Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật người khuyết tật ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý kến của người dân và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 79 trang )

Liên Hiệp Các Hội Khoa Học & Kỹ Thuật
Tỉnh Hòa Bình

TÊN DỰ ÁN

Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật
người khuyết tật ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý
kến của người dân và đề xuất giải pháp

BÁO CÁO KỸ THUẬT

Hòa Bình, tháng 2 năm 2015

Dự án do Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ


PARAFF là Quỹ tài trợ các dự án và hỗ trợ nâng cao năng lực cho tổ chức phi chính phủ, do Cơ
quan Hợp tác và phát triển Đan Mạch-Danida và Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh Quốc-DFID đồng
tài trợ, và được Văn phòng Quốc hội quản lý.
Nội dung của báo cáo này do Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình hoàn toàn chịu
trách nhiệm và không phản ánh quan điểm của Văn phòng Quốc hội, Danida hay DFID.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NKT

Người khuyết tật

TGPL


Trợ giúp pháp lý

ILO

Tổ chức lao động Quốc tế

TT TVPL

Trung tâm tư vấn pháp luật

LĐ-TB & XH

Lao động – Thương binh và Xã hội

SPSS

Phần mềm phân tích thống kê

C2-005 3


MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO

6

1.1
1.2

6

8

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

II. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
NAM

9

KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
9
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
11
THỰC TRẠNG NKT TẠI VIỆT NAM
11
THÁI ĐỘ VÀ NHẬN THỨC VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM.
13
TỔNG QUAN CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI NKT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠI VIỆT
14

III. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

21


3.1.
3.2.
3.3.

21
22
23

THÀNH PHỐ HOÀ BÌNH
HUYỆN ĐÀ BẮC
HUYỆN MAI CHÂU

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
V.

23

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN THỨ CẤP (NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU)
PHƯƠNG PHÁP THỰC ĐỊA
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ĐỊNH TÍNH
MẪU VÀ CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
CỠ MẪU NGHIÊN CỨU

XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

23
24
24
25
25
26
26
27

ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI LUẬT NKT
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ LUẬT NKT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH
LIÊN QUAN TỚI NGƯỜI NKT.
5.4. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

27
28

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

45

5.1.
5.2.
5.3.

32

38

KẾT LUẬN
45
KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
KHÁC CÓ LIÊN QUAN.
49
6.3. KHUYẾN NGHỊ VỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NKT
54
6.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH
VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
55
6.1.
6.2.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

61

II. BẢNG HỎI NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI

66

III. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

72

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

77


C2-005 4


LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi Luật Người khuyết tật ra đời cho đến nay, điều kiện sống của người
khuyết tật đã được cải thiện rất nhiều, các quy định được thể chế hóa trong Luật đã trở
thành tiền đề để triển khai các chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng này. Có thể kể
đến các chính sách tiêu biểu như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, các chính
sách ưu tiên, hỗ trợ chi phí cho người khuyết tật khi tham gia giao thông, giáo dục và
đào tạo, các dịch vụ văn hóa, thể dục – thể thao, tổ chức dạy nghề và đào tạo việc
làm,… Các quy định này đã từng bước góp phần nâng cao đời sống và giúp người
khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, việc triển khai Luật Người khuyết tật trên thực tế gặp
phải nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến quyền của người khuyết tật. Đặc biệt là việc
đảm bảo cho người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ xã hội; vấn đề công khai
thông tin của người dân với hệ thống chính sách vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hệ quả này là do nhận thức chưa
đầy đủ vể hoạt động hỗ trợ cho NKT cũng như việc thực thi Luật Người khuyết tật
vào cuộc sống chưa được chú ý xem xét đến các yếu tố đặc thù về văn hóa, dân tộc,
điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Báo cáo nghiên cứu“Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật Người
khuyết tật ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý kiến của người dân và đề xuất giải
pháp” được thực hiện trong khuôn khổ Dự án C2 – 005. Dự án do Hội Liên hiệp các
Hội khoa học tỉnh Hòa Bình thực hiện trên địa bàn 2 huyện (Mai Châu và Đà Bắc) và
01 thành phố (Thành phố Hòa Bình), nhằm mục tiêu nghiên cứu, đánh giá nhận thức
của người dân đối với công tác thực hiện Luật Người khuyết tật; những thành tựu và
hạn chế trong công tác thực thi Luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cũng như những rào
cản trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của NKT. Từ đó, đưa ra những
khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi luật; tăng cường trách

nhiệm của chính quyền, và các đoàn thể địa phương trong việc thực thi luật. Trong đó,

C2-005 5


dự án chú trọng tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy và cải thiện các dịch vụ tư vấn, trợ
giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này.

I. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO
1.1 Thông tin chung về dự án
Tên tổ chức thực hiện dự án:
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hòa Bình
Mã số dự án:

C2-005

Tên dự án:
“Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật người khuyết tật ở tỉnh Hòa Bình
qua tham vấn ý kiến của người dân và đề xuất giải pháp.”
Chủ đề:

Luật Người khuyết tật

Lĩnh vực:
Dự án tập trung vào 2 lĩnh vực chính: i) Nghiên cứu và ii) Phản hồi ý kiến của
người dân tại hai huyện Đà Bắc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình – tỉnh Hoà Bình về
việc thực thi các chính sách liên quan đến NKT, huy động người dân tham gia vào
trong quá trình nghiên cứu vàtạo ra không gian thân thiện để người dân, đặc biệt là
phụ nữ các dân tộc thiểu số có thể trao đổi, chia sẻ ý kiến. Quađó, nâng cao nhận thức
về quyền của NKT và trách nhiệm chung của xã hội đối với nhóm đối tượng yếu thế

