Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 71 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------------

TRẦN THỊ MỸ LINH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

GVHD: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP. HCM, tháng 12/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hƣơng.
Các số liệu và thông tin đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đƣợc tôi thu thập trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …..tháng…..năm…..
Tác giả

Trần Thị Mỹ Linh


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................... 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài................... 1
1.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................ 2
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 2
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................... 2
1.7. Bố cục của nghiên cứu: Gồm 5 chƣơng........................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................... 4
2.1. Khái niệm nợ xấu trong ngân hàng thƣơng mại ..................... 4
2.1.2. Một số yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại ........ 5
2.1.2.1. Một số yếu tố vĩ mô ..................................... 5
2.1.2.2. Một số yếu tố từ phía ngân hàng ............................. 7
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng 10
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ............................. 10
2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc ................................... 14
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............. 16
3.1. Giả thuyết nghiên cứu ..................................... 16
3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................... 21
3.3. Mô tả dữ liệu ........................................... 23
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM .............................................. 26
4.1. Tổng quan tình hình hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ...... 26
4.2. Thực trạng về nợ xấu của một số Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ....... 28
CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............. 34
5.1. Kết quả nghiên cứu ....................................... 34
5.1.1. Thống kê mô tả ........................................ 34
5.1.2. Kết quả phân tích hồi quy ................................. 36
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................ 48



CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU .. 53
6.1. Kết luận .............................................. 53
6.2. Kiến nghị giải pháp cho nghiên cứu trong mô hình .................. 53


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEG
ABBank
ACB
BCBS
BID
CTG
DongABank
EIB
FEM
GDP
GDPGR
GMM
HDBank
IAS
IER
IMF
INEF
INFLA

Nhóm chuyên gia tƣ vấn của Liên Hợp Quốc
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần An Bình
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Mô hình ƣớc lƣợng tác động cố định (Fixed Effects Model)
Tổng sản phẩm quốc nội
Tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội
The Generalized Method of Moments
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát Triển TPHCM
Chuẩn mực Kế toán quốc tế
Tỷ lệ chi phí lãi
Tổ chức Tiền tệ Thế giới
Tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động
Lạm phát

KienLongBank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kiên Long
LGR
LLR/TL
LR
LtD
MBB
MSB
NamABank
NHNN
NHTM
NHTMCP
NHTMNN
NII
NPL
NVB
REM

ROA
ROE
SeABank
SHB
SIZE
STB
STT

Tăng trƣởng tín dụng
Dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ cho vay (The loan loss reserves
to total loans Ratio)
Hệ số nợ
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động (Loans to Deposit
Ratio)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Á
Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
Tỷ lệ nợ xấu
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Dân
Mô hình ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)
Lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập so với vốn chủ sở hữu
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội
Quy mô ngân hàng

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín
Số thứ tự


Techcombank
UN
VCB
VIB
VietABank
VPBank
Wolrd Bank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam
Tỷ lệ thất nghiệp
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng
Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về mối quan hệ giữa các biến
độc lập với biến phụ thuộc NPL ................................. 16
Bảng 3.2: Giá trị các biến độc lập và phụ thuộc trong giả thuyết nghiên cứu .... 23
Bảng 4.1: Số lƣợng các NHTM hoạt động tại Việt Nam .................. 26
Bảng 4.2: Vốn điều lệ của các ngân hàng đến tháng 6/2015 ............... 27
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các biến ............................... 34
Bảng 5.2: Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS ................... 36
Bảng 5.3: Ma trận hệ số tƣơng quan ............................... 37

Bảng 5.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................... 38
Bảng 5.5: Kiểm định đa cộng tuyến ............................... 39
Bảng 5.6: Kiểm định phƣơng sai thay đổi ........................... 39
Bảng 5.7: Kiểm định Breusch-Pagan .............................. 40
Bảng 5.8: Mô hình hồi quy FEM ................................. 40
Bảng 5.9: Kết quả kiểm định Hausman ............................. 41
Bảng 5.10: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM với dữ liệu
bảng không cân bằng ........................................ 43
Bảng 5.11: Kiểm định đa cộng tuyến .............................. 44
Bảng 5.12: Mô hình hồi quy REM ................................ 44
Bảng 5.13: Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan cho mô hình
REM ................................................... 45
Bảng 5.14: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình GMM với dữ liệu bảng không cân
bằng: ................................................... 47
Bảng 5.15: Kết quả kiểm định................................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Tỷ lệ tăng trƣởng GDP 2005-2014 ........................ 28
Đồ thị 4.2: Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế 2005-2014 ................... 29
Đồ thị 4.3: Tăng trƣởng tín dụng bình quân của các ngân hàng trong nghiên cứu . 30
Đồ thị 4.4: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của các ngân hàng trong nghiên cứu ....... 30
Đồ thị 4.5: Vốn điều lệ của các ngân hàng đến tháng 6/2015 ............... 31
Đồ thị 4.6: Tỷ lệ thu nhập so với vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng .. 32
Đồ thị 4.7: Vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng 2005-2014 ......... 32
Đồ thị 4.8: Tổng tài sản bình quân của các ngân hàng 2005-2014 ........... 33


