Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.37 MB, 245 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ HỘI TIÊN (HE HUIXIAN)

ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ HỘI TIÊN (HE HUIXIAN)

ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ TRONG TIẾNG HÁN
(CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu
Mã số: 62 22 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu
của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Khang, các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong Luận án này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những quan điểm trích dẫn
đều chú dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Tác giả luận án
Hà Hội Tiên (He Huixian)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS.
Nguyễn Văn Khang đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp
đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện
Luận án.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy cô trong trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng khoa Ngôn ngữ đã tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận án này. Đặc biệt là những ý kiến đóng góp và nhận xét quý báu để
hoàn thiện Luận án.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, chồng con, các bạn đồng nghiệp
đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và luận án.
Hà Nội, ngày

tháng


năm

Tác giả luận án
Hà Hội Tiên (He Huixian)


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu uyển ngữ .....................................................12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc ................................ 12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở phương Tây ................................ 18
1.1.3. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Việt Nam .................................... 20
1.1.4. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu uyển ngữ .......................... 21
1.2. Cơ sở lí luận của luận án .................................................................................22
1.2.1. Khái niệm về uyển ngữ ................................................................... 22
1.2.2. Uyển ngữ từ góc nhìn của phương ngữ xã hội ................................. 26
1.2.3. Quan niệm của luận án về uyển ngữ ................................................ 27
1.2.4. Phân biệt uyển ngữ với các khái niệm liên quan .............................. 28
1.2.4.1. Uyển ngữ và kiêng kị..........................................................................28
1.2.4.2. Uyển ngữ và tiếng lóng ......................................................................30
1.2.4.3. Uyển ngữ và lời nói khiêm tốn ...........................................................31
1.2.4.4. Uyển ngữ và nhã ngữ .........................................................................33
1.2.4.5. Uyển ngữ và ngôn từ cát tường (lời chúc tốt lành) ...........................34
1.2.5. Đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của uyển ngữ .................................. 36

1.2.5.1. Tính dễ chấp nhận ..............................................................................36
1.2.5.2. Tính gián tiếp .....................................................................................37
1.2.5.3. Tính thời đại .......................................................................................38
1.2.5.4. Tính dân tộc .......................................................................................40
1.2.5.5. Tính khu vực .......................................................................................41
1.2.6. Chức năng của uyển ngữ ................................................................ 42
1.2.6.1. Chức năng kiêng kị ............................................................................42
1.2.6.2. Chức năng lịch sự ..............................................................................44
1


1.2.6.3. Chức năng che giấu ...........................................................................45
1.2.6.4. Chức năng hài hước ...........................................................................46
1.3. Tiểu kết............................................................................................................46
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN (CÓ
LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) ................................................................................49
2.1. Nguyên tắc cấu tạo uyển ngữ ..........................................................................49
2.1.1. Nguyên tắc khoảng cách ................................................................. 49
2.1.2. Nguyên tắc liên quan ...................................................................... 49
2.1.3. Nguyên tắc mơ hồ .......................................................................... 50
2.1.4. Nguyên tắc hài lòng ........................................................................ 51
2.2. Các mô hình cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt) .............53
2.2.1. Đặc điểm thành tố cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán ............................... 53
2.2.1.1. Thống kê tư liệu..................................................................................53
2.2.1.2. Liên hệ với tiếng Việt .........................................................................56
2.2.2. Các mô hình cấu trúc uyển ngữ tiếng Hán ....................................... 57
2.2.3. Các mô hình cấu trúc uyển ngữ tiếng Việt ....................................... 59
2.3. Các phương thức cấu tạo của uyển ngữ tiếng Hán (có liện hệ với tiếng Việt) ....... 60
2.3.1. Phương thức ngữ âm ...................................................................... 61
2.3.1.1. Hài âm ................................................................................................61

2.3.1.2. Tránh âm ............................................................................................61
2.3.2. Phương thức từ vựng ...................................................................... 62
2.3.2.1. Sử dụng từ vay mượn .........................................................................62
2.3.2.2. Sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa .....................................................62
2.3.2.3. Sử dụng từ trái nghĩa .........................................................................63
2.3.2.4. Sử dụng một số nghĩa chuyển của từ đa nghĩa ..................................63
2.3.3. Phương thức ngữ pháp .................................................................... 64
2.3.3.1. Sử dụng trợ động từ ...........................................................................64
2.3.3.2. Sử dụng phó từ và ngữ khí từ .............................................................64
2.3.3.3. Sử dụng từ rất+ danh từ/tính từ .........................................................65
2.3.3.4. Sử dụng phương thức phủ định ..........................................................65
2.3.3.5. Sử dụng tỉnh lược ...............................................................................66

2


2.3.3.6. Sử dụng câu phức giả thiết ................................................................66
2.3.3.7. Sử dụng câu phản vấn ........................................................................67
2.3.4. Phương thức tu từ ........................................................................... 68
2.3.4.1. Tách từ ...............................................................................................68
2.3.4.2. Mượn sự vật hiện tượng .....................................................................68
2.3.4.3. Sử dụng ngạn ngữ ..............................................................................69
2.3.4.4. Sử dụng yết hậu ngữ...........................................................................71
2.3.5. Phương thức ngữ nghĩa ................................................................... 71
2.3.5.1. Sử dụng cách trần thuật nâng cao .....................................................71
2.3.5.2. Sử dụng cách trần thuật hạ thấp ........................................................72
2.3.5.3. Sử dụng cách trần thuật mơ hồ ..........................................................73
2.3.5.4. Sử dụng cách trần thuật nói vòng ......................................................74
2.3.5.5. Sử dụng cách trần thuật đảo ngược ...................................................75
2.4. Tiểu kết............................................................................................................77