này.
Mục đích:
Mục đích của dự án là: Nâng cao hiệu năng Luật NKT tại các địa bàn thuộc
tỉnh Hòa Bình để đưa Luật NKT đi vào cuộc sống, đảm bảo các quyền và lợi ích cơ
bảncủa NKT, vốn được xác định là một trong những nhóm đối tượng yếu thế trong xã
hội.
Để đạt được mục đích mà dự án đề ra, một loạt các hoạt động đã được triển khai:
o Đánh giá hiệu quả triển khai Luật NKT tại cộng đồng: Tiến hành đánh giá tại 6
bản, trong đó có 4 bản vùng nông thôn và 2 phường thuộc vùng đô thị.
C2-005 6


o Tìm hiểu yếu tố đặc thù theo từng nhóm dân tộc, đặc biệt là phụ nữ về văn hóa, tập
tục, nhận thức, thái độ, hành vi v.v có liên quan đến việc thực hiện Luật NKT.
Tiếp cận việc ra quyết định chính sách dựa trên các chứng cứ có sự tham gia của
người dân vào hoạt động của cơ quan trợ giúp pháp lý.
Lý do thực hiện dự án:
Từ năm 2011 đến nay, Luật Người khuyết tật đã được triển khai ở các khu vực
thành thị và nông thôn miền núi,dân tộc của Hòa Bình qua hệ thống chính sách an
sinh xã hội từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm tạo môi
trường pháp lý vàđiều kiện để bảo đảm quyền và cơ hội hòa nhập bình đẳng cho NKT.
Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề khuyết tật và NKT vẫn chưa có nhận thức đầy đủ
vàtoàn diện, việc thực thi Luật trên thực tế chưa đạt được những hiệu quả như mong
đợi.,có sự khác biệt giữa địa bàn nông thôn và thành thị về hệ thống cung cấp dịch vụ
công, đặc biệt là dịch vụ pháp lý cho đối tượng là người dân tộc thiểu số. Điều này
xuất phát từ việc thiếu thông tin công khai, thiếu sự tham gia của người dân với các
chính sách liên quan, cũng như mức độ nhạy bén và theo dõi các vấn đề của chính
quyền địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho người khuyết tật. Vì
vậy, điều tra nghiên cứu góp phần đưa Luật NKT vào cuộc sống, đảm bảo sự phù hợp
của chính sách với đặc thù văn hóa tộc người, điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của

từng địa phương là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn mang tính nhân
văn cao. Bởi vì, chỉ có dựa trên sự tham gia của người dân và nâng cao tinh thần trách
nhiệm của các bên có liên quan trong hệ thống chính quyền thì mới có thể thúc đẩy
các dịch vụ xã hội nói chung và trợ giúp pháp lý nói riêng cho người khuyết tật.
Thời gian thực hiện dự án:
Từ tháng 05/2014 đến 01/2015
Địa bàn thực hiện dự án:
- Huyện Đà Bắc
- Huyện Mai Châu
- Thành phố Hòa Bình

C2-005 7


1.2 . Mục tiêu của Báo cáo nghiên cứu
(i)

Tìm hiểu, đánh giá mức độ tham gia và những thay đổi trong nhận thức, thái độ
và hành vi của người dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình (03 huyện/ thành phố
thuộc địa bàn dự án) đối với Luật NKT;

(ii)

Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân (bao gồm các nguyên nhân trực tiếp,
gián tiếp) ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Luật NKT và nhu cầu trợ giúp
pháp lý ở cộng đồng;

(iii)

Đưa ra những kiến nghị và giải pháp về thực trạng thực hiện Luật NKT ở vùng

miền núi và dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt nhấn mạnh đến việc thúc đẩy các
dịch vụ trợ giúp pháp lý.

C2-005 8


II. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
NGHIÊN CỨU
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc
một hay nhiều chức năng nào đó của bộ phận cơ thể bị suy giảm. Do khuyết tật nên họ
gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động và tham gia hoạt
động xã hội. Chính vì vậy, việc đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với người khuyết tật là nghĩa vụ
chung của gia đình, xã hội và nhà nước; hướng đến mục tiêu đảm bảo quyền con
người.
2.1.

Khái niệm về người khuyết tật
Khái niệm người khuyết tật là cơ sở pháp lý để công nhận ai là người khuyết

tật và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan, phụ thuộc rất nhiều vào
mục tiêu mà luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi của từng nước. Hiện nay đa số các
định nghĩa về người khuyết tật là sự kết hợp giữa sự khiếm khuyết và các yếu tố môi
trường và tiếp cận dưới góc độ quyền của người khuyết tật. Sau đây là một số định
nghĩa người khuyết tật được sử dụng phổ biến:
 Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và việc làm của
người khuyết tật (năm 1983), khoản 1, Điều 1 quy định: “Người khuyết tật
dùng để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm phù hợp, trụ lâu dài với
công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậu quả của một
khiếm khuyết về thể chất và tâm thần được thừa nhận”

 Công ước về Quyền của người khuyết tật của Liên hợp quốc (năm 2006), Điều
1 quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất,
thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại
với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của
người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.

C2-005 9


 Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with
Disabilities Act of 1990) định nghĩa “người khuyết tật là người có sự suy yếu về
thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động
quan trọng trong cuộc sống”. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật
bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh
thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động
kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây
như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng).
Ở nước ta, ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật Người
khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011, chính thức sử dụng khái niệm “người khuyết
tật” thay cho khái niệm “người tàn tật”, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn
nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật
này thì “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một ho c nhiều bộ phận cơ thể
ho c bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập g p khó khăn.”
Theo cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật
bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh binh,.. Khái niệm
được đưa ra trong luật Người khuyết tật Việt Nam đã tương đối phù hợp với quan
điểm tiến bộ chung của thế giới, tuy nhiên vẫn còn chung chung so với khái niệm
trong Công ước về quyền của người khuyết tật.
Định nghĩa về người khuyết tật, dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết

phải phản ánh một thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội,
môi trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.
Và họ phải được đảm bảo rằng, họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt
động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con
người. Với cách tiếp cận đó, có thể khái niệm người khuyết tật như sau:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một ho c nhiều bộ phận cơ thể ho c bị suy
giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của
người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác.
C2-005 10


Đây là khái niệm được nhóm tác giả sử dụng trong phạm vi Báo cáo
Nghiên cứu.
2.2.

