Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đồ án công trình không khí Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Long Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.18 KB, 23 trang )

Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

CHƯƠNG I:

GIỚI THIỆU
1.1

Đặt vấn đề
Hiện nay môi trường không khí của Việt Nam và các nước trên thế giới đang bị ô

nhiễm nặng nề. Việc khắc phục đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các nước đang phát
triển và các nước nghèo. Việt Nam là 1 trong số 10 quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí
cao nhất thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe. Đây là kết quả
nghiên cứu vừa được công bố mới đây tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (Thụy Sỹ).
Thông tin này cũng đã được nhiều chuyên gia môi trường khẳng định trong nhiều nghiên
cứu và vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt đáng báo động tại các đô thị lớn.
Khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, bụi từ những
công trường đang xây dựng... chỉ là số ít trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia
tăng ô nhiễm không khí ở Việt Nam, đặc biệt tại các đô thị lớn. GS.TSKH Phạm Ngọc
Đăng nói: "Trong các chất SO2, CO, NOx, bụi là ô nhiễm nặng nhất, gấp 2 đến 3 lần tiêu
chuẩn cho phép. Ở các khu phố, nút giao thông nó có thể gấp 10 lần tiêu chuẩn cho
phép".Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, các nguồn chất thải gây ô nhiễm
không khí chủ yếu là từ hoạt động giao thông đóng góp khí CO và hoạt động công nghiệp
phát sinh chủ yếu là khí SO2. Thực tế, đã có nhiều giải pháp được triển khai nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên tình trạng này vẫn không mấy được cải
thiện. Đề cập đến giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị, các chuyên gia
môi trường cũng dẫn ra nhiều bài học về cải thiện môi trường không khí tại các quốc gia
phát triển như Nhật Bản, Singapore, Thụy Điển... nơi có không khí trong lành hơn Việt
Nam rất nhiều. Như chúng ta biết thì ô nhiễm không khí có nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng tác nhân chính là do công nghiệp khi các nhà máy sản xuất không xử lý mà thải
trực tiếp ra môi trường làm cho môi ô nhiễm nặng như hiện nay. Hiện nay Việt Nam đang


chú trọng đến việc phát triển công hóa - hiện đại hóa đất nước nên vấn đề ô nhiễm môi
trường không khí cần được chú trọng hơn trong giai đoạn phát triển hiện nay. Nhà máy
chế biến thức ăn gia súc Long Châu-Khu công nghiệp Bào Xéo, xã Sông Trầu, huyện
Thống Nhất, tỉnh Đồng Nay- là một nhà máy có khả năng gây ô nhiễm môi trường không
khí nặng nếu không được xử lý có hiệu quả khi thải ra môi trường.

1


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

1.2

Mục Tiêu

-

Tính toán lưu lượng khí thải sinh ra từ Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Long Châu

-

Tính toán và thiết kế tháp rỗng làm nguội khí và lọc bụi và đạt yêu cầu tiêu chuẩn Việt

Nam về không khí xung quanh (QCVN 05:2009/ BTNMT), TCVN 4880-89.

-

Phương pháp thực hiện



Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu từ DTM “Dự án xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc Long Châu” về
các chỉ tiêu khí thải và các loại khí thải để đảm bảo cho quá trình tính toán chính xác.


Phân tích số liệu

Phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, tiến hành phân tích, chọn lọc
rồi tổng hợp phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra..
Dựa vào lượng khí thải phát thải tính toán để biết lượng khí sinh ra bao nhiêu và khu
vực bị ảnh hưởng để có biện pháp xử lý sau cho phù hợp.

2


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

CHƯƠNG II:

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ
2.1 Ô nhiễm không khí do bụi
2.1.1

Định nghĩa bụi

Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạnh bụi bay,
bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, sương mù.
Bụi bay có kích thước từ 0,002-10


bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được

nghiền nhỏ. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp.
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10

, thường rơi nhanh xuống đất theo định luật

Newton với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt, gây
nhiễm trung, gây dị ứng.
2.1.2

Phân loại bụi

+

Bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa…)

+

Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…)

+

Bụi động vật, người (trên lông, tóc…)

+

Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su…)


+

Bụi kim loại (sắt, đồng, chì…)

+

Bụi hỗn hợp (do mài, đúc…)

2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi
2.2.1 Ảnh hưởng đến con người
-

Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng cơ hóa phổi gây nên những

bệnh hô hấp. Những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10

có thể được giữ lại trong phổi.

Tuy nhiên nếu những hạt bụi này có đường kích nhỏ hơn 1

thì nó được chuyển đi như các

3


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

khí trong hệ thống hô hấp. Khi có tác động củacuar các hạt bụi tới mô phổi,đa số xảy ra các
hư hại sau đây:
-


Viêm phổi: làm tắc nghẽn các phế quản,từ đó làm giảm khả năng phân phối khí.

