Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ÉP THỦY LỰC SONG ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH ỐNG – XI MĂNG CỐT LIỆU TẠI NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.31 KB, 32 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

`

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU KHÔNG NUNG 567

THUYẾT MINH
DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NĂM 2013
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ÉP THỦY LỰC SONG ĐỘNG
SẢN XUẤT GẠCH ỐNG – XI MĂNG CỐT LIỆU TẠI NAM ĐỊNH.

Đơn vị thực hiện dự án: Công ty Cổ phần vật liệu không nung 567.
Chủ nhiệm dự án

: KS. Nguyễn Xuân Tuyển

MỤC LỤC
Tiêu đề
Thông tin chung

Nam Định, Tháng 9 năm 2012
0

Trang


MỤC LỤC
A. DỰ ÁN ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ
I. THÔNG TIN CHUNG


4

1. Tên dự án

4

2. Mã số

4

3. Cấp quản lý

4

4. Thời gian thực hiện

4

5. Dự kiến kinh phí thực hiện

4

6. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án

4

7. Chủ nhiệm dự án

4


8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ

4

9. Tính cấp thiết của dự án

4

9.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của nơi triển khai

dự án
9.2. Định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh
Nam Định trong thời gian tới
9.3. Tính cấp thiết của dự án.

4
5
5

9.4. Tính phù hợp của dự án đối với chiến lược, qui hoạch và kế
hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Nam Định

6

9.5. Những khó khăn của đơn vị về giải pháp kỹ thuật, giải pháp
công nghệ cần giải quyết

7

10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao


7

10.1. Những thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang
được áp dụng tại khu vực trong lĩnh vực sản xuất vật liệu
không nung

7

10.2. Giới thiệu về công nghệ sản xuất Gạch xi măng cốt liệu ép
thủy lực song động

9

10.3. Xuất xứ và Đặc điểm của công nghệ dự kiến áp dụng

12

10.4. Tính tiên tiến của công nghệ áp dụng so với các công nghệ
đang áp dụng tại địa phương

12

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN

13

11. Mục tiêu
11.1.Mục tiêu chung


13

11.2.Mục tiêu cụ thể

13

13

1


12. Nội dung

13

12.1. Tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung
bằng công nghệ ép thủy lực song động.
12.2. Quy trình sản xuất.
12.3. Đầu tư mua mới dây truyền thiết bị sản xuất và sản xuất thử

13
15
16

12.3.1. Dây truyền thiết bị sản xuất

16

12.3.2. Danh mục máy móc thiết bị mua mới


16

12.3.3. Sản xuất thử

16

12.4. Kiểm nghiệm chất lượng, công bố hợp chuẩn, xây dựng
nhãn hàng hóa gạch không nung.
12.4.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo TCVN
12.4.2. Xây dựng tiêu chuẩn và nhãn hiệu hàng hóa
13. Đào tạo và chuyển giao công nghệ

20
20
20
20

13.1. Đối tượng

20

13.2. Nội dung đào tạo

20

14. Giải pháp thực hiện:

20

14.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện


20

14.2. Gải pháp về mặt bằng, XDCB, trang thiết bị

21

14.3. Giải pháp về tổ chức quản lý triển khai dự án, ứng dụng dây
truyền công nghệ sản xuất.
14.4. Giải pháp về đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ

22
22

14.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

23

14.6. Giải pháp về nguồn vốn

24

14.7. Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án

25

14.8. Tiến độ thực hiện

25
26


15. Sản phẩm của dự án
15.1. Sản phẩm khoa học

26

15.2. Sản phẩm đào tạo tập huấn

26

15.3. Sản phẩm cụ thể của dự án

26

16. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án

27

16.1. Phương án duy trì
16.2. Phương án mở rộng sản xuất
17. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:

27

18. Hiệu quả kinh tế -xã hội

27
2

27

27


18.1. Hiệu quả kinh tế trực tiếp của dự án

27

18.2. Hiệu quả về xã hội

29

19. Kết luận và kiến nghị

29

B. PHỤ LỤC - Giải trình các khoản chi

C. CÁC PHỤ LỤC, VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN

3

31


THUYẾT MINH DỰ ÁN ỨNG DỤNG KHOA HỌC
VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Tên Dự án: Ứng dụng công nghệ ép thủy lực song động sản xuất Gạch
ống - xi măng cốt liệu tại Nam Định .

2. Mã số: Theo Quyết định số 1922/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của UBND
tỉnh Nam Định
3. Cấp quản lý:

Cấp tỉnh.

4. Thời gian thực hiện: 15 tháng, từ tháng 01/2013 đến tháng 3/2014
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 5.869,858 triệu đồng
Trong đó: - Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh: 415 triệu đồng
- Nguồn khác: 5.454,858 triệu đồng
6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
Tên tổ chức: Công ty Cổ phần vật liệu không nung 567
Địa chỉ: Một phần lô N5-N6 khu công nghiệp Hòa Xá, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 091.7372367
7. Chủ nhiệm Dự án
Họ và tên: KS. Nguyễn Xuân Tuyển.
Học vị: Kỹ sư xây dựng

Chức vụ: Phó Giám đốc

Địa chỉ: Số 270 Hùng Vương, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Điện thoại: 0913.290715
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:
Tên cơ quan: Công ty CP chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới Trung Hậu
Địa chỉ: Số 168 Nguyễn Duy, phường 9, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.38567540

Fax: 08.38595395

9. Tính cấp thiết của dự án:

9.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội của nơi triển khai dự án:
+ Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía nam đồng bằng sông
Hồng, trải dài từ 19o53’15” đến 20o30’ vĩ độ Bắc và 105o55’ đến
106 o37’30’’kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh
Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông, phía Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Ninh Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.649,90 km2, bằng 0,50%
diện tích cả nước và 13,2% diện tích đồng bằng Bắc bộ. Khí hậu Nam Định
mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió
4


mùa ẩm, có mùa đông lạnh khô do đồng bằng chịu tác động mạnh nhất của gió
mùa đông bắc, so với dải đồng bằng miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.
+ Tổng sản phẩm GDP tăng trung bình 12,1%; thu nhập bình quân đầu
người đạt 19,2 triệu đồng/người/năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.
Chương trình xây dựng NTM được triển khai tích cực, bước đầu đã đạt được kết
quả quan trọng tại 96 xã, thị trấn thực hiện thí điểm. Sản xuất công nghiệp tiếp
tục tăng trưởng khá. Thu ngân sách Nhà nước đạt 1.766 tỷ đồng, tăng 59% so
với năm 2011. Các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Ngành GD và ĐT
tiếp tục giữ vững một số thành tích đứng đầu toàn quốc. An sinh xã hội được
đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,45% theo chuẩn mới. Quốc phòng an
ninh, TTATXH được giữ vững.
9.2. Định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Nam
Định trong thời gian tới :
Bám sát chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, bảo vệ đất lúa để xây
dựng, đảm bảo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng theo hướng hạn chế gạch
đất sét nung, có lộ trình chấm dứt việc sản xuất gạch bằng lò thủ công. Như
trong Quyết định số 448/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định về việc “Phê
duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh
Nam Định đến năm 2020” đã chỉ rõ:

Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến 2020
theo hướng phát triển nhanh, bền vững, sát với thực tiễn, góp phần phát triển
kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời phù hợp với các
quy hoạch khác liên quan, đặc biệt là “Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD
Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
29/8/2008, tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2012/TT-BXD
ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Bộ xây dựng v/v Quy định sử dụng vật liệu xây
không nung trong các công trình xây dựng.
Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung dần thay thế gạch đất
sét nung, phấn đấu sản lượng đạt tỷ lệ: 20% (khoảng 225 triệu viên) vào năm
2015, và 30% (khoảng 469 triệu viên) vào năm 2020. Theo đó, gạch xi măng cốt liệu chiếm từ 50% trở lên so với tổng số vật liệu xây không nung.
Sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao,
tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.
9.3. Tính cấp thiết của dự án.
Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch.Với đà phát
triển này, đến năm 2020 lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm.
Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất sét nung thì sẽ tiêu tốn khoảng 57
đến 60 triệu m3 đất sét, tương đương với 2.800 – 3.000 ha đất nông nghiệp, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực. Tiêu tốn từ 5,3 – 5,6 triệu tấn than,
thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, phải sử dụng một
5


lượng than hóa thạch khổng lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến
chặt phá rừng làm mất cân bằng sinh thái gây hiểm họa thiên tai và hơn nữa còn
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi
trường vật nuôi, hậu quả để lại còn lâu dài.

Trước yêu cầu bức thiết, cấp bách tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và

xu hướng tất yếu của thị trường vật liệu xây dựng. Nhận định đây là ngành sản
xuất công nghệ mới và hiện đại, mang lợi ích trong tương lai, Công ty Cổ phần
vật liệu không nung 567 quyết định đầu tư nghiên cứu, ứng dụng Sản xuất gạch
ống xi măng cốt liệu bằng công nghệ ép thủy lực song động. Một công nghệ
hiện đại và mới nhất hiện nay, có nhiều ưu việt nổi trội và hơn hẳn các công
nghệ sản xuất hiện đang được sử dụng trên thị trường. Dễ nhận thấy đây là một
Dự án mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, có thể nhân rộng quy mô,
chuyển giao mô hình, mở rộng phát triển sản xuất loại gạch không nung cao cấp
trên địa bàn Tỉnh nhà. Là bước đi hiệu quả và tiềm năng, phù hợp với chủ
chương chính sách của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm
được thời gian và tiền bạc đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội.
9.4. Tính phù hợp của dự án đối với chiến lược, qui hoạch và kế hoạch
phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Nam Định:
Ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến nhằm cho ra đời loại sản phẩm
gạch không nung cao cấp tiêu chuẩn 10 triệu viên/năm. Đảm bảo chất lượng
hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác, phù hợp với TCVN 6477:2011. Có
hiệu quả kinh tế và kỹ thuật trong xây dựng rõ ràng.
Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ
đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa
mang tính toàn cầu hiện nay.
6


Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng
lượng, và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống
thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung.
Rút ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ.
Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích
thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến

trúc.
Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị
khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp …
Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn, nhiều và dễ kiếm, phụ gia
vật tư sẵn có trên thị trường.
Sản xuất tự động hóa hoàn toàn
9.5. Những khó khăn của đơn vị về giải pháp kỹ thuật, giải pháp công
nghệ cần giải quyết
Qua quá trình phân tích tìm hiểu thị trường vật liệu không nung, nghiên
cứu ưu khuyết điểm các công nghệ sản xuất vật liệu không nung hiện có trên thị
trường, công nghệ lựa chọn ứng dụng cần giải quyết được các vấn đề sau:
Sản phẩm gạch không nung phải đảm bảo chất lượng với các đặc tính cơ
lý phù hợp với tiêu chẩn Việt Nam, cụ thể là TCVN 6477:2011;
Đáp ứng thói quen, tập quán sử dụng gạch xây của đại đa số người dân;
Không sử dụng đất sét, nguyên liệu đốt nhằm bảo vệ môi trường;
Trong qua trình thi công, sử dụng vữa liên kết thông dụng;
Nguyên liệu sản xuất dễ kiếm, sẵn có và tận dụng các phế thải công
nghiệp, trong xây dựng trên địa bàn;
Có thể sử dụng đa dạng tại mọi vị trí trong các công trình xây dựng;
Giá thành cạnh tranh nhưng chất lượng phải nổi trội hơn hẳn các sản
phẩm cùng loại;
Công nghệ sản xuất đồng bộ hiện đại, chi phí đầu tư thấp và có thể
chuyển giao công nghệ hay mở rộng sản xuất dễ dàng;
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
10.1. Những thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang được áp
dụng tại khu vực trong lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung:
- Sau 2 năm thực hiện chương trình theo Quyết định số 567/QĐ-TTg kết
quả như sau: Tổng công suất đầu tư vào 3 loại sản phẩm chính (gạch xi măng
cốt liệu, gạch AAC, gạch bê tông bọt) đạt 4,2 tỉ viên/năm, chiếm từ 16-17% so
với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2011 (năm 2011 tổng gạch xây ước đạt

được 25 tỉ viên) trong khi vào năm 2008 tỉ lệ này chỉ vào khoảng 8,0-8,5%. Hiện
7


nay gạch xi măng cốt liệu đang đạt khoảng 70%, gạch nhẹ khoảng 28,6% so với
tổng số gạch xây không nung.
Về gạch xi măng cốt liệu: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay
trên tòa quốc đã đầu tư khoảng hơn 1000 dây chuyền có công suất dưới 7 triệu
viên/ năm và khoảng 50 dây chuyền có công suất từ 7 đến 40 triệu viên/ năm.
Tổng công suất khoảng 3 tỉ viên/ năm, tổng giá trị đầu tư khoảng 1.500 tỉ
đồng. Trong đó thị trường tiêu thụ đạt 85-90% lượng sản xuất (khoảng 2,7 tỉ
viên).
Về gạch bê tông khí chưng áp AAC: Hiện nay trên toàn quốc đã có
khoảng 22 doanh nghiệp lập dự án đầu tư với tổng công suất thiết kế 3,8 triệu
m3/năm. Trong đó có 9 dự án (tổng công suất 1,5 triệu m3 - tương đương 945
triệu viên QTC/ năm) giá trị đầu tư khoảng 650 tỉ đồng đã đi vào sản xuất, 13
dự án còn lại (tổng công suất 2,3 triệu m3 - tương đương 1,45 tỉ viên QTC/năm)
giá trị đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và lắp
đặt thiết bị dự kiến đi vào sản xuất năm 2012. Ngoài ra còn 13 dự án đang làm
thủ tục đầu tư với tổng công suất 2,3 triệu m3/ năm; Về gạch bê tông bọt: hiện
nay có 17 cơ sở sản xuất với tổng công suất hơn 190.000m 3, giá trị đầu tư
khoảng 120 tỉ đồng. Tình hình sản xuất gạch nhẹ chỉ đạt 20-30% công suất, chỉ
duy nhất 1 công ty đạt gần 50% công suất. Tình hình tiêu thụ gạch nhẹ còn rất
hạn chế, đa số tiêu thụ được 50-60% sản lượng, đơn vị tiêu thụ tốt nhất cũng chỉ
đạt 90-95% sản lượng, một số doanh nghiệp không tiêu thụ được nên đã ngừng
sản xuất.

