Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của công ty lương thực thực phẩm vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.45 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
-------o0o------TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Thảo luận môn:
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề tài:

"Chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của công ty lương thực - thực
phẩm Vĩnh Long"

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS LỤC THỊ THU HƯỜNG

Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 3 - CH16B – Kế toán
1

Phùng Thị Mến

5

Đậu Thị Bích Phượng

2

Nguyễn Thị Nga

6

Lương Ngọc Quế


3

Đặng Thị Thu ngần

7

Lê Thị Hồng Sơn (Nhóm trưởng)

4

Đặng Thị Phượng

8

Trần Thị Thanh Tâm (Thư ký)

Hà Nội
08-2015

1


MỤC LỤC
Chương 1: Những lý luận chung về chuỗi cung ứng
1.1 Khái niệm
1.2 Đặc điểm
1.3 Vai trò
Chương 2: Tổng quan về chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của công ty cổ phẩn
lương thực - thực phẩm Vĩnh Long
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Sứ mệnh - Tầm nhìn
2.1.3.. Lĩnh vực kinh doanh chính
2.1.4. Năng lực sản xuất, sản phẩm gạo xuất khẩu
2.1.5. Chứng nhận chất lượng
2.2. Chuỗi cung ứng của Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long
2.3. Vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng
1.3.1. Nông dân sản xuất lúa
1.3.2. Thương lái
1.3.3. Hệ thống xay xát, chế biến và cung ứng gạo thành phẩm
1.3.4. Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long
1.3.5. Khách hàng
Chương 3: Thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Công ty cổ phẩn
lương thực - thực phẩm Vĩnh Long
3.1. Khả năng đáp ứng của các khâu trong chuỗi
3.2. Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các khâu trong chuỗi
3.3. Cam kết của các thành viên trong chuỗi
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng xuất
khẩu gạo của công ty lương thực - thực phẩm Vĩnh Long; Lợi ích của nhà
nông trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu
4.1. Giải pháp từ phía nhà nước
4.1.1 Ấn định giá sàn bán gạo xuất khẩu
4.1.2. Đánh thuế xuất khẩu gạo
4.2. Giải pháp từ phía công ty xuất nhập khẩu gạo
4.2.2.Đầu tư xây dựng hệ thống xay xát, đánh bóng, vùng lúa chất lượng
4.2.2. Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với thương lái
2


Chương 1


Những lý luận chung về chuỗi cung ứng
1.1. Khái niệm
Chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp kết nối trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy sản phẩm, thông tin, tài chính trong quá
trình đáp ứng đúng yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng.
Chuỗi cung ứng gồm tất cả các giai đoạn, từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu dùng
cuối cùng, và khách hàng là một bộ phận tích hợp của chuỗi. Có thể nói, chuỗi cung
ứng là mạng lưới liên kết tự nguyện, chia sẻ và tin tưởng lẫn nhau.
Quản trị chuỗi cung ứng (theo Hội đồng chuỗi cung ứng) là tập hợp các phương
thức thiết kế, lập kế hoạch, triển khai một cách hiệu quả; là quá trình tích hợp giữa nhà
cung cấp, nhà sản xuất, hệ thống kho bãi và cửa hàng bán lẻ để hàng hoá được sản
xuất và phân phối đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng yêu cầu về chất lượng và
số lượng.
1.2. Đặc điểm
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa
học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu
thành sản phẩm, dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó và phân phối tới các
khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp quản trị chuỗi cung ứng nào, dù
sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của
các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung
ứng sản xuất.
Quản trị chuỗi cung ứng có đặc điểm là cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt
động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các
giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, quản
trị chuỗi cung ứng cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty
sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một
môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty giao dịch trực tiếp với

khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán.
Ngoài ra, trong quản trị chuỗi cung ứng còn có các mô hình dây chuyền cung
3


