Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BCTT Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp huyện Di LInh, tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.03 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia, có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh
giới, vị trí...Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy
định của Nhà nước, luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Luật đất
đai năm 2013 ra đời xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước
thống nhất quản lý. Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai
thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm
túc. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Di Linh đã và đang được triển khai. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn vướng mắc từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quá trình giải
quyết hồ sơ còn kéo dài, các thủ tục còn gây nhiều phiền phức cho người dân.
Ngoài ra, các khó khăn thường gặp còn xuất phát từ phía người dân tự ý sang
nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, không xin phép cơ quan chức năng nên
việc cấp giấy chứng nhận còn gặp nhiều khó khăn trong công tác cấp giấy cho
các hộ gia đình, cá nhân.
Xuất phát từ lý do trên và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất Đai
trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Hồ Chí Minh tôi thực
hiện đề tài: “Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn năm 2012 đến tháng
04 năm 2015”. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng hoàng thiện góp
phần nâng cao công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
 Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu về tình hình và quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn để có những nhận xét đánh giá về công tác quản lý. Từ đó
rút ra những ưu khuyết điểm và những tồn tại trong hoạt động cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp, để đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.
- Thông qua việc nghiên cứu chuyên đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử


dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Di linh giúp em hiểu nhiều hơn về tình
hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh


đó có những khó khăn từ các cơ quan quản lý nhà nước và từ phía người dân trên
cơ sở đó góp phần để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai.
- Góp phần nâng cao thêm sự hiểu biết về nghề nghiệp của mình để sau này
có cơ hội góp phần nhỏ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi áp dụng tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho hộ gia đình cá nhân từ năm 2012 đến tháng 04 năm 2015 trên địa
bàn huyện Di Linh.
 Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
-

Nội dung nghiên cứu:

• Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn.
• Tình hình quản lý đất đai có liên quan đến công tác đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
• Đánh giá thực trạng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
nông nghiệp của huyện Di Linh giai đoạn năm 2012 đến năm Tháng
04/2015.
• Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
• Kiến nghị những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ở địa

phương.
- Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp điều tra thu thập thông tin: Tiến hành điều tra thu thập
các tài liệu, số liệu có liên quan về lĩnh vực đất đai, hiện trạng sử dụng
đất, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các số liệu về công tác công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện. Ngoài ra còn thu thập các văn bản pháp luật về đất đai của tỉnh
và các ngành có liên quan.
• Phương pháp thống kê: Dựa vào các số liệu thu thập được tiến hành
thống kê thành các bảng biểu về diện tích đất đai, các số liệu về điều
kiện tự nhiên kinh tế - xã hội.
• Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu về công tác đăng ký, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đất qua các năm
đồng thời đưa ra kết quả đạt được và chưa đạt được.


• Phương pháp tổng hợp: Từ những tài liệu số liệu thu thập có liên quan
đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
huyện Di Linh tiến hành tổng hợp lại.
• Phương pháp phân tích: Trên cơ sở tổng hợp các số liệu tiến hành
phân tích đánh giá tìm ra kết qủa đạt được, những mặt chưa đạt so với
yêu cầu đặt ra, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan làm ảnh
hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên địa hình huyện Di Linh.


PHẦN 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC
CẤP GIẤY CHÚNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP DI
LINH
1.1 Các khái niệm chung:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất,
quyền sử hửu nhà ở và tài sản hác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử
dụng đất, quyền sử hửu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi
nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
- Đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất lần đầu là việc thực hiện thủ
tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ
địa chính.
- Đăng ký biến động là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một
hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật
- Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng
và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với
đất, để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của tổ
chức, cá nhân có liên quan.
- Hồ Sơ Địa chính:là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách… chứa
đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý
của thửa đất được thiết lập trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính; đăng ký đất
ban đầu, đăng ký biến động đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các tài liệu của hồ sơ địa chính gồm có:
1.2 Các quy định chung:
- Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:


a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các
điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu
lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng
cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền
sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp
đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án
của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người
mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất
quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
- Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận:
Theo quy định tại Điều 98 Luật đất đai năm 2013, nguyên tắc cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
được quy định như sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang
sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu
cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.