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN (CÓ
LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) ................................................................................79
3.1. Đặc điểm về nghĩa của uyển ngữ ....................................................................79
3.1.1. Cơ chế tạo nghĩa của uyển ngữ ....................................................... 79
3.1.2. Nghĩa đánh dấu và nghĩa không đánh dấu của uyển ngữ .................. 80
3.1.3. Sắc thái ngữ nghĩa của uyển ngữ..................................................... 81
3.1.4. Sắc thái phong cách ........................................................................ 84
3.2. Khảo sát một số nhóm uyển ngữ điển hình.........................................................85
3.2.1. Uyển ngữ liên quan đến sự sống của con người ............................... 85
3.2.1.1. Uyển ngữ về cái chết của con người ..................................................85
3.2.1.2. Uyển ngữ về bệnh tật và tàn tật của con người .................................88
3.2.1.3. Uyển ngữ liên quan đến bài tiết .........................................................89
3.2.2. Uyển ngữ liên quan đến đời sống tình dục của con người ................ 90
3.2.2.1. Uyển ngữ liên quan đến quan hệ tình dục và cơ quan sinh dục ........90
3.2.2.2. Uyển ngữ liên quan đến thai nghén và kinh nguyệt của phụ nữ ........91
3.2.3. Uyển ngữ liên quan đến nghề nghiệp của con người ........................ 92
3.2.4. Uyển ngữ liên quan đến hoạt động kinh tế xã hội ............................ 94

3


3.2.5. Uyển ngữ liên quan đến chiến tranh và quan hệ quốc tế .................. 96
3.3. Hàm ý văn hóa thể hiện qua ý nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán (có liện ........100
hệ với tiếng Việt) ..................................................................................................100
3.3.1. Những đặc trưng văn hóa Trung Hoa được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng
Hán ............................................................................................................. 100
3.3.1.1. Đặc trưng văn hóa tôn ti, thứ bậc được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán..100
3.3.1.2. Quan niệm trung dung hài hòa được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán .101
3.3.1.3. Tư tưởng tôn giáo được bộc lộ qua uyển ngữ tiếng Hán .................102
3.3.2. Quan niệm giống nhau về văn hóa của uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt ..... 104

3.3.2.1. Quan niệm về cái chết ......................................................................105
3.3.2.2. Quan niệm về bệnh tật .....................................................................106
3.3.2.3. Quan niệm về bài tiết .......................................................................107
3.3.2.4. Quan niệm về đời sống tình dục ......................................................107
3.3.2.5. Quan niệm về nghề nghiệp ...............................................................107
3.3.3. Quan niệm khác nhau về văn hóa của uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt .... 108
3.3.3.1. Khác biệt về nhận thức ....................................................................108
3.3.3.2. Khác biệt về bối cảnh văn hóa .........................................................109
3.3.3.3. Khác biệt về tập tục xã hội ...............................................................110
3.4. Tiểu kết.......................................................................................................... 111
CHƢƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN VÀ VẤN
ĐỀ DỊCH UYỂN NGỮ TỪ HÁN SANG VIỆT .................................................. 113
4.1. Nguyên tắc sử dụng uyển ngữ ...................................................................... 113
4.1.1. Nguyên tắc cộng tác hội thoại ....................................................... 113
4.1.2. Nguyên tắc lịch sự ........................................................................ 115
4.1.3. Nguyên tắc tự bảo vệ mình ........................................................... 122
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng uyển ngữ .............................................123
4.2.1. Ngữ cảnh ...................................................................................... 123
4.2.2. Giới tính ....................................................................................... 124
4.2.3. Tuổi tác ........................................................................................ 125
4.2.4. Địa vị xã hội ................................................................................ 125
4.2.5. Hoàn cảnh xã hội .......................................................................... 126

4


4.3. Các trường hợp sử dụng uyển ngữ ................................................................127
4.3.1. Giảm thiểu sự sợ hãi ..................................................................... 127
4.3.2. Che giấu chân tướng sự thật hoặc mâu thuẫn xã hội ...................... 129
4.3.3. Không muốn đưa ra lời hứa nhưng không để mất lòng .................. 130

4.3.4. Tránh làm tổn thương đến người khác ........................................... 130
4.4. Mức độ sử dụng uyển ngữ ............................................................................131
4.4.1. Uyển ngữ được sử dụng nhiều trong giao tiếp khác giới ................ 131
4.4.2. Uyển ngữ được dùng nhiều trong giới trí thức ............................... 132
4.4.3. Uyển ngữ thường được dùng trong lĩnh vực chính trị và khoa học xã
hội. ............................................................................................................. 133
4.5. Cách dịch uyển ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt: khảo sát tác phẩm ― Hồng Lậu
Mộng‖ ..................................................................................................................142
4.5.1. Cách dịch uyển ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt .............................. 142
4.5.1.1. Dịch thẳng ........................................................................................142
4.5.1.2. Dịch nghĩa ........................................................................................145
4.5.1.3. Dịch tăng/bổ sung giải thích ............................................................149
4.5.2. Những điểm chú ý khi dịch ........................................................... 151
4.5.2.1. Chú ý giữ nguyên sắc thái uyển chuyển ...........................................151
4.5.2.2. Chú ý giữ được giá trị tương ứng của sắc thái tình cảm .................154
4.5.2.3. Chú ý lưu ý đến giá trị tương đương của phương thức cấu tạo uyển ngữ ... 155
4.5.2.4. Chú ý phân biệt rõ các cách biểu đạt khác nhau của cùng một loại uyển
ngữ.................................................................................................................155
4.6. Tiểu kết..........................................................................................................160
KẾT LUẬN ............................................................................................................161
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................166
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

5



Bảng 2.1

Số lượng thành tố cấu tạo trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán

Bảng 2.2

Số lượng thành tố cấu tạo trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán
thực dụng
Thống kê số lượng thành tố cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 4.1

Thống kê phương thức cấu tạo uyển ngữ trong cuốn Từ điển uyển
ngữ tiếng Hán
Thống kê phương thức cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán trong cuốn Từ
điển uyển ngữ thực dụng
Thống kê phân loại uyển ngữ tiếng Hán trong cuốn Từ điển uyển ngữ
tiếng Hán
Thống kê phân loại uyển ngữ tiếng Hán trong cuốn Từ điển uyển ngữ
tiếng Hán thực dụng
Phạm vị sử dụng uyển ngữ trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán

51
53
54

71
72
90
91
125

Bảng 4.3

Phạm vi sử dụng uyển ngữ trong cuốn Từ điển uyển ngữ tiếng Hán
thực dụng
Thống kê dịch thẳng trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng

Bảng 4.4

Thống kê dịch nghĩa trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng

Bảng 4.5

Thống kê dịch tăng/bổ sung giải thích trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng 137

