Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Có liên hệ với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 273 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VI TRƢỜNG PHÚC



NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH CẢM TRONG
TIẾNG HÁN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
(Có liên hệ với tiếng Việt)





LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC






HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VI TRƢỜNG PHÚC




NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH CẢM TRONG
TIẾNG HÁN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
(Có liên hệ với tiếng Việt)

Chuyên ngành: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số : 62 22 01 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. TRẦN TRÍ DÕI




HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án là kết quả
nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo sƣ hƣớng dẫn, không
sao chép từ bất kỳ công trình nào có trƣớc của ngƣời khác. Những quan điểm
trích dẫn đều chú dẫn rõ ràng.

Ngƣời viết luận án:

Vi Trƣờng Phúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU - 1 -

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT ĐỂ TIẾP CẬN ĐỀ TÀI - 15 -
1.1.Ngôn ngữ học tri nhận và một số lí thuyết liên quan - 15 -
1.1.1. Ngôn ngữ học tri nhận và ngữ nghĩa học tri nhận - 15 -
1.1.2. Tính nghiệm thân (embodiment) - 18 -
1.1.3. Miền tri nhận và không gian tâm trí - 24 -
1.1.4. Thuyết ẩn dụ ý niệm(The Conceptual Metaphor Theory) - 29 -
1.1.4.1. Sự ra đời của lí thuyết - 29 -
1.1.4.2.Bản chất và cơ chế ẩn dụ - 29 -
1.1.4.3. Các loại ẩn dụ - 32 -
1.1.4.4. Tính văn hóa dân tộc của ẩn dụ - 33 -
1.1.5. Thuyết pha trộn ý niệm (the Conceptual Blending Theory) - 35 -
1.1.5.1. Tổng quan về thuyết pha trộn - 35 -
1.1.5.2. Mô hình pha trộn ý niệm - 37 -
1.1.5.3. Quá trình và nguyên tắc pha trộn ý niệm - 39 -
1.2. Khái niệm thành ngữ và thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm - 42 -
1.2.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt - 42 -
1.2.1.1. Nhận diện thành ngữ trong tiếng Hán - 42 -
1.2.1.2. Nhận diện thành ngữ trong tiếng Việt - 48 -
1.2.2 Khái niệm thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong luận án - 51 -
1.2.2.1.Các miền tâm lí tình cảm - 51 -
1.2.2.2.Thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm - 55 -
1.3. Quan niệm về nghĩa thành ngữ trong ngôn ngữ học tri nhận - 58 -
1.3.1. Nghĩa và nghĩa thành ngữ - 58 -
1.3.2. Cơ sở tri nhận của nghĩa thành ngữ - 61 -
1.4. Khuôn khổ phân tích của luận án - 64 -
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH CẢM
TRONG TIẾNG HÁN (có liên hệ với tiếng Việt ) - 67 -
2.1. Đặc điểm chung của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Hán - 67 -
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán- 70 -
2.2.1. Về cấu trúc ngữ nghĩa - 71 -

