Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chính sách kích cầu đầu tư hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.91 KB, 22 trang )

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
I.

Lý thuyết về đầu tư và cầu đầu tư

1 Khái niệm chung
1.1Khái niệm đầu tư
Khái niệm thường dùng: Đầu tư là quá trình sử dụng vốn hoặc các nguồn lực
khác nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nào đó.
Trong lĩnh vực đầu tư hoạt động đầu tư được hiểu như sau: Đầu tư là quá
trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong khoảng thời gian xác định nhằm đạt
được kết quả hoặc tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế xã hội
nhất định.
1.2Khái niệm cầu đầu tư
Là nhu cầu mong muốn đầu tư, bỏ vốn và nguồn lực cần thiết vào hoạt động
nào đó và có khả năng, tiềm lực, năng lực đầu tư cho phép thực hiện hoạt động đầu

2

Những lý thuyết phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đầu tư

2.1

Số nhân đầu tư

Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy
sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị.
Công thức tính:
k = ∆Y/∆I


(1)

Trong đó:
∆Y: Mức gia tăng sản lượng
∆I : Mức gia tăng đầu tư
k : Số nhân đầu tư
2.2

Lý thuyết gia tốc đầu tư

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 1


Lí thuyết này cho rằng cần phải có 1 lượng vốn nhất định để sản xuất ra một
khối lượng sản phẩm đầu ra cho trước.
2.3

Lí thuyết qũy nội bộ của đầu tư
Theo lí thuyết này,đầu tư có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế:

I = f (lợi nhuận thực tế).
Các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn
vốn nội bộ và chính sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh
nghiệp lớn hơn.
2.4

Lí thuyết tân cổ điển


Theo lí thuyết này thì đầu tư phụ thuộc vào chi phí sử dụng vốn và mức gia
tăng quy mô sản lượng
Từ lí thuyết trên nhà nước cần sử dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa phù
hợp để hoạt động đầu tư thực hiện tốt nhất.
2.5

Lí thuyết q về đầu tư
q = MP/RC
Trong đó:
MP: giá trị thị trường của tư bản lắp đặt
RC: là chi phí thay thế tư bản lắp đặt
Quy tắc đánh giá:
q > 1 => đầu tư
q < 1 => không nên đầu tư
II.

Một số vấn đề về kích cầu đầu tư

1. Các khái niệm
1.1Kích cầu
Kích cầu được hiểu là chính phủ sử dụng những công cụ chính sách kinh tế
như tài khoá tiền tệ, tăng thu nhập, thương mại…trong điều kiện nền kinh tế trong
nước đang bị suy thoái hoặc dựa trên mục tiêu tăng trưởng của mỗi quốc gia nhằm
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 2


mục đích nâng cao tổng cầu, qua đó kích thích tăng sản lượng, thu nhập và việc
làm, nâng cao tổng cung đến mức tiềm năng.

1.2Kích cầu đầu tư
Kích cầu đầu tư là sử dụng tổng hợp tất cả các biện pháp, các chính sách, các
công cụ pháp lý có hệ thống và đồng bộ nhằm thu hút và nâng cao ngày càng nhiều
vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển KT - XH trong một giai
đoạn thời kỳ nhất định.
1.3

Phân biệt kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng

Kích cầu tiêu dùng: đối tượng là về phía cầu trong nền kinh tế, thông qua các
chính sách của chính phủ để kích thích tiêu dùng trong nước. Mục đích là kích
thích tiêu dùng trong nước thông qua đó tạo thêm thị trường cho các doanh nghiệp
mở rộng sản xuất giúp nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng trong tình hình nền
kinh tế gặp khó khăn như thời kỳ hậu khủng hoảng
Kích cầu đầu tư: là các chính sách trực tiếp tác động đến hoạt động đầu tư
của nền kinh tế nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất của các doanh
nghiệp thông qua các chính sách như lãi suất hay thuế
Tuy nhiên chúng có quan hệ bổ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát
huy tốt hơn hiệu quả của cả 2 hai chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế
2.

Nội dung của chính sách kích cầu đầu tư

Hoạt động đầu tư có vai trò lớn trong nền kinh tế, và hoạt động kích cầu đầu
tư có vai trò hết sức quan trọng để tạo ra sự phát triển bền vững cho mọi nền kinh
tế.
Mục tiêu của kích cầu đầu tư là gia tăng số dự án nhằm phát triển kinh tế xã
hội của một địa phương hay một quốc gia. Vì vậy những công việc chính của kích
cầu đầu tư trước tiên là phải huy động vốn, sau đó là phải tạo được thuận lợi cho

các dự án và quản lý nó cho hoạt động có hiệu quả.
Kích cầu đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Những biện
pháp kích cầu đầu tư phù hợp và cụ thể sẽ làm tăng lượng vốn đầu tư toàn xã hội,
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 3


tăng nhu cầu đầu tư xây dựng và cải thiện đời sống của nhân dân. Vốn đầu tư được
sử dụng hiệu quả sẽ có tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kích cầu đầu tư

