ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐÀO THỊ HUYỀN TRANG
TẬP TỤC HÔN NHÂN CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Châu Á học
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
ĐÀO THỊ HUYỀN TRANG
TẬP TỤC HÔN NHÂN CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học
Mã số: 603150
Người hướng dẫn: TS. NGHIÊM THÚY HẰNG
Hà Nội - 2014
Công trình được hoàn thành tại:
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC - ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nghiêm Thúy Hằng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Phản biện 1: PGS.TS Bùi Minh Đạo
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa
Đông Phƣơng Học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngày 6 tháng
6 năm 2014.
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS. Đỗ Thu Hà
Có thể tìm hiểu thông tin luận văn tại:
Trung tâm thông tin thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô
giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến
các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ này của tôi – những
người sẽ nhìn nhận, đánh giá công trình nghiên cứu của tôi từ những góc độ
khoa học và chắc chắn sẽ cho tôi những nhận xét, đóng góp xác đáng nhất. Đặc
biệt, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nghiêm Thúy Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Đào Thị Huyền Trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào
khác. Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên cao học
Đào Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 10
5. Phạm vi tƣ liệu .................................................................................................................. 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 11
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC DÂN TỘC NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................................. 12
1.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................. 12
1.1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................ 12
1.1.1.1. Dân tộc .................................................................................................................. 12
1.1.1.2. Dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. .................................................................. 14
1.1.1.3. Hôn nhân ............................................................................................................... 15
1.1.1.4. Tập tục hôn nhân ................................................................................................... 17
1.1.2. Các lý thuyết liên quan .............................................................................................. 17
1.1.2.1. Lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology)...................................................... 17
1.1.2.2. Lý thuyết biến đổi văn hóa .................................................................................... 19
1.1.2.3. Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa (Acculturtion) ............................................ 20
1.2. Tổng quan về một số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. ...................................... 21
1.2.1. Khái quát chung về các dân tộc nghiên cứu. ........................................................... 21
1.2.1.1. Dân tộc Nùng ở Việt Nam và người Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang ở
Trung Quốc. ....................................................................................................................... 21
1.2.1.2. Dân tộc Dao ở Việt Nam và Trung Quốc ............................................................. 23
1.2.2. Một số lý giải về nguồn gốc và quá trình di cư của của một số dân tộc xuyên biên
giới Việt – Trung được nghiên cứu. .................................................................................... 26
1.2.2.1. Lý giải nguồn gốc và quá trình di cư của dân tộc Nùng Việt Nam và dân tộc Nùng
Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang Trung Quốc. .................................................................. 26
1.2.2.2. Lý giải nguồn gốc và quá trình di cư của dân tộc Dao Việt Nam và dân tộc Dao
Trung Quốc. ....................................................................................................................... 31
1.2.3. Đặc điểm của một số dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung. ................................... 37
1
1.2.3.1. Các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung có quan hệ họ hàng ngôn ngữ. ........... 37
1.2.3.2. Các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung có quan hệ địa lý cư trú..................... 40
CHƢƠNG 2: TẬP TỤC HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
XUYÊN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG ................................................................................. 43
2.1. Tập tục hôn nhân của tộc ngƣời Dao ............................................................................ 43
2.1.1. Quan niệm hôn nhân ................................................................................................. 43
2.1.1.1. Người Dao ở Việt Nam .......................................................................................... 45
2.1.1.2. Người Dao ở Trung Quốc ..................................................................................... 46
2.1.2. Quy tắc cư trú sau hôn nhân ..................................................................................... 48
2.1.2.1. Người Dao ở Việt Nam .......................................................................................... 51
2.1.2.2. Người Dao ở Trung Quốc .................................................................................... 51
2.1.3. Các nghi lễ hôn nhân ................................................................................................. 53
2.1.3.1. Người Dao ở Việt Nam ......................................................................................... 53
2.1.3.2. Người Dao ở Trung Quốc .................................................................................... 56
2.2. Tập tục hôn nhân của ngƣời Nùng ở Việt Nam và ngƣời Nùng Đức Tịnh thuộc dân
tộc Choang của Trung Quốc ................................................................................................. 58
2.2.1. Quan niệm hôn nhân ................................................................................................. 58
2.2.1.1. Người Nùng ở Việt Nam ........................................................................................ 58
2.2.1.2. Người Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang ở Trung Quốc .............................. 60
2.2.2. Quy tắc cư trú sau hôn nhân ..................................................................................... 62
2.2.2.1. Người Nùng ở Việt Nam ....................................................................................... 62