Bảng 4.6

Thống kê các từ uyển ngữ biểu thị cái chết trong tác phẩm Hồng
Lâu Mộng

Bảng 4.2

6

126

132
135

143


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với xã hội. Trong
giao tiếp, cách dùng uyển ngữ có thể được coi như là một tiêu chí quan trọng trong
việc đánh giá năng lực ngôn ngữ của người. Từ xưa đến nay, trong thực tiễn sử
dụng ngôn ngữ, người Trung Quốc đã sáng tạo ra rất nhiều uyển ngữ. Theo thời
gian, cùng với sự phát triển và những biến động của xã hội, tiếng Hán nói chung và
uyển ngữ nói riêng, cũng đã có nhiều thay đổi để hình thành nên một kho uyển ngữ
nhiều về số lượng và phong phú về chất lượng.
Uyển ngữ có lẽ là một hiện tượng ngôn ngữ bắt nguồn từ lối nói kiêng kị của
con người trong đời sống xã hội. Lúc đầu là kiêng kị (khi nói tránh sử dụng những
từ ngữ động chạm đến thần linh, mê tín), sau đó chuyển thành uyển ngữ để dùng
trong lối nói kiêng tránh trong đó gồm cả yếu tố tinh thần, cả yếu tố kiêng kị và cả
yếu tố tế nhị trong đời sống của con người như chết chóc, tình dục…Vì thế, ngôn
ngữ nào cũng có uyển ngữ và tiếng Hán hay tiếng Việt cũng vậy.
Uyển ngữ được sử dụng trong mọi lĩnh vực giao tiếp, trong đời sống hàng
ngày, đặc biệt trong văn học, trong giao tiếp chính trị, ngoại giao quốc tế và ngay
trong khoa học cũng cần đến uyển ngữ.
Trong giao tiếp, ở một số trường hợp, nếu biểu đạt trực tiếp có thể để lại ấn
tượng không thuần khiết, cứng nhắc, nghịch tai, vô lễ; nhưng nếu biểu đạt theo cách
gián tiếp thì hàm súc, nghe thuận tai, lịch sự. Cách biểu đạt thứ hai được coi là sử
dụng lời lẽ khéo léo. Do lời lẽ khéo léo có sẵn tính thuyết phục, hàm chứa hiệu quả
tu từ rất cao nên luôn được mọi người yêu thích ở mọi góc độ, ở mọi tầng lớp trong
đời sống giao tiếp hàng ngày. Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người sử dụng ngôn

ngữ luôn phải lựa chọn các phương thức biểu đạt, ở mức phù hợp với hoàn cảnh
giao tiếp. Đối với uyển ngữ, việc sử dụng chúng sao cho vừa phù hợp với đối tượng,
vừa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp tốt và đó là một
yêu cầu rất cao đối với người sử dụng ngôn ngữ.

7


Việc nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng
Việt) sẽ giúp người Trung Quốc học tập, sử dụng tiếng Việt và giúp người Việt học
tập, sử dụng tiếng Hán ngày một tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Thông qua đó, có thể
tìm hiểu những nét văn hoá dân tộc ẩn chứa trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Đối với người học tiếng Việt hay tiếng Hán, yêu cầu người học không những
phải học được uyển ngữ mà còn phải lý giải được chúng, chỉ ra được những nét
tương đồng và khác biệt giữa uyển ngữ tiếng Hán và tiếng Việt, nhất là trong cách
sử dụng. Chẳng hạn như, các phương thức biểu đạt, các trường hợp sử dụng uyển
ngữ và hiệu quả của chúng....Việc đối dịch uyển ngữ từ tiếng Hán sang tiếng Việt và
ngược lại cũng là một vấn đề cần được quan tâm, bởi do tính đặc thù của uyển ngữ
mà việc đối dịch chúng sẽ khác với việc đối dịch thông thường.
Cho đến nay, chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu theo hướng
đối chiếu một cách hệ thống về phép lịch sự trong giao tiếp giữa tiếng Hán và tiếng
Việt trong đó có việc sử dụng uyển ngữ. Chính vì thế, là một người nước ngoài học
tập và sử dụng tiếng Việt, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đặc điểm của
uyển ngữ trong tiếng Hán trong mối liên hệ với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của
luận án này sẽ phần nào giúp cho việc giao tiếp và sử dụng uyển ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt của những người như chúng tôi tốt hơn. Về mặt sư phạm, nghiên cứu này
sẽ giúp cho người dạy và học tiếng ở hai ngôn ngữ này tiếp thu và sử dụng uyển
ngữ đúng hơn, chuẩn mực hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ trong tiếng Hán (có liên hệ với

tiếng Việt), luận án sẽ góp thêm kết quả nghiên cứu lí luận về uyển ngữ; qua đó góp
phần nghiên cứu những đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của mỗi dân tộc (Trung Quốc
và Việt Nam) nói chung, đặc điểm cấu tạo uyển ngữ, cách nói kiêng tránh của mỗi
dân tộc nói riêng. Ngoài ra, việc tìm hiểu hay sự hiểu biết uyển ngữ tiếng Hán về
mặt nguồn gốc, cấu tạo và ngữ nghĩa, phong cách và cách sử dụng giúp chúng ta
vận dụng thiết thực vào hoạt động dạy học tiếng Hán và tiếng Việt như một ngoại

8


ngữ; đồng thời nó cũng đóng góp một phần nhỏ về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn
vào công tác chuyển dịch uyển ngữ tiếng Hán sang tiếng Việt.
3. Nhiệm vụ của luận án
- Giới thiệu những lý thuyết cơ bản liên quan đến uyển ngữ.
- Hệ thống hoá những nội dung cơ bản của uyển ngữ trong tiếng Hán, có liên
hệ với tiếng Việt.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của uyển ngữ trong tiếng Hán,
có liên hệ với tiếng Việt.
- Nghiên cứu đặc điểm sử dụng uyển ngữ trong tiếng Hán, có liên hệ với tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Xuất phát từ tính chất, đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án, các
phương pháp và thủ pháp chủ yếu được dùng trong luận án này là:
- Phương pháp miêu tả;
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa;
- Phương pháp so sánh đối chiếu;
- Thủ pháp thống kê, phân loại;
Trong phân tích tư liệu, luận án sẽ sử dụng lối diễn dịch hay quy nạp để làm
nổi bật vấn đề; ở trường hợp có thể, luận án có sử dụng các thủ pháp nghiên cứu của
ngôn ngữ học xã hội, của phương pháp nghiên cứu ngữ dụng học và phương pháp
phân tích phong cách học.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các uyển ngữ trong tiếng Hán và các uyển
ngữ tiếng Việt tương đương.
Phạm vi của tư liệu:
- Các uyển ngữ được thu thập và giải thích từ hai cuốn từ điển: Từ điển uyển
ngữ tiếng Hán (Trương Củng Quý, NXB trường Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc
Kinh, 1996) và Từ điển thực dụng uyển ngữ tiếng Hán (Vương Nhã Quân, NXB Từ
điển Thượng Hải, 2005) và các uyển ngữ trong Từ điển tiếng Hán hiện đại.