ứng được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp. Đối với “mô hình đơn giản”, khi công ty
chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm rồi bán hàng
trực tiếp cho người sử dụng. Ở đây, công ty chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu
rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất. Trong mô
hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, từ các nhà
phân phối và từ các nhà máy có điểm tương đồng với nhà sản xuất.
1.3. Vai trò
Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn. Quản trị chuỗi cung ứng giải
quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi
các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật
liệu, hàng hoá, dịch vụ mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng
khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và
giải pháp quản trị chuỗi cung ứng thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn,
thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu,
chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc
rối, chồng chéo…
Ngoài ra, quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc
biệt là tiếp thị hỗn hợp ( Product, Price, Promotion, Place). Quản trị chuỗi cung ứng
đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời
điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách
hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Đặc biệt là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống quản trị chuỗi
cung ứng hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo
điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển.Tuy nhiên, các nhà phân tích

kinh doanh đã cảnh báo, điều này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến
lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng
yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung
ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới
4


những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức
năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và
chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một
lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, quản trị chuỗi cung ứng sẽ điều
phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những
công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho
kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty phải
là một môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời
thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa
ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Quản trị chuỗi cung ứng cung cấp khả năng
trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung
cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và
lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật
liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của
công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp quản trị chuỗi cung ứng là phân
tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục
vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản
phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói,
quản trị chuỗi cung ứng là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất
lượng.


5


Chương 2
Tổng quan về chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của công ty lương thực Thực
phẩm tĩnh Vĩnh Long
2.1. Giới thiệu về công ty lương thực thực phẩm Vĩnh Long
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty cổ phần lương thực - thực phẩm Vĩnh Long là
Doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực - thực phẩm Vĩnh Long, đơn vị
thành viên của Tổng công ty Lương thực Miền Nam.
Công ty được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần từ ngày 01/01/2007 theo quyết định thành lập số 2204/QĐ/BNN - ĐMDN
ngày 01/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2.1.2. Sự mệnh - Tầm nhìn
Sứ mệnh của Công ty " cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất
lượng cao với giá cả cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng lợi nhuận thông qua sự điều
hành hiệu quả và mang đến giá trị cho cổ đông". Để thực hiện sứ mệnh Công ty
cam kết hoạt động hướng tới chất lượng và điều hành hoạt động theo phương
châm " Lắng nghe và đáp ứng vượt sự mong đợi của khách hàng"
Từ sứ mệnh và cam kết thực hiện. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công
nhân viên công ty quyết tâm:
" Trở thành một trong ba Công ty hàng đầu về kinh doanh lương thực"
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chính
Mua bán lươnng thực, thực phẩm, nông lâm nguyên liệu, đồ uống không
cồn
Mua bán phân bón, hóa chất sử dụng trogn nông nghiệp
Mua bán máy móc nông ngư cơ, thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng,
lâm nghiệp, xây dựng và phụ tùng thay thế

Mua bán ô tô, xe tải, mô tô xe máy.
Sản xuất mua bán thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
Nuôi trồng thủy sản
6


Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm thủy sản
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
Kinh doanh dịch vụ Khách sạn, dịch vụ ăn uống
Vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông
Dệt bao bì nhựa PP và PR
Xay xát thóc lúa, đánh bóng, xuất khẩu gạo
Thị trường xuất khẩu chính của công ty: Châu Phi, Indonesia, Malaysia,
Philipin, Iraq, Cu Ba.
2.1.4. Năng lực sản xuất, sản phẩm gạo xuất khẩu
Hệ thống kho với sức chứa 90.000 tấn đặt tại Vĩnh Long và các vùng
nguyên liệu trọng điểm ở ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp.
Với hệ thống máy móc đồng bộ gồm 40 dây chuyền lau bóng với công
suất 100 tấn/giờ, hệ thống máy tách màu (color sorter) thế hệ mới của Hàn
Quốc, cùng với hệ thống máy sấy tiêu chuẩn và hệ thống băng tải tự động hàng
năm công ty có khả năng sản xuất cung cấp gạo xuất khẩu và nội địa từ 400.000
– 500.000 tấn gạo với chất lượng cao đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
Hiện nay công ty đang xuất khẩu các loại gạo: Gạo Hương Lài, Gạo
JASMINE, Tám thơm, Nếp thơm, Các loại gạo.
2.1.5. Chứng nhận chất lượng
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước
ngoài, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 trong sản xuất và kinh doanh, đã được Tổ chức UKAS Vương quốc
Anh cấp giấy chứng từ năm 2001.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa cho các sản phẩm gạo

