BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CS&CL PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
----------------------o0o----------------------
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN
NĂM 2020
Hà Nội, tháng 1 năm 2009
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CS&CL PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
----------------------o0o----------------------
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI ĐẾN
NĂM 2020
UBND tỉnh Lào Cai
Hà Nội, tháng 1 năm 2009
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
Lào Cai là tỉnh vùng cao Biên giới, nằm giữa vùng Đông bắc và vùng Tây Bắc,
cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh
Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp
tỉnh Vân Nam - Trung quốc với 203 km đường biên giới – vị trí địa lý như vậy tạo
cho Lào Cai có những lợi thế phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lào Cai đã có nhiều cố gắng,
phấn đấu vươn lên phát huy những tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên
khoáng sản; khắc phục những hạn chế, khó khăn phát triển toàn diện kinh tế xã hội
và bảo vệ môi trường sinh thái. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2001 – 2005
khá cao, đạt 11,98%/năm, cao hơn bình quân vùng TDMNPB và cả nước (cả nước
đạt bình quân 8%/năm); chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp, xây dựng (20,08% - 25,01%) và dịch vụ (35,59% - 38,89%),
giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (44,33% - 36,10%). Trình độ
phát triển xã hội ngày một nâng cao ở hầu hết các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn
hóa, công tác xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ số hộ đói nghèo giảm nhanh qua các năm,
từ 29,96% năm 2001 xuống 7% năm 2005). Đời sống nhân dân được cải thiện đáng
kể, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là một
tỉnh nghèo của cả nước. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé: thu nhập GDP bình quân
đầu người thấp, năm 2005, GDP đầu ngườ của Lào Cai mới bằng 50% mức bình
quân đầu người cả nước, đứng ở vị trí 50/64 tỉnh, thành phố trong cả nước nên tích
lũy nội bộ nền kinh tế thấp, chưa có khả năng tự cân đối thu – chi ngân sách; số
lượng, chất lượng và năng lực canh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất
hạn chế; chưa hình thành và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn; cơ sở hạ tầng
kinh tế-xã hội yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông; trình độ phát triển xã hội và
mức sống nhân dân còn thấp, theo đánh giá của tổ chức UNDP, trình độ phát triển
xã hội của Lào Cai thấp hơn mức tung bình của vùng TDMNPB và của cả nước.
Để Lào Cai nhanh chóng thoát khỏi danh sách tỉnh nghèo, có trình độ phát triển
kinh tế-xã hội ngang bằng với trình độ của vùng và cả nước đòi hỏi Lào Cai phải
xác định được hướng đi vừa mang tính đột phá, vừa mang tính phát triển bền vững,
phù hợp với điều kiện của tỉnh và lợi dụng được các điều kiện phát triển chung của
đất nước.
Thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ
và Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về công tác quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện
Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Lào Cai lần thứ XIII, UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết
định giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành của
thành phố, của các huyện trong tỉnh và Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tiến hành nghiên cứu xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020”.
Đây là loại dự án mới, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính
phủ.
Trải qua quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án quy hoạch, căn cứ đề nghị của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tại các văn bản số 109/TTr-UBND ngày 19 tháng 12
năm 2007, số 01/UBND-TH ngày 02 tháng 01 năm 2008 và ý kiến của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tại văn bản số 583/BKH-TĐ&GSĐT ngày 23 tháng 01 năm 2008, số
1820/BKH-TĐ&GSĐT về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Lào Cai đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 46/2008/QĐTTg ngày 31 tháng 3 năm 2008 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi
trường chiến lược (ĐMC):
Việc thực hiện ĐMC cho dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Lào Cai đến năm 2020 dựa trên các căn cứ pháp luật và kỹ thuật sau:
2.1 Căn cứ pháp luật:
1. Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thông
qua ngày 19/11/2005
2. Luật Tài nguyên Nước, được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998
3. Luật Thủy sản, được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003
4. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng, được Quốc hội thông qua ngày 30/12/004
5. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
6. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
7. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định
việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển
8. Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch
và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch các sản phẩm chủ yếu
9. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường.
10. Bị vong lục về hợp tác phát triển Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt
Nam - Trung Quốc, 11/2006.
11. Hiệp định về hợp tác sâu rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại song
phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa, 16/11/2006.
12. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
13. Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 3
năm 2008 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
đến năm 2020.
14. Chỉ thị số 32/CT-UB ngày 23/12/1994 của UBND tỉnh Lào CaiV/v thực hiện
Nghị định 175/CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ Môi trường.
15. Quyết định số 298/1999/QĐ-UB ngày 28/10/1999 của UBND tỉnh Lào
CaiV/v ban hành Quy chế Bảo vệ Môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
16. Chỉ thị số 01/2000/CT-UB ngày 13/01/2000 của UBND tỉnh V/v triển khai
ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
17. Chỉ thị số 05/2004/CT-UB ngày 23/4/2004 của UBND tỉnh Lào Cai V/v thu
phí Bảo vệ Môi trường đối với nước thải theo Nghị định số 67/NĐ-CP ngày
13/6/2003 của Chính phủ.
18. Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 20/9/2004 của UBND tỉnh Về việc tăng cường
công tác Bảo vệ Môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
19. Quyết định số 500/2004/QĐ-UB ngày 8/9/2004 của UBND tỉnh V/v thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
20. Chỉ thị số 38 CT/TU ngày 8/11/2005 về việc triển khai quán triệt và tổ chức
thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước;
21. Quyết định 736/QĐ-UBND tỉnh Lào Cai ngày 24/11/2005về việc ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41 của Bộ chính trị
2.2 Căn cứ kỹ thuật:
1. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và cam kết bảo vệ môi trường. Phụ lục 1: Cấu trúc và yêu cầu về báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược - Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT
ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
2. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường. Phụ lục 1: Cấu trúc và yêu cầu về nội dung
của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược - Ban hành kèm theo Thông tư số
05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường.
- Các tài liệu hội thảo về phương pháp và nội dung ĐMC của Bộ Tài nguyên
Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2008 (Lào Cai), Chương
trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường quản lý đất đai và môi trường
giai đoạn 2004 – 2009 (SEMLA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Đồ Sơn
2008).
- Các báo cáo ĐMC của các tỉnh, thành phố (TP), vùng kinh tế đã được thông
qua Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2008.
3. Tổ chức thực hiện ĐMC:
3.1. Danh sách những người trực tiếp tham gia
Nhóm nghiên cứu Đánh giá môi trường chiến lược thuộc Bộ môn nghiên cứu
Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn – Viện Chính sách và
Chiến lược được giao nhiệm vụ thực hiện ĐMC cho Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Nhóm bao gồm các thành viên sau:
Bảng 1: danh sách thành viên nhóm chuyên môn
TT
Họ và tên
Chuyên môn
Cơ quan
1
Kim Văn Chinh
Môi trường
Bộ môn CL&CS
CS&CL PTNNNT
2
Phạm Thị Thanh Hoa
Môi trường
nt
3
Vũ Huy Phúc
Môi trường
nt
4
Phùng Giang Hải
Kinh tế
nt
5
Phạm Thị Hồng Vân
KT Nông nghiệp
nt
Viện
Cố vấn kỹ thuật: ThS. Lê Hoài Nam – Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi
trường – Bộ Tài Nguyên Môi trường.
3.2 Tóm tắt tổ chức thực hiện
Đánh giá môi trường chiến lược cho dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được tiến hành sau khi Dự án Quy hoạch đã
được phê duyệt.
Báo cáo ĐMC Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến
năm 2020 được tiến hành như một nghiên cứu thực hành về ĐMC của nhóm ĐMC
Lào Cai. Các bước tiến hành ĐMC cho dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 được tiến hành theo quy trình hướng dẫn trong
thông tư 05 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với bước đầu tiên là xác định các
vấn đề cốt lõi về môi trường của dự án, nhóm chuyên gia quyết định lựa chọn 05
vấn đề môi trường để tập trung đánh giá. Sau khi lựa chọn vấn đề, nhóm tập trung
vào đánh giá xu hướng biến đổi môi trường khi không có dự án và khi có dự án, từ
đó đưa ra những tác động tích lũy của toàn bộ dự án tới các vấn đề môi trường lựa
chọn. Sau khi tổng hợp các vấn đề trên, nhóm đã đưa ra những giải pháp nhằm thực
hiện quy hoạch một cách có hiệu quả và đề suất chương trình quản lý và giám sát
môi trường khi thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện, nhóm ĐMC luôn tham khảo ý kiến và nhận được sự
hướng dẫn kỹ thuật của cố vấn kỹ thuật qua các bước thực hiện ĐMC.
3.3. Tóm tắt quá trình làm việc của nhóm thực hiện ĐMC
Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 năm 2008 đến giữa tháng 1 năm 2009,
nhóm ĐMC đã thực hiện các hoạt động sau:
- Thu thập dữ liệu liên quan đến hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế-xã
hội, các vấn đề về môi trường và tác động môi trường, các báo cáo ĐMC đã thực
hiện.
- Cá nhân nghiên cứu tài liệu.
- Làm việc theo nhóm với cố vấn kỹ thuật để xác định các vấn đề môi trường, đã
xác định 5 vấn đề môi trường cơ bản gồm:
Bảng 2: các vấn đề môi trường lựa chọn
Các vấn đề môi trường
Đánh giá diễn biến và xu thế trong tương lai
1. Ô nhiễm nước mặt
+ Gia tăng nhu cầu xử dụng nước cho sinh hoạt và
sản suất
+ Gia tăng lượng nước thải có nguồn từ sinh hoạt
và sản suất
2. Tai biến môi trường
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất gây suy giảm
lớp phủ thực vật, các tai biến môi trường vùng cao
có nguy cơ diễn ra mạnh mẽ
+ Phát triển cảng sông cùng với sự đổ thải chất
thải rắn ven bờ sông tạo điều kiện cho xói lở bờ
sông.
3. Chất lượng môi trường đất
+ Gia tăng xói mòn, bào mòn đất tại vùng có độ
dốc cao
+ Tốc độ thoái hóa đất gia tăng do việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
4. Đa dạng sinh học và tài + Phát triển du lịch tạo ra những áp lực nặng nề
nguyên rừng
cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
+ Khai thác rừng bừa bãi không được kiểm soát
làm rừng nghèo kệt, các dự án trồng rừng làm tăng
diện tích che phủ.
5. Chất thải rắn
+ Lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn
công nghiệp gia tăng.