2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những
người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử
dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người
đại diện.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được
ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì
được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng
vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ,
tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên
chồng nếu có yêu cầu.
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 hoặc Giấy chứng

nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với
những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được


xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử
dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực
tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích
chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99
Luật đất đai 2013.
- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:
Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
được quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng

nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà
thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy
chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi
trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Cơ sở pháp lý
1. Luật Đất Đai 2013


2. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
3. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT
4. Thông tư số 24/2014/BTNMT
5.Một số Nghị định và thông tư về nghĩa vụ tài chính khác
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
a. Vị trí địa lý
Huyện Di Linh là huyện miền núi nằm về phía Đông Nam của tỉnh Lâm
Đồng. Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo ranh giới “364” là: 162.755 ha
chiếm 16,7% diện tích toàn tỉnh. Trong ranh giới hành chính của Huyện được
chia thành 18 xã, thị trấn (Thị trấn Di Linh, xã Tam Bố, Gia Hiệp, Đinh Lạc, Tân
Nghĩa, Tân Châu, Tân Thượng, Đinh Trang Thượng, Bảo Thuận, Gung Ré, Sơn
Điền, Gia Bắc, Liên Đầm, Đinh Trang Hoà, Hoà Ninh, Hoà Nam, Hoà Bắc, Hoà
Trung).


Ranh giới hành chính:
- Bắc Giáp huyện Lâm Hà và tỉnh Đăk Nông
- Nam giáp tỉnh Bình Thuận.

- Đông giáp huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà.
- Tây giáp huyện Bảo Lâm.

Di Linh nằm ở trung tâm hai trục giao thông quốc lộ 20 từ thành phố Hồ Chí
Minh đi Đà Lạt và quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Buôn Mê Thuột. Cách Thành Phố
Đà Lạt 80 km về phía Nam. Do đó Di Linh có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu
kinh tế với các huyện thị trong tỉnh và các vùng kinh tế Tây Nguyên, Duyên
Hải, Nam bộ và vùng trọng điểm phía nam.


b. Địa hình địa mạo
- Với độ cao trung bình từ 800 -1200m nằm ở phía nam cao nguyên Di Linh,
phía đông nam và phía tây là các sườn dốc đổ xuống Bình Thuận với nhiều đỉnh
núi cao trên 1500m về mặt địa hình trên địa bàn huyện khá đa dạng, có thể chia
thành ba dạng địa hình chính.


- Địa hình núi cao nằm ở phía đông nam thuộc các xã Bảo Thuận, Sơn Điền,
Gia Bắc độ cao trên 1200m. Độ dốc phổ biến > 200.
- Địa hình bình nguyên đặc trưng là các dãy đồi thấp đỉnh rộng có độ cao từ
900 -1200m. Độ dốc phổ biến từ 80 - 250.
- Địa hình dốc tụ thung lũng bao gồm các cánh đồng hẹp có độ cao từ 800 –
900m phân bổ ven sông, suối, độ dốc phổ biến < 8 0.
c. Khí hậu
- Huyện Di Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa
nhiều, khí hậu ôn hòa quanh năm. Tuy nhiên do diện tích đất rừng giảm nên khí
hậu có xu hướng nóng lên. Trong năm chia làm hai mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình năm tương đối thấp 210c, độ ẩm không khí 75%. Khí hậu
có nét đặc trưng riêng thích hợp với các loại cây lâu năm như cà phê, chè… cho
phép bố trí cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, ôn đới, cùng với khí hậu

ôn hoà thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
d. Các tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt khá phong phú bao gồm hệ thống sông suối phân bổ khá
đều. Trong đó có một số sông suối lớn như Đa Dâng, Dariam, Darioum, Katan,
Da Kanan... với tổng chiều dài dòng chảy xuyên qua huyện 284km, chiếm diện
tích mặt nước 644,36 ha có khả năng cung cấp nước tưới trong mùa khô.
Hiện trạng thuỷ lợi đã xây dựng được 16 hồ, 5 đập thuỷ lợi với diện tích mặt
nước 1456 ha trong đó công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi phần diện tích
lòng hồ ngập nước trong địa giới huyện Di Linh là: 1066ha.
Nhìn chung, sông suối trên địa bàn phân bố khá đều, nhưng ngắn dốc, nên
nước mưa tập trung về nhanh, đặc biệt là những ngày mưa lớn, đã gây ra tình
trạng ngập úng cục bộ ở một số khu vực thấp trủng ven sông suối, nhưng về mùa
khô nhiều sông suối thường cạn kiệt. Tuy nhiên, trên các sông suối này có nhiều
vị trí thuận lợi để xây dựng hồ chứa, đập dâng phục vụ tưới tiêu và thuỷ điện
nhỏ.

Tài nguyên đất
Theo kết quả Thống kê Kiểm kê đất đai của huyện Di Linh năm 2010 thì
tổng diện tích đất tự nhiên là 161.463,84ha.


