Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 163 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
NĂM HỌC 2012-2013
TÊN ĐỀ TÀI:
“BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO PHÁP LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN HÀNH”
MÃ ĐỀ TÀI: CS2013-54
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. HỒ XUÂN THẮNG

TP. HỒ CHÍ MINH- THÁNG 11 NĂM 2013


MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................
Danh mục các từ ngữ viết tắt ....................................................................................
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................
Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình tại Việt Nam
1.1 Khái niệm chung về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật .......................... 7
1.2 Khái niệm, nội dung bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
bằng pháp luật hôn nhân và gia đình .................................................................... 19
1.3 Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bằng pháp luật tại Việt
Nam qua các thời kỳ .............................................................................................. 25
1.4 Kinh nghiệm lập pháp quốc tế về vấn đề bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình ..................................................................................................... 57
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người trong luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam hiện hành


2.1 Quyền kết hôn của công dân ........................................................................... 71
2.2 Quyền của vợ chồng trong hôn nhân .............................................................. 91
2.3 Quyền của các thành viên trong gia đình ...................................................... 109
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình bằng pháp luật
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ quyền con
người .................................................................................................................... 123
3.2 Quan điểm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ
quyền con người .................................................................................................. 138

2


3.3 Giải pháp hoàn thiện việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình ở Việt Nam.................................................................................................... 141
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 160

A. PHẦN MỞ ĐẦU

3


Tên đề tài: Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo pháp luật
Hôn nhân và gia đình hiện hành
Tên chủ nhiệm đề tài: Hồ Xuân Thắng
Học vị: Tiến sỹ Luật học
Chức vụ: Giảng viên, Trường Đại học sài Gòn.
Các thành viên tham gia đề tài:
STT


Họ và tên

Học hàm học vị

Ngạch GV

1

Nguyễn Văn Tiến

Tiến sĩ

GVC

2

Bành Quốc Tuấn

Thạc sỹ, NCS

GV

Chữ ký

1. Lý do chọn đề tài:
Bảo vệ quyền con người là một trong những yêu cầu cơ bản của quá trình xây dựng,
ban hành và thực thi pháp luật của các nước trên thế giới trong đó có vấn đề bảo vệ quyền
con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Quyền tự do cá nhân mà đặc biệt là quyền của vợ chồng và các thành viên trong gia

đình là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
Thực tiễn những năm qua, khi thi hành pháp luật về quyền con người trong đó có
quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đã bộc lộ những hạn chế nhất định,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích của công dân và yêu cầu phát triển của xã
hội.
Việc nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người trong hôn nhân và gia đình trong
giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta phải có sự đánh giá một cách đầy đủ, toàn
diện, khoa học để từ đó có cơ sở đề xuất hoàn thiện chế định này trong các chính sách,
pháp luật hiện hành. Đặc biệt, việc bảo vệ quyền đó gắn liền với việc Nhà nước ta đang
thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, sửa đổi Hiến pháp 1992 và sửa đổi Luật Hôn nhân
và gia đình 2000. Đó là những lý do cơ bản chúng tôi quyết định chọn làm đề tài cấp cơ
sở để nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài “Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo Luật Hôn
nhân và gia đình hiện hành”, chúng tôi cố gắng hướng đến mục đích làm sáng tỏ và chứng
minh sự cố gắng tích cực của Đảng và nhà nước ta đã và đang rất chú trọng và quan tâm

4


đến vấn đề nâng cao việc bảo vệ quyền con người nhất là trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình bằng pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ
quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bằng pháp luật, đề tài làm rõ những
cơ sở lý luận, yêu cầu thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành có liên quan. Đồng thời, thông qua việc phân tích, đánh giá thực
trạng quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, đề tài chỉ ra những hạn
chế trong pháp luật Việt Nam hiện hành cần phải tiếp tục hoàn thiện. Từ các cơ sở lý luận

và thực tiễn này đề tài sẽ làm rõ các cơ sở hoàn thiện pháp luật và đề xuất, kiến nghị các
giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn các quy định của lĩnh vực này trong hệ thống pháp luật
của nước ta để điều chỉnh.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các vấn đề liên quan đến quyền con người và bảo vệ quyền con người bằng pháp luật
đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu của
Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân thuộc Khoa Luật – Đại học
quốc gia Hà Nội đã phân tích làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận chung liên quan đến quyền
con người, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong nhiều lĩnh vực như lao động,
kinh doanh, … Bên cạnh đó, các giáo trình, tài liệu nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại
học, các trung tâm nghiên cứu, … cũng góp phần nghiên cứu, giải quyết nhiều vấn đề có
liên quan đến bảo vệ quyền con người bằng pháp luật như Giáo trình Lý luận và pháp luật
về quyền con người của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (Nguyễn Đăng Dung, Vũ
Công Giao và Lã Khánh Tùng đồng chủ biên), Quyền con người – Tiếp cận đa ngành và
liên ngành luật học (GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên);
Bên cạnh đó, một số công trình khác đề cập một số nội dung liên quan đến quyền con
người trong hôn nhân và gia đình như:
- Jean PATARIN và Imre ZAJTAY, “Chế độ tài sản của vợ chồng trong những pháp
luật đương đại”, 1974. Cuốn sách này tập hợp 40 bài viết của các tác giả đến từ 40 nước,
đại diện cho các châu lục, về chế độ tài sản của vợ chồng;
- Andrea Bonomi và Marco Steiner, “Những chế độ tài sản của vợ chồng trong luật
so sánh và trong luật tư pháp quốc tế”, Geneve 2006;
- Jean Champion, “Hôn ước và các chế độ tài sản”, Nxb. DELMAS 2007, số 126;
- Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, “Dân luật” (cử nhân năm thứ nhất), Quyển II
Luật gia đình, Sài Gòn, năm 1968;
- Vũ Văn Mẫu, “Cổ luật Việt Nam lược khảo”, quyển thứ nhất, Sài Gòn, năm 1969;

5



- Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập
1, Nxb. Trẻ, TPHCM, 2002;
- Luật tục Ê Đê, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996;
- Tưởng Duy Lượng, ”Bình luận một số vụ án dân sự và hôn nhân và gia đình”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
- Nguyễn Văn Cừ, “Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu
chung hợp nhất theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2003;
- Nguyễn Ngọc Điện, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam “Các quan hệ tài sản giữa
vợ chồng”, Nxb. Trẻ, 2004.
Đây là nguồn nhận thức quan trọng để nghiên cứu công trình. Tuy nhiên, những công
trình này hoặc thời gian nghiên cứu đã lâu hoặc tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực nhất định, điều này khẳng định việc lựa chọn
đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết và có ý nghĩa trong công tác lập pháp và thi hành
pháp luật về quyền con người.
5. Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài:
- Đề tài rất có ý nhĩa về mặt lý luận là góp phần làm sáng tỏ những vấn đề thuộc về lý
luận để bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bằng pháp luật.
- Đề tài có ý nghĩa về thực tiễn rất mới thông qua việc phân tích những điểm hạn chế
của cơ chế thực thi pháp luật để bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong giai đoạn hội nhập
toàn diện với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo trong việc sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp 1992, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và làm tài liệu tham khảo cho các
Sinh viên, Giảng viên đang nghiên cứu dạy và học chuyên ngành liên quan đến hôn nhân
và gia đình.
6. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Nhóm tập trung vào đối tượng cụ thể để nhiên cứu đó là “Bảo vệ quyền con người
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình bằng pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành của
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài:

Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền con
người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài áp dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử
để nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện đề tài. Bởi vì quyền con người trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình là một vấn đề rất quan trọng và được đề cập đến dưới góc độ nhân văn
của chế độ xã hội chủ nghĩa tiến bộ nhất. Do đó, phương pháp luận Mác – Lênin đòi hỏi
6


phải xem xét vấn đề quyền con người về hôn nhân gia đình theo hai quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thông thường khác như: tổng hợp và phân tích,
quy nạp và diễn dịch, so sánh …
9. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chia nội dung đề tài
thành 3 chương, mỗi chương tương ứng với một vấn đề nghiên cứu liên quan đến nội
dung chính của đề tài. Cụ thể:
Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền con người trong luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam hiện hành
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình bằng pháp luật

7


DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

TCN - Trước công nguyên
ICRC - Hội chữ thập đỏ quốc tế
CHXHCN VN – Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
UDHR - Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 (The Universal Declaration of
Human Rights 1948)
ICCPR - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 (International
Covenant on Civil and Political Rights 1966)
IBHR - Bộ luật nhân quyền quốc tế (International Bill of Human Right)
CEDAW - Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối với phụ nữ
CRC - Công ước về quyền trẻ em
ICESCR - Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966 …
BLDS 2005 – Bộ Luật dân sự năm 2005
HN-GĐ 2000 – Luật Hôn nhầnvà gia đình năm 2000
QTHL - Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức)
HVLL - Hoàng việt Luật lệ (Bộ luật Gia Long)
LGĐ 1/59 - Luật Gia đình được ban hành ngày 02/01/1959 dưới thời tổng thống
Ngô Đình Diệm;
SL 15/64 - Sắc luật 15/64 quy định gía thú, tử hệ và tài sản cộng đồng thời Nguyễn
Khánh
BDL 1972 - Bộ Dân luật ban hành theo Sắc luật 028/TT/SLU ngày 20/12/1972 của
tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
AHRD - Tuyên bố nhân quyền ASEAN (ASEAN Human Rights Declaration)
ISEE - Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường
8


HN - GĐ 1959 – Luật Hôn nhần và gia đình năm 1959
HN - GĐ 1986 – Luật Hôn nhần và gia đình năm 1986
UBND - Ủy ban nhân dân
BLHS – Bộ Luật tình sự

BLTTDS – Bộ Luật tố tụng dân sự
BLTTHS - Bộ Luật tố tụng hình sự
TANDTC – Tòa án nhân dân tối cao
VKSNDTC – Viện kiểm sát nhân dân tối cao
VTN – Vị thành niên

9


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI BẰNG
PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm chung về bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật
1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất của việc bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật
Dưới góc độ của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quyền con người được nhìn nhận
là sản phẩm phát triển văn hoá xã hội của một kết cấu kinh tế xã hội nhất định và chịu sự
quy định của cơ sở kinh tế, xã hội hiện thực. Lịch sử phát triển của quyền con người là sự
phản ánh sâu sắc quá trình nhận thức về chính mình và những giá trị nhân văn mà nhân
loại hướng tới trong tiến trình giải phóng con người qua các hình thái kinh tế - xã hội.
Từ xa xưa, tư tưởng về quyền con người đã được thấm nhuần trong giáo lý của hầu
hết các tôn giáo trên thế giới1. Những tài liệu được cho là cổ xưa và toàn diện nhất xét về
tư tưởng quyền con người mà nhân loại còn giữ lại được đến ngày nay; ngoài bộ luật
Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN), bộ luật của vua Cyrus Đại đế (khoảng năm 576 –
529 TCN), bộ Văn tuyển Nho giáo (Luận ngữ), các tài liệu còn lại đều mang đậm dấu ấn
các tôn giáo như Kinh Vệ Đà của đạo Hinđu ở Ấn Độ, Kinh Phật của đạo Phật; Kinh
Thánh của đạo Thiên chúa và Kinh Kôran của đạo Hồi. Các tác phẩm này đều phản ánh
những giá trị nhân văn trong quan điểm nhận thức của con người về nhân phẩm, tự do,
bình đẳng, bác ái và cách thức bảo vệ, truyền bá….
Tư tưởng về quyền con người cũng sớm xuất hiện trong triết học, các học thuyết

chính trị, pháp quyền. Vào thế kỷ thứ XXIV trước Công nguyên (TCN), vua Symer đã sử
dụng khái niệm “tự do” để bảo vệ những bà goá, trẻ mồ côi trước những hành vi bạo
ngược của những kẻ giàu có và thế lực khác trong xã hội. Vào thế kỉ XI TCN, Arokhont
Salon - nhiếp chính quan người Hy Lạp ở La Mã, đã ban bố đạo luật trong đó xác định
một số khía cạnh của dân chủ và quy định một số quyền của các công dân tự do trong mối
quan hệ với các quan lại nhà nước. Ngay cả trong thời kỳ tàn bạo nhất của chế độ nô lệ ở
La Mã cổ đại các nhà sử học đã ghi nhận: “Trước Crêông, Antigone đã nói đến quyền
không vâng lời và trước những nô lệ, Spartacusse đã nói về quyền chống lại áp bức”. Bên
cạnh đó không thể không kể đến các bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 TCN), bộ

1

Một số học giả cho rằng tư tưởng về quyền con người đã xuất hiện từ thời kỳ tiền sử trong các luật lệ chiến tranh.
Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu về quyền con người nhận định trong giai đoạn tiền sử, do nhận thức chưa phát
triển cao, con người chỉ có thể hình thành các “ý niệm” về quyền con người; còn “tư tưởng” về quyền con người với
tư cách là những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng chỉ xuất hiện cùng với sự ra đời của các nền văn minh
cổ đại.

10


luật của vua Cyrus Đại đế (khoảng năm 576 – 529 TCN), bộ luật của vua Ashoka (khoảng
năm 272 -231) hay Hiến pháp Medina do nhà tiên tri Muhammad sáng lập năm 622.
Protagoras (490-420 TCN) và các nhà triết học thuộc trường phái nguỵ biện
Sophism đã đưa ra quan niệm về sự bình đẳng và tự do giữa các cá nhân trong xã hội:
“Thượng đế tạo ra mọi người đều là người tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả”.
Nhà triết học Cixêrôn đã đưa ra một định nghĩa: “Trong một nước có luật pháp, tự do chỉ
có thể là được làm những cái nên làm và không bị buộc làm những điều không nên làm” 2
và rằng “Tự do chính trị của công dân là sự yên tâm vì mỗi người nghĩ rằng mình được
an ninh. Muốn đảm bảo tự do chính trị như vậy thì Chính phủ phải làm thế nào để mỗi