2.2.1.1.Thành ngữ đối xứng - 71 -
2.2.1.2.Thành ngữ phi đối xứng - 75 -
2.2.1.3.Thành ngữ so sánh - 77 -
2.2.2.Về mô hình ngữ nghĩa - 79 -
2.2.3.Về phƣơng thức biểu đạt nghĩa - 81 -
2.2.3.1. Cả thành ngữ là một ý niệm ẩn dụ - 82 -
2.2.3.2.Cả thành ngữ là một ý niệm hoán dụ - 84 -
2.2.3.3.Bản thân thành ngữ là một cấu trúc so sánh - 85 -
2.2.4. Về nghĩa tri nhận văn hóa - 85 -
2.3. So sánh thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Hán và tiếng Việt - 87 -
2.3.1. Về thành tố cấu tạo - 87 -
2.3.2. Về cấu trúc thành ngữ - 88 -
2.3.3. Về cơ chế tạo nghĩa - 92 -
2.4. Tiểu kết - 94 -
Chƣơng 3 ÁNH XẠ TRI NHẬN TRONG THÀNH NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH
CẢM TIẾNG HÁN (có liên hệ với tiếng Việt) - 96 -
3.1. Miền nguồn của sự ánh xạ trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Hán
và tiếng Việt - 96 -
3.1.1. Các miền nguồn thông dụng và cơ sở tri nhận - 96 -
3.1.1.1. Miền nguồn từ ý niệm thời tiết và khí hậu - 96 -
3.1.1.2. Miền nguồn từ ý niệm bộ phận cơ thể người - 99 -
3.1.1.3. Miền nguồn từ ý niệm nhiệt độ - 103 -
3.1.1.4. Miền nguồn từ ý niệm mầu sắc - 108 -
3.1.1.5. Miền nguồn từ ý niệm định hướng - 110 -
3.1.1.6. Miền nguồn từ ý niệm hoạt động xã hội và giới tự nhiên - 113 -
3.1.2. Cơ chế ánh xạ các miền nguồn vào miền ý niệm tình cảm - 114 -
3.1.2.1. Ánh xạ dựa trên cơ sở sự tương tự - 114 -
3.1.2.2. Ánh xạ dựa trên cơ sở các tương quan kinh nghiệm - 118 -
3.2. Ánh xạ ẩn dụ trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Hán (có liên hệ với
tiếng Việt) - 120 -

3.2.1.Ẩn dụ tình cảm qua ý niệm định hƣớng không gian - 121 -
3.2.2. Ẩn dụ tình cảm qua ý niệm thực thể - 124 -
3.2.2.1.Tìm cảm là những thực thể chung - 125 -
3.2.2.2.Tình cảm là những thực thể cụ thể - 126 -
3.2.2.3. Phương thức biểu đạt ẩn dụ thực thể - 128 -
3.2.3. Ẩn dụ tình cảm qua ý niệm động thực vật - 130 -
3.2.4. Ẩn dụ tình cảm qua điển cố lịch sử và hoạt động xã hội - 133 -
3.3. Ánh xạ hoán dụ trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Hán (có liên hệ
với tiếng Việt) - 136 -
3.3.1. Mô hình tri nhận hoán dụ - 136 -
3.3.2.Hoán dụ ý niệm tình cảm theo quan hệ nhân quả - 139 -
3.3.3. Hoán dụ ý niệm tình cảm theo quan hệ bộ phận-tổng thể - 149 -
3.4. Tiểu kết - 155 -
Chƣơng 4: PHA TRỘN Ý NIỆM TRONG THÀNH NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH
CẢM TIẾNG HÁN (có liên hệ với tiếng Việt ) - 157 -
4.1. Không gian tâm trí về thành ngữ - 157 -
4.2. Quá trình pha trộn ý niệm của ẩn dụ tình cảm - 161 -
4.3. Phƣơng thức pha trộn ý niệm trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng
Hán (có liên hệ với tiếng Việt) - 167 -
4.3.1. Pha trộn theo phƣơng thức loại suy - 169 -
4.3.2. Pha trộn theo phƣơng thức nổi trội hóa - 173 -
4.4. Tiểu kết - 178 -
KẾT LUẬN - 180 -
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN - 187 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 188 -
PHỤ LỤC 1 - 204 -
PHỤ LỤC 2 - 250 -

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN


Bảng 3.1: Biểu hiện sinh lí của con ngƣời khi trải nghiệm tình cảm 141-
Bảng 3.2: Hoán dụ PHẢN ỨNG SINH LÍ ĐẠI DIỆN CHO TÌNH CẢM trong thành
ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Hán 146-
Bảng 3.3: Hoán dụ PHẢN ỨNG SINH LÍ ĐẠI DIỆN CHO TÌNH CẢM trong thành
ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng Việt 147-
Bảng 3.4: Bộ phận cơ thể và tần số xuất hiện trong thành ngữ đang xét 150-
Bảng 3.5: Tần số các bộ phận nội tạng trong thành ngữ thuộc các miền tình cảm
trong tiếng Hán 150-
Bảng 3.6: Tần số các bộ phận nội tạng trong thành ngữ thuộc các miền tình cảm
trong tiếng Việt 150-
Bảng 3.7: Tƣơng quan bộ phận cơ thể với tình cảm theo học thuyết Đông y 151-

