Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngtrong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.26 KB, 55 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những những thập kỷ gần đây, xu hướng tự do hoá, toàn cầu hoá
kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống NH.
Sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế cho phép NH sử dụng vốn hiệu
quả hơn. Đồng thời thị trường được mở rộng, hoạt động kinh doanh trở lên
phức tạp hơn, áp lực cạnh tranh giữa các NH trở lên gay gắt hơn cùng với nó
mức độ rủi ro cũng tăng lên.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh và rủi ro là hai phạm trù cặp
đôi. Kinh tế thị trường làm đa dạng hoá các thành phần kinh tế, bình đẳng hoá
hoạt động của các thành phần này và thúc đẩy cạnh tranh lẫn nhau. Rủi ro tuy là
sự bất trắc gây ra mất mát thiệt hại, là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến
cố không mong đợi, song lại là hiện tượng đồng hành với các hoạt động kinh
doanh trong cơ chế thị trường, trong quá trình cạnh tranh. Rủi ro xuất hiện ở
những điểm yếu, kém hiệu quả, mất cân đối trong phát triển kinh tế. Rủi ro vừa
là nguyên nhân vừa là hậu quả của những hoạt động kinh tế không có hiệu quả.
Nó tạo tiền đề cho quá trình đào thải tự nhiên các doanh nghiệp yếu kém, thúc
đẩy sự chấn chỉnh, sự thích nghi của các doanh nghiệp, tạo xu hướng phát triển
ổn định và có hiệu quả cho nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các NHTM nói
chung và NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk nói riêng cũng không nằm ngoài
sự tác động trên. Thậm chí với hoạt động NH hầu như không có loại nghiệp vụ
nào, không có loại dịch vụ nào của NH là không có rủi ro. Bởi lẽ, NHTM được
coi là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi từ
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện
các dịch vụ ngân. Với đặc trưng cơ bản như vậy hoạt động kinh doanh NH chịu

1



ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, kinh tế xã hội, pháp lý, cơ chế
chính sách vĩ mô, vi mô. Do vậy, hoạt động kinh doanh NH chứa đựng tiềm ẩn
những rủi ro lớn. Hay nói cách khác, kinh doanh NH chính là chấp nhận rủi ro
đổi lại NH sẽ có lợi nhuận. Để hạn chế những rủi ro vốn có này, việc quản lý
rủi ro là vấn đề thiết yếu trong kinh doanh NH, đặc biệt trong môi trường kinh
tế hoà nhập, toàn cầu hoá như hiện nay, thị trường tài chính phát triển với sự đa
dạng hoá các công cụ tài chính các dịch vụ NH ngày càng phát triển thì quản lý
rủi ro kinh doanh NH là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản trị NH.
Trước những đề cập tính chất thiết yếu của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng trong kinh doanh NH chúng em nhận thấy rủi ro tín dụng và nâng cao
hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng trở thành vấn đề cấp bách nên đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk” làm đề
tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tổng hợp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá các vấn đề mang tính chất lý luận về tín dụng NH, rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh NH, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng.
- Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT
chi nhánh Krông Păk, đồng thời nêu ra những thực trạng hoạt động tín dụng của
NH, những thành tích đạt được và những khó khăn cần giải quyết.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hạn chế rủi ro và
duy trì sự an toàn trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Krông
Păk.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại
NHNo& PTNT chi nhánh Krông Păk.

2



1.4. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và hạn
chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh
KrôngPăk.
-Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong thời gian 01 tháng: từ

15/10/2011 đến 15/11/2011.

Số liệu thu thập qua 3 năm từ 2008 đến 2010.
-Phạm vi về không gian: Đề tài này được nghiên cứu tại NHNo&PTNT
chi nhánh KrôngPăk, 303 Giải Phóng, Thị trấn Phước An - Krông Păk, Tỉnh
Đăk Lăk.

3


PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(bat buoc phai sang trang dau cac phan)
2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng NH
2.1.1. Khái niệm về tín dụng NH
“Tín dụng NH là giao dịch về tài sản giữa người cho vay và người đi
vay, trong đó người cho vay chuyển giao tài sản cho người đi vay, sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định và bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả nợ cả
gốc và lãi một cách vô điều kiện khi đến hạn thanh toán”. [1]
Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn
trả giữa một bên là NH với một bên là tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã
hội, được thực hiện trên cơ sở NH huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội để đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng.

Tín dụng NH là sản phẩm đặc thù NHTM trong đó hoạt động tín dụng là
hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NH. Tín dụng NH có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua việc thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng phát triển trong nền kinh tế,
thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, điều hoà vốn trong nền kinh tế
do đó tín dụng NH được xem như là đòn bẩy trong chính sách kinh tế vĩ mô của
nhà nước.