công dân không phải sợ một công dân khác”…“Khi một công dân vô tội không được đảm
bảo an ninh thì tự do không còn nữa”3. Chính bởi sự gần gũi giữa các “quyền” và yếu tố
“tự do” – giá trị cốt lõi của nhân phẩm nên ngày nay chúng ta thường không có sự phân
biệt khi vận dụng các tiêu chuẩn về “quyền” hay “tự do cơ bản” của con người. Ta cũng
có thể gặp những nhận thức về nhân phẩm con người trong triết học châu Phi của
“ubuntu” hay trong chính nền văn hoá châu Phi4.
Trong thời kỳ “đêm trường Trung cổ” ở Châu Âu, con người bị kiềm toả bởi
vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhà thờ Thiên chúa giáo. Tuy
nhiên, trong bối cảnh đen tối đó những tư tưởng khai sáng đã nảy nở, góp phần quan
trọng trong hoạt động thức tỉnh ý thức đấu tranh giải phóng con người lúc bấy giờ, đồng
thời đặt nền tảng cho sự phát triển của quyền con người hiện đại.
Trước nhất phải đề cập đến Hiến chương Magna Carta do vua John (nước Anh)
ban hành năm 1215. Hiến chương đã khẳng định một số quyền con người, cụ thể như:
quyền sở hữu, thừa kế tài sản; quyền tự do buôn bán và không bị đánh thuế quá mức;
quyền được quyết định tái hôn của các phụ nữ goá chồng; quyền được xét xử đúng đắn và
được bình đẳng trước pháp luật….Quan trọng hơn, bản hiến chương này được coi là một
trong những văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại đề cập cụ thể đến việc thiết chế
quyền lực của nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân, mà biểu hiện cụ thể ở hai quy
phạm vẫn còn có giá trị đến tận ngày nay, đó là quy phạm về lệnh đình quyền giam giữ
(hay còn gọi là luật bảo thân- habeas corpus) trong đó bắt buộc mọi trường hợp tử hình
đều phải qua xét xử và quyết định trước Toà và quy phạm về due process of law (luật tôn
trọng tất cả các quyền hợp pháp của công dân)…
Thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu là giai đoạn phát triển rực rỡ của các quan điểm,
học thuyết về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII-XVIII, nhiều nhà triết học
mà tiêu biểu là Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632 -1704), Thomas Paine

2

Cixêrôn – Thế nào là tự do, Chương 3, quyển XI, dẫn theo Montesquier – tinh thần pháp luật.
Chương 6 -Hiến pháp nước Anh, dẫn theo Montesquier – tinh thần pháp luật.

4
Người Mali có câu tục ngữ nói về nhận thức của họ về nhân phẩm con người: “Tôi là một con người vì đôi mắt bạn
nhìn tôi là một….”
3

11


(1731-1809), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831); John Stuart Mill (1806-1873),
Henry David Thoreau (1817-1862)… đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lý
luận cơ bản của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý có ý
nghĩa quan trọng với việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trong thời đại ngày
nay.
Sự thắng lợi của cách mạng Pháp và cách mạng Hoa Kỳ không chỉ mở ra thời kỳ
tư bản chủ nghĩa, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ kinh viện nhà thờ mà còn tạo ra bước đột
phá trong sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người toàn thế
giới. Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã khẳng định:
“những chân lý sau đây được chúng tôi công nhận như những sự thật hiển nhiên là tất cả
mọi người sinh ra đều bình đẳng; tạo hoá cho họ những quyền không thể thay thế được,
trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để
bảo vệ những quyền này, các chính phủ do chính người dân lập nên có được quyền lực
chính đáng xuất phát từ sự đồng thuận của nhân dân”.
Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ có thể coi là sự xác nhận chính thức đầu
tiên trên phương diện nhà nước về quyền con người. Karl Marx đã nhận định nước Mỹ
chính là nơi lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng về nền cộng hoà dân chủ vĩ đại, nơi đã tuyên
bố bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người.
Điều 1 bản “Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền” năm 1789 ngay sau thắng
lợi của cách mạng Pháp khẳng định: “Người ta sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các
quyền …”. Tuyên ngôn đã xác định một loạt các quyền cơ bản của con người như quyền
tự do và bình đẳng, quyền sở hữu, được bảo đảm an ninh và chống áp bức, quyền bình

đẳng trước pháp luật, quyền không bị bắt giữ trái phép, quyền được coi là vô tội cho đến
khi bị tuyên bố phạm tội, quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận,
quyền tham gia ý kiến vào công việc nhà nước…đồng thời đề cập đến những biện pháp cụ
thể nhằm bảo đảm thực hiện các quyền này. Trong vòng 35 năm (từ 1795 đến 1830), hơn
70 bản Hiến pháp mang dấu ấn của những luận điểm trong bản Tuyên ngôn về nhân
quyền và dân quyền 1789 đã được thông qua ở Châu Âu.
Tuy nhiên, quyền con người chỉ thực sự nổi lên như một vấn đề ở tầm quốc tế từ
những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ nô lệ và
buôn bán nô lệ diễn ra rất mạnh mẽ và liên tục tới tận cuối thế kỷ đó và phong trào đấu
tranh đòi cải thiện điều kiện sống cho người lao động và bảo vệ nạn nhân trong các cuộc
xung đột vũ trang thế giới. Vào năm 1864, Hội nghị ngoại giao quốc tế đầu tiên họp ở
Geneva (Thuỵ Sĩ) đã thông qua Công ước về cải thiện điều kiện của người bị thương
trong các cuộc chiến trên trên bộ (Công ước Geneva thứ I). Năm 1899, Hội nghị hoà bình
quốc tế họp ở La Hague (Hà Lan) đã thông qua Công ước về các luật lệ và tập quán trong
chiến tranh. Đây là những văn kiện đầu tiên của luật nhân đạo quốc tế- ngành luật mà tuy
chỉ giới hạn trong việc bảo vệ những nạn nhân chiến tranh trong hoàn cảnh xung đột vũ
12


trang, nhưng chứa đựng những giá trị và quy phạm có quan hệ chặt chẽ với luật quốc tế
về quyền con người sau này.
Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, cùng với việc thành lập Hội quốc liên và Tổ
chức Lao động quốc tế, quyền con người càng trở thành một vấn đề có tầm quốc tế rộng
lớn. Cả hai tổ chức này đã nâng nhận thức và các hoạt động về quyền con người lên một
mức độ mới. Tổ chức Lao động quốc tế, trong Điều lệ của mình, đã khẳng định: hoà bình
trên thế giới chỉ có thể được thực hiện nếu được dựa trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội
cho tất cả mọi người. Trong Thoả ước của Hội quốc liên, các nước thành viên tuyên bố
chấp nhận nghĩa vụ bảo đảm, duy trì sự công bằng và các điều kiện nhân đạo về lao động
cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em cũng như bảo đảm sự đối xử xứng đáng với những người
bản xứ tại các thuộc địa của họ. Cũng trong thời kỳ này, một loạt văn kiện khác của luật

nhân đạo quốc tế đã được thuông qua trong hội nghị La Hague, tại các Hội nghị của Hội
Chữ Thập đỏ quốc tế (ICRC) và Hội Quốc liên, bổ sung những bảo đảm rộng rãi hơn với
các quyền con người trong hoàn cảnh chiến tranh và xung đột vũ trang. Cũng trong thời
kỳ này, cuộc Cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở nước Nga vào tháng 10 năm
1917, mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị quốc tế, đồng thời tạo ra những biến
chuyển quan trọng trong tư tưởng và thực tiễn về quyền con người. Cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trong những thập kỷ 1940 đến 1980 của
thế kỷ trước, các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được đề cao, và đặc biệt, các quyền độc
lập và tự quyết của các dân tộc được cổ vũ. Đây là những quyền con người mà trước đó
đã không hoặc rất ít được đề cập trên các diễn đàn quốc tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, với việc Liên hợp quốc ra đời và thông qua Hiến
chương (24/10/1945), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (10/12/1948) và hai
công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hoá (năm 1966) đã
chính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con người, đặt nền móng cho việc tạo
dựng một nền văn hoá quyền con người- nền văn hoá mới và chung của mọi dân tộc trên
trái đất. Mặc dù ngay sau khi Liên Hợp quốc được thành lập cho đến cuối thập kỷ 1970,
cuộc Chiến tranh Lạnh trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến những nỗ lực quốc tế trên
lĩnh vực này, song cho đến ngày nay, một hệ thống hàng trăm văn kiện quốc tế về quyền
con người đã được thông qua, một cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
đã được hình thành. Kể từ đây, nhận thức quyền con người đã được phổ biến rộng khắp
và vấn đề bảo vệ quyền con người đã được cỗ vũ như một trong những yêu cầu quan
trọng nhất của một xã hội dân chủ nơi con người được giải phóng.
Có thể nói, trong suốt thế kỷ XX, những tư tưởng về quyền con người đã được thể
chế hoá một cách mạnh mẽ, toàn diện, mang tính hệ thống cao trong pháp luật các quốc
gia và đời sống chính trị thế giới. Quyền con người đã phát triển như một khuôn khổ đạo
đức, chính trị, pháp luật quốc tế và như một hướng dẫn cho thế giới mà con người được tự
do khỏi mọi sự sợ hãi và tự do làm những điều mong muốn.
13



