Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------------------------
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Đề tài: ‘‘Phân tích hiệu quả thương mại và đóng góp của dự án cho ngân
sách nhà nước của dự án Nhà máy Đạm thuộc dự án khí – điện – đạm Cà
Mau”
Giáo viên hướng dẫn :
GVC.TS.Phan Thị Thái
Sinh viên thực hiên :
Nhóm 3
Hà Nội,2015.
1
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
MỤC LỤC
2
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
LỜI MỞ ĐẦU
Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của
ngành Dầu khí , ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án và
tổ chức triển khai thực hiện trên nhiều lĩnh vực trong nhiều năm qua, đã góp
phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng,làm thay đổi bộ mặt ngành Dầu khí Việt
Nam trên thị trường quốc tế , tạo cơ sở cho sự phát triển. Ngân sách nhà nước
đầu tư khá lớn cho ngành dầu khí. Tuy nhiên, ngành Dầu khí Việt Nam vẫn còn
rất nhiều khó khăn, bất cập.
Đối với tỉnh Cà Mau, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp cũng
rất quan tâm đến đầu tư cho ngành Dầu khí và chắc chắn trong nhiều năm đến sẽ
có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế cho ngành Dầu khí tình Cà Mau.
Một thực tiễn rất đáng quan tâm là: có nhiều chương trình, dự án Dầu khí triển
khai thực hiện ở tỉnh Cà Mauvới tổng số vốn đầu tư lớn, nhưng sau khi kết thúc,
tính ổn định, phát huy không được giữ vững hoặc hiệu quả thấp. Do vậy, cần
phải có sự đánh giá khoa học, khách quan về hiệu quả các chương trình, dự án
đầu tư cho ngành Dầu khí, đánh giá việc tổ chức thực hiện sao cho đảm bảo tính
hiệu quả và bền vững của chương trình, dự án được triển khai thực hiện.
Tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế ngành Dầu khí có
nhiều kết quả, nhưng chuyển biến chưa mạnh, chưa đáp ứng mong đợi của nhân
dân và yêu cầu của quản lý. Cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế ngành Dầu
khí đã có, nhưng trong giai đoạn hiện nay cần tập trung nhiều hơn nữa cho
ngành Dầu khí , nhất là việc nghiên cứu, triển khai thực hiện các Nghị quyết
Chính Phủ để phát triển nhanh và bền vững. Vấn đề này cần phải có nghiên cứu
chuyên sâu dưới góc độ khoa học để đề xuất một số giải pháp đồng bộ, góp phần
phát triển kinh tế Dầu khí tỉnh Cà Mau phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu
cầu phát triển ngành Dầu khí trong sự phát triển chung của cả nước và Thế giới.
Từ trước đến nay, hàng năm các cơ quan nhà nước đều có các báo cáo đánh giá
chung tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế ngành Dầu
3
ỏn mụn hc
Qun Tr D n u T
khớ tnh C Mau v ra nhim v thc hin cho nm sau. Nhng bỏo cỏo ny
phn no ó phn nh thc trng v gii phỏp phỏt trin kinh t ngnh Du khớ
tnh C Mau. Tuy nhiờn, do nhiu nguyờn nhõn, cha cú iu kin thc hin
di gúc mt ti khoa hc.
ỏnh giỏ ỳng thc trng tỡnh hỡnh trin khai thc hin cỏc chng trỡnh, d
ỏn, chỳng ta cn phi da trờn cỏc phng phỏp khoa hc, khỏch quan xem
xột v nhng vn liờn quan, xut nhng gii phỏp kh thi t chc thc
hin hiu qu hn, gúp phn thỳc y s phỏt trin kinh t ngnh Du khớ tnh
C Mau trong thi gian n mt cỏch nhanh v bn vng.
Vi nhng lý do chớnh yu nờu trờn núi lờn s cn thit tin hnh nghiờn cu
ti: Hóy phõn tớch hiu qu thng mi v úng gúp ca d ỏn cho ngõn
sỏch nh nc ca d ỏn cm khớ in m C Mau.
Ngoi phn m u trờn, bỏo cỏo tng hp kt qu nghiờn cu ti c th
hin trong ba chng:
Chng 1. C s lý lun v thc tin.
Chng 2.Gii thiu v ỏnh giỏ tỡnh hỡnh Nh mỏy khớ in m C Mau
Chng 3. Tớnh toỏn v phõn tớch hiu qu d ỏn u t
- Kết luận và kiến nghị.
Trong quá trình thực hiện đồ án môn học, do sự hạn chế về trình độ lý luận
cũng nh kinh nghiệm thực tế nên đồ án của chúng em không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận đợc những đóng góp chỉ bảo , hớng
dẫn của các thầy cô giáo để giúp chúng em hoàn thiện đồ án này hơn . Đồng thời
, chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Phan Thị Thái đã nhiệt tình giúp
đỡ chúng em hoàn thành bản đồ án này.
Hà Nội , ngày 8 tháng 5 năm 2015
Sinh viờn thc hin
4
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
PHẦN I: CƠ SỞ DỮ LIỆU
Dự án đầu tư Nhà máy Đạm thuộc dự án cụm khí – điện – đạm Cà Mau
1. Các thông số kỹ thuật sản xuất:
Công nghệ sản xuất gồm 2 phân xưởng:
+ Phân xưởng sản xuất amoniac: 1350 tấn/ngày tương đương 468450
tấn/năm.
+ Phân xưởng sản xuất urê: 2350 tấn/ngày tương đương 791950 tấn/năm.
