Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài thu hoạch môn tư tưởng hồ chí minh đề tài cảm nhận về chuyến đi bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.78 KB, 8 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

BÀI THU HOẠCH MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: CẢM NHẬN VỀ CHUYẾN ĐI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Trần Minh Lê
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Hồng Nhung
Lớp: CĐKTDN 15B
MSSV: 1110080038



Bài cảm nhận - Phạm Thị Hồng Nhung – CĐKTDN 15B
Để viết bài thu hoạch cho môn Tư tưởng Hồ Chí
Minh với đề tài: Cảm nhận về chuyến đi Bảo tàng Hồ
Chí Minh, em đã tìm hiểu và đến tham quan Bảo tàng Hồ
Chí Minh.
Trước đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh có tên gọi khác
là Bến Nhà Rồng. Bến Nhà Rồng là một di tích lịch sử
nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh, nằm trên ngã ba sông Sài
Gòn, đầu đường Nguyễn Tất Thành, là một tòa nhà ba tầng. Ngày 5/6/1911, với cái tên anh
Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu Admiral Latouche Tréville
tại Bến Nhà Rồng xin làm chân đầu bếp, để có điều kiện sang châu Âu và bôn ba khắp thế
giới tìm đường cứu nước. Ngày nay, tòa nhà được dùng làm nơi trưng bày các hiện vật và
hình ảnh về con đường hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 90
năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2001), UBND TP. Hồ Chí
Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; và xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành,
chỉnh trang Nhà Rồng. Ngày 2/9/1979, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Người,


nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về “Sự nghiệp tìm đường cứu
nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 1980 – 1945”, ngày 20/9/1982, UBND TP. Hồ Chí Minh
ra Quyết định số 236/QĐ – UB thành lập “Khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh”. Sau hơn
10 năm hoạt động, ngày 30/10/1995, UBND TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 7492/QĐ
– UB – NCVX chính thức chuyển “Khu lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo
Tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh”.
Chuyến đi tham quan Bảo Tàng Hồ Chí Minh để lại trong em nhiều suy nghĩ và cảm
xúc về vị Chủ Tịch – người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đi một quãng đường
dài từ Bình Dương đến Quận 4, TP. Hồ Chí Minh vào một buổi trưa nắng, em cảm thấy
mệt mỏi vì cái nóng oi bức trên đường đi, ấy vậy mà vừa đến Bảo Tàng Hồ Chí Minh,
không khí yên tĩnh, gió từ sông Sài Gòn thổi lên mát rượi, bao nhiêu mệt nhọc dường như
tan biến hết. Trong đầu em lúc này xuất hiện suy nghĩ:
Lớp trẻ chúng em chưa một lần có cơ hội được gặp Bác
và khó mà cảm nhận hết tình cảm mà Bác đã dành cho
dân tộc Việt Nam. Có lẽ chuyến đi này sẽ giúp em hiểu
thêm về Bác.
Một tấm ảnh đã cắt ngang suy nghĩ của em. Đó là
bức ảnh có tên “Quê hương thanh bình” của tác giả Huy
Viên, một trong bộ sưu tập ảnh được trưng bày dọc theo lối đi vào Bảo Tàng. Tấm ảnh như


Bài cảm nhận - Phạm Thị Hồng Nhung – CĐKTDN 15B
gửi đến thông điệp: Quê hương Việt Nam rất thanh bình. Hay nói như nhạc sĩ Đỗ Nhuận: “
Mời bạn hãy đến quê hương chúng tôi…”.
Bước chân vào bảo tàng, em thấy bức ảnh của 54 dân tộc được trưng bày trên bức
tường phía bên ngoài. Bất chợt em phát hiện ra một điều mà ai cũng biết, thì ra em cũng
thuộc một dân tộc trong đó – dân tộc Kinh. Trước giờ, khi nghe ai hỏi: Bạn thuộc dân tộc
gì? Em cười và bảo: em thuộc dân tộc Việt Nam. Có phải em đã tự tách mình ra khỏi khối
đại đoàn kết dân tộc chăng?
Bên cạnh đó là Bản tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm 1945

do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết sánh cùng hai bản tuyên ngôn chủ
quyền độc lập của cha ông để lại.

“Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi là bản tuyên ngôn thứ 2
của nước Việt.

“Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc
lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Em chắc chắn rằng nhìn 3 bản tuyên ngôn này, ai trong chúng ta
cũng tự hào khi mình là một người con đất Việt.