+ Công nghệ xử lý chất thải rắn chưa có dẫn đến
những vấn đề về lây lan dịch bệnh và ô nhiễm
nguồn nước.
- Trao đổi trong nhóm về xác định các mục tiêu, dự án quy hoạch liên quan đến
các vấn đề môi trường đã chọn.
- Phân công từng cá nhân thực hiện đánh giá các vấn đề môi trường đã chọn theo
các bước:
1. Đánh giá mục tiêu phát triển
2. Đánh giá tác động môi trường của phương án 0 – trong trường hợp không
thực hiện quy hoạch
3. Đánh giá tác động tích lũy
- Làm việc theo nhóm, trao đổi và thông qua tổng hợp khung phân tích các vấn
đề liên quan đến giải pháp giảm thiểu các tác động tiềm tàng tới môi trường khi
thực hiện quy hoạch, bao gồm cả việc điều chỉnh mục tiêu và phân bố không gian
của quy hoạch.
- Phân công từng cá nhân chịu trách nhiệm viết các phần trong báo cáo ĐMC.
- Làm việc theo nhóm, góp ý thông qua báo cáo ĐMC cho Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
- Từ cuối tháng 1 năm 2009 đến giữa tháng 2 năm 2009, Nhóm sẽ gửi Báo cáo
ĐMC để xin ý kiến góp ý của chuyên gia và sẽ tiếp tục chỉnh sửa để hoàn thiện; tổ
chức hội thảo trao đổi kết quả và kinh nghiệm thực hiện ĐMC; Hoàn thiện báo cáo
cuối cùng.
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
1.1. Cơ quan chủ dự án:
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020
được UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, các sở ban ngành trong tỉnh
cúng phối hợp với Viênn Nghiên cứu phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện.
Mọi thông tin liên quan đến dự án có thể được cung cấp bới cơ quan chủ trì dự
án là UBND tỉnh Lào Cai, địa chỉ Địa chỉ: Số 286 Đường Hoàng Liên - Phường
Kim
Tân
–
Thành
phố
Lào
Cai;
Điện
thoại:
020842518
Email: ; Fax: 020.840006.
Đại diện là Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Hữu Vạn
1.2. Mô tả tóm tắt dự án:
1.2.1. Quan điểm phát triển.
1. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và
tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống, giàu
nghèo, khó khăn giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong Tỉnh.
2. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế
động lực đi liền với ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới,
vùng khó khăn của Tỉnh.
3. Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác, liên
kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước; gắn với sự phát triển của vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ (Vùng), với quá trình đổi mới của đất nước để phát
triển kinh tế có chất lượng cao.
4. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của Tỉnh để phát triển; sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả các nguồn lực của Tỉnh, nhất là nguồn tài ng
6. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, xây
dựng hệ thống chính trị, nền hành chính vững mạnh.
1.2.2. Mục tiêu phát triển
a. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng
trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở
thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế,
giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế; giải quyết tốt các
vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữ vững ổn định chính trị,
an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.
b. Mục tiêu cụ thể
+ Mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt
13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt
12,5%/năm;
- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm vào năm
2010, đạt 31,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 63,1 triệu
đồng/người/năm vào năm 2020;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông
nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 34,1%, dịch vụ đạt
38,0% và nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 27,9% trong GDP; đến năm 2015
cơ cấu tương ứng của các ngành đạt 40,1% - 43,6% - 16,3% và đến năm 2020 đạt
40,7% - 49,6% - 9,7%.
+ Mục tiêu xã hội
- Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4%o để ổn định quy
mô dân số khoảng 703,6 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên
bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 1,4%, giai đoạn 2011 2020 đạt 1,3%;
- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt
8,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt
8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 đạt 27,5%, năm 2015 đạt 38,9% và
năm 2020 đạt 53,6%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 20% vào năm 2010, dưới 5% vào năm
2015 và đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo;
- Tạo việc làm mới bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010
cho khoảng 9,5 nghìn người, giai đoạn 2011 - 2020 cho khoảng 5,5 nghìn người;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt trên
55%, năm 2020 đạt trên 75%;
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, năm 2015
giảm còn 20%, năm 2020 giảm còn 15%;
- Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.
+ Mục tiêu bảo vệ môi trường:
- Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng,
đạt 48% vào năm 2010, 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;
- Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, khu kinh tế cửa khẩu, khu
công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản... , bảo đảm môi trường sạch cả khu vực
đô thị và nông thôn;
- Đến năm 2010 đạt 100% dân cư thành thị và trên 75% dân số nông thôn được
sử dụng nước sạch; đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 98% dân số nông thôn
được dùng nước sạch;
- Đến năm 2010 đạt 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập
trung, trên 75% chất thải rắn được thu gom, xử lý, chất thải y tế được xử lý cơ bản;
đến năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 100% chất thải rắn được thu gom, xử lý.
1.2.3. Mục tiêu phát triển các ngành lĩnh vực.
a. Nông - lâm - thuỷ sản
Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm
giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 6,2% ; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5%; giai đoạn
2016 - 2020 đạt 4,0%. Năng suất lao động ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân
đạt 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 15 triệu đồng/người/năm vào năm 2015
và 20 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
b. Công nghiệp - xây dựng
Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm
giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt trên 20,7%; giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên
16,5%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 13%; Năng suất lao động ngành công nghiệp
bình quân đạt 22 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 30 triệu đồng/người/năm vào
năm 2015 và 45 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
c. Dịch vụ
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn từ nay đến năm
2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,1%/năm; giai đoạn 2016 - 2020
đạt 14,8%/năm; Năng suất lao động ngành bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm
vào năm 2010, 25 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 40 triệu đồng/người/năm
vào năm 2020.