4


2.1.2. Đặc trưng hoạt động tín dụng NH trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường đã đáp ứng được nhu
cầu về vốn giữa một bên có vốn nhàn rỗi và một bên thiếu vốn do đó tín dụng
NH là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế thị trưòng qua đó hoạt
động tín dụng NH mang đầy đủ các đặc trưng sau:
- Hoạt động tạo lập nguồn vốn: Do tính chất và đặc thù của NH hoạt động kinh
doanh dựa trên nguyên tắc huy động vốn và sử dụng vốn vay để sinh lời tạo ra
thu nhập cho NH. NH huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức
trong xã hội bằng nhiều hình thức.
- Hoạt động cho vay: Để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động cho vay là
hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu, lợi nhuận chủ yếu cho NH và đây là
chức năng quan trọng nhất của NH dựa trên nguyên tắc: “đi vay để cho vay” thì
hoạt động cho vay đã mang lại cho các NHTM vừa tạo ra các nguồn thu nhập
cho mình vưà đáp ứng nhu cầu về vốn trong xã hội góp phần quan trọng trong
việc mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh NH
2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
“Rủi ro tín dụng rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH cho
khách hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả nợ hoặc trả nợ

không đúng hạn cho NH”. [2]
Theo cuốn Risk Management in Banking của Joel Bessis thì rủi ro tín
dụng được hiểu là: “Những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự
giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay”.
Do đó có thể phân rủi ro tín dụng thành các loại sau:
- Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay. Sự sai hẹn này do
trễ hạn.

5


- Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và lãi vay. Sự sai hẹn này là do
không thanh toán.
2.2.2 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
* Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân từ phía NH
NH chưa khai thác đầy đủ lượng thông tin để phục vụ cho công tác thẩm
định để ra quyết định cho vay đối với một khách hàng cũng như giám sát quá
trình sử dụng vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng còn nới lỏng các bước trong
quy trình tín dụng tất cả nhưng nguyên nhân đó đều dẫn đến rủi ro không trả
được nợ, làm tăng nợ quá hạn cho NH. Đó là do đạo đức nghề nghiệp của đội
ngũ cán bộ.
Rủi ro tín dụng ở khâu tiếp nhận đơn đề nghị xin vay vốn của khách
hàng. Công việc đầu tiên của cán bộ tín dụng là đánh giá sơ bộ. Do cán bộ tín
dụng cố gắng tìm ra những điều kiện có thể chấp nhận được nên đã khuyếch đại
lên dẫn đến rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng do khâu thẩm định và đánh giá khoản vay không chính
xác. Đây là khâu chủ chốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NH. NH sẵn
sàng cấp tín dụng hay không cấp tín dụng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

năng lực tài chính, tính khả thi của dự án vay vốn, thực trạng và triển vọng sản
xuất kinh doanh, tài sản thế chấp.
Rủi ro tín dụng phát sinh do cán bộ tín dụng phân tích báo cáo tài chính
chưa tốt, việc kiểm tra cơ sở của khách hàng và phỏng vấn trực tiếp khách hàng
không đạt được kết quả mong muốn do mức độ trung thực của thông tin dẫn
đến các trường hợp rủi ro.
*Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân từ phía khách hàng:
- Đối với khách hàng là cá nhân

6


Mặc dù quan hệ giữa NH và khách hàng là cá nhân đơn giản hơn so với khách
hàng là doanh nghiệp song thực tế cho thấy khách hàng là cá nhân có số lượng
lớn hơn, phân tán giá trị khoản vay nhỏ nên việc tìm hiểu nguyên nhân từ phía
khách hàng là cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng.
Với khách hàng là cá nhân thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là:
• Hoạt động kinh doanh không thuận lợi, khả năng quản lý yếu kém.
• Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản mất hoặc bị suy giảm do mất
việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao
động.
• Cá nhân gặp những chuyện bất thường trong cuộc sống.
• Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa NH, sử dụng tiền vay bừa bãi.
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Doanh nghiệp gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh:
• Thứ nhất là thiệt hại về thị trường cung cấp:
Do giá nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào tăng bất thường dẫn đến chi phí
sản xuất kinh doanh tăng làm giá bán tăng do đó doanh nghiệp không tiêu thụ
hết mặt hàng sản xuất, gây ra ứ đọng sản phẩm.

Do không đảm bảo về chất lượng, quy cách phẩm chất của các nguyên vật liệu
cung ứng, gây khó khăn cho khâu tiêu thụ.
Do không đủ số lượng nguyên vật liệu cung cấp cho các doanh nghiệp do đó
không đảm bảo hết công suất sản xuất của doanh nghiệp làm cho giá sản phẩm
tăng và số lượng người mua giảm.
• Thứ hai là thiệt hại về thị trường tiêu thụ:
- Giá bán thị trường giảm làm thu nhập giảm.
- Khách hàng đã huỷ hợp đồng làm doanh nghiệp bị thua lỗ.
- Hệ thống phân phối không làm tốt chức năng.
- Nền kinh tế trì trệ, thu nhập bình quân của người dân giảm.

