Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

TĂNG TRƯỞNG NĂM 2009 KỊCH BẢN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.11 KB, 32 trang )

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

KINH TẾ
TĂNG TRƯỞNG NĂM 2009: 3 KỊCH BẢN KINH TẾ
Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm nay dự báo dao động từ
3,39 đến 5,56%, trong khi lạm phát vẫn tiến gần 10%. Đó là con số
do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra
trong buổi họp báo công bố Báo cáo Kinh tế Việt Nam sáng nay
(13/5).
Báo cáo Kinh tế Việt Nam của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh
tế Trung ương là báo cáo hàng năm về bức tranh toàn cảnh nền kinh
tế Việt Nam. Năm nay, CIEM đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng
trong từ mức bi quan đến lạc quan.
Với kịch bản cơ bản, trong điều kiện các nền kinh tế là thị
trường xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng 0,5%, tỷ giá giữa tiền đồng
và đôla tiến thêm 5% và cung tiền tệ tăng 25%, GDP có thể tăng
trưởng 4,69%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức 9,4%.
Nếu các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng
trưởng GDP cao hơn, khoảng 1%, thì theo kịch bản lạc quan, kinh tế
có thể tăng trưởng 5,56% và CPI chỉ ở mức 8,9%. Giả định về biến
động tỷ giá hối đoái và cung tiền tệ trong trường hợp này được giữ
nguyên như với kịch bản cơ bản.
Trong trường hợp xấu nhất, khi các nền kinh tế là thị trường
xuất khẩu của Việt Nam không tăng trưởng, và tín dụng được thắt
chặt hơn, thì tốc độ tăng GDP chỉ ở mức 3,39%, nhỉnh hơn chút ít so
với quý I vừa qua. Tỷ lệ lạm phát khi này là 8,2%.
Theo đánh giá của CIEM, kinh tế năm 2009 sẽ tiếp tục đối mặt
với lạm phát cao và thâm hụt ngân sách tương đối lớn, một phần do
tác động của các gói kích cầu. Ngay cả với kịch bản kinh tế lạc quan,


tăng trưởng GDP dừng lại ở 5,56%, trong khi thâm hụt ngân sách lên
tới 9,4%.
Trả lời câu hỏi: trong 3 kịch bản đó, CIEM nghiêng về kịch bản
nào, Tiến sỹ Đinh Văn Ân cho biết, cá nhân ông nghiêng về kịch bản
lạc quan bởi tuy khủng hoảng kinh tế tác động mạnh đến các nước
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

trên thế giới, nhưng Việt Nam là nước có đặc thù riêng: nền kinh tế
đang chuyển đổi, đầu tư vẫn rộng mở, cầu có khả năng thanh toán
cao hơn những con số thống kê được công bố (thực tế tiêu dùng của
người dân trong những ngày nghỉ lễ vừa qua đã chứng minh điều đó).
Bên cạnh đó, các giải pháp chống suy giảm kinh tế được Chính phủ
thực hiện quyết liệt đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, ông Ân cũng
nhấn mạnh, nền kinh tế việt Nam trong năm 2009 có diễn ra theo
kịch bản lạc quan hay không còn phụ thuộc lớn vào sự điều hành của
Chính phủ, việc thực thi các chính sách của các Bộ ngành, đặc biệt là
sự năng động của các doanh nghiệp.
Tiến sỹ Phạm Lan Hương- Phó trưởng Ban Nghiên Cứu
Chính sách Hội nhập Kinh tế Quốc tế, Viện NCQLKTTƯ cho
rằng: Mục tiêu tăng trưởng GDP cần được Quốc hội và Chính phủ
xem xét lại một cách thận trọng để điều chỉnh khi thực thi kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2009 cho phù hợp với tình hình
thực tế hiện nay.

Theo mục tiêu kinh tế - xã hội được Quốc hội phê chuẩn tháng
11/2008, Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,5% trong năm nay. Tốc độ
tăng GDP trong năm 2008 là 6,2%. Trong phiên họp thường kỳ
Chính phủ tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã đề xuất điều chỉnh mục
tiêu tăng trưởng kinh tế xuống 5,5%. Tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam
toàn cầu cùng tháng, Thủ tướng cũng nhận định, CPI năm nay tăng
6% và GDP tăng khoảng 5%.
CIEM là cơ quan nghiên cứu trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, chuyên nghiên cứu về quản lý kinh tế vĩ mô, phục vụ việc điều
hành kinh tế của Chính phủ. Theo TS. Đinh Văn Ân, Viện trưởng
CIEM, các kịch bản kinh tế của Viện được xây dựng độc lập với dự
báo của các tổ chức nghiên cứu khác và dựa trên mô hình kỹ thuật do
GTZ (Đức) hỗ trợ.
Theo: Báo Công thương

CÂN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: “KÉO CHI GẦN THU”
Do nhiều nguyên nhân khách quan, nguồn thu ngân sách Nhà
nước bị giảm đáng kể trong những tháng đầu năm 2009. Cùng với
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

mức bộ chi ngân sách khá cao thì đây thực sự là vấn đề “nóng” cần
tìm biện pháp giải quyết trong thời gian tới.
Vì vậy, tại hội thảo “Tác động của khủng hoảng tài chính thế

giới đến ngân sách nhà nước Việt Nam” do Viện Khoa học Tài chính
vừa tổ chức, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, biện pháp quan
trọng là cần kéo chi lại gần thu ở khoảng cách hợp lý bằng cách rà
soát danh mục chi để giảm chi tiêu.
Theo thông tin của Bộ Tài chính, thu ngân sách trong quý
I/2009 ước đạt 86.270 tỷ đồng, chỉ bằng 22,1% dự toán. Cụ thể: thu
nội địa (không kể dầu thô) ước đạt 22,7% dự toán, so với cùng kỳ đạt
21,3%; thu từ dầu thô ước đạt 20% dự toán (cùng kỳ đạt 22%), thu từ
hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 22,3% dự toán (cùng kỳ đạt
37,3%). Như vậy, so với thực hiện cùng kỳ năm 2008, số thu quý
I/2009 giảm mạnh cả về số tuyệt đối (giảm trên 15.000 tỷ đồng,
tương đương 20%) và tiến độ thực hiện dự toán (cùng kỳ đạt 27% dự
toán).
Nguyên nhân là do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, thị trường
bất động sản và chứng khoán suy giảm. Bên cạnh đó, việc thực hiện
các chính sách hỗ trợ về thuế như: giãn, giảm, miễn thuế đã làm giảm
tiến độ thu nội địa. Tiếp đó, mặc dù giá dầu thô đang có dấu hiệu
nhích lên, nhưng giá dầu thanh toán bình quân của quý I chỉ đạt
42,7USD/thùng, giảm 27,3USD/thùng so với giá tính dự toán và
giảm 53,8USD/thùng so với cùng kỳ năm 2008. Vì vậy, dù sản lượng
dầu thanh toán ước đạt 3,5 triệu tấn (bằng 22% sản lượng kế hoạch),
thu ngân sách từ dầu thô chỉ ước đạt 16,1% kế hoạch. Hơn nữa, thu
cân đối ngân sách Nhà nước giảm như vậy còn do tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu quý I/2009 ước giảm 27% so với cùng kỳ năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có thuế suất cao (ô tô nguyên
chiếc và linh kiện, xe máy nguyên chiếc và linh kiện…) giảm mạnh
đã làm ảnh hưởng đáng kể đến thu ngân sách Nhà nước.
Theo đề xuất của các chuyên gia tài chính, trước mắt nên tập
trung triển khai các giải pháp quyết liệt để hạn chế tình trạng bội chi

trong đầu tư xây dựng cơ bản. TS Nguyễn Thị Hải Hà (Viện Khoa
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