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Các ngân hàng thƣơng mại có tầm quan trọng trong hệ thống tài chính, kinh tế
của các quốc gia. Theo Richard (2011) trong nghiên cứu của Mabvure Tendai Joseph
(2012) ngân hàng thƣơng mại góp phần đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế, nên nếu ngân
hàng hoạt động kém hiệu quả là một trở ngại cho phát triển kinh tế.
Với sự phát triển xu thế hội nhập quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại ngày càng
mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, quản trị chiến lƣợc cũng nhƣ đa dạng
các sản phẩm, dịch vụ.... Bên cạnh đó vấn đề cho vay là hoạt động chủ yếu tại các
ngân hàng, với những yếu tố chủ quan cũng nhƣ khách quan dẫn đến rủi ro cho các
ngân hàng trong việc cho vay là khó tránh khỏi, do đó nợ xấu là yếu tố tất yếu trong
hoạt động ngân hàng.
Theo Berger và De Young (1997) nợ xấu gây tổn hại đến các hoạt động tài
chính của các ngân hàng, Kroszner (2002) trong nghiên cứu của Waweru và Kalami
(2009) nợ xấu liên quan chặt chẽ với các cuộc khủng hoảng ngân hàng, Reinhart và
Rogoff (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu đƣợc sử dụng để đánh dấu sự khởi đầu cho một
cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Nền kinh tế Việt Nam nợ xấu trong thời gian gần đây là mối quan tâm lớn
không chỉ riêng ngân hàng mà của nền kinh tế. Với sức ép cạnh tranh, phát triển và
đáp ứng việc tăng vốn cũng nhƣ những quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc vì
vậy nợ xấu tồn tại là nỗi lo của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Nợ xấu không chỉ
tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các ngân hàng nhƣ mất vốn, có thể gây nguy cơ
phá sản ngân hàng mà còn tác động đến ngƣời đi vay tại các tổ chức tín dụng khác vì
nếu nhƣ có một khoản nợ bị xếp vào nợ xấu thì ngƣời đi vay sẽ bị hạn chế điều kiện
tiếp cận vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, gần nhƣ ngƣời đi vay sẽ không vay
đƣợc nữa. Từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay, tình
trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hƣởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nƣớc.
Thông qua đề tài "Các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam" nhằm phân tích và đƣa ra những kiến nghị hạn chế nợ xấu tại các ngân
hàng thƣơng mại.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu:

1


- Xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM
- Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM
Việt Nam
- Gợi ý giải pháp hạn chế nợ xấu của NHTM Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố tác động nhƣ thế nào đến nợ xấu của NHTM Việt Nam?
- Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động nhƣ thế nào đến nợ xấu của
NHTM Việt Nam?
- Cần có những giải pháp nào để hạn chế nợ xấu của NHTM Việt Nam?
1.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt
Nam. Bao gồm các yếu tố vĩ mô và các yếu tố từ phía ngân hàng tác động đến nợ xấu.
- Phạm vi nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến nợ xấu của 20 NHTM Việt
Nam, dữ liệu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính của NHTM Việt Nam, số liệu
kinh tế vĩ mô từ các báo cáo của NHNN Việt Nam, World Bank...trong giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2014.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu thống kê từ các báo
cáo tài chính của NHTM Việt Nam, báo cáo của NHNN Việt Nam, World Bank, các
tạp chí kinh tế tài chính, các trang web …
Phƣơng pháp định lƣợng phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy. Sử dụng
mô hình Pooled OLS, Random Effect, Fixed Effect, GMM để kiểm định, từ đó lựa
chọn mô hình phù hợp đánh giá các yếu tố tác động đến nợ xấu NHTM Việt Nam.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Hiện nay, nợ xấu ảnh hƣởng đến việc lƣu thông dòng vốn vào nền kinh tế, tác
động đến sự an toàn, hiệu quả kinh doanh các ngân hàng do đó việc nhận diện đƣợc

các yếu tố tác động đến nợ xấu là vấn đề cấp thiết để từ đó có hƣớng giải quyết kịp
thời và hiệu quả.
Ý nghĩa thực tiễn:

2


Với đề tài liên quan đến các yếu tố tác động đến nợ xấu NHTM Việt Nam đã
đƣa ra nhiều yếu tố tác động đến nợ xấu có yếu tố vĩ mô, yếu tố từ phía ngân hàng từ
đó có một số giải pháp hạn chế nợ xấu và những ý nghĩa sau:
- Nhận dạng đƣợc nợ xấu trong NHTM
- Phân tích, đánh giá đƣợc yếu tố tác động đến nợ xấu
- Định hƣớng cho công tác hạn chế nợ xấu, từ đó làm cơ sở đƣa ra các giải pháp
phù hợp trong từng giai đoạn kinh tế
1.7. Bố cục của nghiên cứu: Gồm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của các
NHTM Việt Nam
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị giải pháp hạn chế nợ xấu

3


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. Khái niệm nợ xấu trong ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm nợ xấu trong ngân hàng thƣơng mại
- Nợ xấu đƣợc nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “non-performing loan”

