Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thiết kế bài giảng môn sinh học trong chương trình trung học phổ thông theo hướng làm tăng hứng thú học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 11 trang )

Thiết kế bài giảng môn sinh học trong chương
trình trung học phổ thông theo hướng làm tăng
hứng thú học tập của học sinh

Nguyễn Thị Liễn

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn: TS. Phạm Văn Lập
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài giảng môn Sinh học
trong chương trình THPT theo hướng làm tăng hứng thú học tập của học tập của học
sinh. Nghiên cứu nội dung môn Sinh học, điều tra thực trạng dạy học môn Sinh học
chương trình Trung học phổ thông và chọn lọc một số bài giảng và thiết kế các bài
giảng đó theo hướng làm tăng hứng thú học tập cho học sinh. Thực nghiệm sư phạm
nhằm trưng cầu ý kiến của học sinh và các đồng nghiệp về các bài giảng được thiết kế,
từ đó đánh giá tính khả thi của những bài giảng đó.

Keywords: Sinh học; Phổ thông trung học; Học sinh; Phương pháp giảng dạy; Thiết
kế bài giảng

Content
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp thiết mang tính thời sự đối
với sự nghiệp giáo dục. Mục tiêu quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học là nhằm
phát huy tính tích cực chủ động của HS trong quá trình học tập. Nhưng để phát huy được tính
tích cực chủ động của HS trong quá trình học tập thì việc quan trọng nhất là phải tạo ra được
hứng thú học tập cho người học, người học càng thích thú, càng say mê với môn học thì càng


tích cực chủ động trong học tập, từ đó mới đạt được kết quả cao trong học tập.
Thế nhưng, việc tạo ra hứng thú học tập môn Sinh cho người học hiện nay đang có
nhiều trở ngại như:
Về phía HS, Môn Sinh học là một môn học có nội dung lý thuyết nhiều, bài tập khó,
hơn nữa thực tế các trường đại học khi tuyển sinh ít ngành yêu cầu thi môn Sinh học, vì vậy
theo quan điểm của đa số học sinh, đây là môn phụ nên ít tập trung học.

2
Về phía GV, nhiều giáo viên dạy môn Sinh học vẫn không có được những cách dạy hợp
lý, dạy theo kiểu nhồi nhét, truyền thụ một chiều và xa rời thực tiễn. Với chương trình nặng
kiến thức như vậy mà dạy theo kiểu nhồi nhét, truyền thụ một chiều dễ làm HS thấy sợ, dạy
mà xa rời thực tiễn thì dễ làm HS chán nản, cảm thấy học môn Sinh học không thiết thực với
cuộc sống, từ đó không còn yêu thích môn học, chất lượng học kém hơn.
Thực ra Sinh học là môn học vô cùng bổ ích cho mọi người, bản thân con người sinh ra
gắn liền với tự nhiên, yêu thiên nhiên, yêu thế giới sinh vật xung quanh nhưng theo thời gian
và cũng do chưa có biện pháp dạy phù hợp mà niềm say mê yêu thích đó của học sinh mai
một dần. Nếu có phương pháp dạỵ học môn Sinh học hợp lý sẽ khơi dậy được cảm hứng yêu
thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của học sinh từ đó nâng cao được
chất lượng dạy học môn Sinh học và làm cuộc sống thêm bổ ích.
Thực tế làm thế nào để có thể làm tăng hứng thú học tập của học sinh lại là vấn đề
không đơn giản, về mặt nội dung môn Sinh đòi hỏi người GV phải có kiến thức sâu sắc, đặc
biệt phải gắn với thực tiễn nhiều và lý giải được thực tiễn, về mặt phương pháp đòi hỏi GV
phải có khả năng khái quát hoá, đơn giản hoá những vấn đề phức tạp.
Hiện tại trong ngành giáo dục, đặc biệt ở môn Sinh học trong chương trình trung học
phổ thông nhiều người đã quan tâm vấn đề này nhưng vẫn chưa hệ thống hoá lại thành lý luận
khoa học.
Vì những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu và lấy tên đề tài là “Thiết kế bài giảng
môn Sinh học trong chương trình Trung học phổ thông theo hướng làm tăng hứng thú học tập
của học sinh.”
2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Những vấn đề đã nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài
Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về hứng thú xuất hiện tương đối sớm và ngày
càng được phát triển.
Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học, nhà triết học, nhà giáo dục học người Đức người
sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỉ XIX đã đưa ra 4 mức độ của dạy học:
Tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú, đặc biệt là hứng thú - yếu tố
quyết định kết quả học tập của người học.
Ovide decroly (1871-1932) bác sỹ và nhà tâm lý người Bỷ khi nghiên cứu khả năng tập
đọc và tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết về những trung tâm hứng thú và về lao
động tích cực.
I.K. Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú cùng với lứa tuổi”. Từ những năm 1931
ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng câu hỏi.