-

Khí thủng phổi: phá hoại các túi phổi từ đó làm giảm khả năng trao đổi khí oxy và

CO2.
-

Ung thư phổi: phá hoại các mô phổi, làm tắc nghẽn sự trao đổi giữa máu và tế bào,làm

ảnh hưởng khả năng của máu trong hệ thống tuần hoàn. Từ đó kéo theo một số vấn đề đáng
lưu ý ở tim, đặc biệt là lớp khí ô nhiễm có nồng độ cao.
Các bệnh khác do bệnh gây ra
-

Bệnh ở đường hô hấp: tùy theo nguồn gốc các loại bùi mà gây ra các bệnh viêm mũi,

họng, khí, phế quản khác nhau. Bụi hữu cơ như bông sợi, gai, làm dính vào niêm mạc gây
viêm phù thủng, tiết nhiều niêm dịch. Bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhọn, ban đầu thường gây viêm
mũi, tiết nhiều niêm dịch làm hít thở khó khăn, lâu ngày có thể teo mũi, giảm chức năng giữ,
lọc bụi, làm bệnh phổi nhiễm bụi dễ phát sinh.
-

Bệnh gây ngoài da: bụi tác động đến các tuyến nhờn làm cho khô da, phát sinh các

bệnh về da.
-


Bệnh gây tổn thương mắt: do không có kính phòng hộ, bụi bắn vào mắt gây kích thích

màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh ra mộng mắt, nhài mắt… ngoài ra bụi còn có thể làm giảm
thị lực, bỏng giác mạc, thậm chí gây mù mắt.
-

Bệnh tiêu hóa: bụi đường, bột có thể làm sâu răng, làm hỏng men răng. Bụi kim loại

có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rới loạn tiêu hóa.
2.2.2 Ảnh hưởng đến thực vật
Nhìn chung, bụi không có nguy hại gì đến thực vật trừ khi chúng có tính ăn mòn cao
hoặc chúng lắng đọng quá nhiều. Bụi bám quá nhiều trên vỏ hoa quả, cây củ là nguyên nhân
làm giảm chất lượng của các loại sản phẩm này, đồng thời cũng làm tăng chi phí để làm sạch
chúng. Bụi lắng trên lá còn ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Bụi lắng đọng làm
lấp đầy những lỗ khí khổng, bao xung quanh những hạt diệp lục thu ánh sang cần cho quá
trình quang hợp. Các phương pháp xử lí bụi
2.2.3

Phương pháp xử lí bụi khô

Phương pháp lọc bụi khô thường dung để thu hồi các loại bụi có thể tận dụng lại hoặc tái
chế.

4


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

2.2.4


Buồng lắng bụi

Cấu tạo của buồng lắng rất đơn giản – đó là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn
hơn nhiều lần so với tiết diên đường ống dẫn khí. Nguyên lí chung của phương pháp này là
dựa vào sự thay đổi tốc độ đột ngột của dòng khí làm cho động năng của dòng khí giảm, làm
cho năng lượng của hạt bụi giảm và do chúng có khối lượng lớn nên dưới tác dụng của trọng
lực trái đất nó sẽ chìm xuống đáy phòng lắng.
Buồng lắng bụi được ứng dụng để lắng bụi thô có kích thước hạt từ 60-70

trở lên.

Tuy vậy, các hạt có kích thước nhỏ hơn vẫn có thể bị giữ lại trong buồng lắng. Một vài ứng
dụng thiết bị này là dùng trong lò vôi, lò đốt và các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

Hình 2.1 a, buồng lắng bụi kiểu đơn giản nhất
b, buồng lắng bụi có vách ngăn
c, buồng lắng bụi nhiều tầng
2.2.5

Cyclone

Thiết bị bao gồm một hình trụ với một đường ống dẫn khí có lẫn bụi vào thiết bị theo
đường tiếp tuyến với hình trụ và một đường ống tại trục thiết bị dùng để thoát khí sach ra. Vận
tốc của dòng khí đi vào thường nằm trong khoảng 17-25 m/s sẽ tạo ra dòng khí xoáy với lực li