Đầu tư là một trong những yếu tố cầu thành nên tổng cầu. Việc chi tiêu đầu
tư của các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ có ý nghĩa quan trọng đối với nền
kinh tế. Vì vậy cần xem xét kĩ lưỡng các yếu tố tác động đến chi tiêu đầu tư dưới
đây để thấy được các yếu tố tác động đến tổng cầu và xu hướng tác động của các
yếu tố như thế nào để đưa ra chính sách kích cầu phù hợp và đem lại hiệu quả
mong muốn cho nhà đầu tư, góp phần đưa nền kinh tế phát triển hơn.
3.1

Lợi nhuận kì vọng

Lợi nhuận kỳ vọng là khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư mong muốn, hi vọng
sẽ thu được trong tương lai sau khi kết thúc và thực hiện quá trình đầu tư. Lợi
nhuận ở đây có thể là sự tăng thêm các tài sản chính, tài sản trí tuệ, tài sản vật chất

và nguồn nhân lực
Theo lí thuyết của Keynes, lợi nhuận kì vọng là một trong hai nhân tố cơ bản
ảnh hưởng đến quyết đầu tư của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận kì vọng lớn, nhà đầu
tư sẵn sàng bỏ vốn để kinh doanh. Lợi nhuận cao sẽ kích thích nhu cầu đầu tư,
ngược lại họ gửi tiền vào ngân hàng
Mặt khác, theo ông thì hiệu quả biên của vốn đầu tư phụ thuộc vào tỷ suất
đầu tư của số tiền đầu tư mới. Do đó vốn đầu tư càng tăng dẫn đến hiệu quả biên
của vốn giảm dần.
3.2 Lãi suất tiền vay thực tế
Lãi suất được hiểu theo nghĩa chung nhất là giá cả của vốn – giá cả của quan
hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các
dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho
vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi.
Tỷ lệ lãi suất thực tế = tỷ lệ lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
Tác động của lãi suất tiền vay đến chi tiêu đầu tư
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 4


Lãi suất thực tế cao hơn làm tăng chi phí của tư bản mà các doanh
nghiệp đầu tư vào thiết bị nhà xưởng
-

Lãi suất tiền vay tỉ lệ nghịch với cầu vốn đầu tư

-

Lãi suất tiền vay tỉ lệ nghịch với tỷ lệ hoàn vốn


Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận, lãi suất và quy mô vốn đầu tư:
- Mối quan hệ giữa lãi suất và quy mô vốn đầu tư là mối quan hệ tỷ lệ nghịch
( như hình 1 ở dưới
- Giữa lãi suất và tỷ suất lợi nhuận luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nếu lãi suất lớn hơn tỷ suất lợi nhuận tức chi phí/VĐT lớn hơn lợi
nhuận/VĐT thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm quy mô đầu tư và ngược lại sẽ tăng
quy mô đầu tư.

Hình 1: Quan hệ giữa lãi xuất với quy mô vốn đầu tư
Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất
-

Cung cầu các quĩ cho vay

-

Lạm phát kì vọng

-

Bội chi ngân sách

-

Những thay đổi về thuế

Ngoài những yếu tố kể trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu tác động
của những sự thay đổi trong đời sống xã hội
Nhóm 4 KTĐT 52D


Page 5


3.2

Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân

Tốc độ phát triển của sản lượng quốc dân là một nhân tố vô cùng quan trọng
quyết định tới đầu tư. Việc thay đổi sản lượng chi phối xu hướng đầu tư trong các
chu kỳ kinh doanh. Tuy vậy, tốc độ tăng của sản lượng với tốc độ tăng của đầu tư
lại không giống nhau. Một lý thuyết quan trọng về chi tiêu đầu tư là lý thuyết Gia
tốc đầu tư.
Mỗi sự thay đổi về sản lượng kinh tế đều dẫn đến sự thay đổi của quy mô
vốn đầu tư cùng chiều và lớn hơn nhiều lần.
3.3

Chu kì kinh doanh

Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của tổng sản
lượng trong ngắn hạn xung quanh đường xu thế của nó, trong đó các giai đoạn tăng
trưởng và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng. Ở mỗi thời
kì khác nhau của chu kì kinh doanh sẽ phản ánh các mức chi tiêu đầu tư khác nhau.
Chu kì kinh doanh vận động theo hình sin, ở thời kì đi lên, nhu cầu đầu tư
tăng, quy mô nền kinh tế mở rộng, nhu cầu kinh tế của toàn bộ nền kinh tế cũng
như các doanh nghiệp tư nhân gia tăng. Ngược lại, khi chu kì kinh doanh đi xuống,
quy mô nền kinh tế thu hẹp. Khi nền kinh tế đi xuống thì tổng đầu tư giảm, nhưng
xét từng nhà đầu tư lại chưa chắc đã giảm.
3.5 Đầu tư nhà nước
Đầu tư của nhà nước được hiểu là những dự án được thực hiện từ nguồn vốn
của nhà nước hay mang tính chất nhà nước.