7


- Số lượng sản phẩm doanh nghiệp cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu thị
trường.
- Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
• Thứ ba là do suy giảm chất lượng quản lý:
Sự yếu kém của đội ngũ nhân viên của một doanh nghiệp làm cho kế hoạch
kinh doanh thực hiện không thành công, kém hiệu quả.
+ Nguyên nhân khác:
• Do sự biến động chính trị-xã hội làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm sản
xuất kinh doanh bị trì trệ, khách hàng không thu hồi được vốn đầu tư dẫn
đến rủi ro cho cả khách hàng và NH.
• Do môi trường kinh tế không ổn định: Sự biến động của thị trường đã
làm ảnh hưởng đến lãi suất NH, tỷ lệ lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt
chặt… không khuyến khích đầu tư dẫn đến sản xuất bị trì trệ, nhiều
doanh nghiệp bị thua lỗ.
• Do điều kiện tự nhiên: Hạn hán, lũ lụt, động đất… đã gây ảnh hưởng lớn

đến hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra rủi ro không lường trước được
đối với NH.
• Do môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống pháp luật ban hành
không đồng bộ và không phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh
nhiều khi gây cản trở cho hoạt động kinh doanh.
2.2.3. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
2.1.3.1. Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

x 100%
Doanh số cho vay

8


Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH (hay khả năng trả nợ vay
của khách hàng) và cho biết số tiền mà ngân thu được trong một thời kỳ kinh
doanh nhất định từ một đồng doanh số tín dụng. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng
được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của NH càng hiệu quả và
ngược lại.
2.1.3.2. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì
Dư nợ bình quân =
2

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính
luân chuyển của nó. Đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và
đem lại nhiều lợi nhuận cho NH.
2.1.3.3. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (%, lần)
Tổng dư nợ

Tổng dư nợ
=

Vốn

x 100%
Nguồn vốn huy động

Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra,
chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của NH.
2.1.3.4. Mức độ rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn

9


Mức độ rủi ro tín dụng =

x 100%
Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của NH nói chung và
đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng một cách rõ nét. Chỉ tiêu này
càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của NH càng kém và ngược lại. Mức

giới hạn cho phép của mức độ rủi ro tín dụng do NHNN quy định là 5%.
2.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
+ Đối với NH: Mặc dù hạn chế rủi ro đối với các NHTM trước hết là vấn đề
của từng NHTM nhưng rủi ro tín dụng gây ra đã ảnh hưởng rất lớn đến NH.
Ảnh hưởng đến lợi nhuận, uy tín và sự phát triển của NH, điều này đồng nghĩa
với quả trình mở rộng hoạt động kinh doanh của NH gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nếu một NH gặp rủi ro lớn thì làm cho dân chúng mất lòng tin vào
NH và như vậy NH rất khó khăn trong việc huy động vốn và khi không có
nguồn vốn huy động đủ lớn thì NH khó có thể cấp tín dụng cho khách hàng
được. Quá trình này kéo dài sẽ làm cho NH sụp đổ.
+ Đối với thành phần kinh tế: Hiện nay khách hàng hoạt động kinh doanh
không chỉ dựa hoàn toàn vào vốn tự có của bản thân họ mà chủ yếu là vay NH.
Vì vậy khi NH gặp rủi ro lớn thì NH cũng thận trong hơn trong quyết định cho
vay đối với một khách hàng. NH không dám cho vay nhiều, co cụm vốn, nếu
vốn thừa thì họ điều chuyển lên NH cấp trên. Điều này dẫn đến hiện tượng vốn
của NH thì thừa nhưng các thành phần kinh tế không có vốn để hoạt động kinh
doanh.
+ Đối với những khách hàng gửi tiền: NH gặp rủi ro thì khả năng thanh toán
của NH gặp khó khăn có khi NH còn mất khả năng thanh toán.
+ Đối với nền kinh tế: Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa
đựng những rủi ro và nó không chỉ ảnh huởng đến chính doanh nghiệp sản xuất
đó ở tầm vi mô mà nó còn ảnh hường đến nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ngành tài