Đặc điểm công nghệ sản xuất gạch không nung hiện có trên thị trường:
- Gạch xi măng cốt liệu sử dụng công nghệ ép rung còn được gọi là gạch blốc
(block) được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu

8


sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,...
Công nghệ ép rung hiện nay được sử dụng phổ biến nhất, tuy nhiên có rất nhiều
hạn chế như sản phẩm có cường độ chịu nén kém, chỉ sử đụng dược tại một số vị
trí trên công trình, độ hút nước lớn….
- Gạch papanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ
than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30–50
kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực.
- Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá
bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên,
hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ,...
- Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông

nhẹ khí chưng áp. Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ
trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở thành đặc điểm ưu việt nhất của loại
gạch này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo
bọt hoặc khí, vôi,.... Nhược diểm: Phải sử dụng loại vữa xây đặc biệt, kích thước
lớn nên việc sử dụng phụ thuộc vào thiết kế công trình, sử dụng phụ gia là bột
nhôm phải nhập khẩu, chi phí đầu tư lớn, giá thành sản phẩm cao….
- Gạch polymer khoáng vô cơ từ đất sét là một loại vật liệu xây không nung
đi từ nguyên liệu cơ bản là đất sét tạp, đất đồi kết hợp với vôi/xi măng và phụ
gia hoạt tính. Loại này có ưu điểm là nguồn nguyên liệu phong phú, quy trình
sản xuất đơn giản, kích thước sản phẩm đồng nhất nên rất dễ sử dụng. Nhưng lại
có nhược điểm rất lớn là sử dụng nguyên liệu chính từ đất sét, nguồn tài nguyên
quý cần hạn chế sử dụng;
- Gạch polymer vô cơ : Đó là geopolymer, là một loại polymer cao cấp hơn ,
đi từ nguyên liệu cơ bản là các khoáng silicate cao nhôm có trong tự nhiên hoặc
nhân tạo như mê ta kaolanh, tro bay, xỉ lò,.. được polymer hóa trong môi trường

sol-gel kiềm. Sản phẩm là những polymer có khung xương chủ yếu là các
nguyên tố silic thật cứng chắc. Có thể dùng để sản xuất gạch siêu nhẹ hoặc bê
tông mác cao. Hiện tại giá thành đầu tư và giá thành sản phẩm rất cao nên chưa
hấp dẫn nhà đầu tư cúng như người sử dụng. Đây có thể là sản phẩm chiến lược
trong tương lai khi khoa học kỹ thuật phát triển hơn .
10.2. Giới thiệu về công nghệ sản xuất Gạch xi măng cốt liệu ép thủy lực song
động .

Với tiêu chí sản xuất thân thiện với môi trường, nguồn nguyên liệu được
tận dụng tối đa, chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh được với những vật
liệu truyền thống. Một thế hệ vật liệu mới ra đời từ việc kế thừa những công
nghệ truyền thống, bằng cách tổng hợp những cơ chế polymer hóa vô cơ,
polymer hữu cơ và quá trình khoáng hóa trong một hệ kép kín, tạo nên một hệ
polymer – khoáng tổng hợp. Nguyên liệu chính cũng đi từ cát, khoáng hoạt
tính cao, xi măng đặc biệt, phụ gia gốc polymer hữu cơ làm chất phân tán và
phụ gia hoạt tính vô cơ làm mầm kết tinh sớm. Quy trình sản xuất không qua
9


nung sấy, sản phẩm sớm đạt cường độ cao trong vòng 3 ngày có thể sử dụng.
Đi từ những vật liệu truyền thống là xi măng, cát và các loại khoáng có hoạt tính
cao như kaolinite, meta kaolinite, tro bay, muội silic, và một số các thành phần
khoáng khác, kết hợp với phụ gia polymer gốc hữu cơ vừa làm chất phân tán,
vừa làm tác nhân giữ nước, tăng tính dẽo cho hỗn hợp, hình thành nên một hỗn
hợp có tính thi công dễ dàng.
Khi kết hợp với nước, một phần CaO có trong xi măng tạo thành môi
trường kiềm, hòa tan một phần silic có trong các khoáng aluminosilicate tạo
thành gel – tiền thân của polymer sau khi mất nước. Trong điền kiện thủy nhiệt,
với nhiệt độ thích hợp (từ 20 – 40oC) xuất hiện sự trùng ngưng của các polymer,
với khung xương chủ yếu là Si – O – Al – theo không gian 3 chiều. Quá trình

này giải phóng một phần nước.
Nước trong hệ thống ngoài vai trò làm môi trường phản ứng trùng ngưng
tạo polymer còn tham gia vào quá trình ninh kết (hydrat hóa) các canxi – silicate
có trong linke. Như vậy, trong hệ thống có sự hiện điện của hai cơ chế:
- Cơ chế polymer hóa vô cơ từ các khoáng hoạt tính trong môi trường kiềm.
- Cơ chế hydrat hóa các khoáng Canxi-silicate có trong xi măng portland.
Trong hệ thống tồn tại đồng thời 2 quá trình vừa hổ trợ và vừa cộng
hưởng cho nhau, thúc đẩy quá trình đóng rắn của hỗn hợp xảy ra trong thời gian
ngắn.

Hình ảnh mô tả quy trình công nghệ
Thông thường, nếu theo phương pháp đóng rắn truyền thống, thành phần
phối liệu chỉ có cát và xi măng, thì việc tạo hình sản phẩm theo phương pháp ép
bán khô cực khó, vì hỗn hợp vữa xi măng – cát hút hết nước trở thành bở rời,
không kết dính. Việc kết hợp hai cơ chế đóng rắn làm cho vữa có độ dẻo cao, vì
10


thế có thể tạo hình sản phẩm theo mong muốn nhờ lực ép rất lớn từ trên xuống
và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN ) từ máy ép Thủy lực song động đồng thời
cũng thúc đẩy nhanh quá trình đóng rắn . Từ đó sản phẩm ra đời có chất lượng
cao, ít bị khuyết tật do sứt mẻ.
 Nguyên vật liệu sản xuất.
Nguyên vật liệu chính của dây chuyền sản xuất là những nguyên vật liệu,
sẵn có trên thị trường cát, đá mạt, xỉ than, xi măng PC40, hợp chất phụ gia, nước
. Trong quá trình sản xuất công ty sẽ tiến hành hợp tác với các bạn hàng nhằm
cung cấp đảm bảo đầy đủ về thời gian chất lượng và giá cả để đáp ứng đủ nhu
cầu sản xuất của công ty.
Ngoài ra cần bổ sung nguyên liệu khoáng hoạt tính (chiếm khoảng 5 –
15%) có trong tự nhiên cũng như nhân tạo và phụ gia polymer gốc xellulose