Em bước tiếp vào trong Bảo Tàng , ấn tượng đầu tiên của em là căn phòng tràn ngập
hình của Bác Hồ, những bức ảnh đen trắng rất chân thật ở nhiều góc độ và thời điểm khác
nhau. Một âm thanh gì đó phát ra từ phía sau, em quay lại và phát hiện đó là âm thanh phát
ra từ chiếc ti vi đang chiếu đoạn phim tư liệu về Bác.Từ trước tới giờ, em ít khi xem các
đoạn phim tư liệu về Bác, nếu có xem thì cũng giống như xem quảng cáo. Lần này thì
khác, có một cái gì đó như kéo em nán lại xem hết đoạn phim tư liệu đó,em quan sát từng
hành động, cử chỉ của Bác. Em cảm thấy Bác thật gần gũi. Em bước đi qua từng tấm hình,
đọc từng lời chú thích trên hình, em càng hiểu thêm về Bác, càng thêm cảm động về những


Bài cảm nhận - Phạm Thị Hồng Nhung – CĐKTDN 15B
tình cảm, những hành động cao cả cũng như tấm lòng bao la của Bác đối với nhân dân
Việt Nam, đặc biệt là nhân dân miền Nam. Những tấm hình, những hiện vật đã tái hiện,
truyền tải thật nhiều cảm xúc những điều mà thế hệ trẻ ngày nay chưa được biết về Bác.
Em thấy chiếc áo mà mọi người đã dùng để tang Bác khi Bác vào giấc ngủ ngàn thu. Lời
chú thích: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương và sau làn vải ngực áo này có
một trái tim” đã làm em phải suy nghĩ. Bác đã hy sinh cả một đời để cống hiến cho đất
nước, cho nhân dân Việt Nam. Em thấy mình sống quá ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân,
chưa biết “cho” mà chỉ biết “nhận”. Không ít người trẻ tuổi vì sống vội, bương chảy mưu

sinh đã không nhìn lại cách sống của mình, thiếu quan tâm đến mọi người xung quanh, hay
nói đúng hơn chứng “vô cảm”. Em nghĩ, là một sinh viên chúng ta nên có phút nhìn lại
mình.
Có lẽ tấm hình mà em xúc động và ấn tượng nhất là tấm hình Bác khóc tại kỳ họp
Quốc hội (12/ 1956) khi nói đến đồng bào miền Nam đang chịu sự đày đọa của bọn đế
quốc Mỹ. Tấm hình đó thật sự khiến chúng ta phải rưng rưng. Chỉ khi thấy sự chân thật
như vậy, chúng ta mới hiểu thấu được tấm lòng cao cả của Bác. Trong cuộc sống, khi
không đạt được ước mơ, khi đau khổ chúng ta khóc. Nếu so sánh chúng ta và Bác thì
không cân xứng về thời gian lịch sử cũng như hoàn cảnh sống. Nhưng theo em giọt nước
mắt của chúng ta giống như giọt nước nhỏ ngoài đại dương rộng lớn, nó chẳng thấm tháp
gì với giọt nước mắt khóc cho nhân dân của Bác. Bác đã hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống
hết mình vì nhân dân. Bác lúc nào cũng day dứt đau đớn khi nghĩ đến
đồng bào miền Nam đang chịu đau đớn dưới ách thống trị của kẻ thù,
làm sao cho đất nước thống nhất. Những trăn trở, những đau đớn,
những giọt nước mắt của Bác thật vĩ đại biết bao. Đây là những dòng
chữ trên bức hình bên: “… Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam,
sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay
đổi”.
Đây là bản đồ thống nhất nước Việt Nam trên nền màu đỏ,
đất nước Việt Nam ta đã hi sinh biết bao nhiêu máu của cha ông ta
đã đổ xuống vì nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Bác Hồ của
chúng ta đã khẳng định "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam
là một, dù cho sông cạn đá mòn, nhân dân Nam Bắc là con một
nhà".
Lúc này đoàn học sinh trường Hùng Vương vừa mới vào
Bảo Tàng để tìm hiểu về Bác. Em xin phép anh trưởng đoàn cho em được đi cùng các em