10


chính NH không nằm ngoài quy luật trên, khi rủi ro xảy ra nó gây không chỉ
thiệt hại về tài chính mà còn tổn thất của cải của nền kinh tế.
2.2.5. Dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng
Thực tế hoạt động của các NHTM trong thời gian qua cho thấy, rủi ro

tiềm ẩn lớn nhất là rủi ro tín dụng. Nên quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi
ro tín dụng nói riêng là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ
và là yêu cầu bắt buộc đối với các NH. Để hạn chế được rủi ro tín dụng, vấn đề
đặt ra đối với các NHTM là phải phân tích, đánh giá được những nguyên nhân
chính gây lên rủi ro tín dụng để có những biện pháp thích hợp. Quá đó để có thể
hạn chể rủi ro thấp nhất cán bộ tín dụng phải biết cách nhận biết chúng một
cách có hệ thống. Do vậy, ta có thể xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng thành các
nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với NH:
- Các hoạt động cho vay
Mức độ vay thường xuyên gia tăng.
Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi.
Thường xuyên yêu cầu NH cho đáo hạn.
Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
- Phương thức tài chính
Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động phát triển dài hạn.
Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất.
Giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu.
Các hệ số thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu.
Có biểu hiện giảm vốn điều lệ.
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới phương pháp quản lý của khách
hàng:


Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.

11





Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích quản
trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán.



Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện:

- Thiếu quan tâm đến vấn đề lợi ích của cổ đông, của chủ nợ.
- Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên.
- Có tranh chấp trong quá trình quản lý: bao gồm các mối quan hệ tranh chấp
giữa Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành với các cổ đông khác, chính
quyền địa phương, nhân viên, người cho vay, khách hàng chính.
• Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá mức chi phí để gây ấn
tượng như thiết bị văn phòng rất hiện đại, phương tiện giao thông đắt
tiền.
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:
• Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: khách hàng bị ấn tượng bởi một
khách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở lên lệ thuộc; Ban giám đốc
cắt giảm lợi nhuận nhằm đạt được hợp đồng lớn.
• Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: không đúng lúc hoặc bị ám ảnh bởi
một sản phẩm mà không chú ý đến các yếu tố khác.
• Sự cấp bách không thích hợp như: do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung sản
phẩm dịch vụ ra quá sớm; các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra
không thực tế; tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.
Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại:
• Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm.
• Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹ
thuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh
tranh.

• Những thay đổi từ chính sách của nhà nước: Đặc biệt chú ý sự tác động
của các chính sách thuế, điều kiện thành lập và hoạt động môi trường.
• Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao.

12


Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính, kế toán:
• Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộp các
báo cáo tài chính
• Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy:
- Sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên.
- Khả năng tiền mặt giảm.
- Tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có.
- Những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán.
2.2.6. Yêu cầu và các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng
2.2.6.1. Yêu cầu đối với việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng phải được khống chế trên cơ sở tiêu chí chấp nhận rủi ro
từng thời kỳ của NH.
Do rủi ro tồn tại một cách tất yếu khách quan vì vâỵ hội đồng tín dụng
của NH đề ra một mức rủi ro cho phép cho từng thời kỳ cụ thể, có thể từ 0% 3% trên tổng dư nợ hoặc từ 0% - 30% so với vốn tự có. Tại mức rủi ro này NH
vẫn hoạt động kinh doanh bình thường và vẫn đạt được mục tiêu kinh doanh
của mình.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng phải chú trọng đến quản lý tài sản làm đảm
bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trên cơ sở phân loại tín dụng và
xác lập hệ số rủi ro cho từng khoản vay. Việc phân loại tín dụng định kỳ là hết
sức cần thiết nhằm sớm phát hiện rủi ro tiềm tàng trong các khoản tín dụng để
có những biện pháp để xử lý. Xác lập hệ số rủi ro đối với từng khoản cho vay
theo chủ thể, theo ngành nghề, theo mức độ đảm bảo… cũng là yêu cầu phòng

ngừa và hạn chế rủi ro tốt hơn.

13


2.2.6.2. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
- Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình tín dụng
- Đánh giá khách hàng
NH cần thường xuyên tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, thẩm định để đánh
giá chính xác về khách hàng, từ đó có quyết định cho vay đúng đắn và phát hiện
được rủi ro tiềm ẩn kịp thời.
Đánh giá uy tín khách hàng: xem xét sự sẵn lòng trả nợ NH của khách hàng.
Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp như: quyết định thành lập, giấy
phép đăng ký kinh doanh, năng lực pháp lý của người đại diện...
Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá ảnh hưởng
của nó đến mức độ rủi ro của khoản vay sau này.
Phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận hay năng lực kinh doanh.
Phân tích điều kiện kinh doanh: NH đánh giá sự biến động của nền kinh tế:
khi tăng trưởng sẽ mở rộng cho vay, thắt chặt khi suy thoái.
- Tăng cường công tác kiểm tra của NH
Kiểm tra khách hàng cả trước trong và sau khi cho vay; cần kiểm tra khách
hàng khi khách hàng bắt đầu đặt quan hệ tín dụng với NH đến khi NH duyệt
song kế hoạch vay vốn và cuối cùng là thu hồi hết vốn. Sau khi đã cho vay NH
cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay không, tiến độ thực
hiện dự án và việc thực hiện trả nợ gốc và lãi NH đúng hạn.
- Đa dạng hoá tín dụng: Đa dạng hoá đối tượng cho vay vào các lĩnh vực khác
nhau nhằm phân tán rủi ro trong tín dụng NH, không lên cho vay tập trung ở
một khu vực hay một lĩnh vực kinh tế nào đó, không lên tập trung vốn vay cho
một hoặc một số đối tượng khách hàng. Đối với dự án lớn và có triển vọng NH
có thể thực hiện liên danh liên kết với NH khác dưới hình thức đồng tài trợ.

- Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Đây là hình thức phòng ngừa và hạn chế rủi ro
hết sữc mới mẻ. NH yêu cầu khách hàng tham gia bảo hiểm đối với khoản vay,
lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của họ.

14


- Nhân tố con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại trong quản
trị tín dụng. Các NHTM phải chú trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ của cán bộ quản lý.
- NH cần phải vận dụng các công cụ của mình nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi
ro tín dụng bằng các hợp đồng swap như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng tương lai…
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ,doanh số thu nợ, doanh số tín dụng, nợ
quá hạn… được lấy từ bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo nội tệ năm 2008, 2009, 2010 và định
hướng phát triển của NH trong năm 2011.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm thông tin trên các tạp chí, sách
báo có liên quan đến NH, kết hợp với những ý kiến góp ý của giáo viên hướng
dẫn và các cán bộ tín dụng NH.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối.
=> Các phương pháp này sẽ cho ta thấy tốc độ tăng giảm của từng chỉ
tiêu qua các năm là ít hay nhiều, từ đó có thể đánh giá được tình hình thực tế là
tốt hay xấu và trên cơ sở đó có thể dự báo cho năm tiếp theo.
2.3.3. Phương pháp thống kê

+ Thống kê mô tả: mô tả cơ cấu, tổ chức NH, các quy trình trong hoạt
động tín dụng của NH.

15


+ Thống kê so sánh: so sánh các giá trị tương đối và tuyệt đối của các chỉ
tiêu qua 3 năm 2008, 2009, 2010.
2.3.4. Phương pháp sử lý số liệu
+ Sử dụng máy tính với phần mềm Excel để lập và tính toán các bảng số liệu.

16


PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi
nhánh Krông Păk
3.1.1 Đặc điểm địa bàn huyện Krông Păk
Krông Pắk là một huyện của tỉnh Đắk Lắk. Phía Tây giáp Buôn Ma
Thuột, phía Tây-Bắc Giáp huyện Cư Mgar, Phía Bắc giáp Huyện Buôn Hồ,
Phía Đông giáp Huyện EaKar, Phía Đông Nam giáp huyện Krông Bông. Huyện
Krông Pắk bao gồm thị trấn Phước An (huyện lị) và 15 xã: Ea Hiu, Ea Kênh, Ea
Kly, Ea Knuêc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Yông, Hòa An, Hòa
Đông, Hòa Tiến, Krông Buk, Tân Tiến, Vụ Bổn.
Với diện tích tự nhiên 625,81 km², huyện Krông Păk với bình quân 1
đơn vị xã, thị trấn là 39,11 km². Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 435,62 km²
- Đất lâm nghiệp: 46,23 km²
- Đất chuyên dùng: 16,35 km²

- Đất ở đô thị (đất thổ cư) : 10,31 km²
- Đất ở nông thôn (đất thổ cư): 107,45 km²
- Đất chưa sử dụng và sông suối: 9,85 ha
Trong đó diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất đỏ bazan thuận lợi cho phát
triễn cây cà phê. Chính vì vậy cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực của
huyện.

17


Về dân cư và mật độ dân số, người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc
bản địa Ê Đê và Mơ Nông, còn lại là người dân tại các tỉnh thành khác đi xây
dựng khu kinh tế mới và ổn định cuộc sống ở đây, trong đó dân tộc Kinh chiếm
khoảng 65%. Và được phân bố như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu dân cư và mật độ dân số
Số
TT

Diện tích
(Km2)

Dân số Trung
bình (Người)

Mật độ dân
số
(Người/Km2)

Tổng số


625,81

199.711

319,12

Xã Ea Hiu
Xã Ea Kênh
Thị Trấn Phước An
Xã Ea Kly
Xã Ea Knuêc
Xã Ea Kuăng
Xã Ea Phê
Xã Ea Yiêng
Xã Ea Uy
Xã Ea Yông
Xã Hòa An
Xã Hòa Đông
Xã Hòa Tiến
Xã Krông Buk
Xã Tân Tiến
Xã Vụ Bổn

30,56
34,81
12,31
53,49
39,12
45,67
48,96

49,24
40,32
36,71
37,29
32,56
33,86
47,93
33,61
49,37

12.562
13.056
20.534
14.826
11.529
11.723
13.610
9.428
13.078
12.578
12.147
11.836
10.132
11.667
11.582
9.423