5


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường


tâm rất lớn làm cho các hạt giảm động năng, giảm quán tính khi va đập vào thành thiết bị và
lắng xuống phía dưới .Phía dưới lạ một đáy hình nón và một phễu thích hợp để thu bụi và lấy
bụi ra. Dòng khí có chứa bụi được sự trợ giúp của quạt, làm cho chúng chuyển động xoáy
trong vỏ hình trụ và chuyển động dần xuống tới phần hình nón. Dòng khí chuyển động vượt
quá tới phần hình nón, tạo ra một lực li tâm làm cho hạt bụi văng ra khỏi dòng khí, va chạm
vào vách cyclone và cuối cùng rơi xuống phễu. Cyclon có thể sử dùng dạng đơn hoặc cyclon
dạng chùm tức là bao gồm nhiều cyclone mắc song song với nhau nhằm làm tăng hiệu quả lọc
của tập hợp thiết bị.
4

Một vài ứng dụng quan trọng của loại thiết bị này
là trong các nhà máy xi măng, công nghiệp sắt thép,

vk

nghiền lúa gạo, thực phẩm, nhà máy nhựa đường, lọc
dầu.
2

5a
5b
1
2

Hình 2.2. Cyclone
4

2.2.6

Hệ thống lọc túi vải

Hệ thống này bao gồm những túi vải hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có thể lẫn bụi được

hút vào trong ống nhờ một lực hút của quạt li tâm. Những túi này được đan lại hoặc chế tạo
cho kín một đầu.Hỗn hợp khí bụi đi vào trong túi, kết quả là bụi đươc giữ lại trong túi.
Bụi càng bám nhiều vào các sợi vải thì trở lực do túi lọc càng tăng. Túi lọc phải làm
sạch theo định kỳ, tránh quá tải cho các quạt hút, làm cho dòng khí có lẫn bụi không thể vào
túi lọc. Để làm sạnh túi có thể dùng biện pháp rũ túi để làm sạch bụi ra khỏi túi hoặc có thể

6


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

dùng các sóng âm truyền trong không khí hoặc rũ túi bằng phương pháp đổi ngược chiều dòng
khí, dùng áp lực hoặc ép từ từ.
Một vài căn cứ để chọn túi lọc là nhiệt độ nung chảy, tính kháng axit hoặc kháng kiềm,
tính chống mài mòn, chống co và năng suất lọc của từng loại vải. Một vài loại sợi thường
được dùng bao gồm sợi bông, sợi len, nylon, sợi amiang, sợi silicon, sợi thủy tinh.
Thiết bị lọc bụi túi vải thường đặt phía sau thiết bị lọc bụi cơ học để giữ lại những hạt
bụi nhỏ mà quá trình lọc cơ học không giữ lại được. Khi các hạt bụi thô hoàn toàn đã được
tách ra thì lượng bụi trong túi sẽ giảm đi. Một vài ứng dụng của túi lọc là trong các nhà máy xi
măng, lò đốt, lò luyện thép và máy nghiền ngũ cốc.
4

4
6

7
8


3

2

1

5

9

Hình 2.3. Thiết bị lọc bụi tay áo
2.2.7

Thiết bị lắng quán tính

Nguyên lí cơ bản để chế tạo thiết bị lọc bụi kiểu quán tính là làm thay đổi chiều hướng
chuyển động của dòng khí một cách liên tục, lặp đi lặp lại bằng những vật cản có hình dáng
khác nhau. Khi dòng khí đổi hướng chuyển động thì bụi do có sức quán tính sẽ giữ hướng
chuyển động ban đầu của mình và va đập vào các vật cản rồi bị giữ lại ở đó hoặc mất động
năng và rơi xuống đáy thiết bị.
Một số dạng thiết bị lọc bụi kiểu quán tính: venture, kiểu màn chắn uốn cong, kiểu lá
sách, kiểu quán tính kết hợp với buồng lắng bụi, thiết bị lọc tro lò hơi của Ambuco,…

7


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

Hình 2.4 a, Thiết bị lắng “lá sách”
b, Thiết bị lắng quán tính kiểu “lá sách” hình chóp cụt

2.2.8

Phương pháp lọc bụi ướt

Nguyên tắc của phương pháp lọc bụi ướt là người ta cho dòng không khí có chứa bụi
tiếp xúc trực tiếp với dung môi (thường là nước). Quá trình tiếp xúc có thể ở dang hạt (khi
nước được phun thành các hạt nước có kích thước và mật độ cao), dạng bề mặt khi thiết bị có
sử dụng lớp đệm (nước chảy trên các bề mặt vật liệu đệm), dạng bọt khí khi sử dụng tháp sủi
bọt hay tháp mâm. Các hạt bụi có thể kết dính lại với nhau và bị giữ lại trong dung môi nhờ cơ
chế va đạp, tiếp xúc và khuêchs tán còn dòng khí sạch sẽ đi ra khỏi thiết bị.

