Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GIÁO án GIẢNG dạy bài 32 nội NĂNG và sự BIẾN THIÊN nội NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.92 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự Do-Hạnh Phúc

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI 32: NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Vĩnh Long
Giáo sinh thực tập : Phạm Hoàng Đạo
Lớp giảng dạy
: 10A19
Ngày thực hiện
: 20/03/2015
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Phát biểu được về định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học.
- Chứng minh được nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.
- Trình bày được hai cách làm biến đổi nội năng.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng, viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay
tỏa ra, nêu được tên và các đại lượng có mặt trong công thức.
2.Kỹ năng:
- Giải thích một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về sự biến thiên nội năng.
- Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập có liên quan.
3. Phát triển tư duy
-Rèn luyện tư duy phê phán trong quá trình xây dựng bài học.
-Rèn luyện tư duy logic trong việc giải bài tập.
4.Thái độ, đạo đức:
- Kích thích tinh thần học tập, yêu mến bộ môn vật lý của học sinh.
- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường
II.CHUẨN BỊ


Giáo viên:
- Giáo án giảng dạy.
Học sinh:
- Nắm được các kiến thức về cơ năng, nhiệt năng, các hình thức truyền nhiệt.
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
-Phương pháp chính: Giảng giải.
-Phương pháp phụ : Đàm thoại.
IV.TIẾN TRÌN DẠY VÀ HỌC
Thời gian
15 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh
+ GV lập luận và HS lắng nghe:
- Nội năng là một dạng năng lượng bên trong vật, bên
trong vật thì được cấu tạo từ các phân tử, vì vậy ta dễ
dàng hiểu được rằng nội năng của vật là do các phân
tử cấu tạo vật nên gây ra.
- Ví dụ như cái ghế của chúng ta đang ngồi cũng vậy.
Nó được cấu tạo từ vô số các phân tử và ta cũng biết
là theo thuyết động học phân tử các phân tử đó
chuyển động không ngừng, nên chúng có động năng.
Và giữa các phân tử có khoảng cách với nhau và

Nội dung học sinh cần ghi nhận
I .Nội năng
1. Khái niệm
- Nội năng của một vật là tổng động năng
và thế năng của các phân tử cấu tạo nên
vật.
- Nội năng của một vật phụ thuộc vào

nhiệt độ và thể tích: U = f (T, V)
- Kí hiệu:
- Đơn vị: Jun
2. Độ biến thiên nội năng


20 phút

chúng tương tác với nhau bằng lực đẩy và hút, vì thế
giữa các phân tử còn có thế năng tương tác.
+ GV đưa tới khái niệm “nội năng” và HS ghi nhận.
+ GV yêu cầu HS chứng tỏ: “Nội năng của một vật
phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích”. HS suy nghĩ và
trả lời với sự hỗ trợ của GV. (gợi ý: Mối quan hệ giữa
nhiệt độ và động năng, giữa thể tích và thế năng)
+ GV yêu cầu HS về nhà chứng tỏ: “Nội năng của
một lượng khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ”.
HS ghi nhận nhiệm vụ.
+ GV lập luận và học sinh tiếp thu: Trong các hiện
tượng vật lý, ta không quan tâm đến nội năng của vật
mà quan tâm đến độ biến thiên nội năng của vật.
+Từ đó GV đi tới khái niệm về “Độ biến tiên nội
năng”. HS ghi nhận.
+ GV lập luận và HS tiếp thu:
Khi ta bơm xe đạp bằng bơm tay thì ta thấy không khí
trong bơm nóng lên. Hoặc ta cọ sát một đồng xu trên
mặt bàn thì ta cũng thấy đồng xu nóng lên. Như vậy
thì nội năng của khí trong bơm hay là của đồng xu đã
thay đổi. Ta nói nội năng của vật biến đổi khi thực
hiện công.

+ Tương tự GV lập luận và HS tiếp thu:
Bên cạnh đó ta cũng có thể làm cho khí trong bơm
nóng lên bằng cách hơ nóng thân bơm và làm cho
đồng xu nóng lên bằng cách thả nó vào nước nóng.
Khi đó nội năng của khí trong bơm hoặc của đồng xu
thay đổi do truyền nhiệt lượng.
+ GV nêu “ví dụ về hiện tượng đun nước sôi làm cho
nắp ấm đẩy lên”, nội năng của khí trong ấm thay đổi
do truyền nhiệt và đẩy nắp ấm. HS tiếp thu.
+ GV thông báo cho HS khái niệm về “Nhiệt lượng”.
HS ghi nhận.
+ GV đi đến “công thức tính nhiệt lượng”. HS ghi
nhận. ( Lưu ý: chú ý tới các đơn vị trong công thức )

- Độ biến thiên nội năng là phần

nội năng tăng lên hay giảm bớt trong một
quá trình.
2

1

∆U = U - U
Trong đó:
∆U là độ biến thiên nội năng.
2

U là nội năng lúc sau
1


U là nội năng lúc trước

II. Hai cách làm biến đổi nội năng
1. Thực hiện công
- Nội năng biến đổi khi thực hiện công.
- Trong quá trình thực hiện công có sự
chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác
sang nội năng.
2. Truyền nhiệt
a) Quá trình truyền nhiệt
- Nội năng của vật biến đổi khi vật được
tiếp xúc với vật khác (hoặc hệ vật) có
nhiệt độ khác với nó.
- Trong quá trình truyền nhiệt không có
sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này
sang dạng khác. Mà chỉ có sự truyền nội
năng từ vật này sang vật khác.
b) Nhiệt lượng
- Là số đo độ biến thiên nội năng trong

quá trình truyền nhiệt:
Trong đó:
là độ biến thiên nội năng.
nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra.
- Đơn vị: Jun
- Kí hiệu: J
m : khối lượng ( Kg)
c : nhiệt dung riêng (J/Kg.K)
∆t : độ biến thiên nhiệt độ ( 0C hoặc K )


10 phút

+ GV hướng dẫn HS làm BTVD. Cách hướng dẫn:
Câu 1:
Gọi nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng là t.
( 200C < t< 750C )

III. Bài tập vận dụng


Vì nhôm và nước đang ở trạng thái có nhiệt độ thấp
hơn sắt, nên khi cân bằng nhiệt thì nhôm và nước sẽ
thu nhiệt, còn sắt thì sẽ tỏa nhiệt.
- Khi cân bằng nhiệt, nhiệt lượng thu vào:
Qthu = mAl.cAl. (t-20)+mH20.cH20.(t-20)
- Khi cân bằng nhiệt, nhiệt lượng tỏa ra:
Qtoa = mFe cFe (t − 75) = mFe cFe (75 − t)
Mà Qthu = Qtỏa . Thế số ta tìm được t = 250C
Câu 2:
- Khi cân bằng nhiệt, nhiệt lượng thu vào:
Qthu = mCu.cCu. (21,5-8,4)+mH20.cH20.(21,5-8,4)
- Khi cân bằng nhiệt, nhiệt lượng tỏa ra:
Qtoa = mKL cKL (21,5 − 100) = mKL cKL (100 − 21,5)
Mà Qthu = Qtỏa .
Thế số ta tìm được cKL = 0,777.103 J/(kg.K)

V. DẶN DÒ CÔNG VIỆC VỀ NHÀ
- Các em xem trước bài “ Các nguyên lí của nhiệt động lực học”.
- Làm bài tập về nhà và bài tập trong đề cương.
VI.RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn

Giáo sinh thực tập



×