1.2.4. Các phương án phát triểnđề suất trong quy hoạch
Phương án 1:
Tăng trưởng GDP bình quân đặt 13%/năm; 13,1%/năm và 11,5%/năm ở từng
giai đoạn phát triển. Đây là phương án tích cực hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để thu
hút lượng vốn đầu tư, có bước chuyển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, mục tiêu đến
năm 2015 và 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 18,3% và 11,6% tỷ
trọng các ngành phi nông nghiệp chiếm hơn 86% cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Phương án II:
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Lào Cai sẽ đạt khoảng 13%/năm; 14,5%/năm và
12,5%/năm ở từng giai đoạn. Phương án này đặtr a yêu cầu phát triển trong từng
giai đoạn, đó là: Giai đoạn 2006 – 2010, tập trung đầu tư hạ tầng cơ sở; kinh tế phát
triển nhanh dựa trên các yếu tố cơ bản như kinh tế cửa khẩu, du lịch, công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản...
Phương án III:
Đây là phương án đặt ra khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh, sau
giai đoạn phát triển tạo dựng cơ sở hạ tầng (giai đoạn 2006-2010), GDP tăng bình
quân đạt 15,1%/năm giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng
GDP đạt 13,9%/năm. Đây là phương án hội tụ nhiều yếu tố nhưng thu hút được
lượng vốn đầu tư lớn, có bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ câu kinh tế, đến năm
2015 và 2010 tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chỉ còn 11,4% và 7,2%, tỷ trọng
các ngành phi nông nghiệp chiến tới 98% tổng GDP.
1.2.5. Phương hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội.
a. Phương hướng tổ chức phát triển trung tâm kinh tế, trục, tuyến động lực
phát triển kinh tế
+ Vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm: thành
phố Lào Cai, khu kinh tế cửa khẩu, Trung tâm thương mại Kim Thành, sân bay Lào
Cai.
+ Hành lang đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch: thành phố Lào
Cai, thị trấn Bắc Ngầm, Bảo Hà, Phố Lu, Phố Ràng.
+ Trục phát triển kinh tế du lịch, nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến bao
gồm: thành phố Lào Cai - Sa Pa, Bảo Thắng (Phố Lu, Tằng Loỏng) - Bắc Hà.
+ Trục phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng bao gồm: Bát Xát - thành phố
Lào Cai - Mường Khương - Si Ma Cai.
b. Phát triển hệ thống đô thị, bố trí dân cư, nông thôn
+ Định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2020: thành phố Lào Cai nâng
cấp trở thành đô thị loại II - trung tâm của Tỉnh và vùng biên giới Việt - Trung.
+ Phát triển nâng cấp thêm 4 thị xã bao gồm: thị xã du lịch Sa Pa, thị xã Phố
Ràng, thị xã Phố Lu, thị xã Bát Xát; nâng cấp thêm đô thị trung tâm huyện: thị trấn
Khánh Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển đô thị trung tâm tiểu
vùng kinh tế cơ sở: Phong Hải, Tằng Loỏng, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Bản Vược; phát
triển các đô thị chuyên ngành: Sa Pa, Phố Ràng, Phố Lu, Bát Xát, Phong Hải, Tằng
Loỏng, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Bản Vược; khu kinh tế quốc phòng: Khánh Yên - Văn
Bàn; phát triển khu đô thị biên giới: Bản Phiệt, Bản Lầu, Pha Long, thành phố Lào
Cai, Ý Tý, Bản Vược, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển 2 đô thị trung tâm
vùng huyện: Phố Ràng và Bắc Hà.
+ Xây dựng các trung tâm cụm xã, vùng xã, đặc biệt là các xã biên giới gắn với
việc bố trí lại dân cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
d) Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, bố trí lại
dân cư ở các xã vùng cao, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng nông thôn: đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước sinh hoạt v.v...
c. Quy hoạch không gian phát triển công nghiệp
+ Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung đầu tư hạ tầng và lấp đầy các cụm
công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải và Khu công nghiệp Tằng Loỏng.
+ Giai đoạn 2011 - 2020, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với các trục
giao thông như quốc lộ 70, 4D, đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội.
d. Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại
+ Đến năm 2020, xây dựng được một sàn - trung tâm giao dịch hàng hoá với quy
mô vừa, diện tích sàn từ 5.000 - 10.000m2, phục vụ giao dịch cho 200 đối tác trong
một phiên giao dịch.
+ Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung khai thác hiệu quả Trung tâm
thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Trung tâm thương mại Kim Thành; giai
đoạn 2011 - 2020, phát triển thêm 2 trung tâm thương mại tại đô thị mới Lào Cai Cam Đường và thị trấn Sa Pa.
+ Siêu thị: giai đoạn từ nay đến năm 2010, cải tạo, nâng cấp các siêu thị hiện có,
phát triển mới các siêu thị tại các khu vực đô thị tập trung dân cư (thành phố Lào
Cai và một số trung tâm huyện); giai đoạn 2011 - 2020, phấn đấu các thị trấn huyện,
thị trấn khu công nghiệp đều có siêu thị đạt tiêu chuẩn.
