Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp liên môn làm tăng hứng thú học tập cho học sinh qua một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN AN DƯƠNG
TRƯỜNG THCS HỒNG THÁI

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:"Tích hợp liên môn làm tăng hứng thú học tập cho học sinh
qua một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 9"

Tác giả: .................................................
Trình độ: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: ..........................................

An Dương ngày 10 tháng 1 năm 2015


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: "Tích hợp liên môn làm tăng hứng thú học tập cho học
sinh qua một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 9"
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục công dân
3. Tác giả:
- Họ và tên: ...........................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh: .......................................................................
- Chức vụ, đơn vị công tác: ..............................................................
- Điện thoại: DĐ:..................................... Cố định:.............................
4. Đồng tác giả (không có):
- Họ và tên: ...........................................................................................
- Ngày/tháng/năm sinh: .......................................................................
- Chức vụ, đơn vị công tác: ..............................................................
- Điện thoại: DĐ:..................................... Cố định:.............................
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:


- Tên đơn vị: ..........................................................................................
- Địa chỉ: ................................................................................................
- Điện thoại:0313871844
I. Mô tả các giải pháp đã biết:
1. Giải pháp đã biết thứ nhất: Quan niệm về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được
quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho
việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh.
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành
phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể.
Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về
quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo
dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm
cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực
2


hiện các mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội
vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn
chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các
cuộc thi: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên
trung học. Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học
khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng
tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi

với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công
tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ
điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
2.1. Giải pháp đã biết thứ hai: Quan niệm về dạy học liên môn
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy
học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là
con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ
những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí
3


thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể,
cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại
với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các
môn tự nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ
cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một
sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn
giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì
việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học

riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác,
trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan
đến bài giảng mình đang thực hiện.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo
viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học
sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi
hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức
đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh
động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham
gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học
sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một
vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề
một cách thấu đáo.
* Ưu điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng:
Các giải pháp đã và đang áp dụng đã tăng cường và nâng cao hiệu quả
giáo dục toàn diện cho học sinh, mang đến sự hứng thú, chủ động, tích cực
trong học tập cho các em. Phát triển những kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp,
ứng xử, giúp học sinh mạnh dạn chủ động tiếp thu kiến thức, tự tin trong mọi
hoạt động học tập cũng như hoạt động xã hội.
* Khuyết điểm của các giải pháp đã, đang áp dụng:
4


- Các giải pháp đang áp dụng không thể tránh được những thiếu xót,
khuyết điểm. Bởi để các giải pháp thực sự có hiệu quả đi vào thực tế hoạt động,
giảng dạy trong nhà trường cần có sự đầu tư về thời gian, tâm huyết của giáo
viên. Việc phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh nếu không có sự sát sao sẽ
không thu được kết quả như mong đợi.

II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất:
- Tên giải pháp mà tác giả đề xuất: "Tích hợp liên môn làm tăng hứng thú học
tập cho học sinh qua một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 9"
- Mục đích: Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương
pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học
GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ
môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội
một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống
xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản
mạn trong kiến thức của học sinh..
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định,
(cụ thể là trong bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc) tôi nhận thấy học sinh đã phát
huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn GDCD.
Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi
tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan nhàm chán và sẽ tạo được niềm yêu
thích bộ môn đối với học trò.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của
các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những
vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng
thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo
hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
- Nội dung giải pháp đề xuất:
Nội dung 1.
5


a. Mục tiêu dạy học
Về kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Vì sao phải bảo vệ tổ quốc.

- Nghĩa vụ phải bảo vệ tổ quốc của công dân
-

Trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo Vệ Tổ Quốc.

Về kĩ năng:
- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt
động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ
tổ quốc.
Về thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn các hoạt động bảo vệ tổ quốc.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc khi đến độ tuổi quy định
b. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh lớp 9
- Số lượng học sinh: 122 em
- Số lớp thực hiện: 04 lớp
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức môn GDCD9 đồng thời trực
tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình
thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức
chương trình bậc THCS nói chung và môn GDCD nói riêng nên các em không
còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” các em cũng
đã bước đầu được tìm hiểu qua chương trình GDCD lớp 6,7,8,9 như:
Bài13- Công dân nước CHXHCN Việt Nam( lớp 6)
Bài 17- Nhà nước CHXHCN Việt Nam( lớp 7)
Bài 20- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam( lớp 8)
Bài 21- Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam( lớp 8)
Bài 7- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc( lớp 9)

6


- Thứ 3: Đối với các môn học khác như môn Lịc sử, Địa lý, Ngữ văn, Âm
nhạc, Mĩ thuật... các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn GDCD
trong đó có kiến thức về “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” . Vì vậy khi cần tích hợp
kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn GDCD để giải quyết vấn đề
trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ.
c. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- Hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài học:
+ Hiến pháp 2013. Luật nghĩa vụ quân sự
+ Sổ tay kiến thức pháp luật
+ Tranh ảnh đền ơn đáp nghĩa, nghĩa vụ quân sự...
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng
chương trình word
- Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các
Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
* Học sinh:
- Đọc bài, tìm hiểu thực tế về những nội dung liên quan đến chủ đề bài
học, phiếu thảo luận (giấy nháp)
Nội dung 2. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học:
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung bài học
Được chia làm 4 nội dung :
- Nội dung thứ nhất: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
- Nội dung thứ hai: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gi?.