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN

Hình 1.1: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ BÌNH CHỨA 31-
Hình 1.2: Mô hình pha trộn ý niệm 38-
Hình 1.3: Mạng lƣới pha trộn ý niệm: Bác sĩ giải phẫu là tên đồ tể 39-
Hình 2.1: Sơ đồ về đối xứng hình thức của thành ngữ 74-
Hình 2.2: Sơ đồ về đối xứng ngữ nghĩa của thành ngữ 74-
Hình 3.1: Ánh xạ dựa trên cơ sở sự tƣơng tự 115-
Hình 3.2: Sơ đồ tri giác Gestalt 137-
Hình 4.1: Mạng lƣới pha trộn không gian của ẩn dụ TÌNH CẢM LÀ CHẤT
LỎNG 166-
Hình 4.2: Mạng lƣới pha trộn không gian qua phƣơng thức loại suy 171-
Hình 4.3: Mô hình pha trộn nổi trội hóa trong hoán dụ tình cảm 175-

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thành ngữ là một trong những bộ phận cơ bản trong hệ thống các đơn vị biểu

hiện ngôn ngữ. Đó là một loại đơn vị ngôn ngữ đặc trƣng, trong đó kết tinh những
yếu tố văn hóa của một dân tộc, thể hiện một cách chân thực và vô cùng phong phú
thế giới quan, nhân sinh quan của những cộng đồng ngƣời thuộc các nền văn hóa
khách nhau. Nói cách khác, thành ngữ là biểu hiện văn hóa riêng của dân tộc, chúng
phản ánh đậm nét những đặc trƣng văn hóa và tƣ duy của dân tộc, phản ánh quá
trình nhận thức, quá trình phạm trù hóa thế giới hiện thực của dân tộc. Có thể nói từ
lâu nay, thành ngữ đã đƣợc nghiên cứu rất nhiều và từ nhiều góc độ khác nhau. Với
mục đích khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tiến hành mô tả hoặc giải thích thành
ngữ từ những bình diện khác nhau trong khuôn mẫu ngôn ngữ học, văn hóa học v.v.,
dựa vào các cơ sở nhƣ quy tắc, ngữ nghĩa, hoặc quá trình sản sinh lời nói. Với
phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, những đặc trƣng của thành ngữ và những ví dụ
điển hình cho những đặc trƣng đó đƣợc ƣu tiên xem xét với mức độ khác nhau,
chẳng hạn nhƣ các nhà ngữ nghĩa học chủ yếu quan tâm đến ý nghĩa của thành ngữ,
trong khi đó, các nhà cú pháp học lại quan tâm cấu trúc của thành ngữ hơn, và các
nhà ngôn ngữ học xã hội lại quan tâm sự sử dụng thành ngữ hơn, các nhà tâm lí học
(hay ngôn ngữ học tâm lí) lại quan tâm nhiều hơn về vấn đề hiểu biết và xử lí đối
với thành ngữ. Nhƣng phải nói rằng từ lâu nay thành ngữ vẫn chỉ đƣợc nghiên cứu
và phân tích dƣới trạng thái tĩnh (static), mà rất ít có công trình nghiên cứu xuất
phát từ góc độ ngữ nghĩa học tri nhận nghiên cứu quá trình kiến tạo nghĩa của thành
ngữ trong lời nói, nghiên cứu những nguyên tắc và cơ chế tri nhận của chủ thể trong
việc kiến tạo và lí giải nghĩa ẩn dụ của thành ngữ, nghĩa là phân tích thành ngữ dƣới
trạng thái động (dynamic). Xuất phát từ những nhận thức trên đây, luận án sẽ dựa
vào các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận nhƣ thuyết ẩn dụ ý niệm (the
Conceptual Metaphor Theory – gọi tắt là CMT) và thuyết pha trộn ý niệm (the