học Tài chính) đề xuất: Cần rà soát, cắt giảm các khoản chi đầu tư,
nhất là đối với các công trình, dự án chưa đủ thủ tục, chưa thực sự
cần thiết, hiệu quả không đảm bảo. Còn TS Đặng Văn Thanh, một
chuyên gia kinh tế kiến nghị: Nên minh bạch mọi khoản vốn và kinh
phí, công khai phạm vi hỗ trợ, nhằm hạn chế tình trạng thất thoát,
lãng phí khiến lạm chi ngân sách nhà nước...
TS Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học
thị trường giá cả lại cho rằng, đây là lúc tính toán tỉ mỉ để cơ cấu lại
các khoản chi để giải bài toán mất cân đối ngân sách nhà nước.
Trong cơ cấu chi hiện nay, chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng
lớn và có tác động nhiều đến cân đối ngân sách nhà nước. Trong khi
đó, tới đây thông qua các chương trình kích cầu một lượng vốn khá
lớn sẽ rót vào lĩnh vực này, nên nếu không giám sát chặt chẽ để đảm
bảo hiệu quả dễ tác động không lành mạnh đến cân đối ngân sách
nhà nước.
Bên cạnh đó, TS Quách Đức Pháp, Phó giám đốc Học viện Tài
chính kiến nghị, do mặt bằng giá thế giới còn khá thấp do với năm
2008, nên có thể nghiên cứu để đưa ra một số chính sách thuế nhập
khẩu nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách. Cùng với triển khai chính
sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, cần tăng cường kiểm tra,

kiểm soát để chống thất thu, nợ đọng thuế. Nếu làm việc này có hiệu
quả cao cũng tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Cũng liên quan đến thu ngân sách, đại diện Tổng cục Hải quan
đề xuất một loạt biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước. Theo
đó, đối với các mặt hàng trong nước đã sản xuất được cần tăng thuế
suất để hỗ trợ sản xuất trong nước hợp lý, đồng thời tăng thu cho
ngân sách. Để khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ thuế cho ngân
sách nhà nước, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ miễn phạt
chậm nộp cho các tờ khai mà doanh nghiệp đã nộp hết nợ thuế trong
năm 2009. Đối với các doanh nghiệp khó khăn về tài chính còn nợ
thuế do thiếu vốn, hàng tồn kho không bán được, thì cho phép đăng
ký kế hoạch trả nợ theo từng tháng. Ngoài ra, đại diện Tổng cục thuế
cũng cho biết: đối với những khoản thuế được giãn nộp, ngành đã có
kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện đúng chính sách giãn, giảm thuế của
Chính phủ và thu kịp thời ngay sau khi hết thời hạn giãn thuế. Ngoài
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

ra, bên cạnh mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu theo chỉ tiêu được
giao, ngành sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá
trình giải quyết thủ tục hành chính thuế. Cụ thể, sẽ thí điểm việc nộp
tờ khai thuế qua mạng, chuẩn bị triển khai trung tâm hỗ trợ người
nộp thuế, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục kê khai nộp thuế cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ…

Theo: Báo Công thương

VIỆT NAM CẦN GIẢM MỨC ĐÔ LA HOÁ NỀN KINH TẾ
Đó là ý kiến của các chuyên gia tài chính quốc tế về vấn đề tài
chính tiền tại buổi tọa đàm Doanh nghiệp ASEM với chủ đề “Tăng
cường quan hệ kinh tế Á- Âu vượt qua khủng hoảng tài chính toàn
cầu” được tổ chức tại TP.HCM ngày 5/5 vừa qua.
Việt Nam đang vượt qua khủng hoảng.
Mặc dù ít nhiều chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu do thị trường xuất khẩu giảm sút mạnh nhưng Việt Nam đã
và đang vượt qua giai đoạn khó khăn nhất- đó là nhận xét chung của
nhiều diễn giả trong nước và quốc tế.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM,
Viện Kinh tế TP.HCM, phân tích: Tất cả các chính sách hiện nay của
Chính phủ đều đang giúp cho các doanh nghiệp (DN) vượt qua khó
khăn. Chính phủ Việt Nam đã vượt qua giai đoạn 2008- giai đoạn
Việt Nam chịu một cuộc khủng hoảng nhỏ nhưng cực kỳ khó khăn
trong quý II với nguy cơ lạm phát lớn. Mà nguyên nhân là do năm
2007 Việt Nam đã để xảy ra 2 cơn sốt lớn: đầu năm là chứng khoán,
cuối năm là bất động sản, đã đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển
bong bóng. Hiện tại tuy tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu vẫn còn nhưng trong cái họa có cái phúc, nếu các DN biết
tận dụng cơ hội và chính sách để thay đổi cơ cấu kinh tế thì tin rằng
Việt Nam sẽ vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
Ông T. Tobin đại diện ngân hàng HSBC đánh giá: Mặc dù tốc
độ thu hút vốn đầu tư FDI tại Việt Nam đã châm lại, tốc độ tăng
trưởng GDP chỉ đạt 3,1% trong quí I vừa qua nhưng các nhà đầu tư
nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục đến đầu tư và đổ tiền vào Việt Nam vì họ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


5


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

thấy Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng GDP
thấp nhưng vẫn còn hơn các nước Âu- Mỹ tăng trưởng âm hoặc bằng
con số 0. Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam tuy đã hội nhập với thế giới
nhưng chưa thực sự kết hợp chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu nên chỉ
bị ảnh hưởng ở thị trường thứ cấp do thị trường xuất khẩu giảm sút.
Đặc biệt, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc
điều hành thị trường tiền tệ tài chính. Hiện kích cầu ở Việt Nam đang
tiến triển khá tốt nhất là trong ngành xây dựng. Gói kích thích kinh tế
của Việt Nam đã đủ mạnh và tốt tuy nhiên nếu có những chính sách
điều hành kịp thời thì Việt Nam sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện
nay.
Tiến sĩ Jitendra, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM cũng khẳng
định: Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu thì Việt Nam vẫn là điểm
đến đầu tư hàng đầu của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Hiện tốc độ giải
ngân của Ấn Độ nhanh nhất trong số các dự án đầu tư vào Việt Nam.
Và trong năm 2009 vẫn có 16-19 đoàn DN của Ấn Độ đến Việt Nam
tìm hiểu cơ hội làm ăn.
Giảm mức độ đô la hóa
Trả lời cho vấn đề Việt Nam sẽ phải làm gì trong thời gian tới
và thời kỳ hậu khủng hoảng để vực dậy và phát triển nền kinh tế, có
rất nhiều ý kiến với nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên các gói
chính sách về tài chính tiền tệ của Việt Nam vẫn được các DN quan
tâm hơn cả, nhất là các DN nước ngoài.

Ông Benedict Bingham, trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho
rằng, trong thời gian tới gói chính sách mà Chính Phủ Việt Nam đưa
ra cần phải giảm bớt áp lực về ngoại hối. Mặc dù hiện tại, chính sách
về tỷ giá hối đoái của Việt Nam còn tương đối tốt trong vấn đề cán
cân thanh toán. Nhưng rõ ràng thị trường ngoại hối của Việt Nam
đang chịu áp lực trong vòng 3-4 tháng qua. Nếu tình trạng này kéo
dài và ngày càng trầm trọng sẽ liên quan đến lòng tin của các nhà đầu
tư vào thị trường.
Ông A.Sub, Tổng Giám đốc Standard Chartered cho rằng:
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã
làm được một số vấn đề quan trọng là: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

cho các ngân hàng; Hạ lãi suất cơ bản, việc lãi suất cho vay còn
khoảng 8%/năm so với khoảng 20% năm 2008 là vô cùng lớn; Hỗ trợ
về lãi suất cho các doanh nghiệp - một công cụ khá hữu ích giúp DN
hoạt động hiệu quả hơn; Chuyển vay USD sang tiền đồng giảm áp
lực ngoại tệ… Tuy nhiên trong thời gian tới, chính sách tiền tệ cần
tạo được cán cân thanh toán lành mạnh nhằm hỗ trợ thanh toán ngọai
hối. Hiện ở Việt Nam có tới 30% tiền tệ được qui đổi bằng USD.
Chính phủ cần giảm mức đô la hóa nền kinh tế để giải quyết vấn đề
thiếu USD trên thị trường. Theo NHNN Việt Nam thì tình trạng khan
hiếm USD trên thị trường là giả tạo do thói quen tích lũy của cải của