Tác động của Đầu tư nhà nước đến chi tiêu đầu tư
Tổng đầu tư xã hội = đầu tư của doanh nghiệp tư nhân + đầu tư của nhà nước
Đầu tư của nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội. Khi đầu
tư nhà nước tăng làm tăng tổng đầu tư xã hội, kích thích chi tiêu đầu tư.
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn của nhà nước không nhằm mục đích thu lợi
mà tác dụng trợ giúp, điều tiết, định hướng cho đầu tư của toàn xã hội.
3.6Môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư
Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố của quốc gia, địa phương có ảnh
hưởng đến hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế. Môi trường đầu tư bao gồm
nhiều yếu tố, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả đầu tư.
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 6


Môi trường đầu tư tốt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, giảm thấp chi
phí và rủi ro. Sự cải thiện môi trường đầu tư có ảnh hưởng vô cùng quan trọng và
tác động tích cực đến nền kinh tế, làm tăng nguồn vốn đầu tư và tăng chi tiêu đầu
tư toàn xã hội.
Xúc tiến đầu tư: là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ
trợ đầu tư của nước chủ nhà. Các hoạt động này do các quan chức chính phủ, các
nhà khoa học, các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức như tổ chức các
hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, tham quan khảo sát…
4

Công cụ, biện pháp thực hiện chính sách kích cầu đầu tư

4.6

Nhóm chính sách tiền tệ


4.6.1 Công cụ lãi suất tín dụng
Cơ chế điều hành lãi suất là tổng thể những chủ trương chính sách và giải
pháp cụ thể của ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh lãi suất trên thị trường tiền
tệ, tín dụng trong từng thời kì nhất định. Về mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư,
mức lãi suất càng thấp thì mức đầu tư càng cao và ngược lại. Điều này có nghĩa là,
khi đầu tư nguồn vốn có thể là tự có hoặc đi vay. Mức lãi suất càng thấp thì chi phí
cơ hội càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư mang lại lợi nhuận, đầu tư càng tăng.
Với công cụ lãi suất, NHTW có thể điều tiết hoạt động đầu tư bằng các
phương pháp sau:
-

Ngân hàng có thể quy định lãi suất cơ bản

Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách lãi suất tái chiết khấu, lãi
suất tái cấp vốn
-

Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

-

Ngân hàng trung ương giảm mức dự trữ bắt buộc

4.1.2 Hạn mức tín dụng cho các ngân hàng
Hạn mức tín dụng là mà mức dư nợ tối đa mà NHTW bắt buộc ngân hàng
thương mại phải chấp hành khi cấp mức tín dụng cho nền kinh tế. Khi chính phủ
tăng hạn mức tín dụng sẽ kích thích các chủ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát
triển.
Nhóm 4 KTĐT 52D


Page 7


4.2 Nhóm chính sách tài khóa
Chính phủ thực hiện công cụ này thông qua hai chính sách cơ bản:
4.2.1 Tăng chi tiêu chính phủ
Tăng chi tiêu chính phủ: Nhà nước với nguồn thu lớn từ thuế và các khoản
vay trong và ngoài nước khi phát hành trái phiếu thì chính phủ chính là nhà đầu tư
và tiêu dùng lớn trong nền kinh tế. Khi kinh tế khó khăn chính phủ có thể tăng chi
tiêu ngân sách để tác động vào tổng cầu, kích thích việc mua bán hàng hóa, giúp
các doanh nghiệp cạnh tranh tốt, đứng vững trong suy thoái đồng thời đào thảo
những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, mô hình hoạt động lạc hậu.
Mặt khác chính phủ cũng có thể kích cầu đầu tư thông qua các công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ, mang lại lợi ích lớn cho đầu tư và
doanh nghiệp.
4.2.2 Chính sách thuế
Thuế là một nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kì vọng cũng như lợi nhuận
thực tế của doanh nghiệp, do đó công cụ hữu hiệu khác là miễn hoặc giảm thuế đặc
biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu từ khu vực sản xuất. Công cụ
này không chỉ có ý nghĩa trong kích thích sản xuất mà đồng thời góp phần kích
thích tiêu dùng, giảm giá thành và kích thích các thành phần kinh tế bình đẳng hơn,
tạo ra sự cân bằng giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước.
4.3

Các biện pháp khác

4.3.1 Chính sách thu hút đầu tư
4.3.2 Nâng cao năng lực quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
4.3.3 Ổn định môi trường đầu tư

5

Các nguyên tắc khi sử dụng chính sách kích cầu đầu tư

5.2

Đúng lúc

Thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất và các
hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Mục đích của việc kích cầu là đẩy nhanh sự
phục hồi của nền kinh tế. Nếu thực hiện sớm quá, kích cầu có thể làm cho nền kinh

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 8


tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát. Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu
quả của kích cầu sẽ giảm.
Vì vậy, kích cầu chỉ có thể được thực hiện có ý nghĩa trong một khoảng thời
gian nhất định.
Thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chính là sự
thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyển pha của chu kì kinh tế. Có trường
hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tác thu
thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra.
5.3

Trúng đích

Tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài

chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu
hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi
suy thoái kinh tế.
Gói kích cầu có thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng
chi tiêu và đầu tư của các đối tượng thuộc diện trong gói kích cầu.
5.3

Vừa đủ

Tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu
gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kích
thích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí làm hao hụt nền kinh tế và nó
sẽ không giải quyết được nền kinh tế trong thời kì khủng hoảng. Ngược lại gói kích
cầu lớn qua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong
trạng thái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát
tăng lên.
III.