Nông - lâm nghiệp: Di Linh là vùng đất đỏ Bazan màu mỡ thuận lợi cho việc
trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp dài ngày, đất nông nghiệp chiếm
diện tích khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Di Linh có thế
mạnh về kinh tế lâm sản, có nhiều loại gỗ quý, đặc biệt và phong phú là thông 2
lá, được chia ra các loại đất như sau:
Bảng I.1: Phân loại đất huyện Di Linh
(Đơn vị tính: ha)
Ký hiệu


Tên đất

Diện tích
Ha

%

454,15

0,28

Py

1 - Đất phù sa ngòi suối

Fk

2 - Đất nâu đỏ trên đá Basalt

29.886,84

18,51

Fu

3 - Đất nâu vàng trên đá Basalt

12.266,1


7,60

Fu

4- Đất nâu vàng trên đá Andesite

12.549,7

7,77

Fs

5 - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

12.438,64

7,70

Fa

6 - Đất vàng đỏ trên đá Đaxit

18.161,16

11,25

Fa

7 - Đất đỏ vàng trên đá Granite


63.563,58

39,37

D

8 - Đất dốc tụ

10.170,85

6,30

9 - Sông suối

1.972,83

1,22

161.463,84

100,00

Tổng

(Nguồn: Tài liệu Phòng TN & MT huyện Di Linh năm 2012)


Tài nguyên rừng

Nằm trong hệ sinh thái Rừng Tây Nguyên. Rừng ở đây có nguồn lực phong phú

trong quần thể sinh cảnh đa dạng phần lớn phân bố ở phía Bắc và phía Nam huyện
(Vùng tụ thuỷ và đầu nguồn lưu vực) có vai trò lớn đối với phòng hộ, cân bằng
môi trường sinh thái. Đặc biệt là nơi có 11.702,29ha rừng phòng hộ cho hai công
trình thuỷ điện lớn của phía Nam là Trị An và Hàm Thuận - Đa Mi. Rừng Di Linh
có trữ lượng gỗ lớn, nhiều loại gỗ quý hiếm, động vật hoang dã phong phú. Ngành
lâm nghiệp chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của huyện.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:


Dân số, lao động, việc làm năm 2014
Toàn huyện đến nay có 155.084 người (Theo số liệu thống kê năm 2014).
Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất: 33.253 hộ, tổ chức sử dụng đất đóng trên địa
bàn: 46 đơn vị.
Năm 2014 tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện là: 76.450 người,
lao động nông nghiệp là 48.580 người chiếm 63%, lao động phi nông nghiệp là
30.216 người chiếm 37%.
Có 28 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm
khỏang 36%. Trong những năm qua tình hình di dân tự do từ các tỉnh phía bắc,
miền trung và miền tây nam bộ đến Di Linh định cư và làm ăn sinh sống ngày
càng đông, làm cho dân số tăng nhanh không có định hướng, không quy họach.
Có nhiều vấn đề nổi cộm như tình hình sang nhượng đất đai, chuyển mục đích
sử dụng.
-

Giao Thông
Di Linh nằm trên hai trục giao thông chính, quốc lộ 20 chạy từ tây sang
đông dài 40km là trục giao thông huyết mạch nối Di Linh với Bảo Lộc và Đà
Lạt. Quốc lộ 28 chạy từ bắc xuống nam dài 91 km nối Di Linh với Bình Thuận,
Phan Thiết và Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông. Di Linh hiện nay có khoảng 600km
đường bộ trong đó quốc lộ 131km, đường liên xã 90 km còn lại là đường liên

khu liên thôn. Đường tráng nhựa có khỏang 150 km, còn lại là đường đá cấp
phối và đường đất.
Thủy lợi
Toàn huyện có 27 hồ đập với diện tích dùng cho thủy lợi khoảng 500ha và
có khả năng tưới cho 3000 ha. Thực trạng các công trình thủy lợi phần lớn bị
xuống cấp đa phần lòng hồ bị bồi lắng, phần mái đập bị xói lở, các tuyến kênh bị
hư hỏng, đồng thời do nạn phá rừng đầu nguồn nên lượng nước đầu nguồn có
chiều hướng cạn kiệt dần.
Công tác giáo dục đào tạo
Nhìn chung các ngành học cấp học điều phát triển ổn định và có những
tiến bộ đáng kể toàn huyện có 67 trường học, 1277 lớp, 851 phòng học với 1577
giáo viên trực tiếp giảng dạy. tổng số học sinh được huy động đến trường đầu
năm là 38.861 học sinh, nghành học mầm non có 5431 cháu.
Khó khăn hiện nay trên lĩnh vực giáo dục là tình trạng cơ sở vật chất
trường hợp mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu một số phòng