2.2.2.2. Người Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang ở Trung Quốc ............................. 62
2.2.3. Các nghi lễ hôn nhân ................................................................................................. 63
2.2.3.1. Người Nùng ở Việt Nam ....................................................................................... 63
2.2.3.2. Người Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang ở Trung Quốc ............................. 67
2.3. Những tương đồng, khác biệt và nguyên nhân trong tập tục hôn nhân các tộc người
xuyên biên giới Việt Trung. .................................................................................................... 70
2.3.1. Những tương đồng và nguyên nhân. ........................................................................ 72
2.3.2. Những khác biệt và nguyên nhân ........................................................................... 75
CHƢƠNG 3: BIẾN ĐỔI TẬP TỤC HÔN NHÂN CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC XUYÊN
BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY .................................... 80
3.1. Những biến đổi cơ bản. ................................................................................................... 80
3.1.1. Quan niệm hôn nhân ................................................................................................... 80
3.1.2. Thay đổi về quy tắc cư trú sau hôn nhân .................................................................. 86
2
3.1.3. Thay đổi trong nghi lễ hôn nhân ................................................................................. 87
3.2. Nguyên nhân biến đổi ..................................................................................................... 88
3.2.1. Yếu tố kinh tế: ............................................................................................................. 88
3.2.2. Quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa: ......................................................................... 90
3.2.3. Thực hiện luật hôn nhân và gia đình: ......................................................................... 91
3.3. Vấn đề đặt ra và một số kiến nghị nhằm giữ gìn bảo tồn và phát huy văn hóa ở một
số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung . ............................................................................ 92
3.3.1. Vấn đề đặt ra .............................................................................................................. 92
3.3.2. Một số kiến nghị để giữ gìn bảo tồn và phát huy văn hóa ở một số dân tộc xuyên
biên giới Việt – Trung. ......................................................................................................... 95
3.3.2.1. Phát triển kinh tế- một trong những nhân tố quyết định phát triển văn hóa các
dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. ............................................................................... 95
3.3.2.2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị cơ sở. .................................. 98
3.3.2.3. Kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp, hợp lý của luật tục ở từng dân tộc. ... 99
3.3.2.4.Tiếp tục nâng cao sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và trình độ học vấn của
các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung........................................................................ 100
3.3.2.5. Một số kiến nghị về vấn đề văn hóa. ................................................................... 100
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 110
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), cũng như mọi quốc gia
khác trên thế giới, văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển chủ yếu dựa
trên cơ sở của các cộng đồng tộc người chung sống trên cùng một lãnh thổ Việt
Nam. Sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam là kết quả đóng góp
của các dân tộc đó. Điều này cũng là một trong những yếu tố góp phần cho văn
hóa Việt Nam “ hòa nhập nhưng không hòa tan” “ phát triển nhưng vẫn đậm đà
bản sắc dân tộc”.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có mối quan hệ gắn bó bang giao
lâu đời. Do chiến tranh loạn lạc và một số nguyên nhân lịch sử - xã hội, một số
dân tộc ở nơi khác đã di cư đến sinh sống ở cả khu vực Miền Nam Trung Quốc
và Miền Bắc Việt Nam, hoặc một số cư dân ở Miền Nam Trung Quốc đã di cư
xuống Miền Bắc Việt Nam và ngược lại, tạo nên những cộng đồng dân tộc có
mặt ở cả hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam, được gọi là các dân tộc xuyên
biên giới Việt- Trung. Do dân tộc học là vấn đề nhạy cảm, giới nghiên cứu của
hai nước thông thường chỉ tập trung nghiên cứu những tộc người, những nhóm
địa phương cư trú trên lãnh thổ của nước mình, ít khi tiến hành nghiên cứu so
sánh với cũng vẫn tộc người ấy ở quốc gia láng giềng. Việc nghiên cứu so sánh
như vậy có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nó góp phần làm sáng
tỏ nét kế thừa cũng như biến đổi của văn hóa, xã hội, tập tục của cùng một tộc
người trong những bối cảnh lịch sử-xã hội khác nhau, những nghiên cứu như
vậy rất quan trọng trong việc chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội, văn
hóa với chính trị, văn hóa với truyền thống…Điều này nếu chỉ tiến hành điều tra
nghiên cứu trong phạm vi mỗi nước thì khó lòng làm sáng tỏ được.
Hôn nhân là một trong những vấn đề rất cơ bản và rất quan trọng của văn
hóa - xã hội. Việc nghiên cứu so sánh tập tục hôn nhân của các dân tộc xuyên
biên giới Việt- Trung có tầm quan trọng đặc biệt, phần nào làm rõ truyền thống
và các biến đổi hiện đại của các vấn đề văn hóa, xã hội. Chính điều này góp
4
phần nâng cao hiểu biết trong việc tìm hiểu văn hóa của mỗi nước, cung cấp cứ
liệu để hoạch định và điều chỉnh các chính sách văn hóa, xã hội đồng thời góp
phần làm bền chặt thêm tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung.
Trong quá trình học, tôi cảm thấy yêu thích lĩnh vực văn hóa, muốn thông
qua quá trình làm luận văn tìm hiểu sâu thêm về lĩnh vực văn hóa, tích lũy tri
thức và kinh nghiệm để có thể làm việc trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu
văn hóa. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề và hứng thú của bản thân, tôi
quyết định chọn đề tài “Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới
Việt – Trung” làm đề tài luận văn bậc Thạc sĩ.
Vì trong khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu tập tục hôn nhân của hai nhóm dân tộc chính là Nùng (Việt Nam) 德靖(侬)Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang Trung Quốc và nhóm Dao
(Việt Nam) – Dao (Trung Quốc). Việc lựa chọn hai nhóm dân tộc này do các
nhóm này có số lượng cư dân đông đảo, đặc điểm cư trú cơ bản giống nhau và
có nhiều nét tương đồng trong lịch sử mà vẫn còn lưu giữ được cho đến ngày
nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài tập tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số được khá nhiều các học
giả của hai nước Việt Nam và Trung Quốc quan tâm.