hiện có trên thị trường như HPMC, MC, HPE,...
Nguyên liệu khoáng hoạt tính là những khoáng giàu thành phần nhôm và
silic, có rất nhiều trong tự nhiên và phế thải công nghiệp như tro bay, muội silic,
kaolinite,...Ngoài ra còn tìm thấy trong các vật liệu phế thải trong xây dựng như
gạch vỡ, bụi đá. Khi sử dụng chỉ cần nghiền với kích cở hạt mịn (khoảng ≤3
mm), độ ẩm ≤8%.
Cát: Cát được chọn cát đổ bê tông theo đúng tiêu chuẩn, độ ẩm không quá
5%, phải sạch và không lẫn tạp chất. Đá mạt hạt nhỏ được làm sạch, không lẫn
tạp chất, độ ẩm vừa phải. Xỉ than: Được làm sạch, nghiển nhỏ tới độ hạt mịn.
Đảm bảo kích cỡ hạt ≤3mm
Xi măng sử dụng loại PC40 chất lượng theo TCVN 2682-2008 hoặc
PCB40 theo TCVN 6260-2008. Được chứa trong si lô măng. Khâu này được xử
lý để bụi xi măng lúc bơm vào và bơm ra không phát tán bụi bằng hệ thống
Siclông, tỷ lệ sử dụng thay đổi từ 10 – 30% theo khối lượng, tùy theo yêu cầu
chất lượng sản phẩm.
Phụ gia: Gốc polymer hữu cơ đóng vai trò là chất làm đặc, có tính kết
dính và có khả năng tạo màng, giúp tăng cường độ dẻo của hỗn hợp vữa, đặc
biệt trong trạng thái bán khô. Tỷ lệ sử dụng trong hỗn hợp khoảng 1 – 2%0. Chất
lượng đảm bảo và có sự kiểm tra kỹ càng về định luợng dùng và chất lượng ,
tiến hành thí nghiệm trước mới sử dụng đồng loạt. Phụ gia hiện có sẵn trên thị
trường địa phương và khu vực.
Nước: Theo tiêu chuẩn nước trộn bêtông và vữa TCXDVN 302-2004.
Dùng nước máy của công ty cấp nước Nam Định, đã qua kiểm nghiệm về thành
phần hoá học, nồng độ pH đảm bảo, tin cậy.
10.3. Xuất xứ và Đặc điểm của công nghệ dự kiến áp dụng.
- Xuất xứ :
 Từ sáng chế: Phương pháp sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu - theo Quyết
định số 1964/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 17 tháng 01 năm
11



2012. Thiết bị do đơn vị KHCN sản xuất và đã được Bộ Công thương đề
nghị Thủ tướng Chính Phủ đưa vào danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm
quốc gia tại văn bản số 9765-BCT ngày 12/10/2012;
 Xác nhận số 66/BXD của Bộ Xây dựng ngày 31 tháng 11 năm 2011 về
việc Xác nhận công nghệ mới sản xuất vật liệu xi măng-cốt liệu;
 Phiếu kết quả thử nghiệm KT3-3117XD1 ngày 25/11/2011 của Trung tâm
kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3.
- Đặc điểm của công nghệ dự kiến áp dụng: Tổng hợp những cơ chế polymer
hóa vô cơ, polymer hữu cơ và quá trình khoáng hóa trong một hệ kép kín, tạo
nên một hệ polymer – khoáng tổng hợp. Sử dụng máy ép thủy lực song động có
áp lực nén lớn từ trên xuống và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN) để hình
thành lên các viên gạch không nung đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định.
Nguyên liệu chính cũng đi từ cát, khoáng hoạt tính cao, xi măng, phụ gia gốc
polymer hữu cơ làm chất phân tán và phụ gia hoạt tính vô cơ làm mầm kết tinh
sớm. Quy trình sản xuất không qua nung sấy, sản phẩm sớm đạt cường độ cao
trong vòng 5 - 7 ngày có thể sử dụng.
10.4. Tính tiên tiến của công nghệ áp dụng so với các công nghệ đang áp
dụng tại địa phương.
Đây là một công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng mới với những tính năng ưu việt:
 Công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường
miền Bắc cũng như phía Nam đồng bằng sông Hồng. Thiết bị được thiết
kế và chế tạo hoàn toàn trong nước với mức độ tự động hóa hoàn chỉnh;
 Nguyên liệu chủ yếu hầu như có sẵn ở tất cả các địa phương ( xi măng và cát,
đá mạt, xỉ than)
 Hình dáng và kích thước sản phẩm tương tự gạch đất sét nung truyền
thống với các tính chất cơ lý tính tương tự gạch đất sét nung cùng loại, do
đó không thay đổi tập quán sử dụng của đại đa số người dân;
 Phương pháp thi công phổ thông, sử dụng được ở mọi vị trí công trình;
 Sản phẩm sớm đạt cường độ cao ( 5 – 7 ngày) do đó tiết kiệm mặt bằng sản

xuất và kho bãi;
 Giá thành tương đương gạch đất sét nung truyền thống nhưng hình dáng
sản phẩm sắc sảo, đẹp hơn… vì không nung nên không gây biến dạng
hình dáng hình học của sản phẩm;
 Chi phí đầu tư thấp, chi bằng 60-70% chi phí đầu tư sản xuất gạch tuynel;
Tính xã hội hóa cao, chuyển giao công nghệ dễ dàng:
 Phù hợp với xu thế hiện đại và chiến lược phát triển vật liệu không nung
của chính phủ, thay thế công nghệ cũ, lạc hậu;
 Thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe con
người

12


Bảng 1: Bảng so sánh công nghệ sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
ép bằng công nghệ thủy lực song động với gạch Block ép rung
STT

Gạch XMCL GẠCH BLOCK ÉP
RUNG
ép TLSĐ

TIÊU CHÍ

Sản xuất viên gạch có lỗ và kích thước như
1 viên gạch đất sét nung thông dụng

Được

Không làm được


2 Tiếng ồn khi vận hành máy

Không đáng kể

Rất ồn

Độ thấm nước của viên gạch so với gạch
3 đất sét nung

Tương đương Cao hơn gấp 25
lần

4 Thời gian từ lúc sản xuất đến khi sử dụng được

5-7 ngày

≥21 ngày

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1.Mục tiêu chung:
Ứng dụng công nghệ polymer - khoáng tổng hợp và ép thủy lực song động
sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu, sản phẩm có ưu thế vượt trội và khắc phục
được những nhược điểm của dòng sản phẩm hiện có trên thị trường đáp ứng cho
nhu cầu bức thiết và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
11.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đầu tư đồng bộ dây truyền, máy móc thiết bị, tiếp nhận công nghệ sản xuất
gạch ống xi măng cốt liệu đạt tiêu chuẩn TCVN 6477:2011. Công suất 10 triệu
viên/năm

- Sản xuất thử nghiệm gạch ống xi măng cốt liệu bằng công nghệ ép thủy lực
song động, xây dựng nhãn hàng hóa cho sản phẩm sản xuất từ dây chuyền thiết
bị công nghệ đã đầu tư.
- Đào tạo 5 cán bộ kỹ thuật công nghệ và kiểm tra chất lượng sản phẩm;
12. Nội dung:
12.1. Tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung bằng công
nghệ ép thủy lực song động.
Dây truyền được thiết kế và chế tạo với mức độ tự động hóa hoàn chỉnh,
bao gồm các bộ phận chính: Hệ thống máy trộn, băng tải nguyên liệu và một
máy ép thủy lực song động. Tất cả được chế tạo, lắp ráp trong nước nhằm thay
thế công nghệ cho các lò Gạch đất nung gây ô nhiễm môi trường theo tinh thần
Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ Tướng Chính phủ và
được chuyển giao đồng bộ hoàn chỉnh .