học, công tác quản lý chuyên môn ở một số trường còn chưa tốt, đội ngũ giáo
viên tuy đã từng bước được chuyển hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Mặt khác, đời sống nhân dân còn khó khăn đã ảnh hưởng một phần đến việc duy
trì sĩ số và khả năng đóng góp xây dựng trường lớp ở một số địa phương.
Hoạt động y tế sức khỏe
Hoạt động trên lĩnh vực y tế, y tế dự phòng, đội ngũ cán bộ y tế thôn bản
không ngừng được cũng cố và nâng cao cả về số lượng và chất lượng. đến nay
100% số xã trên toàn huyện đã có trạm y tế 100% các trạm y tế đều có bác sĩ.
Việc thực hiện các trương trình y tế quốc gia, việc chăm lo sức khỏe cộng đồng
trong các khu vực dân cư được tiến hành bằng sự phối hợp nhiều biện pháp,
nhiều lĩnh vực, được triển khai thực hiện có hiệu quả, cấp thuốc, khám chữa
bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc, các đối tượng chính sách, xã hội. Chất
lượng khám chữa bệnh được nâng cao lên cả hai tuyến huyện và cơ sở, đã tạo

khả năng tốt hơn cho việc thực hiện nhiệm vụ y tế bảo vệ sức khỏe trên địa bàn
huyện.
Khó khăn tồn tại chủ yếu của lĩnh vực y tế là cơ sở vật chất, thiết bị khám
phá chữa bệnh còn nhiều thiếu thốn thất lạc hậu, chất lượng khám chữa bệnh,
hiệu quả hoạt động của mạng lưới cán bộ y tế cơ sở, công tác quản lý nhà nước
về hoạt động y tế trên địa bàn huyện còn nhiều điểm chưa khắc phục được.
Hạn chế trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Di Linh là chậm
và chưa đồng bộ, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, chất
lượng công trình chưa cao, nhất là tuyến giao thông quan trọng, hiệu quả phát
huy các công trình thủy lợi còn hạn chế.
2.1.3 Hệ thống tổ chức quản lý đất đai tại địa phương:
Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng
VPĐKQSDĐ Tỉnh Lâm Đồng
Phòng Tài Nguyên & Môi Trường Huyện Di Linh
Địa chính xã, Thị Trấn
VPĐKQSDĐ Huyện Định Di Linh
UBND Tỉnh
Lâm Đồng


UBND Huyện
Di Linh
UBND Xã,
Thị Trấn
a)
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn,
Hồ sơ địa chính ”364” hiện quản lý có nề nếp, bảo quản tốt, lưu trữ đầy đủ
và rõ ràng.
Hồ sơ địa chính có thực hiện nhưng chất lượng chưa cao, bản đồ địa chính
không được biên tập lại theo các biến động trong thời từ năm 1996 đến nay đã

dẫn đến việc quản lý lúng túng và mất thời gian, nhất là trong kỳ tổng kiểm kê
đất đai: sổ mục kê cũ của một số đơn vị hành chính xã, thị trấn do vấn đề chủ
quan đã thực hiện không đúng quy phạm. Trong thời gian thực hiện tổng kiểm
kê đất đai năm 2015 là dịp để hoàn chỉnh hồ sơ địa chính theo nghị định
43/2014/NĐ-CP.
Trong thời Pháp thuộc, ngày 01/01/1899 toàn quyền Paul Doumer thành lập
tỉnh Đồng Nai Thượng( Haut – Donnai). Tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Dyi Ring)
Năm 1920 tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập gồm 3 quận Dyi Ring, Blao,
Dran, Tỉnh lỵ đóng tại Di Linh.
Tháng 10/1950 Ủy ban kháng chiến liên khu cũng sát nhập 2 tỉnh Lâm Viên
và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.
Năm 1958 Chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Lâm Đồng gồm 2
quận Di Linh, Blao.
Năm 1976 tỉnh Lâm Đồng được thành lập huyện Di Linh là một trong 11
huyện và tỉnh.
Năm 1985 kết quả đo đạc theo chỉ thị 299/Ttg đã xác định diện tích huyện
Di Linh là 178.792 ha.
Năm 1990 cắt xã Ninh Gia về huyện Đức Trọng, diện tích còn lại 159.7336
ha.
Năm 1993 cắt một phận diện tích xã Đinh Trang Hòa nhập huyện Bảo Lâm
diện tích còn lại 156.967 ha.