thương hiệu VinhLong Food đã được Chi cục đo lường chất lượng – Sở
KH&CN Vĩnh Long tiếp nhận: Hương lài, Jesmin, Gạo trắng Đài Loan, Tấm,
Tấm thơm…
2.2. Chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty lương thực - thực phẩm
Vĩnh Long

7


Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các thành viên trực tiếp hoặc gián tiếp vào
quá trình đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng khong chỉ bao gồm
nhà sản xuấtm nhà cung cấp mà còn liên quan tới vận chuyển,nhà kho, nhà bán
lẻ và khách hàng. Lúa của nông dân hiện nay từ đồng ruộng đến khi xuất khẩu
phải qua các khâu sau đây: thương lái -> nhà máy xay xát nguyên liệu -> nhà
máy lau bóng -> Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long-> xuất
khẩu gạo
Tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của công ty bao gồm các thành
viên
Nông dân: Người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng lúa
cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình
tham gia chuỗi cung ứng lúa phục vụ cho xuất khẩu một lượng rất ít người nông
dân có thể cung cấp trực tiếp lúa gạo cho công ty lương thực Thực phẩm Vĩnh
Long mà thông qua hệ thống thương lái thu mua hoặc qua hệ thống xay xát, hệ
thống cung ứng, chế biếng và cung ứng gạo thành phẩm.
Thương lái: Hệ thống các nhà thương lái trực tiếp thu mua lúa gạo của
nông dân, cung cấp gạo xuất khẩu qua hệ thống xay xát hoặc trực tiếp cho công
ty xuất khẩu gạo
Hệ thống xay xát, hệ thống cung ứng chế biến và cung ứng gạo thành
phẩm: Hiện nay trên địa bản tỉnh Vĩnh Long có hơn 600 hệ thống chế biến lúa
gạo có khả năng xay xát, trong đó có nhiều dây truyền tự động hoá, góp phần

nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu. Hệ thống này tập trung chủ yếu ở 3 huyện
Lonh Hồ, Trà Ôn, Tam Bình. Hệ thống này do công ty trực tiếp đầu tư vốn để
cung cấp gạo thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu và bán lẻ trong nước.
Công ty lương thực Thực phẩm Vĩnh Long: công ty trực tiếp cung cấp
gạo xuất khẩu sang các thị trường Malaysia, Nhật Bản, Châu Phi, Indonesia.
Đây là những thị trường chiến lược của công ty lương thực thực phẩm Vĩnh
Long.
Bán lẻ: Tham gia vào chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty có các
chuỗi các siêu thị mini, siêu thị Co.op Mark, công ty cổ phần DOCIMECO. Đây
8


là những nhà bán lẻ liên doanh liên kết cùng với công ty tham gia vào chuỗi
cung ứng.
Khách hàng: KH là người cuối cùng tiêu dùng các sản phẩm gạo của công
ty có thể là cá nhân, các hộ doanh nghiệp, tổ chức...
Sơ đồ chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của công ty lương thực Thực phẩm Vĩnh
Long