Sản xuất urê được tổng hợp từ amonia. Trong quá trình sản xuất urê, hàng
năm sẽ dư thừa 20.206 tấn amoniac được tính như giá bán sản phẩm nhà máy.
Công suất nhà máy đạt 95% công suất thiết kế trong năm đầu, từ năm thứ 2
trở đi đạt 100%.
2. Thời gian tồn tại của dự án:
Là 28 năm, trong đó 3 năm đầu là xây dựng và 25 năm sau là vận hành
(2006-2030).
3. Chi phí vốn đầu tư: 456,3 triệu USD.
Trong đó :
- Chi phí xây dựng công trình trong hành rào nhà máy: 370,2 triệu USD
- Chi phí xây dựng công trình ngoài hàng rào và hạ tầng cơ sở: 23,4 triệu USD
- Chi phí khác: 62,7 triệu USD
Vốn đầu tư gồm 2 bộ phận là vốn tự có chiếm 33%, vốn vay ECA chiếm
67% với lãi suất vay vốn 9% năm, thời hạn trả nợ trong vòng 12 năm bắt đầu từ
khi có sản phẩm. Trong quá trình sử dụng vốn, khi sử dụng hết vốn tự có rồi mới
đi vay.
5
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Phân bố vốn đầu tư các năm như sau:
4. Chi phí vận hành dự án bao gồm:
- Chi phí hóa chất để sản xuất 1 tấn sản phẩm amoniac là 2,843 USD/tấn, để sản
xuất một tấn urê là 0,23 USD/tấn. Chi phí này trượt giá 2% năm.
- Chi phí trực tiếp ( Gồm chi phí nhân công, hành chính, bảo dưỡng, bảo hiểm)
phân xưởng amonia 7,5 triệu USD/năm, phân xưởng urê 5,5 triệu USD. Chi phí
này trượt giá 2% năm.
- Chi phí thuê đất: 61.538 USD/năm. Trong đó tiền thuê trong thời gian xây dựng
cơ bản được tính trong tổng vốn đầu tư rồi còn trong thời gian vận hành phải
tính vào chi phí vận hành hàng năm của nhà máy.
- Chi phí mua khí hàng năm 22,83 triệu USD. Chi phí này trượt giá 2% năm.
5. Giá bán sản phẩm:
- Giá bán amonia dư 165 USD/tấn.
- Giá bán urê 155USD/tấn. Giá bán này sẽ được nhà nước cho phép điều chinh
tăng bình quân 2% năm.
6. Khấu hao:
Tiến hành khấu hao tuyến tính cho toàn bộ vốn đầu tư với tỉ lệ như sau :
- Công trình trong hàng rào ( Thiết bị) 12,5% năm.
- Công trình hạ tầng, ngoài hàng rào 10% năm.
- Chi phí khác 20% năm.
7. Thuế các loại:
- Thuế VAT: 5%
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 4 năm đầu kể từ khi có lãi 12,5%, các năm sau
25%.
6
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ THƯƠNG MẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư.
Phân tích hiệu quả thương mại là bước đầu tiên trong việc đánh giá hiệu quả dự
án, đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh tế
của doanh nghiệp hay của người chủ đầu tư. Bở vậy, thu nhập và chi phí của dự
án được tính bằng tiền theo giá trị thực tế của các sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu
vào.
Nội dung của phân tích hiệu quả thương mại gồm:
-
Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.
-
Phân tích tài chính
Hai mặt phân tích trên luôn đi đôi với nhau và không thể thay thế cho nhau
được, chúng liên quan đến hai khía cạnh khác nhau của dự án đầu tư.
Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư là xác định hiệu quả của các tiềm lực đưa
vào dự án hay nói rõ hơn là người ta xác định thu được bao nhiêu khi người ta
bỏ một số tiền cho dự án.
Phân tích tài chính là xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án nhằm đảm
bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án
một cách trôi chảy.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của dự án và môi trường đầu tư của dự án mà
người ta có thể tiến hành thêm phân tích vô hình. Phân tích vô hính là xem xét
các yếu tố ảnh hướng của môi trường đến dự án đầu tư những các yếu tố này
khố định lượng về mặt kinh tế như ảnh hưởng của môi trường pháp lý, chính trị,
sinh thái, xã hộ và các yếu tố khác của môi trường đầu tư.
7
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
1.1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư
1.1.2.1. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư.
a. Nhóm phương pháp giản đơn (tĩnh)
Đặc điểm của nhóm phương pháp này là người ta không xem xét toàn bộ thời
gian hoạt động của dự án mà chỉ dựa vào một số giai đoạn đặc trưng cho sự hoạt
động bình thường (thường là một năm) hoặc một số giai đoạn tốt nhất. Hơn nữa,
số liệu thu và chi đưa vào tính toán các chỉ tiêu được lấy theo giá trị danh nghĩa
đúng như chúng biểu hiện tại thời điểm đã định trọng thời gian hoạt động của dự
án.
Việc lựa chọn năm bình thường trong đời hoạt động của dự án có tầm quan
trong đặc biệt đối với việc đánh giá dự án theo nhóm phương pháp này. Năm
bình thường phải là năm đại diện một cách chung nhất cho đời hoạt động của dự
án, tại đó dự án đạt công suất thiết kế và việc trả nợ vốn vay, lãi tiền vay (nếu
có) vẫn còn tiếp tục, lợi nhuận ròng đạt mức trung bình.
1) Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (tỉ lệ lãi giản đơn) (Simple Rate – R) hoặc (Rate
equity – Re)
- Khái niệm: tỉ lệ hoàn vốn giản đơn là chỉ tiêu đánh giá lượng tiền có thể bồi
hoàn lại là bao nhiêu trong một năm bỏ ra đồng vốn đầu tư
- Công thức xác định:
R=
P +Y
100
I
hoặc Re=
P
100
E
;%
Trong đó:
R: tỉ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư.
Re: tỉ lệ hoàn vốn giản đơn trên vốn cổ phần.
P (Profit): lợi nhuận thực (lợi nhuận ròng) năm bình thường.
Y (Yeild): lãi tiền vay trong năm bình thường.
I (Investment): Tổng vốn đầu tư.
E (Equity capital): vốn cổ phần.
- Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:
8
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Theo chỉ tiêu này nếu R, Re> lãi vay trên thị trường thì dự án được coi là tốt.
Nếu như có nhiều dự án mang so sánh thì dự án nào có R hoặc Re lớn nhất và
lớn hơn lãi vay trên thị trường sẽ được chọn.
Chú ý:
o
Nếu dự án không đi vay vốn, tức là toàn bộ là vốn chủ sở hữu thì r
được lấy theo chi phí cơ hội của vốn đầu tư.
o
Trong thực tế, nếu vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau với các điều
kiện vay, trả và các mức lãi suất khác nhau thì lãi suất được lấy là lãi suất tính
theo phương pháp bình quân gia quyền theo các khoản vốn vay.
o
Nếu mức lãi vay vốn tính theo kì (tháng, quý) thì cần quy đổi ra
mức lãi suất tính theo năm để làm tiêu chuẩn so sánh theo công thức:
rn = ( 1 + rk )m – 1;
Trong đó: rn: lãi suất theo kỳ hạn năm.
rk: lãi suất theo kỳ hạn k (tháng, quý, 6 tháng,…) tính theo hệ số.
m: số kỳ hạn k trong năm.
-
Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán. Là một chỉ tiêu đánh giá
tương đối, nó tiện lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án.
Nhược điểm: Là một chỉ tiêu gần đúng vì nó chỉ dựa vào số liệu của một năm
mà không xem xét đến các năm khác của dự án. Trong thực tế, rất khó tìm được
một năm bình thường đại diện một cách thỏa đáng cho toàn bộ thời gian hoạt
động của dự án. Chỉ tiêu này không xem xét tới yếu tố thời gian tác động đến
giá trị đồng tiền trong quá trình hoạt động của dự án (không xét đến giá trị thời
gian của đồng tiền cũng như không tính cho cả đời dự án ).
Như vậy, tỉ lệ hoàn vốn giản đơn là một chỉ tiêu đánh giá tương đối. Nó rất tiện
lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của những dự án có thời gian
hoạt động tương đối ngắn hoặc để đánh giá sơ bộ trong bước lập báo cáo đầu tư.
9
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này trong các trường hợp không có đủ thông
tin cần thiết cho việc phân tích một cách tổng hợp theo chỉ tiêu khác.
2) Thời gian thu hổi vốn ( T )
- Khái niệm: thời gian thu hổi vốn ( hay thời hạn hoàn vốn) là số năm mà dự án
hoàn trả hết vốn đầu tư đã bỏ ra bằng lãi ròng và khấu hao.
- Công thức xác định: T là nghiệm của phương trình:
T
t = ∑ ( Pt + Dt )
I=
t =0
Trong đó: I: tổng vốn đầu tư.
T: thời hạn thu hồi vốn
Pt: Lợi nhuận ròng tại năm t
Dt: khấu hao tại năm t
•
Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm t tính bằng nhau thì
thời hạn thu hổi vốn được xác định:
T=
I
Pt + Dt
(năm)
Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm t không bằng nhau thì thời hạn
thu hồi vốn T được xác định theo 3 bước:
Bước 1: Tính toán chênh lệch giữa vốn đầu tư bỏ ra cuối mỗi năm lũy kế với
( Pt + Dt) xem số tiền vốn đầu tư còn phải trả năm sau là bao nhiêu.
Bước 2: khi số tiền vốn đầu tư còn phải trả ở năm sau (I) nhỏ hơn tổng lãi ròng
và khấu hao năm đó (Pt + Dt) ta làm phép tính:
t=
I
Pt + Dt
Bước 3: T =(X – 1) năm t tháng. X: năm có I – (Pt + Dt) < 0
-
Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:
10
Đồ án môn học
Dự án sẽ được chấp nhận khi T
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
≤
Tgiới hạn, Tgiới hạn thường được xác định trên cơ sở
kết hợp thời hạn khấu hao tài sản cố định kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu
tư khác của chủ đầu tư.
Trong số các dự án đem so sánh, dự án nào có T thỏa mãn nguyên tắc trên và
ngắn nhất sẽ được lựa chọn.
-Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm: đơn giản, dễ hiều.
Nhược điểm: Là chỉ tiêu tương đối, khống xem xét đến lợi nhuận sau khi thu hồi
vốn.
Có thế có sự sai lệch khi hai hay nhiều dự án có thời gian phát sinh những khoản
lãi ròng lệch pha nhau.
Khi chọn cùng một thời hạn hoàn vốn sẽ có thể chấp nhận quá nhiều dự án ngắn
hạn, ít chấp nhận dự án dài hạn.
Như vây, chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn ( T ) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối.