Năm 1995 thực hiện chỉ thị 382/CT về kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất đã xác định quy mô diện tích toàn huyện là 161.261,55 ha.
Cũng trong năm này thực hiện chỉ thị 364 điều chỉnh lại ranh giới hành chính đã
xác định quy mô diện tích là 162.75 ha.
Năm 1997 theo kết quả thống kê đất đai năm 1997 đã xác định toàn huyện
có diện tích là 162.915,04 ha.
Năm 2000 trong phạm vi ranh giới hành chính xã huyện xác định theo chỉ

thị 364 có tổng diện tích tự nhiên là 162.755 ha. Trong ranh giới hành chính của
huyện được chia thành 18 xã, thị trấn(TT. Di Linh, Tam Bố, Gia Hiệp, Đinh Lạc,
Tân Nghĩa, Tân Châu, Tân Thượng, Đinh Trang Thượng, Gung Ré, Bảo Thuận,
Sơn Điền, Gia Bắc, Liên Đầm, Đinh Trang Hòa, Hòa Ninh, Hòa Nam, Hòa
Trung, Hòa Bắc).
Hiện trạng sử dụng đất năm 2014
Hiện trạng sử dụng đất là tấm gương phản chiếu hoạt động của con người
lên tài nguyên đất đai. Vì vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nhằm rút ra
những ưu khuyết điểm của quá trình sử dụng đất, làm cơ sở khoa học cho việc
sử dụng đất trong tương lai.
b)

0,17%
21,70%
78,13%
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Biểu đồ II.1: Cơ cấu đất đai năm 2014


1. Nhóm đất nông nghiệp
Năm 2014, đất nông nghiệp có diện tích 148.868,95 ha của toàn huyện,
toàn bộ là đất sản xuất nông nghiệp.
Bảng II.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014
(Đơn vị tính: ha)
Phân theo đối tượng sử dụng
STT

Mục đích sử

dụng



Tổng cộng

Hộ
gia đình,
cá nhân

UBND
cấp xã

Tổ chức
khác

1

Đất nông
nghiệp

NNP

148.868,9
60.550,12
5

36.065,38

1.1


Đất sản xuất
nông nghiệp

SXN

61.840,34 60.334,11

1148,15

1.1.1

Đất trồng
cây hàng
năm

CHN

6.128,64

6.124,64

1.1.1.1

Đất trồng lúa LUA

2.631,02

2.631,02


1.1.1.2

Đất trồng
cây HN còn
lại

HNC(a
)

3.127,76

3.431,82

1.1.2

Đất trồng
cây lâu năm

CLN

55.711,70

54.209,47

1148,15


(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Di Linh năm 2014)

 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Đất trồng cây hàng năm: Diện tích là 6.128,64 ha; trong đó đất trồng lúa
nước: 2.631,02 ha; đất trồng cây hằng năm khác: 3.127,76 ha.
Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 55.711,70 chủ yếu là cây công nghiệp
lâu năm và cây ăn quả; phân bố ở hầu hết các khu phố, trong đó chủ yếu là ở
khu phố 6, 8 và 9.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp
Năm 2014, toàn thị trấn có 8329,38 ha đất phi nông nghiệp. Trong đó bao
gồm: đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa,
đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
Bảng II.2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2014
(Đơn vị tính: Ha)
Phân theo đối tượng sử dụng
STT

Mục đích sử dụng



Tổng
cộng

Hộ
gia đình,
cá nhân

UBND
cấp xã

2


Đất phi nông nghiệp

PNN

8329,38 1.120,65 291,00

2.1

Đất ở

OTC

1104,82 1.104,43

2.1.
2

Đất ở tại đô thị

ODT

127,68

127,68

2.2

Đất chuyên dùng

CDG 2.713,64


4,69

Tổ
chức
kinh
tế

Tổ
ch
ức
kh
ác

408,1
4

32
,7
2

0,39

90,82

242,7 13
6 ,0


3

2.2.
1

Đất trụ sở CQ, công trình
CTS
SN

36,11

2.2.
2

Đất quốc phòng, an ninh

CQA

20,42

2.2.
3

Đất sản xuất, KD phi NN

CSK

227,26

2.2.
4


Đất có mục đích công
CCC
cộng

29,75

2429,85

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

20,06

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD

200,18

2.5

Đất sông suối và MNCD

SMN 4.290,39

209,5
3


4,69
61,07

33,23

13
,0
3
19
,6
9

200,18
11,53

164,7
0

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Di Linh năm 2014)
Hiện trạng sử dụng đất ở
Diện tích đất ở toàn huyện là 1.104,82 chỉ bao gồm đất ở đô thị, bình quân
270m2/hộ, tương đương với mức bình quân toàn huyện là 250 – 270 m2/hộ.
2.2 Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại
địa phương:
2.2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp năm 2012:
Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Di
Linh, phòng Tài Nguyên & Môi Trường đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho 18 xã, thị trấn, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
từ trước đến 30/12/2012 trên địa bàn huyện Di Linh qua các loại đất sau:

Bảng II.8: Kết quả cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp đến 30/12/2012
(Đơn vị tính: ha)