(NPL), “doubtful debt” (Peter Rose, 2009; Mishkin, 2010).
- Khái niệm của nhóm chuyên gia tƣ vấn Advisory Expert Group (AEG) thuộc
Liên Hợp Quốc cho rằng: “Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi
và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được
nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán
đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản
vay sẽ được thanh toán đầy đủ” (2004_Non- performing loans, Advisory Expert Group
(AEG) Meeting).
- Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): BCBS
không đƣa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hƣớng dẫn về các
thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định,việc
khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện
sau xảy ra: Ngân hàng thấy ngƣời vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng
chƣa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi, ngƣời vay đã quá hạn trả nợ quá 90
ngày (Basel Committee on Banking Supervision 2002).
- Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS): Chuẩn mực Kế toán quốc tế về ngân hàng
thƣờng đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị (impaired) thay vì sử dụng thuật ngữ nợ
xấu (nonperforming). Chuẩn mực kế toán IAS 39 (2004) đƣợc khuyến cáo áp dụng ở
một số nƣớc phát triển vào đầu năm 2005 chỉ ra rằng cần có bằng chứng khách quan
để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị. Trong trƣờng hợp nợ bị giảm giá trị
thì tài sản đƣợc ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tổn thất do chất lƣợng nợ xấu gây
ra. Về cơ bản IAS39 chú trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay bất luận thời gian
quá hạn chƣa tới 90 ngày hoặc chƣa quá hạn. Phƣơng pháp đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng thƣờng là phƣơng pháp phân tích dòng tiền tƣơng lai chiết khấu hoặc
xếp hạng khoản vay của khách hàng. Hệ thống này chính xác về mặt lý thuyết, nhƣng
việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn và đang đƣợc Ủy ban Chuẩn mực kế toán
quốc tế chỉnh sửa lại trong IFRS 9.
4



- Khái niệm nợ xấu của Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF): Trong hƣớng dẫn tính
toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (IFRS)2, IMF đƣa ra định nghĩa về
nợ xấu nhƣ sau: “Một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc
lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được
vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn
dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ
không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào
danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh
mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay
đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation Guide on Financial
Soundness Indicators, 2004).
Tại Việt Nam Theo điều 10 thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm nhƣ sau: nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2: Nợ
cần chú ý, nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm 4: Nợ nghi ngờ, nhóm 5: Nợ có khả
năng mất vốn.
Theo Điều 3 của thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN: Nợ xấu (NPL: NonPerforming Loan) là nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ),
nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
2.1.2. Một số yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại
2.1.2.1. Một số yếu tố vĩ mô
Tỷ lệ tăng trƣởng GDP
Tỷ lệ tăng trƣởng GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản
phẩm cuối cùng đƣợc sản xuất trên lãnh thổ một nƣớc, tính trong khoảng thời gian
nhất định, thƣờng là một năm. Kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp duy trì, mở rộng, các khoản nợ trả đúng hạn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp
tăng cao.

Salas và Saurina (2002), Rajan & Dhal (2003), Fofack (2005), Khemraj &
Pasha (2009), Raphael Espinoza and Ananthakrishnan Prasad (2010), Louzis et al.
(2010), Nkusu (2011), Kester Guy and Shane Lowe (2011), Marcello Bofondi and
Tiziano Ropele (2011), Marijana Curak, Sandra Pepur, Klime Poposki (2013), Munib

5


Badar & Yasmin Javid (2013), Ahlem Selma Messai (2013), Nir Klein (2013) cho
rằng nợ xấu tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tăng trƣởng GDP. Ngƣợc lại, PhD Candidate, Ali
Shingjergji (2013), tìm ra sự gia tăng của tỷ lệ tăng trƣởng GDP sẽ làm gia tăng nợ xấu
tại hệ thống ngân hàng.
Lạm phát
Lạm phát là hiện tƣợng tiền trong lƣu thông vƣợt quá nhu cầu cần thiết làm cho
chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Vì vậy khi
một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát tăng, các doanh nghiệp, cá nhân gặp khó khăn trong
việc kinh doanh, các ngân hàng thì có xu hƣớng tăng lãi suất cho vay hoặc điều chỉnh
các mức phí để bù đắp cho sự gia tăng của lạm phát. Điều đó dẫn đến khả năng trả nợ
của khách hàng tại các ngân hàng có xu hƣớng giảm. Yếu tố lạm phát sử dụng chỉ số
giá tiêu dùng CPI.

Fofack (2005), Nkusu (2011), Kester Guy and Shane Lowe (2011), Marcello
Bofondi and Tiziano Ropele (2011), Marijana Curak, Sandra Pepur, Klime Poposki
(2013), Munib Badar & Yasmin Javid (2013), Nir Klein (2013) nợ xấu cùng chiều lãi
suất. Ngƣợc lại, PhD Candidate, Ali Shingjergji (2013) nghiên cứu cho thấy lạm phát
tác động tiêu cực nợ xấu. Khemraj & Pasha (2009) cho rằng lạm phát tác động tích cực
với nợ xấu.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ số giữa ngƣời chƣa đƣợc thuê mƣớn so với lực lƣợng lao
động, lực lƣợng lao động bao gồm những ngƣời hiện đang làm việc hay đang tìm kiếm
việc làm

Louzis et al. (2010) cho rằng khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ảnh hƣởng đến thu
nhập cá nhân, và dẫn đến sự sụt giảm trong doanh thu và tăng gánh nặng nợ cho doanh
nghiệp. Nkusu (2011) Nghiên cứu cho thấy nền kinh tế tỷ lệ thất nghiệp cao gắn liền

với vấn đề nợ làm tăng nợ xấu. Marcello Bofondi and Tiziano Ropele (2011), Ahlem
Selma Messai (2013) cho thấy nợ xấu cùng chiều tỷ lệ thất nghiệp.
Lãi suất cho vay (RLR)
6