Nông
dân sx
lúa

Nông
dân sx
lúa

Nông
dân sx
lúa


Thươn
g lái

Khác
h
hàng

Hệ
thống
xay
xát; hệ
thống
cung
ứng,
chế
biến và
cung
ứng
gạo
thành
phẩm

Công
ty
lương
thực
Thực
phầm
Vĩnh

Long

Bán
lẻ

Khác
h
hàng

Khác
h
hàng

Thươn
g lái

Dòng thông tin
9


Cung ứng

2.3.Vai trò của các thành viên trong chuỗi
2.3.1 Nông dân sản xuất lúa
Nông dân là những người trực tiếp cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào
cho doanh nghiệp.
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo nguồn đầu vào và
đầu ra, nếu đầu vào không tốt hoặc không đáp ứng được nhu cầu sẽ ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh và các thành viên còn lại trong chuỗi.
Lúa gạo do người nông dân sản xuất ra sẽ đóng vai trò quan trọng trong

việc nâng cao giá trị xuất khẩu hạt gạo, tạo thương hiệu và mở rộng thị trường
xuất khẩu cho Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
2.3.2. Thương lái
Thương lái: Thương lái đóng vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối
giữa nông dân và công ty. Thương lái sẽ giúp giải quyết lúa tồn đọng trong dân,
cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty chế biến. Nếu không có thương lái thì
hoạt động thu mua lúa gạo sẽ bị ứ đọng và gặp nhiều khó khăn. Với kinh
nghiệm trong việc thu mua, am hiểu địa bàn, trong khi các điểm thu mua của
Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long không thể mua được hết lúa
trong dân, còn nông dân lại không có phương tiện để để vận chuyển ra các nơi
thu mua để bán thì thương lái giữ vai trò quan trọng trong việc thu mua lúa gạo
của nông dân cung cấp cho công ty. Do đặc điểm của tỉnh có nhiều cầu hẹp, ghe
có trọng tải lớn từ 30 -50 tấn không thể vào mua lúa trực tiếp của nông dân
được, lúc này vai trò của thương lái rất quan trọng trong việc thu mua, họ có thể
trực tiếp thu mua lúa gạo của nông dân.
2.3.3. Hệ thống xay xát, chế biến và cung ứng gạo thành phẩm

10


Hệ thống xay xát, chế biến và cung ứng gạo thành phẩm: Hệ thống này có
vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị của hạt gạo xuất khẩu. Tại Vĩnh
Long, chợ gạo Cầu Đôi, một trong những chợ đầu mối thu mua, xay xát trọng
điểm của tỉnh Vĩnh Long và các khu vực, cơ sở xay xát ở đây còn là vệ tinh của
công ty lương thực – thực phẩm Vĩnh Long cung ứng kịp thời nhu cầu thu mua,
chế biến gạo xuất khẩu của công ty.
2.3.4 Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long
Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long: Công ty là doanh
nghiệp chủ lực kinh doanh gạo xuất khẩu của tỉnh. Công ty góp phần trong việc
tiêu thụ hàng hoá của nông dân, đảm bảo đầu ra cho hạt gạo. Với vai trò tiêu thụ

gạo, nâng cao giá trị hạt gạo doanh nghiệp có vai trò cung cấp thông tin với các
thành viên trong chuỗi về nhu cầu tiêu thụ của thế giới, mở rộng thị trường xuất
khẩu, giá cả thu mua lúa gạo của người nông dân.
2.3.5. Khách hàng
Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi, họ có vai trò trong
việc thúc đấy chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển. Khách hàng không chỉ đơn
thuần là người mua, người đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn là người trực
tiếp tham gia quyết định chất lượng trong quá trình sử dụng