ST
T

Đơn vị

Hồ sơ đăng


Hồ sơ
không
đạt

Hồ sơ
đạt

Diện tích
đất đã cấp

1

TT. Di Linh

80

4


76

97,10

2

Tam Bố

90

3

87

86,97

3

Gia Hiệp

49

3

46

42,42

4


Đinh Lạc

26

5

21

25,61

5

Tân Nghĩa

34

4

30

25,88

6

Tân Châu

29

2


27

25,47

7

Tân Thượng

26

3

23

17,82

8

Đ. T.Thượng

17

2

15

14,88

9


Gung Ré

83

8

75

56,12

10

Bảo Thuận

28

5

23

26,46

11

Sơn Điền

0

0


0

0

12

Gia Bắc

2

0

2

1,08

13

Liên Đầm

38

6

32

21,5

14


Đ . T . Hòa

23

4

19

9,68

15

Hòa Ninh

2

0

2

0,02

16

Hòa Nam

25

5


20

43,51

17

Hòa Trung

9

1

8

5,97

18

Hòa Bắc

257

14

243

134,6

818


69

749

678,25

Tổng số

(Nguồn: Tài liệu Phòng TN & MT huyện Di Linh năm 2012)
Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia
đình trong năm 2012 với diện tích cần cấp là 678,25 ha nhưng lượng hồ sơ tiếp
nhận 818 hồ sơ, hồ sơ đạt 749 hồ sơ, hồ sơ không đạt là 69 hồ số hộ đến đăng ký
giảm so với năm 2011 là 5.946 hộ, sau những lần không đang ký đại trà và
người dân chưa hiểu biết về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác đo đạc


tách thửa, trích đo làm cơ sở cho việc lập hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn phức tạp do hệ thống bản đồ, hồ sơ
địa chính không được cập nhật thống nhất, đất đai qua nhiều năm sử dụng có
nhiều biến động về hình thể, diện tích, ranh giới, chủ sử dụng; trong quá trình
tác nghiệp ngoài thực địa để trích đo, tách thửa thì việc ký để xác định ranh giới,
giới cận các thửa đất liền kề của các chủ sử dụng đất có nhu cầu đo đất còn chưa
thể hiện đầy đủ và chính xác; Đối với các khu vực còn lại chưa cấp GCN: hầu
hết diện tích nhỏ lẻ, manh mún nằm rải rác, xen kẽ với các khu vực đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một vấn đề khó khăn phức tạp có vị trí các
thửa đất chưa cấp nằm xen lẫn trong đất quy hoạch lâm nghiệp, đo chồng lên đất
lâm nghiệp chưa có ranh giới rõ ràng trên thực địa.
Ví dụ: Một số phần diện tích đất của hộ gia đình khi khai phá làm rẫy lấn
vào phần đất lâm nghiệp trồng cây trên đất đã hình thành nên phần diện tích đã
được đo bao vào bản đồ địa chính, khi thực hiện cấp giấy xem xét hồ sơ phát

hiện trùng lên phần đất lâm nghiệp phần diện tích đo bao vào đất lâm nghiệp. Vì
vùng tây nguyên đa số rừng nhiều nên khó có thể không nhầm vào đất lâm
nghiệp. Trong nhân dân nên nhận thức của nhân dân về GCNQSDĐ và các quy
định của pháp luật quản lý, sử dụng đất đai còn rất hạn chế. Do vậy hầu hết các
xã đã có kế hoạch thông báo đến từng địa bàn dân cư để tổ chức cho nhân dân
kê khai đăng ký, nhưng chỉ những người thực sự có nhu cầu vay vốn hoặc
chuyển nhượng mới đến đăng ký.
Ví dụ: Trên phòng có kế hoạch cấp giấy cho các hộ gia đình của các xã đã
triển khai xuống xã, thông báo cho tất cả người dân tại xã biết, thôn xóm để kê
khai cấp giấy cho từng hộ nhưng thực sự vẫn ít người tham gia đăng ký. Chưa
có ý thức về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp năm 2013
Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Di
Linh, phòng Tài Nguyên & Môi Trường đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các xã, thị trấn, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
từ trước đến 30/12/2013 trên địa bàn huyện Di Linh qua các loại đất sau:
Bảng II.9: Kết quả cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp đến 30/11/2013