*Nghiên cứu chung về vấn đề tập tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số
Trung Quốc có những tác phẩm như:
- 严汝娴《中国少数民族婚姻家庭》,北京:中国妇女出版社,1986
年 1 月版 (Nghiêm Nhữ Nhàn; Hôn nhân gia đình dân tộc thiểu số Trung Quốc,
NXB Phụ nữ Trung Quốc, Bắc Kinh, 1/1986) đã khái quát về phong tục tập
quán hôn nhân và gia đình của một số dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Đây là
một trong những tác phẩm nghiên cứu khá sớm về dân tộc thiểu số tại Trung
Quốc. Mặc dù tác phẩm đã bước đầu khái quát được vấn đề hôn nhân gia đình
5
của một số dân tộc thiểu số Trung Quốc những nó mới chỉ dừng lại ở những nét
giới thiệu ban đầu.
- 宏红贵教授《少数民族习惯法》,长春:吉林教育出版社,1990 年
8 月版 (Phạm Hồng Quý , Luật tục dân tộc thiểu số, NXB giáo dục Cát Lâm,
Trường Xuân, Tháng 8/1990) đã tiến hành nghiên cứu luật tục hôn nhân, gia
đình. Ông nghiên cứu ở các phương diện phạm vi hôn nhân, nguyên tắc kết hôn,
quan niệm về chia tay cũng như việc phân chia tài sản của một số dân tộc thiểu
số, trong đó việc xử lý tài sản trong hôn nhân là trọng tâm nghiên cứu. Phương
pháp nghiên cứu chính mà giáo sư sử dụng là phương pháp tổng hợp và quy
nạp.
Ngay từ những năm 1972 Marilyn J.Gregerson với cuốn Các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam do Phạm Khắc Hồng dịch hay tác giả Lã Văn Lô với Bước đầu
tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
- Khổng Diễn, Bùi Minh Đạo (chủ biên), Dân tộc Việt Nam thế kỷ XX và
những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. Tác phẩm đã
tổng kết của một số chuyên gia về những vấn đề kinh tế truyền thống, nông
nghiệp, sở hữu đất đai, thiết chế xã hội, hệ thống thân tộc, dân số, gia đình, luật
tục, tri thức địa phương, tôn giáo, văn hóa vật chất, ăn uống, giao tiếp ngôn
ngữ...Trong tác phẩm chỉ có duy nhất dân tộc Chăm được tổng kết nghiên cứu
cụ thể. Mặc dù chưa phản ánh được đầy đủ nhưng đây được đánh giá là một
trong những tác phẩm đầu ngành về dân tộc ít người và là nền tảng thúc đẩy
nghiên cứu dân tộc thiểu số phát triển.
Nhiều tác giả (2012), Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số Việt Nam,
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đây là tác phẩm được nghiên cứu dưới nguồn
hỗ trợ của nhà nước, chính phủ Việt Nam nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền
truyền thống của các dân tộc. Trong cuốn sách này các tác giả tập trung giới
6
thiệu tập tục hôn nhân, gia đình của một số các dân tộc Nùng, Khơ me....Tác
phẩm cũng được ghi nhận và đánh giá khá tốt về chất lượng nội dung.
*Nghiên cứu tập tục hôn nhân về từng dân tộc cụ thể
高其才《瑶族习惯法 》,北京,清华大学出版社,2008 年 7 月 1 日
(Cao Kỳ Tài, Luật tục dân tộc Dao, NXB Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh,
1/7/2008) đã tập trung nghiên cứu là dân tộc Dao với tập tục hôn nhân đa dạng
và độc đáo. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nghiên cứu về: phạm vi
thông hôn, chế độ hôn nhân, trình tự kết hôn, thừa kế tài sản và phụng dưỡng
của người Dao. Đây là một trong những tác phẩm được giới học giả và nghiên
cứu Trung Quốc tác phẩm được đánh giá khá cao.
- Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến,
Người Dao ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. Tác phẩm có 8
chương, tương ứng với từng chương là: mấy nét chung về người Dao, các hình
thái kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt xã hội, một số tục lệ chủ yếu trong đời
sống của người Dao, tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật và tri thức dân
gian và cuối cùng là những biến đổi trong đời sống và sinh hoạt của người Dao
sau năm 1945. Vấn đề hôn nhân của người Dao được đề cập trong chương 5 với
tư cách là một trong những tập tục quan trọng trong đời sống của dân tộc này.
Tuy nhiên nó cũng chỉ dừng lại ở những nét khái quát bước đầu.
- Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, Văn hóa Tày, Nùng; NXB Văn hóa, Hà Nội,
1984. Tác phẩm gồm có 3 phần: phần mở đầu tác giả đi sâu vào khái quát xã hội
và con người của dân tộc Tày – Nùng, phần hai tập trung khắc họa thế giới quan,
nhân sinh quan, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán cũng như những giá trị
nghệ thuật truyền thống của nhóm dân tộc này; phần cuối cùng là những nét
khái quát về văn hóa Tày – Nùng sau Cách mạng tháng Tám. Trong phần hai
tác giả đã nhắc đến tập tục cưới hỏi của người Tày – Nùng, đây là một trong
những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc vùng cao này. Mặc dù mới chỉ dừng lại
những nét khái quát chung tuy nhiên tác phẩm cũng đã có những đóng góp cơ
7
bản nhất định cho việc nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung và nhóm
văn hóa Tày – Nùng nói riêng.