người dân chủ yếu giữ vàng và USD, các doanh nghiệp xuất khẩu
găm giữ USD không chịu bán.
Vậy làm thế nào để thu hút được nguồn USD trên thị trường,
tránh tình trạng khan hiếm giả tạo là vấn đề mà Việt Nam cần giải
quyết. Theo Ông T. Tobin: Việt Nam cần xây dựng lòng tin của
người Việt Nam vào tiền đồng Việt Nam và có biện pháp hành chính
bảo vệ người dân khi giữ tiền đồng, như Ấn Độ chẳng hạn, đã có một
loạt biện pháp dài hạn để giữ tỉ giá ổn định.
Ông A.Sub cũng cho rằng: Để giảm xu hướng đô la hóa nền
kinh tế cần phải có một quá trình. Việt Nam có 2 cách: thứ nhất cần
phải có chính sách qui định rõ ràng là thị trường trong nước chỉ có
thể mua bán bằng tiền đồng, tránh tình trạng coi đồng đô la như một
loại tiền thứ hai để thanh toán trên thị trường. Hoặc cần phải có luật
để bảo vệ người dân khi tích trũ tiền đồng sẽ có lợi hơn. Chính sách
này cần phải có một khung thời gian để thực hiện từng bước. Mặt
khác, NHNN phải cung cấp đủ đô la cho các ngân hàng thương mại
trong nước đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường.
Theo: Báo Công thương

SẼ KHÔNG “SỐT” GIÁ HAY KHAN HIẾM XI MĂNG
Sự ấm lại của thị trường bất động sản kể từ đầu năm 2009 đã
cải thiện sức cầu đối với hai mặt hàng chiến lược là thép và xi măng.
Với xi măng, sức tiêu thụ tháng 4/2009 đã tăng hơn 17% so với cùng
kỳ 2008 và tăng nhẹ so với 3 tháng đầu năm.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG


Số 02 - Tháng 5/2009

Trước hiện tượng sức cầu ấm lại, nhiều ý kiến quan ngại giá
xi măng có thể "theo đuôi" giá thép. Tuy nhiên, Vụ Vật liệu xây
dựng Bộ Xây dựng khẳng định sẽ không có chuyện sốt giá hay khan
hiếm xi măng.
Theo ông Nguyễn Quang Cung, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây
dựng, sức cầu ấm lại với ngành xi măng là tín hiệu tốt. Bộ Xây dựng
không lo việc sốt giá mà "chỉ lo thừa" xi măng vì quý II/2009 sẽ có
thêm 6 nhà máy sản xuất xi măng đi vào hoạt động.
Sản lượng tiêu thụ xi măng trong 4 tháng tuy có tăng so với
đầu năm nhưng dự kiến tháng 5 nếu sức cầu có tăng cũng chỉ thêm từ
1 - 2% vì phía Nam mùa mưa đến sớm. Khi sức cầu ổn định trong
khi nguồn cung hứa hẹn dồi dào thì không thể có chuyện xi măng
tăng giá hay khan hiếm như năm 2008.
"Việc điều tiết xi măng tại thị trường phía Nam có những thuận
lợi mới", ông Cung cho biết. Trước hết là thị trường này đã không
còn "khó tính" chỉ chấp nhận một vài thương hiệu xi măng quen
thuộc như Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Holcim Việt Nam, Tây Ninh và
Bình Phước... mà đã chấp nhận các thương hiệu xi măng khác.
Sở dĩ năm 2008 có hiện tượng sốt giá và khan hiếm xi măng
cục bộ là do thị trường phía Nam chỉ chấp nhận vài thương hiệu đó
trong khi tổng sản lượng các nhà máy xi măng này mới đạt khoảng
hơn 7,3 triệu tấn nhưng sức cầu lại cần từ 17 - 18 triệu tấn nên mới
sốt.
Năm nay tình hình đã khác, trước hết do được đầu tư mạnh vào
hệ thống sản xuất nên sản lượng sản xuất clinke và xi măng đều tăng.
Ví dụ trạm nghiền Cẩm Phả, xi măng Công Thanh, Hoàng Long,
Lam Thạch chuẩn bị sản xuất sẽ tăng cung đáng kể cho thị trường.

Vụ Vật liệu xây dựng giải thích, tiêu thụ xi măng tăng là do
nhiều dự án bắt đầu khởi động, đặc biệt là thị trường bất động sản hồi
phục do tác động của gói kích cầu của Chính phủ như hạ lãi suất cho
vay, giãn nợ...
Theo tổng hợp của vụ này, 4 tháng đầu năm 2009 cả nước sản
xuất được khoảng 14 triệu tấn xi măng, đạt 32,2% kế hoạch năm. 3
tháng đầu, ximăng tiêu thụ chậm, nhưng sang tháng 4, do vào mùa
8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

xây dựng ở phía Nam nên lượng ximăng tiêu thụ tăng khá mạnh, đạt
4,5 triệu tấn.
Vụ Vật liệu xây dựng cho biết 10 ngày đầu tháng 5 mức tiêu
thụ đã đạt 1,5 triệu tấn nên dự báo cả tháng 5 mức tiêu thụ cũng chỉ
bằng tháng 4.
"Dự tính nhu cầu ximăng năm 2009 của cả nước sẽ ở mức 44 45 triệu tấn. Tổng công suất thiết kế toàn ngành đã đạt 50 triệu tấn,
trong đó công suất huy động vào khoảng 45 - 46 triệu tấn, đáp ứng
đủ nhu cầu. Dự kiến từ năm 2010, thêm một số nhà máy sản xuất đi
vào hoạt động, cung ximăng sẽ vượt cầu khoảng 5 triệu tấn (10%),
mức thừa như vậy là phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam",
ông Cung nói. Thanh Lâm.
Theo: Tuần Tin tức

GÓI KÍCH CẦU: PHẢI TRIỆT ĐỂ VÀ VĂN MINH HƠN

Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 vừa qua, Chính phủ nhận định
các gói kích thích kinh tế đã được ban hành đồng bộ, đầy đủ, kể cả
nguồn vốn, nhưng việc triển khai thực hiện lại chậm.
- Tại cuộc hội thảo có chủ đề “Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt
Nam”do Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức tổ
chức vào cuối tuần qua tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế đã phân
tích sâu về các gói kích cầu này như một cách để tăng hiệu quả trong
việc triển khai thực hiện.
Thêm hai tiêu chí: triệt để và minh bạch
“Về lý thuyết, mục tiêu của các biện pháp tổng thể nhằm ngăn
chặn suy giảm kinh tế và kích thích phục hồi kinh tế mà Việt Nam
đang thực hiện là rõ ràng và đúng hướng”, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn
Văn Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, phát biểu
tại cuộc hội thảo.
Để các gói kích cầu phát huy tác dụng, ông Nam đề cập đến ba
tiêu chí mà Việt Nam đang thực hiện: kịp thời, đúng đối tượng và
ngắn hạn. Có điều, nhìn qua kinh nghiệm thực hiện các gói kích cầu
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

của Trung Quốc, theo ông Nam, cần phải bổ sung hai tiêu chí khác là
triệt để và minh bạch.
Trong một công trình nghiên cứu về khủng hoảng tài chính Mỹ

