp 1,4 lần %lợi nhuận/thu nhập hay
thu nhập trong năm này gấp 1,4 lần chi phí phải bỏ ra. Đây thật sự là một tín
hiệu tốt của ngân hàng.
Qua những phân tích trên ta thấy rằng, trong giai đoạn 2008 – 2010 ngân
hàng đã có rất nhiều nỗ lực để tăng thu nhập giảm chi phí để từ đó tối đa hóa lợi
nhuận đạt được. Đây là một điểm mạnh của ngân hàng trong thời gian qua và
ngân hàng cần phải thực hiện tốt hơn nữa hoạt động tín dụng để giảm thiểu nợ
xấu, giảm bớt chi phí dự phòng rủi ro đồng thời đẩy mạnh các hoạt động huy
động vốn, nâng cao chất lượng các dịch vụ để từ đó đưa lợi nhuận của ngân
hàng ngày càng tăng cao.

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

22



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

II.2 Thực trạng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
II.2.1 Phân tích một số chỉ tiêu về cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008 – 2010
• Tổng doanh số cho vay ngắn hạn
Bảng số 04: Tỷ lệ doanh số cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay của
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ
tiêu

Năm
2008
Giá trị

So sánh

2009
%

Giá trị

2010
%


Giá trị

2009/2008
%

+/-

%

2010/2009
+/-

%

DSCV 13.468,38 100 12.826,37 100 15.545,03 100 -642,01 4,77 2.718,67 21,20
DS
3.854,65 28,62 4.127,53 32,18 4.444,33 28,59 272,88 7,08 316,80
CVNH

7,68

Nguồn: Phòng khách hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Dựa vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy rằng doanh số cho vay của chi
nhánh mặc dù biến động không đều những nhưng nhìn chung tăng qua 3 năm,
đây là một tín hiệu tốt trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động và sự cạnh
tranh từ các ngân hàng khác ngày càng gay gắt. Để có được điều này, bên cạnh
chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ, chi nhánh còn có những chính sách
chăm sóc khách hàng, những chế độ đãi ngộ về lãi suất cùng với uy tín cũng như
cung cách phục vụ tốt của mình ngân hàng đã giữ chân được những khách hàng

cũ đồng thời thu hút được thêm nhiều khách hàng mới.
Xét về sự biến động của giá trị, DSCVNH tăng đều qua 3 năm. Năm
2008, tổng DSCVNH có giá trị gần 3.855 tỷ đồng. Sang năm 2009, giá trị của
chỉ tiêu này tăng mạnh thêm gần 273 tỷ đồng hay 7,08% và đạt giá trị 4.127,53

Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tỷ đồng. Năm 2010, tổng DSCVNH đạt 4.444,33 tỷ tức đã tăng so với năm 2009
gần 316,8 tỷ hay 7,68%.
Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số
cho vay và tỷ trọng này cũng không biến động nhiều qua 3 năm. Lý do của điều
này là vì mục đích của các doanh nghiệp, cá nhân này vay vốn chủ yếu để bổ
sung vốn lưu động cho một số hoạt động kinh doanh như: thu mua hàng hóa,
lương thực, nông sản, vật tư nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng …
hoặc dùng cho chi tiêu cá nhân nên lượng vốn vay không quá nhiều. Năm 2008,
doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 28,62% trong tổng doanh số cho vay. Năm
2009, con số này là 32,18% và đến năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm
28,59%.
• Tổng dư nợ ngắn hạn
Bảng số 05: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm

2008
Giá trị

TDN

So sánh

2009
%

Giá trị

2010
%

Giá trị

2009/2008
%

+/-

%

2010/2009
+/-

%

4457,531 100 4476,708 100 5751,31 100 19,177 0,43 1274,602 28,5


DNNH 1.541,86 34,59 1.651,01 36,88 1.777,73 30,91 109,15 7,079 126,72 7,68
Nguồn: Phòng khách hàng – Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Dư nợ của các khoản vay NH chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của
chi nhánh. Giải thích cho điều này chính vì bản chất của các khoản vay ngắn hạn
là các khoản vay nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc vay tiêu dùng nên có có thời
gian quay vòng vốn nhanh, thời gian thu hồi vốn ngắn, các khoản vay đều có
Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm nên giá trị dư nợ của các khoản vay NH trong
năm sẽ nhỏ. Cụ thể vào năm 3 năm 2008, 2009, 2010 tổng dư nợ của các khoản
vay NH lần lượt là 34,59%, 36,88% và 30,91%.
Trái với sự biến động không đều của doanh số cho vay ngắn hạn, giá trị
dư nợ của các khoản vay NH tăng đều qua các năm. Năm 2008, giá trị của chỉ
tiêu này là gần 257 tỷ đồng thì đến năm 2009, TDNNH có giá trị hơn 275 tỷ
đồng tức đã tăng so với năm 2008 hơn 18 tỷ đồng hay 7,08%. Năm 2010, dư nợ
của các khoản vay ngắn hạn tiếp tục tăng thêm hơn 21,12 tỷ đồng hay 7,68%
khiến cho giá trị vào năm này đạt 296,29 tỷ đồng.
Qua sự phân tích 2 chỉ tiêu tỷ lệ DSCVNH trong tổng DSCV và tỷ lệ
DNNH trong tổng DN ta thấy vào năm 2009, DSCVNH tăng lên hơn 20% trong
khi DNNH chỉ tăng 7,08%, điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngắn hạn của
chi nhánh vào năm này là rất tốt. Nhưng đến năm 2010, mặc dù DSCVNH giảm
đi hơn 4% thì DNNH lại tăng gần 7%, điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ
ngắn hạn trong năm này không được tốt, chi nhánh cần chú ý hơn nữa trong
công tác thu hồi nợ vào những năm sau.


Mai Lê Nhật Huy – Lớp: TCBK5

25


×