Mặc dù có rất nhiều tồn tại song vẫn là một chỉ tiêu thích hợp đối với các dự án
đầu tư trong trường hợp có nhiều rủi ro, khan hiếm vốn hoặc cần coi trọng hơn
khả năng thanh toán lâu dài của dự án.
3) Điểm hoạt động hòa vốn (BEP)
Khái niệm: Điểm hòa vốn của dự án là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi
phí. Điểm hòa vốn là tỉ lệ giữa sản lượng hòa vốn trên tổng sản lượng hay doanh
thu hòa vốn trên tổng doanh thu.
- Công thức xác định: có 3 loại điểm hòa vốn:
+)Điểm hòa vốn lý thuyết ( BEP1)
Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax
Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C1;
Trong đó: a: giá bán đơn vị sản phẩm
x: sản lượng tiêu thụ
b: biến phí đơn vị sản phẩm
11
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
C1: tổng chi phí cố định.
Cho Y1 = Y2 ta có: ax = bx +C1
Sản lượng hòa vốn lý thuyết: x1 =
C1
a−b
Doanh thu hòa vốn lý thuyết: Y1 = aX1
BEP1 =
x1
X1
hoặc BEP1 =
Y1
Y
+) Điểm hòa vốn tiền tệ ( BEP2): xác định mức mà từ đó dự án có tiền để trả nợ.
Chính vì vậy trong định phí cần trừ đi khấu hao TSCĐ.
Gọi C2 là định phí tiền tệ: C2 = C1 – Khấu hao TSCĐ
Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax
Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C2
Sản lượng hòa vốn tiền tệ: x2 =
C2
a −b
Doanh thu hòa vốn tiền tệ: Y2 = aX1
BEP2 =
x2
X
hoặc BEP2 =
Y2
Y
+)Điểm hòa vốn trả nợ (BEP3): cho biết khi nào dự án trả nợ hết và bắt đầu có
lãi. Nợ bao gồm: số nợ vay phải trả trong năm và thuế TNDN trong năm. Chính
vì vậy, nợ vay và thuế TNDN của năm đó được xem là chi phí cố định.
-Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:
•
Một dự án được đánh giá là có hiệu quả khi BEP
≤
BEPgiới hạn
(thường được chọn bằng 50%).
•
Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án thì dự án được chon có
BEP thỏa mãn nguyên tắc trên và nhỏ nhất.
-Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu.
12
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Nhược điểm: là một chỉ tiêu đánh giá tương đối, phụ thuộc vào cách tính khấu
hao TSCĐ nên việc lựa chọn dự án có thể bị sai lệch khi hai dự án có cùng tiềm
lực đem so sánh nhưng sử dụng cách tính khấu hao khác nhau hoặc quan điểm
về cách tính chi phí trên phương diện kế toán khác nhau. Số liệu đưa vào tính
toán lấy của 1 năm nên mang những nhược điểm chung của nhóm phương pháp
giản đơn.
Như vậy, chỉ tiêu điểm hòa vốn (BEP) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối, ít
được sử dưng trong đánh giá thực tế.
b. Nhóm phương pháp chiết khấu
Đặc điểm chung của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm tới yếu tố
thời gian của đồng tiền, tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả
năng sinh sôi theo thời gian do lãi vay. Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ
ra thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Giá trị tương lai của đồng tiền
được xác đinh.
Tính theo lãi đơn:
FVt = PV (1 + t.r)
Trong đó: FVt: giá trị đồng tiền tại năm t
PV: giá trị đồng tiền tại năm gốc t=0 ( năm bắt đầu gửi tiền hoặc cho vay…)
r: mức lãi ngân hàng, còn gọi là tỷ suất chiết khấu.
t: năm cần tính toán.
Tính theo lãi kép (lãi phức):
FVt = PV (1 + r)t
Hiện tượng trên được gọi là “chiết khấu thuận” hay “tương lai hóa” đồng tiền.
Trong thực tế đánh giá dự án, các khoản thu nhập hay chi phí sẽ diễn ra trong
tương lai nhưng ta lại bỏ vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại và cần đánh giá lợi
nhuận tại thời điểm đó như thế nào, cần phải thực hiện quá trình ngược trên tức
là quy đổi giá trị của đồng tiền thu được trong tương lai về hiện tại và so sánh
13
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
vốn đầu tư đã bỏ ra. Quá trình đó được gọi là “chiết khấu nghịch” hay hiện tại
hóa đồng tiền. Công thức có dạng:
PV
Đặt: at =
FVt
(1 + r ) t
1
(1 + r) t
Trong đó: at: được gọi là hệ số chiết khấu.
Ta có: PV = FVt.at
khi t = 0 thì at = 1
t = 1 thì at< 1
…
t=
Do vậy 0
≤
a;
≤
∞
thì at = 0
1 và khi t tăng thì a giảm.
Khi một dự án để quá lâu thì at xấp xỉ 0 làm ho FVt.at xấp xỉ 0. Đây là hiện
tượng không hóa của đồng tiền. Vì vậy, đứng về mặt kinh tế cho thấy một dự án
không nên tồn tại quá dài.
Trong nhóm phương pháp này bao gồm 4 chỉ tiêu:
Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV).
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR).
Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C).
Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR).
1) Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (Net Present Value – NPV)
- Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt có sau cân
bằng thu chi. Hoặc có thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị của các luồng tiền
mặt thu và chi trong tương lai đã quy đổi về hiện tại theo tỉ suất chiết khấu đã
biết trước.