Lãi suất cho vay là giá cả mà ngƣời đi vay phải trả cho việc sử dụng vốn của
ngƣời cho vay. Nói cách khác là số tiền phải trả để thuê mƣợn vốn trong một khoảng
thời gian nhất định.
Louzis et al. (2010) lãi suất ảnh hƣởng đến sự khó khăn trong việc thanh toán
nợ, lãi suất tác động tích cực với nợ xấu. Khemraj & Pasha (2009) Các ngân hàng tính
lãi suất tƣơng đối cao hơn và cho vay quá mức có thể sẽ phải chịu nợ xấu cao hơn, một
ngân hàng tăng lãi suất điều này có thể tăng nợ xấu. Adebola et al (2011) lãi suất có
tác động tích cực với nợ xấu. PhD Candidate, Ali Shingjergji (2013) sự tăng trƣởng
của lãi sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Ngƣợc lại, Kester Guy and Shane Lowe (2011) Lãi
suất có tác động tiêu cực đến nợ xấu.
2.1.2.2. Một số yếu tố từ phía ngân hàng
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
Thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thƣờng gồm những khoản nhƣ thu phí
dịch vụ, thu nhập từ đầu tƣ, kinh doanh… không phải thu từ hoạt động cho vay.

Theo nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013) tỷ
lệ thu nhập ngoài lãi ảnh hƣởng tiêu cực đến các khoản nợ xấu. Tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi cao sẽ chứng minh rằng các ngân hàng đa dạng mục đầu tƣ và rủi ro thấp hơn.
Tỷ lệ thu nhập so với vốn chủ sở hữu
Đo lƣờng tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, thể hiện thu nhập mà
các cổ đông nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vốn vào ngân hàng và đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy ngân hàng kiểm soát tốt các nguồn
thu và chi phí, quản lý tốt các khoản cho vay từ đó làm giảm rủi ro cho ngân hàng.


Louzis et al. (2010) cho rằng chỉ số ROE đƣợc tìm thấy tác động tiêu cực đến
nợ xấu, nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013) cũng
cho ra kết quả tƣơng tự.
Tăng trƣởng tín dụng
7


Dƣ nợ cho vay tăng tiềm tàng nhiều rủi ro cho ngân hàng trong việc quản lý các
khoản nợ của khách hàng. Tỷ lệ đƣợc thể hiện qua sự chênh lệch giữa dƣ nợ cho vay
của một năm và cùng kỳ năm trƣớc so với dƣ nợ cho vay cùng kỳ năm trƣớc.

Salas và Saurina (2002), Raphael Espinoza and Ananthakrishnan Prasad (2010)
tăng trƣởng tín dụng cùng chiều với nợ xấu. Tổng mức dƣ nợ cho vay của ngân hàng
tăng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng gánh nhiều khoản nợ mà khách hàng vay.
Khemraj & Pasha (2009), Boudriga et al. (2009) tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc
chiều với nợ xấu.
Hệ số nợ
Đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của ngân hàng so với tổng tài sản, phản ánh tình
trạng nợ của ngân hàng, khả năng huy động vốn và vay nợ của ngân hàng nhƣng hệ số
này càng cao thì ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ lớn bởi các khoản nợ luôn có ảnh hƣởng
đến hoạt động của ngân hàng.

Nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013) cho
rằng tƣơng tự nhƣ quy mô ngân hàng, tác động cùng chiều với nợ xấu.
Tỷ lệ chi phí lãi
Chi phí lãi gồm các chi phí huy động vốn, đi vay….Chi phí này càng cao thì
tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng càng tăng, lãi suất huy động tăng ngân hàng có
xu hƣớng tăng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí, có thể dẫn đến giảm khả năng trả nợ
của khách hàng vay vốn.


Nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013) tỷ lệ
chi phí lãi tác động tích cực nợ xấu. Một ngân hàng phải đối mặt với chi phí lãi vay
cao, ngân hàng nâng cao lãi suất cho vay để bù đắp cho những chi phí. Ngân hàng sẽ
tính giá cao hơn với khách hàng vay, làm tăng khả năng vỡ nợ khá cao cho ngân hàng.
Quy mô ngân hàng
Thể hiện qua tổng tài sản cho biết khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của
ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh, quy mô lớn tạo điều kiện cho ngân
8


hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng đối tƣợng cho
vay, dƣ nợ cho vay tăng.

Khemraj & Pasha (2009), Boudriga et al. (2009), mối quan hệ tích cực giữa quy
mô ngân hàng và nợ xấu.
Rajan & Dhal (2003), Raphael Espinoza and Ananthakrishnan Prasad (2010),
Marijana Curak, Sandra Pepur, Klime Poposki (2013) cho rằng mối quan hệ tiêu cực
giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu, các ngân hàng lớn hơn là dễ dàng hơn để nắm bắt
cơ hội để đa dạng hóa và do đó làm giảm các rủi ro tín dụng.
Tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động
Tỷ lệ này càng lớn thể hiện sự quản lý, kỹ năng kém trong việc thẩm định, xếp
hạng tín dụng và giám sát khách hàng, sẽ làm ngân hàng tốn nhiều chi phí nhƣng hoạt
động lại không hiệu quả điều đó dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khó thu hồi các
khoản nợ của khách hàng.