Chính sách kích cầu đầu tư của quốc tế

1. Gói kích cầu của Mỹ
Khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 này bắt nguồn từ khủng
hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ vào tháng 7 năm 2007 và lên tới
đỉnh cao trong năm 2008 khi một loạt định chế tài chính lớn của Mỹ bị phá sản
hoặc đứng trước bờ vực phá sản.
Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Mỹ giảm dần đều trong cả năm 2008 và đến cuối
năm thì chính thức âm. Bên cạnh GDP, vì sức mua giảm mạnh cùng với tín dụng
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 9



khó khăn, giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ cũng giảm mạnh và âm ngay từ đầu
quý II/2008. Lạm phát tại Mỹ duy trì ổn định trong khoảng 2-4% suốt 15 năm
trước đó đã tăng mạnh lên gần 6% vào giữa năm 2008, sau đó quay đầu giảm về 0
vào cuối năm, rồi tiếp tục bước sang giai đoạn giảm phát vào đầu năm 2009.
Tháng 2/ 2008, đối mặt với nền tài chính Mỹ sắp sụp đổ, chính phủ Bush đã
đưa ra gói kích cầu lần 1 trị giá 152 tỷ USD chủ yếu để cứu trợ ngành ngân hàng.
Đặc điểm của gói kích thích này là nhắm vào kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa,
chú trọng vào giảm các dòng thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,
hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp...). Trong đó, ưu đãi về thuế cho các doanh
nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.
Năm 2009 tổng thống Mỹ Obama đã đưa ra gói kích cầu thứ 2 trị giá gần
787 tỷ USD, gồm các nội dung: hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, thuế để tạo thêm
khoảng 2,5 triệu công ăn việc làm, đầu tư thêm vào công trình công cộng ( công
nghệ cao, băng thông rộng, y tế, đường xá, các tiện ích công…), hỗ trợ cho các chủ
sở hữu và gia đình gặp khó khăn, tăng trợ cấp thất nghiệp và tạo nên quỹ dự trữ
chống khủng hoảng tài . cả 2 gói kích cầu chủ yếu là nhằm vào duy trì và tái tạo
việc làm, các khoảng hỗ trợ thuế cho các doanh nghiệp là rất hạn chế. Do vậy đây
chủ yếu là gói kích cầu tiêu dùng.
Kết quả: Nhiều cuộc điều tra trưng cầu dân ý đã cho thấy người dân Mỹ
không hài lòng với những kết quả mà gói kích cầu này đem lại, mặc dù Cơ quan
Ngân sách Quốc hội ước tính chương trình này đã giúp GDP thực tăng thêm 4,5%
trong quý hai và tạo thêm khoảng 3,3 triệu việc làm mới.
2. Gói kích cầu của Trung Quốc
Thời gian: vào tháng 11 năm 2008 ngay sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nội dung: Trung Quốc thực hiện chính sách kích cầu để tăng vai trò của
Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế. Gói kích cầu này không trực tiếp
hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cũng không trực tiếp nâng sức cầu nội địa, mà là

nhằm vào chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn và lợi ích sẽ chuyển vào các
doanh nghiệp nhanh hơn.
Chương trình kích cầu ước tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ, Trung Quốc nhằm
vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông), xây dựng hạ tầng nông thôn, tái
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 10


thiết sau động đất. Phần còn lại của gói kích cầu này nhằm mục tiêu cải thiện
công nghệ, xây dựng nhà ở, cải thiện hệ thống y tế, năng lượng và môi
trường.
Mục tiêu:
-

Một là, duy trì tăng trưởng;

-

Hai là, điều chỉnh kết cấu;

Ba là, mở rộng nhu cầu nội địa song song với thúc đẩy mở rộng thị
trường xuất khẩu ra bên ngoài.
Kết quả: Các gói kích cầu của Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Niềm tin
của dân chúng bắt đầu trở lại sau khi chính phủ công bố gói kích cầu 586 tỉ
USD. Một loạt các giải pháp kích cầu kinh tế mà Trung Quốc đưa ra đã
mang lại hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, mở rộng
hơn nhu cầu nội địa. Chính sách kích cầu của Trung Quốc tuy không mới
nhưng có trọng điểm. Làn sóng tăng chi tiêu và cho vay đã thành công trong
việc cứu nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng

Tuy nhiên, nó đã để lại một di chứng khó xử lý như lạm phát dai dẳng, đầu
tư lệch lạc, và tình hình tài chính hỗn độn ở chính quyển địa phương.
3.