- Khái niệm quyền con người:
Những nhận thức mà nhân loại có được hiện nay về quyền con người là kết quả
của khát vọng bảo vệ nhân phẩm con người từ buổi sơ khai; là kết quả của sự tiếp thu,
chọn lọc những tinh hoa trong các quan điểm, tư tưởng tiến bộ như triết học chủ nghĩa
duy lý, tư tưởng nhân văn của thời đại khai sáng, chủ nghĩa hiến pháp, chủ nghĩa tự do và
dân chủ, chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng có những khác
biệt nhất định khi nhìn nhận quyền con người. Do vậy, để đưa ra một khái niệm đầy đủ và
chính xác chung là rất khó khăn.
Qua nghiên cứu, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến
nhận thức về nguồn gốc quyền con người dẫn đến sự khác biệt nhất định trong khi đề cập
đến khái niệm quyền con người:
Nhóm quan điểm thứ nhất theo trường phái pháp luật tự nhiên mà đại diện tiêu
biểu là Zeno, Thomas Hobbes, Thomas Paine, John Locke….Trường phái này khẳng định
con người là một thực thể tự nhiên, vì vậy quyền con người là những gì “bẩm sinh”,
“quyền tự nhiên không thể tách rời” gắn với mỗi cá nhân sinh ra là thành viên của gia
đình nhân loại. Vì nguồn gốc tự nhiên của quyền con người nên những người theo trường
phái này cho rằng quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền
thống văn hoá hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay
nhà nước nào, không ai có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người. Nguyên Tổng
thư ký liên hợp quốc Boutros Ghali tại hội nghị thế giới Vienna về quyền con người năm
1993 đã phát biểu: “Quyền con người là các quyền bẩm sinh”.
Nhóm quan điểm theo học thuyết về các quyền pháp lý mà đại diện tiêu biểu là các
học giả Edmund Burke, Jeremy Bentham….Những người theo học thuyết này cho rằng
quyền con người không phải là những gì bẩm sinh mà phải do nhà nước quy định trong
pháp luật tức là phạm vi, giới hạn và hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý
chí của giai cấp thống trị, các yếu tố như phong tục tập quán, truyền thống văn hoá… của
các xã hội. Như vậy, quyền con người theo học thuyết này quá thiên về yếu tố xã hội. Sự
phát triển của quyền con người theo họ gắn chặt với quá trình đấu tranh chống áp bức bóc
lột và bất công song dường như về bản chất nó là thành quả xã hội được ban phát thông
qua luật pháp của lực lượng cầm quyền.

Hiện nay, cuộc tranh luận giữa hai trường phái này vẫn còn tiếp tục. Tuy nhiên,
nếu vận dụng quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin trong trường hợp này có
lẽ sẽ khắc phục được những hạn chế của hai nhóm quan điểm trên. Bởi lẽ, học thuyết Mác
– Lênin luôn khẳng định con người với tư cách là sản phẩm của tự nhiên và xã hội. Con
người trước hết là một thực thể tự nhiên, nhưng thực thể tự nhiên ấy tồn tại và phát triển
trong cộng đồng xã hội. Điều này thể hiện rõ nét trong cách nhìn nhận của các học giả, cơ
quan nhà nước và tư tưởng chỉ đạo của Đảng ở Việt Nam về khái niệm quyền con người
được phản ánh dưới đây.
14


Ở góc độ quốc tế, văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm về quyền
con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu như sau: “Quyền con người là
những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm
tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.”5.
Ở Việt Nam, các chuyên gia, cơ quan nghiên cứu cũng đưa ra nhiều khái niệm
không hoàn toàn giống nhau nhưng về cơ bản quyền con người 6 thường được hiểu là
những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và
bảo vệ trong pháp luật quốc gia và thoả thuận pháp lý quốc tế.
Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, quyền con người “đó là những quyền cơ bản
nhất của con người, được có một cách tự nhiên gắn bó mật thiết với con người – một
động vật cao cấp có lý trí, và có tình cảm làm cho con người khác với các động vật khác,
mà nhà nước thành lập với một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của mình là
phải bảo vệ những quyền đó”.
TS. Trần Quang Tiệp đưa ra định nghĩa: “quyền con người là những đặc lợi vốn có
tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội nhất định”.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ II tại Viên
(Áo) tháng 6 năm 1993, phái đoàn Việt Nam đã khẳng định: “nhân quyền là một phạm

trù tổng hợp, vừa là “chuẩn mực tuyệt đối” mang tính phổ biến, vừa là sản phẩm tổng
hợp của một quá trình lịch sử lâu dài”7
- Đặc điểm của quyền con người và bảo vệ quyền con người theo quan điểm của
Việt Nam:
Từ lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm hàng ngàn năm của đất nước; từ truyền
thống, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam kết hợp với nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền
được đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận trong bối cảnh thực tiễn những yêu cầu
đặt ra của công cuộc Đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
của dân, do dân và vì dân; nhận thức về quyền con người và các đặc điểm của quyền con
người của Việt Nam đã được phản ánh trong các bản Hiến pháp qua các thời kỳ, nhiều
văn kiện của Đảng và văn bản pháp lý khác của các cơ quan Nhà nước. Theo đó, quyền
con người ở nước ta được nhìn nhận với 11 đặc điểm cơ bản:

5

Xem “Hỏi đáp về quyền con người” (2010), nhóm tác giả khoa luật ĐHQGHN, Nxb CAND, 2010. Nội dung trích
dẫn từ United Nations, Human Right: Question and Answers, New York and Geneva, 2006, page 4.
6
Trong thực tế tại Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người” còn sử dụng thuật ngữ “nhân quyền” với cùng ý
nghĩa. Xem Đại từ điển Tiếng Việt – Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1999, tr.1239.
7
Xem báo Nhân dân số ra ngày 18/06/1993.

15


Một là, quyền con người là giá trị chung của toàn nhân loại8. Đó là thành quả của
cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức
trên thế giới và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên.