13


Dây chuyền thiết bị sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
bằng công nghệ ép thủy lực song động công suất 10 triệu viên tiêu chuẩn /năm
1 - Máy trộn trục đứng hành tinh
2 - Băng tải
3 - Máy ép Thủy lực song động
4 – Khuôn
Bảng 2: Bảng thông số kỹ thuật thiết bị
STT

Tên thiết bị

1


Máy trộn
trục đứng hành tinh

2

Băng tải

3

4

Máy ép gạch
Thủy lực
song động

Khuôn

Thông số kỹ thuật
- Máy trộn trục đứng hành tinh.
- Thể tích trộn : 350 lít.
- Công suất động cơ 8Hp.
- Thời gian trộn : 5 – 8 phút.
- Băng tải chất liệu cao su.
- Kích thước : 600x600 mm.
- Công suất động cơ : 2Hp.
- Máy ép thủy lực song động.
- Lực ép tối đa : 1400KN.
- Công suất bơm thủy lực: 30KW.
- Kích thước máy: 1000x2600x4500.
- Trọng lượng : 7,3T.

- Kích thước viên gạch
tiêu chuẩn 2 lỗ:
220x105x60mm.
- Khuôn 12 viên.
- Vật liệu chủ yếu: Thép đặc chủng SKD11.
- Trọng lượng khoảng 1,2T

14


-

Cấp nguyên liệu: Sử dụng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định lượng, bộ
phận cài dặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phiễu, chỉ một
phần nguyên liệu được đưa xuống bàn cân theo công thức phối trộn đã cài đặt từ
trước (cấp phối đã quy định). Toàn bộ quá trình cấp phối nguyên liệu được tiến
hành hoàn toàn tự động. Qua khâu này, nguyên liệu được cấp theo công thức
phối trộn đã cài đặt.

- Máy trộn nguyên liệu( Máy trộn trục đứng hành tinh): Cùng với các cốt liệu (cát,
đá mạt, xỉ than...),phụ gia, nước và xi măng được đưa vào máy trộn một cách
hoàn toàn tự động theo quy định cấp phối. Sau đó nguyên liệu được trộn ngấu
đều theo thời gian cài đặt. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa vào máy ép
gạch (máy ép thủy lực song động (3)) nhờ hệ thống băng tải.
- Máy ép thủy lực song động: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động tạo ra lực
rung ép lớn từ trên xuống và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN ) để hình thành
lên các viên gạch không nung 2 lỗ đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định. Cùng
với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận ép thủy lực song động này là hai yếu tố
vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo như ý muốn.
- Tự động chuyển gạch: Đây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch vào vị

trí định trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra
khu vực dưỡng hộ.
12.2. Quy trình sản xuất:
Xử lý nguyên vật liệu

Cát
Mạt đá
Xỉ than

Phụ gia

Xi măng

Cân định lượng

Phối trộn nguyên liệu

Băng tải liệu

Ép định hình

Dưỡng hộ, đóng gói
Sơ đồ quy trình sản xuất
15

Nước


Quy trình sản xuất là sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương : Cát,
xi măng, đá mạt, phụ gia, xỉ than… đưa vào trạm trộn, qua hệ thống băng tải tới

máy ép thủy lực song động, nhờ khuôn mà thành hình sản phẩm, sau đó đưa ra
bãi dưỡng hộ. Với đặc điểm công nghệ là sản phẩm sau khi ép đã đạt một độ cứng
nhất định, có thể xếp khối trong khay và bảo dưỡng tự nhiên từ 5 - 7 ngày là có
thể đưa vào sử dụng.
12.3. Đầu tư mua mới dây truyền thiết bị sản xuất và sản xuất thử
12.3.1.

Dây truyền thiết bị sản xuất:

Máy trộn
trục đứng
hành tinh

Băng tải
liệu

Máy ép
Thủy lực
song động

Khuôn

Sơ đồ dây truyền thiết bị sản xuất
12.3.2. Danh mục máy móc thiết bị mua mới:
- Đầu tư mua mới 100% , đồng bộ dây truyền sản xuất gạch xi măng cốt
liệu ép thủy lực song động công suất thiết kế 10 triệu viên/năm từ Công ty Cổ
phần chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới Trung Hậu.
Bảng 3: Danh mục các thiết bị máy móc của dây truyền sản xuất

STT Tên thiết bị/máy móc


Số lượng

Công suất

Nước sản xuất

1

Máy trộn
trục đứng hành tinh

01

8Hp

Việt Nam

2

Băng tải

01

2Hp

Việt Nam

3


Máy ép gạch
Thủy lực
song động

01

30KW

Việt Nam

4

Khuôn

02

Việt Nam

12.3.3. Sản xuất thử
- Đây là dây truyền sản xuất đồng bộ có công nghệ tiên tiến, rất mới và hiện
đại, do vậy để có thể đi vào vận hành ổn định cần phải tiến hành sản xuất thử với
2 đợt:
* Đợt 1: Sản xuất 500.000 viên gạch với cấp phối có tại địa phương và khu
vực lân cận - Mạt đá, cát, xi măng, phụ gia, nước: Dưới sự hướng dẫn của các
chuyên gia, theo dõi quá trình vận hành của dây truyền sản xuất để có những
hiệu chỉnh kịp thời, từng bước chuyển giao công nghệ cho cán bộ tiếp nhận.
16