11


Chương 3
Thực trạng chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Công ty cổ phẩn lương
thực - thực phẩm Vĩnh Long
3.1. Khả năng đáp ứng yêu cầu tại từng khâu trong chuỗi
Nông dân trồng lúa là người trực tiếp cung cấp chủng loại sản phẩm đem
lại chất lượng cho gạo xuất khẩu. Hiện nay người nông dân trồng lúa chưa cung
cấp lúa đúng chủng loại, đúng số lượng và chất lượng theo yêu cầu cho nhà sản
xuất. Các hộ nông dân thường sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, nhiều giống lúa chưa
phù hợp với thổ nhưỡng. Người nông dân không có khả năng dự đoán sự vận
động của thị trường để có những điều chỉnh loại lúa phù hợp với nhu cầu của thị
trường, cũng như đảm bảo chất lượng, năng suất ổn định, đủ tiêu chuẩn hàm
lượng thuốc cho phép. Để hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu vào ổn định chất
lượng, công ty cần phối hợp với công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm
cung cấp cho nông dân các loại vật tư nông nghiệp với giá rẻ hơn thị trường,
đảm bảo chất lượng, giúp bà con giảm giá thành sản xuất.
Hàng xáo là lược lượng thu mua tự do, ít bị giàng buộc với nông dân và
công ty. Điều này dẫn đến tình trạng tranh mua – tranh bán, mạnh ai người đó
làm. Khi thị trường biến động theo chiều hướng sốt hàng, xuất khẩu gặp thuận

lợi thì thương lái tranh mua lúa gạo của nông dân bán cho công ty xuất khẩu.
Ngược lại khi nguồn nguyên liệu cung cấp thừa thãi thì thương lái không thu
mua lúa gạo cho nông dân, ép giá, làm cho lúa đọng không tiêu thụ được làm
ảnh hưởng tới đời sống của nông dân cũng như khả năng cung ứng gạo xuất
khẩu mỗi khi được mùa. Sự liên kết giữa thương lái và công ty trong thời gian
vừa qua bước đầu đã góp phần nâng cao được hiệu quả trong khâu đáp ứng yêu
cầu cung cấp lúa gạo của thương lái cho công ty. Tuy nhiên mối liên kết này còn
lỏng lẻo và chưa có giá trị pháp lý, chế tài trong việc thực hiện hợp đồng.
Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long chưa có đủ vốn để
đầu tư xây dựng hệ thống xay xát, đánh bóng gạo với dây truyền tiên tiến, khả
năng đáp ứng nhu cầu thu mua còn kém. Không có vốn để dự trữ gạo đảm bảo
12


trong trường hơp thị trường khan hiếm nguyên liệu. Vào mùa vụ khi nông dân
thu hoạch lúa thường giá lúa xuống rất thấp, hệ thống thương lái thường ép giá
nông dân với giá thấp, trong khi công ty vẫn mua giá lúa với thương lái theo giá
mà tông công ty lương thực miền nam quy định.
3.2.Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các khâu trong chuỗi
Thông tin cho khâu cung cấp nguyên liệu: Công ty đều thông tin về số
lượng và chất lượng lúa gạo cho nông dân sản xuất. Tuy nhiên các thương lái ít
có thông tin với nông dân về chủng loại lúa, trong khi đó người nông dân sản
xuất theo tập quán thâm canh, ít giống lúa mới, chất lượng gạo không cao không
đáp ứng theo nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
Thông tin về giá cả mua bán của công ty thường thông báo tới các thương
lái tuy nhiên do chưa có nhiều điều kiện giàng buộc về hợp đồng nên khi nguồn
nguyên liệu khan hiếm thương lái thường bán giá lúa cao cho doanh nghiệp
trong khi đó người nông dân bán lúa cho thương lái với giá thấp. Khi lúa gạo
khan hiếm, thương lái đua nhau mua lúa gạo của nông dân với giá cao, không
cung cấp ngay cho công ty mà trần trừ, đợi tăng giá.

Nếu công ty cung cấp thông tin tốt về thị trường và nhu cầu sản phẩm với
thương lái và thương lái cung cấp tốt tới nông dân, họ sẽ có sẽ có thời gian
chuẩn bị năng lực để sản xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu tốt hơn. Thông tin
tốt sẽ giúp mắt xích trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, từ đó giảm được rất
nhiều lượng dự trữ tồn kho không mong muốn trong chuỗi.
3.3. Cam kết của thành viên trong chuỗi
Vấn đề cam kết của các thành viên trong chuỗi rất quan trọng đối với việc
nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Việc cung cấp lúa gaọ cho công ty chủ
yếu qua hợp đồng miệng hoặc không có hợp đồng. Với những hợp đồng này
mức độ cam kết rất thấp vì khi một bên vi phạm rất khó áp dụng chế tài xử phạt.
Điều này dẫn đến sự mất ổn định trong khâu cung cấp nguyên liệu và hậu quả là
khả năng đáp ứng khách hàng đầu cuối kém, gây ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu.
Khi giữa các khâu trong chuỗi không có các hợp đồng chặt chẽ sẽ khó kiểm soát
chất lượng gạo đầu vào.
13