- Nội dung thứ ba: Vì sao phái bảo vệ Tổ quốc?
- Nội dung thứ tư: Trách nhiệm của công dân, học sinh
Phần 3: Bài tập
7


b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
Phần 1: Giới thiệu bài và Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
+ Tích hợp với môn Nhạc:
GV cho học sinh nghe bài hát “Giai điệu Tổ quốc” -> Bài hát nói về chủ
đề gì? Cảm xúc của em khi nghe bài hát?
Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động 1: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
+ Tích hợp với môn Địa lý : Phần này giáo viên giới thiệu về toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc bao gồm vùng đất vùng trời, vùng biển đảo trên bản đồ Việt Nam.

+ Tích hợp với môn Ngữ văn: Giáo viên giới thiệu bài thơ: Nam quốc
sơn hà – Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. ( Ngữ văn 7)

+ Tích hợp với môn Lịch sử:
8


- Giáo viên giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ Nam quốc sơn hà: Lịch sử
giữ nước hào hùng của dân tộc ta đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số
tác phẩm bất hủ. Chúng ta còn nhớ cách đây hơn 900 năm – vào năm 1077,
quân xâm lược Tống với binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược
nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc LÝ Thường Kiệt cùng quân
dân chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng
trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ thần hay còn

gọi là bài Nam quốc sơn hà đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này.
- Giáo viên tích hợp với sự kiên lịch sử ngày 2 tháng 9 năm 1945: Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập thực sự là một mốc son trong lịch sử của
dân tộc Việt Nam; bản Tuyên ngôn đã khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của
dân tộc Việt Nam và trở thành một cuộc đối thoại lớn có ý nghĩa lịch sử trọng đại:
Tuyên bố với thế giới về việc chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và hàng
nghìn năm phong kiến ở Việt Nam; Tuyên bố sự ra đời và yêu cầu Quốc tế công
nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Khẳng định quyền được hưởng tự do và
độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập của Việt Nam; Thể hiện quyết
tâm cao nhất của dân tộc trong đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc
của nhân dân: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”

+ Tích hợp giáo dục pháp luật:
9


- Giáo viên giới thiệu Hiến pháp 2013 – Điều 13:
“1.Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.”
Hoạt động 2: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
+ Tích hợp giáo dục pháp luật:
Giáo viên giới thiệu Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 (3-7-2015 ):
“ Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18
tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được
tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Điều 4. Nghĩa vụ quân sự:
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục
vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại
ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt
dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.”
+ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
GV yêu cầu HS nêu một số hoạt động bảo vệ Tổ quốc ( Khám tuyển sức
khỏe NVQS, lên đường nhập ngũ, tham gia câu lạc bộ “ Chiến sĩ an ninh nhỏ
tuổi”, Tham gia rèn luyện thi đấu trong Hội khỏe Phù Đổng.....”GV chiếu hình
ảnh minh họa:

10


Hội thi chiến sĩ an ninh nhỏ tuổi

Hội Khỏe Phù Đổng

Đồng chí Phùng Văn Thanh,
Phó BT Huyện ủy, CT UBND huyện
An Dương tặng quà, động viên

Thắp nến tri ân tại nghĩa trang Liệt sĩ

Đại diện tân binh huyện An Dương
hứa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổ
quốc giao phó


thanh niên lên đường nhập ngũ
11


Hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân

Bảo vệ Trật tự an toàn xã hội

Hoạt động 3: Vì sao phải bảo vệ Tổ Quốc?
+ Tích hợp với môn Lịch sử 9: giới thiệu về cuộc kháng chiến chống TD Pháp
12


(chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954) và ĐQ Mĩ ( Chiến Dịch Hồ Chí Minh
1975) của dân tộc Việt Nam. ( GV chiếu phim giới thiệu những nét cơ bản nhất )

Đội hình vận tải bằng xe thồ phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