và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được công bố hồi tháng 4 vừa
qua, ông Nam và các cộng sự đã chỉ ra những hạn chế mà các gói
kích cầu cần phải hoàn thiện trong thời gian tới.
Ví dụ như nhóm 15 giải pháp cấp bách hỗ trợ xuất khẩu còn
chung chung, mới dừng lại ở định hướng, chưa cụ thể hóa thành các
hành động cụ thể, chưa phân công rõ trách nhiệm cơ quan thực hiện
và nguồn lực tài chính thực hiện lấy ở đâu.
Nhóm 9 giải pháp kích cầu đầu tư còn một số hạn chế như chưa
làm rõ mục tiêu cụ thể của đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng và đầu
tư cho tái cấu trúc nền kinh tế, định hướng đầu tư dàn trải, chú trọng
đến giải ngân vốn hơn là việc cơ cấu lại các khoản đầu tư. Các biện
pháp kích cầu tiêu dùng còn chung chung, chưa có cơ sở khuyến
khích các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chiến lược như xăng
dầu, than, nước sạch giảm giá mà thậm chí, lại tạo cơ sở cho doanh
nghiệp tăng giá.
Điển hình như trường hợp tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
tăng giá điện, khiến nền kinh tế chịu thêm áp lực chi phí đẩy, có thể
tác động gây ra tình trạng “đình-lạm” (đình đốn và lạm phát), theo
nhận định của Tiến sĩ Trần Việt Tiến, cũng từ Đại học Kinh tế quốc
dân.
Nếu phân tích rõ hơn, tác động của 9 nhóm giải pháp thuộc
chính sách tài khóa bị hạn chế, chưa triệt để được vì một số lý do. Đó
là thời gian áp dụng việc giảm, giãn thuế chỉ trong quí 4-2008 là quá
ngắn, khiến cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang thua lỗ sẽ
không có cơ hội thụ hưởng chính sách. Hay như biện pháp về thuế
giá trị gia tăng mới chỉ dừng ở việc đẩy nhanh khâu hoàn thuế nên
mức độ tác động của chính sách cũng bị chậm lại.
Ông Nam phân tích thêm, tác động của việc hỗ trợ lãi suất 4%
tới chi phí sản xuất còn thấp do chi phí lãi suất chỉ chiếm khoảng 5%
giá thành, trong khi đó việc hỗ trợ lãi suất thời gian đầu chỉ dành cho

vốn lưu động và chỉ kéo dài đến hết năm 2009 là quá ngắn.
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

“Quyết định 443/QĐ-TTg hôm 4-4 đã khắc phục được thời
gian vay vốn, kéo dài thành trung hạn nhưng việc áp dụng hỗ trợ lãi
suất 4% vẫn chưa thực sự phù hợp”, theo quan điểm ông Nam. Vì
ông cho rằng, đáng lẽ với các khoản vay để đầu tư mới và phát triển
hạ tầng với thời hạn hai năm cần có mức hỗ trợ cao hơn, ví như áp
dụng mức lãi suất hỗ trợ đặc biệt với các tổ chức, cá nhân vay vốn
đầu tư mua sắm các thiết bị công nghệ hiện đại.
Cẩn trọng với “chạy” vốn kích cầu
Tiến sĩ Trần Việt Tiến cho rằng trong quá trình thực hiện gói
kích cầu cần phải xóa bỏ hiện tượng “chạy dự án” mà trong thời
điểm này có thể gọi là “chạy kích cầu”. Nếu để hiện tượng này xảy ra
thì lượng vốn Nhà nước bỏ ra để kích cầu sẽ dàn trải và không hiệu
quả.
Theo dự kiến cơ cấu chi của gói kích cầu 17.000 tỉ đồng thì thứ
tự ưu tiên cho các dự án được vay hỗ trợ lãi suất như sau: 50% dành
cho phát triển cơ sở hạ tầng, 25% cho nông nghiệp và nông thôn, 5%
cho phát triển nhà ở xã hội và 20% còn lại cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Trên thực tế nhiều năm qua, các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng (đặc biệt dùng vốn nhà nước hoặc vốn vay các ngân hàng quốc
doanh) thường hay chậm giải ngân, làm thất thoát đồng vốn và chậm

đi vào cuộc sống.
Do vậy, nếu không giám sát chặt chẽ và minh bạch đường đi
của những đồng vốn này thì hiệu quả của gói kích cầu e rằng bị
phản tác dụng. Sự lo ngại này không phải không có cơ sở khi mà
việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản bốn tháng đầu năm
chỉ bằng 27,9% kế hoạch. Trong khi đó, Chính phủ lại quyết định
“bơm” tiếp 20.000 tỉ đồng vốn trái phiếu vào các dự án loại này,
tạo thêm áp lực giải ngân nguồn vốn trái phiếu 64.000 tỉ đồng
trong năm nay.
“Nếu không tính toán cẩn trọng, thì những căn bệnh hiện tại
trong bộ máy nhà nước như tham nhũng, thiếu minh bạch, xung đột
lợi ích sẽ đưa các gói kích thích kinh tế này đến một kịch bản không
thể lường trước được”, Tiến sĩ Phạm Tất Thắng, Phó tổng biên tập
Tạp chí Cộng sản, cảnh báo.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

Để hoàn thiện thêm gói kích cầu, Giáo sư, Tiến sĩ Cao Cự Bội
(Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng vấn đề thẩm định dự án vay và
dự án đầu tư, nếu không được làm đúng chuẩn mực sẽ gây lãng phí
và thất thoát vốn kích cầu. Ông Nam đề xuất xây dựng các bộ tiêu
chí cụ thể để doanh nghiệp, hộ gia đình có thể tự đánh giá mức độ
thụ hưởng từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, công khai đối
tượng và danh sách thụ hưởng trên website của các đơn vị quản lý và

giám sát các chương trình kích cầu. Cũng có thể thiết lập đường dây
nóng để người dân và doanh nghiệp tham gia hiệu quả hơn vào quá
trình giám sát các gói kích cầu.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

RỦI RO KINH TẾ CỦA VIỆT NAM ĐÃ GIẢM
Ngân hàng ANZ vừa ra một bản báo cáo về tình hình kinh tế
Việt Nam, trong đó khẳng định những rủi ro mà nền kinh tế phải đối
mặt đã giảm và kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cắt giảm lãi
suất cơ bản và tiếp tục duy trì sự cẩn trọng.
Đà chậm lại
Theo hai chuyên gia của ANZ là Paul Gruenwald và Tamara
Henderson, mặc dù Việt Nam không nằm trong nhóm bị tác động
mạnh nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, song về khía
cạnh nào đó, tình trạng suy giảm đã hỗ trợ cho những cố gắng của
chính phủ Việt Nam kiểm soát nền kinh tế từng phát triển quá nóng.
Bản báo cáo được đưa ra cuối tuần qua cho rằng sự tăng
trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 3,1% vào quý I năm 2009, giảm
từ mức 8-9% vào cuối năm 2006 và 2007.
“Theo như mô hình phân tích của chúng tôi có tên là “sự phân
chia châu Á”, những nền kinh tế bị tác động mạnh mẽ nhất chủ yếu
là các quốc gia Đông Bắc Á và Singapore, những quốc gia phụ thuộc
nhiều nhất vào xuất khẩu ròng để đạt được tăng trưởng”, Paul, Kinh
tế trưởng phụ trách vấn đề châu Á của ANZ nói.
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu
nhờ vào nhu cầu nội địa trong khi đó lĩnh vực tài chính của Việt Nam
vẫn đang tách rời với các thị trường toàn cầu. “Vì vậy, Việt Nam
12