Tính pháp lý của biên bản thoả thuận không chặt chẽ bằng hợp đồng kinh
tế nên chưa ràng buộc được thương lái với công ty. Mặc dù đã ký kết hợp đồng
cung cấp và tiêu thụ gạo với giá cụ thể nhưng khi giá gạo tăng một số thưuơng
lái trì trệ thời gian giao hàng, thậm trí “ bẻ “ hợp đồng. Hiện nay các thương lái
cung cấp lúa gạo cho công ty không giữ vững cam kết của mình khi thấy lợi
nhuận trước mắt quá lớn. Khi nguồn cung cấp lúa gạo đầu vào khan hiếm thì
thương lái tranh giành nhau mua gạo của nông dân, nhưng không bán lại cho
công ty như thoả thuận mà trần trừ để công ty phải trả giá cao hơn điều này gây
khó khăn cho công ty trong việc đảm bảo lượng gạo xuất khẩu như đã cam kết
với đối tác. Vấn đề thương lái không giữ lời hứa như đã cam kết với công ty
không được giải quyết bằng pháp luật nên khó ngăn chặn. Mặt khác nếu có hợp
đồng kinh tế thì thương lái cần phải có giấy phép kinh doanh và chịu thuế trong
khi lực lượng thương lái thường hoạt động tư do không phải chịu thuế. Vì vậy

thương lái không chấp thuận ký hợp đồng cung cấp lúa gạo cho công ty. Theo
những thương lái cung cấp lúa gạo cho biết rào cản lớn nhất đối với thương lái
khi thực hiện liên kết với doanh nghiệp chính là hợp đồng kinh tế. Nếu thương
lái mua hoá đơn từ các cơ quan chức năng để cung cấp lúa gạo cho công ty thì sẽ
ảnh hưởng tới giá thành trên mỗi kg lúa. Nhưng không thành lập công ty thì
không được khấu trừ đầu vào. Trong khi chính phủ tạo mọi điều kiện cho công
ty xuất khẩu do đó việc cam kết giữa thương lái với công ty không chặt chẽ.
Hiện nay với cơ chế thu mua giá gạo xuất khẩu do nhà nước độc quyền sẽ
ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của người nông dân cũng như ảnh hưởng tới mức
độ cam kết của các thương lái đối với công ty. Trong khi nhà nước ấn định giá
gạo xuất khẩu thì công ty thu mua lúa gạo lại quyết định giá mua gạo với nông
dân. Công ty thu mua lúa gạo của nông dân không dựa trên giá gạo xuất khẩu.
Nếu như nhà nước có thể ấn định thu mua lúa gạo cho người nông dân thì lợi ích
của nhà nông sẽ được nâng cao.

14


Chương 4
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của
công ty lương thực – thực phẩm Vĩnh Long ; Lợi ích của nhà nông trong
quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu
4.1. Giải pháp từ phía nhà nước
Để nâng cấp chuỗi giá trị gạo, ngoài việc quản lý tốt và hiệu quả chuỗi
cung ứng gạo và quản lý chất lượng trong toàn chuỗi bằng các liên kết dọc (liên
kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi) và liên kết ngang ( các nhà hỗ trợ thúc đẩy
sản xuất chuỗi – chính quyền địa phương các cấp, các hiệp hội, khuyến nông…)
thì các chính sách vĩ mô để điều tiết mặt hàng gạo xuất khẩu có vai trò vô cùng
quan trọng.
4.1.1. Ấn định giá sàn bán gạo xuất khẩu