Hai là, trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con người
mang tính giai cấp9. Điều này thể hiện ở góc độ quyền con người vừa là động lực, vừa là
mục tiêu cách mạng và được phản ánh qua các cuộc đấu tranh giai cấp sâu sắc, liên tục,
lâu dài và quyết liệt đã, đang và sẽ còn diễn ra trong lịch sử các hình thái kinh tế - xã hội
nhân loại.
Ba là, quyền con người vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù, phụ thuộc vào
truyền thống, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia 10.
Điều này có ý nghĩa rằng, khi tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con
người cần kết hợp hài hoà các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với
những đặc thù về điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội, giá trị văn hoá, tôn giáo, tín
ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Không quốc gia nào được
quyền áp đặt các giá trị nhận thức về quyền con người của quốc gia mình với một quốc
gia khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Bốn là, quyền con người thống nhất với quyền dân tộc cơ bản. Chính trong Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch, Người đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình
đẳng…Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng;
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và và quyền tự do….”. Sách trắng về
thành tựu quyền con người ở Việt Nam cũng khẳng định: “…quyền thiêng liêng, cơ bản
nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do và quyền được tự quyết vận
mệnh của mình”.
Năm là, quyền con người phải được pháp luật quy định 11. Theo đó, Nhà nước
CHXHCN Việt Nam thiết lập các đạo luật nhằm xác định và bảo vệ các quyền con người
và quyền công dân12.
Sáu là, quyền con người không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm. Điều này được
hiểu rằng các quyền và tự do của mỗi cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và phát huy trên
cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của dân tộc và cộng đồng13.

8

Xem chỉ thị 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Xem chỉ thị 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ thị 41/CT/TTg ngày 02/12/2004
của Thủ tướng Chính phủ.
10
Xem chỉ thị 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, chỉ thị 41/CT/TTg ngày 02/12/2004 của
Thủ tướng Chính phủ và Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam, tr4.
11
Xem “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời quá độ lên CNXH” (1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam.
12
Xem phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân trong “Hỏi đáp về quyền con người” (2010),
nhóm tác giả khoa luật ĐHQGHN, Nxb CAND, 2010, tr.44.
13
Xem chỉ thị 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Sách trắng về thành tựu quyền con
người của Việt Nam; “Hỏi đáp về quyền con người” (2010), nhóm tác giả khoa luật ĐHQGHN, Nxb CAND, 2010,
tr.48 – tr.50.
9

16


Bảy là, các quyền con người được tôn trọng và bảo vệ một cách bình đẳng. Sách
trắng về thành tựu quyền con người ở Việt Nam viết: “Việc chỉ ưu tiên hoặc tuyệt đối hoá
các quyền dân sự, chính trị và một số quyền tự do cá nhân, không quan tâm thích đáng
đến quyền phát triển, các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của cả cộng đồng là cách đề
cập phiếm diện, không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về nhân quyền”.
Tám là, việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách
nhiệm cuả mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm ghi nhận và bảo vệ quyền con
người thông qua các biện pháp pháp lý thích hợp trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc chung
của pháp luật quốc tế và điều kiện cụ thể của mỗi nước để bảo đảm quyền con người mà
mỗi người dân được thụ hưởng là tốt nhất.
Chín là, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người gắn với bảo vệ và thúc đẩy hoà bình,

ổn định, an ninh, bình đẳng và cuộc sống phồn vinh tại mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Mười là, đối thoại và hợp tác quốc tế là yêu cầu cần thiết, khách quan để bảo vệ
nhân quyền. Điều này càng thể hiện rõ trong bối cảnh hợp tác ngày càng sâu rộng giữa
các quốc gia dân tộc và các quốc gia vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên tinh thần tôn trọng
và hiểu biết lẫn nhau để hướng tới mục tiêu chung là bảo đảm và phát huy giá trị nhân văn
cao đẹp của quyền con người.
Mười một là, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền là mục tiêu của Đảng, Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, là yêu cầu trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và là động
lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của quốc gia. Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; nhà
nước phải thể chế hoá và thực hiện có hiệu quả quyền công dân, nhân quyền”14.
Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật:
- Khái niệm:
“Khát vọng bảo vệ nhân phẩm của tất cả con người là cốt lõi của quyền con
người”15. Đồng thời, từ các đạo luật cổ xưa như Hammurabi đến hiến chương Magna
Carta, từ Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp
đến Tuyên ngôn nhân Quốc tế (UDHR) 1948 rồi Bộ luật Nhân quyền quốc tế
(International Bill of Human Right); lịch sử phát triển của quyền con người đã khẳng định
quyền con người là một phạm trù chính trị - pháp lý. Do vậy, như một lẽ tự nhiên, việc
tuyên bố thừa nhận các quyền con người luôn gắn liền với một cơ chế đảm bảo cho quyền
con người nhận được sự tôn trọng và bảo vệ thích đáng. Trong nhiều cách thức bảo vệ
quyền con người thì bảo vệ quyền con người bằng pháp luật là đòi hỏi tất yếu bởi mọi giá

14

Xem thêm Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam, Báo cáo quốc gia kiểm định định kỳ quyền con
người ở VN.
15
Xem tài liệu “Tìm hiểu quyền con người – tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người” (2008), Wofgang

Benedek, bản dịch, Nxb Tư pháp, HN. 2008, tr.12.

17


trị cao đẹp của quyền con người cần được hiện thực hoá mạnh mẽ trong đời sống xã hội
hơn là chỉ dừng lại những tuyên bố hoa mỹ. Ngay trong khái niệm quyền con người của
văn phòng cao uỷ Liên hợp quốc đã có dịp đề cập ở trên cũng thể hiện sự thống nhất cao
và dường như hướng tới sự đồng nhất giữa quyền con người và bảo vệ quyền con người
thông qua các công cụ pháp lý.
Chính sự liên hệ mật thiết giữa quyền con người và bảo vệ quyền con người bằng
pháp luật; đồng thời các quốc gia, dân tộc bên cạnh nhận thức chung còn nhiều quan điểm
khác nhau về nội hàm của quyền con người; thế nên khó có thể có một khái niệm chung
về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật.
Ở Việt Nam hiện nay cũng chưa có một sự thống nhất nào để đưa ra khái niệm về
bảo vệ quyền con người bằng pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm đảm bảo pháp lý về quyền
con người được đề cập với nội dung là “hệ thống các quy định pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của công dân gắn với các thiết chế nhằm bảo đảm thực hiện nó trong hệ thống
pháp luật và cơ chế bảo đảm cho các quy định và thiết chế đó được thực hiện trên thực
tế.”16. Khái niệm này dường như thiên về ghi nhận và bảo vệ các quyền công dân, trong
khi quyền con người không phải lúc nào cũng đồng nhất với quyền công dân và xét về
bản chất quyền con người là một phạm trù rộng lớn hơn quyền công dân rất nhiều.
Qua thực tiễn nghiên cứu, quan điểm của tác giả về khái niệm bảo vệ quyền con
người bằng pháp luật có thể được hiểu: “bảo vệ quyền con người bằng pháp luật là việc
ghi nhận và đưa ra các cơ chế nhằm đảm bảo nhân phẩm con người được tôn trọng và
thực thi một cách thích đáng thông qua những quy định pháp luật quốc tế, được các quốc
gia chuyển hoá vào hệ thống các quy định pháp luật quốc gia mình trên cơ sở kết hợp các
giá trị chung về quyền con người của nhân loại và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.”.
- Bản chất của vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật:
Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật là vấn đề mang tính xã hội phổ biến của

nhân loại: Lịch sử quyền con người đã phản ánh tính kế thừa và phát triển không ngừng
của các quy định pháp lý trong pháp luật của từng quốc gia rồi tiến lên cấp độ khu vực và
cuối cùng là cấp độ quốc tế với hàng loạt nội dung liên quan đến nhận thức chung của
toàn nhân loại về quyền con người và bảo vệ quyền con người. Theo đó, cộng đồng các
quốc gia trên thế giới xác định mỗi nhà nước có ba nghĩa vụ cơ bản đối với vấn đề bảo
đảm quyền con người bao gồm: nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect), nghĩa vụ bảo
vệ (obligation to protect) và nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil) hay nghĩa vụ hỗ trợ
(obligation to facilitate)17. Cùng với tư duy ngày càng tiến bộ về tính trung tâm của con
người trong đời sống xã hội, nói cách khác con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của
sự phát triển và tiến bộ xã hội, việc thừa nhận rộng rãi và bảo vệ các quyền con người
16