13


Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi

Hành quân thần tốc trong chiến dịch Hồ Chí Minh

14



Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử

15


+ Tích hợp với môn Ngữ Văn:
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn! ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu)
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành...( Tiếng hát xuân sang- Tố Hữu)
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Theo chân Bác" của Tố Hữu)
+ Tích hợp với môn Ngữ Văn 9:
“ Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.
Nào có sá chi đâu ngày trở về.
Ra đi ra đi bảo tồn sông
Ra đi ra đi thà chết cho vinh”
Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao
suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo
tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết
đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai
mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng
chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật trong
chương trình Ngữ văn 9. Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ
khác nhau nhưng ở họ đều có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và
của con người Việt Nam sống, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Họ đến với cuộc
kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước
mà tự nguyện lên đường. Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên
phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới,
Đầu súng trăng treo”.
Những chiến sĩ lái xe Trường Sơn là những thanh niên có học vấn, có tri
thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả,
16


họ ra đi bảo vệ tổ quốc thân yêu trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn
nhiên, yêu đời, yêu đất nước. Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ
Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc
họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang
tàn, trẻ trung, gần gũi:
“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, không
chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở
đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy
cảm phục viết về những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt
đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái
trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn tính cách
trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, Qua đó ta càng thấy cảm phục những cô
gái trẻ dũng cảm, kiên cường, đạp bằng nguy hiểm vì ngày mai hòa bình của
dân tộc.

17



+ Tích hợp giáo dục pháp luật: GV đưa ra một số hình ảnh về hành vi âm
mưu phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

Năm 2007, Nguyễn Văn Lý bị Tòa án

Cù Huy Hà Vũ đã bị khởi tố

nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử công

ngày 15 tháng11 năm 2010 về tội Tuyên

khai với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà

truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam",

chủ nghĩa Việt Nam và đã phải thi hành án
tù 7 năm sau khi tòa sơ thẩm ngày 4 tháng
4 năm 2011 tuyên án.

+ Tích hợp biển đảo: GV giới thiệu sự kiện Giàn khoan 981 mà Trung
Quốc đã hạ đặt trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào
tháng 5 năm 2014.

18


Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn


Tàu Trung Quốc hung hăng phun vòi

khoan 981 trong vùng biển đặc quyền

rồng tấn công tàu Việt Nam tại khu vực

kinh tế của Việt Nam (tháng 5 năm

hạ đặt trái phép giàn khoan

2014)
Hoạt động 4: Trách nhiệm của công dân, học sinh
+ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia
trò chơi “thử làm phóng viên” Học sinh phỏng vấn các bạn trong lớp với câu
hỏi: “Bạn hãy cho biết suy nghĩ của mình về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ
quốc của thanh niên ngày nay?”
+ Tích hợp với nội dung các bài học trong chương trình GDCD: Biết
Ơn(GDCD 6), Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (GDCD 9),
Lý tưởng sống của thanh niên (GDCD 9), Trách nhiệm của thanh niên trong sự
nghiệp CNH – HDDH. (GDCD 9)
+ Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu hìn ảnh hoạt động bảo vệ Tổ
quốc, tranh vẽ với đề tài bảo vệ Tổ quốc của học sinh.

19


Thắp nến tri ân tại Nghĩa trang

Hội khỏe Phù Đổng


Liệt sĩ

Tranh vẽ của học sinh về chủ đề chủ quyền biển đảo

Tranh vẽ của học sinh về chủ đề chủ quyền biển đảo
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
* Điểm mới:
20


- Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề
nhất định, (cụ thể là trong bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc) tôi nhận thấy
học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn
với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được
phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo
được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
- Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài
học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn
đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
* Sáng tạo:
- Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm của tôi là một vận dụng sáng tạo của
bản thân qua công tác giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở trường THCS.
Qua mỗi năm, tôi đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng
dạy, đề ra những biện pháp cụ thể để đổi mới phương pháp từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy học
- Tính sáng tạo của chuyên đề : Giáo viên sáng tạo hơn trong việc tổ
chức hoạt động dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy

phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Học sinh được
rèn luyện kỹ năng học tập bộ môn, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo
dục, các trò chơi lành mạnh và bổ ích, các em tự tin hơn trong giao tiếp, thấy
được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo Vệ Tổ Quốc.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Chuyên đề sáng kiến này có khả năng áp dụng cho khối 9 ở các trường
THCS.
- Khả năng nhân rộng: Chuyên đề có thể nhân rộng trong các trường
THCS trên địa bàn huyện An Dương và thành phố Hải Phòng.
II.3. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp:

21


- Việc tích hợp kiến thức liên môn vào bài 17 “Bảo vệ Tổ Quốc” đối học
sinh lớp 9 trường THCS Hồng Thái năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả
quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2015 -2016 đối
với học sinh lớp đang giảng dạy . Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em
học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại
với nhau để trở thành con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện
những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức
của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.một
môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh.
Hải Phòng, ngày 11 tháng 1 năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Xác nhận)