Gói kích cầu của ASEAN

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động xấu đến kinh tế
các nước ASEAN: thất nghiệp leo thang, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, sản xuất đình đốn, lạm phát gia tăng... buộc chính phủ các nước này phải
chủ động can thiệp thông qua các gói kích cầu nhằm vực dậy nền kinh tế dưới tác
động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Mục tiêu chính của các gói kích cầu là làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế
và tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Các gói giải pháp cứu trợ và ngăn chặn suy giảm kinh tế của các nước
ASEAN cũng như các nước đang phát triển khác mang một số đặc điểm là: Một
là, các gói giải cứu, ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế được thiết kế tùy
theo đặc điểm nền kinh tế mỗi nước; Hai là, tùy theo hoàn cảnh từng nước, các gói
kích cầu có thể chỉ bao gồm các công cụ chính sách tài khóa hoặc cả các công cụ
của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Ba là, giải pháp kích cầu của các
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 11


nước có thể chia thành bốn nhóm chính: kích thích tiêu dùng; kích thích đầu tư của
doanh nghiệp; kích thích thông qua đầu tư công và nhóm biện pháp phụ trợ.
Kết quả: Tính hiệu quả và kịp thời của các gói kích cầu đã tạo ra sự phục
hồi mạnh mẽ, giúp các nước ASEAN vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu tốt hơn hơn mong đợi.
4.


Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

các nước trên thế giới đều sử dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa để kích thích đầu tư. Tuy nhiên chính sách tài khóa lại được sử dụng nhiều
hơn so với chính sách tiền tệ. Mục tiêu của các gói kích cầu thông qua chính sách
tài khóa là nhằm tăng cường của hoạt động kinh tế trong giai đoạn suy thoái bằng
việc tăng tổng cầu trong ngắn hạn, khi tăng chi tiêu sẽ hạn chế được khả năng sụt
giảm tổng cầu hơn nữa gây đổ vỡ nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái thì vấn đề
cơ bản của nền kinh tế là thiếu hụt cầu chứ không phải năng lực sản xuất. Trong
các điều kiện bình thướng thì chính phủ nên có các biện pháp giúp tăng trưởng dài
hạn thông qua nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên khi suy thoái thì mục tiêu của
gói kích cầu là tạo thêm cầu để đối ứng với nền kinh tế hiện tại, nếu không nhanh
chóng thì nạn thất nghiệp sẽ tiến đến mức độ nguy hiểm và sẽ dẫn đến một vòng
luẩn quẩn.
Công cụ thuế luôn được áp dụng để kích cầu đầu tư trong các gói kích cầu,
đặc biệt là hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính sách tăng chi tiêu chính phủ được sử dụng khá nhiều như đầu tư cơ sở
hạ tầng, công trình công cộng, giao thông, đường xá, y tế, giáo dục (TQ, Mỹ, một
số nước ASEAN); đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (Inđô, Xing-ga-po, Thái Lan…)
Các chính sách về lãi suất cũng được áp dụng như cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ
trợ tín dụng cho một số doanh nghiệp nhỏ, vừa.
Ngoài ra các gói kích thích còn dùng một khoản để chi cho an sinh xã hội
của quốc gia: trợ cấp người nghèo, xây dựng trường học, y tế cho vùng khó khăn,
cấp nước sạch…
Dù sử dụng chính sách tài khóa hay tiền tệ đi nữa, chúng ta đều phải có biện
pháp đi kèm để kiềm chế lạm phát, tráng thất thoát, lãng phí, kiểm soát chặt chẽ
các dự án đầu tư, đầu tư có trọng điểm, minh bạch và công khai hóa.
Nhóm 4 KTĐT 52D


Page 12


CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM
I. Bối cảnh nền kinh tế cần sử dụng chính sách kích cầu đầu tư
1. Thực trạng nền kinh tế trước năm 2008
Năm 2008 chứng kiến những biến động lớn của kinh tế thế giới. Suy thoái
kinh tế toàn cầu đẩy thêm những khó khăn cho nền kinh tế VN vốn đã trong tình
trạng mất cân đối vĩ mô khá nghiêm trọng, thể hiện qua thâm hụt ngân sách cao,
thâm hụt vãng lai cao, và tình trạng đô la hóa cao. Nền kinh tế sau một thời gian
mở rộng đã bắt đầu thu hẹp; Tăng trưởng nóng đi kèm với lạm phát mức cao với
đỉnh điểm vào quí IV(2007). Vì những ràng buộc vĩ mô, dư địa cho việc điều chỉnh
nhóm chính sách tài khóa, tiền tệ và cán cân thanh toán không còn nhiều, khiến
việc thực hiện các chính sách vĩ mô trong bối cảnh hiện nay là không dễ dàng.
Chúng Ta phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ
thống tín dụng, lãi suất ngân hàng tăng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng
lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm… GDP của Việt Nam đã liên
tục được điều chỉnh giảm, tuy nhiên đã không thể về đích. Cả năm 2008, tốc độ
tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,23% (từ mức 8,48% 2007), CPI tăng gần 23%,
chỉ số điều chỉnh GDP ở mức 22% so 2007. Ngày 24/12/2008, trong buổi họp báo
của Văn phòng Chính phủ, nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đề ra là “ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng 6,5%, giải quyết tốt các vấn đề an sinh
xã hội”. Chính phủ dự định triển khai gói kích cầu 6 tỷ USD, trong đó 1 tỷ USD
dùng để hỗ trợ lãi suất cho vay của các ngân hàng với mức 4%.
Chính phủ đã tập chung kích cầu tất cả các yếu tố cân đối vĩ mô chủ yếu:
Tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu… Trong đó, tập chung kích cầu đầu tư.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã bắt đầu được cải thiện từ quý 2-2009 và có lẽ
đã qua mức đáy. Tuy nhiên, Việt Nam phải mất thêm nhiều thời gian để lấy lại
tăng trưởng và điều này còn phụ thuộc phần nào vào nền kinh tế toàn cầu. Gói kích