Conceptual Blending Theory – gọi tắt là CBT, hay còn gọi là tích hợp ý niệm), tập
trung phân tích cơ sở tri nhận của việc kiến tạo nghĩa trong thành ngữ chỉ tâm lí tình
cảm trong tiếng Hán (trong sự liên hệ với tiếng Việt) nhằm hƣớng tới một góc nhìn
mới trong việc nghiên cứu thành ngữ và góp phần giải thích quá trình kiến tạo nghĩa
của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong hai ngôn ngữ, tìm hiểu cơ sở tri nhận của

những hiện tƣợng “nghịch lí” hay “phi lô-gic” trong thành ngữ đang xét, tiến tới tìm
hiểu đặc trƣng tƣ duy dân tộc thể hiện trong các kiểu ẩn dụ của thành ngữ chỉ tâm lí
tình cảm, góp phần tạo điều kiện cho việc lí giải và giảng dạy thành ngữ chỉ tâm lí
tình cảm nói riêng và thành ngữ nói chung trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Sở dĩ chúng tôi chọn thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm làm đối tƣợng nghiên cứu
trong luận án, là vì một mặt, chúng ta đều biết thành ngữ là sự thể hiện sâu sắc và
đầy hình ảnh chiều sâu tƣ duy, quan niệm về tập tục, lễ giáo, thẩm mĩ, và tình cảm
của con ngƣời, nó “là phƣơng tiện diễn đạt có giá trị biểu cảm độc đáo mà các từ
vựng thông thƣờng không thể nào có đƣợc”[14: 6], nhìn từ góc độ chất liệu cấu tạo
hay ngữ nghĩa thể hiện, thành ngữ đều tỏ ra sự phong phú đa dạng của nó, nói cách
khác, thành ngữ là một phạm trù bao quát mênh mông rộng lớn, khi nghiên cứu một
mặt (loại) nào đó của thành ngữ đã đòi hỏi một khuôn khổ quá lớn. Mặt khác, tình
cảm có cơ sở từ tri nhận, là kết quả của tƣ duy và tri nhận, chẳng hạn nhƣ một
ngƣời nào đó cảm thấy sợ hãi, đó là vì anh ta cho rằng có điều gì không tốt đang
hoặc sẽ xảy ra với anh ta hoặc với ngƣời mà anh ta quan tâm, anh ta không muốn
điều đó xảy ra nhƣng lại không biết nên làm thế nào để tránh khỏi, nên mới cảm
thấy sợ hãi. Những tình trạng“cho rằng” và “không biết” ở đây chính thuộc phạm
trù tƣ duy tri nhận. Vì vậy, tình cảm có mối quan hệ với tƣ duy tri nhận, hoàn toàn
khác với những cảm giác thân thể thuần túy. Và, tình cảm cũng là một trong những
thủ pháp diễn đạt kinh nghiệm của loài ngƣời. Nghiên cứu của ngữ nghĩa học tri
nhận cho thấy ẩn dụ tâm lí tình cảm không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là sự
hiện diện của phƣơng thức tƣ duy, “hệ thống tri nhận vừa có thể ảnh hƣởng đến tình
cảm, lại có thể bị tình cảm ảnh hƣởng”(Ortony(1988), dẫn theo[98]), vì vậy, nghiên

cứu về ý niệm tình cảm cũng chính là nghiên cứu về hệ thống tri nhận của loài
ngƣời. Hơn nữa, thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm đã lấy cái “giá trị biểu cảm” của
thành ngữ nói chung để mô tả các sắc thái tình cảm của con ngƣời, “sự phong phú
của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm không chỉ nhờ sự nhận thức, óc liên hội, sáng tạo
của con ngƣời trong việc tạo lập các đơn vị từ vựng mà còn nhờ những cảm xúc
muôn màu thể hiện qua ngữ nghĩa thành ngữ ”[2: 2]. Nói cách khác, chính thành