- Công thức xác định:
14
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
n
n
∑ NCFt at
NPV =
t =0
∑ NCF .(1 + r )
=
−t
t
t =0
Hay:
n
n
∑ (CI t − COt ).at
NPV =
t =0
∑ (CI
=
t
− COt ).(1 + r ) −t
t =0
Trong đó: n: số năm hoạt động của dự án
t = 0: năm được chọn là năm gốc (thường là năm bắt đầu thực hiện đầu tư dự
án)
CIt: giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thư
từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ giá trị còn lại ở năm cuối khi kết thúc
hoạt động của dự án và các khoản thu nhập khác.
COt: giá trị luồng tiền mặt chi tại năm t gồm chi phí đầu tư và chi phí vận
hành hàng năm của dự án như chi phí lương và BHXH của người lao động, chi
phí mua sắm nguyên – nhiên – vật liệu, động lược đầu vào cho sản xuất kinh
doanh, các loại thuế phải đóng và các khoản chi khác. Đăc biệt lưu ý là không
được tính chi phí khấu hao TSCĐ.
NCFt = CIt – COt: giá trị luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi (số dư thu
chi) tại năm t.
at: hệ số hiện tại hóa (hay hệ số chiết khấu) tại năm t tương ứng với tỉ suất
chiết khấu đã chọn at = 1/(1+r)t
r: tỉ suất chiết khấu, thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình
quân trên thị
trường vốn trong 1 năm. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể người ta định
ra một tỉ lệ r trên cơ sở tỉ lệ lãi vay kết hợp với xem xét các điều kiện kinh tế, xã
hội, chính trị,…của quốc gia.
Về mặt bản chất, NPV chính là tổng giá trị của các khoản lãi ròng của dự án đã
quy đổi về cùng 1 thời điểm gốc theo tỉ suất chiết khấu đã biết.
-Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: Một dự án sẽ được chấp nhận nếu giá trị hiện tại
ròng NPV
≥
0. Lúc đó, dự án có khả năng sinh lời hoặc ít ra là không lỗ. Khi
15
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
phải so sánh nhiều dự án loại trừ nhau để lựa chọn, thì dự án tốt nhất là dự án có
NPV dương lớn nhất.
- Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm:
•
Xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án thông qua việc tính tổng
cả đời của dự án.
•
Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền bằng cách
chiết khấu các khoản thu, chi trong tương lai về giá trị ở thời điểm gốc thông
qua hệ số at.
•
Thông qua việc sử dụng các tỉ suất chiết khấu đã định người ta có thể so
sánh các chi phí vốn của các phương án sử dụng vốn khác nhau.
•
Vì NPV thể hiện lợi nhuận của dự án được chiết khấu về hiện tại nên nó
là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau theo nguyên tắc dự án
được lựa chọn là dự án mang lại NPV dương cao nhất.
Nhược điểm:
Là một chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối nên NPV không thể hiện được mức độ hiệu
quả của dự án là một điều rất quan trọng khi so sánh các dự án khác nhau. Nhiều
khi một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mô sản xuất nhỏ, thời gian hoạt
động ngắn thì có thể NPV nhỏ hơn dự án khác có quy mô lớn, thời gian hoặt
động dài nhưng mức doanh lợi chỉ trung bình hoặc nhỏ. Lúc đó, ta phải kết hợp
chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác và điều kiện thực tế để xem xét hoặc để đảm
bảo tính so sánh hợp lý ta phải giả thiết điểu chỉnh dự án có quy mô nhỏ phải tái
đầu tư nhiều lần để có vốn đầu tư và thời gian hoạt động tương ứng dự án lớn rồi
tính toán NPV đã điều chỉnh để so sánh.
Chú ý:
o
t = 0: được coi là năm gốc, tại năm này, mặt bằng về giá cả của các yếu tố
đầu vào và đầu ra của dự án không đổi, giá trị đồng tiền giữ nguyên theo nguyên
tắc giá trị danh nghĩa mà nó biểu hiện.
16
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Năm chọn làm gốc có thể là ở một năm bất kỳ nào đó trong quá trình hoạt
o
động của dự án. Lúc này dòng tiền phải tách ra thành hai phần, phần các giá trị
đồng tiền trước năm gốc phải chiết khấu thuận và phần giá trị đồng tiền sau năm
gốc phải chiết khấu nghịch về năm gốc.
Trong quá trình thẩm định lại dự án đầu tư và đang hoạt động thì năm gốc
o
thường chọn là năm tiến hành thẩm định lại dự án. Dòng tiền trước năm gốc
phải lấu theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã qua còn dòng tiền sau
năm gốc lấy theo dự kiến của dự án.
2) Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (Internal Return of Rate – IRR)
- Khái niệm: Tỉ suất hoàn vốn nội bộ là tỉ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện
tại ròng của dự án bằng 0 hay nói cách khác tại đó giá trị hiện tại của luồng tiền
mặt thu bằng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt chi.
- Công thức xác định theo định nghĩa:
n
∑ (CI
NPV =
t =0
t
− COt ).
1
=0
(1 + IRR) t
n
Hay
n
1
1
CI t .
= ∑ COt
∑
t
(1 + IRR )
(1 + IRR) t
t =0
t =0
Trong thực tế người ta không thể tính toán trực tiếp được chỉ tiêu này mà phải
tính bằng 2 phương pháp sau:
i.
Phương pháp hình học: dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa
NPV với tỉ suất chiết khấu và tìm điểm giao nhau giữa đường biểu diễn NPV với
trục hoành chính là giá trị IRR.
ii.