Đặc điểm của người khuyết tật
Khuyết tật được định nghĩa là sự thiếu hụt về thể chất và tinh thần khiến cho

người đó không có khả năng thực hiện công việc và trở thành người tàn tật trong giai
đoạn ngắn hoặc dài. Điều đó có thể gây ra ốm, do những suy giảm như ung thư, đái
tháo đường, hen suyễn, rối loạn thần kinh, mù điếc, chứng liệt, AIDS…
Sự phục hồi y học, các dụng cụ hỗ trợ, sự giúp đỡ của cộng đồng có thể làm
giảm những hạn chế về mặt chức năng của người khuyết tật, tăng khả năng lao động
của họ, các chính sách về môi trường – xã hội làm thay đổi điều kiện sống của người
khuyết tật, do đó làm tăng sự tiếp cận kinh tế XH của họ. Sự phân loại đó như sau:
-

Khuyết tật (impairment): Xét ở mức độ cơ quan là sự mất hoặc bất thường về
cấu trúc cơ thể hoặc chức năng tâm lý hay sinh lí (mất chi hay mất khả năng
nhìn…) Nguyên nhân khuyết tật có thể do bệnh tật hoặc do tai nạn, yếu tố bẩm

sinh hoặc do các tác nhân môi trường.

-

Tàn tật (disability): Xét ở mức độ cơ thể là sự giảm hoặc mất khả năng thực
hiện hoạt động trong sinh hoạt, trong công việc do hậu quả của khuyết tật. Sự
hạn chế hoặc vắng mặt một chức năng nào đó (vận động, nghe hoặc giao
tiếp…) so với giới hạn của người bình thường.

-

Tật nguyền (handicap): Xét ở mức độ XH là những bất lợi, hạn chế hoặc ngăn
cản sự hoàn thành vai trò bình thường cho một cá nhân. Đó là kết quả của sự
tác động giữa khuyết tật, người tàn tật và các rảo cản xã hội, môi trường vật lý,
văn hoá đến nỗi mà người đó không tham gia được vào các hoạt động trong
cộng đồng XH như những người bình thường tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính, các
nhân tố XH và môi trường.

2.3.

Thực trạng NKT tại Việt Nam
Khuyết tật là một thách thức lớn về mặt xã hội ở Việt Nam. Tỷ lệ dân số

khuyết tật là rất đáng kể: tỷ lệ khuyết tật của dân số từ 5 tuổi trở lên chiếm 15,3%
trong tổng dân số - theo Cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2006; hơn một
C2-005 11


phần ba dân số từ 15 tuổi trở lên gặp phải những khó khăn về nhìn, nghe, đi lại, nhận
thức, tự chăm sóc bản thân và giao tiếp; Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm

2009 cho thấy, tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số
tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng75%
tập trung ở khu vực nông thôn. Tình trạng đa khuyết tật trong nhóm khuyết tật là phổ
biến (58% người khuyết tật có ít nhất 2 khuyết tật trở lên).
Khác biệt về tỷ lệ khuyết tật nông thôn - thành thị là đáng chú ý, theo đó ở
khu vực nông thôn tỷ lệ này là 39,8%, trong khi ở khu vực thành phố, tỷ lệ này là
33,7%. Khoảng 75 % hộ gia đình có người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn
và 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm).
Do điều kiện khó khăn, hầu hết các hộ gia đình có người khuyết tật chri đảm bảo đáp
ứng được những nhu cầu căn bản về ăn, ở, và mặc cho người khuyết tật, còn lại các
nhu cầu khác cuả người khuyết tật thì khả năng được đáp ứng rất hạn chế. Cụ thể:
-

Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong việc lập gia đình. Đối với những
người khuyết tật đã lập gia đình thì khả năng đổ vỡ trong hôn nhân (ly dị/ly
thân) cũng cao hơn so với người không khuyết tật.

-

Về chăm sóc y tế: Tình trạng sức khỏe tự đánh giá của người khuyết tật trầm
trọng hơn rất nhiều so với người không khuyết tật, với chừng 42% người
khuyết tật đánh giá sức khỏe của bản thân là kém, so với 8,5% nhóm người
không khuyết tật. Tuy vậy, có đến một phần tư những người khuyết tật không
có bảo hiểm y tế do không có đủ tiền để mua bảo hiểm hay vì bản thân họ
không tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm nên đã không mua. Do sức khỏe kém
và do khuyết tật, người khuyết tật phải trả nhiều tiền cho các chi phí y tế. Các
chi phí này là một gánh nặng về mặt tài chính cho người khuyết tật và gia đình
của họ.

-


Người khuyết tật cũng gặp nhiều bất lợi trong giáo dục. Tỷ lệ đi học giảm dần
theo mức độ gia tăng của khuyết tật trong nhóm trong độ tuổi đi học ở tất cả
các cấp.