ngữ chỉ tâm lí tình cảm đã tác động vào chỗ sâu kín nhất của tƣ duy, tâm lí tình cảm
là một phạm trù sâu kín và trừu tƣợng trong tƣ duy, “thuộc thế giới bên trong (nội
tâm) của con ngƣời, do đó nó cũng là đối tƣợng của tri nhận”[9:237]. Việc thể hiện
tình cảm và cảm xúc thƣờng phải thông qua các thao tác tri nhận nhƣ ẩn dụ và hoán
dụ, nghiên cứu về tình cảm và cảm xúc con ngƣời là một lĩnh vực hết sức quan
trọng trong nghiên cứu tri nhận. Vì vậy nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm
không chỉ đáp ứng nhu cầu của ngôn ngữ học tri nhận mà còn có giá trị đối với việc
nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa học, bởi nhƣ trong luận án (và một số công trình
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc nhƣ GS. Nguyễn Đức Tồn v.v…) sẽ cho thấy
tính nghiệm thân của chủ thể tri nhận bao giờ cũng mang đậm nét đặc trƣng văn hóa
dân tộc và tƣ duy dân tộc.
Ý tƣởng nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi còn đƣợc sự gợi ý của các luận
điểm của ngôn ngữ học tri nhận hiện đại. Nghiên cứu thành ngữ từ góc độ ngôn ngữ
học tri nhận có điểm khác với truyền thống là: không chỉ coi thành ngữ là một thành
phần của từ ngữ hay một sản phẩm của văn hóa, mà coi thành ngữ nhƣ là sản phẩm
của hệ thống ý niệm. Tác giả Chu Phong Vân và Trƣơng Huy cho rằng: “Khi lí giải
thục ngữ (trong đó gồm thành ngữ -tác giả luận án chú), ngƣời ta đích thực đã sử
dụng phép ẩn dụ ý niệm”[217:15].Tác giả này lấy lí thuyết ẩn dụ ý niệm hoặc thuyết
không gian tâm trí là cơ sở, nghiên cứu mô hình kiến tạo ngữ nghĩa của thành ngữ,
và tìm hiểu cơ chế kiến tạo và lí giải thành ngữ. Kết luận là quá trình hay cơ chế
kiến tạo và lí giải thành ngữ là sự ánh xạ giữa hai miền tri nhận hoặc nói là sự pha
trộn của không gian tâm trí. Theo lí luận ẩn dụ ý niệm của Lakoff, quá trình của

việc lí giải là cấu trúc topology của miền nguồn đƣợc ánh xạ sang miền đích; theo
thuyết không gian tâm trí của Fauconnier thì “hai miền” của thuyết ẩn dụ ý niệm
đƣợc coi là hai không gian nhập (input1 và input2), hai không gian nhập tƣơng tác
với nhau dƣới sự chế ƣớc của không gian chung (generic space), cuối cùng hình
thành không gian tích hợp (Blended space), hệ quả là nghĩa mới đƣợc nổi bật lên và
thành ngữ đƣợc lí giải. Kết quả nghiên cứu này đã gợi ý cho chúng tôi tiến hành
nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học

tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt ) trong luận án.
Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ không còn đƣợc coi nhƣ là một thủ pháp tu
từ, một sản phẩm đơn thuần của ngôn ngữ, mà đƣợc coi là một hiện tƣợng tri nhận,
là một phƣơng thức tƣ duy và hành động của con ngƣời đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ.
Ẩn dụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tri nhận của con ngƣời, đồng
thời cũng ảnh hƣởng đến tƣ duy và hành động của con ngƣời. Lakoff chỉ ra ẩn dụ
“nằm ở ví trí hạt nhận của giao tiếp và tri nhận”. Ẩn dụ là một hiện tƣợng hết sức
phổ biến, trong cuộc sống ngôn ngữ hàng ngày, đâu đâu cũng có ẩn dụ (Lakoff đặt
tên sách của mình Ẩn dụ mà chúng ta sống nhờ là có thể cho ta biết đƣợc tầm quan
trọng của ẩn dụ), kể cả sự phát triển và mở rộng ngữ nghĩa từ vựng, những khái
niệm mới cũng thƣờng đƣợc diễn đạt qua phƣơng thức ẩn dụ. Ẩn dụ thúc đẩy ngôn
ngữ phát triển, là phƣơng thức và con đƣờng sản sinh nghĩa mới của từ ngữ…Trong
khi đó, thành ngữ là một biểu thức chứa đựng ẩn dụ nhiều nhất, phong phú nhất
trong các đơn vị ngôn ngữ, ý nghĩa của thành ngữ sở dĩ đƣợc hình thành, một phần
lớn chính là nhờ con đƣờng ẩn dụ và hoán dụ, tức nghĩa của thành ngữ chính là
nghĩa ẩn dụ-nghĩa tri nhận. Hơn nữa, các hiện tƣợng tâm lí tình cảm là những trải
nghiệm phổ biến và quan trọng nhất của nhân loại, nhƣng thuộc về thế giới bên
trong (nội tâm) của con ngƣời, “nhìn không thấy dáng sờ không thấy hình”, thiếu
những đặc trƣng và liên hệ hình tƣợng mang tính vật chất, không thể quan sát và mô
tả một cách trực quan, để diễn đạt sinh động và lí giải chính xác những tình cảm và
cảm xúc trừu tƣợng, ngƣời ta thƣờng sử dụng những biểu thức ngôn ngữ để cụ thể

hóa, phạm trù hóa chúng, tức chúng ta thƣờng ẩn dụ hóa các miền tâm lí tình cảm
trửu tƣợng. Thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm chính là những biểu thức ẩn dụ điển hình
và phong phú để diễn tả các hiện tƣợng tâm lí tình cảm đó, những biểu thức diễn tả
sinh động những kinh nghiệm trải nghiệm tình cảm và cảm xúc của con ngƣời, kể
cả về đặc trƣng văn hóa của nó. Cho nên, nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm,
trên một chừng mực nào đó, cũng là nghiên cứu ẩn dụ - một phƣơng thức tri nhận
đặc thù vốn mang đậm nét văn hóa của chủ thể tri nhận (bao gồm văn hóa cộng
đồng dân tộc mà chủ thể tri nhận đang sống), nghiên cứu đặc trƣng văn hóa dân tộc

của tƣ duy ngôn ngữ, nghiên cứu về tri nhận của con ngƣời, nghiên cứu quá trình
kiến tạo và lí giải nghĩa ẩn dụ của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm nói riêng và nghĩa
thành ngữ nói chung cũng là một phần không thể thiếu trong việc nghiên cứu ý
nghĩa của ngôn ngữ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Xuất phát những nhận thức trên đây, chúng tôi đặt mục tiêu cơ bản của luận án
này là đi sâu tìm hiểu những đặc trƣng tri nhận về ngữ nghĩa của các thành ngữ chỉ
tâm lí tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhằm tìm hiểu sự ánh xạ ý niệm trong
quá trình kiến tạo nghĩa của thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tƣ duy, tiến tới tìm
hiểu những nét tƣơng đồng và khác biệt về đặc trƣng văn hóa và tƣ duy dân tộc ẩn
sâu sau cơ chế tri nhận của ngƣời bản ngữ (cụ thể là ngƣời Hán và ngƣời Việt) trong
quá trình sử dụng thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm. Qua đó có thể nhìn nhận các
phƣơng thức ẩn dụ trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm dƣới góc độ tri nhận, nhằm
tìm những chứng cứ củng cố cho quan điểm tri nhận về ẩn dụ nói riêng và ngữ
nghĩa học tri nhận nói chung.
Để đạt đƣợc mục tiêu nêu trên, chúng tôi tiếp thu quan điểm về triết học
nghiệm thân cũng nhƣ lí thuyết và quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận và đƣa ra
một số giả thiết hay nhận thức nhƣ sau:
(1) Qua trình biểu trƣng ngữ nghĩa trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm là một
-->

×