Hình 2.5. Thiết bị rửa khí với lớp đệm chuyển động

8


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

2.2.9

Phương pháp loc bụi tĩnh điện

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện sử dụng một hiệu điện thế cưc cao để tách bụi, hơi, sương,
khói khỏi dòng khí. Có 4 bước cơ bản để được thực hiên là:
- Dòng điện làm các hạt bụi bị ion hóa
- Chuyển các ion bụi từ các bề mặt thu bụi bằng lực điện trường.
- Trung hòa điện tích của các bụi lắng trên bề mặt thu.
- Tách bụi lắng ra khỏi bề mặt thu. Các hạt bụi có thể được tách ra bởi một áp lực hay nhờ
rửa sạch.
- Thiết bị này có thể thu được những hạt rất nhỏ (1 - 44


) với hiệu quả rất cao, có thể đạt

tới 99,99%. Khi dòng khí chứa quá nhiều bụi trong nó thì ta đặt ta đặt một thiết bị cơ học phía
trước đó,lọc bớt lượng bụi thô trước khi lọc bằng thiết bị tĩnh điện. Axit, chất thải, nhiệt độ
cao và vật chất có tính ăn mòn đều có thể làm thể làm hư hại thiết bị.
_

4
kh«ng khÝ
s¹ch ra
2

1
kh«ng khÝ

+

3

bôi vµo

5

Hình 2.6. Thiết bị lọc bụi

tĩnh điện

Bảng 2.2. So sánh các


thiết bị lọc bụi

Thiết bị

Ưu điểm

Nhược điểm

Cyclone

- Vốn thấp,ít phải bảo trì

- Hiệu suất thấp với bụi nhỏ hơn

- Thu bụi khô
10

- Ít chiếm diện tích

.

- Không thu được bụi có tính
Rửa ướt

- Không sinh nguồn bụi thứ cấp

kết dính.
- Sinh ra cặn bùn,nước thải.

- Ít chiếm diện tích


- Chi phí bảo trì cao do nước rò

- Có khả năng giữ được cả khí và

rỉ ăn mòn thiết bị.

bụi
- Có thể lọc được bụi kích thước

9


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

dưới 0,1

Lọc tĩnh điện

Lọc bụi tay áo

- Vốn thấp
- Hiệu suất lọc cao,tiết kiệm năng

- Vốn lớn

lượng

- Nhạy với thay đổi dòng khí


- Thu hồi được cả bụi khô và bụi

- Khó thu bụi với những điện

ướt

trở khá lớn.

- Sụt áp nhỏ

- Chiếm diện tích lớn,dễ gây

- Ít phải bảo trì

cháy nổ nếu khí chứ khí và bụi

- Xử lí lưu lượng lớn
- Hiệu suất rất cao

cháy được
- Cần vật liệu riêng ở nhiệt độ

- Có thể tuần hoàn khí

cao

- Bụi thu được ở dạng khô

- Cần công đoạn rũ bụi phức tạp


- Chi phí vận hành thấp,có thể thu .
bụi dễ cháy

- Chi phí vận hành cao do vải dễ

-Dễ vận hành

hỏng
- Tuổi thọ giảm trong môi
trường axit,kiềm.

Lọc bụi bằng lực - Tổn thất áp suất rất nhỏ.

- Thay thế túi vải phức tạp.
- Hiệu quả thấp với những loại

quán tính

- Vốn thấp

bụi có kích thước nhỏ hơn

- Thiết bị dễ chế tạo.

20µm.

- Có thể thu được bụi có tính kết

- Chiếm diện tích khá nhiều.


dính.

CHƯƠNG III:

TỔNG QUAN NHÀ MÁY
10


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

3.1 Khái quát chung
Tên dự án: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Long Châu.
Diện tích mặt bằng: 27.941 m2.
Vốn đầu tư: 1.000.000 USD.
3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực Dự án
3.2.1

Vị trí địa lý

Địa điểm khu đất thực hiện dự án được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Bàu
Xéo, xã Sông Trầu, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, với tổng diện tích 27.941m2.
3.2.2


Đặc điểm khí hậu.
Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình hàng năm của không khí: 23o C
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 6):


38,8oC

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1): 13,8o C.


Độ ẩm

- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm: 83%
- Lớn nhất (tháng 3)

: 88%

- Nhỏ nhất (tháng 1)

: 80%



Gió

- Mùa đông hướng gió chủ đạo là gió Đông - Đông Bắc chiếm tần suất từ 25 đến 30%
(từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau).
- Mùa hè hướng gió chủ đạo là gió Đông - Đông Nam, chiếm tần suất từ 45 đến 52% (từ
tháng 5 đến tháng 7).
- Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm vào khoảng từ 32- 36 m/giây xảy ra vào
chu kỳ lặp lại 20- 50 năm.