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

cũng như các quốc gia như Indonesia và Philippines vẫn có thể duy
trì được tăng trưởng, cho dù ở mức thấp”, Paul nói.
Rủi ro giảm
Sự tăng trưởng chậm có nghĩa là hai rủi ro chính mà Việt Nam
phải đương đầu vào giữa năm 2008 - là lạm phát tăng cao và thâm
hụt thương mại tăng - đã rút lui, ít nhất là vào thời điểm hiện nay,
Tamara, Giám đốc Bộ phận Chiến lược Tỷ giá và Tiền tệ nói.
Lạm phát đã giảm mạnh từ tháng 9/2008 và điều này phần nào
có được nhờ sự quay đầu nhanh và mạnh của giá cả hàng hóa toàn
cầu vào quý III năm ngoái.
Tamara cho rằng cán cân thương mại của Việt Nam cũng đã
quay đầu rất nhanh. “Việt Nam đã đạt mức kỷ lục về thặng dư
thương mại vào quý I năm nay", Tamara nói. Theo số liệu thống kê,
chỉ số thặng dư thương mại của Việt Nam là 1,6 tỉ USD trong ba
tháng đầu năm, so với chỉ số thâm hụt của cùng kỳ năm 2008 là 8,4 tỉ
USD.
Một diễn biến tích cực rõ ràng là tình hình xuất khẩu. Thực tế
là vào thời điểm báo cáo này được đưa ra, Việt Nam là nền kinh tế
duy nhất trong các nền kinh tế châu Á mới nổi đạt được sự tăng
trưởng dương cho xuất khẩu, Tamara nhận định.
Tiếp tục tăng trưởng
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I là 3,1% được
ANZ cho là đã chạm mức đáy và điều này phản ánh tình trạng ổn
định của sự tăng trưởng thương mại toàn cầu, tình hình sản xuất và

đặc biệt phản ánh những tác động có thể có được từ gói kích cầu của
chính phủ.
Nội dung của kế hoạch kích cầu được tập trung vào tài trợ tín
dụng cho hoạt động kinh doanh, hoãn việc thanh toán thuế doanh
nghiệp và thuế cá nhân, bãi bỏ một số loại thuế xuất khẩu và tăng
đầu tư vào việc phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Kể từ khi gói kích cầu được đưa ra, một số dấu hiệu phục hồi
đã xuất hiện trong lĩnh vực xây dựng với mức tăng trưởng trong quý
I đạt 6,9%.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

“Xét về hiệu quả của kế hoạch này, sự tham gia mạnh mẽ của
nhà nước trong lĩnh vực tài chính và sản xuất có thể mang lại cho
Việt Nam một thuận lợi giống như Trung Quốc để kích hoạt hoạt
động tài chính”, báo cáo khẳng định.
Tuy nhiên, Paul và Tamara cảnh báo rằng nếu không có các
biện pháp mang tính chính sách để làm chậm lại nhu cầu hoặc làm
tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, thì khả năng lặp lại những
vấn đề như giữa năm 2008 có thể xảy ra, mặc dù không phải là ngay
tức thời.
“Chúng tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ cắt lãi suất cơ bản
thêm 50 điểm xuống mức 6,5% vào giữa năm – đảm bảo rằng tình
trạng tài chính vẫn đủ linh hoạt để hỗ trợ cho tăng trưởng năm 2009

– khoảng thời gian mà cầu thế giới phục hồi”, hai nhà kinh tế khẳng
định và chia sẻ mong muốn nhà nước sẽ duy trì chính sách đồng tiền
yếu để hỗ trợ xuất khẩu.
Riêng trong năm nay, ANZ dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng
trưởng ở mức 4,5%, mức thấp nhất kể từ những năm cuối thập kỷ 80.
“Nhìn xa hơn, chúng tôi chưa thấy khả năng nền kinh tế trở lại thời
kỳ phát triển nhanh chóng của những năm 2006- 2007” nhưng mức
4,5% sẽ đưa Việt Nam vào “nhóm đứng đầu của khu vực kinh tế
đang nổi tại châu Á”, hai nhà kinh tế khẳng định trong báo cáo.
Theo: Vietnam+

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
TẠO TINH TRÙNG TỪ TẾ BÀO GỐC
Các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ
Chí Minh đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng
của chuột thành tinh trùng mở ra triển vọng điều trị vô sinh ở nam
giới.
Công trình nói trên do các nhà khoa học Phan Kim Ngọc,
Phạm Văn Phúc, Trương Định và Huỳnh Thị Lệ Duyên thực hiện.
Theo thạc sĩ Phan Kim Ngọc, nhóm đã lấy một mảnh mô nhỏ
trên tinh hoàn chuột để thí nghiệm. Chuột dùng để thí nghiệm là
14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009


những con chuột trưởng thành, có khả năng sinh sản và trọng lượng
từ 18g trở lên. 100 tế bào mầm thu được 46 tế bào tinh trùng. Nhà
khoa học Phan Kim Ngọc nói: “Sau khi thực hiện quá trình này,
chúng tôi đã thu nhận được một số tế bào mầm sinh dục. Khi đã thu
nhận được những tế bào mầm sinh dục này, chúng tôi tiếp tục đưa
vào phòng thí nghiệm. Thực hiện nuôi các tế bào đó và lần lượt sử
dụng nhiều tác nhân, hóa chất để thử khả năng biệt hóa của các tế
bào này”.
Qua nhiều lần thử nghiệm kéo dài trong thời gian hơn hai năm,
các nhà khoa học đã thành công khi tìm được một số hóa chất quan
trọng có tác động tích cực đến quá trình biệt hóa của tế bào mầm
thành tinh trùng, trong đó có hormone FSH và testosteron. Khi
nuôi cấy trong môi trường đặc biệt của phòng thí nghiệm, tỉ lệ
thành công đạt cao nhất 46,33%, nghĩa là cứ lấy 100 tế bào mầm
cho nuôi cấy và biệt hóa thì sẽ thu được khoảng 46 tế bào tinh
trùng. Theo các thành viên tham gia nghiên cứu, tỷ lệ này là khá
cao trong hỗ trợ sinh sản, có thể thụ tinh với trứng để phát triển
thành phôi trong ống nghiệm.
Triển vọng điều trị vô sinh ở người
Kết quả thử nghiệm thành công nói trên đang mở ra cơ hội
trong việc ứng dụng phục vụ cho con người, và hơn hết là có thể điều
trị cho những trường hợp đàn ông không có tinh trùng dẫn đến vô
sinh.
Theo Ts. Trần Linh Thước, Hiệu phó Đại học Khoa học Tự
nhiên Tp. Hồ Chí Minh, triển vọng thành công của phương pháp này
là rất cao, vì thế giới đã có một số nước như Mỹ, Anh, Nhật… cũng
đã áp dụng thành công bằng phương pháp này. Tuy nhiên để có thể
áp dụng thành công trên người cần rất nhiều thời gian cũng như kinh
phí để nhóm nghiên cứu thực hiện.
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc cho biết, từ tháng 9.2008, nhóm

nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm cho các tinh trùng biệt hóa từ tế
bào mầm vào thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra chuột con. Dự kiến
công đoạn này mất từ 12 đến 18 tháng, khoảng cuối năm 2009 sẽ có
kết quả.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

Hiện, nhóm các nhà khoa học nói trên đang phối hợp cùng
Bệnh viện Từ Dũ Tp.HCM tiến hành phác thảo các dự án xin phép
tiến hành thí nghiệm kết quả nói trên đối với người. Nếu dự án này
được thông qua và tiếp tục thành công thì cơ hội điều trị vô sinh cho
đàn ông không có tinh trùng hoặc tinh trùng không đủ khả năng thụ
thai là rất lớn.
Theo: Báo Đất Việt