Đồng thời ổn định công thức phối trộn nguyên liệu nhằm cho sản phẩm có chất

lượng tốt và kinh tế nhất.
+ Thời gian: từ tháng 3-7/2013
+ Kiểm định chất lượng: Số mẫu tuân thủ theo quy định TCVN 6477:2011 3 chỉ tiêu/mẫu tại Chi cục TC – ĐL – CL Nam Định
* Đợt 2: Tỉnh Nam Định đang có chủ trương xây dựng nhà máy nhiệt điện
tại Hải Hậu nên xỉ than sẽ là nguồn nguyên liệu phong phú. Nhằm tận dụng
nguồn nguyên liệu này, đơn vị đưa vào sản xuất thử 500.000 viên gạch với cấp
phối Xỉ than, cát, xi măng, phụ gia, nước: Theo dõi tính ổn định của dây truyền
máy móc. Đồng thời ổn định công thức phối trộn nguyên liệu nhằm cho sản
phẩm có chất lượng tốt và kinh tế nhất. Đào tạo cán bộ và công nhân trực tiếp
trên thiết bị công nghệ mới dưới sự hướng dẫn từ các chuyên gia của đơn vị
chuyển giao công nghệ.
+ Thời gian: từ tháng 8 - 01/2014
+ Kiểm định chất lượng: Số mẫu tuân thủ theo quy định TCVN 6477:2011 3 chỉ tiêu/mẫu tại Chi cục TC – ĐL – CL Nam Định
a. Đợt 1 - Sản xuất thử 500.000 viên với cấp phối: Mạt đá, cát, xi măng,
phụ gia, nước
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu.
+ Nguyên liệu Mạt đá, cát đen được phân loại, hạt thô sẽ được nghiền nhỏ
tới độ hạt mịn (kích thước hạt ≤3mm). Sau khi nghiền thì được dữ trữ ở kho bãi
tập kết để tiện cho việc trộn cấp phối;
+ Nguyên liệu ( Xi măng, phụ gia, nước) dự trữ tại kho bãi chứa nguyên liệu,
sau đó qua băng tải đưa vào bộ phận định lượng.
Bảng 4: Bảng cấp phối thành phần nguyên liệu
(sử dụng Mạt đá trong công thức cấp phối)
TT

-

Nguyên vật liệu


Đơn vị

Định mức cho 1 viên

Tổng khối lượng

1

Cát

m3

0,00080

400

2

Mạt Đá

m3

0,00175

875

3

Xi măng


kg

0.24

120.000

4

Nước

m3

0,00010

50

5

Phụ gia

kg

0,070

35.000

Bước 2: Cấp nguyên liệu:
Định lượng phối liệu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với chủng loại nguyên
liệu có tại địa phương.
17



Sử dụng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định lượng, bộ phận cài đặt
phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phiễu, chỉ một phần nguyên
liệu được đưa xuống ban cân theo công thức phối trộn đã cài đặt từ trước (cấp
phối đã quy định). Toàn bộ quá trình cấp phối nguyên liệu được tiến hành hoàn
toàn tự động. Qua khâu này, nguyên liệu được cấp theo công thức phối trộn đã
cài đặt.
Bước 3: Trộn nguyên liệu ( sử dụng Máy trộn trục đứng hành tinh):
Sau khi cấp phối được pha trộn theo tỷ lệ đã được tính sẵn qua hệ thống tự
động hóa, hỗn hợp nguyên liệu đưa vào máy trộn. Nguyên liêu được trộn đều
theo thời gian qui định, máy sẽ tự động mở giàn phun phụ gia, nước để máy trộn
đều hỗn hợp nguyên liệu với phụ gia. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa
vào máy ép gạch (máy ép thủy lực song động (3)) nhờ hệ thống băng tải.
-

-

Bước 4 : Ép định hình viên gạch (Máy ép thủy lực song động):

Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động tạo ra lực rung ép lớn từ trên
xuống và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN ) để hình thành lên các viên gạch
không nung 2 lỗ đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định.
- Bước 5: Dưỡng hộ, đóng gói;
Viên gạch sau khi ép sẽ được chuyển và xếp từng khay vào vị trí định
trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra khu
vực dưỡng hộ.
Gạch được dưỡng hộ sơ bộ trong nhà xưởng có mái che, sau đó chuyển ra
khu vực kho bãi thành phẩm tiếp tục dưỡng hộ một thời gian (từ 5 đến 7 ngày
tùy theo yêu cầu), trong thời gian dưỡng hộ gạch sẽ được phun ẩm. Sản phẩm

được xe chuyên dụng, cẩu tự hành bốc lên và đem đến vị trí kho bãi, xếp thành
lô thành hàng, thành kiện hay chồng theo tiêu chuẩn và được nhập kho. Xếp ở
bãi phải tuân thủ có đường vào và ra. Lô xếp trước được lấy trước và xếp sau
được lấy sau, đảm bảo cho kho bãi được luân chuyển lần lượt.
b. Đợt 2 - Sản xuất thử 500.000 viên với cấp phối: Xỉ than, cát, xi măng,
phụ gia, nước
- Sau khi kết thúc sản xuất thử nghiệm đợt 1, tiến hành đúc rút kinh nghiệm
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Thực hiện tiếp
đợt 2 sản xuất thử 750.000 viên gạch sử dụng Xỉ than trong cấp phối nhằm
hướng tới tận dụng nguồn phế thải từ nhà máy nhiệt điện đang được chuẩn bị
đầu tư xây dựng tại Hải Hậu.
* Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu.
+ Nguyên liệu Xỉ than được nghiền nhỏ tới độ hạt mịn (kích thước hạt nhỏ
hơn 3mm). Sau khi nghiền thì được dữ trữ ở kho bãi tập kết để tiện cho việc trộn
cấp phối, độ ẩm ≤8%;

18


+ Cát đen được phân loại cỡ hạt, hạt to được nghiền nhỏ nhằm đảm bảo cỡ
hạt ≤ 3mm. Tập kết sẵn sàng cho hoạt động sản xuất.
+ Nguyên liệu ( Xi măng, phụ gia, nước) dự trữ tại kho bãi chứa nguyên
liệu, sau đó qua băng tải đưa vào bộ phận định lượng.
Bảng 5: Bảng cấp phối thành phần nguyên liệu
(sử dụng Xỉ than trong công thức cấp phối)
TT

-


Nguyên vật liệu

Đơn vị Định mức cho 1 viên

Tổng khối lượng

1

Cát

m3

0,00050

250

2

Xỉ than

m3

0,00200

1.000

3

Xi măng


kg

0,24

120.000

4

Nước

m3

0,00015

75

5

Phụ gia

kg

0,075

37.500

Bước 2: Cấp nguyên liệu:

Định lượng phối liệu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với chủng loại nguyên
liệu có tại địa phương. Sử dụng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định

lượng, bộ phận cài đặt phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các
phiễu, chỉ một phần nguyên liệu được đưa xuống ban cân theo công thức phối
trộn đã cài đặt từ trước (cấp phối đã quy định). Toàn bộ quá trình cấp phối
nguyên liệu được tiến hành hoàn toàn tự động. Qua khâu này, nguyên liệu
được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt.
-

Bước 3: Trộn nguyên liệu ( sử dụng Máy trộn trục đứng hành tinh):

Sau khi cấp phối được pha trộn theo tỷ lệ đã được tính sẵn qua hệ thống tự
động hóa, hỗn hợp nguyên liệu đưa vào máy trộn. Nguyên liêu được trộn đều
theo thời gian qui định, máy sẽ tự động mở giàn phun phụ gia, nước để máy
trộn đều hỗn hợp nguyên liệu với phụ gia. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động
đưa vào máy ép gạch (máy ép thủy lực song động (3)) nhờ hệ thống băng tải.
-