cầu 2008 tuy đã phát huy được hiệu quả nhưng mới chỉ theo chiều rộng: Nền kinh
tế có tăng trưởng, nhưng có thể không có phát triển; tăng trưởng do gói kích cầu và
thiếu tính bền vững
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 13


2. Thực trạng kinh tế năm 2009
Năm 2009, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn hơn
các năm trước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm tăng 5,2%, vượt chỉ tiêu Quốc hội
đề ra (5%). Mức tăng trưởng như trên cho thấy, xu hướng phục hồi của nền kinh tế
nước ta năm 2009 là rõ nét.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế
tồi tệ nhất của thế giới trong vòng 80 năm qua và đang trên đà hồi phục. Kết quả
đó đánh dấu sự thành công bước đầu của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành vĩ mô
nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế.
3. Thực trạng kinh tế 2010
Mặc dù chịu tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tăng
trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ khá cao và cải thiện dần qua các
quý. GDP trong 9 tháng đầu năm tăng 6.52%, và cả năm đã tăng đến mức 6.78%
trên cả mức đã dự báo.
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát,
cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm
4. Thực trạng kinh tế 2011 đến nay
Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động.
Mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với
sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nền kinh tế nước ta đã ứng phó có kết quả với
diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Năm 2012, được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó
khăn. Đối với Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 là ưu tiên
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng một cách
hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng
cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Dự báo của các chuyên gia về nền kinh tế VN năm 2013 :
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 14


Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm trong khi nhiều chỉ tiêu sau 2
năm thực hiện vẫn còn thấp so với mức đề ra cho cả nhiệm kỳ. Mục tiêu tổng quát
là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tăng trưởng
kinh tế cao hơn năm 2012.
Có thể nói cho dù gặp rất nhiều khó khăn và khối lượng công việc phải làm
trong năm 2013 đang còn rất lớn. Nhưng nhìn chung về trung, dài hạn thì cơ hội
tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế đang ở thời điểm chín muồi. Có những cơ sở để
hy vọng và tin tưởng rằng năm 2013 sẽ là năm tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về
mọi mặt, song cũng là năm cả nước vượt khó đi lên, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới
trong một mô hình tăng trưởng kinh tế mới.
II. Thực trạng kích cầu đầu tư
1. Gói kích cầu thứ nhất
1.1Bối cảnh nền kinh tế khi thực hiện gói kích cầu
Năm 2008 là 1 năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới.
Trong 1 thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, khó có 1 nước nào có thể tránh
khỏi sự tác động của cuộc suy thoái này. Đối với nền kinh tế VN – 1 nền kinh tế
mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác – tỷ lệ xuất khẩu của VN tính trên
GDP lên tới 70% và sự tăng trưởng của VN trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều
vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên có thể kết luận là nền kinh tế VN sẽ

bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới.
+Thu hút vốn đầu tư nước ngoài khó khăn
+Sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại.
+ Mức lãi suất cao, lãi suất cơ bản ở mức 7 %
+ Tình hình lạm phát năm 2008 ởmức cao, lên tới 20 %
+ Ngoài ra thiên tai lũ lụt, tình hình lũ lụt, dịch bệnh...
1.2Nội dung gói kích cầu
Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu
thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% (chính sách tiền tệ) đối với các

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 15


doanh nghiệp, các chương trình miễn, giảm và giãn thuế (chính sách tài
khóa), bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các Ngân hàng thương mại.
Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm:
-

Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.

Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ
đồng.
Ứng trước NSNN để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200
tỷ đồng.
Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng
30.200 tỷ đồng.
-


Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.

-

Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.

Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000
tỷ đồng.
Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng.
1.3

Tình hình thực hiện gói kích cầu

Theo NHNN, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đến 24/12/2009 là 412.179,83 tỷ
đồng. Chi tiết về tình dư nợ cho vay HTLS phân chia theo đối tượng như sau:
- Dư nợ theo nhóm tổ chức tín dụng: Nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng
nhân dân Trung ương là 274.883,94 tỷ đồng; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần
là 108.085,31 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 20.747,34 tỷ đồng; công ty tài chính
là 8.463,24 tỷ đồng, giảm 99,62 tỷ đồng (tương đương giảm 1,16%).
- Dư nợ phân theo đối tượng khách hàng vay vốn: Doanh nghiệp nhà nước
59.379,70 tỷ đồng; doanh nghiệp ngoài nhà nước (công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
…) 287.971,90 tỷ đồng; hộ sản xuất là 64.828,23 tỷ đồng.

