Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy- học Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của cải cách giáo dục. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung
cũng như đổi mới PPDH Ngữ văn nói riêng đã được pháp chế hóa trong điều
28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS)”. Việc dạy học
không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho
học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,
được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập
trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo
phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương
pháp thụ động( PGS.TS Vũ Hồng Tiến).
Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Văn học dùng chất liệu
hiện thực kết hợp với nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư
tưởng, tình cảm của tác giả. Vì vậy dạy học văn là khai thác nghệ thuật ngôn từ
để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) trong môn ngữ văn,
không có sự hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) mà ngược lại GV chính là người
tổ chức, thiết kế, điều hành giờ học. Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý
thuyết một chiều, chuyển quá trình thuyết giảng của GV thành những cuộc trao
đổi, đàm thoại giữa thầy và trò, giữa học sinh (HS) và HS giúp các em tự tìm
hiểu và đánh giá được mức độ tìm hiểu bài học của mình.
-1-




Trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, giáo viên có thể vận
dụng nhiều loại hình phương pháp khác nhau. Trong đó, xây dựng và sử dụng
bản đồ tư duy là một trong những phương pháp hữu hiệu mang lại thành công
cho thày và trò qua mỗi bài học…
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy
trong dạy- học Ngữ văn ”.
2. Tính khả dụng.
Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học có thể áp dụng cho
nhiều bộ môn trong nhà trường phổ thông, trong thuyết trình đề tài, đề án, công
trình nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học,
các nhà sáng chế...Đối với môn Ngữ Văn THCS( gồm 3 phân môn: Văn, Tiếng
Việt, Tập làm văn) thì bản đồ tư duy giúp người dạy, người học xử lý tốt các văn
bản tự sự, nghị luận, các bài Tiếng Việt, tổng kết chương... Bản đồ tư duy giúp
cho các bài văn trở lên khoa học, mạch lạc, dễ nhớ, dễ thuộc, các bài học trong
phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn mang tính khái quát, hệ thống, khoa học,
logic...
Trong quá trình dạy Ngữ văn, nếu giáo viên (GV) xây dựng và sử dụng sơ
đồ tư duy một cách hợp lý và sáng tạo các bài dạy học; tổ chức cho HS tham gia
các hoạt động học tập tích cực và hứng thú hơn để các em tự chiếm lĩnh kiến thức
cho bản thân; giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ
bản từ đó vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập và các tình huống trong
cuộc sống... Mặt khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn
luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo
của học sinh không chỉ trong học tập môn Ngữ văn mà còn trong các môn học
khác và các vấn đề khác trong cuộc sống.

-2-



PHẦN NỘI DUNG
Chương I
NHỮNG CƠ SỞ CHUNG
1. Khái niệm bản đồ tư duy:
Tư duy là một khái niệm dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem
những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm cho người ta có nhận thức
đúng đắn về sự vật. Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những
tri thức đã nắm được từ trước, phát triển những suy nghĩ tiếp theo, là giai đoạn
cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của
sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí. Bản
đồ (hay sơ đồ) là bản vẽ đơn giản ghi lại những nét chính của sự vật, sự việc, hoạt
động. Vậy bản đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy) là bản vẽ ghi lại những nét
chính về nhận thức của con người về một sự vật (sự việc) nào đó.
2. Cơ sở chung.
a/ Cơ sở lí luận: Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn
giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa
và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng. Sơ đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài
cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết.
Bản đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra
từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp
hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai.... Điều này giống cây
xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
b/ Cơ sở thực tiễn:
Bản đồ tư duy được coi là công cụ ghi chú tối ưu do Tony Buzan (sinh
năm 1942 tại Luân Đôn) khởi xướng. Sự khác nhau cơ bản giữ ghi chú truyền
thống và ghi chú bằng bản đồ tư duy là: Nếu ghi chú truyền thống chỉ lấy “chữ”
làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định (thường là từ trên xuống
dưới, từ trái sang phải), thì bản đồ tư duy sử dụng cả đường nét, hình vẽ, mầu
sắc…lại được người sử dụng thiết kế phi tuyến tính hoàn toàn theo sở thích cá