9


-Các uyển ngữ trong tác phẩm 红楼梦 Hồng Lâu Mộng (tác giả: Tào Tuyết
Cần, NXB Giáo dục Hồ Nam, 2011), bao gồm nguyên bản và bản dịch sang tiếng
Việt Hồng Lâu Mộng (dịch giả: Bùi Hạnh Cẩn, Ngọc Anh, Kiều Liên, NXB Văn
Học, 2011).
6. Những đóng góp mới của luận án
Lần đầu tiên uyển ngữ tiếng Hán được nghiên cứu một cách có hệ thống ở các
mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và sử dụng. Đồng thời chỉ ra những tương đồng và khác biệt
với uyển ngữ tiếng Việt cũng như dịch chúng sang tiếng Việt.
7. Ý nghĩa về lí luận và thực tiễn
Về lí luận:
Luận án góp phần làm rõ thêm về mặt lí luận để nhận diện uyển ngữ. Việc
nghiên cứu uyển ngữ cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu
ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, nghiên cứu ngôn ngữ và tâm lý dân tộc, nghiên cứu
vấn đề giao tiếp ngôn ngữ theo hướng dân tộc học giao tiếp.
Trong một chừng mực nhất định, việc nghiên cứu uyển ngữ cũng góp phần
vào nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận. Do uyển ngữ đề cập đến tâm lý, kinh nghiệm
của con người, vì vậy nghiên cứu đặc điểm của uyển ngữ có lợi cho việc phát hiện
ra một số quy luật nhận thức của con người.

Về thực tiễn:
Góp phần hiểu rõ đặc điểm uyển ngữ trong tiếng Hán, làm căn cứ đáng tin
cậy cho công việc nghiên cứu giảng dạy tiếng Việt và sử dụng chính xác uyển ngữ
tiếng Hán. Đồng thời, có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu uyển ngữ vào việc dạy
học, giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán và tiếng Việt với tư cách
là một ngoại ngữ cũng như thực tế đối dịch tiếng Hán - Việt. Kết quả nghiên cứu
còn là tư liệu tham khảo cho công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo cho
các chương trình giảng dạy tiếng Hán cho người Việt cũng như dạy tiếng Việt cho
người Trung Quốc.

10


Thông qua việc nghiên cứu uyển ngữ (có liên hệ với tiếng Việt), luận án còn
góp phần tìm hiểu văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam, theo đó có thể thu hẹp
khoảng cách trong giao tiếp liên văn hóa/giao văn hóa.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 04 chương.
Chương 1. Tổng quan
Trình bày tổng quan về nghiên cứu uyển ngữ, đồng thời trình bày cơ sở lí
thuyết để triển khai nội dung luận án.
Chương 2. Đặc điểm cấu tạo của uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)
Trình bày nguyên tắc cấu tạo và phương thức cấu tạo uyển ngữ tiếng Hán có
liên hệ với tiếng Việt.
Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)
Khảo sát, miêu tả nghĩa của các uyển ngữ tiếng Hán có liên hệ với tiếng Việt.
Ở chương này, luận án chú trọng tới những tương đồng về văn hoá xã hội giữa
Trung Quốc và Việt Nam trong việc tạo nên những bộ phận uyển ngữ chung.
Chương 4. Đặc điểm sử dụng của uyển ngữ tiếng Hán và vấn đề dịch uyển ngữ

từ Hán sang Việt
Luận án giới thiệu về nguyên tắc sử dụng uyển ngữ, những yếu tố ảnh hưởng
tới việc sử dụng uyển ngữ, mức độ sử dụng, cách dịch uyển ngữ, những uyển ngữ
Hán Việt và những uyển ngữ chỉ có ở tiếng Hán mà không có tương đương trong
tiếng Việt.

11


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu uyển ngữ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc
Để có thể thấy được một cách khái quát tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở
Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiến hành xem xét một cách tổng quan từ các góc độ
nghiên cứu khác nhau của tu từ học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, ngôn ngữ học xã
hội, ngôn ngữ học tri nhận và từ điển học...
Thứ nhất, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ tu từ học
Trong tiếng Hán, uyển ngữ thường được xem là một loại thủ pháp tu từ
truyền thống - ―uyển khúc‖. Theo Ngô Lễ Quyền (1997), tu từ uyển chuyển của
tiếng Hán có tổng cộng 8 loại chủ yếu. Đó là: dùng điển tích, nói vòng, kiêng kỵ, ẩn
chữ, chữ vòng, hai nghĩa, ẩn dụ, khởi hưng. Tám loại tu từ uyển chuyển này mặc dù
đều có hiệu quả biểu đạt riêng biệt của từng loại, nhưng hiệu quả biểu đạt chính thì
vẫn giống nhau, tức là uyển chuyển vòng vo, ẩn chứa trong chiều sâu.
Lý Phương Nguyên (1999) đã tiến hành tổng kết phương thức biểu đạt cũng
như các biểu đạt của uyển ngữ bằng các phương pháp sử dụng từ ngữ như từ ngữ
mơ hồ, từ ngữ đồng nghĩa, cách dùng ví dụ, thay thế, ngữ ngược nghĩa, ngữ kính
trọng và kiêm ngữ, cách dùng điển tích và giản lược....
Thúc Định Phương (2005) cho rằng, cống hiến của tu từ học đối với uyển
ngữ chủ yếu là nghiên cứu đột phá trên cấp độ chữ và từ; sau đó tiến thêm một bước

nghiên cứu uyển ngữ ở cấp độ câu, văn bản.
Phác Kim Phụng (2007)cho rằng uyển ngữ là một loại biện pháp tu từ, còn
biểu đạt uyển chuyển là một loại biểu đạt lịch sự có hiệu quả.
Bắt đầu từ 修辞学发凡(Tóm tắt nội dung tu từ học) của Trần Vọng Đạo
(2008), các học giả Trung Quốc đã nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ tu từ học trong
một khoảng thời gian dài.