22


CNG HềA X HI CH NGHA VIT NAM
c lp T do hnh phỳc

N NGH
XẫT, CễNG NHN SNG KIN
Nm 2015
Kớnh gi: Hi ng Khoa hc v Cụng ngh huyn An Dng
H v tờn: Nguyn Th Trang Dung
Chc v: Giỏo viờn
n v cụng tỏc: Trng THCS Hng Thỏi
Tờn sỏng kin: "Tớch hp liờn mụn lm tng hng thỳ hc tp cho hc sinh qua
mt tit hc c th trong mụn GDCD lp 9"
Lnh vc ỏp dng cho sỏng kin: giỏo dc
1. Túm tt tỡnh trng gii phỏp ó bit:
* u im ca cỏc gii phỏp ó, ang ỏp dng:
Cỏc gii phỏp ang ỏp dng trong chuyờn i mi phng phỏp dy
dc, vn dng kiờn thc liờn mụn tng cng v nõng cao hiu qu giỏo
dc ton din cho hc sinh, mang n s hng thỳ, ch ng, tớch cc trong
hc tp cho cỏc em.
* Khuyt im ca cỏc gii phỏp ó, ang ỏp dng:
- Trong ti nghiờn cu ny cỏc gii phỏp thc s cú hiu qu thỡ
giỏo viờn phi thc s u t thi gian, tõm huyt nghiờn cu su tm v la
chn phng phỏp k thut dy hc phự hp ng thi hc sinh phi cú s hp
tỏc cựng vi giỏo viờn nu khụng cú s sỏt sao s khụng thu c kt qu nh
mong i.
* Nhng bt cp, hn ch cn cú gii phỏp khc phc:

- Để sỏng kin t hiệu quả trong nh trng đòi hỏi các cấp quản lý phải
có sự quan tõm hn na n vic ch o ging dy tớch hp liờn mụn, lập kế
hoạch chi tiết, cụ thể, khoa học nhằm phát huy tt kh nng ca giỏo viờn.
2. Túm tt ni dung gii phỏp ngh cụng nhn sỏng kin:
2.1. Tớnh mi, tớnh sỏng to:
* im mi:
- Qua vic ỏp dng phng phỏp dy hc liờn mụn vo mt ch nht
nh, (c th l trong bi 17: Ngha v bo v T quc) tụi nhn thy hc sinh ó
phỏt huy c tớnh tớch cc, ch ng, hiu bi v hng thỳ hn vi b mụn
GDCD. Nu cỏc gi dy hc mụn GDCD u ỏp dng c phng phỏp liờn
mụn, tụi tin rng gi hc s khụng cũn khụ khan v s to c nim yờu thớch
b mụn i vi hc trũ.
- Trong thc t tụi thy khi bi son cú tớch hp vi kin thc ca cỏc mụn
hc khỏc s giỳp giỏo viờn tip cn tt hn, hiu rừ hn, sõu hn nhng vn
t ra trong SGK. T ú bi hc tr nờn sinh ng hn, hc sinh cú hng thỳ bi
hc, c tỡm tũi, khỏm phỏ nhiu kin thc v c suy ngh sỏng to hn
ng thi vn dng vo thc t tt hn.


* Sáng tạo:
- Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm của tôi là một vận dụng sáng tạo của
bản thân qua công tác giảng dạy bộ môn giáo dục công dân ở trường THCS.
Qua mỗi năm, tôi đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng
dạy, đề ra những biện pháp cụ thể để đổi mới phương pháp từ đó góp phần nâng
cao chất lượng dạy học
- Tính sáng tạo của chuyên đề : Giáo viên sáng tạo hơn trong việc tổ
chức hoạt động dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy
phù hợp với đối tượng học sinh, học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Học sinh được
rèn luyện kỹ năng học tập bộ môn, kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo
dục, các trò chơi lành mạnh và bổ ích, các em tự tin hơn trong giao tiếp, thấy

được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo Vệ Tổ Quốc.
2.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Chuyên đề sáng kiến này có khả năng áp dụng cho khối 9 ở các trường THCS.
- Khả năng nhân rộng: Chuyên đề có thể nhân rộng trong các trường
THCS trên địa bàn huyện An Dương và thành phố Hải Phòng.
2.3. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp:
- Việc tích hợp kiến thức liên môn vào bài 17 “Bảo vệ Tổ Quốc” đối học
sinh lớp 9 trường THCS Hồng Thái năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả
quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2015 -2016 đối
với học sinh lớp đang giảng dạy . Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em
học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại
với nhau để trở thành con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện
những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức
của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.một
môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh.
Hải Phòng, ngày 11 tháng 1 năm 2015
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Người viết đơn



×