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 16



- Ước cả năm, tổng số thuế miễn giảm, giảm khoảng 20 tỷ đồng. Đồng thời, đã tiếp
tục rà soát để bãi bỏ khoảng 140 tỷ đồng các khoản phí và lệ phí khác. Trong năm
2009, chính phủ đã tăng vốn đầu tư công để kích cầu nền kinh tế. Cụ thể, ứng trước
31.393 tỷ đồng vốn ngân sách cho các bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương,
ước cả năm 2009 giải ngân được khoảng 80-85% vốn ứng trước.
2. Gói kích cầu thứ hai
2.1

Bối cảnh nền kinh tế khi thực hiện gói kích cầu thứ hai

Năm 2010, nếu so với đáy của khủng hoảng, kinh tế thế giới có thể sẽ có
những bước chuyển đáng kể, nhưng những di chứng của nó khiến cho mức độ tăng
trưởng sẽ thấp hơn rất nhiều so với thời gian trước đó.
Trong nửa cuối năm 2009, sự hồi phục của kinh tế thế giới đến từ việc xử lý
hết lượng hàng tồn kho dư thừa trước đó và từ các biện pháp kích thích tiêu dùng
và đầu tư của các chính phủ.
2.2

Nội dung gói kích cầu

Gói kích cầu thứ hai bao gồm những nội dung cơ bản về tài khóa và tiền tệ.
Về tài khóa, sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu;
giãn nộp thuế thu nhập DN cho các thành phần kinh tế đến hết quý I/2010.
Về tiền tệ, sẽ tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục
vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp
nói riêng với các khoản vay giải ngân đến hết năm 2010; bù lãi suất cho vay ngắn
hạn trong một số lĩnh vực trong nền kinh tế đến hết quý I/2010
2.3


Tình hình thực hiện gói kích cầu

Ngày 30/10/2009 Quốc hội khóa XII đã tán thành và thông qua gói kích cầu
kinh tế thứ hai. Gói kích cầu này sẽ chỉ dành cho nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh thuộc năm nhóm ngành của hệ thống kinh tế quốc dân bao gồm: nông
lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp chế biến; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt
động thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, muối….
Nếu xét trên tiêu chí đúng đối tượng. Vấn đề nảy sinh chủ yếu từ gói hỗ trợ
lãi suất. Trong khi đó việc chứng minh mục đích lại không rõ ràng nên việc phân
tách đối tượng và khoản vay được hỗ trợ gặp khá nhiều khó khăn cho cả doanh
Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 17


nghiệp và tổ chức tín dụng. Công tác quản lý đầu tư còn bộc lộ nhiều yếu kém,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa thực sự
là cơ sở vững chắc cho hoạch định các kế hoạch phát triển nhất là xây dựng các
công trình đầu tư.
III. Đánh giá hiệu quả các gói kích cầu tại VN
1. Các tác động tích cực
Gói kích cầu thứ nhất: Gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực,
làm tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và các nhà đầu tư
trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của nhà nước trong việc hỗ trợ các DN đang
gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư Việt
Nam.
Theo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê,
Việt nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác.
Cụ thể:



GDP tăng 5,3% trong năm 2009 trong đó quý IV đã đạt mức 6,9%.



Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống còn 6,5%năm 2009.


Quý I/2010 nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi của những
quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần
1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009.

GDP quý II tăng 6,2-6,4%, tạo nên mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng
đạt khoảng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Công nghiệp được xem là mảng tỏa sáng trong bức tranh kinh tế 6
tháng đầu năm nay.
Các ngành công nghiệp đã trỗi dậy mạnh mẽ với mức tăng trưởng giá trị sản
xuất toàn ngành 6 tháng qua ở mức 13,8%.
Tóm lại, không thể phủ nhận rằng gói kích cầu thứ nhất đã có những tác
động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam năm 2009, góp phần đưa Việt Nam sớm
thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế.
Gói kích cầu thứ hai: GDP năm 2010 tăng trưởng 6,78%

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 18


Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm

2009, vượt kế hoạch của Quốc hội đề ra là 60 tỷ USD cả năm, trong khi nhập siêu
dưới mức chỉ tiêu 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
2. Các tác động tiêu cực
2.1

Gói kích cầu thứ nhất:

Bên cạnh những dấu hiệu khả quan, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn
nhiều nguy cơ.
Vấn đề thứ nhất, định hướng chính sách kích cầu là không rõ ràng và
không có sự phân định giữa các khái niệm kích cầu hay kích cung, kích cầu hay
giải cứu
-

Vấn đề thứ hai, gói kích cầu của Việt Nam là gói giải cứu tình huống.