411,06
375,06
1.668,07

277,17
294,71
256,69
277,98
191,47
324,36
342,63
325,74
363,51
299,23
243,42
344,60
190,86

Đơn vị hành chính

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16

(Nguồn: Phòng kinh doanh)
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh
Krông Păk
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk được thành lập theo quyết định số
515/QĐ-TCCB ngày 15/2/1988 của NHNo&PTNT Tỉnh Đăk Lăk.
- Tên gọi: NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Păk
- Trụ sở chính: 303 Giải Phóng, Thị trấn Phước An - Krông Păk, Tỉnh Đăk
Lăk.

18


- Mã số thuế: 60002342765490
- Điện thoại: (0500) 3.522.745
- Fax: (0500) 3.522.745
Cùng với sự lớn mạnh và phát triển của hệ thống NH Việt Nam qua 33
năm hoạt động và trưởng thành, NHNo&PTNT chi nhánh Krông Pắk là một
trong những chi nhánh huyện hoạt động khá hiệu quả. Trụ sở chính đóng tại
303 đường Giải Phóng, Khối 02 thị trấn Phước An, Huyện Krông Pắk với 01
Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại xã Tân Tiến. Dưới sự chỉ đạo của
NHNo&PTNT Tỉnh Đăk Lăk bằng sự nổ lực cố gắng chung của tập thể
CBCNV, NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk đã không ngừng lớn mạnh góp
phần quan trọng và công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển kinh tế ổn định
góp phần cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện, kìm chế lạm
phát và ổn định sức mua của đồng tiền.
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk được thành lập vào năm 1988 với
chức năng là một NH chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Thời gian đầu thành lập biên chế của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk có
20 người đến nay với hơn 30 cán bộ công nhân viên, có 01 văn phòng trung tâm
và 01 Phòng giao dịch.
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk với chức năng là một doanh nghiệp
Nhà nước kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng và đa dạng các sản phẩm
dịch vụ nhưng địa bàn hoạt động chính là nông nghiệp nông thôn lấy nông dân
là chủ yếu của mình. NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk xác định đây là
nhiệm vụ trọng tâm xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa có đạo đức, phẩm chất
chính trị, vừa có năng lực công tác chuyên môn. Từng bước nâng cao chất
lượng phục vụ, bám sát chương trình phát triển kinh tế địa phương, tập trung
huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế tạo nguồn vốn đầu
tư phát triển sản xuất, cải thiện kỷ thuật góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm
nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy sự phát

19


triển toàn diện nông nghiệp nông thôn của huyện nhà đáp ứng yêu cầu cho công
cuộc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, hạn chế được
cho vay nhận lãi, bán sản phẩm non trên địa bàn.
3.1.3. Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk là một chi nhánh thuộc
NHNo&PTNT Tỉnh Đắk Lắk. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk
Giám Đốc

Phòng Kế Hoạch
Kinh Doanh

Ghi chú:

Phòng Giao Dịch Tân
Tiến

Phòng Kế Toán
Ngân Quỹ

: Quan hệ trực tuyến

• Chức năng của các phòng ban:
Giám đốc(1 người): Ngoài việc chịu sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản
là NHNo&PTNT Tỉnh ĐăkLăk còn là người điều hành và chịu trách nhiệm toàn
bộ mọi công việc của chi nhánh, có sự thông qua của cơ quan cấp trên. Cụ thể
là việc ra quyết định cho mọi hoạt động của hai phòng: Phòng tín dụng và
Phòng kế toán ngân quỹ, Phòng giao dịch Tân Tiến
Phó giám đốc(2 người): + Phụ trách công tác kế toán ngân quỹ
+ Phụ trách kế họach kinh doanh
Phòng tín dụng(8 người): Có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ của khách
hàng, có trách nhiệm xem xét, giải quyết các thủ tục vay vốn, thẩm định hồ sơ
vay vốn, lựa chọn các dự án đầu tư, xây dựng chiến lượt khách hàng, phân loại
khách hàng và tổng kết báo cáo công tác tín dụng theo định kỳ.

20


Phòng kế toán và ngân quỹ(12 người): Làm nhiệm vụ giao dịch với
khách hàng trong việc giao và nhận tiền, làm các dịch vụ chuyển tiền, quản lý
hạch toán, kế toán các nhiệm vụ kinh doanh của NH, cung cấp số liệu thông tin
chính xác, kịp thời cho các cấp lãnh đạo.