12


Những năm gần đây, cũng đã có một vài chuyên gia học giả vận dụng lý
thuyết không gian hợp thành, lý thuyết phạm trù để giải thích cơ chế suy lý và cấu
thành ý nghĩa của uyển ngữ tiếng Anh, chú trọng tới cơ chế ẩn dụ trong uyển ngữ
tiếng Anh.
Thứ hai, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ ngữ nghĩa học
Xuất phát từ đặc điểm ngữ nghĩa, nghiên cứu uyển ngữ tập trung vào việc chỉ
ra mối quan hệ giữa uyển ngữ và từ ngữ cấm kỵ; đồng thời cho rằng, uyển ngữ và từ
ngữ cấm kỵ có quan hệ với nhau.
Một số tác giả cũng đã tiến hành nghiên cứu phương thức và thủ pháp cấu
thành của sự biểu đạt uyển chuyển từ góc độ ngữ nghĩa học. Chẳng hạn, Lý Quốc
Nam (1989) đã tách biểu đạt uyển chuyển thành uyển ngữ thành ngữ và biểu ngữ
tính lâm thời. Thúc Định Phương và Từ Kim Nguyên (1995) đã đưa ra khái niệm
uyển ngữ nghĩa hẹp và uyển ngữ nghĩa rộng, đưa ra uyển ngữ hoặc đoản ngữ được
thừa nhận sử dụng thì gọi là uyển ngữ nghĩa hẹp và uyển ngữ nghĩa rộng (phương
thức biểu đạt uyển chuyển thông qua các thủ pháp trong hệ thống ngôn ngữ hoặc
trong lời nói). Từ Hải Minh (1995) đã đưa ra khái niệm uyển ngữ quy định hoá và
uyển ngữ phi quy định hoá.
Ngũ Thiết Bình (1999) đã dùng lý thuyết mơ hồ để giải thích hiệu quả giao
tiếp của uyển ngữ. Cách thức này đã mở ra một con đường nghiên cứu uyển ngữ ở
cấp độ sâu hơn.

Cô Đồng Thanh (2001) đã tiến hành phân tích mối quan hệ ngữ nghĩa giữa
uyển ngữ và từ ngữ cấm kỵ, đã thảo luận cơ chế bên trong việc sử dụng uyển ngữ
tiếng Anh, tức là vận dụng ngữ nghĩa liên tưởng và sự thay đổi của ngữ nghĩa do ý
nghĩa liên tưởng tạo ra.
Vương Vĩnh Trung (2001) đã phân tích 6 loại chức năng của uyển ngữ từ
góc độ ngữ nghĩa mơ hồ. Theo đó, lần lượt là chức năng giao tiếp, chức năng
tránh né, chức năng lễ phép, chức năng che giấu, chức năng dụ dỗ, chức năng
bảo vệ chính mình.

13


Theo Lưu Bình (2001), sự biểu đạt uyển chuyển là một hiện tượng ngôn ngữ
phổ biến trong cuộc sống xã hội, nó có đặc tính biểu đạt nghĩa mang tính gián tiếp.
Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa học, sự biểu đạt uyển chuyển có thể được chia thành hai
loại lớn là sự tăng ngữ nghĩa và sự giảm ngữ nghĩa. Chẳng hạn, trong tiếng Hán có
không ít từ đa nghĩa có thể dùng để biểu đạt uyển chuyển là nhờ trên cơ sở nghĩa
gốc phát triển một nghĩa uyển chuyển mới.
Dựa vào các nghiên cứu trên, Thiệu Quân Hàng (2002) quy uyển ngữ về hai
loại là uyển ngữ quy định hóa và uyển ngữ phi quy định hóa. Ở tác giả này, đối
tượng mà uyển ngữ thành ngữ, uyển ngữ nghĩa hẹp và uyển ngữ quy định hoá được
đề cập đến về cơ bản là như nhau; do đó có thể gọi thống nhất là uyển ngữ quy định
hoá. Còn đối tượng mà uyển ngữ mang tính lâm thời, uyển ngữ nghĩa rộng và uyển
ngữ phi quy định hoá đề cập đến thì đều tương đối giống nhau; do đó có thể gọi
thống nhất thành uyển ngữ phi quy định hoá.
Lưu Trân (2004), trên cơ sở làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa của biểu đạt uyển
chuyển, xuất phát từ góc độ người nghe giải thích ngôn ngữ, đã phân tích chức năng
lý giải của tri thức ngữ cảnh như ngữ cảnh văn hoá, ngữ cảnh tình huống và ngữ
cảnh chủ quan cá nhân đối với ngữ nghĩa biểu đạt uyển chuyển.
Có thể thấy, nghiên cứu uyển ngữ có những liên hệ mật thiết với nghiên cứu

ngữ nghĩa học. Nói cách khác, thành quả nghiên cứu ngữ nghĩa có thể giúp chúng ta
nhận thức về uyển ngữ nhiều hơn.
Thứ ba, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ ngữ dụng học
Từ góc độ ngữ dụng học, các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng các lí
thuyết về nguyên tắc cộng tác (hội thoại), nguyên tắc lịch sự v.v để phân tích cơ chế
hình thành uyển ngữ. Các bài viết thường chú trọng tìm hiểu quan hệ giữa uyển ngữ
tiếng Anh với nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự, đặc điểm ngữ dụng trong
hoạt động giao tiếp, cơ chế mơ hồ tồn tại trong uyển ngữ tiếng Anh... Từ đó, người
ta liên hệ, áp dụng vào nghiên cứu uyển ngữ tiếng Hán. Ở Trung Quốc, nghiên cứu
ngữ dụng học về uyển ngữ phát triển rất nhanh. Hướng nghiên cứu này dùng lý
thuyết ngữ dụng học để giải thích cơ chế hình thành và việc sử dụng uyển ngữ.