+ Thực hiện kiên cố hoá hệ thống chợ, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xoá các
chợ tạm. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, cải tạo nâng cấp 11 chợ, xây dựng mới 18
chợ đang hoạt động, phát triển 8 chợ mới. Giai đoạn 2011 - 2020, cải tạo nâng cấp
20 chợ, phát triển 15 chợ mới.
+ Quy hoạch xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm ở khu ngoại ô của thành phố
Lào Cai và các thị trấn; quy hoạch mạng lưới kho vận đầu mối, mạng lưới xăng dầu.
e. Phương hướng tổ chức không gian phát triển du lịch
+ Tổ chức không gian các vùng động lực phát triển du lịch:
- Vùng 1: thành phố Lào Cai - đây là vùng động lực, là nơi trung chuyển đến các
khu, điểm du lịch khác;
- Vùng 2: phía Tây Bắc, bao gồm: huyện Sa Pa, Bát Xát - đây là vùng núi thuộc
dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu mát mẻ và hệ động thực vật phong phú, còn
nguyên sinh rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các khu nghỉ mát chất lượng cao, khu
du lịch sinh thái, văn hoá;
- Vùng 3: phía Đông Bắc, bao gồm: huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương;
- Vùng 4: phía Tây Nam, bao gồm: huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và Văn Bàn vùng này tập trung phát triển du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử.
+ Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch:
- Phát triển trung tâm du lịch Sa Pa. Quy hoạch phát triển Sa Pa trở thành một
thị xã du lịch, đô thị loại IV của Lào Cai. Tại đây sẽ quy hoạch xây dựng trung tâm
du lịch của quốc gia, đầu tư xây dựng các khu du lịch có tầm cỡ quốc tế, xây dựng
trung tâm huấn luyện và phục hồi sức khỏe cho các vận động viên của các đoàn thể
thao trong nước và nước ngoài; trung tâm hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc gia;
- Quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến thành phố Lào Cai - Sa Pa - thành phố
Lào Cai; tuyến thành phố Lào Cai - Bắc Hà - thành phố Lào Cai; tuyến Sa Pa thành phố Lào Cai - Bắc Hà;
- Quy hoạch phát triển tuyến du lịch ngoại tỉnh: tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú
Thọ - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà
Nội - Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lào Cai;
- Quy hoạch phát triển tuyến du lịch quốc tế: Lào Cai - Vân Nam và các tỉnh
Tây Nam Trung Quốc.
f. Tổ chức không gian sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
+ Quy hoạch mở rộng quy mô sản xuất các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có
giá trị kinh tế cao như: chè chất lượng cao ở huyện Bảo Thắng, Mường Khương,
Bắc Hà, Bát Xát; sản xuất rau an toàn và hoa hàng hoá ở huyện Sa Pa, Bắc Hà,
thành phố Lào Cai; trồng cây thuốc lá ở huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát,
Bắc Hà; sản xuất và cung ứng giống lúa lai F1 ở huyện Bát Xát, Bảo Thắng.
+ Quy hoạch diện tích trồng cỏ khoảng 1.500 ha để cải tạo và phát triển chăn
nuôi tại chỗ giống bò vàng vùng cao ở huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương,
Bát Xát, Sa Pa; phát triển đàn bò lai Zêbu vùng thấp ở huyện Bảo Thắng, Bát Xát,
Bảo Yên, Văn Bàn; phát triển đàn trâu trong 8 huyện (trừ thành phố Lào Cai).
+ Phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.500 ha vào năm 2010, trong đó
chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Khai thác lợi thế
phát triển các loại thủy sản đặc sản: cá hồi, cá tầm v.v...
+ Phát triển mạnh 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng kinh tế kết hợp phát triển
rừng sản xuất, rừng đặc dụng). Đầu tư các cơ sở chế biến sản phẩm từ rừng như: gỗ,
trúc, đặc sản rừng v.v... Bảo tồn và phát huy các nguồn gen quý hiếm tại Vườn quốc
gia Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn - Văn Bàn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên
quan đến dự án:
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC:
a. Phạm vi không gian
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020,
nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược xác định phạm vi nghiên cứu môi
trường chiến lược như sau:
Các vấn đề môi trường được xem xét trên toàn bộ vùng lãnh thổ của tỉnh Lào
Cai. Tuy nhiên, có một số vấn đề môi trường cần được xem xét với quy mô liên
vùng như vấn đề môi trường lưu vực sông Hồng hay vấn đề bảo tồn diện tích rừng
và đa dạng sinh học các vùng ven biên giới. Bên cạnh đó, các vấn đề nổi cộm về
môi trường hiện nay và trong tương lại sẽ được khoanh vi trong nội hạt tỉnh Lào cai
như:
- Khu vực phân bố khoáng sản và phát triển công nghiệp. Đây là khu vực trong
tương lai sẽ gây ra nhiều tác động tới môi trường do thải các chất thải trong quá
trình hoạt động sản xuất cũng như khai thác. Đây là khu vực nổi cộm về vấn đề
nước thải của các nhà máy sản xuấtcông nghiệp như:
+ Nhà máy sản xuất Phốtpho vàng II công suất 8.000 tấn/năm và nhà máy sản
xuất Phốtpho vàng I công suất 6.000 tấn/năm: Đây là nhà máy sản xuấthoá chất, các
chất thải như nước thải, khí thải cũng như chất thải rắn là một vấn đề nổi cộm. Theo
báo cáo, hiện nay nhà máy chưa có các biện pháp xử lý chất thải. Chất thải của nhà
máy có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nước sông Hồng, môi trường đất…
+ Nhà máy sản xuất NPK và thuốc tuyển công suất 50.000 tấn/năm tại Tằng
Loỏng (Bảo Thắng). Là nhà máy có các vấn về nổi cộm về chất thải rắn như xỉ
pyrist… rò rỉ hoá chất…
+ Nhà máy luyện đồng tại Tằng Loỏng (Bảo Thằng) có công suất 10.200 tấn
đồng kim loại/năm, 341 kg vàng/năm, 146 kg bạc/năm. Với công suất như trên,
nước thải của nhà máy này có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường bởi những hoá chất
độc lại chứa trong nước thải. Bên cạnh đó, lượng chất thải rắn trong quá trình khai
thác cũng là một vấn đề bức xúc.