-

Về việc làm: tỷ lệ khuyết tật trong độ tuổi lao động (18 đến 60 tuổi) không làm
việc tương đối lớn. Lý do chính khiến người khuyết tật không làm việc là do
C2-005 12


sức khỏe kém vì lý do khuyết tật. Người khuyết tật thường làm việc trong khu
vực nông nghiệp hay làm kinh tế gia đình nhiều hơn so với người không khuyết
tật; người không khuyết tật thường làm việc trong khu vực kinh tế công và tư
nhân. Tỷ lệ người khuyết tật có thu nhập, bao gồm lương, trợ cấp, phúc lợi
ngoài lương, thấp hơn rất nhiều so với người không khuyết tật. Người khuyết
tật làm làm việc trong các cơ sở lao động thường nhận mức lương thấp hơn so
với người không khuyết tật làm cùng một loại công việc. Ở cấp độ gia đình, thu
nhập hộ có quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ khuyết tật. Người khuyết tật
thường thuộc những hộ nghèo hơn so với người không khuyết tật.
=> Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay cho thấy vấn đề về người khuyết
tật và đảm bảo quyền cho người khuyết tật là phổ biến ở nước ta. Đây thực sự là vấn
đề cần quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển của quốc gia nhất là trong bối
cảnh hiện nay, số lượng người khuyết tật có xu hướng gia tăng do tai nạn giao thông,
tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của quá trình
công nghiệp hóa và đô thị hóa trong nước.
2.4.

Thái độ và nhận thức về người khuyết tật tại Việt Nam.

Thái độ và nhận thức về người khuyết tật có ảnh hưởng rất lớn đến việc

bảo đảm quyền của người khuyết tật.
Nhận thức về người khuyết tật hiện nay chưa đồng đều trong toàn xã hội mà
tập trung chủ yếu vào tầng lớp cán bộ, viên chức và nhân việc làm việc trong các tổ
chức chính trị, kinh tế, xã hội,… và hộ gia đình có người khuyết tật, một bộ phận
những người khuyết tật đang được hưởng chế độ chính sách trợ giúp xã hội. Số đông
người dân và người khuyết tật nhận thức về vấn đề người khuyết tật và quyền của
người khuyết tật còn hạn chế và diễn ra chậm. Mặt khác, nhận thức về vấn đề này
chưa thực sự đầy đủ, đa phần chỉ biết về các chính sách hỗ trợ bằng vật chất trực tiếp
chứ chưa quan tâm đến các chính sách, quy định khác có liên quan, đặc biệt là các
chính sách giúp người khuyết tật tham gia, có tiếng nói bình đẳng trong các quyết
định. Trong bối cảnh hiện nay một trong những yêu cầu cấp thiết là cần thay đổi vị
thế, thay đổi hành vi của người khuyết tật từ ‘cam phận’ chuyển sang ‘sống tích cực’
thông qua các cuộc vận động thay đổi chính sách và cơ chế quản trị điều hành theo
C2-005 13


hướng dân chủ và hội nhập ở các cấp thì mới có thể đảm bảo được quyền và lợi ích
của NKT cũng như các nhóm thiệt thòi nói chung một cách bền vững.
Một trong những rào cản lớn nhất để người khuyết tật hoà nhập xã hội tại Việt
Nam là thái độ và cách tiếp cận xem nhẹ khả năng hoà nhập xã hội của người
khuyết tật. Phần lớn thái độ của mọi người đối với người khuyết tật tại Việt Nam là
“cần chăm sóc và bảo vệ”, chính điều này đã đặt NKT vào thế đơn thuần là người tiếp
nhận thụ động các chăm sóc, NKT vì thế không được nhìn nhận như một thành viên
bình đẳng trong xã hội dưới con mắt của cộng đồng cũng như chính những NKT. Điều
này được phản ánh rõ qua tên gọi ngày Người khuyết tật tại Việt Nam hay còn gọi là
Ngày bảo vệ và hỗ trợ người tàn tật Việt Nam. Cũng chính từ đó mà người khuyết tật
tại Việt Nam có khuynh hướng nhận sự chăm sóc, hỗ trợ lương thực thực phẩm và nơi
nương tựa, song lại không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào khác của xã hội vì

mọi người cho rằng không đủ khả năng. Có nhiều trường hợp, thậm chí người có
khuyết tật nhẹ cũng bị cho là không đủ khả năng và không được đến trường học,
không được tạo điều kiện làm việc tại các gia đình, các công việc đồng áng, không
được kết hôn và không tìm được việc làm.
Nhận thức này tác động rất lớn tới việc người khuyết tật Việt Nam không được
tham gia một cách hiệu quả vào mọi mặt đời sống, giáo dục, đào tạo và việc làm, cũng
như cuộc sống gia đình, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới sự tham gia của họ vào việc
ra các quyết định, thậm chí tại các cấp thấp nhất.
2.5.

Tổng quan các chính sách liên quan tới NKT và tình hình thực hiện tại
Việt Nam
Chính sách hỗ trợ người khuyết tật được xem là mắt xích quan trọng trong

chính sách an sinh xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (6-1991) đã chỉ rõ: "Chính sách XH bảo đảm và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất của mọi thành viên trong XH về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa
bệnh … Chăm lo đời sống những người già cả neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và
trẻ mồ côi". Hiến pháp Việt Nam qua các năm 1946, 1959, 1980, 1992, và 2013 đều
khẳng định người khuyết tật tật là công dân - thành viên của xã hội, được hưởng đầy
đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, được chung hưởng thành quả xã hội.
C2-005 14


Người khuyết tật có quyền được xã hội trợ giúp để thực hiện được quyền bình đẳng và
tham gia tích cực vào các hoạt động của xã hội, đồng thời vì tàn tật, họ được miễn trừ
một số nghĩa vụ công dân. Điều 59 Hiến pháp sửa đổi 2013 khẳng định: “Nhà nước
tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an
sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và
người có hoàn cảnh khó khăn khác”.

a. Các công ước về Người khuyết tật
Nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Công ước về quyền của người
Khuyết tật đã được thông qua vào ngày 13/03/2007 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật là một trong những điều
ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về nhân quyền. Công ước đề cập đến các
quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật cũng như nghĩa vụ của quốc gia thành
viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy thực hiện các quyền này.
“Mục đích của Công ước này là thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo người Khuyết tật
được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản và
thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ. Người Khuyết tật bao gồm những
người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian
dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy
đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người
khác.” – Điều 1 của Công ước về Quyền của người Khuyết tật
Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành phê chuẩn công ước này. Việc phê chuẩn
Công ước là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng khẳng định cam kết bảo vệ
và thực thi quyền của người khuyết tật tại Việt Nam, thể hiện tư tưởng về tôn trọng và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật đã được quy định trong Hiến
pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành như Luật người
khuyết tật, Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật hôn nhân và gia
đình, Luật giáo dục
Về tính hợp hiến và mức độ tương thích của Công ước với các văn bản quy
phạm pháp luật, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy các quy định
của Công ước Quyền của người khuyết tật về cơ bản phù hợp với quy định của pháp
C2-005 15


luật Việt Nam. Ngày 28/11/2014 Quốc hội Viêt Nam đã ra Nghị quyết số
84/2014/QH13 về việc phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền của người
Khuyết tật.