Bước 4 : Ép định hình viên gạch (Máy ép thủy lực song động):

Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động tạo ra lực rung ép lớn từ trên
xuống và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN ) để hình thành lên các viên gạch
không nung 2 lỗ đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định.
- Bước 5: Dưỡng hộ, đóng gói;
Viên gạch sau khi ép sẽ được chuyển và xếp từng khay vào vị trí định
trước một cách tự động. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra khu
vực dưỡng hộ.
19


Gạch được dưỡng hộ sơ bộ trong nhà xưởng có mái che, sau đó chuyển
ra khu vực kho bãi thành phẩm tiếp tục dưỡng hộ một thời gian (từ 5 đến 7

ngày tùy theo yêu cầu), trong thời gian dưỡng hộ gạch sẽ được phun ẩm. Sản
phẩm được xe chuyên dụng, cẩu tự hành bốc lên và đem đến vị trí kho bãi, xếp
thành lô thành hàng, thành kiện hay chồng theo tiêu chuẩn và được nhập kho.
Xếp ở bãi phải tuân thủ có đường vào và ra. Lô xếp trước được lấy trước và
xếp sau được lấy sau, đảm bảo cho kho bãi được luân chuyển lần lượt
12.4.Kiểm nghiệm chất lượng, công bố hợp chuẩn, xây dựng nhãn hàng gạch
không nung xi măng cốt liệu của công ty CP vật liệu không nung 567.
12.4.1. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo TCVN.
Sản phẩm phải được kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về các chỉ số cơ
lý quy định theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6477:2011- Gạch bê tông, do Viện Vật
liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đô lường chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố. Áp dụng cho
gạch bê tông được sản xuất từ hỗn hợp bêtông cứng dùng cho các công trình xây
dựng.
Các chỉ tiêu cần kiểm tra:
- Kiểm tra sơ bộ tại cơ sở: Hình dáng cơ bản, xác định độ rỗng và cường độ nén
- Kiểm tra tại Chi cục TC- ĐL -CL tỉnh:Cường độ uốn; Cường độ nén và thấm nước
Phương pháp, các trình tự kiểm tra và thử tuân thủ theo các quy định đã ghi rõ
trong TCVN 6477:2011
12.4.2. Công bố hợp chuẩn, xây dựng nhãn hàng gạch không nung
- Các chỉ tiêu của sản phẩm phải đạt và vượt tiêu chuẩn đã quy định theo
TCVN 6477:2011
- Công bố hợp chuẩn cho sản phẩm Gạch ống - xi măng cốt liệu của Dự án theo
TCVN 6477:2011.
- Xây dựng nhãn hàng hóa Gạch không nung cao cấp 567
13. Đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Thực hiện đào tạo và chuyển giao công nghệ cho cán bộ và công nhân trên
chính dây truyền thiết bị công nghệ mới tại cơ sở sản xuất, dưới sự hướng dẫn cụ thể
của chuyên gia đơn vị chuyển giao công nghệ.
13.1. Đối tượng: Cán bộ kỹ thuật tiếp nhận qui trình công nghệ và vận hành

Tổng số người : 10 người, trong đó:
+ 05 Cán bộ kỹ thuật công nghệ
+ 05 công nhân kỹ thuật vận hành máy
13.2. Nội dung đào tạo
- Tiếp nhận quy trình công nghệ sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu theo công
nghệ ép Thủy lực song động: Công thức phối trộn; Quy trình dưỡng hộ;KCS sản
phẩm; Vận hành và bảo dưỡng thiết bị máy
- Vận hành theo công nghệ và dây chuyền thiết bị đầu tư mới;
20


- Kiểm tra sản phẩm.
14. Giải pháp thực hiện:
14.1. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và lựa chọn công nghệ sản xuất, chuẩn bị
phương án tài chính để thực hiện Dự án.
- Thực hiện chuyển giao công nghệ : Chuẩn bị mặt bằng, nhà xưởng đáp ứng
yêu cầu công nghệ sản xuất. Chuyển giao, lắp đặt máy móc dây truyền công nghệ,
các tài liệu của máy móc thiết bị: Sơ đồ điện động lực, sơ đồ điện điều khiển...
- Tổ chức đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu công nghệ sản xuất : Đào tạo trực
tiếp tại cơ sở sản xuất từ lý thuyết đến thực hành. Lắp đặt và hướng dẫn lắp đặt, vận
hành các thiết bị. Hướng dẫn toàn bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn vật liệu và công thức phối
trộn sản phẩm, danh mục các phụ tùng phục vụ bảo trì, thay thế…
- Tiến hành sản xuất thử : Vận hành dây truyền sản xuất đạt năng xuất thiết kế
theo phương pháp : Vận hành máy ép gạch 2 lỗ - ximăng cốt liệu thủy lực song động
liên tục 15 đến 20 chu trình và tính năng xuất bình quân sao cho đạt năng xuất thiết
kế.
- Thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm : Kiểm tra các chỉ số cơ lý với
phương pháp theo TCVN 6477:2011.
- Maketing thị trường : Tìm cách tiếp cận khách hàng, giới thiệu lợi ích sản

phẩm Công ty. Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối, đề xuất sản phẩm vào
thị trường, xây dựng lợi thế thông qua các kênh phân phối này để mở rộng thị
truờng. Hoàn thiện cơ chế giá theo hướng phù hợp thị trường, nâng cao cạnh
tranh và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phát huy tính tự chủ cho các kênh phân
phối. Nâng cao chất lượng quảng cáo, chú trọng công tác Marketing nhằm
quảng bá sâu rộng thương hiệu công nghệ, sản phẩm nhằm mở rộng thị phần
trong khu vực và trong cả nước.
14.2. Giải pháp về mặt bằng, XDCB, trang thiết bị .
- Địa điểm thực hiện Dự án: Công ty CP vật liệu không nung 567, địa chỉ tại
một phần lô N5-N6 KCN Hòa Xá, thành phố Nam Định.
Diện tích khu đất dành cho dự án: 3.000m2.
Do nằm trong cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp nên có nhiều thuận lợi về cơ
sở hạ tầng: Với hệ thống giao thông liên lạc, điện nước… sẵn có và đã hoàn
chỉnh, đồng bộ.
Để phù hợp với yêu cầu công nghệ, nhà xưởng với diện tích 300m2 sẽ được
Doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới. Hệ thống sân bãi (bãi nguyên liệu, sân thành
phẩm) tận dụng từ cơ sở sản xuất của công ty.
- Trang thiết bị chủ yếu đảm bảo cho triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm:
+ Tận dụng và nâng cấp các máy móc hiện có đảm bảo yêu cầu công nghệ:
Máy nghiền nguyên liệu, máy biến áp, hệ thống kho bãi…

21


+ Dây truyền ép gạch 2 lỗ xi măng cốt liệu thủy lực song động công suất 10
triệu viên/năm (chuyển giao công nghệ từ Công ty CP chế tạo máy và sản xuất vật
liệu mới Trung Hậu). Gồm các trang thiết bị mới 100% :
Bảng 6: Danh mục các thiết bị mua mới
STT


Tên thiết bị

Xuất xứ

Số lượng

1

Máy trộn trục đứng hành tinh.