Louzis et al. (2010) chỉ số này tích cực và có ý nghĩa thống kê với nợ xấu.
Podpiera và Weill (2007) phân tích bối cảnh của ngành ngân hàng Cộng hòa Séc cho
giai đoạn 1994-2005 cho rằng tỷ lệ này tích cực liên quan đến tƣơng lai làm tăng nợ
xấu. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy bởi Louzis et al. (2010) trong trƣờng hợp
các ngân hàng Hy Lạp.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản
Tỷ lệ này càng thấp, cho thấy ngân hàng dùng nợ để sinh lời, rủi ro cao dẫn đến
nợ xấu tăng

Salas và Saurina (2002) chỉ số này tiêu cực với nợ xấu, nhƣng không có ý nghĩa
thống kê. Louzis et al. (2010), Fofack (2005) kết quả không có bằng chứng cho thấy
mối tƣơng quan NPL và SOLR.
Dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ cho vay

9


Dự phòng rủi ro là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra đối với nợ của ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ cho vay càng
lớn việc trích lập dự phòng của ngân hàng cao cho thấy nợ xấu gia tăng.

Ahlem Selma Messai (2013) cho rằng dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ cho
vay có mối quan hệ tích cực với nợ xấu.
Tỷ lệ thu nhập so với tổng tài sản
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng
trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

Boudriga et al. (2009), Louzis et al. (2010), Marijana Curak, Sandra Pepur,
Klime Poposki (2013) ROA có mối quan hệ tiêu cực với nợ xấu, Ahlem Selma Messai
(2013) cho thấy ROA tác động tiêu cực với nợ xấu.
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động tăng cao cho thấy ngân hàng
cho vay vƣợt quá số vốn mà ngân hàng huy động, tỷ lệ này càng cao làm tăng nợ xấu
của các ngân hàng.


Louzis et al. (2010) cho rằng tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với nguồn vốn huy động
tác động tích cực với nợ xấu.
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân
hàng
2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Salas và Saurina (2002) Kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và vi mô giải thích tỷ lệ
nợ xấu liên quan tới Tây Ban Nha giai đoạn 1985-1997, dùng mô hình GMM xử lý các
biến phần mềm DPD đƣợc viết bởi Arellano & Bond (1988 và 1991) nghiên cứu sử
dụng mô hình động cho thấy một quy mô ngân hàng lớn có nợ xấu ít hơn, mối quan hệ
ngƣợc chiều giữa tỷ lệ tăng trƣởng GDP và nợ xấu, sự tăng trƣởng tín dụng có mối
quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Cho vay quá mức thƣờng đƣợc xem là chỉ số quan
10


trọng tác động đến các khoản nợ xấu, Salas và Saurina (2002) cũng cho rằng chỉ số
này tác động tiêu cực với nợ xấu, nhƣng không có ý nghĩa thống kê.
Rajan & Dhal (2003) Phân tích nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại ở Ấn Độ
1993-2003, phân tích hồi quy bảng, với dữ liệu bảng không cân bằng, kết quả nghiên
cứu cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động tiêu cực đến nợ xấu,
tỷ lệ tăng trƣởng GDP cao phản ánh điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi và môi trƣờng
kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hƣớng giảm.
Fofack (2005) Nghiên cứu nợ xấu vùng tiểu bang châu phi Sahara thập niên 90.
Kết quả cho thấy yếu tố vĩ mô tỷ lệ tăng trƣởng GDP tác động tiêu cực lên nợ xấu, một
cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng nợ xấu. Những thay đổi lãi suất có dấu hiệu
tích cực với nợ xấu, và tỷ lệ lạm phát làm tăng tỷ lệ nợ xấu.
Khemraj & Pasha (2009) Nghiên cứu các yếu tố quyết định của nợ xấu ở
Guyana 1994-2004, phân tích hồi quy bảng, ứng dụng mô hình FEM, kết quả cho thấy
quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến nợ xấu, tỷ lệ tăng
trƣởng GDP tỷ lệ nghịch với các nợ xấu, sự cải thiện trong nền kinh tế sẽ làm nợ xấu
thấp hơn. Các ngân hàng tính lãi suất tƣơng đối cao hơn và cho vay quá mức có thể sẽ

phải chịu nợ xấu cao hơn, một ngân hàng tăng lãi suất điều này có thể tăng nợ xấu.
Tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại có tác động tiêu cực đến
nợ xấu, các ngân hàng mở rộng tăng trƣởng tín dụng thì khả năng phải chịu các khoản
nợ xấu thấp hơn.
Lạm phát cao trong giai đoạn hiện nay sẽ thấy một sự giảm mức độ nợ xấu
ngân hàng. Tuy nhiên, lạm phát tăng cao trong giai đoạn trƣớc khiến các ngân hàng
thƣơng mại phải chịu các khoản nợ xấu cao hơn.
Boudriga et al. (2009) Các khoản vay có vấn đề các nƣớc Trung Đông và Bắc
Phi: Nghiên cứu các yếu tố từ phía ngân hàng, môi trƣờng kinh doanh và môi trƣờng
thể chế của 46 ngân hàng tại 12 quốc gia trong giai đoạn 2002-2006.
Sử dụng mô hình REM, kết quả cho thấy sự tham gia của nƣớc ngoài đến từ các
nƣớc phát triển làm giảm nợ xấu. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy các ngân
hàng quốc doanh gặp nợ xấu hơn. Ngân hàng có quy mô vốn lớn thì nợ xấu lớn, tăng
trƣởng tín dụng cao thì giảm nợ xấu, ROA có mối quan hệ tiêu cực với nợ xấu. Tăng
trƣởng tín dụng có mối quan hệ tiêu cực với nợ xấu, trái ngƣợc với những nghiên cứu
trƣớc đó.
11