Hình1: Bản đồ Lào Cai
+ Nhà máy gang thép công suất 530.000 tấn gang/năm. * Giai đoạn 2011-2020
đầu tư xây dựng xưởng luyện thép công suất 120.000 tấn/năm tại Tằng Loỏng (Bảo
Thằng).
+ Cơ sở sản xuất bột giấy tại lâm trường Bảo Yên công suất 10.000 tấn/năm.
+ Nhà máy ximăng lò quay công suất 300.000 tân/năm tại Bản Cấm-Phong Hải
(Bảo Thắng).
+ Nhà máy gạch tuynel tại Gia Phú – Bảo Thắng công suất 20 triệu viên/năm
+ Nhà máy gạch không nung công suất 5 triệu viên/năm tại Tằng Loỏng
- Khu vực phát triển dịch vụ du lịch tại Thị trấn Sapa, Huyện Sapa. Đây là khu
vực phát triển dịch vụ du lịch, với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như:
• Du lịch nghỉ dưỡng núi
• Du lịch tham quan, nghiên cứu
• Du lịch sinh thái
• Du lịch thể thao, mạo hiểm
• Du lịch hội nghị, hội thảo
• Du lịch vui chơi giải trí
Bên cạnh đó, hệ động thực vật trong vùng rất phong phú và điển hình với
khoảng trên 100 loài động vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong "Sách Đỏ của
Việt Nam" như Báo mây (Neofellis Negulosa), Báo lông đen (Panthera Pardus), Hổ
đen (Panthera Tigris)… nhiều loài chim đặc hữu ở Đông Nam Á như chim Cu rốc
đít đỏ (Megalaima Lagrandieri), chim Sẻ cổ đỏ (Spizixos Semitorques), chim
Bulbul màu hạt dẻ (Hypsispetes Castanotus)… các rừng thông gai (hay Sa mu), Pơ
mu, nhiều loại cây thuộc họ Đỗ quyên và Phong lan... Chính vì vậy, phát triển du
lịch tại đây sẽ có nguy cơ tác động mạnh tới đa dạng sinh học cũng như những nền
văn hoá bản địa tại đây.
- Các khu vực phát triển khu dân cư đô thị và khu dân cư tập trung: Hầu hết các
khu dân cư tập trung, các khu đô thị đều nằm trên các trục đường quốc lộ hoặc tỉnh
lộ. Đây là một trong những thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao thương thương
mại. Tuy nhiên, trong quy hoạch không nêu rõ các biện pháp bảo vệ môi trường cho
khu dân cư, đô thị khi phát triển các khu vực này.
Theo số liệu thống kê dân số của Lào Cai phân theo khu vực thành thị và nông
thôn như sau:
Bảng 3: Dự báo tốc độ tăng trưởng và cơ cấu dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2020
(Ngàn người)
Nhịp độ tăng trưởng %
Chỉ tiêu
2005
2010
2015
2020 20062010
Tổng
576,8
618,3
659,6 703,6
Dân số thành thị
20,00
27,5
38,2
Dân số nông thôn
80,00
72,5
61,8
20112015
20162020
1,4
1,3
1,3
52,6
8,00
8,20
8,00
47,4
-0,6
-1,9
-3,9
Như vậy có thể thấy, sự chuyển dịch dân số từ nông thôn ra thành thị sảy ra
mạnh mẽ, nhất là từ những năm 2010. Tốc độ phát triển dân số đô thị là rất lớn, điều
này dẫn đến sự gia tăng như cầu về lương thực cũng như cấp nước sinh hoạt phục
vụ cho cuộc sống người dân đô thị.
Hình dưới thể hiện tỷ lệ dân số đô thị so với dân số toàn tỉnh cho đến năm 2020.
Dựa trên biểu đồ cho thấy, đến năm 2020, dân số đô thị chiếm hơn 52% tổng dân số
toàn tỉnh. Lượng dân số lớn, nhưng lại tập trung trong một diện tích nhỏ sẽ là
nguyên nhân tập trung rác thải rắn, nước thải sinh hoạt cũng như rác thải bệnh viện
cần phải xử lý.