- Đỗ Thúy Bình, Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. Tác giả đã đi sâu phân tích, vạch ra
được những bình diện cơ bản của đời sống hôn nhân, luật hôn nhân và gia đình,
vấn đề lựa chọn bạn đời, các nguyên tắc và hình thái trong hôn nhân. Bên cạnh
đó các vấn đề kết cấu gia đình, chức năng gia đình và các nghi lễ trong chu kỳ
vòng đời cũng được chú trọng. Những đặc điểm phân tích trên đã được khái
quát và phân tích trong hôn nhân và gia đình của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở
Việt Nam. Qua đó góp phần hiểu được tính ổn định của một số chuẩn mực văn
hóa tộc người đồng thời thể hiện rõ nét những phong tục nghi lễ của từng dân
tộc. Đây là công trình tương đối toàn diện, đầu tiên và chuyên sâu về vấn đề hôn
nhân và gia đình của các dân tộc trong đó có dân tộc Nùng.
*Vấn đề các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.
Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi hai nước Việt Nam – Trung Quốc
bình thường hóa quan hệ (1991) các tác giả Trung Quốc mới chú ý đến vấn đề
các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. Lịch sử nghiên cứu đề tài các dân tộc
xuyên biên giới Việt – Trung phải kể đến : 范宏贵 ,中越两国的跨境民族概述,
民族研究, 1999 – Phạm Hồng Quý, Khái quát về dân tộc xuyên biên giới hai
nước Việt – Trung đăng trên Tạp chí nghiên cứu dân tộc Trung Quốc, 1999.
Gần đây vấn đề dân tộc xuyên biên giới được lấy làm đề tài nghiên cứu của khá
nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của các học viên Trung Quốc như: 黄玲, 中越跨
境民族文学比较研究 , 陕西师范大学, 2011 – Hoàng Linh, Nghiên cứu so
sánh văn hóa dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung, Đại học sư phạm Thiểm Tây,
2011. Tuy nhiên vấn đề hôn nhân và gia đình của dân tộc xuyên biên giới vẫn là
mảng đề tài ít được quan tâm tới. Luận văn tiến sĩ của:江南, 中国跨境民族婚
8
姻家庭习惯法研究,中央民族大学, 2011– Giang Nam, Tập tục hôn nhân gia
đình của các dân tộc xuyên biên giới Việt- Trung, Đại học dân tộc trung ương,
2011 là một trong số ít đó. Trong luận văn tác giả có để cập đến vấn đề dân tộc
xuyên biên giới Việt – Trung và đặc biệt đi sâu vào vấn đề pháp luật quy định
về chế độ hôn nhân gia đình tại các dân tộc. Thông qua đó để góp phần giúp cho
bộ luật về hôn nhân , gia đình tại ở các dân tộc đó ngày càng hoàn thiện và có
hiệu quả….
Phía các học giả Việt Nam cũng đã và đang tiến hành nghiên cứu vấn đề
dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung. Đó là những công trình của Viện Dân tộc
học, của các trường đại học, trong đó đặc biệt là Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội: GS.TS. Đỗ Quang Hưng nghiên
cứu về Tôn giáo, tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới phía Bắc
tiếp giáp với Trung Quốc, GS.TS. Trần Trí Dõi với vấn đề Khái quát bức tranh
ngôn ngữ văn hóa các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.
Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài, tác giả nhận
thấy các công trình nghiên cứu và các bài viết đã trình bày tương đối đầy đủ về
vấn đề dân tộc học nói chung và từng dân tộc trong phạm vi từng nước nói riêng.
Tuy nhiên giới học giả của cả hai nước chưa thực sự chú trọng về vấn đề dân
tộc xuyên biên giới đặc biệt là vấn đề tập tục hôn nhân. Cũng chính vì lẽ đó tôi
đã lựa chọn đề tài "Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới Việt
– Trung" làm đề tài luận văn cao học với mong muốn có thể góp một phần nào
đó cho việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ phong tục tập quán trong hôn nhân của một số dân tộc xuyên
biên giới Việt – Trung, đặc biệt là dân tộc Nùng (Việt Nam) và dân tộc (德靖
(侬)Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang (Trung Quốc), Dao (Việt Nam) –
9
Dao (Trung Quốc), đồng thời chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa tập
tục hôn nhân của các cặp nhóm dân tộc này.
Bên cạnh đó luận văn thể hiện những biến đổi về tập tục hôn nhân của các
dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung và đưa ra một số kiến nghị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về tập tục hôn nhân của các các dân tộc thiểu số dân tộc Nùng và
dân tộc Dao ở Việt Nam và người Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang và dân
tộc Dao của Trung Quốc .
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành tìm hiểu những đặc trưng cơ bản tập tục hôn nhân của
một số dân tộc xuyên biên giới. Tại Việt Nam là các dân tộc Nùng Phàn Slình
tại Lạng Sơn, Dao Tiền cư trú tại Phú Thọ... Người (德靖(侬)Nùng Đức
Tịnh thuộc dân tộc Choang và dân tộc Bàn Dao tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng
Tây – Trung Quốc.
Hơn nữa tập tục hôn nhân là một khái niệm trừu tượng, mang trong mình
nhiều đặc trưng cơ bản. Do chỉ giới hạn khuôn khổ luận văn thạc sĩ nên ở đây
chỉ tập trung phân tích đặc điểm của tập tục hôn nhân ở các bình diện : Quan
niệm hôn nhân, các quy tắc cư trú sau hôn nhân và các nghi lễ cơ bản cử hành
hôn lễ....những vấn đề như ly hôn, trường hợp hôn nhân đặc biệt... sẽ không đề
cập trong phạm vi luận văn.