Mưa


- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1,661mm.
- Lượng mưa cực đại trong 10 phút (năm): 35,2mm.
- Lượng mưa cực đại trong 30 phút (năm): 56,8 mm.
- Lượng mưa cực đại trong 60 phút (năm): 93,4 mm.
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006)

11


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

CHƯƠNG IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN KHI DỰ ÁN ĐI VÀO
HOẠT ĐỘNG
4.1 Các nguồn gây ô nhiễm
* Ô nhiễm từ quá trình sản xuất
Từ công nghệ sản xuất của xưởng cán kéo thép đã đưa ở phần trên, có thể phân tích các
nguồn phát sinh các tác động môi trường gồm khí thải, bụi, ồn, nước thải, chất thải rắn và
nhiệt độ ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất như sau:
Nguyên liệu

Bụi, mùi

Sấy, xây sát

Bụi, mùi

Phối trộn


Bụi, mùi, khí

Thành phẩm

Đóng gói

Bụi

Quá trình cán kéo sử dụng một lượng nước tuần hoàn làm nguội thiết bị. Lưu lượng nước
sử dụng khoảng 10m3/ngày. Lượng nước này được tuần hoàn dẫn trở lại bể và được đưa trở lại
làm mát thiết bị (hệ thống nước tuần hoàn). Hàng ngày có bổ sung nước khoảng 2 - 3 m 3 để
bù cho phần bay hơi và thất thoát. Do sử dụng hệ thống bể tuần hoàn nên hầu như nhà máy
không thải nước trong quá trình sản xuất.
* Ô nhiễm do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên:
- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy sẽ phát sinh nước thải
sinh hoạt và chất thải thải rắn sinh hoạt
* Do các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm:

12


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

Bụi, tiếng ồn, khí CO, SO 2, NOx... là những chất thải do phương tiện giao thông ra vào
lấy hàng và cung ứng nguyên vật liệu.

4.2Các yếu tố môi trường chịu ảnh hưởng
4.2.1

Môi trường không khí


Như đã phân tích ở trên, môi trường không khí sẽ chịu những tác động sau:


Nhiệt độ môi trường lao động
Công nghệ sản xuất của Nhà máy sử dụng lò đốt dầu FO. Vì vậy, tại các khu vực lò

nung, khu vực máy cán kéo nhiệt độ cao hơn nhiệt độ khu vực khác và chứa tập chung khí
SO2, NO2, CO.
Tác động của nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao tại nơi ở và làm việc của cán bộ công nhân viên
gây tác hại đến sức khoẻ. Điều kiện khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng
tới sức khoẻ của người lao động .
Tuy nhiên, nhiệt độ này chỉ phát tán trong phạm vi hẹp ảnh huởng trực tiếp đến một số ít
công nhân lao động phải làm việc gần thiết bị. (Số công nhân này gồm 04 người ở khu vực lò
và 19 người ở khu vực máy cán kéo thép).


Tác động của bụi và khí thải sản xuất
Bụi từ các lò sấy, xay sát và máy đóng gói được phát sinh do quá trình cháy các vật chất

trong lò bởi nhiên liệu cháy là dầu FO.
Các loại khí thải sinh ra gồm CO , SO2, NO2. Lượng dầu FO sử dụng cho mỗi năm là
72.000 lít.
Bảng 4.1 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải
TIÊU CHUẨN
CHẤT

TẢI LƯỢNG

LƯU LƯỢNG


NỒNG ĐỘ CÁC

CHO PHÉP

LƯỢNG

Ô NHIỄM

KHÍ THẢI

CHẤT Ô NHIỄM

(mg/m3)

Ô NHIỄM

(kg/năm)

(m3/năm)

(mg/m3)

(TCVN

SO2
NO2
CO
Bụi


3.887
691,2
36,0
198,0

1.022.450
1.022.450
1.022.450
1.022.450

3.802
676
36
194

6993/2001)
360
720
360
-



Khí thải CO, SO2, NOx, bụi và hơi xăng dầu do các phương tiện vận chuyển

13


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường


Để đánh giá thực tế được tác động của các hoạt động giao thông của dự án đến môi
trường ta xét điều kiện thực tế của tuyến đường chuyên chở, khối lượng cũng như phương
thức chuyên chở nguyên vật liệu và sản phẩm của dự án. Nguyên liệu và sản phẩm của Nhà
máy được vận chuyển bằng đường bộ.
. Với điều kiện giao thông vận tải nói trên, hoạt động chuyên chở của Nhà máy góp phần
tạo ra các tác động tiêu cực đến môi trường không khí khu vực. Tuy nhiên, các yếu tố nảy sinh
trong giao thông là vấn đề không thể tránh khỏi và luôn luôn tồn tại cùng quá trình phát triển
sản xuất.