Sự gia tăng dân số thành thị so với tổng dân số
tỉnh Lào Cai
55
50
%
45
40
35
30
25
20
2005
2010
2015
2020
Năm
Hình 2: Sự gia tăng dân số thành thị tỉnh Lào Cai tính đến 2020
Việc nghiên cứu các vấn đề môi trường các khu dân cư tập trung, khu đô thị để
đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động nhằm mang lại một môi
trường sống trong lành cho người dân là điều rất cần thiết.
b. Phạm vi thời gian cần nghiên cứu trong ĐMC:
Do là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Lào Cai đến năm 2020, chính
vì vậy phạm vi thời gian mà báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quan tâm tới là
từ thời điểm hiện tại cho đến năm 2020 hoặc lâu hơn. Tuỳ theo các vấn đề quan tâm
và những dự án có tác động lâu dài mà thời gian xem xét đến vấn đề môi trường là
dài hơn hay bằng với thời gian quy hoạch.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian quan tâm còn phụ thuộc vào khả năng xử lý các
vấn đề môi trường đó trong tương lai.
1.3.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án:
a, Các vấn đề môi trường chính được quan tâm trong báo cáo ĐMC
Sau khi xem xét, tìm hiểu và tham khảo các báo cáo hiện trạng môi trường
tại Lào Cai các năm từ 2004 đến nay, nhóm chuyên gia nhận thấy các vấn đề môi
trường của Lào Cai được thể hiện qua các hoạt động phát triển kinh tế xã hội sau:
- Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với quy mô lớn phá huỷ đất đai,
cảnh quan môi trường và thảm thực vật, là ngành công nghiệp có lượng đất đá thải
lớn nhất, bên cạnh đó hoạt động khai thác, gây ra tiếng ồn, bụi, sử dụng hoá chất làm
ô nhiễm môi trường nước, không khí khu vực và xung quanh.
- Hoạt động tham quan du lịch gây áp lực lớn đối với môi trường làm sản sinh
một lượng lớn chất thải, xả rác thải bừa bãi, phá huỷ cảnh quan môi trường sinh thái
...
- Quá trình đô thị hoá, giao thông phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo một
lượng lớn chất thải rắn, nước thải từ các khu đô thị, bệnh viện, khu công nghiệp...
- Sự khai thác quá mức tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, xả nước thải chưa
qua xử lý môi trường vào nguồn nước luôn có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái môi
trường, làm giảm tỷ lệ tán che phủ rừng.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường tại một số khu công nghiệp trên điạ bàn; đặc biệt
là khu công nghiệp tằng loỏng.
- Lào Cai hiện nay có 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo
Quyết định 64 của Chính phủ song chưa thực hiện các giải pháp triệt để về xử lý ô
nhiễm môi trường.
- Vấn đề xử lý rác thải trong đô thị, chất thải bệnh viện và chất thải nông thôn đặc
biệt xử lý Thuốc BVTV cũng đang là vấn đề rất bức xúc cần được quan tâm.
Hiện nay vấn đề tổ chức quản lý môi trường từ tỉnh đến huyện và xã bươc
đầu đã được ổn định.
Sau khi xem xét các vấn đề cần quan tâm trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát
triển tỉnh Lào Cai đến năm 2020, nhóm chuyên gia đánh giá môi trường chiến lược
lựa chọn 05 vấn đề môi trường cần quan tâm như sau:
1. Ô nhiễm nước mặt: Vấn đề ô nhiễm nước mặt, gây ảnh hưởng tới các hệ sinh
thái, ảnh hưởng đến nguồn nước cấp sinh hoạt cho con người. Việc quan tâm tới
chất lượng nước mặt là một trong những vấn đề sống còn của mỗi địa phương. Tại
Lào Cai, hầu hết các khu công nghiệp tập trung, các khu khai thác khoáng sản đều
nằm bên bờ sông Hồng, những tác động xấu tới môi trường do các hoạt động khai
thác khoáng sản và sản xuất công nghiệp là không tránh khỏi. Chính vì vậy, nguy cơ
ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước cấp sinh
hoạt cho người dân sau này.
2. Tai biến môi trường: Lào Cai là tỉnh có địa hình phân cắt mạnh, sự phân bố
các đường đứt gãy dày đặc là nguy cơ tiềm ẩn cho những tai biễn, rủi do môi
trường. Các tai biến có thể sảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào thời gian từ tháng 4
đến tháng 10 hàng năm. Các tai biến môi trường đã được ghi nhận trên tuyến đường
Lào Cai - Sapa, đặc biệt là khu vực cầu Móng Sến, tại Mường Vi, huyện Bát Xát.
Bên cạnh đó, vấn đề sạt lở ở hai bên bờ sông Hồng và sông Chảy cũng là vấn đề cần
quan tâm khi Thành phố Lào Cai phát triển trên hai bên bờ sông Hồng.
3. Chất lượng môi trường đất: Với một diện tích lớn phục vụ cho phát triển nông
nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, chất lượng môi trường đất là một trong những điều
cần quan tâm nhất nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bảo tồn đa dạng sinh học
cũng như phát triển kinh tế xã hội. Định hướng phát triển công nghiệp một cách
mạnh mẽ dọc bên bờ sông Hồng, phát triển khai thác khoáng sản cũng như tăng
cường phát triển du lịch là những nguyên nhân mang lại những tác động xấu tới môi
trường đất khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới vấn đề phát triển
nông lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp với việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
và phân bón hoá học tràn lan là một trong những nguyên nhân gây thoái hoá đất.