Phương pháp nội suy toán học: theo phương pháp này, người ta cần
tìm 2 tỉ suất chiết khấu r1 và r2 (giả sử r1< r2) sao cho ứng với tỉ suất r1 ta có giá
trị hiện tại ròng NPVr1 dương sát 0 còn ứng với tỉ suất r2 ta có giá trị hiện tại
17
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
ròng NPVr2 âm sát 0 và IRR cần tính sẽ nằm trong khoảng từ r1 đến r2. Việc nội
suy IRR được thực hiện theo công thức:
IRR = r1 + (r2 – r1)
NPVr1
(%)
NPVr1 − NPVr 2
Chú ý: Vì hàm NPV là hàm mũ nên nếu khoảng cách giữa r1 và r2 lớn làm cho
NPVr1 dương chưa sát 0 và NPVr2 âm chưa sát 0 thì giá trị nội suy sẽ sai lệch.
Do vậy, ta cần tiếp tục nội suy sao cho khoảng cách giữa r1 và r2 càng nhỏ thì
≤
phép nội suy IRR càng chính xác (thường chọn r2 – r1 0.05%).
-
Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:
Một dự án được chấp nhận khi có IRR
≥
r
Trong đó: r là chi phí cơ hội của vốn (tức là tỉ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận
mà tại đó vốn đầu tư được đưa vào, thông thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn
bính quân trên thị trường của dự án). Trong trường hợp so sánh nhiều dự án độc
lập để lựa chọn thì dự án nào có IRR thỏa mãn nguyên tắc trên và cao nhất sẽ là
dự án tốt nhất.
-
Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm:
•
Là chỉ tiêu hay được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì IRR là
chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án. Một mặt nó biểu hiện lãi suất mà dự
án mang lại trên vốn đầu tư, phản ánh mức tăng trưởng của dự án trong tương
lại, mặt khác nó phản ánh tỉ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận
được – Đây là ưu điểm quan trọng nhất.
•
Việc sử dụng chỉ tiêu này thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó mà
người đánh giá muốn tránh việc xác định tỉ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc
tính giá trị hiện tại ròng của dự án.
Nhược điểm:
18
Đồ án môn học
•
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể sẽ không chính xác nếu tồn tại các khoản
cân bằng thu chi (NCF) âm đáng kể trong giai đoạn vận hành của dự án, tức là
vào những năm có sự đầu tư thay thế lớn. Lúc đó, NPV của dự án sẽ đổi dấu
nhiều lần khi chiết khấu theo tỉ suất chiết khấu khác nhau và ứng với mỗi lần đổi
dấu là một lần xác định được IRR khác nhau mà ta không biết giá trị nào là thích
hợp cho việc đánh giá dự án.
•
Trong trường hợp tổng NCFt cả đời dự án < 0 thì IRR không xác định vì
mang dấu âm.
•
Chỉ tiêu này sẽ cho kết quả sai lệch trong trường hợp so sánh các phương
án loại trừ nhau.
•
Việc tính toán IRR ở chừng mực nào đó còn là công việc nặng nề, phức
tạp, đặc biệt là đối với những người tính toán bằng tay.
Xuất phát từ những lý do trên, có thể nói rằng, chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ
được coi là chỉ tiêu thích hợp để áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn trong
việc tìm tỉ suất chiết khấu thích hợp để tính NPV của dự án hoặc người ta muốn
biết mức sinh lãi của vốn đầu tư trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án là
bao nhiêu.
Trong thực tế đánh giá các Dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay thì 2 chỉ
tiêu NPV và IRR được coi là 2 chỉ tiêu bắt buộc.
3) Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (Benefit/Cost Ratio – B/C)
- Khái niệm: Tỉ lệ lợi ích trên chi phí là tỉ lệ đánh giá 1 đồng chi phí bỏ vào đầu
tư thì dự án sẽ thu được bao nhiêu, được xác định khi chia giá trị hiện tại của
luồng tiền thu cho giá trị hiện tại của luồng tiền chi.
- Công thức xác định:
n
∑ CI a
t =0
n
t
t
∑ CO a
B/C =
t =0
t
t
19
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
-Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: Một dự án được chấp nhận khi B/C
≥
1. Tức là
thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí bỏ ra và có khả năng sinh lợi. Trong
trường hợp phải so sánh nhiều dự án độc lâoj để lựa chọn thì dự án có B/C thỏa
mãn nguyên tắc trên và lớn nhất là dự án tốt nhất.
- Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm:
•
Có ưu điểm giống chỉ tiêu NPV vì nó xem xét toàn bộ thời gian hoạt động
của dự án, nó đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền.
•
Là chi tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án, nó xem xét hiệu quả của sản
xuất kinh doanh, nó cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
ích.
Nhược điểm: Chỉ tiêu này đặc biệt nhạy cảm với định nghĩa về chi phí trên
phương diện kế toán. Tức là khi ta quan niệm xác định chi phí khác nhau thì tỉ lệ
này có kết quả khác nhau. Điều đó có thể dẫn đến sai lầm khi xếp hạng dự án
nếu không có dự thống nhất trong cách xác định các chi phí.
Trên thực tế chỉ tiêu này là một chỉ tiêu bổ sung cho 2 chỉ tiêu NPV, IRR khi so
sánh lựa chọn dự án (nếu cần).
4) Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng ( PVR)
- Khái niệm: Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn lại số
vốn đầu tư ban đầu của dự án đã được chiết khấu, được xác định bằng tỉ số giữa
giá trị hiện tại ròng trên giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
PVR =
NPV
PV (I )
Trong đó: NPV: tương tự như trên
PV(I): giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Nếu thời gian xây dựng dự án không dài
hơn 1 năm thì PV(I) = I và nếu thời gian xây dựng lơn hơn 1 năm thì lượng vốn
đầu tư ở các năm sau phải quy đổi về hiện tại.
20
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
≥
-Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu: một dự án được chấp nhận khi PVR 0. Khi đó
tổng lợi nhuận ròng mà dự án thu được có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu.
Khi phải so sánh các dự án độc lập để lựa chọn thì dự án nào có PVR dương lớn
nhất là dự án lớn tốt nhất.
-Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm:
•
Kế thừa các ưu điểm của chỉ tiêu NPV.
•
Là chỉ tiêu xem xét hiệu quả của dự án, nó cho biết giá trị hiện tại ròng là
bao nhiêu trên một đơn vị của tổng vốn đầu tư đã được quy đổi về hiện tại. Hơn
nữa, chỉ tiêu này luôn cho một kết quả duy nhất ngay cả khi dòng tiền thuần túy
có sau cân bằng thu chi (NCF) đổi dấu nhiều lần.
Nhược điểm:Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng nhiều bởi việc xác định tỉ suất chiết khấu
r giống như chỉ tiêu giá trị hiện tại thực.
Tương tự như chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu này được dùng bổ sung cho 2 chỉ tiêu NPV,
IRR khi so sánh các dự án lựa chọn (nếu cần).
1.1.2.2. Phân tích tài chính dự án đầu tư.
Các kết quả phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư trên có thể được đánh giá là
tốt nhưng lại xảy ra đồng thời với sự thiếu hụt trầm trọng tiền mặt tại một số
năm của quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là trong các năm phải trả các khoản
vốn vay, thì dự án vẫn không thể chấp nhận được theo góc độ hiệu quả thương
mại. Điều đó đòi hỏi rằng các khoản tiền mặt bổ sung có liên quan đến dịch vụ
tài chính phải được đưa vào xem xét trong việc phân tích tài chính, gồm:
a.Phân tích khả năng thanh toán.
Để tiến hành phân tích khả năng thanh toán, cần phải lập bảng thanh toán tài
chính gồm các loại tiền phải thanh toán như: Các khoản trả nợ cả gốc lẫn lãi, trả
lãi cổ phần, trả lãi bảo hiểm và tái bảo hiểm (nếu có).
Tiến hành so sánh các khoản phải thanh toán với số tiền có thể dùng để thanh
toán thông qua bảng cân đối thu chi để xem xét các vấn đề:
21
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
-
Vốn cổ phần và vốn vay dài hạn có đủ đáp ứng yêu cầu của dự án không.
-
Các điều kiện vay vốn có thích hợp không.
-
Các khoản thiếu hụt tiền mặt trong các năm có giới hạn ở mức có thể
trang trải bằng vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn hoặc có thể loại trừ bằng cách
điều chình lại một số khaonr thu hoặc chi không.
-
Lãi cổ phần như chủ đầu tư dự tính có đạt được không.
Số liệu được thực hiện trên cơ sở hàng năm, được đưa vào xem xét theo giá trị
danh nghĩa. Nếu chúng giải quyết thỏa đáng các câu hỏi đặt ra trên thì dự án
được coi là tốt từ phương diện này.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Việc giải quyết các nhu cầu về vốn của dự án không những quyết định khả
năng thanh toán của dự án trong tương lai mà còn quy định cả bảng cân đối kế
toán và hiệu quả của dự án. Về nguyên tắc, các khoản tài chính dài hạn phải
trang trải đủ các chi phí của dự án về vốn đầu tư cố định và các nhu cầu về vốn
lưu động cần thiết cho quá trình vận hành bình thường. Chúng có thể đuọc huy
động dưới dạng vốn cổ phần hay vốn vay tín dụng dài hạn mà không nên vay tín
dụng ngắn hạn bởi các khoản thu để bù đắp các khoản vay trải ra trong suốt thời
gian hoạt động của dự án.
Cơ cấu nguồn vốn của dự án là tỉ lệ % từng loại hình thành từ các nguồn khác
nhau so với tổng vốn đầu tư.
Trong quá trình xây dựng dự án, cơ cấu nguồn vốn do chủ đầu tư dự tính trên
cơ sở xét đoán khả năng đứng vững về mặt tài chính trong tương lai của dự án.
Rất khó đứa ra quy định chung về cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với dự án khác
nhau mà phải căn cứ vào kết quả phân tích khả năng thanh toán của dự án. Một
cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý khi các khoản tiền trả lãi vay cũng như trả
vốn gốc không gây ra việc vay vốn ngắn hạn trong bất kỳ giai đoạn hoạt động
nào của dự án.
22
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
1.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dự án đầu tư.
Hiệu quả thương mại (hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư) như trình bày trong
phần trên không cho thất rõ ràng sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất
nước. Chính vì vậy, việc ra quyết định đầu tư trong phân tích kinh tế chỉ dựa vào
một mình hiệu quả thương mại là không đủ cơ sở tin cậy mà đòi hỏi phải lý giải
cả bằng phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân.
Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân về mặt hình thức cũng như phân tích hiệu
quả thương mại, tức là bằng mọi cách phải chỉ ra các khoản chi phí, các khoản
thu nhập và thông qua việc so sánh chúng để đánh giá hiệu quả kinh tế của một
dự án đầu tư.