14


Thúc Định Phương (1989) đã nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản của cấu tạo biểu đạt
uyển chuyển. Đó là nguyên tắc khoảng cách, nguyên tắc liên quan và nguyên tắc dễ
nghe. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng, trong khi vận dụng biểu đạt uyển chuyển
thì ngoài nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc lịch sự ra, còn có một nguyên tắc quan
trọng nữa là nguyên tắc bảo vệ chính mình. Quan điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến
việc nghiên cứu biểu đạt uyển chuyển sau này.
Vu Quốc (1991) đã thảo luận các đặc trưng hình thành biểu đạt uyển chuyển,
mở rộng được tầm nhìn của con người đối với hiện tượng kiến thức của cách biểu đạt
uyển chuyển, làm phong phú thêm cho thành quả nghiên cứu biểu đạt uyển chuyển.
Thường Kính Vũ (2000) đã đưa ra các chiến lược giao tiếp của cách biểu đạt
uyển chuyển chủ yếu dùng trong phương diện kiểu câu và cho rằng nó là một loại
phương thức biểu đạt rộng rãi có đầy đủ chức năng vận dụng ngôn ngữ đặc biệt.
Lương Hồng Mai (2005) đã chỉ ra rằng, uyển ngữ được sinh ra do vi phạm các
chuẩn tắc của nguyên tắc cộng tác. Việc lựa chọn và lý giải của nó đều dựa vào ngữ
cảnh, đồng thời tôn trọng nguyên tắc lịch sự, hành động ngôn từ gián tiếp.

Dương Vũ Quân, Lương Tuyết Thanh (2006) đã thảo luận về quan hệ giữa
tính gián tiếp của ngôn ngữ và nguyên tắc lịch sự. Các tác giả này cố gắng thuyết
minh rằng, biểu đạt uyển chuyển là một loại hiện tượng vận dụng ngôn ngữ tiêu biểu
cho lịch sự, nhưng hoàn toàn không tuân theo nguyên tắc hội thoại. Bởi vì con người
sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển, ngoại việc thể hiện lịch sự và tôn trọng người khác ra,
người ta còn biểu hiện ý đồ bảo vệ chính mình.
Có thể nói việc nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ ngữ dụng học đã cắm mốc
vào việc nghiên cứu uyển ngữ mà không câu nệ vào bản thân nó nữa. Trong quá
trình nghiên cứu ứng dụng của uyển ngữ, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào
câu hỏi là làm thế nào để ngăn ngừa việc xuất hiện những ứng dụng uyển ngữ sai
lầm trong hoạt động giao tiếp; làm sao để sử dụng uyển ngữ phù hợp trong các ngữ
cành khác nhau. Ngay cả những ứng dụng trong nghiên cứu so sánh uyển ngữ Hán Anh người ta cũng tập trung vào nghiên cứu ở những người mà tiếng mẹ đẻ là tiếng
Hán và làm thế nào sử dụng uyển ngữ tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Anh. Tiếc

15


rằng, lại có rất ít người quan tâm đến ứng dụng của uyển ngữ tiếng Hán như là việc
dạy một ngoại ngữ.
Thứ tư, nghiên cứu uyển ngữ ở Trung Quốc từ góc độ ngôn ngữ học xã hội
Ngôn ngữ học xã hội cho rằng uyển ngữ là một loại hiện tượng xã hội, vì thế,
nó phải được tiến hành nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử xã hội. Trong cuốn Ngôn
ngữ học xã hội, tác giả Trần Nguyên(1983) đã có riêng một chương chuyên đề thảo
luận về biểu đạt uyển chuyển. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, tác giả đã giải thích
lịch sử phát sinh biểu đạt uyển chuyển và bối cảnh tâm lý xã hội mà từ đó đã bộc lộ
ra bản chất xã hội của biểu đạt uyển chuyển. Tác giả cũng đã phân tích đặc điểm
cấu thành và đặc điểm sử dụng của sự biểu đạt uyển chuyển trong tiếng Hán.
Tưởng Băng Thanh (2003) nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ tâm lý học xã hội, chỉ
ra rằng uyển ngữ đã phản ánh tâm lý xã hội; vì thế khi nghiên cứu loại này có thể hiểu
được động cơ của người sử dụng, làm cho việc vận dụng ngôn ngữ càng thêm linh hoạt.

Cố Đồng Thanh (2006) cũng đã nghiên cứu uyển ngữ từ góc độ nhân tố xã
hội, đặt uyển ngữ vào trong hoàn cảnh xã hội để thảo luận mối quan hệ giữa hiện
tượng ngôn ngữ khác nhau của uyển ngữ với bối cảnh văn hoá xã hội và ngữ cảnh
giao tiếp.
Lưu Kim Linh (2008) cho rằng, uyển ngữ đã phản ánh được sự phát triển của
văn hoá lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội khác nhau, đã chứa
đựng các tâm lý dân tộc và quan niệm giá trị khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu uyển ngữ tiếng Anh, các tác giả đã so sánh đối
chiếu với uyển ngữ tiếng Hán trên một số phương diện. Ví dụ, tiến hành so sánh
đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa giữa uyển ngữ tiếng Anh với uyển ngữ tiếng Hán;
tiến hành nghiên cứu những điểm giống nhau của uyển ngữ Anh- Hán cùng với
những trở ngại xuất hiện trong quá trình giao tiếp trao đổi văn hóa và những
phương thức hóa giải những trở ngại đó; tìm ra sự khác biệt giữa văn hóa Tây Đông thể hiện trong uyển ngữ.
Thứ năm, việc biên soạn Từ điển uyển ngữ ở Trung Quốc

16


Có thể nói uyển ngữ là một phần không thể thiếu trong các từ điển ngữ
văn nói chung và từ điển chuyên về uyển ngữ nói riêng. Đáng chú ý là một số
công trình sau:
汉语委婉语词典(Từ điển uyển ngữ tiếng Hán) do 张拱贵(Trương Củng Quý)

(1996) chủ biên, Nhà xuất bản trường Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh. Đặc
điểm đáng chú ý của cuốn từ điển này là:
- Đây là bộ từ điển uyển ngữ đầu tiên của Trung Quốc, giá trị thực dụng của
nó tương đối cao.
- Từ điển này đã miêu tả một cách có hệ thống về uyển ngữ tiếng Hán, đã thu
thập được hơn 2500 uyển ngữ tiếng Hán.
- Trong cuốn từ điển này, uyển ngữ được phân thành 13 loại và tiến hành giải

thích chi tiết cho từng uyển ngữ trong mỗi loại, có kèm thêm ví dụ.
Có thể nói, đây là cuốn từ điển có giá trị học thuật cao, giúp cho người tra
cứu hiểu thêm về vấn đề định giới phạm vi uyển ngữ tiếng Hán, cung cấp nhiều
nguồn ngữ nghĩa của uyển ngữ tiếng Hán.
英语委婉语词典(Từ điển uyển ngữ tiếng Anh) do 刘纯豹(Lưu Thuần Báo)