5. Phạm vi tƣ liệu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tư liệu bằng tiếng Việt và
tiếng Trung. Trong đó có các nguồn tư liệu chính như sau:
Những tư liệu liên quan đến tập tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số nói
chung đặc biệt là tập tục của các dân tộc xuyên biên giới Việt Trung như : sách,
luận văn, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí
10
Các website, bài viết từ các trang mạng của các cơ quan nghiên cứu hai
nước Việt Trung.
Một vài số liệu thu thập thông qua điền dã tại địa phương
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành đặc trưng của Trung Quốc học (sử
học, văn hóa hóc, dân tộc học....)
7. Kết cấu của luận văn
Trừ phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các dân tộc nghiên cứu.
Chương 2: Tập tục hôn nhân truyền thống của một số dân tộc xuyên biên
giới Việt – Trung.
Chương 3: Biến đổi tập tục hôn nhân một số dân tộc xuyên biên giới Việt
– Trung và một số kiến nghị
11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC DÂN TỘC
NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Dân tộc
Đầu tiên chúng ta có cách định nghĩa ngắn gọn về dân tộc. Dân tộc ở đây
hay nói chính xác hơn là tộc người (Ethnie/Ethnic) là thuật ngữ xuất hiện vào
khoảng cuối thế kỷ XIX. Ban đầu nó được dùng để chỉ các nhóm tộc người
(groupe ethnie), hay đơn vị tộc người (unité Ethnie). Trong dân tộc học, khi đó
Ethnie tương ứng như ethnic, ethnos, ethikum, ethnea,… Cho đến khoảng
những năm sáu mươi của thế kỷ XX, thuật ngữ Ethnie mới được sử dụng rộng
rãi, kể cả ở Liên Xô (Hiến pháp Liên Xô 1977 dùng Ethnos thay cho bộ tộc, bộ
lạc,…). Tuy vậy, trong thực tiễn cũng như khoa học Nation và Ethnie/Ethnic
không thể là một, mà đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trong khi Dân
tộc (Nation) phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm cư dân của một quốc gia
có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp thống nhất,…thì Tộc
người (Ethnic/Ethnie) là cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải
cư trú trên một cùng lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới sự quản lý điều
hành của một chính phủ với những đạo luật chung thống nhất.
Mặc dù các trường phái dân tộc học có nhiều quan điểm khác nhau về tộc
người, xong tất cả đều thống nhất: tộc người chỉ các cộng đồng mang tính tộc
người bất kỳ, kể cả các cộng đồng tộc người chủ thể của các quốc gia và các
cộng đồng tộc người thiểu số trong các quốc gia, vùng miền, không phân biệt đó
12
là cộng đồng tộc người tiến bộ, hay cộng đồng tộc người còn đang trong quá
trình phát triển.
Để hiểu hơn về tộc người và dân tộc, có thể xem xét các tiêu chí khác đã
được sử dụng để xác định đã được sử dụng trên thế giới và Việt Nam. Thế giới
nói chung, đã từng tồn tại việc sử dụng 5 tiêu chí để xác định dân tộc: cùng
tiếng mẹ đẻ (có ngôn ngữ tộc người thống nhất); cùng một khu vực lãnh thổ (có
lãnh thổ tộc người thống nhất); có nền kinh tế tộc người thống nhất; có các đặc
trưng văn hóa thống nhất/văn hóa tộc người; có ý thức tự giác tộc người thống
nhất.
Các nhà Dân tộc học Xô Viết đã dùng bốn tiêu chí để xác định thành phần
dân tộc ở Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết bao gồm: cùng cư trú
trên một phạm vi lãnh thổ nhất định; cùng nói một ngôn ngữ; có chung các đặc
điểm văn hóa; có cùng ý thức dân tộc hay là tự giác dân tộc.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc rất chú trọng đến vấn đề nguồn gốc và
lịch sử của dân tộc trong xác định thành phần dân tộc ở đất nước của mình. Từ
những năm cuối thập kỷ năm mươi của thế kỷ XX, các nhà khoa học Trung
Quốc đã xác định ở nước này có 56 dân tộc, từ đó đến nay không có gì thay đổi.
Trong một thời gian dài, các nhà khoa học Trung Quốc vẫn kiên trì theo định
nghĩa dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử có
chung ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, cùng chung một tố chất tâm lý biểu
hiện trong cùng một văn hóa. Trong đó có hai vấn đề tiên quyết: 1. Dân tộc là
một phạm trù lịch sử của thời đại tư bản chủ nghĩa đang lên, trước Chủ nghĩa tư
bản không thể có dân tộc; 2. Thiếu một trong 4 yếu tố (lịch sử, ngôn ngữ, lãnh
thổ, tâm lý) trên cũng không thể xác định đó là một dân tộc [24,tr.2].
Ở Việt Nam, tiêu chí xác định dân tộc bắt đầu được đề cập từ 1960. Năm
1973 tại Hà Nội đã tiến hành hai cuộc Hội thảo khoa học (vào tháng 6 và tháng
11). Các hội thảo đã thống nhất lấy dân tộc (tộc người) làm đơn vị cơ bản trong
xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam. Ba tiêu chí để xác định dân tộc/tộc
người, được thống nhất sử dụng [23,tr.455].