Tiếng ồn phát sinh trong quá trình sản xuất
Tiếng ồn phát sinh hầu hết trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất và cũng là đặc

trưng ô nhiễm của loại hình cơ khí. Khả năng phát sinh tiếng ồn của Dự án khi đi vào hoạt
động là cao. Như vậy, Nhà máy cần có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn để không
ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh.
Bảng 4.2 Mức độ tiếng ồn trong nhà máy
STT

NGUỒN GÂY ỒN

MỨC ỒN

1

Máy nghiền bột cá

82

2


Máy sàn bột cá

81

3

Máy sấy

68

4

Khu đóng gói

65

5

Khu vực giữa xưởng chế biến

75

4.2.2 Môi trường nước
-

Nước thải sản xuất: Nước thải do làm mát máy, và nước vệ sinh nhà xưởng;

-


Nước mưa chảy tràn bề mặt kéo theo một số cặn lơ lửng

-

Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

-

Nước thải từ công đoạn máy cán thép: Chủ yếu là nước làm mát máy có chứa cặn vô

cơ, váng dầu mỡ và vảy oxit kim loại. Lượng nước thải này khoảng 10m 3/ngày. Tuy nhiên,
lượng nước này được đưa vào bể và tuần hoàn tái sử dụng, hoàn toàn không thải ra môi
trường.
-

Nước mưa chảy tràn bề mặt: Lượng nước này phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm tại

khu vực. Chất lượng này nhìn chung chỉ chứa một lượng cặn lơ lửng. Do vậy, khi xây dựng hệ
thống thoát nước mưa chỉ cần xây dựng các hỗ ga lắng tách cặn, nước sau khi ra hệ thống

14


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

thoát nước chung đảm bảo đạt tiêu chuẩn và không gây ô nhiễm môi trường nước mặt của khu
vực.
Bảng 4.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
CHẤT Ô NHIỄM
BOD5

COD
SS
Dầu Mỡ
Coliform

NỒNG ĐỘ
254
122
214
68
105

(MPN/100ml)
4..2.3 Chất thải rắn
Chất thải rắn sản suất (CTRSX)

Các chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Các loại phế phẩm loại ra trong quá trình sản xuất như bao bi, thung
carton…khoảng 12kg/ngày.
+ Nhóm 2: Rác sinh hoạt của các công nhân trong nhà máy, khoảng 100kg/ngày.
+ Nhóm 3: Nguyên liệu sản xuất rơi vãi trong và ngoài nhà xưởng trong quá trình sản
xuất.
+ Nhóm 4: Các loại cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý khí thải và nước thải.
4.2.4 Khả năng cháy nổ
Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ:
+ Vận chuyển nguyên liệu và các chất đễ cháy như xăng, dầu.
+ Tồn trũ rác ở những nơi có lửa.
+ Sự cố các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt,…..bị quá tải trong quá
trình vận hành, phát sinh nhiệt dẫn đến cháy.


CHƯƠNG V:

TÍNH TOÁN THÔNG SỐ
Bảng 5.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải
CHẤT

TẢI LƯỢNG

LƯU LƯỢNG

15

NỒNG ĐỘ CÁC

TIÊU CHUẨN


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

CHO PHÉP
LƯỢNG

Ô NHIỄM

KHÍ THẢI

CHẤT Ô NHIỄM

(mg/m3)


Ô NHIỄM

(kg/năm)

(m3/năm)

(mg/m3)

(TCVN

SO2
NO2
CO
Bụi

3.887
691,2
36,0
198,0

1.022.450
1.022.450
1.022.450
1.022.450

3.802
676
36
194


6993/2001)
360
720
360
-

5.1

Xác định lượng nhiệt cần lấy đi trong quá trình làm nguôi.
Q=

[ (

V0 Chh t k' − t k" + (iH' 2O − iH" 2O

Trong đó:

)]

Q- nhiệt lượng cần lấy đi của khí W

V0- Lượng khí khô cần làm nguội (m3/s).
I’k , I”k- Entanpi của khí vào và ra khỏi tháp (J/m3).
Chh-nhiệt dung riêng của khí.
T’k, t”k nhiệt độ làm nguội vào và ra tháp.
i’H2O, i”H20 entanpi của hơi nước lúc đầu và sau quá trình nguội.
i’H20 = (2480+1,96 t’) .d’H20.
i”H2O =(2480+1,96t”).d”H20.
5.2


Xác định nhiệt độ đung nóng nước.
'
Ta có d H 2O =0.155 kg/m3 => nhiệt độ ẩm kế tM = 450C.
"
Nhiệt độ của nước ra khỏi tháp : t H 2O = tM -5 =400C.