Vấn đề thứ ba, gói kích cầu không đáp ứng hoàn toàn 3 yêu cầu: Kịp
thời, đúng đối tượng và vừa đủ (ngắn hạn). (Mặt khác, việc duy trì gói kích cầu
trong dài hạn có thể làm suy yếu khả nãng cạnh tranh của nền kinh tế).
-

Vấn đề thứ tư, ai là người được lợi từ gói kích cầu?

Vấn đề thứ năm, gói kích cầu có thể tạo ra cạnh tranh không lành
mạnh, bất bình đẳng giữa các DN.
Vấn đề thứ sáu, Gói hỗ trợ lãi suất 4% có thể dẫn đến sự suy giảm khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam do chi phí vốn không được tính
đúng và đầy đủ.
Vấn đề thứ bảy, dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng
chứng khoán hoặc bất động sản, điều này có thể là một nguy cơ dễ xảy ra, cũng bởi

do tình trạng bất cân xứng về thông tin và cũng có thể là bởi chính hành vi trục lợi
có thể xảy ra ở ngay tại các tổ chức tài chính, do thiếu sự giám sát chặt chẽ.
Vấn đề thứ tám, chính sách kích cầu không trực tiếp giúp giải quyết
khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhu cầu thị trường
Vấn đề thứ chín, số tiền cung ứng vào lưu thông lớn tạo ra tiềm ẩn rủi
ro lạm phát cao.

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 19


Vấn đề thứ mười, nền kinh tế Việt Nam có đặc thù phải dựa vào máy
móc thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài, do vậy sẽ không chịu nỗi sức ép từ
việc gia tăng đầu tư quá mức.
2.2

Gói kích cầu thứ hai
Thứ nhất, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư

thấp.
Thứ hai, thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài và nợ công tăng nhanh
Thứ ba, nhập siêu và thâm hụt cán cân thanh toán vẫn ở mức cao.
Thứ tư, năng lực cạnh tranh thấp.
3. Các vấn đề của gói kích cầu
Việc triển khai 2 gói kích cầu phải nhanh và đồng bộ để tạo sự cộng hưởng
mạnh. Các thủ tục vay vốn cần đơn giản hơn, tránh rườm rà, rắc rối. Và điều quan
trọng hơn nữa là nguồn vốn hỗ trợ phải được rót đúng địa chỉ, đến những lĩnh vực
kinh tế có tiềm năng và lợi thế, tránh tình trạng vay vốn để đầu tư vào các lĩnh vực
có nhiều yếu tố rủi ro khác như vàng, chứng khoán, bất động sản...


Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 20


CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC GÓI KÍCH CẦU VÀ
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
I.

Bài học kinh nghiệm

Chỉ nên đưa ra gói kích cầu khi thực sự cần thiết khi nền kinh tế suy thoái và
chỉ duy trì trong ngắn hạn nhằm tránh sự mất cân đối hàng tiền, vi phạm quy luật
lưu thông tiền tệ, dẫn đến lạm phát. Để đảm bảo gói kích cầu phát huy được tác
dụng, chính phủ cần có sự giám sát chặt chẽ sự phân bổ nguồn lực của gói kích
cầu, tạo điều kiện cho nguồn lực được phân bổ đúng đối tượng, tránh tạo ra sự
cạnh tranh không lành mạnh và bất bình đẵng giữa các chủ thể trong nền kinh tế,
đặc biệt là DN. Chính phủ phải chủ động trong việc đưa ra gói kích cầu với mục
tiêu rõ ràng, tránh trường hợp xử lý tình huống như gói kích cầu thứ nhất. Mặt
khác, chính phủ cần thiết kế gói kích cầu đúng mục tiêu, tránh trường hợp nhập
nhằng giữa kích cầu và kích cung. Cuối cùng, gói kích cầu chỉ mang tính chất hỗ
trợ tạm thời nên kinh tế khi có khủng hoảng. Khi nền kinh tế đã vượt qua được giai
đoạn khó khăn, chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tái cấu trúc
nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững nhằm tránh sự bùng phát của những tàn
dư sau khủng hoảng.
II.

Những khuyến nghị chính sách


1. Huy động vốn kịp thời và hiệu quả
2.

Phân bổ hợp lý

3.
Sử dụng kết hợp linh hoạt các chính sách tiền tệ và tài khóa, các chính sách
khác
4.

Giám sát các gói kích cầu
5. Tăng cường kích cầu đầu tư nước ngoài và ra nước ngoài

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư - Nhà Xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 21


Tác giả: PGS.TS Từ Quang Phương
PGS.TS Phạm Văn Hùng
Xuất bản năm 2012
2.

Thời báo kinh tế Việt Nam


3.

Báo Đầu Tư

4.

Tạp chí khoa học và công nghệ Đà Nẵng

5.

Trang web: gso.gov.vn
baokehoachdautu.org.vn
baodientukinhte&dothi.com.vn
tintuctaichinh.com.vn
vneconomy.vn

6.

Và nhiều tài liệu tham khảo khác

Nhóm 4 KTĐT 52D

Page 22



×