( Đơn vị tính: ha)
ST
T

Đơn vị

đăng ký

Hồ sơ
không đạt


Hồ

đạt

Hồ sơ

Diện tích
đất đã cấp

1

TT. Di Linh

35

5

30

10,34

2

Tam Bố

53

2

51


24,76

3

Gia Hiệp

56

5

51

51,94

4

Đinh Lạc

77

6

71

55,58

5

Tân Nghĩa


47

4

43

35,10

6

Tân Châu

80

2

78

37,79

7

Tân Thượng

71

6

65


63,82

8

Đ T Thượng

26

3

23

10,62

9

Gung Ré

59

2

57

43,48

10

Bảo Thuận


36

4

32

22,10

11

Sơn Điền

17

3

14

8,99

12

Gia Bắc

13

1

12


7,80

13

Liên Đầm

97

7

90

81,98

14

Đ T Hòa

95

6

89

79,86

15

Hòa Ninh


83

3

80

73,05

16

Hòa Nam

88

2

86

68,54

17

Hòa Trung

50

7

43


27,96

18

Hòa Bắc

82

4

78

65,68

1.065

72

993

769,39

Tổng số

(Nguồn: Tài liệu Phòng TN & MT huyện Di Linh năm 2013)
- Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã cấp 769,39 ha số hộ đăng
ký là 1.065 hồ sơ đạt là 993, hồ sơ không đạt là 72. Qua kết qua ta thấy trong
những năm qua vê hồ sơ sổ sách như sổ mục kê, sổ địa chính tương đối đồng bộ
sổ sách ghi chép rõ ràng đảm bảo cho việc cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp



trên địa bàn xã, thị trấn đến nay còn chậm chưa đạt yêu cầu, diện tích đất còn
khả năng cấp giấy còn nhiều, số hộ dân chưa được cấp giấy còn cao. Số hộ đã
cấp lượng hồ sơ nhiều nhưng diện tích chỉ đạt 769,39ha do nhiều hộ gia đình
còn thiếu hiểu biết về chính sách đất đai, trong năm 2013 huyện đã thông báo
cho các xã thống kê từng thửa trên bản đồ địa chính những hộ nào chưa được
cấp giấy khai cấp đồng bộ cho tất cả người dân nhưng thực tế chỉ nắm được một
số hộ dân tại địa phương còn lại trong sổ mục kê không có tên nên khó có thể
xác định đươc chủ sử dụng, đa số người dân lập nghiệp nơi xâm canh của các
địa phương khác nên việc triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
huyện chưa được quan tâm đến công tác cấp giấy, việc người dân tự ý chia cắt
thửa đất để mua bán sang nhượng giữa các chủ sử dụng đất bằng giấy viết tay,
không tuân thủ theo quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra, cần tuyên truyền
chính sách pháp luật về đất đai đến ngưới dân trên mọi thông tin đại chúng, để
người dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Ví dụ: Một hộ gia đình có một lô đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất có diện tích khoảng 3 ha khi đo đạc đã canh tác chung với nhau
trong đó 3 ha do 3 người con đã khai hoang trong gia đình tự ý chia phần diện
tích ra mỗi người con là 1 ha. Vì vậy khi đi đăng ký kê khai thửa đất ban đầu của
chủ ban đầu thì phát hiện chia tách nên khó đăng ký cấp giấy chứng nhận.
2.2.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp năm 2014
Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Di
Linh, phòng Tài Nguyên & Môi Trường đã tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các xã, thị trấn, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
từ trước đến 30/12/2014 trên địa bàn huyện Di Linh qua các loại đất sau:
Bảng II.10: Kết quả cấp giấy CNQSD đất Nông nghiệp đến 30/11/2014
(Đơn vị tính:
ha)
STT


Tên xã

Hồ sơ
đăng ký

Hồ sơ
không đạt

Hồ sơ

Diện tích

đạt

đất đã cấp


1

TT. Di Linh

54

9

45

28,22


2

Tam Bố

6

1

5

7,08

3

Gia Hiệp

12

2

10

18,47

4

Đinh Lạc

117


12

105

104,16

5

Tân Nghĩa

94

7

87

95,37

6

Tân Châu

48

3

45

35,98


25

6

19

6,93

7

Tân
Thượng

84

4

80

45,42

8

Đ. T.
Thượng

9

Gung Ré


104

18

86

34,02

10

Bảo Thuận

90

12

78

63,44

11

Sơn Điền

10

3

7


5,21

12

Gia Bắc

112

14

98

70,01

13

Liên Đầm

142

19

123

130,83

14

Đ T Hòa


67

7

60

38,70

15

Hòa Ninh

94

3

91

64,08

16

Hòa Nam

54

9

45


37,62

17

Hòa Trung

28

2

26

12,02

18

Hòa Bắc

61

7

54

32,97

1.202

138


1.064

Tổng số

830,53

(Nguồn: Tài liệu Phòng TN & MT huyện Di Linh năm 2014)
Qua biểu trên nhận thấy kết quả diện tích sử dụng được, lượng hồ sơ trả là
138 hồ sơ. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp lần đầu thực
hiện được là 830,53 ha, tổng số hồ sơ đăng ký là 1.202 hồ sơ giải quyết 1.064 hồ
sơ. Nhìn chung tiến độ cấp GCNQSDĐ nông nghiệp lần đầu cho các hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tuy vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhưng vẫn chưa đáp