Nội dung nguyên tắc này được hiểu là khi ban hành hoặc phê chuẩn văn bản
pháp luật, chính sách về người khuyết tật các nhà lập pháp, xây dựng chính sách cần
tham vấn rộng rãi mọi cá nhân hoặc tổ chức, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ
chức đại diện cho họ, các tổ chức XH liên quan (ví dụ: công đoàn và tổ chức đại diện
của người sử dụng lao động), các tổ chức cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật, các
chuyên gia tư vấn độc lập… Mỗi tổ chức, cá nhân này dưới góc nhìn và kinh nghiệm
của họ đưa đến những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề cần giải quyết. Tổng hợp lại
sẽ cho người làm luật, hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát để giải quyết vấn
đề trên cơ sở sự hài hòa giữa quyền của người khuyết tật với lợi ích chung của cộng
đồng, XH phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, XH cụ thể. Tuy nhiên, phương
pháp, cách thức tổ chức tham vấn, vị trí cũng như giá trị tham vấn của tổ chức, cá
nhân là khác nhau tùy thuộc vào mô hình tổ chức của mỗi quốc gia.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là một cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp
Quốc có nhiệm vụ đảm bảo các điều kiện lao động bình đẳng và phù hợp trên toàn thế
giới. ILO thực hiện sứ mệnh của mình thông qua việc soạn thảo các tiêu chuẩn để các
quốc gia phê chuẩn dưới hình thức Công ước và Khuyến nghị về lao động quốc tế.
Việc tăng cường các cơ hội cho người khuyết tật là một mục tiêu chính của ILO kể từ
những năm trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc (Xem “Bản tuyên bố của
Philadelphia” được thông qua tại Hội nghị ILO tổ chức năm 1944).
b. Luật Người khuyết tật
Luật Người khuyết tật “quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật,
trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội đối với người khuyết tật”. Luật Người
khuyết tật bao gồm 10 chương 53 điều bao gồm những nội dung cơ bản như: Những
quy định chung; xác nhận khuyết tật; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; dạy nghề và việc
làm; văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch; nhà chung cư, công trình công cộng,
giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông; bảo trợ xã hội; trách nhiệm của cơ
quan nhà nước về công tác người khuyết tật; điều khoản thi hành.
C2-005 16



Luật Người khuyết tật được Quốc hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2010; Luật đã được các Bộ, ngành, các địa phương, cơ quan hữu
quan nghiêm túc triển khai thực hiện, tuy nhiên tiến độ triển khai còn chậm, hoặc
vướng mắc trong quá trình triển khai như việc tổ chức giám định mức độ khuyết tật;
đảm bảo tiếp cận của người khuyết tật,...
Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, môi trường pháp lý toàn
diện, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan liên quan và người khuyết tật thực hiện
Luật Người khuyết tật, Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và các
chính sách trợ giúp người khuyết tật, năm 2013 công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến lĩnh vực người khuyết tật được các cơ quan tiếp tục triển khai
thực hiện.
Ngoài luật Người khuyết tật còn có các văn bản luật khác là nguồn của luật
người khuyết tật:
- Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007, 2012)
- Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009, 2012)
- Luật Hôn nhân gia đình 2000 (sửa đổi 2014)
- Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi 2010)
- Luật Đường sắt 2005
- Bộ Luật Dân sự 2005
- Luật Hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi 2014)
- Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (sửa đổi 2014)
- Luật Dạy nghề 2006 (sửa đổi thành Luật giáo dục nghề nghiệp 2014)
- Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006
- Luật Thể dục, thể thao năm 2006
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008
C2-005 17



- Luật Xây dựng 2010 (sửa đổi 2014)
Các văn bản luật nói trên là những văn bản quy định trong từng lĩnh vực cụ thể
liên quan đến quyền của người khuyết tật. Các quy phạm pháp luật trong những văn
bản này là cơ sở pháp lý nhằm tạo ra cơ hội, khả năng tiếp cận, điều kiện cho người
khuyết tật thực hiện các quyền của mình trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội
Trợ giúp pháp lý cho NKT:Người khuyết tật hiện nay được quy định là một
trong số các nhóm đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí theo Điều 3 của Luật Trợ
giúp pháp lý.
Để kịp thời triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết
tật theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án trợ giúp cho người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 nói riêng (Đề án1019),
Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch năm 2013 triển khai thực hiện chính sách trợ giúp
pháp lý cho người khuyết tật (kèm theo Quyết định số 3888/QĐ-BTP ngày
18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và có Công văn số 2705/BTP-TGPL ngày
09/4/2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho
người khuyết tật năm 2013. Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hoà Bình đã ban hành kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người
khuyết tật tại địa phương.
Việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với NKT hiện g p phải rất nhiều
khó khăn, cụ thể như:
- Việc đi lại, nghe nói, tiếp xúc, trao đổi của NKT rất hạn chế. Họ không thể
đến các địa điểm trợ giúp pháp lý lưu động, trung tâm hay chi nhánh để yêu cầu trợ
giúp pháp lý.
- Với trường hợp bị các dạng tật phức tạp (như câm, điếc) thì việc tiếp cận, trợ
giúp pháp lý lại càng vô cùng khó khăn. Bởi với họ, chỉ có cách chuyển tải bằng cử
chỉ, hình ảnh nhưng cách làm này cũng có rất nhiều hạn chế do số lượng người thực
hiện trợ giúp pháp lý có kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về trợ giúp pháp lý cho
NKT chưa nhiều. Thậm chí, ngay đối với người được học ngôn ngữ của người khiếm
thính cũng không thể chuyển tải hết nội dung muốn nói do kho ký hiệu giao tiếp cho
đối tượng này còn hạn chế.