VẬT LIỆU TỰ CẢNH BÁO NGUY CƠ HƯ HẠI
Các nhà khoa học của Trường Đại học Case Westem Reserve ở
Cleveland, Mỹ, và trường Đại học Fribourg ở Thuỵ Sỹ tuyên bố, nhờ
nghiên cứu mới của họ, trong tương lai, các kỹ sư cầu đường không
còn phải dự đoán khi nào thì một chiếc cầu sắp sập. Các loại vật liệu
mới có khả năng chuyển thành màu đỏ để phản ứng với hư hại do
nhóm chế tạo ra sẽ đưa ra một dấu hiệu cảnh báo hữu hình về nguy
cơ sắp diễn ra.
Đặc tính biến sắc của các vật liệu này có được là nhờ một phân

tử 4 vòng nhỏ được gọi là mechanophore. Khi liên kết yếu nhất của
mechanophore vỡ, phân tử này sẽ chuyển thành hình dạng giống như
một chiếc xương chó và phản ứng sẽ khiến cho phân tử chuyển thành
màu đỏ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu chỉ riêng phân tử chuyển màu
nhỏ bé thì không hữu ích, vì vậy họ đã kết nối nó vào xương sống
của một polime dài. Họ đã cấy phân tử này vào hai loại polime,
một loại mềm và co dãn còn một loại cứng và giống thuỷ tinh.
Nhóm nghiên cứu thử nghiệm vật liệu đầu tiên bằng cách kéo
căng nó cho tới khi nó đứt. Màu đỏ sáng hiện ra vài giây trước
khi vật liệu này đứt, cho thấy các phân tử đã hoạt động như một
dấu hiệu cảnh báo sớm về sự hư hại sắp diễn ra ở vật liệu. Ở một
thử nghiệm khác, nhóm nghiên cứu mô phỏng lực căng lặp đi lặp
lại bằng cách liên tục làm căng rồi thả duỗi polime mềm này. Họ
cho biết, sau vài chu kỳ thực hiện như vậy, họ nhận thấy có sự
đổi màu như trên ở vật liệu này mà nó không đứt gãy.
16

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

Loại polime cứng có hạt như thuỷ tinh cũng đổi màu khi các
hạt bị vặn xoắn, cho thấy sự đổi màu này xảy ra thực sự là do các lực
cơ học. Nhóm nghiên cứu cho rằng vật liệu này có thể được sử dụng
để chế tạo các vật thể cứng như các bánh lái, các màng mỏng như các
lớp sơn, hoặc thậm chí các loại sợi mỏng có thể chuyển thành màu

đỏ khi có một biến dạng nhỏ xảy ra.
Theo: TT&VH

LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ, CHẾ TẠO ĐỘNG CƠ ĐIỆN PHÒNG
NỔ
Trước thực trạng cháy nổ ở các hầm mỏ, khu công nghiệp và
đô thị lớn do sự cố động cơ điện gây ra ngày càng nghiêm trọng, mới
đây Công ty cổ phần chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary (Vihem)
(Ðông Anh, Hà Nội) đã chế tạo thành công động cơ điện phòng nổ
có công suất 18,5 kW. Sản phẩm nói trên đã sử dụng an toàn tại Tập
đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam và các khu công nghiệp.
Giám đốc Công ty Vihem Hà Ðình Minh, chủ nhiệm đề tài
"Chế tạo động cơ điện phòng nổ có công suất đến 18,5 kW" cho biết:
Ý tưởng làm sản phẩm này của công ty đã được nung nấu hơn mười
năm nay. Qua nhiều năm nghiên cứu, học tập kinh nghiệm từ những
lần đi tham quan thiết bị điện phòng nổ ở Hungary, Nhật Bản, Trung
Quốc, tập thể cán bộ kỹ thuật của công ty đã chế tạo thành công động
cơ điện phòng nổ có công suất 18,5 kW.
Thiết bị điện phòng nổ và thiết bị điện thông thường có nhiều
điểm khác biệt. Nếu đưa động cơ điện thông thường vào làm việc
trong môi trường có nhiều khí và bụi, khi xảy ra sự cố như động cơ
bị cháy thì sẽ lan truyền cháy, nổ từ bên trong vỏ động cơ ra môi
trường bên ngoài. Còn với động cơ điện phòng nổ, khi làm việc trong
môi trường có nhiều khí và bụi, khi xảy ra sự cố như động cơ bị cháy
nhưng nhờ có kết cấu đặc biệt mà ngăn ngừa được sự lan truyền
cháy, nổ từ trong vỏ động cơ ra môi trường bên ngoài và cháy, nổ ở
bên ngoài cũng không ảnh hưởng đến động cơ.
Sau khi sản phẩm được ứng dụng vào sản xuất, sản phẩm động
cơ điện phòng nổ của Công ty Vihem đã được thị trường đón nhận và

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

được các đơn vị sử dụng đánh giá cao vì tỷ lệ nội địa hóa cao, tiết
kiệm ngoại tệ nhập khẩu cho đất nước; phát huy được năng lực hiện
có, đáp ứng được công nghệ chế tạo động cơ điện phòng nổ. Giá
động cơ điện phòng nổ do Công ty Vihem chế tạo chỉ bằng 70% so
với sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Ðến nay, doanh thu mỗi năm của
công ty đạt xấp xỉ tám tỷ đồng với lợi nhuận lên tới hai tỷ đồng từ
sản phẩm động cơ điện phòng nổ. Ðề tài đã được Hội đồng nghiệm
thu cấp bộ đánh giá đạt loại xuất sắc và đoạt giải nhì Giải thưởng
VIFOTEC - 2008.
Theo: Báo Nhân dân

XỬ LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚT
Ông Trịnh Văn Thiềm, 63 tuổi, một giáo viên về hưu ở
quận Lê Chân, TP Hải Phòng nghiên cứu thành công dây
chuyền xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt. Nghiên
cứu này đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công
nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Dây chuyền này
đã được áp dụng hiệu quả xử lý rác tại Thị trấn An Lão, huyện
An Lão, Hải Phòng.
Tác giả cho biết sau khi xử lý, phân loại ban đầu, rác thải sẽ
được phân thành ba loại chính: rác nổi, lơ lửng và chìm. Nhóm rác

nổi chủ yếu là xenlulô và polyme được băm làm chất độn sản xuất
gỗ; chế biến làm phân bón; làm keo polyme ép gỗ và chế biến nhựa
tái sinh.
Đối với nhóm rác lơ lửng là huyền phù (các hạt rắn lơ lửng
trong môi trường phân tán lỏng), nhũ tương (chất không hòa tan)
được sử dụng sản xuất phân bón. Riêng nhóm rác chìm được tách cát
phục vụ xây dựng, tách kim loại tái chế; cát sỏi, gạch vỡ... được tách,
nghiền nhỏ đóng gạch.
Dây chuyền xử lý rác bằng phương pháp ướt đã được Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Hà Vũ áp dụng tại thị trấn An Lão,
huyện An Lão, Hải Phòng. Nhà máy xử lý rác thải nhỏ này có công
suất 15 tấn/ngày.
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

Sau bốn tháng sản xuất thử nghiệm, toàn bộ lượng rác cả cũ và
mới của thị trấn An Lão đã được xử lý triệt để, không để lại mùi hôi
thối. Tuy nhiên, đây mới chỉ được xử lý ở quy mô nhỏ, công suất xử
lý lớn nhất có thể lên đến 100 tấn/ngày tùy theo lắp đặt dây chuyền
công nghệ thiết bị. Trong điều kiện có nguồn rác đầu vào thường
xuyên, máy có thể vận hành liên tục và mang tính tuần hoàn, khép
kín.
Hiện nay, giá thành dây chuyền xử lý rác khoảng 100 triệu
đồng. Giá thành thấp là vì các thiết bị cơ khí lắp đặt, chế tạo công

nghệ, phụ gia, hóa chất khử mùi, diệt trùng... đều có sẵn trong nước.
Dù ở nước ta có nhiều phương pháp xử lý rác khác nhau. Tuy
nhiên, giải pháp xử lý rác bằng phương pháp ướt đã mang lại hiệu
quả cao mà giá thành lại thấp và khá phù hợp với các thị trấn, thị tứ,
nơi có khối lượng rác thải nhỏ.
Quá trình xử lý rác bằng phương pháp ướt được tiến hành như
sau: rác đô thị được đổ vào bể xử lý phun chất khử mùi hôi thối rồi
được xối ngập nước. Rác qua hệ thống lu lô để rửa rác và vận chuyển
rác nổi về cuối bể. Băng tải sẽ vớt rác nổi ra ngoài. Hệ thống cửa mở
để nước rửa rác chảy tràn vào từng bể, lắng đọng thu hồi huyền phù,
nhũ tương, các chất hoà tan cơ giới. Sau đó qua cửa số 8 đưa nước
hồi lưu đã lắng trong về hồ chứa. Tiếp đến cửa số 11 sẽ mở cho nước
trong đẩy lên bể chứa tiếp tục thực hiện chu trình vòng tròn khép kín
quá trình xử lý rác.
Theo: Khoahoc.com