-3-


nhân của họ. Người ta nói rằng: “nếu ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường
thẳng, con số….thì chúng ta chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa
hề sử dụng kĩ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng xử lí các thông tin về nhịp
điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng”. Tư duy bằng bản đồ là dùng hình
ảnh, đường nét, màu sắc, ngôn ngữ ghi lại nhận thức của mình về sự vật, sự việc,
hoạt động…định hướng phát triển của sự vật, sự việc, hoạt động đó theo cách
nhìn nhận của mỗi cá nhân.
Bản đồ tư duy được ứng dụng trong công tác dạy- học trong nhà trường
phổ thông, trong việc hoạch định, xây dựng kế hoạch, đề tài, đề án, công trình
nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học, các
nhà sáng chế...
Chương II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, cấp THCS.
- Thời lượng một tiết học 45 phút. Chương trình giáo dục của Bộ GD- ĐT ban
hành, bố trí cho một bài Ngữ văn là một, hai hoặc tối đa là ba tiết( thường các bài
ôn tập, tổng kết chương hoặc các văn bản dài thì được bố trí hơn 01 tiết).
- Môn Văn chủ yếu dạy lý thuyết( đọc- hiểu nội dung, nghệ thuật...)nên học sinh
học xong vẫn mung lung, chủ yếu dựa vào cảm xúc của cá nhân mà qua giờ học
tự cảm nhận được hoặc thày cô truyền cho để hiểu văn bản. Các giờ học Tiếng
Việt hoặc Tập làm văn thì toàn các tư duy trìu tượng, bài tập vận dụng thường dài
và dựa trên các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao nên
học sinh đọc và trả lời mất nhiều thời gian; phải học lý thuyết dài, viết dài, nhiều
em ghi chép mà không hiểu nội dung...Tâm lí chung của học sinh là ngại học văn,
ghi chép bài, viết bài làm văn...
- Về phía giáo viên dạy Ngữ Văn thì việc soạn, giảng, chấm chữa bài cho học
sinh thực sự đã là một gánh nặng nhưng áp lực chính là tâm lí ngại học, chán học,

-4-


dẫn đến việc không hợp tác, không cộng hưởng, không đồng cảm nhận... là một
trở ngại lớn khó khắc phục làm cho giờ học không thành công.
- Chất lượng chung của môn Ngữ Văn còn thấp, học sinh vận dụng kiến thức, kĩ
năng làm bài còn hạn chế; văn viết sơ sài, khô khan, chung chung...; thiếu những
bài văn hay, giàu tính sáng tạo, mang màu sắc cá nhân.
2. Ứng dụng của sơ đồ tư duy.
2.a. Cách tạo sơ đồ tư duy:
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một
khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.
Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được
nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các
nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung
thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
2.b. Những ứng dụng của sơ đồ tư duy.

-5-


* Ứng dụng trong tóm tắt nội dung và ôn tập thi cử

-6-


* Ứng dụng trong làm việc tổ, nhóm


-7-


* Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học

3.Tác dụng biểu hiện của bản đồ tư duy.
STT
1
2
3
4
5

Cách biểu hiện
Đường nét
Màu sắc
Ngôn ngữ
Hình ảnh
Không gian (định

Tư duy truyền thống
Thẳng
Không
Nhiều
Không
Đơn hướng

Tư duy bằng bản đồ
Nhiều loại


Chắt lọc (từ khoá)

Đa hướng

hướng phát triển)
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP
1.Cách xây dựng sơ đồ tư duy (bằng phần mềm MindjetMindManager Pro 8.0)
-8-


Mindjet MindManager Pro 8.0 là phần mềm được sử dụng khá rộng rãi, đây
là phần mềm dành cho cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, Mindjet thích
hợp với GV, HS, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu.
Mindjet MindManager Pro 8.0 giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng
tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và
truyền thông tin một cách có hiệu quả. Mindjet hỗ trợ xuất ra nhiều định dạng, từ
các định dạng ảnh thông dụng đến PDF, DOC, HTML, TXT, XML đến định
dạng riêng của chương trình (.mmap).
2. Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy cho các bài học ôn tập, luyện tập
* Nhiệm vụ và cấu trúc của bài ôn tập, luyện tập, tổng kết.
Bài ôn tập, luyện tập, tổng kết giúp HS tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ
thống hóa các kiến thức được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số chương, bài
hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo
logic xác định. Từ các hệ thống kiến thức đó giúp HS tìm ra được những kiến
thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được
để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập…
Cấu trúc các bài ôn tập, luyện tập, tổng kết trong SGK đều có hai phần:
kiến thức cần nắm vững và bài tập. Phần kiến thức cần nắm vững đã được tóm tắt

trong SGK. Do đó khi dạy học các bài luyện tập, GV có thể yêu cầu từng HS
(hoặc từng nhóm HS) tự lập SĐTD nội dung kiến thức cần nắm vững trước khi
lên lớp. Sau đó trong giờ học, GV có thể thu một số SĐTD của một số HS để
kiểm tra, hoặc có thể yêu cầu một nhóm đại diện trình bày SĐTD của nhóm
mình. Với cách này sẽ rèn luyện cho HS khả năng tự học, tự tổng kết và hệ thống
hóa kiến thức, đồng thời HS sẽ có nhiều thời gian để vận dụng kiến thức trong
giờ luyện tập, giúp HS ghi nhớ tốt hơn và hiểu bài sâu hơn
*Xây dựng và sử dụng SĐTD cho các bài ôn tập, luyện tập (phần kiến thức
cần nắm vững)

-9-


- 10 -


- 11 -


- 12 -


Xác lập bản đồ phân môn tiếng Việt 7:

- 13 -


Kiến thức về câu tiếng Việt:

Tóm tắt văn bản tự sự (NV 8):


- 14 -


*Xây dựng bản đồ tư duy trong môn Ngữ văn.
Chiếu dời đô (Ngữ văn 8):

- 15 -


- 16 -


Văn bản “ Lão Hạc”

- 17 -


Ánh trăng (Ngữ văn 9)

- 18 -


Nhật ký trong tù.