Phòng giao dịch(7 người): Làm nhiệm vụ giao dịch với khách hàng
cho vay và các dịch vụ của NH theo sự chỉ đạo của giám đốc.
3.1.4 Cơ cấu lao động
Lao động là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào,
số lượng lao động và chất lượng lao động đống vai trò quyết định đến kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Đảng ta đã khẳng định: “Tăng cường đầu tư vào phát triển con người thông
qua phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Đảm bảo
nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
CNH–HĐH”. Tại NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk, trong những năm qua
việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân
viên cũng được ban lãnh đạo quan tâm và chú trọng hàng đầu, để thấy được
điều đó, chúng ta nghiên cứu tình hình biến động về lao động của chi nhánh qua
bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.2: Tình hình lao động của chi nhánh qua 3 năm
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu lao động
Tổng số lao động
1. Phân theo trình độ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
2. Tính chất công việc
- Ban giám đốc
- Tín dụng

2008
30 100%

2009

30 100%

2010
30 100%

22
4
4

73,3
13,3
13,3

22
4
4

73,3
13,3
13,3

25
3
2

3
12

10
40


3
12

10
40

3
12

2009/2008
±∆ %

2010/2009
±∆ %

0

0

0

0

83,3
10
6,7

0
0

0

0
0
0

3
-1
-2

14
-25
-50

10
40

0
0

0
0

0
0

0
0

21



- Kế toán ngân quỹ
3. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ

15

50

15

50

15

50

0

0

0

0

13
17


43,3
56,7

13
17

43,3
56,7

13
17

43,3
56,7

0
0

0
0

0
0

0
0

(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng 3.2 ta thấy tổng số lao động của chi nhánh qua 3 năm không
có sự thay đổi, tổng số lao động vẫn là 30 người. Tuy nhiên, có sự thay đổi rõ

rệt trong trình độ học vấn của các bộ công nhân viên, cụ thể là:
Năm 2008, trình độ đại học tại là 22 người, chiếm tỉ lệ 73,3% trong số
tổng số nhân viên thì năm 2010 đã tăng lên 3 người, chiếm tỉ lệ 83,3% trong
tổng số nhân viên tại chi nhánh. Trong khi đó trình độ cao đẳng và trung cấp có
sự giảm xuống, năm 2008 trình độ cao đẳng là 4 người, chiếm 13,3% trong tổng
số lao động thì năm 2010 chỉ còn 3 người, chiếm tỉ lệ 10%, trình độ trung cấp
tại chi nhánh của năm 2008 là 4 người, chiếm 13,3% trong tổng số lao động thì
năm 2010 chỉ còn có 2 người, chiếm tỉ lệ 6,7% trong tổng số lao động tại chi
nhánh. Tất cả những điều đó cho thấy rằng, trong những năm qua ban lãnh đạo
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên trong chi nhánh, bố trí, sắp
xếp cán bộ nhân viên cho phù hợp với tính chất công việc cũng như chuyên
môn, nghiệp vụ của mỗi người, sự biến động trên mang tính tích cực, phát huy
hết khả năng làm việc của mỗi người nhằm tạo nên kết quả tốt nhất trong hoạt
đông kinh doanh của mình.
3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT chi
nhánh Krông Păk
3.1.5.1. Tình hình huy động vốn
Chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk đã tận dụng tốt những cơ hội,
bằng nhiều biện pháp hữu hiệu như điều hành lãi suất huy động vốn một cách
linh hoạt, huy động vốn với nhiều hình thức phong phú hấp dẫn như: tiết kiệm

22


dự thưởng… đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời,
nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận lợi đã thu hút được nhiều khách hàng
gửi tiền vào NH.
Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

2008/2009

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Số tiền

2010/2009

I.

Tổng nguồn VHĐ

135.575

180.766

25.8237

45.192


Tỷ lệ
Số tiền
(%)
33,33 77.471

1

HĐV bằng VNĐ

135.575

180.766

258.237

45.192

33,33

77.471

42,86

2

HĐV bằng ngoại tệ quy ra VNĐ

0


0

0

0

0

0

0

II
1
2

Phân theo nguồn VHĐ
Tiền gửi của TCKT
Tiền gửi tiết kiệm

105.884
29.691

143.221
37.545

210.458
47.779

37.337

7.855

35,26
26,45

67.237
10.234

46,95
27,26

3

Tiền gửi kỳ phiếu và trái phiếu

0

0

0

0

0

0

0

4


Tiền gửi của TCTD

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động không ngừng
tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trong nguồn vốn huy động thì tất cả đều
được huy động bằng VNĐ, nguyên nhân là do tình hình kinh tế của địa phương.
Năm 2009, nguồn vốn tăng chủ yếu là tăng tiền từ tiền gửi tiết kiệm 7.854 triệu
đồng tăng 26,45% so với năm 2008 đây là nguồn vốn tương đối ổn định, tiền
gửi tiết kiệm tăng do chi nhánh đã tạo được uy tín đối với khách hàng do đó
khách hàng đã gửi tiền của mình vào chi nhánh và hơn nữa mặt bằng về lãi suất
tiền gửi của NHNo&PTNT cao hơn so với các NHTM khác. Còn nguồn vốn
huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng không đáng kể đây là nguồn
vốn không ổn định nhưng có mức lãi suất đầu vào thấp. Huy động vốn từ tiền
gửi kỳ phiếu, trái phiếu và tiền gửi của TCTD của chi nhánh là không có,
nguyên nhân là do đặc thù của địa phương, quyền hạn của chi nhánh.
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, do