3
Năm 1938 Ch. Buher trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em” đã tìm hiẻu khái
niệm hứng thú.
Năm 1946 E.Clapade với vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa ra khái
niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. Trong giáo dục chức năng, Clapade đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng
thú là cái trục duy nhất mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó.
Từ những năm 1940 của thế kỷ XX A.F. Beliep đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về
“Tâm lý học hứng thú”.
Các nhà tâm lý học như S.L.Rubinstein, N.G.Morodov đã quan tâm nghiên cứu khái
niệm hứng thú, con đường hình thành hứng thú vf cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí,
tình cảm.
John Deway (1859- 1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ năm1896 sáng lập
nên trường thực nghiệm trong đó ưu tiên hứng thú của học sinh và nhu cầu của học sinh trong
từng lứa tuổi. Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tưởng hoặc một vật
thể đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ.
Năm 1955 A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về sự phụ thuộc của tri thức học viên

với hứng thú học tập. Kết quả cho thấy tri thức của học viên có quan hệ khăng khít với hứng
thú học tập. Trong đó sự hiểu biết nhất định về môn học được xem là một tiền đề cho sự hình
thành hứng thú đối với môn học.
D.Super trong “Tâm lý học hứng thú” (1961) đã xây dựng phương pháp nghiên cứu về
hứng thú trong cấu truc nhân cách.
Năm 1966, N.I.Ganbio bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Vận dụng tính hứng thú trong giảng
dạy tiếng Nga”, tác giả cho rằng hứng thú học tập của học sinh là một phương tiện để nâng
cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong nhà trường.
Năm 1967, N.G.Marosova [23] nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình thành hứng thú
của tre em trong sự phát triển bình thường và phát triển không bình thường. N.G.Marosova đã
gnhiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của
sinh viên”. Năm 1976, tác giả đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú đồng thời còn đua ra những
điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của học sinh.
Trong công trình nghiên cứu của mình L.I.Bozovitch đã nêu lên quan hệ giữa hứng thú và
tính tích cự hoạt động của học sinh. I.G.Sukira [28] trong công trình “Vấn đề hứng thú trong
khoa học giáo dục” (1972) đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với biểu hiện của
nó, đồng thời bà còn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và
hoạt động học của học sinh.

4
Những công trình của A.G.Covaliop [5], A.V.Aporozet đã góp phần quan trọng trong
nghiên cứu về hứng thú nói chung và hứng thú nhậ thức nói riêng.
Năm 1976 A.K.Marcova [22] nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu vấn đề với hứng thú
học tập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng góp phần
nâng cao hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập.
J.Piaget (1896- 1996) [27] nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất nhiều công trình
nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của học sinh. Ông
viết “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự, phải làm việc một cách chủ động
dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh, cũng giống như người lớn, trẻ em là
một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phpối bởi quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu. Nó sẽ