Chính phủ ấn định giá sàn bán gạo xuất khẩu và giá thu mua lúa của nông
dân. Giá mua lúa cho nông dân = giá bán gạo xuất khẩu – {(chi phí + lợi nhuận
của thương lái lúa) + (chi phí xay xát + chi phí xuất khẩu + lợi nhuận của cơ
quan chuyên trách của chính phủ)}
Để thực hiện điều này chính phủ phải thực hiện trực tiếp mua lúa cho
người nông dân. Chính phủ cần thành lập một cơ quan chuyên trách lúa gạo trực
thuộc Thủ tướng Chính phủ, do một phó thủ tướng lãnh đạo. Cơ quan này phụ
trách chiến lược lúa gạo trong đó có gạo xuất khẩu
Giả sử cuối năm 2011 Việt Nam xây dựng xong kho chứa được 8 triệu tấn
gạo. Trước vụ đông xuân Việt Nam và bạn hàng xuất khẩu ấn định xong gía sàn
bán gạo xuất khẩu ( giá sàn bán gạo cùng loại của Việt Nam không nhất thiết
phải bằng với bạn hàng xuất khẩu nhưng phải ở một mức thấp tối thiểu) mà
khách hàng chấp nhận là giá hợp lý.
Khi nông dân thu hoạch lúa đông xuân 2012, chính phủ cứ mua lúa của
nông dân theo mức giá quy từ giá sàn bán gạo xuất khẩu và cho vào kho dự trữ.
Nếu có hợp đồng với gía từ giá sàn trở lên thì ký bán và xuất khẩu gạo. Nếu các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo có hợp đồng xuất khẩu gạo, thì chính phủ tổ chức
15


đấu gía bán gạo cho doanh nghiệp. Nếu gía gạo thị trường thấp, chính phủ có thể
mua lúa vụ hè thu của nông dân cho vào kho để giữ giá mà không cần phải xuất
khẩu gạo với giá thấp. Như vậy Việt Nam có thể ngừng xuất khẩu gạo ra thị
trường một năm.
Cơ chế ấn định giá gạo xuất khẩu trở thành cơ chế trợ giá khi mức giá ấn
định thu mua của nông dân cao hơn giá bán gạo xuất khẩu quy lúa. Trong
trường hợp giá gạo thế giới giảm, chính phủ có thể lỗ do ấn định giá thu mua lúa
trong nước cao, còn nông dân vẫn được lợi. Với cơ chế xuất khẩu gạo mới này
nông dân không còn phải lo sợ điệp khúc “ trúng mùa mất giá”, “ gía lúa giảm
do nông dân thu hoạch rộ”, “giá lúa giảm do ngừng xuất khẩu” mà sẽ an tâm sản

xuất vì họ chắc chắn quyền lợi của mình được chính phủ quan tâm, chăm sóc.
4.1.2. Đánh thuế xuất khẩu gạo
Đây là một giải pháp phù hợp với nền kinh tế thị trường. Giá cả biến
động, nông dân phải luôn tự mình theo dõi sự biến động thị trường thế giới, khu
vực và trong nước để quyết định thời điểm bán ra và thời gian phải dự trữ lại để
có lợi cho mình nhất. Từ đó nông dân có thể làm quen, học hỏi nâng cao trình
độ sản xuất lương thực đạt tiêu chuẩn cao, phù hợp với thị trường và tiến tới
xuất khẩu gạo trực tiếp “ từ gốc tới ngọn” không qua trung gian. Khi giá gạo
trong nước tăng cao, một mức thuế xuất khẩu cao sẽ khuyến khích nông dân và
người xuất khẩu gạo tăng lượng gạo bán trong nội địa. Khi giá gạo thị trưòng
nội địa xuống thấp hơn giá gạo thế giới, mức thuế xuất khẩu gạo được điều
chỉnh, nông dân sẽ tự bán gạo cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo để đạt lợi nhuận
cao hơn. Khi thị trường điều tiết, người nông dân phải thực sự “ suy nghĩ trên
thửa ruộng của mình ”.
4.2. Giải pháp từ doanh nghiệp xuất khẩu gạo
4.2.1.Đầu tư xây dựng hệ thống xay xát, đánh bóng, vùng lúa chất lượng
Công ty cổ phẩn lương thực - thực phẩm Vĩnh Long dựa trên những khó
khăn trong chuỗi cung ứng từ bản thân công ty cũng như từ cơ chế công ty đã có
những chiến lược ngành hàng để khắc phục những khó khăn nâng cao hiệu quả
hoạt động của chuỗi
16