13
Có chung tiếng nói (ngôn ngữ mẹ đẻ)
Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa (đặc trưng văn hóa)
Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc
1.1.1.2. Dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có chung khoảng
1450 km đường biên giới đất liền. Theo số liệu về chiều dài đường biên giới
được đo thống nhất trên bản đồ địa hình gắn kèm nghị định thư phân giới cắm
mốc biên giới trên đất liền Việt – Trung ký ngày 18 tháng 11 năm 2009, về phía
Việt Nam đường biên giới này đi qua 07 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà
Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh; về phía Trung Quốc đi qua hai tỉnh
là tỉnh Vân Nam và khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
Như vậy, về phía Trung Quốc, đường biên giới đất liền nói trên chỉ thuộc
hai đơn vị hành chính; còn ở phía Việt Nam nó trải dài trên địa phận của 07 đơn
vị hành chính cấp tỉnh. Giữa hai bên đường biên giới chung đó, hiện nay có
nhiều dân tộc thiểu số tuy tên gọi (hay tộc danh) ở mỗi nước khác nhau nhưng
trong thực tế, đó có thể là một cộng đồng dân tộc trong lịch sử. Điều đó thể hiện
ở chỗ những cộng đồng tộc người giữa hai bên rất gần gũi nhau trước hết là về
ngôn ngữ và sau đó là về văn hóa. Người ta giải thích rằng do biến đổi lịch sử
và do thời gian khác biệt nhau về địa lý, mỗi một bộ phận như thế tạo ra những
đặc thù ngôn ngữ riêng, tạo ra những khác biệt nhất định về văn hóa. Do chỗ ở
mỗi nước bộ phận cư dân ấy không giữ được nét tương đồng như trước đây nên
hiện nay có những tên gọi địa phương không tương ứng nhau. Những dân tộc
(hay tộc người) như vậy được gọi là những dân tộc (tộc người – ethnic) xuyên
biên giới và trên thực tế họ có đã từng có những mối liên hệ với nhau trước hết
là về ngôn ngữ - văn hóa và sau đó là về xã hội và kinh tế.
Chúng ta cũng sẽ nhận thấy dưới đây rằng những dân tộc (tộc người)
xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc vào hai kiểu nhóm khác
nhau. Thứ nhất là kiểu nhóm tương đồng trong lịch sử và hiện nay vẫn còn có
những mối liên hệ với nhau. Chúng ta có thể lấy ví dụ về trường hợp người Tày,
14
người Nùng ở Việt Nam và người Choang (Zhuang) ở Trung Quốc; người Dao
ở Việt Nam và người Dao Trung Quốc. Thứ hai là kiểu nhóm tương đồng trong
lịch sử nhưng hiện tại hầu như có rất ít những mối liên hệ với nhau. Theo kết
quả nghiên cứu và xác định thành phần dân tộc hiện nay, ở Việt Nam có tổng số
54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (hay Việt) là dân tộc đa số, còn lại là 53 dân
tộc thiểu số. Nếu tính ở bình diện dân tộc theo sự phân định của mỗi nước, ở
Việt Nam có 27/54 “dân tộc xuyên biên giới”. Trong khi đó ở Trung Quốc, con
số này chỉ là 15/56 dân tộc. Sự khác biệt về số lượng như thế là do có những bộ
phận, chẳng hạn, ở Trung Quốc là một cộng đồng tộc người (ví dụ như dân tộc
Zhuang), nhưng bên Việt Nam họ được gọi bằng nhiều dân tộc (tộc danh) khác
nhau (ví dụ như Tày, Nùng, Pu Péo, La Chí …). Ngược lại, có những bộ phận
cư dân ở phía Trung Quốc là một dân tộc, những ở bên Việt Nam, họ chỉ là một
“nhóm” trong một dân tộc có nhiều nhóm khác nhau (ví dụ người Tống và
người Thủy hiện được xếp vào dân tộc Tày ở Việt Nam) [tlm, 46].
1.1.1.3. Hôn nhân
Hôn nhân là một hiện tượng liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội
và là một trong những biểu hiện sắc thái văn hóa tộc người. Hôn nhân dẫn đến
sự tạo lập hạt nhân gia đình mới, hoặc làm thay đổi quy mô hình thái cấu trúc
gia đình cũ. Hơn nữa hôn nhân và gia đình còn ảnh hưởng trực tiếp và thường
xuyên, liên tục đến cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Vì vậy, vấn đề hôn
nhân và gia đình là một vấn đề được nhiều ngành khoa học, xã hội hết sức quan
tâm. Nhìn chung, tất cả các quốc gia, các dân tộc dù khác nhau về chế độ chính
trị xã hội đều có chung một số tiêu chuẩn để định nghĩa hôn nhân.
Trong Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên) đưa ra một
khái niệm ngắn gọn “ Hôn nhân là việc kết hợp giữa nam và nữ” [17, tr.841].
Khi coi hôn nhân là một quy tắc xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiệp cho rằng:
“Nếu như gia đình là hình thức kết hợp cá nhân có tính lịch sử của tổ chức đời
sống xã hội loài người, đó là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà thì hôn nhân là
những quy tắc của sự kết hợp đó, sự kết hợp mang yếu tố giới tính. Những hình
15
thức của hôn nhân phản ánh những quy luật chung nhất sự phát triển của xã hội
loài người qua các giai đoạn lịch sử và mang những đặc thù văn hóa tộc người
[5, tr.135]. Chú ý đến các tiêu chuẩn nhất định trong định nghĩa về hôn nhân,
các tác giả Emily A.Schulzt, Robert H.Lavenda cho rằng “Một hôn nhân mẫu
đòi hỏi phải có một người nam và một người nữ và quy định mức độ quan hệ
tính giao các thành viên trong hôn nhân có thể có với nhau, xếp từ quan hệ độc
quyền đến quan hệ ưu tiên. Hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do
người vợ sinh ra, và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng
bên chồng" [30,tr.306]. Hoặc như G.Endruweit và G.Trommsdorff thì “Hôn
nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt được tập quán và luật
pháp công nhận, có giá trị lâu dài” [29,tr. 222].