Bài cảm nhận - Phạm Thị Hồng Nhung – CĐKTDN 15B
học sinh để nghe rõ hơn lời chị hướng dẫn viên kể về cuộc đời của Bác. Qua lời kể của chị,

con đường và sự nghiệp cứu nước của Bác như được tái hiện trước mắt em, em xúc động
khi nghe chị kể về việc Bác dùng viên gạch nung để chống chọi với thời tiết giá rét ở xứ
người.
Chỉ khi đến Bảo Tàng này, em mới có cơ hội nhìn tận mắt chiếc áo
nâu sờn, đôi dép cao su của Bác.
Em bước vào căn phòng trình bày chủ đề TP. Hồ Chí Minh
trong thời buổi hội nhập. Tại đây, em thấy hình ảnh của khu đô thị
mới Phú Mỹ Hưng, công trình hầm Thủ Thêm và Đại lộ Đông Tây
cùng rất nhiều công trình khác. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng,
nước Việt Nam nói chung đang từng ngày phát triển và hội nhập với
thế giới. Tất cả là nhờ vào Bác và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Em bước tiếp qua căn phòng khác. Căn phòng này trưng bày những hiện vật giai
đoạn Bác xa Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. Em gặp 2 du khách nước ngoài đang chăm
chú xem những hình ảnh và hiện vật ở đây. Em cảm thấy xấu hổ vì mình là người Việt
Nam mà chưa bao giờ muốn vào Bảo Tàng, trong khi người nước ngoài lại muốn vào Bảo
Tàng để tìm hiểu Việt Nam và Bác.
Em đi đến cầu thang để lên tầng trên cùng thì thấy một tấm bảng chặn lối đi lên cầu
thang. Kìa bác bảo vệ, em chạy đến và hỏi Bác thì được biết rằng tầng trên cùng đang được
trùng tu, sửa chữa lại. Theo lời của Bác thì hơn một tháng nữa thì việc trùng tu, sửa chữa
lại Bảo Tàng sẽ hoàn tất. Hứa hẹn một Bảo Tàng khang trang và rộng thoáng hơn. Em hơi
tiếc vì không được tham quan hết Bảo Tàng, nhưng biết đâu đây lại là động lực để em đến
tham quan Bảo Tàng này một lần nữa vào dịp gần nhất. Và thế là, chuyến tham quan của
em kết thúc tại đây.
Có thể nói, chuyến đi Bảo Tàng Hồ Chí Minh hôm ấy đã mang đến cho em một trải
nghiệm tuyệt vời. Dù lý do ban đầu để em đến Bảo Tàng là viết bài thu hoạch nộp cho
Giảng viên.
Những chuyến đi tìm hiểu lịch sử như vậy là dịp để chúng ta nhìn nhận lại hiện tại.
Từ đó chúng ta sẽ thay đổi cách suy nghĩ mang tính cộng đồng hơn. Thay đổi và tiến tới
xóa bỏ những việc làm ích kỷ sau: Khi chúng ta có chút tài năng, chúng ta có thể sẵn sàng
dứt áo ra đi tìm một miền đất hứa ở bên kia đại dương, tạo dựng sự nghiệp và quay lưng lại

với việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước, cứ mặc cho nước ta “bị chảy máu chất
xám”. Hay những người lãnh đạo xa rời nhân dân. Với họ, khoảng cách với dân là rất lớn,
tiếng nói của nhân dân là rất xa, tâm tư nguyện vọng của nhân dân là một khoảng trắng.


Bài cảm nhận - Phạm Thị Hồng Nhung – CĐKTDN 15B
Trên đường rời khỏi Bảo Tàng, tôi hát thầm câu hát “đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì
cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Em thiết nghĩ các trường Đại học,
Cao đẳng nên tổ chức cho sinh viên đến Bảo Tàng để tìm hiểu, tưởng nhớ, chiêm nghiệm,
học tập, noi gương Bác, các vị anh hùng dân tộc; thấy được những mất mất, đau thương mà
chiến tranh gây ra. Từ đó, chúng ta sẽ thêm yêu quê hương Việt Nam và sẽ được tiếp thêm
động lực để nỗ lực hết mình học hỏi những điều hay, những bài học quý ở xứ người đem
về phục vụ lại cho đất nước Việt Nam. Cũng như chúng ta sẽ tự nhủ mình sống sao cho có
ích cho xã hội vậy.
Đó là những cảm nhận của em, một con người may mắn được sinh ra và lớn lên khi
đất nước đã hòa bình , chiến tranh đã lùi dần về quá khứ. Học tập, sống tốt và cống hiến.
Đó là tất cả những gì em có thể làm được. Em nghĩ chỉ cần biết cố gắng, biết ước mơ, hoài
bão và vươn tới tương lai bằng chính đôi chân của mình, sống là chính mình, hết mình với
cuộc đời này. Em tin rằng em làm được điều đó, tất cả mọi người đều làm được điều đó.


Bài cảm nhận - Phạm Thị Hồng Nhung – CĐKTDN 15B



×