Xem “Đảm bảo pháp lý về quyền con người ở Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sỹ của Trần Thị Phương Thảo,
ĐHQG Hà Nội 2008, PGS.TS Bùi Xuân Đức hướng dẫn.
17
Xem “Hỏi đáp về quyền con người” (2010), nhóm tác giả khoa luật ĐHQGHN, Nxb CAND, 2010

18


bằng một công cụ sắc bén là pháp luật trở thành đòi hỏi tất yếu của cộng đồng và đương
nhiên việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật đã trở thành nhiệm vụ căn bản trong
mọi nhà nước dân chủ.
Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật cũng mang tính chất đặc thù đối với từng
quốc gia, khu vực: Mặc dù thế giới đã đi đến nhiều nhận thức chung về vấn đề quyền con
người, song ở mỗi quốc gia do có trình độ phát triển khác nhau, truyền thống văn hoá,
phong tục tập quán, tôn giáo… khác nhau đã chi phối nhất định đến phạm vi, cách thức
bảo vệ quyền con người bằng pháp luật. Chẳng hạn, ở nhiều quốc gia Hồi giáo nguyên tắc
phụ nữ bắt buộc phải đeo mạng che mặt là điều bình thường nhưng với các nước phương
Tây thì đó lại là sự hạn chế quyền con người.

Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật mang tính giai cấp: Nhìn một cách tổng
quan, quyền con người là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng xã hội. Ngay cả trong điều
kiện hiện tại cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và các tầng lớp tiến bộ khác trong xã
hội cho tự do và phẩm giá con người vẫn đang tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhất
là trong các quốc gia còn tồn tại chế độ cai trị độc tài. Trong mỗi quốc gia, pháp luật trước
hết là công cụ của giai cấp cầm quyền để bảo vệ lợi ích giai cấp họ. Thế nên, mức độ
pháp luật ghi nhận và bảo vệ các quyền con người phụ thuộc phần nhiều vào nhận thức,
sự nhượng bộ trước sức ép quần chúng và trách nhiệm trước xã hội của giai cấp cầm
quyền
1.1.2. Nội dung bảo vệ quyền con người bằng pháp luật
Nghiên cứu nội dung bảo vệ quyền con người bằng pháp luật gắn liền với khái
niệm thế hệ quyền con người (generations of human rights) mà người đưa ra ý tưởng này
là nhà luật học người Czech tên là Karel Vasak vào năm 1977. Đây là cơ sở quan trọng
cho việc phân nhóm các quyền con người. Dựa trên sự phân nhóm này, tác giả xác định
nội dung của vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật bao gồm:
Một là, nội dung bảo vệ con người bằng pháp luật bao hàm việc ghi nhận và bảo
đảm các quyền dân sự, chính trị, các quyền bình đẳng và tự do cá nhân:
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (the Universal Declaration of Human
Rights) 1948 và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International
Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) 1966 đã ghi nhận nhóm quyền
này bao gồm các quyền và tự do các nhân tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư
tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được
xét xử công bằng. Các quyền này gắn liền với phạm trù tự do cá nhân- một phạm trù mà ở
góc độ nhất định, mang tính đối trọng với phạm trù quyền lực của Nhà nước.
Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật đối với nhóm này giữ vai trò quan trọng
trong hạn chế, ngăn chặn sự lạm quyền và sự tuỳ tiện xâm hại đến cuộc sống tự do của cá
nhân con người từ phía các quan chức và cơ quan nhà nước.

19



Xét trên các phương diện chính trị và lịch sử, sự phát triển của quyền con người
thứ nhất gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến. Các
quyền thuộc thế hệ này về bản chất chính là những tư tưởng về các quyền tự nhiên được
hình thành và được cổ vũ trước và trong các cuộc cách mạng tư sản ở Châu Âu, sau đó
được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về quyền công dân của các nhà tư sản. Cùng
với hệ thống quyền con người nói chung, các quyền dân sự chính trị được chính thức
pháp điển hoá trong luật quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong thời kỳ
“Chiến tranh lạnh”, các quyền dân sự, chính trị là trọng tâm trong cuộc vận động về
quyền con người của phe các nước tư bản chủ nghĩa. Điều này trước hết bắt nguồn từ thực
tế là trong xã hội tư sản một số quyền dân sự, chính trị, cụ thể như quyền sở hữu tư nhân
về tài sản, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo…được coi là những
giá trị nền tảng, bất khả xâm phạm trong đời sống và nền văn hoá ở nhiều nước tư bản.
Chính vì vậy, hiện nay khi đề cập đến bảo vệ quyền con người bằng pháp luật cần tránh
sự phiếm diện khi đồng nhất hoàn toàn việc bảo vệ quyền con người với bảo vệ các quyền
dân sự, chính trị, tự do cá nhân dẫn đến thái độ cực đoan, đề cao quyền cá nhân mà phủ
nhận các quyền lợi chung của xã hội.
Hai là, nội dung vấn đề bảo vệ quyền con người bao hàm việc ghi nhận và bảo
đảm các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội:
Nội dung vấn đề này xoay quanh việc tạo lập các điều kiện và sự đối xử bình đẳng,
công bằng cho mọi công dân trong xã hội - điều đã được đề xướng và vận động mạnh mẽ
từ cuối thế kỷ XIX, và bắt đầu được quan tâm bởi một số chính phủ kể từ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ nhất. Các quyền tiêu biểu thuộc về nhóm quyền này bao gồm: quyền có
việc làm, quyền được bảo trợ xã hội, quyền được chăm sóc y tế, quyền có nhà ở...
Từ góc độ lịch sử, cuộc khủng hoảng của xã hội tư bản vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX dẫn tới tình cảnh khốn khổ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân
lao động. Trong bối cảnh đó, những người theo chủ nghĩa tự do mới đã đưa ra ý tưởng cải
tổ các xã hội tư sản nhằm giảm bớt những bất công xã hội và khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo. Do tác động của cuộc đấu tranh này, một số nhà nước tư sản đã ban
hành những chính sách về phúc lợi xã hội để cải thiện đời sống của người dân; điển hình

trong số đó là chính sách xã hội của thủ tướng Đức Bismarck. Kế thừa tư tưởng trong
Tuyên ngôn Keider (1881), nước Đức dưới sự lãnh đạo của Bismarck đã thiết lập một hệ
thống bảo trợ xã hội thống nhất trên toàn quốc mà trọng tâm là bảo hiểm xã hội và Hiến
pháp (1919) của nước này cũng đã quy định quyền được bảo hiểm xã hội trong các trường
hợp già yếu, bệnh tật…Đồng thời, cũng thời điểm này sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới ở nước Nga Xô viết vào năm 1917 cũng đặt cơ sở cho việc nội
dung bảo vệ các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của con người. Ngay từ Hiến pháp 1918,
nước Nga Xô viết đã khẳng định các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội cơ bản của con người,
trong đó có quyền có việc làm, quyền học tập, quyền được chăm sóc y tế… Các quyền
20