Với tập tục canh tác của người dân tộc thiểu số là phát rừng làm nương rãy đã tạo ra
nguy cơ sói mòn cho những vùng đất dốc. Bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên
đất là một vấn đề cần được lồng ghép trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.
4. Đa dạng sinh học và tài nguyên rừng: Bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì các
nguồn gen bản địa là một trong những vấn đề của phát triển trên địa bàn Lào Cai.
Như đã phân tích ở trên, Vườn quốc gia Hoàng Liên là nơi lưu giữ một quần thể
sinh vật phong phú và đa dạng, việc phát triển du lịch tại Sapa có thể gây tác động
không tốt tới quần thể sinh vật này. Theo thống kê, hiện nay số loài có tên trang
sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam tại khu vực này là khá cao, chiếm khoảng
35% tổng số loài được ghi nhận.
5. Chất thải rắn: Vấn đề phát triển công nghiệp khai khoáng là mục tiêu mũi
nhọn trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai trong thời gian tới, bên cạnh đó là
việc phát triển các khu dân cư đô thị cũng là một trong những mục tiêu quan trọng.
Chính vì vậy, trong tương lai, lượng chất thải rắn tại Lào Cai sẽ gia tăng đột biến.
Với việc hiện nay không có một quy trình xử lý rác thải rắn hợp lý, đây sẽ là một
nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong tương lai. Chất thải rắn sẽ là vấn
đề nhức nhối của các địa phương có khu, cụm công nghiệp và khu khai thác khoáng
sản, bên cạnh đó, cần quan tâm tới các khu dân cư tập trung và dân cư đô thị. Quan
tâm tới vấn đề này nhằm đưa ra những định huớng quản lý chất thải rắn trong tương
lai là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhóm đánh giá môi trường chiến
lược.
b, Những mục tiêu môi trường liên quan
Các mục tiêu môi trường liên quan được nêu trong:
-
Các văn bản pháp luật về môi trường (Luật BVMT, Luật Đa dạng sinh học, các
văn bản dưới Luật,…)
-
Lậu đa dạng sinh học năm 2005.
-
Các văn bản định hướng, chiến lược/quy hoạch/kế hoạch về môi trường (Chiến
lược BVMT quốc gia, Chương trình nghị sự 21, Kế hoạch hành động về Đa
dạng sinh học,…)
-
Các quy hoạch/kế hoạch về bảo vệ môi trường cấp vùng
-
Các quy hoạch/kế hoạch về bảo vệ môi trường của tỉnh
-
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường
Trong đó các mục tiêu môi trường liên quan bao gồm:
+ Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước
+ Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất
+ Bảo tồn đa dạng sinh học
+ Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp
+ Bảo vệ môi trường nông thôn
+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa
+ Bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng
+ Bảo vệ môi trường gắn với phát triển các ngành kinh tế
+ Bảo vệ, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa
dạng sinh học.
+ Phòng ngừa, kiểm soát và xử lí ô nhiễm.
+ Cải thiện chất lượng môi trường các khu vực đô thị, vùng nông thôn và các
khu công nghiệp.
Chương 2: MÔ TẢ DIỄN BIẾN CÁC VẤN ĐỀ MÔI
TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN
2.1. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội khu
vực nghiên cứu:
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Vị trí địa lý:
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 338 Km về phía
Tây Bắc. Toạ độ địa lý từ 21040’56” đến 22050’30” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến
104038’21” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với điểm cực Bắc thuộc xã
Pha Long huyện Mường Khương có toạ độ 22050’30” vĩ độ Bắc, 104014’35” kinh độ
Đông.
Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha huyện Văn
Bàn có toạ độ 22051’ vĩ độ Bắc, 103048’53” kinh độ Đông.
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có toạ
0
độ 22 13’03” vĩ độ Bắc, 104038’21” kinh độ Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã ý Tý huyện Bát Xát có toạ
0
độ 22 36’ vĩ độ Bắc, 103031 kinh độ Đông.
Lào Cai có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 203 Km (gồm 59 Km
đường đất liền và 144 Km đường sông suối), có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và cửa
khẩu quốc gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai
- Côn Minh (Trung Quốc), cùng các tuyến quốc lộ 70, 4E, 79 nối Lào Cai với các tỉnh
phía Nam (Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...) và với tỉnh Vân Nam - Trung
Quốc ở phía Bắc; các quốc lộ 4D nối Lào Cai với Lai Châu; đường 279 nối Lào Cai
với Hà Giang, Lai Châu. Ngoài giao thông đường sắt, đường bộ, còn có giao thông
thuỷ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc là sông Hồng. Trên địa phận Lào Cai, sông
Hồng đi qua trung tâm tỉnh, có đoạn là ranh giới chung giữa Việt Nam và Trung
Quốc trên suốt chiều dài khoảng 50 Km.
Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội
và an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh
tế, giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung.
Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn
trong phát triển kinh tế - văn hoá xã hội.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 636.076 ha (theo số liệu kiểm kê năm
2005), bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước; xếp thứ 9 so với 11 tỉnh thuộc
vùng núi phía bắc về quy mô đất đai.