không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những động cơ nội tại của hoạt
động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trênmột hứng thú, hứng thú
chẳng qua chỉ là một trạng tahí chức năng động của sự đồng hóa. Vậy từ những công trình
nghiên cứu trên ta có thể khái quát lịch sử nghiên cứu hứng thú trên thế giới chia làm các xu
hướng sau:
+ Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú. Đại diện cho xu hướng này là
A.F.Belaep [2]. Năm 1944 tác giả tiến hành thành công luận án tiên sĩ “Tâm lý học hứng
thú”, nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý
học.
+ Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói
chung và vốn tri thức của cac nhân nói riêng. Đại diện cho xu hướng này là L.L.Bogiovich
“Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”, Lukin, Levitop nghiên cứu “Hứng thú trong
quan hệ với năng lực”. L.P.Bơlagona Dejina, L.X.Xlavi, B.L.Mione lại xem xét “Hứng thú
trong mối quan hề với hoạt động”, các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ ý nghĩa của hoạt
động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstein,
A.P.Daparozet, M.I.Boliep, L.A.Gođôn
+ Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lưa
tuổi. Đại diện là G.I.Sukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lưa tuổi”. D.P. Xalonhisu
nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của tre mẫu giáo. V.G.Ivanop đã phân tích sự
phát triển và hứng thú của học sinh lớn trong trường trung học, V.N.Marosova nghiên cứu
“Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình
thường” năm 1957. Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của
từng lứa tuổi của trẻ.
2.2. Những vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài

5
Nghiên cứu cách tạo ra hứng thú cho người học cũng không còn là vấn đề còn mới mẻ.
Năm 1960 Trương Anh Tuấn, năm 1970 Phạm Huy Thụ, năm 1980 Đặng Trường
Thanh nghiên cứu “Hứng thú bộ môn của học sinh cấp III”.
Năm 1973, Phạm Tất Dong [8] đã bảo vệ thành công luận án PTS ở Liên Xô với đề tài

“Một số dặc điểm hứng thú nghề của học sinh lớn vànhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết quả nghiên
cứu đã khẳng định sự khác biệt về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp
không thống nhất với xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng nghiệp ở trường
phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi, hứng thú học tập
các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra nhiệm vụhướng nghiệp một cách khoa học.
Năm 1977 Phạm Ngọc Quỳnh với đề tài “Hứng thú với môn Văn của học sinh lớp cấp II”
đã nghiên cứu đối với các môn học và đối với đời sống văn hoá xã hội của học sinh một số
trường ở thành phố Ulianov.
Năm 1977 Phạm Huy Thụ với luận án “Hiện trạng hứng thú học tập các môn của học sinh
cấp II mộ số trường tiên tiến”, từ đó tác giả đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hứng thú học
tập cho học sinh.
Năm 1977 tổ nghiên cứu của khoa Tâm lý học giáo dục Đại học Sư phạm Hà Nội I đã
nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp II đối với môn học cụ thể”. Kết quả cho
thấy hứng thú học tập của học sinh cấp II là không đồng đều.
Năm 1980 Dương Hiệu Hoa “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn tâm lý học đại
cương của sinh viên khoa tâm lý học trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.
năm 1980 Lê Bá Chương “bước đầu tìm hiểu về dạy học môn Tâm lý học để xây dựng
hứng thú học tập bộ môn cho giáo sinh trường sư phạm 10+3 (luận văn thạc sỹ)”.
Năm 1981, Nguyễn Thị Tuyết với đề tài luận văn “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập
văn học lớp 10 ở một số trường PTTH tại TP HCM”. Tác giả đề xuất 5 biện pháp gây hứng
thú cho học sinh: Giáo viên phải nâng cao lòng yêu người, yêu nghề và rèn luyện tay nghề, tổ
chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, tổ chức các giừo dạy mẫu, chương trình phải
hợp lý và động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Năm 1982, Đinh Thị Chiến “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề sư phạm của giáo sinh
CĐSP Nghĩa Bình”, tác giả đưa ra 3 biện pháp để giáo dục hứng thú đối với nghề sư phạm
cho giáo sinh trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của dư luận xã hội.
Năm 1984 Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm nâng cao hứng thú học toán của học
sinh thông qua việc điều khiển hoạt động tự học ở nhà của học sinh.
Năm 1987 Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối
với hoạt động rèn luyện nghiệp cụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa tâm