(2001) chủ biên, NXB Thương vụ. Đặc điểm đáng chú ý của cuốn từ điển này là:
- Tổng cộng hơn 8000 mục uyển ngữ bao gồm cả từ cũ, từ cổ và từ hiện đại.
- Các ví dụ đều được trích dẫn trong các tác phẩm tin cậy.
- Hơn 50% số mục từ có kèm theo thuyết minh, chỉ ra bối cảnh văn hoá
hình thành nên uyển ngữ, năm lưu hành, phạm vi sử dụng và sắc thái phong cách
của chúng ...
- Trong lời dẫn, tác giả đã thảo luận các loại uyển ngữ, quy luật thay đổi và
phương thức cấu thành uyển ngữ.
实用委婉语词典(Từ điển uyển ngữ thực dụng) do 王雅军(Vương Nhã Quân)

(2005) biên tập, NXB Từ điển Thượng Hải. Đặc điểm đáng chú ý của cuốn từ điển
này là:
- Thu thập được khoảng hơn 4200 mục uyển ngữ.

17


- Các mục từ được phân thành 12 loại lớn gồm: lịch sự - tương lai, kích thích khen ngợi, điều kiện - tình hình, khuyên nhủ - phê bình, chia buồn - thương cảm, tình
cảm - thương nhớ, giải quyết công việc - hiện trường, con người - sinh lý, thời gian xưng hô đặc biệt, xưng hô - nghề nghiệp, bản tính - khuyết điểm, xét xử - đánh giá.
- Mỗi mục đều có diễn giải hoặc hướng dẫn cách dùng ngụ ý, có mục còn có
dẫn chứng và điển tích.
Nhận xét chung:
Cho đến nay, theo thống kê của chúng tôi, có khoảng 865 công trình nghiên
cứu về uyển ngữ ở Trung Quốc. Trong đó, những bài viết về uyển ngữ từ góc độ

ngoại ngữ (như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật ....) có khoảng 512 bài, chiếm 59% tổng
số bài viết; những bài viết đối chiếu uyển ngữ tiếng nước ngoài với tiếng Hán có
khoảng 262 bài, chiếm 30% tổng số bài viết; những bài viết nghiên cứu uyển ngữ
tiếng Hán chỉ có 91 bài, chiếm 10% toàn bộ các bài viết. Điều này cho thấy, nghiên
cứu về uyển ngữ tiếng Hán vẫn chưa tương xứng với địa vị quan trọng của uyển
ngữ trong giao tiếp ngôn ngữ, cũng không tương xứng với những thành tựu to lớn
trong nghiên cứu tiếng Hán ở các lĩnh vực khác. Trong khi đó, lịch sử nghiên cứu
uyển ngữ lại có từ rất lâu, ngay từ thời Trung Quốc cổ đại. Chỉ có điều. thời cổ đại
uyển ngữ chỉ được nghiên cứu như là một phương thức tu từ và chỉ là những nghiên
cứu vụn vặt, không thành hệ thống. Uyển ngữ tiếng Hán phong phú phức tạp, để
miêu tả nó một cách có hệ thống thì đó là một công việc còn nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, trong quá trình nghiên cứu uyển ngữ dần dần đã xuất hiện
nhiều xu hướng nghiên cứu với nhiều góc độ như ngữ nghĩa học từ vựng, ngôn ngữ
học xã hội, văn hóa học, dân tộc học, ngôn ngữ học tri nhận và giao tiếp đa văn hóa
với mục đích giảng dạy ngoại ngữ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở phương Tây
Uyển ngữ đã được nghiên cứu nhiều ở phương Tây. Người có công lớn là
nhà ngôn ngữ học Mỹ Meneken với tác phẩm The American Language: An Inquiry
Into the Development of English in the United States (Ngôn ngữ Mỹ: điều tra sự
phát triển của tiếng Anh Mỹ). Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích tác động

18


các nhân tố văn hoá xã hội nước Mỹ để hình thành uyển ngữ và trở thành cơ sở để
nghiên cứu uyển ngữ sau này.
Isacc Goldberg (1938) trong cuốn Bí mật ngôn ngữ - nhập môn ngôn ngữ
người người đều phải học đã giới thiệu cách biểu đạt uyển chuyển. Tác giả đã dùng
các ngôn ngữ rất sinh động đơn giản để truyền đạt đạo lý vô cùng sâu sắc, đã có
cống hiến to lớn về việc nghiên cứu biểu đạt uyển chuyển cho thế hệ sau.

H.P.Grice (1967) trong cuốn Lô gich và hội thoại đã miêu tả quá trình phát
sinh ―hội thoại hàm ý lý thuyết‖ và nội dung cụ thể của ―nguyên tắc cộng tác‖.
H.P.Grice cho rằng, hội thoại bị hạn chế bởi các điều kiện nhất định; giao tiếp của
con người có thể được tiến hành thuận lợi là do hai bên đều tuân thủ các mục tiêu
nhất định, phối hợp hiểu nhầm lẫn nhau. Tác giả đã gọi nguyên tắc mà người nói và
người nghe đều phải tuân thủ trong hội thoại là nguyên tắc cộng tác. Nguyên tắc
cộng tác bao gồm 4 nguyên tắc về lượng, chất, quan hệ và phương thức.
Hugh Rawson (1981) đã cho xuất bản cuốn A Dictionary of Euphemisms and
anh Other Doubletalk (Từ điển uyển ngữ và cách nói tránh khác) đã miêu tả lịch sử,
định nghĩa, chủng loại của uyển ngữ. Năm 1983, J.Neaman và C.Silver cũng đã tiến
hành nghiên cứu uyển ngữ, đã xuất bản ra quyển ―Kind Words‖, đã tiến hành nghiên
cứu sâu lịch sử phát triển, đặc điểm, động cơ của uyển ngữ.
Leech (1983) trong cuốn Nguyên tắc ngữ dụng học đã nêu ra nguyên tắc lịch
sự dùng để bổ sung cho nguyên tắc cộng tác, bao gồm 6 nguyên tắc là thích hợp,
khoan dung, khen ngơi, khiêm tốn, đồng ý, đồng tình. Trong đótác giả cho rằng
uyển chuyển là một trong những biểu hiện của lịch sự, là hành vi ngôn ngữ của
người quy phạm trong phương diện lịch sự. Leech cho rằng, nguyên tắc cộng tác và
nguyên tắc lịch sự phải bổ sung cho nhau, tương trợ lẫn nhau, cùng tổ hợp thành
một thể lý thuyết hoàn chỉnh của lí thuyết hàm ý hội thoại. Từ phương diện đặc
trưng ngữ nghĩa, Leech đã nghiên cứu quan hệ giữa uyển ngữ và ngữ cấm kỵ, sự
hình thành và sáng tạo của uyển ngữ.
Năm 1985, D.Enright đã có nhiều nghiên cứu uyển ngữ ở các lĩnh vực và văn
hoá khác nhau, bao gồm tôn giáo, chính trị, pháp luật, đã xuất bản cuốn Fair of