Trong từ điển Hán – Việt hôn nhân (婚姻) là chữ ghép của chữ hôn (婚)
cha vợ và nhân (姻) cha chồng. Sách “Nhĩ nhã giải thích” có nói: cha của chàng
rể là nhân, cha của cô dâu gọi là hôn. Cha mẹ cô dâu và cha mẹ chú rể gọi ghép
lại là hôn nhân [32,tr.6]. Chữ hôn nhân là cách giải thích suy ý ra từ ý nghĩa hôn
nhân là sự kết hợp giữa hai họ.
Hôn nhân là mối quan hệ xã hội mang tính văn hóa và trải qua những thay
đổi lịch sử. Trước hết, hôn nhân đòi hỏi những quy tắc nhất định (như tuổi kết
hôn, phải lấy người trong họ hay ngoài họ, cùng dân tộc và tôn giáo hay
không...) những thủ tục nhất định (về tôn giáo và theo phong tục tập quán…).
Vì vậy, hôn nhân vừa là những quy tắc mang tính xã hội, vừa là một quá trình
tiến hành các thủ tục, nghi lễ cần thiết của các bên liên quan, để có một người
nam và một người nữ được trở thành vợ chồng và hình thành nên một gia đình
mới.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể nhận thức rằng hôn nhân là một
quy tắc xã hội đồng thời là một quy trình thực hiện các thủ tục, nghi thức nhất
định để một người đàn ông và một người đàn bà trở thành vợ chồng với những
quyền và nghĩa vụ đối với nhau và với con cái.
16
1.1.1.4. Tập tục hôn nhân
Tập tục là chỉ phong tục tập quán nói chung [17, tr.1509] . Phong tục tập
quán là lối sống thói quen đã thành nề nếp, được mọi người công nhận, noi theo
[16, tr.1309]. Theo tác giả Hoàng Phê thì phong tục, tập quán là: những thói
quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt
buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương
[12,tr.467,742]. Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu khái niệm phong tục, tập quán
dưới góc độ của ngôn ngữ học, dưới góc độ của triết học … chúng ta có thể
định nghĩa về tập tục như sau: tập tục là thói quen thành nếp, hình thành trong
những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, có tính ổn định, được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, được một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc thừa nhận
và tuân theo một cách tự giác. Tập tục còn là những quy tắc ứng xử được hình
thành trong đời sống xã hội và giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được chủ thể
thừa nhận như là những quy tắc xử sự chung.
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể định nghĩa tập tục hôn nhân như sau:
tập tục hôn nhân là thói quen đã thành nếp, hình thành trong những điều kiện
kinh tế, xã hội nhất định, thể hiện đậm nét nếp sống, quan niệm của từng địa
phương, dân tộc trong việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng… quan
hệ khác về hôn nhân và gia đình, được các chủ thể sinh sống trong địa phương,
dân tộc đó thừa nhận và tuân theo tự giác. Tập tục hôn nhân đồng thời là quy tắc
xử sự, được chủ thể thừa nhận ở mức độ cao hơn, vượt qua khỏi giới hạn của
địa phương, dân tộc, trở thành quy tắc xử sự chung của nhiều dân tộc, nhiều địa
phương về kết hôn,quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, quan hệ khác về hôn
nhân và gia đình.
1.1.2. Các lý thuyết liên quan
1.1.2.1. Lý thuyết sinh thái văn hóa (cultural ecology)
Lý thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward (1902-1972) nhằm để tiếp
cận con người sử dụng văn hóa để thích nghi với các môi trường tự nhiên cụ thể.
Con người trải nghiệm cuộc sống của mình và phải thích nghi với các môi
17
trường tự nhiên thông qua bối cảnh văn hóa. Sinh thái văn hóa là các dạng thức
văn hóa hình thành và phát triển tương ứng với những môi trường nhất định như
sinh thái biển đảo, sinh thái đồng bằng châu thổ, sinh thái thung lũng, sinh thái
cao nguyên... Việt Nam có rất nhiều loại hình sinh thái tự nhiên tương ứng với
vùng cư trú của các dân tộc/tộc người. Những tộc người sinh sống lâu đời tại
một môi trường sinh thái nào thì nhất định họ sẽ trải nghiệm, thích nghi, sáng
tạo, hình thành những kỹ năng sống và thể hiện sắc thái tâm lý cũng như những
dạng thức văn hóa phù hợp với môi trường sinh thái ấy. Đó là sinh thái văn hóa
tộc người và các cư dân đó chính là chủ nhân văn hóa. Cá nhân hoặc một nhóm
trở thành chủ nhân của những nét đặc trưng văn hóa, hoặc những phức hợp độc
đáo, điều mà họ có thể chuyển tải, đem đến những khu vực đó trong quá trình di
cư của họ. Đây là một khái niệm thường xuyên được sử dụng trong ngành nhân
học đặc biệt là khi xem xét quá trình di cư và sự xuất hiện những loại kiểu văn
hóa mới.