Phân tích hiệu quả thương mại là bàn đạp để phân tích hiệu quả kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế xí nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc dân khác
nhau trên nhiều phương diện:
1.
Mục tiêu của phân tích hiệu quả thương mại là đánh giá hiệu quả mang lại
cho chủ đầu tư của dự án trong khi đó mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế
quốc dân là chỉ ra sự đóng góp cả dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển cơ bản
của đất nước.
2.
Việc phân tích hiệu quả thương mại chỉ tính toán những hiệu quả trực tiếp
bằng tiền của dự án, còn phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân xem xét thêm các
hiệu quả gián tiếp có thể đo được và không đo được khác.
3.
Trong phân tích hiệu quả thương mại việc loại trừ ảnh hưởng của yếu tố
thời gian tới giá trị đồng tiền bằng việc áp dụng tỉ suất chiết khấu lấy bằng tỉ lệ
lãi hiện hành trên thị trường vốn, còn trong phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân
thì việc loại trừ này được áp dụng bằng tỉ suất chiết khấu xã hội.
Tỉ suất chiết khấu xã hội được xác định theo cách đơn giản nhất là bằng giá trị
bình quân của các tỉ suất chiết khấu cá biệt của các loại dự án đầu tư phát triển
trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
23
Đồ án môn học
4.
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
Phân tích hiệu quả thương mại dựa vào giá thị trường còn phân tích hiệu
quả kinh tế quốc dân dựa vào giá thị trường đã điều chỉnh và chúng được coi là
tiệm cận với giá xã hội.
Chúng ta đều biết rằng về mặt nguyên tắc, các đầu vào, đầu ra của dự án
phải được đánh giá theo giá thị trường thực tế, tức là giá hiện hành và giá dự
kiến tương lai của thị trường nội địa và thị trường thế giới nhất định mà ở đó các
đầu ra thực sự có thể tiêu thụ được và các đầu vào cũng có thể kiếm được. Do
đó, những đầu ra tiêu thụ trên thị trường nội địa được đánh giá theo giá thị
trường nội địa thực tế, còn những đầu ra được tiêu thụ trên thị trường quốc tế
được đánh giá theo FOB hoặc CIF thực tế đã quy đổi ra giá thị trường nội địa
theo tỉ giá hối đoái đã điều chỉnh.
Tuy nhiên giá thị trường trong nước tại bất kỳ thời điểm nào cũng không thể
đại diện cho chi phí xã hội thực tế của chúng, bởi vì những giá đó chịu ảnh
hưởng trầm trọng của các chính sách kinh tế, tài chính, xã hội và hành chính của
Chính Phủ. Cho nên để điều chỉnh giá cả trong đánh giá dự án phải được tiến
hành theo các bước sau:
-
Bước 1: Phải xem xét lại giá thực tế hiện hành và giá dự kiến để phát hiện
những sai lệch có ảnh hưởng lớn đến phân tích dự án. Từ đó chỉ nên điều chính
giá đối với những khoản mục quan trọng nhất và những giá cả có sai lệch rõ rệt
nhất, ảnh hưởng đáng kể dự án vì công việc điều chỉnh rất phức tạp.
-
Bước 2: Phải tách riêng các nhân tố ảnh hưởng đến giá và đưa giá thị
trường thực tế về mức tương ứng gần đúng có thể chấp nhận được của chi phí xã
hội thực tế theo các điều kiện cụ thể mà dự án sẽ vận hành.
Vì những lí do trên mà có thể làm cho chi phí hoặc thu nhập xã hội lớn hơn
hoặc nhỏ hơn chi phí thực tế.
Những điều chỉnh giá và tỉ suất chiết khấu trên phải được tiên hành trước khi
thực hiện việc đánh giá cuối cùng hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án. Song
trên thực tế, việc điều chỉnh trên rất phức tạp, đôi khi vượt quá khả năng của
một dự án nên trong đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế quốc dân của dự án vẫn
24
Đồ án môn học
Quản Trị Dự Án Đầu Tư
thực hiện trên cơ sở áp dụng cùng một giá thị trường và tỉ suất chiết khấu như đã
dùng trong phân tích hiệu quả thương mại.
Dưới đây là từng chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân:
1.2.2. Giá trị gia tăng (VA)
-Khái niệm: Giá trị gia tăng theo khái niệm tổng quát nhất là phần giá trị tăng
thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất đến
tiêu dùng (hay là phần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và các giá trị đầu vào mua
ngoài).
Giá trị gia tăng do dự án tạo ra là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá
trị đầu vào gồm giá trị vật chất đầu vào đầu tiên , các dịch vụ bên ngoài và tổng
chi phí đầu tư .
Chúng được biểu diễn dưới dạng tổng quát tại một năm t nào đó :
t
VAt = O - ( MIt + Dt)
Trong đó:VAt : giá trị gia tăng dự kiến do dự án mang lại tại năm t
Ot : giá trị đầu ra dự kiến của dự án tại năm t , thường là doanh thu
bán hàng .
MI t
:
giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ
mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên tại năm t , gồm nguyên - nhiên vật liệu, các dịch vụ mua ngoài …
Dt : khấu hao tài sản cố định tại năm t
Khi tính giá trị gia tăng của toàn bộ đời dự án :
n
n
∑ O − ∑ ( MI
VA =
t =0
t
t =0
t
+ Dt )
Tính theo toàn bộ đời dự án có chiết khấu về hiện tại:
n
n
t =0
t =0
∑ Ot at − ∑ ( MI t + Dt )at
PV(VA) =
25