6
lý giáo dục”. Tác giả đã đưa ra nguyên nhân gây hứng hứng thú là do ý nghĩa của môn học,
trình độ của học sinh, phương pháp giảng dạy của giảng viên.
Năm 1988, Vũ Thị Nho với đề tài “Tìm hiểu hứng thú với năng lực học văn của học sinh
lớp 6”. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm để nghiên cứu bước đầu về hứng thú về năng lực học
văn của các em học sinh lớp 6.
Năm 1990, Imkock [15] trong luận án PTS nhan đề “Tìm hiểu hứng thú đối với môn toán
của học sinh lớp 8”, tác giả kết luận: Khi có hứng thú học sinh dường như cũng tham gia vào
tiến trình giảng bài cũng đi theo những suy luận của giảng viên nhờ quá trình nhận thức tích
cực.
Năm 1994 Hoàng Hông Liên với đề tài “Bước đầu nghiên cứu những con đường nâng cao
hứng thú cho học sinh phổ thông”, tác giả kết luận dạy học trực quan là biện pháp tốt nhất để
tác động đến hứng thú của học sinh.
Năm 1996, Đào Thị Oanh đã nghiên cứu về “Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc
sống nhà trường của học sinh tiểu học”.
Năm 1998, Phạm Thị Thắng “Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến việc duy trì hứng
thú học tập cho các em thanh thiếu niên”.
Năm 1995, Nguyễn Hoài Thu nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học môn ngoại ngữ
của học sinh lớp 10 PTTH Hà Nội”.
Năm 1999, Lê thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tập các môn lý luận của
sinh viên trường đại học TDTT I”, trong đó phương pháp, năng lực chuyên môn của giảng
viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập của sinh viên.
Năm 2000 Trần Công Khanh [17] đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng học tập môn
toán của học sinh THCS thị xã Tân An”. Kết quả cho thấy đa số học sinh trong diện điều tra
chưa có hứng thú học toán.
Năm 2001 Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học của sinh viên
trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ” (Luận văn thạc sỹ Tâm lý học - Hà Nội 2002), tác giả đã
tiến hành biện pháp thử nghiệm nâng cao hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên:
+ Cải tiến nội dung các bài tập thực hành.

+ Cải tiến cách sử dụng các bài tập thực hành.
+ Tăng tỉ lệ các giờ thực hành.
Năm 2002 Đặng Quốc Thành nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học quân sự của học
viên các trường cao đẳng, đại học ký thuật quân sự”, tác giả đã đề xuất một số biện pháp:
+ Cải tiến phương pháp dạy học (Kết hợp phương pháp giảng giải và phương pháp nêu vấn
đề).

7
+ Cải tiến hình thức tổ chức dạy học (Kết hợp hình thức bài giảng- hình thức xemina- bài
tập thực hành).
+ Một số biện pháp nâng cao hứng thú:
- Cấu trúc lại nội dung
- Vận dụng tốt phương pháp dạy học nêu vấn đề có kết hợp với phương pháp dạy học
truyền thống.
- Nâng cao tay nghề sư phạm.
- Đổi mới việc kiểm tra đánh giá.
- Đảm bảo điều kiện vật chất.
Năm 2003 Nguyễn Hải Yến - Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh
hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học Khoa học và xã hội
nhân văn”. Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của
sinh viên là do chưa nhận thức được vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân
chưa nỗ lực vượt khó trong quá trình nghiên cứu.
Năm 2004 Mai Văn Hải với đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú của sinh viên trường
đại học Khoa học xã hội và nhân văn với môn học thể chất” cho thấy các sinh viên chưa thấy
hết được tác dụng của môn học thể chất như thế nào trong cuộc sống.
Năm 2005, Vương Thị Thu Hằng với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu khoa học của
sinh viên trường đại học KHXHNV”. Tác giả đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú
nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chủ quan của sinh viên. Đề ra một số kiến nghị nhà
trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ
sinh viên nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên

Năm 2005 Phạm Mạnh Hiền nghiên cứu “hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm
phát triển kỹ năng con người Tâm Việt”, trong đó nổi bật lên phương pháp giảng dạy của
giảng viên có ý nghĩa to lớn tác động đến hứng thú học tập của học viên.
Năm 2005 Phan Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sỹ “Hứng thú học tập môn Tâm
lý học đại cương của sinh viên trường đại học dân lập Đông Đô”, tác giả khẳng định: Phần
lớn sinh viên đã nhận thức vai trò của sự cần thiết tầm quan trọng của môn tâm lý học đại
cương đối với hoạt động học tập và công tác sau này của họ. Tuy nhiên sự nhận thức của sinh
viên về vai trò của môn tâm lý học đại cương chưa sâu sắc, chưa toàn diện, phần lớn sinh viên
chưa có biểu hiện thích thú chờ mong hài lòng với môn học này. Hành vi khi học tập môn học
này biểu hiện thiếu tích cực chưa chủ động sáng tạo khi học trên lớp cũng như ngoài giờ học
chưa chủ động tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo, chưa hăng hái thảo luận, tranh thủ với
thầy và bạn khi học môn Tâm lý học đại cương. Tác giả khẳng định:

8
+ Hứng thú học tập môn Tâm lý học chưa cao, chưa đồng đều.
+ Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên trong đó phải kể đến
yếu tố của giảng viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông.
Đối tượng nghiên cứu: Các bài giảng môn Sinh học - chương trình THPT.
4. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận dạy học làm tăng hứng thú với môn học và qua
đó thực hành thiết kế một số bài giảng cho môn sinh học ở bậc THPT nhằm tăng hứng thú của
học sinh với môn sinh học.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra các khái niệm hứng thú, hứng thú học tập, hứng thú học tập môn sinh học,
những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn Sinh học và các phương pháp làm tăng hứng
thú học môn Sinh học.
Thiết kế 16 bài giảng trong chương trình Sinh học cơ bản ở 3 khối 10, 11, 12 theo

hướng làm tăng hứng thú học tập của học sinh, trong đó có 5 bài Sinh học 10, 7 bài Sinh học
11, 4 bài Sinh học 12.
Đo mức độ hứng thú học tập của HS để kiểm định chất lượng các bài giảng
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về sự thiết kế bài giảng Sinh học.
Nghiên cứu nội dung môn Sinh học
Điều tra thực trạng dạy học môn Sinh học chương trình Trung học phổ thông.
Nghiên cứu về tâm lý hứng thú và sự hình thành hứng thú ở người học.
Nghiên cứu về các phương pháp dạy học.
Chọn lọc một số bài giảng và thiết kế các bài giảng đó theo hướng làm tăng hứng thú học
tập cho học sinh.
Thực nghiệm sư phạm: nhằm trưng cầu ý kiến của học sinh và các đồng nghiệp về các
bài giảng được thiết kế, từ đó đánh giá tính khả thi của những bài giảng đó.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này trong hơn 1 năm từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 1 năm 2011,
theo tiến trình tôi chọn lọc một số bài giảng môn Sinh học trong chương trình Trung học phổ
thông ban cơ bản thiết kế dạy học theo hướng làm tăng hứng thú học tập cho học Sinh và thực
nghiệm các bài giảng đó.

9
6. Mẫu khảo sát
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này tại trường Trung học phổ thông Yên Phong số 2 -
Bắc Ninh.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Cần làm gì trong các bài giảng môn Sinh học chương trình Trung học phổ thông để làm
tăng hứng thú học tập cho học sinh?
8. Giả thuyết khoa học của luận văn
Hứng thú học tập của học sinh đối với môn Sinh học chương trình Trung học phổ thông
còn thấp.
Các bài giảng phần môn Sinh học chương trình Trung học phổ thông có thể thiết kế nhiều

hoạt động theo nhiều kiểu khác nhau để làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
9. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành giảng dạy trực tiếp trên các lớp học các bài giảng
môn Sinh học.
Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, hành động và quá trình học tập của học sinh,
đặc biệt là những thay đổi tâm lý với bài học.
Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp hỏi học sinh về các bài giảng đã thực hiện.
Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho học sinh trả lời.
Phương pháp thống kê: Thống kê và xử lý các số liệu đã thu được ở phiếu điều tra.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài giảng môn Sinh học
trong chương trình THPT theo hướng làm tăng hứng thú học tập của học tập của học sinh.
Chương 2: Thiết kế một số bài giảng môn Sinh học nhằm nâng cao hứng thú cho
người học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

References
TIẾNG VIỆT

1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học Sinh học phần đại
2. Bêlaép M. F (1957), Tâm lý học hứng thú, luận án Tiến sĩ, Matxcơva.