Độ chứa hơi nước của khí: d”H20 =

0,805. pbh
p − pbh

Mà p = B+ ∆ p = 9,81-3,924=5,886 N/m2.
Pbh tra được là 0,028 bar = 0,275 N/m2.
 d”H20 = 0,039 kg/m3.
 Vậy nhiệt lượng cần lấy đi trong quá trình làm nguội Q=40,675 (J/s).

5.3

Xác định hiệu nhiệt độ trung bình của khí và nước trong tháp

16


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

∆t

(t
=


'
k

) (

− t H" 2O − t k" − t H' 2O
t' − t"
ln "k 'H 20
t k − t H 2O

)

Trong đó:t’H20,t”H20 là nhiệt độ ban đầu và cuối của khí (750C và 370C).
t’H2O, t”H2O là nhiệt độ ban đầu và cuối của nước (350c và 400C).
=> ∆ t =11,50C.
5.4 Thể tích tháp làm nguội
V=

49,634 x0,24 x1000
Q
= 17,264m 3
=
60
x
11
,
5
k .∆t

Trong đó k là hệ số tuyền nhiệt theo thể tich , lấy k =60.

5.5 Xác định lưu lượng nước theo khối lượng tháp
G=

Q
49,634
=
= 00,012kg / s
'
0,5 x 4186,8( 37 − 35)
ϕ .C n t − t H 2O

(

)

"
k

Trong đó ϕ hệ số bay hơi của nước (0,5)
Cn nhiệt dung riêng của nước (4186,8 J/kg.0C).
5.6

Thể tích khí ở điều kiện thực tế ra khỏi tháp
273 + t k"
Vktt=Vk0.
B ± ∆p


d H" 2O 
 = 0,888m 3 / s.

.1 +
 0,084 

Trong đó:VK0 lượng khí theo cần làm nguội, m3/s
0,084 trọng lượng riêng của 1m3 hơi nước ở điều kiện chuẩn kg/m3.
5.7 Chiều cao có ích của tháp
V=

π .D 2
H mà H= (2-4)D
4

Chọn H=2,5D =>D= 3

4V
4 x17,264
=3
= 2,064 m
π .2.5
π .2,5

 H= 2,5D= 4,128 m.
5.8

Tốc độ khí qua tiết diện ngang của tháp
4V
π .D 2
ω K => ω K = ktt2 = 0,265m / s.
πD
Vktt= 4


ω k thường không vượt quá 1-1,5m đối với tháp rỗng.
CHƯƠNG VI

KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH
17


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

+ Thân Tháp
D= 2,064 m.
H=4,128 m.
2

2,064 
 V1= 4,128.π .
 =13,81 m3.
 2 
Chọn chiều dầy la 0,2 m.
2

2,264 
 V2= 4,128.π 
 = 16,62 m3.
2


 Số lượng gỗ : V=V2-V1= 16,62-13,81=2,81 m3.
Gía thị trường 1m3 là 5.000.000 đồng.

Vậy nên chi phí gỗ là : 2,81x5.000.000=14.050.000 đồng.
+ Tháp lấp đặt 28 cái vòi phun nước với giá là 100.000 đồng/1 vòi.
 Chi phí là : 28x100.000=2.800.000 đồng.
+ Một cái quạt hút 14 kW giá 30.000.000 đồng.
+ Hệ thống ống dẫn , chụp hút : 5.000.000 đồng.
+ Tháp có 4 chân trụ bằng thép :+Cao 2,480 m.
+Rộng 0,2 m.
+Dầy 0,1 m.
 Tổng lượng thép : 2,480 x 0,2 x 0,1 x 7850 x 4=1.557,44 kg.
 Thành giá : 1.557,44 x 15.000=23.361.600 đồng.
+ Chi phí nhân công cho 5 người trong 10 ngày làm với giá 150.000/người/ngày.
 Chi phí nhân công: 5 x 10 x 150.000= 7.500.000 đồng.
+ Chi phí phát sinh thêm: 10.000.000 đồng.
Tổng chi phí đầu tư dự án là: 92.711.600 đồng.

CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN

18


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

Thiết bị này có khả năng làm việc ở nhiệt tương đôi cao, áp suất cao.Chi phí rẻ hơn nhiều so
với các thiết bị cùng chức năng, khả năng ứng dụng của thiết bị này rất cao.
Đây là thiết bị rẻ tiền, dễ lắp đặt vận hành.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trong quá trình vận hành, yêu cầu người sử người vận hành phải thực hiện đúng quy

trình, thường xuyên vệ sinh thiết bị máy móc để hệ thống làm việc hiệu quả và tăng tuổi thọ
cho thiết bị.
Máy cần có cán bộ chuyên trách được đào tạo và vận hành hệ thống theo trình tự quy
định.
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị để hạn chế hư hỏng thiết bị khi làm việc.
Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường công nghiệp cho cán bộ, nhân viên nhà máy, chú
ý công tác an toàn lao động, phòng ngừa cháy nổ,… khi vận hành thiết bị.
Thiết bị tháp rỗng làm nguội và lọc bụi nên để hiệu quả xử lí cao ta cân kết hợp với
các thiết bị khác nhằm giảm thiểu tối đa chất thải vào môi trường ví dụ như lọc bụi tĩnh điện,
lọc bụi túi áo,.. sau đó kết hợp với hệ thống xử lí khí thải như CO 2, SO2, NH3.. nhằm đảm bảo
nồng độ bụi khí thải vào khí quyển đạt tiêu chuẩn môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

GS.TS. Trần Ngọc Chấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải tập 1,2,3. Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 3/2001.

2.

Trần Hiếu Nhuệ. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà nội, 3/2001.

.

19


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường


3.

Vũ Thị Kim Tuyến và nnk Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cụm công nghiệp Châu
Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh Hà Nội, 2001.

4.

Sổ tay an toàn, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trên công trường xây dựng- NXB xây dựng,
của Tổ chức Lao động Quốc tế.

5.

/>
20


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

MỤC LỤC
Chương I GIỚI THIỆU..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2 Mục đích ............................................................................................................2
Chương II PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ.................3
2.1 Ô nhiễm không khí do bụi..................................................................................3
2.1.1 Định nghĩa bụi ..................................................................................................3
2.1.2 Phân loại bụi.....................................................................................................3
2.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm bụi.................................................................................3
2.2.1 Ảnh hưởng đến con người................................................................................3
2.2.2 Ảnh hưởng đến thực vật....................................................................................4
2.2.3 Phương pháp xử lý bụi khô...............................................................................4

2.2.4 Buồng lắng bụi..................................................................................................4
2.2.5 Xyclone ............................................................................................................5
2.2.6 Hệ thống lọc túi vải...........................................................................................6
2.2.7 Thiết bị lắng quán tính......................................................................................7
2.2.8 Phương pháp lọc bụi ướt...................................................................................8
2.2.9 Phương pháp lọc tĩnh điện................................................................................9
Chương III TỔNG QUAN NHÀ MÁY.....................................................................11
3.1 khái quát chung....................................................................................................11
3.2 Điều kiện khu vực dự án......................................................................................11
3.2.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................11
3.2.2 Đặc điểm khí hậu.............................................................................................11
Chương IV ĐÁNH GIÁ TÁC DỘNG CỦA DỰ ÁN KHI HOẠT ĐỘNG...............12
4.1 Các nguồn gây ô nhiễm........................................................................................12
4.2 Các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng ..................................................................13
4.2.1 Môi trường không khí.......................................................................................14
4.2.2 Môi trường nước...............................................................................................14
4.2.3 Chất thải rắn......................................................................................................15
4.2.4 Khả năng cháy nổ..............................................................................................15
Chương 5 TÍNH TOÁN THÔNG SỐ.......................................................................16
5.1 Xác định lượng cần lấy đi của quá trình lamg nguội...........................................16

21


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

5.2 Xác định nhiệt độ nung nóng nước......................................................................16
5.3 Xác định hiệu nhiệt độ trung bình của khí và nước trong tháp............................17
5.4 Thể tích tháp làm nguội.......................................................................................17
5.5 Xác định lưu lượng nước theo khối lượng tháp...................................................17

5.6 Thể tích khí ở điều kiện thực tế ra khỏi tháp.......................................................17
5.7 Chiều cao có ích của tháp....................................................................................17
5.8 Tốc độ khí qua tiết diện ngang của tháp..............................................................18
Chương VI KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH................................................................18
Chương VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................19
7.1 Kết luận ............................................................................................................19
7.2 Kiến nghị ............................................................................................................19
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................20

DANH SÁCH BẢNG, HÌNH
Hình 2.1 Buồng lắng bụi...........................................................................................5
Hình 2.2 Xyclone.......................................................................................................6
Hình 2.3. Thiết bị lọc bụi tay áo................................................................................7
Hình 2.4 Thiết bị lắng................................................................................................8
Hình 2.5. Thiết bị rửa khí với lớp đệm chuyển động.................................................8
Hình 2.6. Thiết bị lọc bụi tĩnh điện............................................................................9
Bảng 2.2. So sánh các thiết bị lọc bụi........................................................................9
Bảng 4.1 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải..................................................13
Bảng 4.2 Nồng độ tiếng ồn trong nhà máy................................................................14
Bảng 4.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.................................................15

22


Đồ án Công Trình Xử Lý Môi Trường

23




×