ứng được mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong năm 2014. Một số địa phương chưa thật sự quan tâm
đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bên cạnh đó nhiều hồ sơ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đã giải quyết xong nhưng người
dân không đến nhận vì ngại phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nghiên cứu về các
khoản thu từ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho phù hợp với mức
thu nhập của người dân tại địa phương đặc biệt là những gia đình chính sách như
hộ nghèo, con thương binh, bệnh binh được giảm tiền lệ phí trước bạ, ngành
chức năng đã gửi thông báo trực tiếp cho các địa phương tống đạt trực tiếp cho
chủ sử dụng đất nhưng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về nghĩa vụ và
quyền lợi trong việc được nhận và sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
của các địa phương chưa triệt để nên đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa chấp hành.
Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, trong đó tập trung chủ yếu tại khâu thẩm tra,
xác minh, xét đơn tại các xã, thị trấn đã được đôn đốc và hướng dẫn nhiều lần
nhưng chuyển biến chậm, việc cải cách hành chính trên lĩnh vực quản lý đất đai
một số địa phương thực hiện chưa đạt yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đạt ra.

2.2.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đến tháng 4
năm 2015
2.2.5 Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp tại địa phương:
a)
Thuận Lợi
Quy trình này chủ trương của cả nước để tạo thuận lợi cho người dân trong
công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước,
giảm bớt phiền phức cho người dân đi tới đi lại nhiều lần, tránh một số cán bộ
lợi dụng chức vụ sách nhiễu nhân dân.
Thông qua mô hình trên đã đưa ra được nhiều điều kiện cho nhân dân, đã
lập ra ban quản lý chỉ đạo và cải cách hành chính nhà nước để giám sát, theo dõi
việc thực hiện ở các xã và huyện Di Linh.
Do huyện còn thiếu nhân sự nên công tác mới thành lập về mặt dân sự để
thực hiện cải cách hành chính các cán bộ được tập huấn kỹ, học tập kinh nghiệm
của các địa phương đã được áp dụng mô hình trên.


Nhìn chung trong thời gian qua công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của 18 xã, thị trấn nói chung đạt kết quả tốt về nghiệp vụ. Về
thủ tục cấp giấy CNQSD đất tại các xã, thị trấn cơ bản đúng trình tự, thủ tục, sổ
sách ghi chép rõ ràng,
Về hồ sơ sổ sách như sổ mục kê, sổ địa chính tương đối đồng bộ sổ sách ghi
chép rõ ràng đảm bảo cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tốt.
b)
Khó khăn
Trong thời gian thực hiện công tác được sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan và
địa phương và đã rút ra được nhiều kinh nghiệm khác của các tỉnh lân cận do
công tác này còn mới nên việc thực hiện còn gặp khó khăn cho một số cán bộ
trong cơ quan.

Khâu tiếp nhận hồ sơ quá nhiều đồng thời nhân sự thiếu dẫn đến công việc
sẽ bị tồn đọng và ảnh hưởng cho người dân.
Tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nông thôn trên
địa bàn xã, thị trấn đến nay còn chậm chưa đạt yêu cầu, diện tích đất còn khả
năng cấp giấy còn nhiều, số hộ dân chưa được cấp giấy còn cao.
Khối lượng công việc phát sinh thường xuyên và quá tải các văn bản hướng
dẫn thi hành luật đất đai chưa được tập huấn kỹ, quá trình tiếp nhận và giải
quyết nhiều hồ sơ cùng một lúc nên ban địa chính xã không có thời gian tập
trung cho công tác đăng ký và cấp giấy.
Do nhiều hộ gia đình còn thiếu hiểu biết về chính sách đất đai.
Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất chưa được tốt.
Một số trường hợp thủ tục còn vướng mắc cán bộ tiếp nhận hồ sơ không để
ý hoặc không thể xin ý kiến trực tiếp được ở phòng.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên thì công tác quản lý, sử dụng đất
đai vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, những sai sót tồn tại cũng chưa được khắc
phục kịp thời, thủ tục hành chính còn rườm rà chưa tạo điều kiện thuận lợi cho
người sử dụng đất. Công tác quản lý, sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đóng
trên địa bàn chưa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật như sử dụng
chưa đúng mục đích, không hiệu quả, tình hình vi phạm pháp luật như lấn chiếm
đất rừng phát nương làm rẫy vẫn còn xảy ra với mức độ nghiêm trọng ở một số
địa bàn nhưng kết quả còn rất hạn chế.


×