Trong môi trƣờng kinh doanh chất lƣợng thông tin đƣợc công khai minh bạch
giữa ngân hàng và khách hàng tỷ lệ nghịch nợ xấu. Tăng cƣờng chất lƣợng của môi
trƣờng thể chế sẽ làm giảm nợ xấu.
Raphael Espinoza and Ananthakrishnan Prasad (2010) Nợ xấu tại hệ thống
ngân hàng GCC (Gulf Cooperative Council_hội đồng hợp tác vùng vịnh) và ảnh
hƣởng của yếu tố vĩ mô đến nợ xấu từ 1995-2008 tại khoảng 80 ngân hàng trong GCC.
Sử dụng mô hình fixed effect, difference GMM, system GMM.
Khi lãi suất tăng, tăng trƣởng kinh tế thấp thì nợ xấu tăng. Các ngân hàng lớn
và các ngân hàng hoạt động với chi phí thấp hơn cũng sẽ có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn, tăng
trƣởng tín dụng cao trong quá khứ có thể tạo ra nợ xấu cao hơn trong tƣơng lai
Louzis et al. (2010) Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và yếu tố từ phía ngân hàng tác

động đến nợ xấu tại 9 ngân hàng lớn nhất Hy Lạp giai đoạn 2003- 2009.
Nghiên cứu cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp và cho vay thế chấp, hai
yếu tố vĩ mô và yếu tố từ phía ngân hàng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay.
Yếu tố vĩ mô gồm tỷ lệ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, sự thay đổi lãi suất
cho vay và chất lƣợng quản lý.
Yếu tố từ phía ngân hàng gồm ROA, ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài
sản, tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng
vốn huy động, tăng trƣởng tín dụng, quy mô ngân hàng.
Sử dụng mô hình GMM, cho thấy tỷ lệ tăng trƣởng GDP tác động tiêu cực với
nợ xấu, giai đoạn suy thoái kinh tế có ảnh hƣởng xấu đến nợ xấu, thay đổi lãi suất cho
vay, tỷ lệ thất nghiệp có tác động tích cực đến nợ xấu. Chỉ số ROE và ROA đƣợc tìm
thấy tác động tiêu cực đến nợ xấu. Chỉ số tỷ lệ chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt
động, quy mô tài sản tác động tích cực với nợ xấu và có ý nghĩa thống kê.
Nkusu (2011) Nghiên cứu 26 quốc gia có nền kinh tế phát triển kéo dài khoảng
thời gian từ năm 1998 – 2009. Sử dụng mô hình GMM, nghiên cứu cho thấy nền kinh
tế tăng trƣởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn hoặc giảm giá tài sản gắn liền với vấn
đề nợ làm tăng nợ xấu. Nghiên cứu cũng đƣa ra lạm phát ảnh hƣởng đến những ngƣời
đi vay: Một mặt, lạm phát cao có thể có lợi cho những ngƣời đi vay bằng cách giảm
giá trị thực của các khoản vay nợ, nhƣng cũng làm giảm khả năng trả nợ của khách
hàng vay. Bên cạnh đó, các mức lãi suất thay đổi, những ngƣời cho vay có thể điều
chỉnh các mức phí tính để bù đắp cho sự gia tăng lạm phát. Do đó, vấn đề đặt ra liệu
12


lạm phát tiêu cực hay tích cực ảnh hƣởng đến nợ xấu. Và kết quả nghiên cứu cho thấy
tác động tích cực với nợ xấu.
Kester Guy and Shane Lowe (2011) Nghiên cứu về nợ xấu và sự bền vững ngân
hàng tại Barbados từ 1996 – 2010. Sử dụng mô hình FEM, cho thấy tỷ lệ tăng trƣởng
GDP với việc mở rộng kinh tế sẽ giảm nợ xấu, khi lạm phát tăng dẫn đến giảm tỷ lệ nợ
xấu. Lãi suất có tác động tiêu cực đến nợ xấu, giải thích cho điều này là khi nền kinh