Chương III
- 19 -


KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP

- Kết quả thu được từ sáng kiến có so sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến:
Bảng 1.1 Bảng thống kê điểm kiểm tra trước tác động:

Số
HS
ĐT
0
1
2
TN
40
0
0
4
ĐC
43
0
0
2
Bảng 1.2: Kết quả bài kiểm tra:

X

3

Số HS đạt điểm Xi
4
5
6
7


8

9

10

3

5

7

6

9

4

2

0

5,53

1,89

2

8


13

4

4

6

4

0

5,65

1,95

Số HS đạt điểm Xi
Lớp
7A
(TN)
9A
(ĐC)

S

Số HS

0


1

2

3

4

5

6

7

8

9

40

0

0

0

0

1


1

9

10

12

5

2

43

0

0

1

2

2

5

13

9


5

5

1

1. Nhận xét
- 20 -

10

p
độc
lập

0,31


Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận
thấy chất lượng học tập của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng.
2. Kết luận:
Kết quả thực nghiệm tỏ đây là một sáng kiến có tính thực tiễn và cần thiết, giáo viên có thể ứng dụng CNTT để xây
dựng SĐTD và sử dụng chúng theo các hướng mà tác giả đề xuất trong dạy Ngữ văn là phù hợp, có tính khả thi và hiệu quả;
làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học hóa học ở trường THCS.

- 21 -


PHẦN KẾT LUẬN


Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy- học Ngữ Văn THCS là một trong những
cách dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nó
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người
học. Học sinh bên cạnh việc ghi nhớ các kiến thức đã học còn phải hiểu rõ các
kiến thức đó, sắp xếp nó trong bộ nhớ một cách khoa học, đồng thời còn hiểu
rõ mối quan hệ của kiến thức này với kiến thức khác, tái hiện nó trong bản đồ
tư duy để từ đó vận dụng các kiến thức một cách chủ động, linh động, sáng
tạo. Học Ngữ Văn mà còn tích hợp được các kiến thức của môn học khác, có
cách nhìn nhận vấn đề một cách khái quát, rèn luyện tư duy, rèn luyện các kỹ
năng trong học tập và cuộc sống, biến quá trình học tập thành tự học tập…
Bản đồ tư duy đã được nhiều thày, cô giáo vận dụng thành công trong các
bài giảng của mình. Việc xây dựng bản đồ tư duy bằng phần mềm
MindjetMindManager Pro 8.0 có thể khó cho các giáo viên lớn tuổi song lại
rất phù hợp cho thế hệ các thày giáo trẻ ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy- học và quản lý giáo dục.
Thực ra Bản đồ tư duy đã được các thế hệ nhà giáo sử dụng từ xưa đến
nay. Các nhà giáo xưa đã vẽ bằng tay các “sơ đồ cây”, các bảng hệ thống hóa
kiến thức; kết hợp giữa máy tính, đôi bàn tay và khối óc của con người chúng
ta vẫn có thể sử dụng Bản đồ tư duy để dạy- học dù nó được vẽ trên máy,
bằng phần mềm MindjetMindManager Pro 8.0 hay vẽ tay.
Bản đồ tư duy thực sự là những sáng tạo của con người; trong dạy- học nó
khiến cho thày và trò tự giác sáng tạo, say mê sáng tạo, biến quá trình học tập
của hoc sinh thành quá trình tự học, tự sáng tạo mà không hề gò ép. Qua kiểm
chứng các thày cô giáo và các em học sinh thích ứng rất nhanh và hứng thú

- 22 -


với việc dạy và học bằng bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy giúp học sinh nhớ lâu,

nhớ kỹ và nắm bắt kiến thức một cách khoa học, chắc chắn.
Hi vọng sự góp mặt của sáng kiến “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạyhọc Ngữ Văn THCS” sẽ giúp các đồng nghiệp dạy văn bậc THCS có thêm
phương pháp và niềm đam mê trong việc giúp các em học sinh học tập
chương trình Ngữ Văn ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Mọi sự góp ý của quí
thày, cô cho sáng kiến kinh nghiệm này là đáng quí, đáng trân trọng. Xin chân
thành cảm ơn!
Gia Bình, ngày 16 tháng 2 năm 2014.

- 23 -


MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục đích, lí do chọn đề tài
Tính khả dụng
PHẦN NỘI DUNG
Khais
Cơ sở lí luận

- 24 -

TRANG


- 25 -



×