10
3. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2008), Sách giáo viên, Sinh học 12, NXB Giáo dục Hà Nội
5. Côvaliôp. A.G (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập I, III, Nxb Giáo dục, Hà nội.
6. Daparogiet. A.V (1974), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà nội.

7. Phạm Tất Dong (1991), Động cơ và chất lượng học tập của HS, Tạp chí NCGD. Số 1.
8. Phạm Tất Dong (1973), Một số đặc điểm hứng thú nghề nghiệp của học sinh phổ
thông và hứng thú nghề nghiệp, Luận án phó tiến sĩ.
9. Lê Mỹ Dung (2005), Hứng thú học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 3 theo
chương trình SGK mới, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Đại học Sư phạm Hà
nội.
10. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà nội
11. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kỹ
thuật.
12. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà nội.
13. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lý học. Tập I, II, NXB Giáo dục Hà Nội
14. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Văn hóa và giáo dục. Giáo dục và văn hóa, NXB
Giáo dục, Hà nội.
15. Imkock (1990), Tìm hiểu hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 8 Phnômpênh,
Luận án Phó tiến sĩ Khoa học giáo dục, Hà nội.
16. Phan Khang (1994), Hứng thú trong dạy và học, Tạp chí thông tin nghiên cứu giáo
dục, số 1.
17. Trần Công Khanh (2000), Tìm hiểu hứng thú học môn Toán học sinh Trung học cơ sở
thị xã Tân an, Luận văn thạc sỹ, Hà nội.
18. Phạm Văn Lập (2001), “Một số đề xuất về đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở
bậc THPT”, Tạp chí giáo dục, số 10 năm 2001, tr.37.
19. Phạm Văn Lập (2005), Tập bài giảng phương pháp giảng dạy Sinh học, Tư liệu lưu
hành nội bộ của trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Lêônchiép A.N (1989), Hoạt động - Ý thhức - Nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà nội.
21. Liublinkaia. A. A, Tâm lý học trẻ em,. Tập I, Sở Giáo dục TP Hồ Chí Minh.
22. Marcova.A.K (1978), Động cơ của hoạt động học tập ở HS, Tạp chí “Những vấn đề
tâm lý học.”
23. Marôzôva N.G (1989), Hứng thú nhận thức, Tài liệu dành cho giáo viên, Nguyễn Thế
Hùng (dịch), NXb Tri thức.


11
24. Menchinxkaia N.A (1972), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà nội.
25. Vũ Thị Nho (1985), Hứng thú nhận thức và con đường hình thành hứng thú nhận
thức, Tạp chí thông tin Khoa học giáo dục, số 8.
26. Đào Thị Oanh (1996), Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà trường
của học sinh bậc đầu tiểu học, Tạp chí Ngiên cứu Giáo dục, số 4.
27. Piagiet J. (1986), Tâm lý học và giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà nội.
28. Sukina G.I (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, Tài liệu dịch
- Tổ tư liệu trường CĐSP Hà nội I.
29. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học
(Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12 + 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên) (1998), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà nội.
31. Nguyễn Huy Tú (1996), Tâm lý học giáo dục, tài liệu dành cho học viên cao học Tâm
lý học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1998), Tâm lý học đại cương, Nxb đại học Quốc gia,
Hà nội.
33. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý học, Nxb Ngoại văn, Hà nội.
34. Xôlôvâytrich L.X (1975), Từ hứng thú đến tài năng, Nxb Phụ nữ, Hà nội.

TIẾNG ANH
36. Linnell, Charles C (2004), Technology and Children, .
37. Roger Hightfield (2005), Sciênc Editor,
38. Sandstrom Kjellin, Margareta; Granlund, Mats (2006), European Journal of Special
Needs Education,
39. Strong E. K (1931), Change of interest with Age, Stanford university Press.


×