tế tăng trƣởng và mở rộng tín dụng, lãi suất trong hệ thống ngân hàng có xu hƣớng di
chuyển lên cùng lúc.
Marcello Bofondi and Tiziano Ropele (2011) Các yếu tố vĩ mô tác động đến
chất lƣợng các khoản vay đối với hộ gia đình và doanh nghiệp tại ngân hàng ở Italy từ
1990-2010, phân tích hồi quy với dữ liệu bảng nghiên cứu cho thấy nợ xấu tỷ lệ
nghịch với tỷ lệ tăng trƣởng GDP và cùng chiều tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất.
Adebola et al (2011) Nghiên cứu khám phá những yếu tố thúc đẩy nợ xấu của
ngân hàng Hồi giáo ở Malaysia giai đoạn 2007-2009, sử dụng mô hình ARDL, các
biến kinh tế vĩ mô trong nghiên cứu bao gồm chỉ số sản xuất công nghiệp, lãi suất và
chỉ số giá sản xuất. Kết quả lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động tích cực
với nợ xấu, chỉ số giá sản xuất có tác động tiêu cực tỷ lệ nợ xấu.
Marijana Curak, Sandra Pepur, Klime Poposki (2013) Các yếu tố quyết định
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Đông Nam Châu Âu. Việc phân tích dựa trên mẫu
của 69 ngân hàng tại 10 quốc gia trong giai đoạn 2003-2010. Sử dụng mô hình GMM,
kết quả cho thấy tăng trƣởng kinh tế thấp, lạm phát cao và lãi suất cao làm tăng nợ
xấu. Phát hiện này là phù hợp với những nghiên cứu của Fofack (2005), Espnoza và
Prasad (2010) và Louzis et al. (2010). Ngoài ra, rủi ro tín dụng bị ảnh hƣởng bởi yếu
từ phía ngân hàng nhƣ quy mô của ngân hàng, ROA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng
tài sản. Mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu, kết quả cho rằng các
ngân hàng lớn có thể giải quyết tốt vấn đề thông tin bất cân xứng. Với nhân viên có tay
nghề cao và có cơ sở thông tin chất lƣợng, các ngân hàng lớn có hiệu quả hơn trong
phân tích tín dụng và giám sát các khoản cho vay.
Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy bởi Salas và Saurina (2002), Godlewski
(2005) cũng đã tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tiêu cực giữa nợ xấu và quy mô
của ngân hàng, nghiên cứu lý giải các ngân hàng lớn hơn dễ dàng để nắm bắt cơ hội để
đa dạng hóa sản phẩm và do đó làm giảm các rủi ro tín dụng. ROA, GDPGR có mối
13


quan hệ tiêu cực với nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của năm trƣớc, lạm phát, lãi suất có mối

quan hệ tích cực.
Munib Badar & Yasmin Javid (2013) tác động các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu, sử
dụng mô hình GMM, nghiên cứu cho rằng tăng trƣởng nhanh chóng của nợ xấu do lạm
phát, nợ xấu cũng làm chậm và suy giảm tăng trƣởng kinh tế, giảm khả năng trả nợ
của khách hàng vay của các ngân hàng thƣơng mại tại Pakistan từ 2002 đến 2010.
PhD Candidate, Ali Shingjergji (2013) Sử dụng mô hình OLS, kết quả nghiên
cứu cho thấy lạm phát tác động tiêu cực nợ xấu, sự tăng trƣởng của lãi suất cũng nhƣ
sự gia tăng của GDP sẽ làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu tại hệ thống ngân hàng của Albanian
giai đoạn 2005 – 2012.
Ahlem Selma Messai (2013) Nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu của 85
ngân hàng trong ba nƣớc (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) cho giai đoạn 2004-2008,
những quốc gia đã phải đối mặt với vấn đề tài chính sau cuộc khủng hoảng cho vay
dƣới chuẩn vào năm 2008.
Yếu tố vĩ mô gồm tỷ lệ tăng trƣởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất.
Yếu tố từ phía ngân hàng gồm ROA, thay đổi lãi suất cho vay của ngân hàng,
dự phòng rủi ro so với tổng dƣ nợ cho vay.
Áp dụng các phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng, nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ
tăng trƣởng GDP, ROA tác động tiêu cực với nợ xấu. Tỷ lệ thất nghiệp, dự phòng rủi
ro so với tổng dƣ nợ cho vay và lãi suất tác động tích cực với nợ xấu.
Nir Klein (2013) Nghiên cứu nợ xấu ở miền Trung, Đông và Nam - Đông Âu
(CESEE) giai đoạn 1998-2011, sử dụng mô hình VAR cho dữ liệu bảng, cho rằng sự
gia tăng tỷ lệ tăng trƣởng GDP dẫn đến một sự suy giảm trong nợ xấu, tăng lạm phát
cũng dẫn đến tăng nợ xấu.
2.2.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Theo nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013)
“Bad Debts in Vietnamese Banks - Quantitative Analysis and Recommendations”: Các
dữ liệu đƣợc sử dụng là dữ liệu bảng, dữ liệu đƣợc thu thập 2008 - 2012 nghiên cứu
lấy năm 2008 là năm bắt đầu và là năm vấn đề nợ xấu đã đƣợc phát sinh nghiêm trọng.
Với 14 ngân hàng đã chính thức công bố báo cáo tài chính từ năm 2008 - 2012, mẫu
bao gồm 14 ngân hàng. Tổng cộng, có 70 quan sát thu thập đƣợc từ các thông tin công