VỎ CHUỐI CÓ THỂ TRỞ THÀNH NGUỒN NHIÊN LIỆU
KHỔNG LỒ
Một nhà khoa học Anh vừa tìm ra cách biến rác thải từ cây
chuối thành một loại than bánh để nấu nướng, thắp sáng và sưởi ấm.
Giải pháp này có thể ngăn chặn nạn phá rừng và giúp nhiều người
thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Tại một số nước châu Phi như Rwanda chuối là loại quả quan
trọng, bởi người ta dùng chúng để sản xuất thực phẩm, rượu và bia.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng quả không phải là bộ phận duy
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19



BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

nhất có ích trên cây chuối. Theo tính toán của các nhà khoa học, để
thu hoạch được một tấn quả chuối, người ta phải bỏ đi 10 tấn rác thải
gồm vỏ, lá và thân cây.
Trong một lần tới thăm Rwanda, anh Joel Chaney, một nghiên
cứu sinh tiến sĩ của Đại học Nottingham (Anh) nảy ra ý tưởng biến
vỏ chuối thành một loại nhiên liệu để tận dụng rác thải của các nhà
máy chế biến chuối. Khi quay trở lại trường, Chaney miệt mài nghiên
cứu để tìm ra cách đốt cháy vỏ chuối.
Ban đầu anh nghiền nát một đống vỏ và lá rồi trộn với mùn
cưa. Sau đó anh nén “hỗn hợp” và làm khô để tạo thành bánh than.
Khi châm lửa những bánh than bốc cháy và tỏa nhiệt rất ổn định.
“Vỏ chuối có khả năng kết nối rất tốt với các loại nhiên liệu
khác. Chúng có những đặc tính giống như keo dán vậy. Chúng ta có
thể nặn nhiên liệu bằng tay để tạo thành hình quả cầu, hoặc dùng áp
lực để nén nhiên liệu và ép nước ra. Sau khi ép chúng ta có thể phơi
nắng và bánh than sẽ khô trong vòng hai tuần”, Chaney cho biết.
Trong nhiều năm qua nhiều nhà khoa học đã tìm cách chế tạo
kiểu bếp đun và nhiên liệu mới để giúp người dân tại các nước nghèo
giảm chi phí dành cho việc nấu ăn, thắp sáng và sưởi ấm. Nhiều loại
bếp mới và nhiên liệu mới đã ra đời, song không được sử dụng do
chúng quá đắt hoặc không đáp ứng được nhu cầu thực tế của người
dân.
Mike Clifford, một giáo sư thuộc khoa Chế tạo máy của Đại
học Nottingham, đã dùng than bánh mới để đun nước và sưởi ấm.
Ông tỏ ra hài lòng. “Chúng tôi không hề sử dụng bất kỳ dụng cụ nào
trong quá trình sản xuất bánh than, chỉ có đôi tay. Tôi chưa từng thấy

loại nhiên liệu nào có quy trình sản xuất đơn giản mà lại cung cấp
năng lượng hiệu quả như thế này”, Clifford nhận xét.
Các nhà khoa học tin rằng nhiên liệu từ chuối có thể giúp người
dân giảm sự phụ thuộc vào củi – nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
ở châu Phi. Tại một số nước sản xuất chuối lớn nhất lục địa đen như
Rwanda, Tanzania và Burundi, củi đáp ứng hơn 80% nhu cầu năng
lượng.
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

Sự lệ thuộc quá lớn vào củi buộc người dân phải chặt phá rừng
và tình trạng này khiến hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên tồi tệ.
Bên cạnh đó, lấy củi cũng là một công việc ngốn rất nhiều thời gian.
“Ở nhiều nơi phụ nữ phải đi bộ hơn 6 giờ để lấy được một bó
củi, trong khi rác từ cây chuối chất thành đống trong vườn của họ.
Rơm rạ cũng là một nguồn nhiên liệu, song bạn sẽ luôn phải túc trực
bên cạnh bếp vì chúng cháy rất nhanh. Trong khi đó, than bánh làm
từ chuối cho phép bạn ra ngoài làm việc khác trong lúc nấu nướng,
đồng thời làm tăng vị ngon của thức ăn”, Chaney nói.
Chaney và các cộng sự cho rằng giải pháp đơn giản của anh sẽ
góp phần vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp
Quốc và giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Theo: VnExpress


DÙNG SINH KHỐI LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU THÔ
Để bảo vệ môi trường và do lượng nhiên liệu hoá thạch hạn
hẹp, nguồn nguyên liệu sinh khối như các cây trồng chuyên dụng,
các đầu mẩu gỗ và phần cây cối không sử dụng có thể thu hút được
sự chú ý đáng kể trong ngành công nghiệp hoá chất cũng như năng
lượng.
Các quá trình như nhiệt phân hay hoá lỏng cho phép chuyển
hoá sinh khối thành bio-oil (dầu sinh khối), một nguồn năng lượng
tái tạo mang nhiều triển vọng.
Một nhóm các nhà khoa học Đức và Trung Quốc dưới sự lãnh
đạo của Johannes A. Lercher thuộc Đại học Technical University,
Munich đã triển khai một quy trình xúc tác mới để chuyển hoá trực
tiếp các thành phần của bio-oil thành các hợp chất họ ancan và
methanol. Như đã được công bố trên tạp chí Angewandte Chemie,
quy trình này dựa trên cơ sở một phản ứng “one-pot” (một giai đoạn)
được xúc tác bằng một kim loại quý với sự hỗ trợ của cacbon kết hợp
với một axit vô cơ.
Bio-oil là một hỗn hợp nước, có tính axit và được ôxy hoá cao.
Tuy nhiên, do có hàm lượng ôxy cao và tính không ổn định nên đã
gây tác động bất lợi: bio-oil không thể sử dụng trực tiếp như một
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

21


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, nó có thể là một nguồn nguyên liệu thô

cơ bản nếu có thể chuyển hoá thành các ancan. Các hợp chất ancan
được gọi chung là các paraffin là những hydrocacbon bão hoà; chúng
là một trong những loại nguyên liệu thô quan trọng nhất đối với
ngành công nghiệp hoá chất và đặc biệt còn là nguyên liệu ban đầu
để sản xuất plastics. Ngoài ra chúng còn là những nhiên liệu chủ yếu
trong nền kinh tế thế giới.
Bio-oil có chứa một phần phenolic bao gồm các hợp chất với
cấu trúc chính bao gồm một vòng nhân thơm có 6 nguyên tử cacbon
gắn với một số nhóm hyrdroxy (-OH). Với quy trình mới này, các
thành phần phenolic trong bio-oil có thể chuyển hoá với độ chọn lọc
cao thành cycloalkanes (tức là các ancan mạch vòng) và methanol.
Các nhà nghiên cứu đã có thể trình diễn quy trình này với các chất
mẫu khác nhau. Họ đã sử dụng kim loại paladi trên một chất hỗ trợ
cacbon để làm xúc tác, với axit phosphoric được sử dụng làm nguồn
proton cho phản ứng.
Phản ứng được gọi “one-pot” có nghĩa là phản ứng một bước,
trong đó có các phản ứng từng phần (hydro hoá, thuỷ phân và khử
nước) xảy ra trong cùng một lò phản ứng, không có sản phẩm trung
gian. Bí quyết nằm ở chất xúc tác, có thể tác dụng đối với tất cả các
phản ứng từng phần. Kết quả cuối cùng là một hỗn hợp gồm các hợp
chất ancan, có thể tách rời nhau trong giai đoạn hai, có thể tách ra dễ
dàng từ thể bio-oil dạng nước. Quy trình mới này là một cách tiếp
cận thực tế đối với việc sử dụng trực tiếp bio-oil để sản xuất ancan.
Theo: Vista.gov.vn