23

Tỷ lệ
(%)
42,86


đó tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng cao hơn so với các NHTM
khác trên cùng địa bàn. Năm 2010 nguồn vốn huy động tiếp tục tăng cao và
tăng hơn hẳn so với năm 2008 đây là một bước tiến đáng kể trong hoạt động
kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk.
NHNo&PTNT chi nhánh Krông Păk đã có rất nhiều cố gắng trong công
tác huy động trong những năm qua. Có được kết quả trên là do chi nhánh rất
quan tâm và coi trọng công tác huy động vốn là một trong những công tác quan
trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển, bản thân chi
nhánh có nhiều nỗ lực bằng nhiều biện pháp, hình thức huy động vốn phong
phú, hấp dẫn thực hiện bảo hiểm tiền gửi, tạo được niềm tin đối với các tổ chức
kinh tế và cá nhân, nhằm thu hút và khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển địa phương, thực hiện tốt mục
tiêu kinh doanh của chi nhánh, luôn khẳng định và giữ được vị thế của chi
nhánh trên địa bàn huyện Krông Păk.
3.1.5.2. Tình hình sử dụng vốn
Cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn, việc
sử dụng vốn cũng được chi nhánh luôn quan tâm, thường xuyên nắm bắt kịp
thời sự chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh ĐăkLăk đề ra phương hướng biện pháp
kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ. Căn cứ vào báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm cho thấy: doanh số cho vay, thu
nợ, dư nợ đều tăng trưởng, chất lượng tín dụng không ngừng được tăng lên.
Trong các năm từ năm 2008 đến năm 2010 thì doanh số cho vay của chi nhánh
tăng trưởng rất đều và ổn định điều này cho thấy chi nhánh không chỉ tập trung

đầu tư vào một lĩnh vực kinh tế mà đầu tư cho vay đối với mọi thành phần kinh
tế trên địa bàn. Doanh số thu nợ năm sau cao hơn năm trước đây là dấu hiệu tốt
cho hoạt động kinh doanh chi nhánh thể hiện được công tác hoạt động tín dụng
nói chung và chất lượng thẩm định các món vay cũng được nâng cao. Cùng với

24


sự tăng trưởng về dư nợ là sự tăng lên của nợ quá hạn điều nay cho thấy mức độ
tiềm ẩn rủi ro của khoản tín dụng.
Ta có thể thấy tình hình sử dụng vốn qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Tăng giảm 2009
so với 2008
Tỷ lệ
Số tiền

(%)
45.192
33,33

Tăng giảm
2010 so 2009
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
77.471 42,86

1

Tổng nguồn vốn huy động

135.575

180.766

258.237

2

Doanh số cho vay

153.703

194.537

217.889


40.834

26,57

23.352

12,00

3
4

Doanh số thu nợ
Dư nợ

114.638
169.840

142.082
208.906

190.871
261.361

27.44
39.065

23,94
23,00


48.789
52.455

34,34
25,11

5

Nợ quá hạn

8.713

8.837

4765

124

1,42

-4.072

-46,08

6

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)

5,13


4,23

1,82

(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số cho vay qua các năm đều tăng,
năm sau tăng nhanh hơn năm trước cụ thể: năm 2009 tăng 40.834 triệu đồng so
với năm 2008, tốc độ tăng 26,57%, năm 2010 tăng 23.352 triệu đồng so với
năm 2009, tốc độ tăng 12%. Điều này khẳng định sự ổn định và phát triển trong
hoạt động cho vay của chi nhánh. Doanh số thu nợ cũng vậy, năm 2009 tăng
27.444 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 23,94%, năm 2010 tăng 48.789
triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 34,34%. Doanh số thu nợ tăng mạnh
đặc biệt là trong năm 2010 chứng tỏ công tác thu hồi nợ, khả năng đảm bảo nợ
vay của chi nhánh ngày càng được chú trọng. Dư nợ năm 2009 tăng 39.065
triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 21,8 %, nợ quá hạn năm 2009 tăng 124
triệu so với năm 2008 , tốc độ tăng 1,42 % đây là điều đáng lo ngại làm tăng rủi
ro tín dụng của chi nhánh trong năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2010, điều này
đã được khắc phục, nợ quá hạn năm 2010 đã giảm 4.072 triệu đồng so với năm

25


×