kinh tế, xã hội, văn hoá này tiếp tục được khẳng định, mở rộng và bổ sung, trở thành một
nội dung chính trong các Hiến pháp năm 1924, 1936, 1977 của Liên Xô và cả trong hiến
pháp của các nước khối XHCN sau này. Việc thành lập hai tổ chức liên chính phủ quốc tế
lớn là Hội Quốc Liên và Tổ chức Lao động quốc tế đã góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy các quyền về lao động, việc làm của người lao động.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội năm 1966 được Liên hợp
quốc thông qua với đóng góp lớn lao của các quốc gia theo CNXH đã trở thành một bộ
phận quan trọng của luật nhân quyền quốc tế.
Có thể nói, nội dung bảo vệ quyền con người đối với các quyền kinh tế, chính trị,
xã hội bằng pháp luật thực sự là thắng lợi to lớn của nhân dân lao động toàn thế giới và là
một bước tiến mới trong tư duy nhân quyền của nhân loại.
Ba là, nội dung bảo vệ quyền con người bằng pháp luật bao hàm việc ghi nhận và
đảm bảo quyền dân tộc tự quyết và một số quyền con người khác18:
Xét về tính chất, nhóm quyền con người này thể hiện sự dung hoà nội dung của cả
hai nhóm quyền dân sự, chính trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hoá trong bối cảnh mới.
Về tính pháp lý, ngoại trừ một số quyền như quyền tự quyết dân tộc ghi nhận trực tiếp tại
điều 1 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 với tư cách là một quy định
pháp lý quốc tế về quyền con người19 thì hầu hết các quyền còn lại còn chưa được pháp

điển hoá bằng các điều ước quốc tế, mà mới chỉ đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn
(các văn kiện luật mềm (soft law) - không có hiệu lực ràng buộc về pháp lý).
Những văn kiện quốc tế cơ bản thuộc nhóm quyền này bao gồm: Tuyên ngôn về
bảo đảm độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, 1960; hai Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị và về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, 1966 (Điều 1);
Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hoà bình, 1984; Tuyên bố về quyền
phát triển, 1986…
1.2. Khái niệm, nội dung bảo vệ quyền con ngƣời trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình bằng pháp luật hôn nhân và gia đình
1.2.1. Khái niệm, bản chất của việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình bằng pháp luật
- Khái niệm bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân gia đình bằng pháp
luật:

18

Karel Vasak xếp quyền dân tộc tự quyết và các quyền mới phát sinh khác như quyền phát triển, quyền đối với tài
nguyên, quyền được sống trong hoà bình, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được thông tin,
quyền được hưởng thụ các giá trị văn hoá ….thuộc nhóm thế hệ các quyền thứ ba.
19
Điều 1 Công ước công nhận quyền tự quyết của mọi dân tộc, bao gồm quyền được "tự do định đoạt thể chế chính
trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá" trong điều kiện thực tế của mình

21


Xuất phát từ khái niệm về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật đã được tác giả
ghi nhận và phân tích ở mục 1.1., ở đây vấn đề bảo vệ quyền con người trong hôn nhân và
gia đình có thể được hiểu chung là: “Bảo vệ quyền con người trong hôn nhân gia đình
bằng pháp luật là việc ghi nhận và đưa ra các cơ chế nhằm đảm bảo nhân phẩm tất cả

các thành viên gia đình được tôn trọng, bình đẳng và thực thi một cách thích đáng thông
qua những quy định pháp luật quốc tế, được các quốc gia chuyển hoá vào hệ thống các
quy định pháp luật quốc gia mình trên cơ sở kết hợp các giá trị chung về quyền con người
trong hôn nhân gia đình của nhân loại và điều kiện cụ thể tại mỗi quốc gia.”.
Đối với Việt Nam, bảo vệ quyền con người trong hôn nhân gia đình là sự chuyển
hoá nhận thức chung về quyền con người trong hôn nhân gia đình của thế giới kết hợp hài
hoà với truyền thống lịch sử, đạo đức...của dân tộc Việt Nam theo định hướng xây dựng
nền văn hoá XHCN tiên tiến, đậm đà bản sắc; đồng thời xây dựng và thực thi các cơ chế
đảm bảo bộ phận quyền con người này được tôn trọng và phát huy trên thực tiễn đời sống
xã hội. Điều này xuất phát từ những đặc điểm cơ bản trong nhận thức của nước ta về
quyền con người trong hôn nhân gia đình với bốn nội dung:
Một là, mức độ công nhận và thực thi quyền con người về hôn nhân gia đình ở
Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoạn phát triển
của đất nước. Ở giai đoạn phong kiến, thực dân, các quyền con người trong hôn nhân gia
đình của ta cho dù có những bước phát triển nhất định nhưng vẫn bị chi phối nhiều bởi tư
tưởng Nho giáo, “phụ quyền” và “gia trưởng” là những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ
hôn nhân gia đình. Quyền các thành viên trong gia đình theo hướng ưu tiên cho nam giới
(chồng, cha, con trai) và nữ giới thường bị lệ thuộc. Trong chế độ dân chủ ngày nay, nhận
thức của chúng ta đã có nhiều bước tiến vượt bậc, các quyền con người trong hôn nhân
gia đình (như: quyền kết hôn, ly hôn; quyền làm cha, mẹ, con; quyền bình đẳng giữa các
thành viên gia đình; quyền hộ tịch; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh…) đã được
ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp lý liên quan trên nguyên tắc bình đẳng,
không phân biệt đối xử, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
Hai là, quyền con người trong hôn nhân gia đình ở Việt Nam được đặt trong mối
liên hệ về lợi ích chung giữa gia đình và xã hội. Đặc thù là quốc gia văn minh nông
nghiệp lúa nước, kết cấu “gia đình – làng xã –quốc gia” luôn được gìn giữ một cách vững
chãi qua những thay đổi của lịch sử với gia đình là hạt nhân trung tâm của sự phát triển.
Điều này làm nên sự khác biệt của Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia phương Đông
nói chung khi nhận thức về quyền con người trong hôn nhân gia đình. Nếu như ở các

quốc gia phương Tây, quyền con người trong hôn nhân gia đình thường yếu thế hơn các
quyền tự do của mỗi cá nhân thành viên (tư tưởng đề cao quyền cá nhân) thì ngược lại ở
Việt Nam, các quyền của từng thành viên luôn gắn chặt và bị chi phối bởi quyền lợi
chung của cả gia đình, xa hơn là cộng đồng làng xã và cả xã hội. Đặt nhận thức về quyền
22


con người trong hôn nhân gia đình theo hướng đảm bảo sự hài hoà giữa các quyền cá
nhân và lợi ích chung của gia đình là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm đưa giá trị nhân
quyền vào thực tiễn đời sống.
Ba là, quyền con người trong hôn nhân gia đình ở Việt Nam không phải là điều
mới lạ so với nền văn hoá truyền thống của dân tộc nhưng cũng có sự xung đột nhất định
với yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng. Xét ở góc độ thích ứng văn hoá, các nhận thức về quyền
con người trong hôn nhân gia đình ở Việt Nam dễ dàng hoà nhập với nhận thức chung của
nhân loại; chẳng hạn nhận thức về quyền bình đẳng của nữ giới trong gia đình đã có từ rất
lâu trong đời sống văn hoá gia đình Việt phản ánh qua tục thờ Quốc mẫu, ca dao, tục ngữ
và phần nào ngay cả trong luật pháp từ thời phong kiến (bộ luật Hồng Đức). Rào cản lớn
nhất khiến việc hiện thực hoá các quyền con người trong hôn nhân gia đình hiện nay vẫn
còn những tồn tại chính là ý thức hệ tư tưởng Nho giáo với nội dung cơ bản về sự tuân thủ
thứ bậc trong gia đình, quan niệm trọng nam khinh nữ…và những giáo lý khắt khe của
các tôn giáo du nhập.
Bốn là, quyền con người trong hôn nhân gia đình ở nước ta gắn bó chặt chẽ với các
quyền con người về dân sự và chính trị khác và quyền công dân. Dựa trên tư duy biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Việt Nam luôn nhìn nhận mối liên hệ mật thiết giữa
quyền con người trong hôn nhân gia đình với các quyền dân sự, chính trị được quy định
thành các quyền công dân cụ thể. Nhiều quyền con người trong hôn nhân gia đình trên
thực tế chỉ có thể được bảo vệ và thực thi khi các quyền dân sự, chính trị khác được ghi
nhận trong Hiến pháp và các đạo luật như: quyền tự do lựa chọn nơi ở của người vợ xuất
phát từ quyền tự do cư trú của công dân.
- Bản chất vấn đề bảo vệ quyền con người trong hôn nhân gia đình bằng pháp