Việt Nam

01

2

Băng tải.

Việt Nam

01

3

Máy ép gạch Thủy lực song động.

Việt Nam

01


4

Khuôn.

Việt Nam

02

5

Giàn phun ẩm (dưỡng hộ).

Việt Nam

01

6

Thiết bị thử nghiệm, đo lường (máy nén).

Trung Quốc

01

- Nguyên vật liệu: Khả năng cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu cho quá
trình sản xuất thử nghiệm dồi dào, sẵn có tại địa phương.
14.3. Giải pháp về tổ chức quản lý triển khai dự án, ứng dụng dây truyền
công nghệ sản xuất.
a. Thành lập Ban quản lý dự án, phân công trách nhiệm cụ thể để triển
khai dự án

Bảng 7: Danh sách các thành viên BQL dự án
Tổ chức
công tác

Nội dung công việc tham gia

C.ty CP vật liệu không
nung 567

Chủ nhiệm Dự án

Họ và tên
1

Nguyễn Xuân Tuyển

2

Hoàng Đình Bang

---nt---

Phụ trách Xây dựng

3
4

Phạm Quang Bình
Phạm Thị Luyến


---nt-----nt---

Thư ký Dự án
Kế toán tài chính

5

Nguyễn Huy Chức

6

Trát Thái Hoàng Vũ

---nt--C.ty CP CT máy và
SXVL mới Trung
Hậu

Điện tự động hóa

Chuyển giao CN

b. Xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện theo tháng năm, lĩnh vực.
14.4. Giải pháp về đào tạo, tập huấn, tiếp nhận công nghệ .
a. Về tiếp nhận công nghệ

22


- Ký hợp đồng mua dây truyền máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ
(kể cả bí quyết công nghệ) với Công ty CP chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới

Trung Hậu.
- Đào tạo trực tiếp tại cơ sở sản xuất từ lý thuyết đến thực hành. Lắp đặt và
hướng dẫn lắp đặt, vận hành các thiết bị. Hướng dẫn toàn bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn
vật liệu và công thức phối trộn sản phẩm theo nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa
phương, danh mục các phụ tùng phục vụ bảo trì, thay thế…
- Thuê chuyên gia trực tiếp hướng dẫn sản xuất.
- Thuê kiểm nghiệm chất lượng tiêu chí sản phẩm tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo
lường chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ
- Xây dựng quy chế vận hành, định mức nguyên liệu, nhân công.
b. Về đào tạo tập huấn
- Đào tạo 5 kỹ thuật viên nắm vững Quy trình sản xuất. Hướng dẫn toàn
bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn vật liệu và công thức phối trộn sản phẩm, danh mục các
phụ tùng phục vụ bảo trì, thay thế, …
- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật viên công nghệ, công nhân vận hành dây
chuyền sản xuất tại chính dây truyền công nghệ mới.
14.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Dự báo nhu cầu thị trường (dự báo nhu cầu chung và thống kê danh mục
các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua sản phẩm Dự án);
Bảng 8: Dự báo thị trường tiêu thụ
40

40

25%

40%

75%

60%

60

60

NĂM 2015 : 32 TỶ VIÊN

NĂM 2020 : 42 TỶ VIÊN

VIÊNVIÊN

VIÊN

Năm 2015
(tỷ viên)

Năm 2020
(tỷ viên)

GẠCH NUNG

8

16,8

GẠCH KHÔNG NUNG

24

25,2


Số liệu theo “Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung
đến năm 2020 ngày 28/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ”
Từ cuối năm 2010 trở lại đây, chúng ta đang đứng trước những thách thức
chung: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế vĩ mô có nhiều bất ổn, lạm
phát cao, thị trường bất động sản khó khăn, lãi suất ngân hàng vẫn chưa có dấu
hiệu thuận lợi,... Tuy nhiên, Quyết định số 567/QD-TTg do Thủ Tướng ban
23


hành ngày 28/4/2010 đã trở thành một dấu mốc quan trọng cho ngành vật liệu
không nung. Kể tử tháng 5 năm 2010 và nhất là từ đầu năm 2011 tới nay, ngành
vật liệu không nung có bước phát triển vượt bậc cả về phương diện đầu tư, sản
xuất, nghiên cứu, thiết kế, phát triển công nghệ, hành lang pháp lý, truyền thông.
Chính phủ và các ban ngành liên qua đang thực những biện pháp quyết liệt
nhằm hạn chế tiến tới xóa bỏ lò gạch nung thủ công với việc hoàn chỉnh hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức cho các loại gạch
không nung, tạo hành lang pháp lý hỗ trợ cho thị trường gạch không nung phát
triển. Theo dự báo thì tới năm 2015 thị trường gạch xây cần tới 32 tỷ viên, tới
năm 2020 là 42 tỷ viên, cùng với việc sản phẩm không nung dần tìm được chỗ
đứng trên thị trường. Cùng với Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 11
năm 2012 của Bộ xây dựng v/v Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong
các công trình xây dựng, do vậy dễ nhận thấy nhu cầu vật liệu không nung hiện
nay trên địa bàn Tỉnh nhà cũng như khu vực là rất lớn.
- Phương án tiếp thị sản phẩm của Dự án, Phương án tổ chức mạng lưới
phân phối sản phẩm.
Tìm cách tiếp cận khách hàng, giới thiệu lợi ích sản phẩm Công ty .
Hợp tác tạo thành hệ thống các đại lý đại lý trực tiếp bán và giới thiệu sản
phẩm tới khác hàng.
Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối, xây dựng lợi thế thông qua các
kênh phân phối này để mở rộng thị truờng.

Hoàn thiện cơ chế giá theo hướng phù hợp thị trường, nâng cao cạnh tranh
và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phát huy tính tự chủ cho các kênh phân phối.
Quảng cáo sản phẩm : Cattalo, biển quảng cáo, quảng cáo trên ti vi, tham
gia các hội chợ triển lãm;
Nâng cao chất lượng quảng cáo, chú trọng công tác Marketing nhằm quảng
bá sâu rộng thương hiệu công nghệ, sản phẩm nhằm mở rộng thị phần trong tỉnh
và khu vực.
Bảng 9: Bảng dự kiến sản xuất theo thị trường
Năm

2014

2015

2016

Loại
Ghạch 2 lỗ

6.000.000 viên

Ghạch 4 lỗ

10.000.000 viên

20.000.000 viên

5.000.000 viên

10.000.000 viên


14.6.Giải pháp về nguồn vốn
- Tổng vốn đầu tư để triển khai Dự án
: 5.869.858.000 đồng
Trong đó vốn cố định : 4.920.300.000 đồng
Vốn lưu động : 949.558.000 đồng
- Đề nghị hỗ trợ kinh phí SNKH &CN ĐP: 415.000.000 đồng - Cho các nội
dung: Mua máy móc dây truyền công nghệ, tiếp nhận công nghệ, thiết bị thử
24


×