19


Speech:the Use of Euphemism (Lời nói đẹp: cách sử dụng uyển ngữ), trong đó có vài
đoạn văn đã miêu tả làm thế nào để vận dụng đúng uyển ngữ từ góc độ tu từ học, làm
cho ngôn ngữ càng dễ nghe hơn.

Năm 1991, K.Allan và K.Burridge đã dùng lý thuyết bề mặt của ngữ dụng học
để giải thích nhân tố của uyển ngữ và cho rằng uyển ngữ là thủ pháp để tránh phát
sinh xung đột trong giao tiếp.
Năm 1995, tác giả R. W Holder đã xuất bản cuốn từ điển Oxford Dictionary of
Euphemisms. Từ điển này đã miêu tả khá kĩ lưỡng nguồn gốc của uyển ngữ và các
cách sử dụng chúng, kèm theo những ví dụ minh họa cụ thể giúp người đọc hiểu đầy
đủ ý nghĩa của từng uyển ngữ tiếng Anh.
Có thể nói các học giả phương Tây đã có nhiều đóng góp cho nghiên cứu
uyển ngữ. Từ việc xem uyển ngữ như là một loại phương thức tu từ đến việc nghiên
cứu uyển ngữ ở góc độ ngữ dụng học là một bước phát triển trong nghiên cứu uyển
ngữ của các học giả phương Tây.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu uyển ngữ ở Việt Nam
Về việc nghiên cứu uyển ngữ ở Việt Nam, theo hiểu biết của chúng tôi,
cũng chưa có nhiều.
Nghiên cứu tiếp xúc ngữ nghĩa giữa tiếng Hán và tiếng Việt, Phan Ngọc
(1983) đã chỉ ra rằng từ Hán Việt là nguồn gốc của uyển ngữ tiếng Việt; người Việt
Nam thích sử dụng từ Hán Việt thay cho từ thuần Việt.
Từ góc độ từ vựng học, Bằng Giang (1997) trong cuốn tiếng Việt phong phú
đã đưa ra trên 1000 biển thể của từ chết có minh họa.
Từ góc độ phong cách học, Đinh Trọng Lạc (1998) trong cuốn sách 99
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã chỉ ra uyển ngữ là một biện pháp tu từ.
Ví dụ trong tiếng Việt có thể dụng phái yếu, phái đẹp thay cho phụ nữ; dùng phái
mạnh, giới mày râu thay cho nam giới.
Nguyễn Quang Khải (2001) trong cuốn Tập tục và kiêng kị đã đề cập đến nguồn
gốc của uyển ngữ trong sự phân tích quan hệ giữa uyển ngữ với kiêng kị.

20


Về lí thuyết, đáng chú ý là tác giả Nguyễn Văn Khang (2012) trong cuốn

Ngôn ngữ học xã hội đã coi uyển ngữ là một nội dung của ngôn ngữ học xã hội; đã
nêu ra khái niệm về uyển ngữ và phân biệt uyển ngữ với tiếng lóng, từ nghề nghiệp....
Các bài viết liên quan đến uyển ngữ có:
Nguyễn Chiến với Uyển ngữ xét từ góc độ lịch sử và cấu tạo đã nói đến cấu
tạo của uyển ngữ tiếng Anh và tiếng Việt một cách khái quát.
Nguyễn Viết Toàn (2007) với Uyển ngữ trong cụm từ diễn đạt cái chết trong
tiếng Anh đã xém xét uyển ngữ diễn đạt từ ―chết‖ trong các thành ngữ tiếng Anh,
vạch ra những đặc trưng chính và các đặc điểm về ngữ nghĩa biểu thị từ ―chết‖ trong
tiếng Anh có liên hệ với tiếng Việt.
Đoàn Tiến Lực (2013) với bài Về phương thức cấu tạo uyển ngữ đã đưa ra một
cách hiểu khái quát về uyển ngữ và đã bảy tỏ quan điểm về mối quan hệ giữa hai
phương thức tu từ ẩn dụ và hoán dụ với uyển ngữ.
Nghiên cứu theo hướng đối chiếu có:
Luận án tiến sĩ của Trương Viên (2002) Nghiên cứu uyển ngữ trong tiếng Anh
và việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Đây là một đề tài thiên về bình diện ngữ dụng và
mang tính phạm vi lớn, bao quát hầu hết các loại uyển ngữ được sử dụng trong đời
sống hàng ngày.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Hinh (2004) Khảo sát đặc điểm của
uyển ngữ tiếng Hán đối chiếu với tiếng Việt tương đương (trên cứ liệu của hai nhóm
uyển ngữ chỉ cái chết và giới tính).
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hà (2007) Uyển ngữ về cái chết trong tiếng Hán
hiện đại (đối chiếu với từ ngữ tương đương trong tiếng Việt).
Gần đây cũng có luận án tiến sĩ của Bùi Thị Ngọc Anh (2014) chuyên khảo sát về
từ ngữ tục được tác giả coi là một loại từ kiêng kị.
1.1.4. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu uyển ngữ
Từ những tổng quan nói trên có thể thấy được các nhà nghiên cứu từ trước
tới nay đã gặt hái được những thành tựu nhất định trong quá trình nghiên cứu uyển
ngữ. Cụ thể:

21



×