C2-005 18


- Số lượng nguời thực hiện trợ giúp pháp lý chưa nhiều lại thiếu kiến thức
và kỹ năng chuyên biệt về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật nên chưa đáp ứng
nhu cầu của người khuyết tật. Ví dụ như với người câm điếc, chỉ có cách chuyển tải
bằng cử chỉ, hình ảnh nhưng cách làm này cũng có rất nhiều hạn chế, cản trở khả năng
tiếp thu những thông tin, kiến thức pháp luật. Vì vậy, có không ít những trường hợp,
ngay cả giáo viên của người khiếm thính lâu năm cũng mất rất nhiều thời gian và công
sức: Ngồi cả buổi, sử dụng đủ mọi cách, từ cử chỉ tay, chân, miệng đến viết, vẽ nhưng
thông tin thu về cũng không đầy đủ và chính xác.
- Người khuyết tật và công tác trợ giúp pháp lý chưa tới gần được với nhau còn
do hiện nay, nhiều địa phương chưa hình thành được đội ngũ cộng tác viên là cán
bộ, thành viên của các cơ quan, tổ chức chuyên về người khuyết tật hoặc bản
thân họ là người khuyết tật. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý chưa có sự phối
hợp chặt chẽ với các tổ chức của người khuyết tật như hội người khiếm thị, hội người
khiếm thính, hội người khuyết tật, các hiệp hội, cơ sở sản xuất kinh doanh của người
khuyết tật trong việc tìm hiểu nhu cầu và trợ giúp pháp lý cho họ khi cần thiết.
* Về chăm sóc sức khỏe: Ở Việt Nam, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho người
khuyết tật được Chính phủ giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành khác
xây dựng và thực hiện các chương trình y tế cho người khuyết tật. Hiện nay, khung
chính sách chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật tương đối đầy đủ cả về phát triển
hạ tầng cơ sở y tế XH cho đến những ưu tiên trợ giúp chăm sóc y tế đối với người
khuyết tật. Một số chính sách quan trọng như: Chiến lược phục hồi chức năng tại cộng
đồng; Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và luật sửa đổi số
46/2014/QH13 ngày 13/6/2014; Luật Khám bệnh, chữa bệnh 40/2009/QH12 được
Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2011, đã cơ bản đảm bảo cơ sở pháp lý để
thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật.
Hoạt động hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật trong những
năm qua vẫn tiếp tục tập trung vào các hoạt động cấp thẻ bảo hiểm y tế, phát hiện

sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, các hoạt động phục hồi chức năng, hỗ trợ
dụng cụ trợ giúp (xe lăn, xe lắc, chân tay giả, máy trợ thính, nạng...). Người khuyết tật
được cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, tạo điều
C2-005 19


kiện thuận lợi cho người khuyết tật khám chưa bệnh, chăm sóc sức khoẻ.
* Về trợ cấp xã hội: Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số
13/2010/NĐ-CP, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Bộ
LĐ-TB & XH đã đôn đốc các địa phương thực hiện trợ cấp XH hàng tháng cho đối
tượng bảo trợ XH tại cộng đồng, tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
THÁCH THỨC:
Quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật nảy sinh nhiều vấn đề bất
cập. Hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật không đồng bộ, thiếu tính thống
nhất và sự chồng chéo giữa các văn bản luật đã gây khó khăn cho quá trình tổ chức
thực hiện. Có những quy phạm sau hơn mười năm vẫn không thể thực hiện như quy
định lập Quỹ việc làm dành cho người khuyết tật; Quy định bắt buộc một số loại hình
doanh nghiệp phải nhận từ 2% đến 3% lao động là người khuyết tật vào làm việc
nhưng trên thực tế không khả thi,… Việc bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các
dịch vụ y tế, học văn hoá, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông công
cộng thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.
Đất nước ta đang trong tiến trình tạo lập nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ XH và
công bằng XH chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi
người; tạo điều kiện khơi dậy mọi nguồn lực, nhân lực để tiến hành sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh XH công bằng,
dân chủ, văn minh. Hơn lúc nào hết cần phải tổ chức tốt hoạt động thực hiện pháp luật
về người khuyết tật với hệ thống pháp luật đồng bộ, không rào cản đối với người
khuyết tật nói riêng và hoạt động thực hiện hệ thống pháp luật nói chung. Như đã trình
bày ở trên, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội nói chung,

những chính sách và luật pháp giành cho NKT chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả
nếu có cách tiếp cận tích cực trong đó NKT có tiếng nói trong các quyết định ở các
cấp cả về chính sách và các quy định về quyền và lợi ích giành cho họ.

C2-005 20


III.

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

* Tỉnh Hòa Bình
Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng Sông Hồng, có nhiều
tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh
Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội 76 km về phía Tây Nam.
Phía Bắc tỉnh Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Nội, phía Nam giáp hai tỉnh Ninh Bình
và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Nội và Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Tỉnh có 10 huyện, thị xã: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn và thị xã Hoà Bình với 214 xã, phường, thị
trấn.
Tính đến tháng 12/2013, tổng số NKT toàn tỉnh Hòa Bình là 13.500 người
(không tính hơn 3000 thương bệnh binh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động), trong
đó, 63% NKT là dân tộc Mường, Kinh 25% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Hmông:
12%). Các dạng khuyết tật bao gồm: Vận động: chiếm 33,44%, nghe: 0,91%, nhìn:
11,13%, thần kinh: 16,57%, trí tuệ: 11,24% và các loại khác: 18,61% (Hội Bảo trợ
người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Hòa Bình, 2013).
3.1.