luật:
Ở cấp độ chung nhất, bản chất vấn đề bảo vệ quyền con người trong hôn nhân gia
đình cũng tương đồng với bản chất của việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật nói
chung với ba nội dung cơ bản là tính xã hội phổ biến (có thể hiểu là tính nhân loại), tính
đặc thù quốc gia và tính giai cấp.
Đối với tính xã hội phổ biến biểu hiện rõ nhất là các quốc gia trên thế giới đã ghi
nhận nhiều quyền trong hôn nhân gia đình là các quyền dân sự, chính trị căn bản; chẳng
hạn: ngay tại Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948, ghi nhận trực tiếp tại Điều 16:“(1)
Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn
chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết
hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn”; “(2) Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả
hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự”; “(3) Gia đình phải được xem là một
đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia”.
Ngoài ra, tuyên ngôn cũng ghi nhận và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư trong đó
có quyền riêng tư trong đời sống gia đình, quyền được chăm sóc…..Những nội dung
23


tương tự và có phần chi tiết hơn được phản ánh rõ nét trong hai công ước là Công ước
Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) 1966 và Công ước Quốc tế về các
Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR) 1966 …
Đối với tính đặc thù quốc gia, thí dụ điển hình nhất là ngay ở Việt Nam do hậu quả
của chiến tranh xuất hiện tình trạng trước ngày 03/01/1987, một người đã lập gia đình ở
miền Nam nhưng sau khi “tập kết ra Bắc” vì những hoàn cảnh khác nhau (mất tin tức, thất
lạc…) lại chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với người khác ở miền Bắc thì vẫn
không bị xem là vi phạm chế độ hôn nhân tiến bộ một vợ một chồng20. Hoặc như tại một
số bang của Hoa Kỳ và một số quốc gia khác (Hà Lan là nước đi đầu) đã công nhận và
cho phép hôn nhân đồng giới nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn tranh luận bởi những
đặc thù của truyền thống đạo đức của ta. Hay tại nhiều quốc gia Hồi giáo, luật Hồi giáo
cho phép người chồng để vợ của họ không có nguyên nhân, chỉ đơn giản bằng cách nói ,

“Tôi ly hôn bạn”21.
Đối với tính giai cấp, việc quyền con người trong hôn nhân gia đình cũng không
nằm ngoài sự chi phối của giai cấp thống trị ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử,
ví dụ ở Việt Nam các quyền con người của người phụ nữ trong hôn nhân gia đình thời kỳ
phong kiến hay thực dân bị hạn chế hơn rất nhiều so với trong xã hội dân chủ ngày nay.
1.2.2. Nội dung bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
bằng pháp luật
Dù ở cấp độ quốc tế hay quốc gia thì việc bảo vệ quyền con người trong hôn nhân
gia đình cũng bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Một là, ghi nhận và đảm bảo quyền kết hôn của mỗi người:
Cấp độ quốc tế ta có các quy định về quyền kết hôn tại Tuyên ngôn quốc tế quyền
con người 1948 (điều 16), Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)
1966 (khoản 2 điều 23) và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn
hóa (ICESCR) 1966 (điều 10), mục a khoản 1 điều 16 Công ước CEDAW.
Ở Việt Nam, quyền kết hôn được ghi nhận trực tiếp tại điều 39 Bộ luật Dân sự
(BLDS) 2005; điều 19, 20 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000(sau đây viết tắt là luật
HN-GĐ 2000), theo đó: cá nhân đủ điều kiện kết hôn có quyền được tự do kết hôn ở Việt

20

Xem quy định cụ thể tại phần II thông tư 10 – NV ngày 27/7/1966 và điểm c mục 1 phần II thông tư
60/TT/TANDTC ngày 22/02/1978.
21
Nguồn:

24


Nam, đảm bảo quyền tự do kết hôn giữa người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau,
người Việt Nam với người nước ngoài. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định.

Các hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ đều bị nghiêm cấm và xử lý
theo pháp luật tuỳ vào mức độ và tính chất hành vi vi phạm. Việc xác định quyền kết hôn
không phân biệt địa vị thành phần xã hội, giới tính22, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch…là một
tiến bộ lớn lao và là thành quả của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân của nước ta.
- Hai là, ghi nhận và đảm bảo quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân:
Vấn đề này được các quốc gia ghi nhận trong một số các quy định của các tuyên
ngôn, công ước quốc tế một cách trực tiếp hay gián tiếp; chẳng hạn: tuyên bố về quyền
bình đẳng của con người tại điều 1, 13, 15, 16, 17 của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con
người 1948; Các điều 3, 12, 24, 26 trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và
Chính trị 1966, các điều 3, 23, 24, 25 trong Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã
hội và Văn hoá 1966.
Pháp luật Việt Nam cũng ghi nhận trực tiếp quyền bình đẳng của vợ chồng trong
BLDS 2005 taị điều 40 và chi tiết hoá tại hai luật quan trọng là Luật HN-GĐ 2000 và luật
Bình đẳng giới năm 2006. Luật Bình đẳng giới 2006, quyền bình đẳng của các thành viên
trong gia đình được quy định tại điều 18. Tại luật HN-GĐ 2000, quy định chung về quyền
đẳng trong hôn nhân giữa vợ chồng được ghi nhận tại điều 19 với nội dung: vợ, chồng
bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong
quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững. Đối với các nội dung cụ thể thuộc quyền bình đẳng như bình đẳng về quyền lựa
chọn nơi cư trú, quốc tịch, tôn giáo, quyền đại diện, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung…Tất cả các nội dung trên sẽ được phân tích chi tiết tại mục 1.3.
- Ba là, ghi nhận và đảm bảo quyền ly hôn của con người:
Khoản 1 điều 16 của Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người ghi nhận ý chí của
các quốc gia trên thế giới: “Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống
vợ chồng và lúc ly hôn”. Trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị
1966 tại khoản 4 điều 23 cũng ghi nhận: “Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến
hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ

22


Hiện nay vấn đề hôn nhân đồng giới đã được đặt ra và bàn luận sôi nổi. Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tiếp
cận công lý và bảo vệ quyền ở Việt Nam”, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều hội nghị liên quan đến kinh nghiệm quốc tế
trong thừa nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới (viết tắt là LGBT) trong hôn nhân gia
đình. Thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ quy định nào thừa nhận việc hôn nhân của những người LGBT
và họ vẫn đang đối mặt với nhiều sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Điều này phần nào cũng xuất phát từ yếu tố văn hoá và
quan điểm về tính tự nhiên trong hôn nhân ở Việt Nam.

25


×