CÔNG NGHỆ LÒ HƠI THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM
Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) là công nghệ sạch,
tận dụng than xấu, lượng khí thải ước tính giảm từ 5 đến 6 lần so với
sử dụng công nghệ lò hơi cũ. Công nghệ mới này được công nhận

là một trong những công nghệ đốt nhiên liệu rắn đứng đầu trên thế
giới, phù hợp với các dự án năng lượng ở Việt Nam hướng tới bảo
vệ môi trường.
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

Theo Vụ Năng lượng, Bộ Công Thương, tiềm năng nhiên liệu
than ở Việt Nam cho thấy hướng phát triển mạnh mẽ trên thị trường
công nghệ năng lượng lớn, mới nhất này. .
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) là sản phẩm của Foster
Wheeler AG, một tập đoàn chuyên thiết kế, xây lắp và nhà cung cấp
thiết bị cho ngành năng lượng trên toàn cầu. Tập đoàn năng lượng
nằm trong khối công nghệ sạch của châu Âu và thế giới.
Thiết bị phụ trợ bao gồm các thiết bị gia nhiệt nước cấp, giàn
ngưng hơi, thiết bị thu hồi nhiệt, các thiết bị thu hồi phi xúc tác có
chọn lọc và các đầu đốt giảm phát thải NOx. Hiện nay, hai công ty
nhiệt điện Na Dương ở Lạng Sơn và Cẩm Phả ở Quảng Ninh đang sử
dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB hiệu quả.
Theo các chuyên gia, công nghệ lò hơi mang đến hiệu quả
tích cực về môi trường so với sử dụng công nghệ lò hơi đốt than,
than phun. Đặc biệt, công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB
không cần sử dụng thiết bị để giảm lượng khí thải, mà chỉ cần
dùng đá vôi. Công nghệ giúp cho việc vận hành linh hoạt đối với
các dải nhiên liệu đầu vào, có nghĩa là có thể sử dụng than xấu,

than loại.
Theo Công ty nhiệt điện Na Dương, toàn bộ lò hơi công suất
100 MW cho hai tổ máy của công ty được vận hành thương mại hiệu
quả từ năm 2005. Công nghệ lò hơi này giúp cho doanh thu hằng
năm đều tăng. Bình quân là 700 triệu Kwh điện/năm, tương đương
8.000 giờ/năm cho mỗi tổ máy.
Hiện nay, trên thế giới, công nghệ lò hơi tầng sôi tuần huần
CFB của Foster Wheeler chiếm 60% thị phần toàn thế giới. Chiến
lược hướng tới thị trường Việt Nam là hướng phát triển vào nhiệt
điện, sổ dung cho thuỷ điện.
Ông Byron Roth, Phụ trách Tập đoàn Foster Wheeler Power
Group ở châu Á cho biết trong ngày khai trương chi nhánh tập đoàn
tại Việt Nam, sản phẩm công nghệ lò hơi CFB phù hợp với nhiên
liệu than và hướng phát triển ngành năng lượng thân thiện môi
trường của Việt Nam.
Theo: Báo Nhân dân
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

CÔNG NGHỆ LẤY ĐIỆN NĂNG TỪ … CÂY
Dựa vào quy luật phát triển tự nhiên về chiều cao và chu vi của
cây, cậu học sinh lớp 9 người Ukraina tên là Alexay Streliaev đã nghĩ
ra cách để có thể lấy điện năng từ chính quy luật phát triển này.
Nếu phát minh này có thể ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ rất

thuận tiện cho con người trong việc nghiên cứu và khám phá nguồn
tài nguyên thiên nhiên quý giá. Chúng ta có thể nghe đài, sạc pin
điện thoại, có thể sử dụng điện năng từ chính cây thông hay cây
phong nơi gần nhất mà ở một mức độ nào đó lại không làm hại đến
sự phát triển của cây.
Một ngày, Alexay Streliaev đã nảy ra thắc mắc cây thường phát
triển theo chiều cao và chiều rộng (chu vi thân cây). Liệu có thể lấy
được điện năng từ quy luật phát triển tự nhiên này? Và cậu đã quyết
định thử nghiệm.
Phương pháp này dựa vào sự phát triển theo chu vi thân cây.
Alexay lấy các linh kiện điện từ bật lửa tạo ra các mạch điện, sau đó
quấn lên thân cây. Khi cây to ra, nó sẽ ép chặt vào các mạch điện làm
cho các mạch điện căng ra và dưới áp lực của các linh kiện điện từ sẽ
tạo ra điện năng.
Phương pháp thứ hai được dựa vào sự phát triển theo chiều cao
của cây, cách làm cũng tương tự, chỉ khác là quấn các mạch điện
theo chiều thẳng đứng từ gốc cây tới ngọn cây. Phương pháp này
được Alexay đánh giá là có hiệu quả hơn.
Alexay Streliaev cho rằng, lấy điện năng theo sự phát triển về
chiều cao của cây là tốt nhất vì cây càng cao thì sản sinh năng lượng
càng nhiều, tốc độ phát triển của cây càng nhanh thì sinh ra càng
nhiều năng lượng. Khi biết được ý tưởng này, giảng viên khoa vật lý
ở trường Đại học Zaporozhye (Ukraina), ông Andrey Andreev đã rất
ngạc nhiên và coi ý tưởng này là một phát minh độc đáo và đặc sắc,
nhất định ý tưởng này sẽ được ứng dụng rộng trong đời sống sinh
hoạt.
Ông Andrey Andreev khẳng định, mặc dù phát minh này không
thể thay thế các trạm điện truyền thống hiện nay và dù có gắn lên
mỗi cây một thiết bị này thì năng lượng sản sinh cũng chưa thể đủ để
24


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG

Số 02 - Tháng 5/2009

đáp ứng nhu cầu sử dụng. Song để hỗ trợ các hoạt động cho lực
lượng kiểm lâm bảo vệ rừng, để sử dụng vào mục đích cá nhân, để
cung cấp điện năng cho một bộ phận nào đó của TP Zaporozhye thì
phát minh này sẽ mang lại những hiệu quả nhất định nào đó.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất cứ một trạm phát điện mini
nào ở trong rừng, nhưng cậu bé Alexay Streliaev sẽ được cấp bằng
sáng chế vì phát minh độc đáo này và có thể trong tương lai ngắn,
phát minh này sẽ trở thành hiện thực.
Theo: ecc-hcm.gov.vn

LẦN ĐẦU TIÊN RA SÁCH TRẮNG CNTT VIỆT NAM
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo trong năm 2009,
Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT xây dựng sách trắng đầu tiên về
CNTT Việt Nam; dự kiến sẽ công bố cuối năm nay.
Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT
Nguyễn Thiện Nhân vừa ra thông báo kết luận phiên họp lần thứ nhất
ngày 3/4/2009 của Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT.
Thông báo này cho biết trong năm nay Ban chỉ đạo sẽ xây
dựng sách trắng về CNTT Việt Nam. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chánh
văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT cho biết đây là sách trắng
đầu tiên về CNTT Việt Nam và dự kiến sẽ công bố cuối năm nay.
Sách trắng (trắng với hàm nghĩa làm cho rõ, nói trắng ra) là

sách của chính phủ hay bộ ngoại giao của một quốc gia công bố rộng
rãi, nhằm trình bày trước dư luận quốc tế một cách có hệ thống, có
dẫn chứng cụ thể về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá đang được
dư luận quan tâm.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo sẽ chủ trì tổ chức hội thảo “Chính
phủ điện tử Việt Nam năm 2009” vào tháng 7/2009 và hội thảo quốc
gia về CNTT Việt Nam chủ đề “Thời cơ năm 2010 và tầm nhìn
2020” dự kiến vào tháng 10/2009.
Trong thông báo này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu
cầu trong năm 2009, Bộ TT&TT có trách nhiệm xây dựng danh mục
sản phẩm trọng điểm quốc gia của ngành CNTT giai đoạn 2010-2015
để trình Chính phủ vào tháng 8/2009; hướng dẫn các bộ ngành và địa
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×