Thành phố Hoà Bình
Thị xã Hoà Bình (nay là Thành phố Hòa Bình) được lập 05/09/1896 khi Sở Lỵ


tỉnh Mường ở chợ Bờ bị nghiã quân Đốc Ngữ tập kích và chuyển về xóm Đúng thuộc
xã Hòa Bình và mang tên là Thị xã Hòa Bình.
Trên bản đồ hành chính hiện nay, Sông Đà chia thành phố thành hai phần: bên
bờ phải và bên bờ trái. Hiện nay thành phố Hòa Bình gồm 15 đơn vị hành chính 8
phường, 7 xã. Thành phố Hòa Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích
tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm.
Xã Yên Mông được chọn để khảo sát nằm ở ven Sông Đà. Một xã nằm cách
xa trung tâm thành phố 15km về phía Bắc. Xã có 9 thôn. Vốn là 1 xã thuộc huyện Kỳ
Sơn, mới được sát nhập vào thành phố 10/1991. Đến thời điểm nghiên cứu, Yên
C2-005 21


Mông có diện tích tự nhiên xấp xỉ 2.500 ha. Dân số toàn xã là 822 hộ, 3521 người,
phân bố ở 9 xóm. Người Mường chiếm 85% còn lại là người Kinh, Thái, Dao và Tày
(15%). Tổng số NKT của toàn xã là 167 người (Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Yên
Mông)
Thôn Yên Hòa chủ yếu là người Mường tại chỗ chiếm 85%, còn lại 15% là hộ
Kinh, Dao di dân tự do đến gần đây và về làm dâu. Yên Hòa có 114 hộ (634 khẩu).
Thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn là trồng trọt và chăn nuôi. Yên Hòa
thuộc diện kinh tế khá của xã Yên Mông. Số người khuyết tật trong thôn đều là người
Mường. trong đó, trẻ em là 10/14 trường hợp, nhưng chỉ có 2 trường hợp đặc biệt
nặng.
3.2.

Huyện Đà Bắc
Đà Bắc là một huyện vùng cao nên điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, có địa

hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị chia cắt mạnh nên đất có độ
dốc lớn (bình quân 350). Diện tích tự nhiên là 77.796 ha; Dân số: 53.204 người gồm 4
dân tộc anh em cùng sinh sống: Mường, Tày, Dao và Kinh, trong đó người Mường

chiếm tỷ lệ hơn 75%. Theo điều tra dân số tháng 4/2009, huyện có dân số 53.128
người. Sau khi chia tách xã Tân Dân về huyện Mai Châu vào tháng 7/2009, dân số của
huyện là 52.381 người.
Xã Tu Lý được chọn khảo sát có diện tích tự nhiên 45,22 km², dân số 5.087
người gồm các dân tộc Dao, Mường, Kinh và Tày. Hai cộng đồng người Dao được
chọn khảo sát là Dao quần Chẹt và Đeo Tiền ở xóm Mít và Mạ. Tổng số NKT trong
toàn xã là 231 người. Xã chưa có được danh sách phân loại mức độ khuyết tật của các
đối tượng này (Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Tu Lý).
Xóm Mạ có 103 hộ, 476 khẩu trong đó Dao 93 hộ 444 khẩu, còn lại Mường 5
hộ (27 khẩu), Kinh và Tày 5 khẩu (con rể và dâu). Năm 2014, tình hình đời sống cư
dân xóm Mạ thuộc diện nghèo: 46 hộ nghèo, 36 hộ cận nghèo. Thu nhập của các hộ
dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và làm thuê. Xóm có 18 người thuộc diện khuyết tật,
trong đó NKT nặng và đặc biệt nặng là 10.

C2-005 22


Xóm Mít có 96 hộ, trong đó Dao 94 hộ (425 khẩu), chỉ có 2 hộ Mường (8
khẩu). Xóm Mít tuy không thuộc diện đặc biệt khó khăn, nhưng mức sống của hộ gia
đình thuộc diện trung bình. Đặc biệt ở số hộ có con, vợ hoặc chồng là người khuyết tật
đều thuộc diện nghèo, không đủ ăn. Số người khuyết tật của xóm đều là người Dao.
Số phải vào trung tâm công tác xã hội chăm sóc đặc biệt của tỉnh có 2 trường hợp
(Thần kinh 1 và bại liệt bẩm sinh 1).
3.3.

Huyện Mai Châu
Huyện Mai Châu có 1 thị trấn huyện lỵ (Mai Châu) và 22 xã: Cun Pheo, Bao

La, Piềng Vế, Xăm Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Mai Hạ, Chiềng Châu, Nà Phòn, Nà
Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Tân Mai, Ba Khan, Thung Khe,

Noong Luông, Pù Bin, Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân. Mai Châu có diện tích tự nhiên
564,54 km², dân số 55.663 người gồm 4 dân tộc sinh sống: Thái, Mường, và Hm ông.
Hai thôn người Thái được chọn khảo sát là thôn Tòng và thôn Đậu thuộc
xã Tòng Đậu. Thôn Tòng có 130 hộ (552 khẩu). Trong đó, người Mường có 3 hộ (18
khẩu), Kinh 4 người về làm dâu, còn lại là người Thái. Kinh tế của các hộ gia đình
trong thôn đều dựa vào làm ruộng 2 vụ và trồng rừng. Bên cạnh đó, chăn nuôi là
ngành bổ trợ và theo cung cách và kỹ thuật truyền thống. Sản phẩm nông nghiệp
(chăn nuôi và trồng trọt) ít được đem bán, chủ yếu là tự cung, tự cấp. Số hộ thuộc diện
nghèo và cận nghèo trong thôn tuy chiếm tỷ lệ rất ít (28/130 hộ), nhưng nhìn chung
Thôn Tòng vẫn chưa phải là một cộng đồng thuộc diện khá về kinh tế của xã Tòng
Đậu. Tổng số NKT của hai thôn là 27 người, cũng như những địa bàn khác, số người
thuộc diện khuyết tật trừ 3 trường hợp là thương binh, còn lại đều là hộ nghèo. Số
người này đều đang được bố mẹ hoặc anh em trong gia đình nuôi dưỡng và trợ giúp.

IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp (nghiên cứu tài liệu)
Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp liên quan tới việc sử dụng những dữ

liệu sẵn có được thu thập từ các cuộc nghiên cứu đánh giá trước để tìm hiểu về những
khía cạnh liên quan tới những vấn đề đã đặt ra. Bao gồm việc thu thập và nghiên cứu
C2-005 23


tài liệu liên quan từ năm 2011 đến nay để có cái nhìn tổng quan về quá trình thực hiện
Luật Người khuyết tật (bao gồm các báo cáo của các bên có liên quan như Hội Luật
gia tỉnh, Trung tâm trợ giúp pháp lý Hòa Bình, Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình…). Đặc biệt là các thông tin/bài học kinh
nghiệm được rút ra từ những nghiên cứu trước đó hoặc/và những báo cáo thường niên

của các cơ quan hữu quan về việc bảo trợ người khuyết tật.
Thu thập những số liệu thống kê, chính sách ở các cấp ban ngành tỉnh Hòa
Bình, hai huyện Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình liên quan đến nghiên cứu,
hay việc thực thi Luật Người khuyết tật tại địa bàn tỉnh Hòa Bình. Phân tích các văn
bản chính sách cấp nhà nước liên quan tới người khuyết tật. Mục tiêu của thông tin
này cho thấy vai trò quản lý, điều phối của các chính sách đáp ứng nhu cầu thay đổi
của XH nói chung cũng như đời sống của người khuyết tật nói riêng.
4.2.

Phương pháp thực địa
Việc áp dụng phương pháp thực địa và nghiên cứu trường hợp đặc biệt thích

hợp với việc đánh giá một chương trình, một quyết định hay một chính sách nào đó.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp này để tiền hành nghiên cứu ở các địa bàn khác
nhau cùng áp dụng một chính sách nhằm làm cơ sở cho việc áp dụng các văn bản
Luật, một chương trình bảo trợ hay áp dụng triển khai nhân rộng khi thấy mô hình
hiệu quả.
Việc tham gia thực địa sẽ cho thấy hiệu quả của các kiến thức, các hoạt động
bảo trợ của chương trình, các Luật và văn bản dưới Luật có hiệu quả hay tác động của
chương trình có bền vững hay không, có khó khăn trở ngại để từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm. Có cần điều chỉnh bổ sung vào chiến lược phát triển của văn bản Luật,
chương trình bảo trợ cho phù hợp với từng địa phương, vùng miền mà trước đó chưa
nhận diện được.
4.3.

Phương pháp thu thập thông tin định lượng
Nghiên cứu đánh giá sử dụng bảng hỏi để điều tra đánh giá trên diện rộng và

thu thập được nhiều thông tin theo chủ ý của người thiết kế bảng hỏi về tình hình triển
C2-005 24



khai Luật người khuyết tật tại cộng đồng, hiểu biết của họ về lĩnh vực thực thi chính
sách của nhà nước nói chung và chính sách dành riêng cho người khuyết tật. Mục tiêu
của bảng hỏi nhằm thu thập thông tin định lượng và trả lời các câu hỏi về việc thực
hiện Luật Người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhằm tìm ra các rào cản trong
việc đảm bảo những quyền và lợi ích cơ bản của người khuyết tật, cũng như tăng
cường trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và toàn XH đối với người khuyết tật.
4.4.

Phương pháp thu thập thông tin định tính
Là việc áp dụng một hoặc một chuỗi câu hỏi mở nhằm tìm hiểu xem các ban

ngành các cấp tại địa bàn nghiên cứu đã và đang vận hành, áp dụng những chính sách
của Nhà nước vào thực tế tại địa phương như thế nào. Bên cạnh đó, tìm hiểu người
dân đặc biệt là người khuyết tật đang suy nghĩ gì và làm như thế nào về những thay
đổi sau khi Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành được thực thi tại
địa phương. Phỏng vấn sâu thường giúp phát hiện ra những điều mà quan sát không
thể thấy được như ý nghĩ, dự định, kinh nghiệm… của người được hỏi trước, trong và
sau khi áp dụng văn bản luật diễn ra. Ngoài ra, phỏng vấn sâu cho phép người đánh
giá nắm bắt được quản điểm của người được phỏng vấn về văn bản Luật trong khuôn
khổ văn hóa/ngôn ngữ của họ.
4.5.

Mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
Nghiên cứ bao gồm cả người khuyết tật và người không khuyết tật. Do trên

thực tế không có danh sách người khuyết tật và không khuyết tật phân theo Khung
phân loại Quốc tế về Chức năng, khuyết tật và sức khỏe tại các địa bàn dự án hay
danh sách lưu trữ tại Sở LĐ-TB & XH tỉnh Hòa Bình, nghiên cứu này đã xây dựng và

sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giải, với tỷ lệ từ 10 – 15% cộng đồng
làm mục tiêu nghiên cứu.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản là cách chọn mẫu mà ở đó mỗi đối tượng
nghiên cứu đều có cơ hội như nhau và độc lập để được chọn. Theo đó, dựa trên bảng
kê khai hộ khẩu hộ tịch được lưu giữ tại địa phương của các hộ gia đình làm đối tượng
để hỏi. Tại mỗi huyện/thành phố sẽ chọn ra một xã, mỗi xã chọn ngẫu nhiên ra 2

C2-005 25


×