bố của các ngân hàng.
14


Kết quả cho thấy các biến kinh tế vĩ mô là không đáng kể về mặt thống kê.
Điều này chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô không chỉ rõ tác động lớn đến các khoản
nợ xấu. Các yếu tố nhƣ lãi suất cho vay có thể khác nhau giữa các ngân hàng vì vậy
bằng cách sử dụng con số giống hệt nhau cho lãi suất cho vay đối với các ngân hàng
khác nhau có thể dẫn đến sự thiếu chính xác.
Quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê, thể hiện mối quan hệ tích cực với mức
nợ xấu. ROE tác động tiêu cực đến nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của các năm trƣớc cũng đƣợc
bổ sung vào mô hình, số nợ xấu cao từ quá khứ có thể làm cho vấn đề hiện tại trở nên
nghiêm trọng hơn.
Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 2 đƣa ra cơ sở lý thuyết về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại, nêu lên
khái niệm nợ xấu, các yếu tố tác động đến nợ xấu, yếu tố vĩ mô những yếu tố từ phía
ngân hàng.
Trình bày một số mô hình tiêu biểu trong và ngoài nƣớc nhƣ: Salas và Saurina
(2002) Kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và vi mô giải thích tỷ lệ nợ xấu trong một
nghiên cứu liên quan với Tây Ban Nha, Boudriga et al. (2009) Các khoản vay có vấn
đề các nƣớc Trung Đông và Bắc Phi, Louzis et al. (2010) Nghiên cứu yếu tố vĩ mô và
yếu tố từ phía ngân hàng tác động đến nợ xấu của ngân hàng tại Hy Lạp, Ahlem Selma
Messai (2013) Nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng trong ba nƣớc
(Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha), Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013) Nợ xấu
của ngân hàng Việt Nam, phân tích định lƣợng và kiến nghị…..
Do đó trong nghiên cứu tác giả cũng phân tích theo các quan điểm này, lựa
chọn một số yếu tố vĩ mô, yếu tố từ phía ngân hàng và đề cập mô hình phù hợp với
Việt Nam trong chƣơng tiếp theo.

15



CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về mối quan hệ giữa các
biến độc lập với biến phụ thuộc NPL
Giả thuyết nghiên cứu mối quan
hệ các biến độc lập với biến phụ
thuộc NPL

Kỳ

Biến
độc lập

vọng
dấu

Các nghiên cứu trƣớc trong
và ngoài nƣớc
Louzis et al. (2010), Marijana
Curak, Sandra Pepur, Klime
Poposki (2013), Munib Badar

Mối quan hệ giữa
Giả thuyết 1

tỷ lệ tăng trƣởng GDPGR


-

GDP và nợ xấu

& Yasmin Javid (2013), Ahlem
Selma Messai (2013), Nir
Klein (2013) và rất nhiều
nghiên cứu trƣớc đó đƣa ra mối
tƣơng quan âm
Marijana Curak, Sandra Pepur,
Klime Poposki (2013), Munib

Mối quan hệ giữa
Giả thuyết 2

lạm phát và nợ INFLA

+

xấu

Badar & Yasmin Javid (2013),
Nir Klein (2013) và nhiều
nghiên cứu trƣớc đó đƣa ra mối
tƣơng quan dƣơng

Mối quan hệ tỷ lệ
Giả thuyết 3

thu nhập ngoài lãi

và nợ xấu ngƣợc

NII

-

ROE

-

Đào Thị Thanh Bình và Đỗ
Vân Anh (2013)

chiều
Mối quan hệ tỷ lệ
Giả thuyết 4

thu nhập so với
vốn chủ sở hữu
và nợ xấu

16

Louzis et al. (2010)


Giả thuyết nghiên cứu mối quan
hệ các biến độc lập với biến phụ
thuộc NPL


Kỳ

Biến
độc lập

vọng
dấu

Các nghiên cứu trƣớc trong
và ngoài nƣớc
Salas và Saurina (2002),

Mối quan hệ tăng
Giả thuyết 5

Raphael Espinoza

trƣởng tín dụng LGR

+

nợ xấu

andAnanthakrishnan Prasad
(2010) đƣa ra mối tƣơng quan
dƣơng

Mối quan hệ giữa
Giả thuyết 6


Đào Thị Thanh Bình và Đỗ

hệ số nợ và nợ LR

+

Vân Anh (2013)

xấu
Mối quan hệ tỷ lệ
Giả thuyết 7

Đào Thị Thanh Bình và Đỗ

chi phí lãi và nợ IER

+

Vân Anh (2013)

xấu
Mối quan hệ quy
Giả thuyết 8

Khemraj & Pasha (2009),

mô ngân hàng và SIZE

+


nợ xấu

Boudriga et al. (2009) ) đƣa ra
mối tƣơng quan dƣơng,

Mối quan hệ tỷ lệ
chi phí hoạt động
Giả thuyết 9

so với thu nhập INEF

+

hoạt động và nợ

Louzis et al. (2010), Podpiera
và Weill (2007)

xấu
Mối quan hệ tỷ lệ
Giả thuyết 10

vốn chủ sở hữu so
với tổng tài sản

Salas và Saurina (2002), Louzis
SOLR

-


et al. (2010) đƣa ra mối tƣơng
quan âm

và nợ xấu

Nghiên cứu đƣa ra các giả thuyết phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam nhƣ
sau:
Giả thuyết 1: Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trƣởng GDP và nợ xấu là ngƣợc chiều
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thể hiện qua sự gia tăng tỷ lệ tăng trƣởng GDP. Nền
kinh tế ổn định và phát triển, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện phát triển kinh
17


×