Để đảm bảo gạo xuất khẩu mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ lúa của
người nông dân công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh dây truyền
đồng bộ có khả năng sản xuất lúa từ 300.000 tấn/ năm tới 350000 tấn/năm. Công
ty còn đầu tư thêm dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng, phân loại gạo
phục vụ cho xuất khẩu
Để phát huy lợi thế của vùng, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp
chế biến gạo, đẩy mạnh tiêu thụ lúa của nông dân. Công ty tập trung đầu tư vào

các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ sấy
khô, bảo quản đến xay xát chế biến, đánh bóng ở xí nghiệp chế biến lương thực
số 5,7, 8 kho Phú Lộc. Trong đó là dự án đầu tư 8 tỷ đồng trang bị máy tách màu
chuyên sản xuất chế biện gạo cao cấp, gạo đặc sản, gạo đồ để xuất khẩu vào các
thị trường có nhu cầu cao như Iran, Irac, khối các nước Ả Rập, Nhật Bản,
Malaysia, và dự án đầu tư 09 tỷ đồng đầu tư nhà máy sản xuất bao bì để giám
giá thành gạo xuất khẩu.
Công ty kết hợp với lãnh đạo của địa phương quy hoạch vùng lúa chất
lượng cao, khuyến khích nông dân sử dụng các giống chủ lực phù hợp với thổ
những như OM 4498, OM 576, TNĐB 100..tạo vùng nguyện liệu ổn định cho
ngành chế biến lương thực. Đồng thời hình thành các chợ đầu mối thóc gạo tạo
điều kiện giao lưu giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, đẩy mạnh lưu
thông lúa gạo, hàng hoá.
4.2.2. Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với thương lái
Công ty ký kết hợp đồng kinh tế với thương lái, trạm trực thuộc có bạn
hàng vệ tinh, chuẩn bị hệ thống kho bãi để đảm bảo công ty có nguồn lúa gạo
ổn định, chủ động trong xuất khẩu. Thoả thuận này còn giúp cho người nông
dân, thương lái được công ty đảm bảo gía thu mua ổn định. Khi thương lái ký
kết hợp đồng thu mua lúa với công ty, lực lượng thương lái phải lập bảng kê
nguồn hàng của nông dân nhằm tránh tình trạng ép giá đối với người nông dân.
Ngoài ra, thương lái và các nhà máy xay xát phải đăng ký thời gian, lượng lúa,
gạo trong một dây chuyền thu mua, công ty sẽ thông báo giá trong chuyến đó để
tính giá thu mua hợp lý cho nông dân. Khi giá lúa trên thị trường tăng, công ty
17


sẽ mua ngay theo giá tăng. Trong trường hợp giá lúa trên thị trường giảm, nông
dân và thương lái sẽ được công ty đảm bảo mua theo giá của biên bản thoả thuận
trong 3 ngày, đến ngày thứ 4 mới điều chỉnh mua theo giá thị trường. Công ty có
chủ trương không hợp tác với thương lái cố tình ép gía nông dân. Với cách làm

mới này công ty sẽ giúp nông dân yên tâm hơn trong sản xuất và nhất là tình
hình giá thu mua lúa gạo lên xuống thất thường trong mùa thu hoạch rộ.

18



×