Trong quá trình sinh tồn của mình thì con người phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên. Từ những thành tựu văn hóa có được qua sự thích nghi môi trường
sinh thái tại chỗ, con người có thể hình thành nên những loại hình văn hóa như
là một tập hợp sắc thái văn hóa đặc trưng và tạo nên yếu tố cốt lõi của nên văn
hóa. Ngoài ra cũng chính sự thích nghi với môi trường sinh thái, con người đã
hình thành nên những phương thức sinh hoạt kinh tế, những tín ngưỡng tôn
giáo... bởi vì bất cứ ở đâu, trong việc hình thành làng xóm, xây dựng nhà ở,
cách ăn mặc, các phương tiện di chuyển...người dân tại chỗ đều thích nghi với
điều kiện thiên nhiên và môi trường sinh thái tại nơi sống để họ có thể tồn tại và
phát triển. Các dân tộc đã sử dụng văn hóa để thích nghi với môi trường thiên
nhiên cụ thể cũng như sáng tạo nên những sắc thái văn hóa lâu dần trở thành
đặc trưng văn hóa của họ và của vùng.
Trong lý thuyết sinh thái văn hóa có một khía cạnh khá đặc biệt là con
người tồn tại bằng tri thức dân gian mà họ cảm nhận và tích lũy được để lưu
truyền từ đời này sang đời khác. Chính điều này trở thành một phần của văn hóa
18
của họ và là một phần của tri thức bản địa, một trong những lĩnh vực mà các
ngành khoa học rất quan tâm để hiểu được bối cảnh văn hóa tộc người và sự
tương tác giữa văn hóa với môi trường sinh thái mà con người tồn tại. Tri thức
dân gian của các cộng đồng dân tộc tại Việt Nam rất phong phú, phản ánh rõ nét
đặc trưng của đời sống cư dân vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Ví dụ
các tri thức về việc sử dụng cây cỏ để phòng bệnh, chữa bệnh, tri thức về thời
tiết để đi biển, đi rừng, làm mùa vụ nông nghiệp, chăn nuôi; tri thức ẩm thực để
sinh toàn...
1.1.2.2. Lý thuyết biến đổi văn hóa (Culture Mutation)
Các lý thuyết và biến đổi văn hóa được hình thành chủ yếu dựa trên các lý
thuyết về biến đổi xã hội của các học giả phương Tây xây dựng trong ngành
nhân học và xã hội học, ở đó biến đổi xã hội là một quá trình qua đó các khuôn
mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ
thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Với quan điểm này thì văn
hóa cũng là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không ngừng biến đổi.
Sự ổn định chỉ là sự ổn định bề ngoài, còn thực tế không ngừng thay đổi bên
trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào, bất cứ nền văn hóa nào cho dù nó có bảo
thủ và cổ truyền đến đâu đi chăng nữa thì nó luôn biến đổi, sự biến đổi của xã
hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Mọi cái đều biến đổi, không ngừng
vận động và thay đổi, với một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục.
Biến đổi văn hóa là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống
nhau giữa các nền văn hóa, với những khác biệt về phạm vi, thời gian và hệ quả.
Đó là quá trình mang tính chủ động hoặc phi kế hoạch, tức là mang tính tự
nhiên, khách quan.
Biến đổi văn hóa đã được đề cập đến trong các khoa học xã hội như một
chủ đề trọng tâm của thế kỷ XX và XXI. Việc nghiên cứu về hiện tượng biến
đổi văn hóa dựa trên một số nét tiếp cận sau:
Cách tiếp cận theo chu kỳ
Các quan điểm tiến hóa
19
Quan điểm xung đột
Quan điểm hiện đại về biến đổi văn hóa
Trong đó quan điểm hiện đại về biến đổi văn hóa được đánh giá khá cao
và được nhiều học giả tán đồng. Theo quan điểm này thì sự biến đổi văn hóa là
sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố: bao gồm cả yếu tố bên trong và bên
ngoài. Văn hóa cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, văn hóa được biến đổi
do các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội, cũng như nó phụ thuộc vào các yếu tố
tự nhiên và xã hội khác.
1.1.2.3. Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa (Acculturation)
Giao lưu tiếp biến văn hóa là khái niệm do các nhà dân tộc học Pháp và
nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và
lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau. Hậu quả của cuộc tiếp xúc này là sự
thay đổi hoặc biến đổi của một số loại hình văn hóa của một hoặc cả hai nền văn
hóa thích nghi, ảnh hưởng một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét
đặc trưng của nền văn hóa ấy.
Sự giao lưu tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn
hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp
xúc trực diện và liên tục. Các hình mẫu văn hóa nguyên thủy của một cộng đồng
hoặc của cả hai cộng đồng có thể bị biến đổi thông qua quá trình tiếp xúc này.
Tính tích cực của giao lưu tiếp biến văn hóa là tuy các thành tố của những nên
văn hóa các dân tộc tiếp xúc với nhau có biến đổi song mỗi nền văn hóa đều giữ
được tính riêng biệt (bản sắc văn hóa) của mình và làm giàu thêm cho văn hóa
vốn có của nó. Giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là quy luật của giao tiếp xã hội,
là công thức của sự phát triển, là con đường để vươn tới văn minh cao hơn. Vì
vậy chúng ta cần phải chăm sóc và tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa diễn ra
đúng quy luật khách quan và tiến bộ.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia đa dân tộc, các dân tộc cư trú đan
xen và có quan hệ hôn nhân với nhau nên hiện tượng vay mượn, giao lưu, tiếp
biến văn hóa là điều tất yếu. Thông thường thì văn hóa tác động hai chiều,
20