Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TỔNG QUAN VỀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THEO MÙA VỤ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.48 KB, 16 trang )

TỔNG QUAN VỀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THEO MÙA VỤ TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
I. Cơ sở lí luận.
1. Khái niệm maketting ngân hàng.
Ngày nay tình hình cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế , do vậy nó mang lại cho mỗi doanh nghiệp rất nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít những thách thức, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thích nghi và có
những hướng đi đúng đắn. Ngân hàng là một nganh dịch vụ đặc biệt có rủi ro lớn:
nguyên liệu chính và không thể thay thế của ngân hàng là tiền, phần lớn lại không
phải thuộc sở hữu của ngân hàng. Như trên chúng ta đã nghiên cứu thì ngân hàng
là tổ chức có hoạt động chính là “nhận tiền gửi” để “cho vay”. Số vốn mà ngân
hàng được phép huy động có thể gấp tới 20 lần số vốn tự có của ngân hàng. Thực
tế sẽ là: toàn bộ số tiền mà ngân hàng sử dụng để cho vay không phải là tiền của
ngân hàng. Ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả không điều kiện đối với khách hàng
gửi khi họ muốn rút tiền, trong khi đó ngân hàng không có quyền đó với khách
hàng vay của mình và ngay cả khi đến hạn thì khách hàng vay cha chắc đã trả đúng
hạn. Điều đó có nghĩa là: trong hoạt động của ngân hàng không thể không có rủi
ro, đó là điều tất yếu. Khi ngân hàng gặp rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng đến ngân
hàng mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính vì thế marketing được áp dụng vào
hoạt động của ngân hàng để hạn chế rủi ro.
Bên cạnh đó, ngân hàng hoạt động trong hành lang hẹp về pháp lý của Nhà nước
nhưngvẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Ngân hàng không chỉ cạnh
tranh với ngân hàng mà còn cạnh tranh với số lợng ngày càng đông các tổ chức tài
chính khác đang xâm nhập vào hoạt động ngân hàng. Do đó muốn tồn tại ngân
hàng phải nâng cao được sức cạnh tranh và hình ảnh của mình trên thị trường. Mặt
khác, sản phẩm của ngân hàng mang tính đơn giản đồng điệu,dễ bị bắt chước một
cách nhanh chóng. Việc đưa ra sản phẩm mới đối với ngân hàng lại không phải là
dễ và điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện của nền kinh tế .
Và lý do hơn hết để marketing ứng dụng vào ngân hàng là lợi nhuận. Ngân hàng là
một tổ chức kinh doanh chứ không phải là một tổ chức xã hội do đó lợi nhuận là


mục tiêu sống còn của ngân hàng. Marketing được ứng dụng vào ngân hàng nhằm
thu hút và thoả mãn nhu cầu khách hàng, và hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là lợi
nhuận.
Marketing ngân hàng có thể được hiểu đơn giản là marketing được ứng dụng vào
hoạt động của ngân hàng nhằm thoả mãn khách hàng và thu được lợi nhuận tối ưu.
Tuy nhiên có một số ý kiến khác nhau về marketing ngân hàng như sau:
*Marketing ngân hàng là hoạt động tiếp cận thị trường của ngân hàng thương mại
nhằm phát hiện nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ từ đó ngân hàng thoả mãn tối đa
nhu cầu đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.
* Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt
được mục tiêu đề ra của ngân hàng là thoả mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, cũng như
các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính
sách, biện pháp hướng tới các mục tiêu cuối cùng là đối đa hoá lợi nhuận”
Và thực tế đã chứng minh các ngân hàng kinh doanh trên cơ sở các hoạt động đã
được chiến lược hóa luôn thành công hơn các ngân hàng kinh doanh theo kiểu tuỳ
tiện đối phó với thị trường. Sự thành công của các ngân hàng không xây dựng các
chiến lược marketing, nếu có, chỉ là sự may mắn mà thôi và mang tính ngắn hạn.
1.1. Khái niệm về Khuyến mại
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi
ích nhất định.
1.2 Khái niệm về Quảng cáo.
Quảng cáo là sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định trước về sản
phẩm hay doanh nghiệp cho khách hàng, có thể truyền đạt qua hình ảnh (thị giác),
lời nói (thính giác). Quảng cáo là công cụ cạnh tranh đắc lực, rất cần thiết cho sản
phẩm mới gia nhập thị trường.
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ,
công ty hay ý tưởng.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của
người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng

theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuy nhiên ở
Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫn còn ở
trình độ thấp. Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năng cần
phải được truyền tải qua cac hương tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đài phát
thanh, truyền hình, báo điện tử.
Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loại hình
bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạng
Internet. Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Thanh
Niên,...
Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp. Đây là hình thức
quảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng
cáo từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng.
Quảng cáo gián tiếp ở đây có thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride...
Quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:
Truyền Hình
Báo Chí
Internet
Phát Thanh
Quảng cáo Bưu Điện.
Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn.
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm.
Quảng cáo truyền miệng. Đây là hình thức quảng cáo mà hầu hết nhà quảng cáo
muốn thực hiện được vì hiệu quả lớn cũng như việc không phải đầu tư chi phí. Tuy
nhiên họ chỉ có thể đạt được trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị
trường với uy tín và chất lượng tốt.
II. Nguồn gốc lịch sử phát triển của Khuyến mại và quảng cáo
1. Lịch sử ra đời của khuyến mại
Từ cả ngàn năm trước, con người đã biết cách làm khuyến mại. Mục đích của
khuyến mại là tạo được uy tín trước khác hàng, từ đó thu hút được nhiều khách

hàng hơn, đối với những khách hàng lâu năm cần có chiến lược chăm sóc khách
hàng của mình.
2. Lịch sử ra đời của Quảng cáo
Từ cả ngàn năm trước, con người đã biết cách làm quảng cáo. Mục đích quảng cáo
là để bán hàng, hoặc để tác động vào đám đông, tạo ra các lợi thế về uy tín cá
nhân, các mục đích chính trị hoặc quân sự. Kênh truyền thông chủ yếu dựa vào cơ
chế phát tán tin đồn truyền miệng.
Ngành quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ
vào thế kỷ 19. Máy móc được chế tạo ra đã giúp sản xuất hàng hoá nhanh và rẻ
hơn, dễ dàng hơn. Sự cạnh tranh xuất hiện khi có nhiều nhà sản xuất làm ra cùng
một loại hàng hoá khiến cung vượt cầu. Muốn bán được hàng thì phải quảng cáo là
điều tất yếu.
Ngành quảng cáo bắt đầu phát triển mạnh vào gia đoạn cuối của thế kỷ 19.
Cho tới nay ngành quảng cáo đã đi được một chặng đường dài cùng với sự xuất
hiện của nhiều kênh thông tin mới và các phương pháp quảng cáo mới.
Lịch sử phát triển của quảng cáo từ cuối thế kỷ 19 tới nay có thể chia ra thành 5
giai đoạn, gắn liền với sự ra đời của các Chiến Lược Quảng Cáo như sau:
1/ Quảng cáo Chân Thật – Story-telling advertising
Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ XX.
2/ Quảng cáo Điểm Mạnh của Sản Phẩm - USP advertising
Từ thập nên 40 thế kỷ XX
3/ Quảng cáo Xây Dựng Hình Ảnh - Image Advertising
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX
4/ Quảng cáo Định Vị Thương Hiệu - Positioning advertising
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX.
5/ Chương trình truyền thông tiếp thị tích hợp IMC
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX.
3. Vai trò của khuyến mại và quảng cáo
1.3.1 Vai trò của Khuyến mại
Khuyến mại bất kỳ hình thức truyền thông một doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để

thông báo, thuyết phục, hay nhắc nhở mọi người về sản phẩm của mình và cải
thiện hình ảnh công chúng của nó.
1.3.2 Vai trò của Quảng cáo
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay Quảng cáo là một trong những nhu cầu
và phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại của
một sản phẩm nói riêng và của một doanh nghiệp nói chung. Nhờ vào Quảng cáo
mà có thể giúp cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, tăng sức mua,
nâng cao thị phần.
Thông tin nhanh chóng cho thị trường và đặc điểm, tính năng của sản phẩm.
Góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng, giảm chi phí phân phối vì khách hàng tự tìm
đến sản phẩm là chính
Tăng giá thành phẩm mà khách hàng vẫn vui lòng trả vì nó giúp khách hàng tin
tưởng vào sản phẩm và yên tâm hơn khi sử dụng.
Điều này làm tăng doanh thu vì nó có nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn.
Quảng cáo kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần ở giai đoạn phát
triển bảo vệ thị phần và thị trường ổn định.
4. Các cách thức của Khuyến mại và Quảng cáo ( Marketting )
Khi nền kinh tế có nhiều thay đổi thì không chỉ ngành ngân hàng mà tất cả các
ngành kinh tế khác cũng phải gồng mình thuận theo dòng nước; và marketing
chính là công cụ tốt nhất để doanh nghiệp thích nghi được với sự biến động ấy.
Marketing trong ngành ngân hàng tập trung chủ yếu vào các hoạt động.
4.1. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu môi trường kinh doanh
Nghiên cứu nhu cầu và mong đợi của thị trường
Nghiên cứu khả năng cung ứng của các ngân hàng và sự cạnh tranh giữa họ.
"Chần đoán" ngân hàng mình tập trung nghiên cứu.
4.2 Xây dựng chiến lược Marketing, tập trung vào 4 công cụ mà hầu hết các
ngân hàng hiện nay tập trung:

×