Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cuộc sống tiện nghi hơn nhờ các tai nạn của khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.72 KB, 6 trang )




Cuộc sống tiện nghi hơn
nhờ các "tai nạn" của
khoa học
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà khoa học vĩ đại vì không ít những
phát minh làm thay đổi thế giới và cuộc sống của hàng triệu gia đình đã
ra đời một cách rất tình cờ, đôi khi có phần “ngớ ngẩn” từ những ý
tưởng “trời ơi”.

Những ý tưởng "ngớ ngẩn", những giây phút lơ là và tình huống ngẫu nhiên
đã góp phần tạo nên những phát minh làm thay đổi thế giới. Ảnh: Inmagine
Rượu Brandy
Người phát minh là một thuyền trưởng người Hà Lan vào thế kỷ 16. Câu
chuyện bắt đầu khi thuyền trưởng này nảy ra ý định cô đặc rượu nho để dễ
vận chuyển trong các chuyến đi biển dài ngày và vô tình phát hiện ra hương
vị của rượu tăng lên rất nhiều so với món rượu nho trước khi được chưng
cất. Thức uống này ban đầu được đặt tên là “brandewijn”, tên gốc bằng tiếng
Hà Lan, nhưng sau này cái tên brandy trở nên thịnh hành vì đa số các “bợm
nhậu” đã say túy lúy và không thể phát âm đầy đủ tên của loại rượu chưng
cất ngon tuyệt này.
Thuốc gây mê
Người phát minh ra thuốc gây mê là một nha sĩ tên Horace Wells. Mọi
chuyện xảy ra vào năm 1844, giai đoạn mà khí nitơ oxit (N2O) được dùng
cho các trò tiêu khiển. Người bạn của Horace Wells đã hít khí nitơ oxit và
biểu diễn màn cười không dứt trên sân khấu. Kết quả là ông ấy đã cười nắc
nẻ đến mức ngã xước cả chân mà không hề hay biết và cũng không cảm thấy
đau đớn. Horace Wells đã tận dụng ngay phát hiện này và dùng khí nitơ để
gây mê cho mục đích y khoa.


Thomas Adams muốn tìm nguồn thay thế cho nhựa cao su và vô tình phát
minh ra kẹo cao su. Ảnh: Inmagine
Kẹo cao su
Thomas Adams chính là ông tổ của loại kẹo cao su làm mưa làm gió trên
toàn thế giới (ngoại trừ trên đất nước Singapore). Vào năm 1870, trong một
nỗ lực tìm chất thay thế cao su, Thomas Adams đã thử nghiệm với nhưa
chicle chiết xuất từ loại cây thường xanh được trồng ở Nam Mỹ. Sau những
thất bại liên tục, nhà sáng chế đã bực tức bỏ một miếng nhựa cây cô đặc vào
miệng và sáng mắt lên vì mùi vị đặc biệt của nó. Đó chính là kẹo cao su và
công ty Adams New York No. 1 do Adams thành lập đã trở thành đơn vị sản
xuất kẹo cao su hàng loạt đầu tiên trên thế giới.
Đường hóa học
Hai nhà khoa học Constantin Fahlberg và Ira Remsen chính là người phát
minh ra nguyên liệu làm thay đổi cuộc sống của những người bị bệnh tiểu
đường trên toàn thế giới một cách hết sức ngẫu nhiên vào năm 1879. Sau khi
bỏ ra cả ngày trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu quá trình dẫn xuất nhựa
than đá, Fahlberg đã bỏ ra ngoài ăn tối mà quên rửa tay. Hôm đó, ông ấy đã
phải ăn phải một thứ gì đó đặc biệt ngọt. Tò mò, Fahlberg đã quay lại phòng
thí nghiệm và phát hiện ra nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến
một hợp chất hóa học ông đã vô tình làm đổ lên lòng bàn tay trước đó. Một
phát hiện thú vị khác là chất hóa học này làm tăng độ ngọt của món ăn
nhưng không thêm calo.
Fahlberg đã chia sẻ bí mật với Ira Remsen và họ đã đi khắp các trường đại
học kêu tài trợ để đăng ký bằng sáng chế cho sản phẩm đột phá có tên là
Saccharin, một loại đường hóa học thịnh hành ngày nay.
Bắp nổ
Percy Spencer là cha đẻ của phát minh làm thay đổi thế giới giải trí vào năm
1946. Chuyện xảy ra khi Chiến tranh thế giới thứ II vừa kết thúc và vị kỹ sư
này được giao nhiệm vụ tìm ra cách sử dụng ngoài mục đích quân sự cho
magnetron, thiết bị từng được dùng để sản xuất vi sóng trong các hệ thống ra

đa. Hôm đó, Spencer đã để quên thanh kẹo sô-cô-la trong túi khi đứng cạnh
chiếc máy và thanh kẹo đã tan chảy thành nước. Sau đó, ông ta tiếp tục thử
nghiệm với bắp và đã thành công với phương pháp làm nổ bắp bằng vi sóng,
một phát minh làm giàu cho các rạp chiếu phim trên toàn thế giới.

William Perkin đã chế ra thuốc nhuộm tổng hợp khi đang tìm thuốc chữa
bệnh sốt rét. Ảnh: Inmagine
Thuốc nhuộm
Nhà hóa học William Perkin, trong một nỗ lực nghiên cứu để tìm ra thuốc
chữa bệnh sốt rét, đã sáng tạo ra một thứ không liên quan gì đến y học
nhưng có ý nghĩa lớn lao làm thay đổi màu của thế giới, đó là thuốc nhuộm.
Vào năm 1856, Perkin đã vô tình pha trộn các loại thuốc lại với nhau và tạo

×